Valentine: 7 sự thật thú vị về tình yêu

Dưới đây, là 7 sự thật thú vị về tình yêu đã được minh chứng bằng những nghiên cứu khảo sát uy tín.

Dù trên thế giới, tỷ lệ kết hôn trong giới trẻ ở một số nước đang ngày càng giảm sút, nhưng các nhà nghiên cứu tâm lý học – xã hội học ở những quốc gia tiên tiến nhất vẫn luôn khẳng định rằng kết hôn và duy trì cuộc sống hôn nhân là một trong những điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm cho chính bản thân mình.

Như tờ New York Times từng kết luận: “Hôn nhân khiến con người ta hạnh phúc và hài lòng hơn với cuộc sống của họ, so với việc sống độc thân, đặc biệt trong những giai đoạn căng thẳng nhất của đời sống, chẳng hạn như khủng hoảng tuổi trung niên”.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) hồi năm 2014 đã khẳng định rằng những người Mỹ bắt đầu bước vào cuộc sống lứa đôi sớm, từ trước tuổi 20, có tới 60% khả năng ly hôn. Những người để tới 23 tuổi mới bắt đầu gắn bó dài lâu trong một mối quan hệ tình cảm sẽ chỉ còn 30% khả năng ly hôn.

Nguyên nhân được đưa ra cũng không khó đoán: Những người lựa chọn gắn bó dài lâu khi tuổi đời còn quá trẻ thường chưa có đủ sự trưởng thành, chín chắn để tìm được người bạn đời phù hợp.

Trạng thái yêu mà lứa đôi trải nghiệm khi mới bắt đầu một cuộc tình, thực sự không kéo dài lâu. Xét về mặt tâm lý, trạng thái yêu thực sự là khi hai bên cảm nhận sự gắn bó, đắm say, những xúc cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt được tạo nên bởi sự hấp dẫn từ cả hai phía, ngoài ra, còn có những nhận định lý tưởng hóa về đối phương; xét trên mặt sinh lý, đó còn là sự giải phóng những hormone “hạnh phúc” khiến con người có những cảm nhận tích cực, vui vẻ, lâng lâng…

Trạng thái yêu được cho là kết thúc khi những dấu hiệu này dần phai nhạt và hai bên trở về những xúc cảm, trạng thái cân bằng, thực tế hơn. Theo nghiên cứu của trường Đại học Pavia (Ý) hồi năm 2005, trạng thái yêu đặc trưng này thường chỉ kéo dài trong vòng… một năm.

Một khi hai bên đã quyết định “dọn về sống chung một nhà”, họ sẽ bắt đầu nhận ra những khác biệt rõ ràng – một điều không thể tránh khỏi. Mỗi người sẽ có những ưu tiên khác nhau trong cuộc sống, họ cũng có những mức độ cảm thông, thấu hiểu khác nhau. Bên cạnh đó, cách đánh giá vấn đề nặng nhẹ, đơn giản hay nghiêm trọng, ở mỗi người cũng rất khác nhau.

Chuyên ra tâm lý học người Mỹ trong lĩnh vực tình yêu – hôn nhân – bà Ellyn Bader khẳng định rằng: “Mỗi chúng ta đều phải chấp nhận thực tế, rằng chúng ta thực sự là những con người khác biệt, chúng ta khác với những gì mà đối phương từng nghĩ về mình, và đối phương cũng khác với những gì mà chúng ta từng nghĩ về họ hoặc kỳ vọng về họ. Chúng ta còn có những suy nghĩ, cảm nhận, hứng thú rất khác nhau”.

Để chấp nhận và xử lý hài hòa những khác biệt trong cuộc sống lứa đôi có thể khá căng thẳng nhưng là điều cần thiết để mối quan hệ tiếp tục phát triển và cùng nhau đồng hành trong những chặng đường tiếp theo của cuộc sống.

Trong rất nhiều nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra rằng những cặp đôi chân thành ủng hộ lẫn nhau, thực sự mừng vui trước những thành công, bước tiến của nửa còn lại, sẽ có một mối quan hệ bền chặt, tốt đẹp hơn. Thực tế, ngay cả giữa hai người bạn đời của nhau, vẫn có thể tồn tại một sự cạnh tranh ngấm ngầm.

Trước những thành công và bước phát triển mới của mỗi người, không phải lúc nào nửa còn lại cũng thực sự mừng vui, đôi khi họ cảm thấy ghen tị, ngó lơ, hoặc có chúc mừng nhưng chỉ hời hợt, không thực sự chân thành. Chẳng hạn khi người bạn đời chia sẻ rằng ở cơ quan, họ vừa được thăng chức, được tăng lương, được hưởng những chế độ đãi ngộ tốt hơn…

Cách phản ứng lý tưởng nhất, tích cực và xây dựng nhất sẽ là một lời chúc mừng, động viên đầy khích lệ và hào hứng, theo kiểu: “Tuyệt vời! Anh biết em sẽ đạt được điều đó, em đã làm việc rất chăm chỉ”. Cách phản ứng thứ hai có vẻ tích cực nhưng thực ra hời hợt, sẽ không đem lại niềm vui cho đối phương, đó là một nụ cười kèm một câu nhận xét gọn lỏn: “Tin vui quá em!”.

Cách phản ứng tiêu cực sẽ là ngay lập tức tập trung vào mặt trái của vấn đề: “Điều đó có đồng nghĩa với việc em sẽ phải làm nhiều giờ hơn không? Em có chắc đảm đương nổi không?”. Cách phản ứng tệ hơn nữa, đó là hoàn toàn không hề quan tâm gì tới tin vui của đối phương: “Thế à? Hôm nay, anh có một ngày tệ quá!”.

Khảo sát của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) hồi năm 2014 đã phát hiện ra rằng hôn nhân thực sự đưa tới cảm nhận tốt đẹp hơn về cuộc sống, với điều kiện sau tình yêu, hai người bạn đời còn có cả… tình bạn.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hôn nhân đem lại nhiều sự viên mãn, hạnh phúc hơn cho những người có tình bạn gắn bó với người bạn đời của họ. Theo đó, tình bạn chính là một yếu tố then chốt giúp đưa lại hôn nhân hạnh phúc dài lâu.

Một nghiên cứu do tờ The Atlantic (Mỹ) thực hiện hồi năm 2014 đối với 3.000 người ly hôn ở Mỹ đã cho thấy rằng khoảng cách về tuổi tác tỉ lệ thuận với nguy cơ tan vỡ hôn nhân. Theo đó, một tuổi chênh lệch giữa hai người khiến họ có thêm 3% khả năng ly hôn (so với những cặp đôi cùng tuổi). Thậm chí, khoảng cách 5 tuổi còn khiến cặp đôi có nguy cơ ly hôn lên tới 18% và 10 tuổi là 39%.

Hơn 60% người Mỹ khi tham gia khảo sát của tờ The Atlantic (Mỹ) hồi năm 2013 khẳng định rằng chuyện cùng làm việc nhà đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ hôn nhân bền vững, hạnh phúc. Theo đó, mỗi người đều nên có trách nhiệm của mình đối với một phần công việc nhà mà họ cảm thấy mình có thể làm tốt.

Khi cả nam và nữ đều phải ra ngoài xã hội làm việc, thăng tiến, có thu nhập và vị trí của mình, ai cũng mong muốn nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ người bạn đời, những điều đó thể hiện trước tiên ở hành động thực tế, để khi trở về nhà, không phải chỉ có một phía tiếp tục mệt mỏi với “hàng núi” công việc nhà bày ra trước mắt.

Bích Ngọc / Theo Business Insider

Dân Mỹ và Châu Âu vẫn ủng hộ lệnh cấm nhập cư của ông Trump

tr1

Đa số người dân vẫn ủng hộ ông Trump hạn chế người tỵ nạn. (Ảnh: Getty, AP)

Dù bị nhiều dư luận phản đối, nhưng sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump vẫn được đa số người Mỹ và người châu Âu ủng hộ.

Mặc dù Tòa án Phúc thẩm Mỹ ở quận 9 San Francisco giữ nguyên phán quyết đình chỉ sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Donald Trump, nhưng đa số người dân Mỹ vẫn ủng hộ ông, theo kết quả khảo sát mới nhất. Đồng thời phần lớn người dân các nước châu Âu ủng hộ một lệnh cấm nhập cư tương tự của ông Trump để áp dụng cho nước họ.

Sắc lệnh gây tranh cãi cấm người từ Syria, Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen vào nước Mỹ trong vòng 90 ngày, không nhận người tị nạn vào Hoa Kỳ trong vòng 120 ngày. Lệnh của ông Trump bị kiện đưa ra tòa, bị báo chí Mỹ chỉ trích và xuất hiện các cuộc biểu tình cả trong và ngoài nước Mỹ. Tuy nhiên sắc lệnh này cũng được nhiều dân chúng ủng hộ nhất, phản ánh sự chia rẽ sâu sắc trong nước Mỹ.

tr2

Khảo sát cho thấy lệnh cấm nhập cư vẫn là một trong những sắc lệnh được ủng hộ nhất, theo khảo sát của Morning Consult và Politico.

Theo Telegraph, cuộc khảo sát gần nhất của Morning Consult và Politico cho thấy, trên 50% số người được hỏi đã ủng hộ sắc lệnh này, chỉ có 38% không đồng ý. Khi sắc lệnh mới ban hành, cuộc khảo sát đầu tiên cũng cho thấy gần 50% người tán đồng.

Không những vậy, ở châu Âu, dù các nhà chính trị chỉ trích lệnh cấm của ông Trump, nhưng khảo sát cho thấy đa số dân chúng ở châu lục này sẽ tán đồng các biện pháp tương tự, nếu có tại EU. Theo NBC News, 55% số người điều tra cho biết họ ủng hộ ý kiến rằng nên chấm dứt nhận thêm những di dân từ các nước chủ yếu theo Hồi giáo.

Đây là khảo sát của Chatham House, ở London (Anh), tiến hành với 10.000 người tại 10 nước châu Âu.

Dương Minh

7 quy tắc kiến tạo hạnh phúc theo triết học Epicurus

Từ thế kỷ thứ III trước Công Nguyên  triết gia người Hy Lạp Epicurus đã có những lập luận sắc sảo về mưu cầu hạnh phúc. Những gì ông truyền thụ được các nhà tâm lý học tích cực phát triển nhằm xây dựng các chương trình tập luyện giúp con người trở nên hạnh phúc hơn.

Làm thế nào để có được hạnh phúc? Liệu con người có thể học những phương pháp để đạt được hạnh phúc? Từ thế kỷ thứ III trước Công Nguyên  triết gia người Hy Lạp Epicurus đã có những lập luận sắc sảo về mưu cầu hạnh phúc. Những gì ông truyền thụ được các nhà tâm lý học tích cực phát triển nhằm xây dựng các chương trình tập luyện giúp con người trở nên hạnh phúc hơn. Họ nhất trí với Epicurus rằng, người ta có thể và phải chủ động tạo ra hạnh phúc, rằng hạnh phúc không tự sinh ra nên phải vất vả tích lũy mới có được. Quá trình tích lũy ấy dựa trên gợi ý thực hiện một loạt bảy quy tắc thực tế dưới đây : được viết trong cuốn sách ‘Tôi Là Ai – Nếu Vậy Là Bao Nhiêu?’ của Richard David Precht.

1. Quy tắc thứ nhất : hoat động

Bộ não của chúng ta thèm muốn được kích hoạt nên mọi trì trệ về mặt tinh thần sẽ làm người ta bẳn tính, rồi lâu dần thành trầm cảm. Ngược lại, thay đổi và mới mẻ chính là nguồn sản sinh hạnh phúc. Ví dụ, tập thể thao là một điều cần làm, vì sau những nỗ lực thể xác tích cực thì tinh thần tự thưởng cho cơ thể bằng cách tạo ra tế bào thần kinh mới.

2. Quy tắc thứ hai : sống theo xã hội

Epicurus khẳng định vai trò của các kết nối xã hội là nguồn cung bền vững của hạnh phúc. Tình bạn, quan hệ lứa đôi và gia đình là điểm tựa, là bến đỗ bình yên của mỗi người. Do vậy, cùng trải nghiệm gì đó với người yêu, bạn bè hay con cái sẽ nạp thêm trải nghiệm hạnh phúc. Ai sống trong một kết nối xã hội chặt chẽ, người đó không cô đơn với những lo toan và khó khăn của mình.

3. Quy tắc thứ ba : tập trung

Epicurus bỏ rất nhiều thời gian dạy học trò tận hưởng cái Lúc Này & Nơi Này: hương thơm của hoa, vẻ đẹp của hình dáng, vị ngon của đĩa bún đậu mắm tôm. Hưởng thụ một cách chọn lựa và tập trung sẽ gia tăng niềm vui trong cuộc sống. Và những gì bạn đã làm thì hãy làm một cách trọn vẹn, đến nơi đến chốn. Ai ăn miếng ngon mà cứ sợ béo, ai vừa nói chuyện vừa lên tục liếc đồng hồ check facebook – thì người đó tự phá hỏng trải nghiệm. Thỉnh thoảng nghĩ đến tương lai là hợp lý nhưng liên tục nghĩ đến tương lai là đã cướp đi khoảnh khắc hiện tại.

4. Quy tắc thứ tư : hy vọng một cách thực tế

Lỗi thường gặp là người ta tự gây áp lực cho mình quá nhiều hay quá ít. Ai tự gây áp lực cho mình quá nhiều, người đó chịu sự bức xúc không đáng có. Nhưng ai gây áp lực quá ít cho mình thì sẽ tiết quá ít dopamine – sinh ra trì trệ và bàng quan.

5. Quy tắc thứ năm: nghĩ điều hay

Đây là quy tắc quan trọng nhất, là hệ quả của thiết lập ý nghĩ tạo sung sướng và ngăn chặn ý nghĩ gây buồn chán bởi “Tất cả đều tốt. Tất cả. Con người bất hạnh vì không biết mình hạnh phúc. Lý do là vậy. Có thế thôi! Ai ngộ ra điều đó thì sẽ hạnh phúc ngay, ngay bây giờ, ngay lập tức!”. Một số cách thức được khuyến cáo như viết ngay ra giấy mọi cảm xúc tiêu cực của mình hoặc viết ra các lý lẽ phản biện hay viết nhật ký hạnh phúc để luôn ghi nhớ những điều tốt đẹp cũng là cách hay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh một số “nguồn năng lượng” nhất định sinh ra buồn chán, trong đó có việc so sánh mình với các mực thước xã hội và người khác.

6. Quy tắc thứ sáu: thanh thản xử lý bất hạnh

Trong những hoàn cảnh cùng cực, chúng ta cần duy trì tâm lý tích cực để tìm kiếm cơ may trong vận rủi. Một số người sau khi lâm bệnh cùng cực đã nói, từ khi ốm họ sống sâu sắc hơn. Khủng hoảng, khó khăn là cơ hội cho một khởi đầu tốt đẹp hơn.

7. Quy tắc thứ bảy: vui trong công việc

Công việc là trị liệu pháp tâm lý tốt nhất. Ai không làm việc thì khắc dễ cảm thấy vô dụng và uể oải. Đó cũng là quan điểm của Freud. Theo ông, hạnh phúc chính là “có khả năng yêu và làm việc.”

Theo HANOI SOCRATIC SOCIETY

Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng ra tù

BBC

Nhà hoạt động Bùi Hằng (thứ hai, từ phải) về tới Nhà thờ Kỳ Đồng ở Quận Ba, TP. Hồ Chí Minh, tối ngày 11/2/2017. FB Hoàng Dũng

Nhà hoạt động Bùi Hằng (thứ hai, từ phải) về tới Nhà thờ Kỳ Đồng ở Quận Ba, TP. Hồ Chí Minh, tối ngày 11/2/2017. FB Hoang Dzung

Nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, bà Bùi Thị Minh Hằng vừa được trả tự do hôm thứ Bảy, sau 3 năm thi bản hành án ‘gây rối trật tự công cộng’ mà nhà cầm quyền cáo buộc và kết án theo điều 245 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, và đã trở về đến Sài Gòn từ Trại giam Gia Trung, thuộc Tổng cục VIII, Bộ Công an, ở Pleiku.

Trong một video được những nhà hoạt động từ Sài Gòn chia sẻ truyền trực tuyến trên mạng xã hội Facebook tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế ở Kỳ Đồng, Quận Ba, TP. Hồ Chí Minh, chiều tối ngày 11/2, nữ tù nhân chính trị vừa ra tù nói với những người tới đón bà ở Sài Gòn:

“Tôi phải cảm ơn nhà cầm quyền cộng sản… Chính họ tạo dũng khí cho tôi, (tôi đã được) hân hạnh là họ đào tạo cho tôi.”

Bà Bùi Hằng nói thêm với một trong những người tới đón bà ở Sài Gòn, nhà hoạt động công đoàn độc lập và cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh:

“Động lực đấu tranh của chị có được là nhờ những người đi trước… như em.

“Chính họ (nhà cầm quyền, nhà tù) đã tạo dũng khí cho chúng ta tranh đấu và giúp cho chúng ta trưởng thành.”

Hằng chục người đã tiếp đón bà Bùi Hằng khi bà ra tù và trở về tới Sài Gòn. FB Hoàng DzũngHằng chục người đã tiếp đón bà Bùi Hằng khi bà ra tù và trở về tới Sài Gòn. FB Hoàng Dzũng

Nói với hàng chục người vây quanh trong khuôn viên một căn phòng lớn ở nhà thờ, bà Bùi Hằng nói tiếp:

“Tôi đã trở về trong vòng tay yêu thương, trìu mến của mọi người.

“Ngày hôm nay, tôi đã từ chối trả lời phỏng vấn của mọi đài, báo trong và ngoài nước, vì tôi muốn xuất hiện trong một hình ảnh đỡ mệt mỏi hơn (vì đi đường).”

“Nhưng nhìn thấy mọi người, không kìm lòng được, thèm được nói, thèm được ôm.

h1Hoa mừng gửi tặng bà Bùi Thị Minh Hằng sau khi bà được trao trả tự do hôm 11/2/2017 và về đến Sài Gòn từ Trại giam Gia Trung ở Gialai. Nguồn: FB Hoang Dzung

“Xin cảm ơn tất cả các anh chị em đã luôn luôn đồng hành…,” bà nói trong clip được phát Live trên Facebook.

Một nhà hoạt động từ Sài Gòn cho BBC hay bà Bùi Hằng được thả tự do vào lúc 7h50 phút sáng thứ Bảy và về tới Nhà thờ Kỳ Đồng lúc 20h00.

Trên đường về Sài Gòn, sau khi rời trại giam Gia Trung, bà đã ghé qua nhà của Nhà giáo Đinh Đăng Định, một tù nhân chính trị và nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, ở Dak Nông để thắp hương cho ông.

“Có hai xe 16 chỗ đi từ Sài Gòn ngày hôm trước để đón trực tiếp bà Hằng tại cổng trại giam Gia Trung. Về tới Kỳ Đồng thì có gần 100 người chờ đón,” một nhà hoạt động nói với BBC ngay từ nhà thờ Kỳ Đồng.

“Tinh thần bà Hằng rất tốt, mọi người đều rất vui và phía chính quyền cũng rất ôn hoà. Họ chỉ theo dõi mà không làm khó gì,” nhà hoạt động này cho BBC biết thêm.

h1Bà Bùi Hằng sau khi được ra tù, tại trại giam Gia Trung, ở Gia Lai, Pleiku. Ảnh: FB Hoang Dzung

Bà Bùi Thị Minh Hằng là một blogger và nhà hoạt động, năm 2014 bà và một nhóm người gồm khoảng hai chục người và các nhà hoạt động vận động tự do tôn giáo thuộc Phật giáo Hòa Hảo đã tới thăm một tù nhân chính trị.

Bà đã bị công an bắt cùng ít nhất hai người khác. Bà Bùi Hằng sau đó bị kết án gây rối giao thông và trật tự công cộng và bị kết án tù giam 3 năm theo điều 245 Bộ Luật Hình sự.

Năm 2016, Đại sứ của Hoa Kỳ tại Liên Hợp quốc, Samantha Power, đã vinh danh bà trong số hai mươi tù chính trị là phụ nữ trong phong trào kêu gọi trao trả tự do cho họ với tên gọi FreeThe20 Campaign.

____

VOA

Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng ra tù

h1Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng chào bạn bè ngay khi ra khỏi trại giam Gia Trung, Gia Lai, ngày 11/2/2017. Ảnh: VOA

Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng vừa mãn án, ra khỏi trại giam Gia Trung của Bộ Công An ở Gia Lai ngày 11/2, con trai bà Hằng cho VOA Việt Ngữ biết.

Anh Bùi Trung Nhân nói thêm rằng việc đầu tiên mẹ anh làm là sẽ dự một thánh lễ ở nhà thờ.

Trong một video lưu truyền trên mạng xã hội cho thấy có rất đông đảo các nhà hoạt động nhân quyền đến Gia Lai để chào đón bà Hằng mãn hạn tù như ông Nguyễn Bắc Truyển, bà Dương Thị Tân, các đại diện các nhóm xã hội dân sự và một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.

Đoạn video cho thấy khi đứng bên cạnh ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, hai người từng bị xét xử chung trong vụ án, bà Hằng ví von rằng bà “đã tốt nghiệp” loại ưu “trường đào tạo dành cho những người đấu tranh.”

Trong tuần, ông Nguyễn Bắc Truyển, một người tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh cho VOA biết bà Hằng dù được Bộ Công an Việt Nam khuyên nên đi Mỹ nhưng đã nhất mực từ chối.

Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 26 tháng 8 năm 2014, tòa án tỉnh Đồng Tháp đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng như một bị cáo chính, với 3 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Minh, 2 năm 6 tháng tù giam, và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2 năm tù giam, về tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’ theo điều 245 Bộ Luật Hình sự.

Cả 3 người đều kháng cáo kêu oan, nhưng ngày 12/12/2014 một tòa án phúc thẩm của chính quyền Việt Nam giữ y án sơ thẩm.

Bà Hằng bị bắt vào ngày 11/2/2014 khi trên đường tới thăm nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Cùng đi với nhà hoạt động này còn có nhiều người khác, trong đó có bà Quỳnh, một nhà hoạt động trẻ và ông Minh, một tín đồ Phật giáo Hòa hảo.

Con trai bà, anh Trần Bùi Trung, từng sang Mỹ vận động chính giới Hoa Kỳ can thiệp với chính quyền Việt Nam phóng thích mẹ mình vào tháng 8/2014.

Bà Minh Hằng nằm trong danh sách dài gồm các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến bị bỏ tù tại Việt Nam theo các điều luật như 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’, 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’, 258 ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, hay 245 ‘gây rối trật tự công cộng.’

Cùng với các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam từng lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các bản án Hà Nội dành cho nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng. Hoa Kỳ nói “việc chính quyền Việt Nam sử dụng luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là ‘đáng báo động’.”

Hà Nội lâu nay khẳng định không giam cầm ai vì bất đồng chính kiến mà chỉ xử lý những người vi phạm luật pháp Việt Nam.

___

RFA

Bà Bùi Thị Minh Hằng mãn án

Sáng hôm 11 tháng 2 bà Bùi Thị Minh Hằng đã được hơn 20 người hoạt động dân chủ, nhân quyền đến trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai đón khi mãn hạn tù 3 năm với tội danh “gây rối trật tự công cộng”.

Lúc 6 giờ chiều, ông Nguyễn Bắc Truyển, một trong những bạn bè đi đón bà Hằng cho chúng tôi biết diễn tiến như sau:

-Sáng ngày 11 tháng 2 năm 2017, vào khảng 8 giờ thì trại giam Gia Trung đã thả chị Hằng tại cổng trại giam và các nhà hoạt động đã đón được chị Hằng và bây giờ chúng tôi đang trên xe đi từ trại giam về Sài Gòn và chỉ còn cách Sài Gòn khoảng hai tiếng đồng hồ nữa.

Mặc dù rất mệt trên đoạn đường khá xa và sức khỏe còn yếu bà Bùi Thị Minh Hằng cho chúng tôi biết:

-Sức khỏe thì tương đối ổn định nhưng có điều là ở trong đó lâu quá, nói chung là ra đây giống như mình mơ ước được thở, từ cổng trại ra đây mình thở không khí cũng như khi bị cầm tù thôi chứ ở Việt Nam thì chả có nơi nào được tự do.

Bà Minh Hằng bị bắt ngày 11 tháng 2 năm 2014 khi từ Sài Gòn về Lấp Vò, Đồng Tháp cùng với một nhóm nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo thăm gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển lúc đó đang bị công an Lấp Vò sách nhiễu. Bà và nhiều người bị bắt giữ, có ba người bị câu lưu và truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ luật hình sự.

Cùng bị tuyên án với bà Hằng là ông Nguyễn Văn Minh với hai năm 6 tháng tù và chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh hai năm tù giam. Vụ án đã gây sôi động trong dư luận đặc biệt là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.

Đảng Dân chủ hụt hơi ‘ngáng đường’ Donald Trump

Đảng Dân chủ đã dùng mọi nỗ lực có thể nhằm ngăn cản việc phê chuẩn các ứng cử viên trong chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump.

Điều này khiến cho Thượng viện Mỹ rơi vào một cuộc chiến phe phái, ngay trong những ngày đầu sau khi ông Trump nhậm chức.
Đảng Dân chủ hụt hơi 'ngáng đường' Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump

Chưa đầy 24 giờ trước khi ông Trump chính thức nhậm chức, lãnh đạo phe thiểu số trong Thượng viện Chuck Schumer tuyên bố sẽ có ‘tranh luận gay gắt và toàn diện về các ứng cử viên do tổng thống đề cử’.

Theo tờ Politico, các nghị sĩ Dân chủ ban đầu dự định chỉ thông qua hai ứng viên trong Nội các Trump trong ngày đầu tiên. Nhóm này dự định lên chiến dịch nhằm vào một số ứng viên, đặc biệt là bà Betsy DeVos, ứng viên Bộ trưởng Giáo dục, và Tom Price – người rất muốn rút lại chương trình Obamacare – cho vị trí Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Scott Pruitt cho vị trí ở Cơ quan Bảo vệ Môi trường.

Riêng ông Schumer đưa ra danh sách 8 ứng viên mà ông phản đối, trong đó có cả Rex W. Tillerson, ứng viên Ngoại trưởng, Nghị sĩ Jeff Sessions – ứng viên Bộ trưởng Tư pháp.

Thực tế nhiều nghị sĩ Dân chủ, chẳng hạn như ông Schumer, có quan điểm dữ dội hơn những người còn lại cho thấy đảng này khó lòng đưa ra sự phản đối nhất quán. Các nỗ lực của đảng Dân chủ, trong tình trạng yếu thế hơn và đầy lục đục, biến thành những phản kháng yếu ớt và bất thành.

Hầu hết các Thượng nghị sĩ Dân chủ đều bỏ phiếu cho các ứng viên của ông Trump. Trong đó, 46 nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu cho Tướng James Mattis làm Bộ trưởng Quốc phòng. Duy nhất, Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand của New York bỏ phiếu chống đối với mọi ứng viên, trừ vị trí Đại sứ Liên Hợp Quốc của bà Nikki Haley.

Đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện mâu thuẫn gay gắt nhất là khi đề cập tới vị trí còn khuyết trong Tối cao Pháp viện.

Năm ngoái, đảng Cộng hòa đã cố tình trì hoãn trong suốt một năm đề cử của Tổng thống Barack Obamam, nhằm bổ nhiệm thẩm phán Merrick B. Garland vào Tối cao Pháp viện. Do vậy, năm nay, đảng Dân không hề có ý định lịch sự đối với đề cử của ông Trump cho vị trí này.

Tờ Atlantic cho hay, hôm 30/1, phe Dân chủ đã cảnh báo lựa chọn của ông Trump, nhằm đưa thẩm phán bảo thủ Neil Gorsuch vào Tối cao Pháp viện. Đây là một trong những quyết định quan trọng nhất của ông Trump những ngày đầu nhậm chức.

Phe Dân chủ mô tả ông Gorsuch là người quá thân mật với Phố Wall, và các lợi ích của doanh nghiệp, cũng không nhiệt thành với quyền phụ nữ và quyền của những người trong cộng đồng đồng tính, lưỡng tính và dị tính. Nghị sĩ Jeff Merkley là người đầu tiên bên đảng Dân chủ tuyên bố sẽ chỉ ủng hộ ông Garland, và chặn mọi đề cử khác vào Tối cao Pháp viện. Đồng quan điểm này là Nghị sĩ Elizabeth Warren.

Chiến dịch của đảng Dân chủ nhằm ngăn Gorsuch vào Tối cao Pháp viện đã không thành. Trong số các nghị sĩ của đảng Dân chủ tại Thượng viện, rất nhiều người không muốn trở thành người ‘ngáng đường’.

Tờ New York Times nhận định, đảng Dân chủ khó lòng ngăn cản việc phê chuẩn nội các của ông Trump, cũng như nghị trình chính sách của họ. Sau bầu cử 2016, đảng Cộng hòa thắng tuyệt đối, gồm cả ghế Tổng thống, kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện.

Trong lịch sử, Thượng viện Mỹ từng bác bỏ một ứng viên nội các duy nhất là John G. Tower vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, vào năm 1989, của chính quyền Tổng thống George Bush.

Lê Thu /VNNet