Những kỷ niệm

tu-1

“Những kỷ niệm có thể sưởi ấm bạn bên trong. Nhưng chúng cũng có thể xé nát trái tim bạn”

Những kỷ niệm luôn là một con dao hai lưỡi với bất cứ ai đã từng trải qua chuyện tình yêu. Nó như một liều thuốc, một ly trà, một thanh chocolate ngọt ngào giúp trái tim bạn ấm áp, hạnh phúc và rạng ngời mỗi khi nghĩ đến. Nhưng trong một số trường hợp, nó cũng tựa như viên thuốc đắng, một chiếc roi da, một cái gai nhức nhối hành hạ trái tim bé nhỏ của bạn.

Người Sài Gòn Chính Gốc

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia cầu chữ Y. Chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi.
20140311-000835.jpg

Ngay sau khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán mà bụng vẫn trống không. Nhỏ lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm cơm bới mang đi theo chứ có khi nào ăn cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm. Kêu thêm dĩa nữa thì không dám vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… Ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ, người một trái, người hai trái. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. Vậy là, chỉ một loáng nguyên cả nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ.

Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn chằm chằm, thi thoảng lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười mím chi thì đâm lo. Không biết tiền mang theo có đủ để trả không.

Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, bỗng nhiên chủ quán bước lại. Thôi, tính hai dĩa cơm thôi. Phần chuối chắc là không biết có tính tiền nên lỡ ăn chị không tính. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu.

Chỉ có nải chuối, cho thấy tính cách người Sài Gòn.

Cuộc sống không thẳng tắp. Bon chen lên Sài Gòn không phải lúc nào cũng dễ kiếm tiền. Cũng trong những năm thập niên 1980, có lần, tôi thử sức mình với nghề đạp xích lô. Mượn chiếc xe của ông chú vào buổi sáng, lúc ấy chú cho xe ở nhà để ngủ sau một đêm chạy mối chở hàng. Lần đầu tiên chạy xích lô chỉ có chạy xe không từ bên này sang bên kia cầu chữ Y đã muốn hụt hơi. Thế nhưng vẫn ráng vì trong túi không còn tiền. Chạy lòng vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, ngang qua rạp Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắt, miệng kêu: Xích lô!

Luồn tay kéo thắng ngừng xe lại hỏi: Anh chị đi đâu?

– Cho ra bến xe Miền Tây. Nhiêu?

Dân miền Đông mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết bến xe Miền Tây đâu mà cho giá. Thôi đành chơi trò may rủi: Dạ, em mới chạy xe chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở. Tới đó cho nhiêu thì cho.

Tưởng không biết đường thì người ta không đi, ai dè cả hai thản nhiên leo lên. Người con trai nói: 15 đồng mọi khi vẫn đi. Cứ chạy đi tui chỉ đường.

Sức trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối, liệu sức không thể nào qua khỏi dốc cầu đành tính chước bỏ của chạy lấy người. Xuống giọng: Em mới chạy xe, đi xa không nổi. Anh chị thông cảm đi xe khác giùm.

Ai ngờ người con trai ngoái đầu lại: Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. Thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho. Tui cũng từng đạp xích lô mà!

Thế là, vừa được khách chở, lại vừa được lấy tiền. Không phải 15 đồng mà tới 20 đồng.

Chắc cũng chỉ có người Sài Gòn mới khoáng đạt như vậy!

Người Sài Gòn tốt bụng, chia sẻ không từ những chuyện cá biệt, người nơi khác vào Sài Gòn hỏi đường thật dễ chịu. Già trẻ lớn bé, gặp ai hỏi người ta cũng chỉ dẫn tận tình. Có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm. Có những địa chỉ nhiều người hỏi quá, thế là người Sài Gòn nghĩ cách viết hoặc bỏ tiền ra đặt làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. Đôi khi, kèm theo một câu đùa, câu trách rất Sài Gòn ở cái bảng này khiến ai đọc cũng phì cười. Như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh mới đây: “Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường. Hỏi hoài mệt quá!”

Đi xe ôm, taxi, gặp đúng dân Sài Gòn thì mười người hết chín không lo bị chặt chém, vẽ vời. Đôi khi, kêu giá là vậy, nhưng khách không có tiền lẻ hoặc hết tiền người ta còn bớt, thậm chí cho thiếu mà không cần biết khách ở đâu, có trả hay không. Với người Sài Gòn, đó là chuyện nhỏ.

Ở Sài Gòn, cho tới bây giờ vẫn còn nhiều nhà để một bình nước suối trước nhà kèm thêm một cái ly, một cái bảng nước uống miễn phí. Và bình nước này không bao giờ cạn, như lòng tốt của người Sài Gòn.

Có người đã phát hiện, khi bạn chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai đó chạy theo nhắc bạn gạt cái chân chống hay nhét lại cái ví sâu vào túi quần thì đích thị đó là người Sài Gòn.

Trump lần đầu đụng hệ thống kiểm soát và cân bằng

Việc thẩm phán bang Washington ra phán quyết ngưng sắc lệnh về cấm người nhập cư cho Donald Trump hiểu giới hạn quyền lực của tổng thống Mỹ trong tổng thể hệ thống chính trị Mỹ.

Tổng thống Donald Trump, người nhiều năm liền điều hành doanh nghiệp với quyền lực không bị kiểm soát, lần đầu tiên hiểu hạn chế của quyền lực tổng thống trong hệ thống tam quyền phân lập ở nước Mỹ.

Trong hệ thống này, cơ quan lập pháp ban hành các luật, tổng thống và nội các đảm bảo các luật đó được vận hành, còn toà án là nơi người dân có thể kiện nếu cảm thấy luật đó là không phù hợp. Các thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết dựa trên lý lẽ của các bên.

Cách chính quyền Trump liên tiếp ký các sắc lệnh chỉ cho thấy mong muốn vội vàng để thúc đẩy một loạt luật lệ mới thay vì thông qua hệ thống chính trị Mỹ truyền thống – vốn sẽ lâu và mất thời gian hơn.

Được soạn thảo bởi nhóm nhỏ các trợ lý và thậm chí giấu kín nội dung với cả các nghị sĩ cùng hầu hết các thành viên nội các, lệnh cấm của Trump đã liên tục đối mặt với các chỉ trích ngay từ khi được ban hành. Nhiều chuyên gia luật đã chỉ ra những lỗi rất “nghiệp dư” trong sắc lệnh này.

Tin sắc lệnh hành pháp bị ngưng thực thi đến ngay giữa kỳ nghỉ của Tổng thống Trump. Ảnh: Reuters.

Kỳ nghỉ bị phá bĩnh

Tối 3/2, trong lúc Tổng thống Trump ngồi giữa quan khách của biệt thự nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (Florida) và tận hưởng kỳ nghỉ đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức tổng thống, thẩm phán liên bang James Robart ở bang Washington đã ra lệnh chặn đứng lệnh cấm nhập cư Trump vừa ký cách đó 1 tuần. Phán quyết của vị thẩm phán có hiệu lực trên toàn quốc.

Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus, chiến lược gia trưởng Steve Bannon và cố vấn cao cấp Stephen Miller đều cùng tổng thống đi nghỉ. Cuối cùng, từ khu nghỉ dưỡng sang trọng của gia đình Trump, các cộng sự thân tín của tổng thống phải tạm ngưng kỳ nghỉ để đối phó với lệnh tòa mới nhất.

Từ Washington, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sean Spicer thông báo lúc 22h ngày 3/2 rằng Bộ Tư pháp Mỹ sẽ tìm cách chặn đứng phán quyết của tòa. Tuy vậy, trước lệnh chặn đứng được ban ra, các nhân viên của chính quyền Trump buộc phải tuân theo lệnh tòa. Một ngày sau, Bộ Tư pháp Mỹ chính thức gửi đơn kháng án, phản đối quyết định dừng thực thi sắc lệnh tổng thống.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết cơ quan này đã ngưng thực thi lệnh cấm của ông Trump dù vẫn tuyên bố sắc lệnh của tổng thống là “đúng luật và hợp lý”. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (thuộc Bộ An ninh Nội địa) đã thông báo đến các hãng hàng không có thể nhận hành khách nằm trong diện cấm trước đó lên máy bay đến Mỹ.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đang cấp lại những visa mà họ từng huỷ trước đó vài ngày.

Sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump rồi phán quyết tạm ngưng thi hành sắc lệnh kéo theo sự thay đổi “chóng mặt” trong chính sách của Mỹ vài ngày qua và một chính phủ non trẻ đối mặt với sự hỗn loạn.

“Tôi không thể nhớ có tổng thống nào lại bước vào 100 ngày đầu nhiệm kỳ với nhiều rắc rối hơn”, CNN dẫn lời David Gergen, người từng làm cố vấn cho 4 đời tổng thống.

“Tôi hiểu rằng họ đang cố giải quyết một vấn đề nghiêm trọng. Chính họ đã gây ra việc này bằng cung cách soạn thảo chính sách đấy. Họ không có luật sư. Họ cần hiệu đính lại nó sao cho có thể vượt qua hàng rào hiến pháp”, theo ông Gergen.

Các hãng hàng không đã bắt đầu nhận khách từ 7 nước chịu lệnh cấm của ông Trump lên máy bay để đến Mỹ. Trong ảnh, một gia đình người Iraq sắp được bay đến Tennessee, Mỹ, hôm 4/2. Ảnh: Reuters.

Cuộc chiến pháp lý phía trước

Trong 11 ngày đầu trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, chính quyền của ông nhận được 42 đơn kiện. Trước phán quyết của thẩm phán liên bang, sắc lệnh cấm nhập cư của ông bị các bang Massachusetts, New York, Virginia và Washington kiện.

Tuy nhiên, cuộc chiến pháp lý giữa chính quyền ông Trump với các thẩm phán sẽ còn kéo dài. Phán quyết của thẩm phán liên bang chỉ tạm ngưng việc thực thi sắc lệnh hành pháp của tổng thống. Để vụ việc được đưa lên Tòa Tối cao, các bên liên quan sẽ phải tham gia vào một cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến một năm.

Theo Economist , trong chừng ấy thời gian, tổng thống có thể đã ban hành thêm nhiều chính sách về nhập cư và việc bác bỏ sắc lệnh hôm 27/1 sẽ không còn nhiều ý nghĩa.

Hệ quả với Tòa Tối cao

Tổng thống Trump đã lên Twitter để chỉ trích James Robart, thẩm phán ra quyết định dừng lệnh cấm trên toàn quốc, là “cái người gọi là thẩm phán”. Phát ngôn này của ông có thể gây bất lợi cho Neil Gorsuch, người tổng thống đề cử cho vị trí thẩm phán Tòa tối cao, trong quy trình xem xét phê chuẩn thẩm phán của quốc hội.

Thẩm phán Neil Gorsuch, người được Tổng thống Trump đề cử cho vị trí còn khuyết của Tòa Tối cao Mỹ. Ảnh: Reuters.

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện, tuyên bố ngày 5/2 rằng cách gọi “người gọi là thẩm phán” của tổng thống sẽ kéo theo những câu hỏi khó cho thẩm phán Gorsuch tại phiên điều trần trước quốc hội.

“Việc tổng thống tấn công thẩm phán James Robart, người được bổ nhiệm từ thời cựu tổng thống George W. Bush và được thông qua với 99 phiếu thuận (trong số 100 phiếu của Thượng viện), cho thấy thái độ xem thường đối với nền tư pháp độc lập khi nó không thuận theo ý riêng của mình và sự thiếu tôn trọng hiến pháp. Vì vậy, vai trò của Tòa Tối cao phải giám sát độc lập chính phủ càng quan trọng hơn”, ông Schumer cho biết.

Chính quyền Trump cũng chuẩn bị cho cuộc chiến ở Thượng viện. Ngày 4/2, Phó tổng thống Mike Pence kêu gọi phe Cộng hòa tại Thượng viện đổi luật, áp dụng “phương án hạt nhân”, chỉ cần thiểu số tối thiểu, tức 51/100 thượng nghị sĩ bỏ phiếu thuận, để thông qua đề cử ứng viên Toà Tối cao.

Đinh Dậu, mùa Xuân ‘hy vọng của đổi mới’

Hình ảnh Việt Nam ảnhPHOTO NGUYEN LAN THANG/BBC
Tết nguyên đán và đầu Xuân luôn là những dịp đặc biệt cho các lễ hội và hoạt động gắn kết cộng đồng ở Việt Nam.

‘Tất cả các năm Đinh Dậu trong lịch sử Việt Nam đều báo hiệu một điều thay đổi, vì vậy cho nên chúng ta có thể hy vọng vào sự thay đổi’, đó là điều mà một nhà nghiên cứu Hán Nôm, đồng thời là chủ blog ‘Chú Tễu’ chia sẻ trong một chương trình mạn đàm đầu Xuân với BBC Việt ngữ hôm 05/2/2017.

Tán thành với một khách mời cùng dự cuộc tọa đàm hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội nói:

“Tôi hoàn toàn đồng ý với nhà văn Võ Thị Hảo khi nói rằng đất nước Việt Nam hiện nay đang rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, nhất là về kinh tế, văn hóa và xã hội.

“Điều này đòi hỏi là những nhà lãnh đạo cần phải thay đổi. Nếu không tạo ra một sự thay đổi… trên một cục diện lớn, sẽ làm cho đất nước Việt Nam ngày càng chìm đắm vào trong một sự lạc hậu, cổ hủ, nghèo nàn và bất công trong xã hội ngày càng lớn.

“Và sự thay đổi này đang đặt ra như một tối hậu thư đối với những nhà lãnh đạo và nếu như không có sự thay đổi thì đất nước Việt Nam sẽ ngày càng đi xuống, một cách như là xuống dốc không phanh,” nhà nghiên cứu Hán Nôm và Ca Trù nói với BBC.

‘Tín hiệu đổi mới’

Mới đây nhân đón Tết nguyên đán và trong dịp đầu Xuân Đinh Dậu, nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam ở trung ương và địa phương đã xuất hiện trên truyền thông, trong đó có nhà lãnh đạo xuống ruộng cày máy, có vị tham gia trồng cây, có vị chuẩn bị tham dự lễ phát ấn, trong lúc các vị khác tranh thủ đầu Xuân năm sớm đưa ra các chỉ thị, chỉ đạo như ở Hà Nội là yêu cầu chấm dứt nhanh không khí vui Tết, còn tại Sài Gòn là ngăn chặn bảo kê thu mua sữa ở Củ Chi v.v…

Việt Nam Nam
 ảnhPHOTO NGUYEN LAN THANG/BBC
Ăn Tết xong, người dân mọi miền ở Việt Nam lại bắt tay trở lại nhịp sống thường nhật.

Bình luận về ‘tín hiệu đổi mới’ nhân năm mới và liên quan vài khía cạnh ở trên, nhà văn Võ Thị Hảo từ Berlin, CHLB Đức nói với BBC:

“Một tín hiệu nói rằng nếu không đổi mới sẽ chết, bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam phải làm việc đó như thế nào?

“Họ có thực lòng hay không, hay chỉ là đổi mới râu ria, để rồi tình hình lại tệ hơn và chế độ, hệ thống tư bản thân hữu, hệ thống tư bản ‘hoang dã, man rợ’, hiện nay đang ‘thoán đoạt’ những lãnh đạo ở Việt Nam, thì nó sẽ còn tàn hại người Việt Nam đến mức nào?

“Và chữ ‘chủ nghĩa tư bản thân hữu’ không phải là từ của tôi nghĩ ra, đấy là từ đăng trong một Tạp chí Cộng sản năm 2015 của ông Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, họ đã nhận ra, nhưng mà từ đó, họ vẫn không làm. Vậy thay đổi bây giờ là thay đổi như thế nào?

“Tôi quan tâm đến những việc đó hơn, còn những chuyện đi cày ruộng hay là trồng cây, tất cả những trò đó đều hết sức hình thức và ‘vớ vẩn’.

“Cái quan trọng nhất là hãy cứu nước Việt Nam và tôi nghĩ rằng những người lãnh đạo đừng nghĩ rằng họ không phải là nạn nhân của thể chế Việt Nam hiện nay và trong khi cứu nước thì họ cũng phải tự cứu mình. Tôi nghĩ điều đó quan trọng hơn,” nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo chia sẻ với BBC từ thủ đô nước Đức.

 

Uống vitamin bổ sung bừa bãi có thể gây chết người?

Các chất chống oxy hóa có tác dụng trì hoãn quá trình lão hóa, nhưng không có mấy bằng chứng cho thấy các dưỡng chất bổ sung đem lại tác dụng gì
 ảnhGETTY IMAGES
Các chất chống oxy hóa có tác dụng trì hoãn quá trình lão hóa, nhưng không có mấy bằng chứng cho thấy việc uống các dưỡng chất bổ sung đem lại tác dụng chống lão hoá

Ta thường uống bổ sung các chất chống oxy hóa vì cho rằng chúng thiết yếu cho sự sống. Thế nhưng may mắn nhất là chúng có lẽ vô tác dụng. Còn tệ nhất là chúng đẩy bạn xuống mồ sớm.

Trong bài Uống vitamin bổ sung có lợi cho sức khỏe không?, chúng ta đã biết rằng bất chấp những lập luận của một số người nổi tiếng về tác dụng tuyệt vời của vitamin C, các kết quả thí nghiệm được thực hiện trong suốt thập niên 1970-80 cho thấy việc này không hề giúp ích gì cho việc tăng cường sức khỏe, tuổi thọ ở con người.

Chưa hết, một số nghiên cứu còn cho thấy việc uống bổ sung vitamin trong lúc cơ thể không thiếu hụt chất này có thể còn gây những tác hại chết người.

Vào năm 1994, một thử nghiệm đã theo dõi quá trình sống của 29.133 người Phần Lan ở độ tuổi ngoài 50. Tất cả đều hút thuốc, nhưng một số người được sử dụng thêm chất beta-carotene, tức tiền chất vitamin A. Trong nhóm này, tỷ lệ bị ung thư tăng lên 16%.

Một kết quả tương tự cũng xảy ra với phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh ở Hoa Kỳ. Sau 10 năm uống thêm acid folic mỗi ngày (một thể khác của vitamin B), nguy cơ bị ung thư vú của các phụ nữ này tăng thêm 20% so với nhóm phụ nữ không dùng thêm chất bổ sung.

Mọi thứ còn tệ hơn. Một nghiên cứu trên 1.000 người nghiện thuốc lá nặng công bố năm 1996 đã phải hủy bỏ sớm hơn gần 2 năm. Chỉ sau bốn năm dùng beta-carotene và vitamin A bổ sung, tỷ lệ ung thư phổi tăng 28% và 17% trong số tăng đó đã qua đời.

Đó không phải những số liệu bình thường.

So sánh với giả dược, có hơn 20 người đã chết mỗi năm khi sử dụng thêm hai chất bổ sung đó. Sau bốn năm thử nghiệm, con số này sẽ tương đương với thêm 80 người chết.

Như tác giả nghiên cứu thời đó viết, “Kết quả tạm thời cung cấp thêm những nền tảng vững chắc để tránh sử dụng các chất bổ sung như beta-carotene và các hợp chất của beta-carotenne với vitamin A.”

Ý tưởng chết người

Tất nhiên, những nghiên cứu đáng chú ý này không cho thấy toàn bộ câu chuyện. Có một số nghiên cứu cho thấy ích lợi của việc sử dụng các chất chống oxy hóa, đặc biệt khi những người tham gia thử nghiệm không có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Nhưng theo một bài tổng hợp từ năm 2012, đúc kết từ 27 quá trình thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của các loại chất chống oxy hóa, sức nặng của các bằng chứng không cho thấy nó có tác dụng tốt.

Vitamin supplements ảnhPHOTOFUSION/UIG VIA GETTY IMAGES

Chỉ có bảy nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các chất bổ sung dẫn tới một vài lợi ích sức khỏe nào đó từ chất chống oxy hóa, bao gồm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch vành và ung thư tuyến tụy.

Mười nghiên cứu không thấy có bất cứ lợi ích gì, giống như các bệnh nhân dùng các viên đường giả dược.

Còn lại mười công trình cho thấy rất nhiều bệnh nhân ở trong tình trạng tệ hơn đáng kể sau khi sử dụng chất chống oxy hóa so với trước khi sử dụng, thậm chí tăng khả năng bị các bệnh như ung thư phổi và ung thư vú.

“Ý tưởng cho rằng chất chống oxy hóa [bổ sung] là phương thuốc kỳ diệu là hoàn toàn vô nghĩa,” Enriquez cho biết.

Linus Pauling, tác giả cuốn “Làm sao để sống lâu và sống khỏe hơn”, người từng được trao giải Nobel Hóa học hồi 1954 và là người cổ súy mạnh mẽ cho việc bổ sung hàm lượng vitamin C hàng ngày vào cơ thể, đã gần như không chú ý tới thực tế rằng ý tưởng của ông có thể gây chết người.

Năm 1994, trước khi các thử nghiệm lâm sàng ở quy mô lớn được công bố, ông đã chết vì ung thư tuyến tiền liệt. Vitamin C chắc chắn không phải là phương thuốc chữa bách bệnh mà ông kịch liệt bảo vệ cho đến tận hơi thở cuối cùng.

Nhưng liệu nó có góp phần gia tăng nguy cơ không?

Chúng ta không bao giờ thực sự biết rõ. Nhưng theo nhiều nghiên cứu đã liên hệ giữa tình trạng dư thừa chất chống oxy hóa với bệnh ung thư, dĩ nhiên chất này không nằm ngoài câu hỏi.

Như một nghiên cứu được công bố năm 2007 từ Viện nghiên cứu Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, những người đàn ông sử dụng các loại vitamin nhiều có nguy cơ chết vì ung thư tuyến tiền liệt cao gấp đôi so với những người không uống.

Và vào năm 2011, một nghiên cứu tương tự tiến hành trên 35.533 người đàn ông khỏe mạnh cho thấy vitamin E và chất selenium bổ sung làm tăng tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt lên 17%.

Lợi – hại khó lường

Từ khi Harman đề xuất lý thuyết tuyệt vời của ông về phân tử gốc tự do và quá trình lão hóa, sự tách biệt rõ ràng của các chất chống oxy hóa và các phân tử gốc tự do (chất oxy hóa) đã bị giảm giá trị.

Chất chống oxy hóa chỉ là một cái tên, không phải là một định nghĩa chính xác.

Chẳng hạn ta hãy xem xét tới vitamin C, dưỡng chất bổ sung yêu thích của Pauling. Khi dùng đúng liều lượng, vitamin C trung hòa những phân tử gốc tự do có điện tích cao bằng cách nhận các electron tự do từ chúng. Đó là các phân tử hi sinh, tự đem thân mình ra để bảo vệ các tế bào xung quanh.

Nhưng khi nhận một electron, vitamin C tự nó lại trở thành một phân tử gốc tự do và có khả năng gây hại cho màng tế bào, cho các protein và DNA.

Chuyên gia về ngành hóa học thực phẩm William Porter viết năm 1993, “[vitamin C] thực sự là thần Janus hai đầu, là Dr Jekyll-Mr Hyde [một nhân vật tiểu thuyết đa tính cách với hai mặt tốt -xấu], là một nghịch hợp của chất chống oxy hóa.”

May thay, trong điều kiện thông thường, enzyme khử vitamin C có thể trả lại tính chất chống oxy hóa của vitamin C.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu có quá nhiều vitamin C khiến enzyme này không thể xử lý được hết nguồn cung?

Mặc dù việc đơn giản hóa quá trình sinh hóa phức tạp này bản thân nó cũng tạo ra vấn đề, nhưng những thử nghiệm lâm sàng nêu trên cũng cho ta phán đoán được những kết quả có thể xảy ra.

Việc có chế độ ăn uống cân đối, hợp lý được cho là sẽ giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh
 ảnhGETTY IMAGES
Việc có chế độ ăn uống cân đối, hợp lý được cho là sẽ giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh

Chia rẽ và thâu tóm

Chất chống oxy hóa cũng có mặt tối. Và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy phân tử gốc tự do là cần thiết cho sức khỏe chúng ta, nhưng phần tốt của chúng không phải lúc nào cũng hữu ích.

Chúng ta giờ đã biết phân tử gốc tự do thường được sử dụng như phân tử đưa tin, gửi tín hiệu từ một vùng của tế bào đến vùng khác. Trong vai trò này, chúng điều tiết khi nào một tế nào phát triển, khi nào tế bào phân chia làm hai, và khi nào tế bào chết.

Xem thêm về phân tử gốc tự do trong bàiUống vitamin bổ sung có lợi cho sức khỏe không?

Trong mỗi giai đoạn của vòng đời tế bào, phân tử gốc tự do có vai trò rất quan trọng. Không có chúng, tế bào có thể tiếp tục phát triển và phân chia một cách mất kiểm soát. Đó chính là lý do dẫn đến bệnh ung thư.

Chúng ta cũng sẽ dễ nhiễm bệnh từ bên ngoài. Khi bị sức ép từ các virus hay vi khuẩn không mong muốn, phân tử gốc tự do thường tự sản sinh ra với số lượng lớn hơn, phản ứng như tín hiệu cảnh báo ngầm với hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta.

Đáp lại, các tế bào tiên phong trong hệ miễn dịch của ta – đại thực bào và lympho bào – bắt đầu phân chia và rà soát vấn đề. Nếu đó là vi khuẩn, chúng sẽ tiêu diệt như thể Pac-Man ăn thịt những con ma xanh trong trò chơi.

Vi khuẩn bị bẫy, nhưng chưa chết. Để thay đổi tình thế, phân tử gốc tự do lại được triệu tập hành động. Bên trong tế bào miễn dịch, chúng được dùng với tính năng nổi tiếng của mình: gây hại và tiêu diệt. Kẻ xâm nhập sẽ bị hủy hoại.

Từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc, phản ứng của hệ miễn dịch khỏe mạnh phụ thuộc vào việc các phân tử gốc tự do có mặt ở đó để vì cơ thể chúng ta, bên trong cơ thể chúng ta. Như nhà di truyền học Joao Pedro Magalhaes và George Church viết năm 2006: “Giống như ngọn lửa nguy hiểm và con người vẫn học cách sử dụng lửa, có vẻ giờ đây các tế bào đã tiến hóa cơ chế kiểm soát và sử dụng [phân tử gốc tự do].”

Nói cách khác, dùng các chất chống oxy hóa để loại bỏ phân tử gốc tự do khỏi cơ thể chúng ta không phải một ý hay. “Bạn có thể khiến cơ thể mất khả năng đối phó với nguy cơ lây nhiễm,” Enriquez cho biết.

BSIP/UIG via Getty Images ảnhBSIP/UIG VIA GETTY IMAGES
Cách tốt nhất là nên tự cân bằng vitamin qua chế độ ăn uống, các chuyên gia khuyên

May mắn thay, cơ thể bạn có sẵn hệ thống giúp cơ chế hóa sinh bên trong càng ổn định càng tốt. Nói chung, với các chất chống oxy hóa, điều này liên quan đến quá trình lọc bất cứ chất dư thừa nào ra khỏi máu trở thành nước tiểu và thải ra ngoài. “Chúng được xả vào toilet,” như Cleva Villanueava từ Học viện Bách khoa Instituto Politécnico Nacional ở Mexico City trả lời qua email.

Cơ thể chúng ta đã có khả năng tự cân bằng. Chúng ta không thể thay đổi hàng triệu năm tiến hóa chỉ bằng một viên thuốc đơn giản.

Không ai phủ nhận vitamin C rất quan trọng trong việc giúp ta có một đời sống khỏe mạnh, cũng như các chất chống oxy hóa khác.

Tuy nhiên, nếu bạn không theo chỉ dẫn của bác sĩ thì những chất bổ sung sẽ rất khó đem lại tuổi thọ lâu dài, trong khi đó một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một cách tốt để cải thiện sức khỏe vào tuổi thọ.

“Việc kiểm soát các chất chống oxy hóa sẽ chỉ hợp lý khi có bằng chứng cho thấy thực sự cơ thể bạn thiếu hụt một chất chống oxy hóa nào đó,” Villanueva cho biết. “Cách tốt nhất là bổ sung chất chống oxy hóa từ thức ăn, vì thức ăn chứa hỗn hợp nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng cùng nhau.”

“Áp dụng chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả nói chung cho thấy sẽ có tác dụng tốt cho bạn,” Lane nói. “Không phải lúc nào cũng thế, nhưng nói chung là tốt.”

Sau nhiều thập niên giải mã tính chất hóa sinh kỳ lạ của phân tử gốc tự do và chất chống oxy hóa, với hàng trăm ngàn tình nguyện viên, và hàng triệu bảng Anh cho các thử nghiệm lâm sàng, kết luận tốt nhất của khoa học thế kỷ 21 đưa ra trong một lớp học trẻ em là – hãy ăn khẩu phần 5 phần hoa quả, trái cây hay rau củ mỗi ngày.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.