12 quốc gia gây ấn tượng với ‘chuyện ấy’

Theo nghiên cứu của Durex trên quy mô toàn cầu thì thỏa mãn tình dục bao gồm tình yêu, sự tôn trọng, giảm stress, khả năng đạt cực khoái, sức khỏe, tần suất và ‘màn dạo đầu’
Nigeria: Theo Durex (công ty chuyên về bao cao su của Anh), số người Nigeria có sự thỏa mãn tình dục lên tới 67%. Trên thực tế, người dân nước này dành thời gian lâu nhất thế giới cho một “cuộc yêu”, trung bình là 24 phút/lần.Tây Ban Nha: Theo cuộc khảo sát từ 15.000 phụ nữ trên quy mô toàn cầu thì đàn ông Tây Ban Nha đứng đầu danh sách hấp dẫn. 1/4 dân số nước này hài lòng về tình dục. Một nghiên cứu thực hiện trên 9.850 người Tây Ban Nha cho thấy, có tới 90% người tham gia nói rằng họ thỏa mãn với 1 bạn tình trong nhiều năm gắn bó. Như vậy có thể thấy, người Tây Ban Nha khá chung thủy và hạnh phúc trong đời sống chăn gối.Brazil: Sức hấp dẫn của đàn ông Brazil chỉ đứng sau Tây Ban Nha. Qua các số liệu, 82% người Brazil có quan hệ tình dục ít nhất 1 lần/tuần.

Italia: Kết quả cuộc khảo sát năm 2014 tại nước này: 64% đàn ông và phụ nữ đánh giá cao đời sống tình dục của mình, 1/3 dân số trong độ tuổi sinh hoạt tình dục ở đất nước hình chiếc ủng có “cuộc yêu” kéo dài hơn 10 phút.

Hy Lạp: Người Hy Lạp thường xuyên thảo luận về quan hệ tình dục tại nơi làm việc, với bạn bè và quan trọng nhất là với các bạn tình. Người dân xứ sở các vị thần có tần suất quan hệ tình dục khoảng 164 lần/năm, 51% dân số nước này hài lòng về đời sống chăn gối.

Hà Lan: Quốc gia này thực hiện chính sách giáo dục giới tính theo hướng mở. Hơn 60% đàn ông và phụ nữ Hà Lan tự tin trong tình dục. Họ rất cởi mở về vấn đề này.


20% dân số Hà Lan đánh giá đời sống tình dục của họ ở mức tuyệt vời.

Thụy Sĩ: Một nghiên cứu năm 2013 của các nhà khoa học Thụy Sĩ cho thấy, 21% dân số nước này khẳng định là có đời sống tình dục ở mức tuyệt vời.

Mexico: 63% dân số quốc gia này nói rằng đời sống tình dục của họ viên mãn. Tại sao lại có điều đó? Có lẽ, mấu chốt của sự việc liên quan đến giáo dục giới tính. Riêng năm 2008, Mexico City phân phát hơn 700.000 tài liệu giáo dục giới tính đến các trường trung học. Nội dung bao gồm ngừa thai, phá thai và cả quan hệ đồng tính…

Ấn Độ: Độ tuổi trung bình mà người dân nước này quan hệ tình dục là 22. Vài năm gần đây, đời sống tình dục của người dân xứ sở sông Hằng có nhiều thay đổi. Đàn ông Ấn Độ thực hành sex theo kiểu Tantric (dành nhiều thời gian cho “màn dạo đầu”), nói cách khác là tận hưởng sex từ từ như một hình thức yoga. Thời gian “yêu” trung bình của đàn ông Ấn Độ là 13 phút. 61% dân số nước này thỏa mãn về đời sống tình dục của mình.

Australia: 27% phụ nữ Úc nói rằng họ hài lòng với đời sống chăn gối hiện tại và không muốn thay đổi gì. Người dân xứ chuột túi cảm thấy hứng thú với những hình ảnh về tình dục. Khá nhiều người Úc khẳng định sẽ không có mối quan hệ “ngoài luồng” khi họ đang có bạn tình.

Đức: 30% dân số Đức cho biết từng có cuộc tình 1 đêm, 30% thừa nhận có quan hệ tình dục nơi công cộng. Đây cũng là quốc gia có chương trình giáo dục giới tính toàn diện nhất thế giới và có chính sách liên quan đến hoạt động mại dâm. Người dân Đức cũng đánh giá cao vai trò của đời sống tình dục viên mãn. Số người Đức mắc bệnh lây qua đường tình dục rất ít, số ca nhiễm HIV qua đường tình dục chỉ bằng 1/6 so với Hoa Kỳ.

Trung Quốc: 78% dân số Trung Quốc ân ái ít nhất 1 lần/tuần. Những năm gần đây, các cửa hàng và shop mua bán qua mạng về sex toy bùng nổ ở quốc gia đông dân nhất thế giới này. Tại TP Thượng Hải còn có hẳn một SEXPO (Hội chợ giáo dục về tình dục) và hơn 70% đồ chơi tình dục của thế giới được sản xuất tại nước này.

Theo Phunu VN

Obama nên làm gì vì tương lai của đảng Dân chủ?

Cựu Tổng thống Obama có nên bình luận chính trị vào lúc này? (Ảnh: Pool/Getty Images)

Để đảng Dân chủ có tương lai tốt hơn, ông Obama có nên bình luận chính trị vào lúc này?

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama dường như đã phá vỡ nguyên tắc truyền thống, khi đưa ra một nhận xét cá nhân đối với sắc lệnh của Tổng thống Trump về việc ngăn chặn công dân của một số quốc gia Hồi giáo nhập cảnh vào Hoa Kỳ, hôm 30/1.

Chưa có tiền lệ

Tuyên bố của ông Obama phản đối sắc lệnh của tân Tổng thống Trump hôm thứ Hai vừa rồi có thể được coi là chưa có tiền lệ. Các cựu tổng thống George W. Bush, George H.W. Bush, Ronald Reagan và Bill Clinton không bao giờ bày tỏ quan điểm về chính sách của người kế nhiệm. Trong thực tế, ông Obama đã từng nhiều lần ca ngợi cựu tổng thống Bush chính bởi sự im lặng này.

Vai trò của Obama trên chính trường Mỹ đã qua, trừ khi ông muốn tìm kiếm thêm một vị trí chính trị mới. Nhưng đó là điều chưa từng có trong lịch sử hiện đại Hoa Kỳ, ngoại trừ hai tổng thống ở thế kỷ 19 là John Quincy Adams và Andrew Johnson. John Quincy Adams vẫn tiếp tục là nghị sỹ ở Hạ viện Mỹ, trong khi Andrew Johnson là thượng nghị sỹ.

Việc Obama tiếp tục phát biểu về Tổng thống đương nhiệm có thể làm suy yếu nền tảng chính trị của Đảng Dân chủ bởi vì dư luận sẽ chú ý đến ông Obama thay vì các ứng viên tương lai của đảng này. Ứng viên tổng thống Hillary Clinton, khó có thể tiếp tục cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vào năm 2020 bởi khi đó bà đã 73 tuổi. Ứng viên đảng Dân chủ khác là thượng nghị sĩ Bernie Sanders lúc đó cũng đã 74 tuổi.

Đảng Dân chủ cần nhân tố mới

Đảng Dân chủ đang rất cần những nhân tố mới. Còn nhớ thượng nghị sĩ bang Illinois Barack Obama khi ra mắt đã trở thành ứng cử viên chính cho Đảng Dân chủ vào năm 2004.

Sau chiến thắng của ông Trump, các nhà phân tích cho rằng Đảng Dân chủ đã trở nên yếu thế ở cả Thượng viện và Hạ viện kể từ năm 2010. Ông Obama cho biết Đảng Dân chủ đã mất 1.042 ghế tại các bang và liên bang, bao gồm các vị trí tại quốc hội, cơ quan lập pháp, thống đốc và tổng thống.

Vào ngày 19/12, cựu tổng thống Obama đã nói rằng về tổng thể thì đảng của ông đã làm không tốt, và phải chịu trách nhiệm về thất bại này. Ông nói đảng Dân chủ đã không xây dựng được “mối quan hệ nền tảng và đã không bàn bạc với các nhà lập pháp tiểu bang, cũng không cung cấp tài chính cho các cuộc chạy đua vào cơ quan quản lý trường học cũng như các cuộc chạy đua vào vào ủy ban công ích công cộng”, theo NPR.

“Chúng tôi thậm chí không còn là một đảng vào thời điểm này”, thượng nghị sỹ Tim Ryan, thành viên của đảng Dân chủ, nói với Fox News. Ông Ryan đã đánh mất chiếc ghế lãnh đạo tại Hạ viện vào tay thượng nghĩ sỹ bang California thuộc đảng Cộng hòa, ông Nancy Pelosi 76 tuổi.

Ông Ryan nói thêm “Chúng tôi nhận được sự ủng hộ từ các bang thuộc vùng biển, nhưng chúng tôi đã mất đi sự ủng hộ của các bang ở miền trung nước Mỹ, và chúng tôi cũng đã có một số thay đổi. Vì vậy, tôi đang rung chuông báo cháy tại đây, bởi vì ngôi nhà thực sự đang bị cháy”.

Trong buổi họp báo cuối cùng, trước câu hỏi về cuộc sống sau khi mãn nhiệm tổng thống, Obama đã nói với các phóng viên rằng ông “[muốn] được yên tĩnh một chút, và không muốn nghe bản thân nói quá nhiều”.

Jack Phillips, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Ánh Sao biên dịch

Donald Trump, Rex Tillerson và Biển Đông

Donald Trump và cộng sự sẽ chọn đột phá khẩu là đánh thẳng vào thể diện Trung Quốc, nhưng không phải trong vấn đề Biển Đông.
Chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi ông Rex Tillerson chính thức được Thượng viện Mỹ thông qua đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ.
Đã có những phân tích, nhận định khác nhau về phản ứng của Mỹ cũng như khả năng Trung Quốc độc chiếm Biển Đông.
Nếu như cựu Tư lệnh Các lực lượng quốc phòng Australia Angus Houston tin rằng, đã quá muộn để ngăn chặn Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông, thì phát biểu chiến tranh Trung – Mỹ sẽ nổ ra ở Biển Đông trong vòng 5 – 10 năm tới của Cố vấn Tổng thống Mỹ càng khiến dư luận bàn tán xôn xao.
Ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, muộn hay chưa muộn?
News.com.au ngày 2/2 cho biết, Tư lệnh Các lực lượng quốc phòng Australia nhiệm kỳ 2005 – 2011, tướng Angus Houston tin rằng, đã quá muộn để ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông.
Tướng Angus Houston khi còn tại chức. Ảnh: Free Malaysia Today.
Phát biểu tại một hội thảo ở Đại học An ninh quốc gia Canberra cuối tuần qua, ông nhận định:
“Tôi đã thấy hình ảnh, và những gì bạn thấy là cơ sở hạ tầng đang được xây dựng (trái phép trên đảo nhân tạo ở Biển Đông). Sẽ không mất quá nhiều thời gian để hoàn thiện chúng.
Tất cả những sự phát triển này sẽ cho phép Trung Quốc thống trị Biển Đông và mở rộng sự hiện diện quân sự lâu dài của họ về phía Nam, gần Indonesia, Malaysia và Singapore.
Theo quan điểm của cá nhân tôi, đã quá muộn để ngăn chặn chương trình quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc đã làm. Điều quan trọng bây giờ là phải đảm bảo tự do hàng hải và quyền đi qua vô hại.
Chúng tôi cũng cần phải tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế, khuyến khích các quốc gia ngừng hành động đơn phương đe dọa đến hòa bình và ổn định đến khu vực của chúng tôi.
Từ đây, một cách tiếp cận thận trọng là cần thiết. Mỹ cần phải cam kết và tạo không gian cho Trung Quốc. Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần hợp tác nhiều hơn và giảm bớt cạnh tranh”. [1]
Người viết cho rằng, cái gọi là “quá muộn” mà ông Angus Houston nêu ra đây phải chăng là muốn nói đến việc chính quyền Tổng thống Obama đã không làm gì để ngăn chặn Trung Quốc tạo ra “trạng thái bình thường mới” ở Biển Đông trong chiến lược xây đảo nhân tạo bất hợp pháp từ năm 2013 đến nay?
Bởi lẽ, thực tế Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Obama nhấn mạnh chiến lược xoay trục, hay còn gọi là tái cân bằng sang châu Á, nhưng chỉ “xoay” trên giấy, Trung Quốc mới thừa cớ leo thang.
Điểm thứ 2 mà ông Angus Houston nhấn mạnh là Trung Quốc về cơ bản đã tạo ra sự hiện diện quân sự có thể đe dọa an ninh các nước ven Biển Đông, cũng như tự do hàng hải – hàng không trong khu vực, tiền đề kiểm soát các hoạt động thông thương quốc tế qua Biển Đông.
Không ít học giả quốc tế đã nhận định, lực lượng hải quân Hoa Kỳ có thể phá nát các đảo nhân tạo.Tuy nhiên theo cá nhân người viết, phải chăng ông Angus Houston hơi bi quan khi cho rằng, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ Biển Đông mà Mỹ chỉ còn nước chấp nhận, tìm cách thích nghi?
Đúng là Trung Quốc đã “nắn gân bắt thóp” được Barack Obama để dựng lên 7 pháo đài quân sự phi pháp ở Trường Sa, nhưng nói họ đã thống trị Biển Đông e rằng hơi sớm.
Bởi lẽ, giá trị thương mại hàng năm đi qua Biển Đông ước tính khoảng 5,3 ngàn tỉ USD, trong đó riêng Mỹ chiếm khoảng 1,2 ngàn tỉ USD, dễ gì Washington để Bắc Kinh cắm chốt thu tô ở Biển Đông? [2]
Điều này đã được tân Ngoại trưởng Rex Tillerson xác nhận khi còn trả lời điều trần trước Thượng viện: nếu để Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng.
Không dừng lại ở đây, ông đưa ra 2 đề xuất: một là buộc Trung Quốc dừng quân sự hóa Biển Đông, dừng các hoạt động xây dựng trên đảo nhân tạo; hai là ngăn chặn Trung Quốc truy cập các đảo nhân tạo.
Vấn đề là Mỹ sẽ làm như thế nào, thực hiện điều này bằng cách nào, khi mà theo Grant Newsham, một học giả tại Diễn đàn Nghiên cứu chiến lược Nhật Bản, một sĩ quan Mỹ nghỉ hưu bình luận trên Asia Times ngày 3/2:
“Rất ít người nghiêm túc nghĩ rằng, Mỹ sẽ phong tỏa các đảo nhân tạo. Đây là một lựa chọn thiếu tính khả thi”.
Khả năng đụng độ Trung – Mỹ ở Biển Đông và chiến lược của Donald Trump
Trái với sự bi quan của tướng Angus Houston, một số tờ báo Anh, Mỹ ngày 1/2 đã nhắc lại bình luận của Cố vấn Nhà Trắng Steve Bannon về khả năng đụng độ quân sự Trung – Mỹ ở Biển Đông.
Tháng 3/2016, ông Steve Bannon phát biểu trên truyền thông rằng, Hoa Kỳ và Trung Quốc tất yếu sẽ đối đầu trực diện ở Biển Đông trong khoảng 5 đến 10 năm tới.
Bây giờ truyền thông nhắc lại điều này, vì Steve Bannon hiện đang giữ vị trí quan trọng tại Hội đồng An ninh quốc gia và đội ngũ tham mưu, cố vấn của ông Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Cố vấn Steve Bannon. Ảnh: SBS.
Tuy nhiên người viết cho rằng, phát biểu của ông Steve Bannon năm ngoái nên được hiểu như một phản ứng với chính sách “tái cân bằng trên giấy” của chính quyền Barack Obama.
Đặc biệt là phản ứng yếu ớt, thậm chí là “chiếu lệ” của Mỹ qua sự kiện Scarborough năm 2012 và Trung Quốc đảo hóa trái phép 7 bãi cạn kể từ năm 2013.
Cũng như phát biểu của Ngoại trưởng Rex Tillerson, phát biểu của ông Steve Bannon thể hiện một cách tiếp cận cứng rắn, một chiến lược mới ngăn chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông, chứ không nên xem đó là một giải pháp hay hành động cụ thể.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khi bình luận về khả năng xung đột Trung – Mỹ ở Biển Đông, ông đã nói:
“Tôi không nghĩ rằng nó sẽ xảy ra. Trump là một doanh nhân, và ông biết rằng nếu chiến tranh nổ ra, các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Tôi sẽ không tiến hành chiến tranh trên những hòn đảo nhỏ. Thậm chí nếu chúng tôi có quân đội đủ mạnh, chúng tôi cũng phải suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định tham gia một cuộc chiến tranh”. [3]
Nhưng nếu Mỹ không làm gì, hoặc chỉ “xoay trục trên giấy, tái cân bằng trên cửa miệng” thì chắc chắn Trung Quốc sẽ được đà lấn tới. Do đó, Donadl Trump phải nói và làm khác người tiền nhiệm.
Cả Washington và Bắc Kinh đều không muốn nổ ra chiến tranh.
Trong khi đó lợi ích và vị thế của Hoa Kỳ tại châu Á – Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng là không thể từ bỏ, còn lãnh đạo Trung Quốc lại không muốn mất mặt với dân vì “bị Mỹ khuất phục” một khi xuống thang, nhượng bộ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, ảnh: Tripplaar Kristoffer/SIPA/AP.
Do đó, theo cá nhân người viết, Donald Trump và cộng sự sẽ chọn đột phá khẩu là đánh thẳng vào thể diện Trung Quốc, nhưng không phải trong vấn đề Biển Đông.
Grant Newsham và không ít nhà nghiên cứu, quan sát quốc tế tin rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn bảo vệ, duy trì vị thế lãnh đạo của mình bằng cách chứng minh sự ưu việt của thể chế trong bảo vệ cái họ gọi là lợi ích quốc gia cốt lõi, trong đó có Biển Đông, Đài Loan, Tân Cương…
Nếu lúc này các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra “lép vế” trước áp lực Hoa Kỳ, có thể bị dư luận nước này xem như một nỗi nhục, thậm chí đe dọa đến sự tồn vong đối với vai trò của đảng Cộng sản Trung Quốc. [4]
Một lựa chọn khác rất có thể được Trump tính đến, đó là vấn đề Đài Loan để buộc Trung Quốc phải chủ động điều chỉnh hành vi, xuống thang ở Biển Đông. Đã có những dấu hiệu ban đầu và cơ sở đặt niềm tin vào khả năng này.
Tiếp theo Tổng thống Donald Trump và đội ngũ tham mưu sẽ sử dụng con bài chiến lược này như thế nào trong quan hệ với Trung Quốc, cần tiếp tục quan sát, theo dõi thêm.
Chắc chắn hoạt động này cũng sẽ đi kèm với việc gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông, khu vực châu Á – Thái Bình Dương để đảm bảo thăng bằng cán cân lực lượng.
Vai trò của các bên liên quan, các nước nhỏ trong khu vực, các nước có lợi ích và quan tâm đến Biển Đông lúc này là làm sao tạo được môi trường để 2 siêu cường có thể ngồi vào bàn thương lượng, bảo vệ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Những lợi ích quốc gia dựa trên tham vọng vị kỷ, hẹp hòi và không có hoặc thiếu cơ sở pháp lý quốc tế cần phải được điều chỉnh với thái độ khách quan, cầu thị, thượng tôn pháp luật.
Nếu ai đó vẫn bất chấp luật pháp và công lý, tiếp tục theo đuổi giấc mộng xưng hùng xưng bá ở Biển Đông, làm tổn hại lợi ích của Hoa Kỳ cũng như lợi ích chung của khu vực, buộc Donald Trump phải sử dụng đến những con bài chiến lược, khi đó hậu quả họ sẽ phải gánh chịu, nguy cơ đối đầu rất có thể xảy ra.
Tài liệu tham khảo: