Có 5 tính cách này, bạn sẽ hạnh phúc

Trước đây, trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng 2 đặc điểm tính cách (trong mô hình 5 đặc điểm tính cách Big Five) có ảnh hưởng quan trọng nhất đến hạnh phúc của một cá nhân.

Đó là tính hướng ngoại (extroversion) và tâm lý bất ổn (neuroticism). Người hướng ngoại và không bị tâm lý bất ổn thường có mức độ hạnh phúc cao hơn.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy hạnh phúc con người không đơn giản như vậy.

Có 5 tính cách này, bạn sẽ hạnh phúc
“Bạn cứ lịch sự, gọn gàng và bốc đồng như mình muốn mà chẳng phải giảm bớt hạnh phúc”

Các nhà nghiên cứu tâm lý ở đây đã nghiên cứu trên 706 đàn ông và phụ nữ có độ tuổi trung bình là 36 và nhận thấy 5 đặc điểm tính cách dưới đây có thể mang lại hạnh phúc. Nếu bạn sở hữu bất kỳ 1 trong 5 tính cách này, bạn đều có thể hạnh phúc nhiều hơn ở trên nhiều phương diện cuộc sống. Năm đặc điểm tính cách đó là:

1. Sự nhiệt tình

2. Dễ chịu, thoải mái với bản thân mình (low withdrawal)

3. Tính cần cù, chịu khó

4. Sự quan tâm, thông cảm với người khác

5. Có óc tò mò (về trí tuệ), ham hiểu biết

Sự nhiệt tình

Những người nhiệt tinh thường vui vẻ, thân thiện, cởi mở và dễ biểu đạt cảm xúc. Và có lẽ không ngạc nhiên lắm rằng những người sôi nổi nhiệt tình thường có cuộc sống hạnh phúc.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng sự nhiệt tình là một kết quả độc lập trong việc thỏa mãn cuộc sống, cảm xúc tích cực, ít cảm xúc tiêu cực, phát triển cá nhân, có các mối quan hệ tích cực, có mục đích sống rõ ràng, nhiệt huyết…

Dễ chịu, thoải mái với bản thân mình

Một cách đơn giản, điều này nghĩa là bạn có mối quan hệ dễ dàng với chính bản thân mình. Những người có đòi hỏi cao với bản thân thường hay bối rối, tức giận thường có xu hướng tự trọng cao, dễ lo âu, trầm cảm.

Ngược lại, người hài lòng với bản thân mình thường có tính tự chủ cao hơn,làm chủ môi trường và phát triển bản thân; bên cạnh đó còn có cả những đặc điểm của người có tính cách nhiệt tình.

Cần cù, chịu khó

Những người cần cù thường có định hướng mục tiêu rõ ràng, hiệu quả” – nhà tâm lý học người Mỹ Scott Barry Kaufman giải thích, và nói thêm: “Cần cù, chăm chỉ có mối liên hệ mật thiết với tính bền bỉ – say mê và quyết tâm theo đuổi mục tiêu dài hạn”.

Bởi vậy những người trong chúng ta nếu có kế hoạch cụ thể, làm việc chăm chỉ, dồn trọng tâm vào mục tiêu rõ ràng thường đạt kết quả tốt hơn, và do đó sẽ hạnh phúc hơn.

Lòng cảm thông

Nếu bạn là người biết cảm thông, bạn quan tâm tới những người khác – nghĩa là thấu hiểu cuộc sống của họ. Sự cảm thông đến từ việc đồng cảm với mọi người, và nghiên cứu chỉ ra rằng càng nhiều đồng cảm, thì bạn càng thấy hạnh phúc.

Cùng với quan tâm tới người khác, bạn cũng không quên phát triển chính mình.

Tình tò mò, ham hiểu biết

Nếu bạn thấy hào hứng với các vấn đề phong phú của cuộc sống, phản chiếu qua kinh nghiệm của mình, bàn luận về các chủ đề triết luận, đọc các cuốn sách khó và cởi mở với các ý tưởng mới mẻ, bạn thực sự có trí tò mò cao.

Nghiên cứu chỉ ra rằng 5 đặc điểm trên đây là quan trọng nhất trong việc dự đoán hạnh phúc, nhưng sự quyết đoán và cởi mở sáng tạo là tiên đoán ở khía cạnh nào đó.

Và những phát hiện cho thấy ba đặc điểm đáng ngạc nhiên không ảnh hưởng đối với hạnh phúc là: lịch sự, trật tự và biến động.

Vì vậy, bạn cứ lịch sự, gọn gàng và bốc đồng như mình muốn mà chẳng phải giảm bớt hạnh phúc.

Kaufman kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng nghiên cứu này đang ngày càng chứng tỏ rằng bạn có thể thay đổi cá tính của mình. Vì vậy nếu chưa có bất kỳ 5 tính trạng quan trọng nhất cho hạnh phúc, hãy thoải mái! Bạn có thể thay đổi để trở thành con người mình muốn.

Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm

Sáng mùng 2 Tết, trong khi đường phố thưa vắng, các cửa hàng chưa mở cửa thì tại các đền, chùa lớn của Hà Nội, khách đến du xuân và cầu tài lộc đông nghịt.

Sáng nay 29/1 (mùng 2 Tết), hàng nghìn người dân Thủ đô đổ về các đền chùa, phủ để cầu may mắn đầu năm mới.

Tại phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) ,lượng người đổ về quá đông khiến một số tuyến đường dẫn vào phủ bị ùn ứ, dòng người chen nhau di chuyển rất khó khăn.

Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Đường Đặng Thai Mai dẫn vào phủ Tây Hồ
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Đi bộ từ rất xa vào phủ
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Các lỗi dẫn vào phủ đều chật ních người
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Ban quản lý khu di tích luôn phải nhắc người dân đề phòng trộm cắp tài sản
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm

Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm

Bên ngoài sân cũng không còn chừa chỗ đi
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Đến 10h sáng, dòng người mỗi lúc một đông hơn, chen lấn nhau để bê đồ lễ vào chính điện
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm

Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm

Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Các hàng quán, dịch vụ ăn theo cũng nở rộ
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Phường Quảng An tổ chức bãi trông xe miễn phí cho du khách đến phủ

Tại đền Ngọc Sơn (phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm) dòng người xếp hàng nối nhau nhích từng bước vào đền cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình trong năm mới Đinh Dậu 2017.

Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Lối dẫn vào đền đông nghịt người
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Dòng người xếp hàng trên cầu Thê Húc vào đền Ngọc Sơn
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Nhiều người tranh thủ chụp ảnh, do cầu có lối đi khá nhỏ nên muốn vào đền phải nhích từng chút một
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Nhà lưu niệm trong đền
Hà Nội: Biển người chen chân đi lễ đầu năm
Đình Trấn Ba nằm trong quần thể đền Ngọc Sơn

VietnamNet

Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi

Bài viết là một cái nhìn dựa trên sự quá mê tín của con người.

Cái sảy nảy cái ung, nếu không cẩn thận, hệ quả của các lễ hội không chỉ dừng lại ở sự nhốn nháo mà còn có nguy cơ đẩy dân tộc đến chỗ yếu đuối, tự ti và bạc nhược.

Ngày tế, lễ với công dân nhiều quốc gia có văn hóa gần gũi với chúng ta như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… diễn ra thật thanh bình và giản dị. Vào lúc giao thừa, người Đài Loan, Nhật Bản cùng nhau quây quần trong nhà. Sáng sớm, họ tới chùa đánh chuông, cầu mong sự tốt đẹp cho đất nước và người thân. Mọi sự diễn ra thật bình dị, ấm áp và sang trọng. Họ tin vào những gì họ có và tin vào ngày mai, cho dù Nhật là quốc gia nằm ở chỗ vỏ Trái đất yếu nhất, chịu rủi ro cao nhất nhưng phong thái của họ toát lên một vẻ ung dung tự tại.

Lễ hội là tấm gương phản chiếu thái độ sống của một dân tộc. Cứ đến ngày tết và các lễ sau tết, ngày thi cử thì cả đất nước ta sôi lên sùng sục. Mọi người đổ đến chùa chiền, miếu mạo để cầu xin sự phù hộ của thánh thần.

Có rất nhiều người đi hàng chục ngôi chùa, rủ nhau trở thành hội đi chùa, tạo ra một mùa hành hương. Trong số đó có không ít quan chức nhà nước đi miếu, chùa bằng xe biển số xanh, nhất là các bà vợ của họ. Họ dâng sớ cầu xin đủ thứ trên đời, nào cầu an, cầu lộc, cầu tài, cầu tình, cầu duyên, cầu tự và cả những thứ “độc địa” khác nữa. Hàng triệu con người bỏ thời gian đi tới những nơi được coi là linh thiêng với thái độ hối hả, lo lắng, sợ sệt, tự ti chen lẫn khoe mẽ. Nhiều tỉ đồng tan thành mây khói nuôi dưỡng cho niềm tin mơ hồ nhưng rất mãnh liệt.

Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi

Lễ hội ở các nơi trên thế giới có thể đông nhưng bát nháo như ở ta thì cực hiếm. Chúng đan xen rất nhiều thái cực và nhiều tâm thế. Ngoài ái, ố, hỉ, nộ ra thì còn biết bao nhiêu chuyện bi hài khác diễn ra trong lễ hội. Người hoan hỉ khi cướp được lộc thánh, người đau khổ vì cầu chưa xong đã mất tài sản, kể cả mất mạng.

Giá như mọi người biết rằng “lộc thánh” như miếng vải có ấn triện đỏ đỏ, hoa tre là bùi nhùi ở đầu thanh tre, tiền của chúa là những miếng giấy bản được in mệnh giá thủ công,… nào đâu phải của “thánh”, của “chúa” mà chỉ là do một ai đó người trần mắt thịt tạo ra. Rất có thể trong số họ chả thiếu người bất hảo đã hà hơi thêu dệt nên ảo ảnh, được những người có thế lực tiếp tay đẩy lên thành thứ “thiêng”.

Hối hả, giành giật, chen chúc, xô xát, chặt chém, lừa lọc, chửi bới, hối hận, cay cú, máu me,… là trạng thái tâm thần của lễ hội chúng ta. Từ “phụ mẫu của dân” đến tất cả con dân của một đất nước phải vin vào thánh thần mà đi tới tương lai thì quả thật đất nước đang có vấn đề, vượt ra khỏi tâm linh trong sáng mà chuyển sang một trạng thái cực đoan khác. Không thể kéo dài tình trạng này được nữa, những người có trách nhiệm cần phải có nhận thức đúng, phải có thái độ đúng và hành xử đúng.
Bác Hồ nói một quốc gia dốt là một quốc gia yếu, mà u mê là một biểu hiện của dốt nát. Một dân tộc dựa dẫm thánh thần không thể nào là một dân tộc mạnh khỏe.

Nguồn: TS NGUYỄN MINH HÒA, ĐH KHXH&NV TP.HCM-PLO

Vì sao đa số các trí thức và trung lưu Việt Nam không muốn CS sụp đổ?

tri

Vì họ không quan tâm đến chính trị? Không phải. Vì họ vô cảm? Không hề? Vì họ thiếu hiểu biết? Càng không?

Đơn giản, vì đa số tri thức Việt Nam và tầng lớp trung lưu phát triển dựa trên sự tồn tại của thể chế chính trị hiện tại. Đây là một giả thuyết ban đầu khó thuyết phục nhưng càng ngày càng tìm hiểu thì càng có lý.

Dưới thể chế hiện tại, một nhà trí thức hay một doanh nhân muốn phát triển phải bắt tay với bộ mấy công quyền. Và ít nhiều, họ đã gắn liền với nó, cả 2 phát triển song song nhau. Ở nước này, ai làm ăn lớn mà không phải là người nhà của bộ máy? Ai thành công trong giới hàn lâm mà không nằm trong biên chế? Ai kinh doanh mà không nương tựa vào mối quan hệ với chính quyền?

Để một xã hội và dân tộc bứt phá thì cần tầng lớp trí thức và doanh nhân, tuy họ là thiểu số những mức độ ảnh hưởng của họ lớn hơn phần còn lại. Nhưng rất tiếc, họ không muốn vậy. Họ đã phát hiện dựa trên thể chế hiện tại thì lợi ích cũng gắn liền với sự tồn tại của nó. Chẳng ai muốn tự hủy miếng ăn của mình.

Thật buồn cho một dân tộc. À không. Thật buồn cho một nhóm người được coi là “cao cấp” nhưng tư duy thì ngược lại. Đương nhiên là luôn có những thành phần cá biệt, nhưng quá ít.

Ku Búa/Cafe Ku Búa

Huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc: Nếu cứ sống kiểu ‘Trẻ không chơi, già hối tiếc’, các bạn sẽ hối hận khi bằng tuổi tôi!

Mỗi ngày đều dài 24 tiếng với mọi người, sự khác nhau giữa là bạn sử dụng 24 tiếng đó như thế nào.

Trong khi giới trẻ Việt luôn tâm niệm “ Work smart not work hard” và không coi trọng tính chăm chỉ, tiết kiệm thời gian, một huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc – cựu Chủ tịch Tập đoàn Daewoo Kim Woo Choong – trân quý thời gian thậm chí trong từng bữa ăn.

Nếu cứ sống phung phí thời gian theo kiểu ‘Trẻ không chơi, già hối tiếc’, thì các bạn sẽ hối hận khi bằng tuổi tôi, Kim Woo Choong đã tâm sự như vậy trong cuốn hồi ký của mình.
Trong lần ông Kim Woo Choong – nay đã 81 tuổi – gặp gỡ doanh nhân Việt Nam mới đây, con trai ông – Kim Sun Young kể lại điều anh nhớ nhất về bố là sự quý trọng thời gian, đến mức thời gian dùng bữa của gia đình rất ít ỏi, thường vẻn vẹn chỉ trong 5 – 7 phút.
“Khi đến nhà hàng buffet, bố tôi sẽ đến và ngồi xuống. Tôi đi lấy đồ cho bố tôi. Thường khi lấy đồ cho bố xong thì tôi sẽ đi lấy đồ ăn cho mình, nhưng khi mang đồ ăn về đến bàn thì bố tôi đã nói: Chúng ta ăn đủ rồi. Đi thôi! ”, anh Kim Sun Young hài hước kể về những bữa ăn ngắn ngủi với bố trong hồi ức.

Sự trân quý thời gian của ông Kim Woo Choong cũng thể hiện rất rõ nét trong cuốn hồi ký của ông.
“Nếu bạn sống theo một bài hát cổ: Hãy vui hát, hãy vui đùa, hãy vui đùa khi còn trẻ vì không thể chơi đùa khi về già , rồi phung phí thời gian thì bạn sẽ hối hận lúc bạn bằng tuổi tôi”.

Bản chất của thanh niên là dễ quên giá trị của thời gian. Còn trẻ nghĩa là bạn có nhiều thời gian ở phía trước vì vậy có thể bạn nghĩ là chẳng có gì sai trái khi hoang phí chút ít thời gian

Ảnh minh họa. Nguồn: Tuổi trẻ.

Tuy nhiên không phải như vậy, thời gian qua nhanh lắm và sẽ không bao giờ trở lại như những mũi tên.

Thành công và thất bại hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách bạn sử dụng thời gian. Có thể là hai người đều thành công khi làm một việc nhưng người sử dụng thời gian khôn ngoan sẽ thành công hơn khi ta nói về chất lượng và mức độ thành công.

Bỏ phí thời gian còn tệ hơn là bỏ phí tiền bạc vì bạn luôn luôn có thể kiếm ra được nhiều tiền hơn nhưng thời gian sẽ không bao giờ trở lại.

“Phần lớn động lực phát triển Daewoo được như ngày nay chính là chúng tôi biết tôn trọng và sử dụng thời gian mặc dù chúng tôi bắt đầu tương đối trễ so với những tập đoàn kinh tế khác nhưng sức mạnh lớn nhất của chúng tôi là tuổi trẻ và thời gian”.

“Vì chúng tôi trẻ nên mang tính sáng tạo và quyết tâm có khuynh hướng mở rộng ra ngoài thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của chúng tôi là vì chúng tôi biết giá trị của thời gian và vì chúng tôi sẵn sàng hy sinh cho tương lai”, ông Kim hồi tưởng.

Những ngày đầu ở Daewoo, toàn quốc áp dụng lệnh giờ giới nghiêm từ nửa đêm tới 4 giờ sáng, mọi người không được ra đường. Khi đó, các cuộc họp công ty thường bắt đầu sau giờ làm việc và kéo dài tới tận khuya nên mọi người thường phải cuộn mình nằm ở những quán đâu đó.

Chúng tôi làm việc hăng hái và làm gấp đôi những người khác, vì vậy theo nghĩa đó thì chúng tôi hoàn tất trong 22 năm bằng công ty khác phải làm xong mất 44 năm

Nếu một người làm việc hoặc học tập gấp 3 lần người khác trong một ngày thì anh ta sẽ có 3 ngày vượt trước hơn người khác.

Daewoo từng là ngôi sao sáng thứ 2 Hàn Quốc, vượt qua cả LG và Samsung, chỉ đứng sau Hyundai Group. Nhưng sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1998, Daewoo đã xuống dốc và phá sản vào năm 1999.

Tuy nhiên, ông Kim Woo Choong vẫn được coi như một huyền thoại kinh doanh, một người đi “nhặt nhạnh” những “mảnh vụn” để kiến tạo nên một tập đoàn lớn.

Câu chuyện trân quý thời gian của ông Kim Woo Choong tương tự với quan điểm của ông Nam Đỗ trên trang cá nhân. Khi người bình thường làm việc 1 tuần 40 tiếng, thì ông làm việc trong 2 tuần xấp xỉ 100 tiếng, bằng 2,5 lần thời gian của tuần làm việc trung bình của xã hội.

“Gần một năm làm UP Co-working Space nhưng thực ra với cách làm việc này, thời gian làm cho UP phải tính là gần 3 năm”, ông Nam nói.

Bảo Bảo/Thoibao