10 lý do bạn đừng bao giờ cho bạn bè “mượn” tiền

tien

Tôi xin nói một chủ đề nhạy cảm, đó là tiền. Ở đây là việc cho bạn bè mượn tiền và vì sao bạn không nên làm vậy. Bài viết được tổng kết từ nhiều nguồn và kinh nghiệm cuộc sống. Bạn không nên cho bạn bè “mượn tiền,” sau đây là 10 lý do vì sao:

  1. Trong đại đa số trường hợp, người mượn nghĩ rằng mình chỉ “mượn” nên không ý thức được ngày trả. Thường thì họ chỉ mượn chứ không thống nhất ngày trả như khi vay ở ngân hàng.
  2. Vì bạn bè quá nể mặt nhau nên một khi đã cho mượn, bạn (người cho mượn) rất ngại xin lại. Vì vậy, người bạn của bạn (người mượn tiền) không cảm thấy có áp lực gì để trả lại.
  3. Người mượn không ý thức được rủi ro trong giao dịch này. Đối với người mượn thì đây chỉ là mượn chứ không phải vay. Có nguy cơ người đó sẽ không thể trả lại. Lúc đó bạn làm gì?
  4. Số tiền cho mượn không tính lãi suất. Vì mượn nên không có lãi suất, không có rủi ro, không có chi phí cơ hội, nên bạn chịu thiệt. Nếu bạn để tiền đó vào sổ tiết kiệm thì được hưởng lãi, còn nếu cho mượn thì sao?
  5. Mượn tiền không có giấy tờ pháp lý để chứng minh, nên người mượn vì thế mà không cần phải trả. Lúc xảy ra xung đột thì người cho mượn là người chịu thiệt.
  6. Bạn cần số tiền đó. Cái này thì hiển nhiên rồi. Số tiền bạn cho mượn là số tiền bạn tích lũy và sẽ cần trong ngắn hoặc dài hạn.
  7. Bạn tạo tiền lệ để người ta mượn thêm tiền. Một khi bạn đã cho người ta mượn tiền thì người ta sẽ vay thêm, xác suất rất cao là họ sẽ làm vậy.
  8. Có những thứ bạn sẽ nói với đối tác kinh doanh mà bạn sẽ không bao giờ nói với bạn bè như vậy. Ví dụ, nếu khách hàng mà thanh toán chậm hóa đơn, bạn có thể chửi và khách hàng sẽ có áp lực chi trả ngay. Nhưng bạn có thể làm điều tương tự với người bạn của mình hay không? Chắc là không, trừ khi bạn muốn chấm dứt tình bạn.
  9. Bạn sẽ ảnh hưởng đến gia đình bạn. Tuy là tiền của bạn, nhưng nếu bạn có vợ hay gia đình thì tiền đó được coi là tiền chung của gia đình. Họ sẽ làm ầm lên. Còn nếu có vấn đề gì thì bạn sẽ là người bị nghe chửi là “đồ ngu” thường xuyên.
  10. Mượn tiền sẽ làm thay đổi tình bạn của bạn. Đúng là có nhiều hoặc vài trường hợp cá biệt nơi tình bạn được xây dựng khi mượn tiền. Nhưng theo kinh nghiệm sống thì hoàn toàn ngược lại. Việc cho bạn bè mượn tiền thì chỉ làm thay đổi tình bạn một cách tiêu cực. Nếu đó là số tiền nhỏ thì cảm thấy bực bội. Còn nếu đó là số tiền lớn thì sẽ có cãi lộn và tình bạn sẽ chết vì tiền.

Cho nên đừng bao giờ cho bạn bè mượn tiền vì xác suất rất cao là họ sẽ không bao giờ trả, vì bạn quá nể mặt nên sẽ không bao giờ đòi. Nên hãy làm theo 3 quy luật này nhé:

  1. Đừng bao giờ cho bạn bè mượn tiền.
  2. Khi cho mượn tiền thì xác nhận một phần là bạn có thể sẽ không lấy lại được.
  3. Và chấp nhận mình là người gánh rủi ro chứ không phải người mượn.

Đó, bạn bè mà dính tới tiền bạc là mệt lắm. Nếu họ có một dự án đầu tư hay kinh doanh thì họ hãy tự huy động vốn. Nếu có tiềm năng thực sự thì đã không tìm đến bạn làm gì. Cho bạn bè mượn tiền sẽ làm thay đổi mối quan hệ hoàn toàn và mãi mãi, dù là ít hay nhiều. Nên hãy suy nghĩ thật kỹ nhé, tốt nhất là đừng nên làm.

Cafe Ku Búa

Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An

Sáng 1/2, hàng dài người dân nối đuôi nhau xếp hàng tại đình thờ Tiên triết Chu Văn An (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) để xin chữ với ước nguyện những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Cứ dịp đầu năm mới, người dân thường kéo nhau về đình thờ nhà giáo Chu Văn An để xin chữ với hy vọng bày tỏ ước muốn, nguyện vọng của mình trong năm mới hay tự nhắc bản thân hướng đến những điều tốt đẹp để phấn đấu.

Sáng nay, rất đông người dân đã tập trung về khu vực xin chữ cầu may để xin chữ do các ông đồ của CLB UNESCO Việt Nam viết. Trong số này không chỉ người lớn mà còn rất nhiều các cháu nhỏ cũng xuất hiện đầy háo hức.

Tuy nhiên vì quá đông nên để có thể mua giấy và chờ xin chữ của các ông đồ, người dân phải xếp hàng dài lần lượt vào để tránh hiện tượng hỗn loạn, hỗn loạn, mất trật tự.

Dưới đây là những hình ảnh mà VietNamNet ghi lại được:

Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An

Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An

Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An

Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An
Ai cũng háo hức đợi đến lượt mình.
Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An
Không chỉ người lớn mà các em nhỏ cũng rất háo hức đợi xin chữ.
Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An
Song tất cả đều xếp hàng trật tự đợi đến lượt mình.

Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An

Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An
Bên trong các ông đồ được mọi người vây kín.
Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An
Các ông đồ đến từ CLB UNESCO Việt Nam.
Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An
Mỗi người xin cho mình một chữ …
Hàng dài người xin chữ đầu năm ở đình thờ nhà giáo Chu Văn An
…với hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân và gia đình trong năm mới.

Thanh Hùng /VNNet

Chính trị thế giới dưới thời Donald Trump

Theo quan sát của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, chỉ trong 10 ngày sau khi nhậm chức Tổng thống, Donald Trump đã gây chấn động chính trị quốc tế. Chắc chắn ông Trump không dừng bước.

Xung quanh những chuyển động chính trị đang diễn ra trên thế giới, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Mời quí vị độc giả cùng đọc và suy ngẫm.

Thế giới năm 2016 đã chứng kiến những sự kiện chính trị bất ngờ và chưa có tiền lệ, như nước Anh rời khỏi EU (Brexit) và doanh nhân Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Trước những diễn biến bất định này, nhiều chính trị gia, học giả trên thế giới đang đặt câu hỏi thế giới sẽ đi về đâu, trật tự quốc tế sẽ ra sao? Liên minh tư bản phương Tây có tồn tại không?

Thực tế, sự kiện Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ và Anh rời EU là hệ quả tất yếu thể hiện những mâu thuẫn tột cùng của thế giới tư bản mà Mỹ và EU là trụ cột. Thế giới phương Tây đang đứng trước những xung đột nội tại vô cùng lớn, làm nảy sinh xu hướng dân tộc biệt lập, mà Trump và Brexit chỉ là điểm khởi đầu.

Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô và các nước Đông Âu đổ vỡ, thế giới chỉ còn hệ thống Chủ nghĩa tư bản do Mỹ cầm trịch. Hệ thống tư bản đã cho rằng đây là chiến thắng cuối cùng của họ, nhưng trên thực tế, những vấn đề tự thân, nội tại trong hệ thống này vẫn còn đó không được giải quyết. Cho dù luôn nêu cao dân chủ, nhân quyền như những giá trị cao nhất, cho dù tuyên bố hướng tới một xã hội thịnh vượng, bình đẳng, bác ái, tự do, những tuyên bố này không phải lúc nào cũng đi đôi với việc làm để đạt được những mục tiêu.

Trong khi tìm mọi cách gây ảnh hưởng, áp đặt giá trị dân chủ nhân quyền của Mỹ và phương Tây lên các quốc gia khác, chính Mỹ và phương Tây lại vấp phải những vấn đề tương tự trong nội bộ của họ. Đây chính là những căn nguyên dẫn tới các hiện tượng chính trị như Trump ở Hoa Kỳ, Brexit ở Anh. Có thể sơ bộ nêu ra các căn nguyên chính như sau:

Thứ nhất, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế đã đem lại sự thịnh vượng của thế giới, nhiều quốc gia từ nghèo khó nhờ các dòng chảy tài chính và khoa học công nghệ đã sớm trở thành giàu có thịnh vượng. Các giá trị về quyền con người đã được cải thiện đáng kể nhưng sự phát triển của nó không đồng đều. Châu Âu không đạt được những mục tiêu như mong muốn nên, những thành tựu của toàn cầu hoá không thay đổi được những mặt trái của nhiều quốc gia Châu Âu vốn có từ trước. Các định chế quốc tế từ các hiệp định tài chính, ngân hàng, thương mại và các thoả thuận khu vực về an ninh đã làm mất đi chủ quyền của các quốc gia do sự ràng buộc nhau về kinh tế, chính trị, làm mất đi tính chủ động đối phó với những thách thức của các quốc gia.

Tướng Hưởng bàn về chính trị thế giới dưới thời Donald Trump
Thế giới năm 2016 đã chứng kiến những sự kiện chính trị bất ngờ và chưa có tiền lệ, như nước Anh rời khỏi EU (Brexit) và doanh nhân Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters

Thực trạng này đã gây ra khủng hoảng kinh tế có tính chất định kỳ cho nhiều nước ở Mỹ La tinh năm 1980, ở Mỹ lần thứ nhất vào năm 2001, lần thứ 2 bắt đầu từ năm 2007, Nga năm 1998, Châu Âu năm 2010. Sự khủng hoảng kinh tế ở các nước Châu Âu đã kéo dài từ nhiều năm nay, bắt nguồn từ những định hướng chiến lược sai lầm, khiến EU phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề, nhất là kể từ khi khởi xướng đối đầu với Nga.

Nhiều năm nay EU đắm chìm trong mâu thuẫn nội tại giữa các quốc gia, những quốc gia nòng cốt trong EU như Anh, Đức, Pháp kinh tế ngày càng suy giảm. EU không còn là chiếc phao cứu mạng khủng hoảng kinh tế Châu Âu. Các nước Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đang xói mòn EU trên mọi khía cạnh. Sự rạn nứt trong liên minh ngày càng gia tăng do nhiều quốc gia điều chỉnh chiến lược để đảm bảo quyền lợi của họ mà không tuân thủ các thiết chế chung.

Xu hướng của chủ nghĩa dân tộc biệt lập để đối phó với toàn cầu hoá ở EU ngày càng tiềm tàng. Việc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu là một tất yếu từ xu hướng này. Sau Anh, “bài ca” Brexit đang cất lên ở nhiều nước trong Liên minh Châu Âu. Hệ thống kinh tế thế giới đã trở thành toàn cầu, trong khi cơ chế chính trị của EU vẫn dựa trên nhà nước – quốc gia, đó là hệ thống chính trị trái ngược với trật tự thế giới của toàn cầu hoá kinh tế, nhấn mạnh tới yếu tố biên giới xuyên quốc gia. Đây là mâu thuẫn cơ bản của khối Liên minh Châu Âu (EU) và cũng là nguyên nhân khởi nguồn cho Brexit ở vùng địa chính trị này của thế giới.

Thứ hai, toàn cầu hoá kinh tế điều chỉnh dòng vốn và lao động toàn cầu trong nhiều năm vừa qua, tới những vùng các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao nhất nhờ chính sách ưu đãi và lao động rẻ của các địa phương. Điều đó đã gây ra khủng hoảng lao động ở các quốc gia bản xứ có nền công nghiệp phát triển như Mỹ và một số nước Châu Âu, đã góp phần gia tăng tỉ lệ thất nghiệp cao ở những nước này.

Thất nghiệp đi đôi với nghèo đói, bệnh tật, khiến người dân nước này thức tỉnh một điều là chính quyền đã bỏ rơi họ. Những giá trị dân chủ, nhân quyền họ thường nghe từ chính sách của nhà nước và từ những phát ngôn của các nhà chính trị khi tranh cử chỉ là những lời hứa suông. Cuộc sống hàng ngày phải vật lộn kiếm miếng cơm manh áo và an toàn bản thân bị đe doạ từ những người ở nơi khác đến.

Đặc biệt, người lao động đã lên án giới chủ ứng dụng công nghệ tiên tiến và tự động hoá đẩy họ ra khỏi nhà máy, xí nghiệp bất kể lúc nào. Đây là vấn đề làm trầm trọng thêm mâu thuẫn trong xã hội tư bản, sự đối lập của người lao động với giới chủ và chính trị gia đã là một xu hướng khơi dậy sự phản đối toàn cầu hoá và mong chờ sự thay đổi hệ thống chính trị hiện tại nhằm quay lại chủ nghĩa quốc gia biệt lập. Đó là thời cơ cho những người theo chủ nghĩa dân tộc, dân tuý giành thắng lợi để tranh quyền lãnh đạo, khi họ nắm bắt được xu hướng đó. Donald Trump đã giành được thắng lợi trong cuộc tranh cử Tổng thống bởi ông đã nắm bắt được xu hướng này của nước Mỹ.

Trong lễ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ 20/01/2017, Donald Trump đã phát biểu rằng: “Từ lâu một nhóm nhỏ ở thủ đô đã thu lợi từ chính phủ trong khi người dân phải chịu thiệt. Washington đã phát triển mạnh mẽ nhưng người dân không được hưởng chung sự giàu có đó. Các chính trị gia ngày càng thành công phát đạt, nhưng việc làm lại ra đi, các nhà máy thì đóng cửa,” hoặc “trong nhiều thập kỷ qua chúng ta làm giàu cho các tập đoàn nước ngoài bằng cái giá của nền công nghiệp Mỹ.”

Xu hướng quay lại chủ nghĩa dân tộc biệt lập không chỉ xảy ra ở nước Mỹ mà trước đó thắng lợi của những người chủ trương Brexit cũng xuất phát từ phong trào này ở nước Anh, và đang rục rịch diễn ra ở nhiều nước Châu Âu, được hé lộ từ những cuộc tranh cử đang diễn ra ở một số nước.

Thứ ba, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, phe tư bản chủ nghĩa coi như thắng cuộc. Trật tự thế giới được thiết lập dựa trên sức mạnh của siêu cường duy nhất là Hoa Kỳ với hai cường lực là sức mạnh quân sự và giá trị dân chủ của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cùng với các nước phương Tây đã sử dụng hai cường lực này để áp đặt cho các nước, trong đó giá trị dân chủ, nhân quyền của Hoa Kỳ đã là hướng tấn công quan trọng để thay đổi chế độ chính trị đối với các nước mà Mỹ cho là nhà nước độc tài, kéo theo đó là dùng quân sự Mỹ để gây áp lực hoặc tiến hành chiến tranh để lật đổ các nhà nước không khuất phục Mỹ.

Kết quả là Mỹ đã “xé nát” nhà nước Nam Tư ra nhiều quốc gia khác nhau, dựa trên sự kích động tư tưởng dân tộc và tôn giáo cực đoan. Mỹ và phương Tây đã tạo ra nhiều cuộc Cách mạng hoa, Cách mạng mầu ở Nam Âu, Nam Á và Bắc Phi, gây sụp đổ nhiều nhà nước đã tồn tại ổn định hàng chục năm, trong đó có nhà nước Iraq, Lybia, Yemen. Với sự can thiệp trực tiếp của quân đội Hoa Kỳ và NATO, nhà nước của Sadam Hussein mà Mỹ cho là nhà nước khủng bố cũng nằm trong kịch bản này.

Hậu quả Mỹ và phương Tây gây ra đối với các quốc gia nói trên đến nay cả thế giới đều đã biết. Các nhóm khủng bố của người Hồi giáo cũng bắt nguồn từ đây. Chiến tranh giữa các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông không biết khi nào chấm dứt. Chiến tranh tàn phá và nghèo đói đã đẩy hàng triệu dân ở các nước Bắc Phi bỏ quê hương nhập cư bất hợp pháp vào các nước Châu Âu và Mỹ. Nước Mỹ và Châu Âu đang phải hứng chịu hậu quả này. Họ bị khủng bố tấn công liên tục từ nhiều phía, vào mọi thời điểm, dòng người nhập cư bất hợp pháp làm xáo động chính trị xã hội Mỹ và Châu Âu, đe doạ chế độ chính trị của nhiều quốc gia Châu Âu và đe doạ an ninh toàn cầu.

Đến nay, đã thấy rõ rằng Mỹ và các nước phương Tây chẳng làm được gì để ngăn được làn sóng di cư này. Những gì gọi là tự do cư trú, quyền lao động.. không còn được chính phủ và các chính trị gia nói tới nữa, thay vào đó là những đạo luật cấp thời cấm cản người nhập cư. Quyền của con người đều bị kiểm soát chặt chẽ trước sự phản đối, gây áp lực của dân địa phương.

Tướng Hưởng bàn về chính trị thế giới dưới thời Donald Trump
Chỉ trong 10 ngày sau khi nhậm chức Tổng thống, Donald Trump đã gây chấn động chính trị quốc tế. Chắc chắn ông Trump không dừng bước. Ảnh Reuters.

Đối phó với những vấn đề khủng bố, và nhập cư trái phép đã gây cho Hoa Kỳ và các nước phương Tây suy yếu đi nhiều so với thời kỳ kết thúc Chiến tranh Lạnh. Cùng với khủng hoảng, suy thoái kinh tế kéo dài, đã làm mờ dần hình ảnh một phương Tây và Hoa Kỳ hùng mạnh. Thay vào đó là một Hoa Kỳ với nợ nần chồng chất, tiềm lực quân sự suy giảm, dân chủ nhân quyền bị tổn hại. Hoa Kỳ và phương Tây trở thành thù địch của nhiều quốc gia và lực lượng Hồi giáo.Người dân Châu Âu đã thấy rõ sự bất lực của chính quyền nước họ, đặc biệt là đa số người dân Mỹ không chấp nhận sự điều hành, quản trị của chính quyền Obama và Đảng Dân chủ cầm quyền trong tám năm vừa qua. Những tiếng nói phản đối từ người dân Mỹ đã và đang lên án chính quyền đã chi hàng ngàn tỉ cho nước ngoài, làm giàu cho nước khác, trong khi sự thịnh vượng, sức mạnh, sự tự tin của đất nước đã bị đánh mất. Sự lên án đó như luồng gió thổi vào nền chính trị Mỹ, làm trầm trọng thêm sự mâu thuẫn giữa Obama và Quốc hội Mỹ khi Quốc hội không phê chuẩn luật sử dụng vũ khí, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, và đòi xem xét lại nhiều Hiệp định khác như Bảo hiểm y tế.

Donald Trump, tỉ phú Mỹ, đại diện cho lớp người muốn thay đổi nước Mỹ đã thổi bùng lên các mâu thuẫn ở nước Mỹ. Ông ta đưa ra nhiều quan điểm và chương trình đi ngược lại với các nhà lãnh đạo Mỹ truyền thống. Ông bị các chính trị gia phản đối và “ném đá” ngay khi bước vào tranh cử Tổng thống lần thứ 45 của Hoa Kỳ. Một ứng cử viên độc lập như ông Trump, không được cả hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ ủng hộ, không ai tin rằng ông Trump sẽ trúng cử Tổng thống, nhưng chính dư luận Mỹ đã nhầm và bất ngờ khi điều đó đã thành sự thật, bởi vì ông đã nói đúng những điều người dân lao động Mỹ đang đòi hỏi: người dân lao động Mỹ cần việc làm, phải được an toàn, nước Mỹ phải đứng đầu thế giới, nước Mỹ là trước hết. Ông Trump đã được phần lớn người lao động Mỹ da trắng chấp nhận ông từ những tuyên bố đó.

Khi tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã tuyên bố ông sẽ xem xét lại các Hiệp định Hoa Kỳ đã tham gia, ông không chịu bị thua thiệt từ Hiệp định thương mại WTO, và hiệp định thương mại với Trung Quốc. Ông cũng chấm dứt Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, một hiệp định cốt lõi trong chiến lược xoay trục Châu Á Thái Bình Dương của chính quyền Obama.

Ông cho rằng Hoa Kỳ không đủ sức và không cần thiết phải lo cho những nước đồng minh trong hệ thống tư bản, nếu họ không trả tiền cho Mỹ. Ông sẽ cho xây bức tường ngăn cách biên giới với Mexico, bắt nước này phải trả tiền cho nước Mỹ.“Mỹ không cần che ô cho người khác nếu điều đó chẳng đem lại lợi lộc gì cho Mỹ”. Rõ ràng ông Trump muốn quay về chủ nghĩa dân tộc biệt lập. Đó là cách làm của ông để lấy lại sức mạnh Mỹ, việc rút khỏi các liên minh để lo cho Hoa Kỳ đã được báo trước.

Nếu Trump thực hiện những điều ông nói khi ông ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ thì điều gì sẽ xảy ra?

Thứ nhất, đối với Mỹ, ông sẽ “hạ bệ” hệ thống chính trị truyền thống của Mỹ. Khi ông thực hiện “chuyển giao” quyền lực của chính quyền Mỹ cho nhân dân như ông tuyên bố, người dân Mỹ sẽ kiểm soát chính phủ, người dân Mỹ sẽ cai quản đất nước của họ như ông nói. Nền chính trị Mỹ sẽ xảy ra nhiều xung đột mới giữa các chính trị gia truyền thống với Tổng thống đương nhiệm, giữa Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ do 2 Đảng nắm giữ, ông Trump sẽ phải đối phó với cả 2 Đảng của Hoa Kỳ không ủng hộ ông.

Thứ hai, đối với thế giới, nếu ông Trump thực hiện việc xem xét rút khỏi các hiệp định ông cho là không có lợi cho nước Mỹ, thì trật tự thế giới sẽ khủng hoảng lớn, do nhiều định chế quốc tế bị phá vỡ trong đó có các định chế về an ninh và thương mại. Điều đó báo trước sự tan vỡ của các liên minh do Hoa Kỳ bảo trợ trước đây, trong đó có Liên minh Châu Âu.

Liệu điều đó có khuyến khích các nước Châu Âu rời bỏ EU như đã từng xảy ra với nước Anh hay không? Khi đó chưa định trước điều gì sẽ phải làm để ngăn chặn sự khủng hoảng kinh tế, và những mối đe doạ an ninh toàn cầu như vấn đề vũ khí hạt nhân và khủng bố đang hàng ngày diễn ra. Thế giới sẽ rơi ào hoàn cảnh rối loạn? Vai trò của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ được thể hiện ra sao để thiết lập trật tự thế giới?

Thứ ba, từ khi điều hành chính quyền, ông Trump đã làm ngay những gì ông đã tuyên bố khi tranh cử Tổng thống. Ông ký ngay sắc lệnh huỷ Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP do Obama dựng lên, ông huỷ bỏ chương trình bảo hiểm y tế của Obama, ông ký lệnh xây bức tường ngăn biên giới với Mexico để ngăn người xâm nhập bất hợp pháp vào nước Mỹ, theo đó ông đã ra lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ có thời hạn đối với công dân của 7 quốc gia phần lớn có đông người theo đạo Hồi. Sự kiện này đang làm chấn động thế giới Hồi giáo. Ông cũng bắt tay ngay vào thiết lập quan hệ mới với Anh và đưa ra nhận định EU sẽ không tồn tại. Như một lời khích lệ các nước Châu Âu rời khỏi EU, ông cũng sốt sắng thảo luận với Tổng thống Nga Putin để thiết lập quan hệ giữa Mỹ và Nga.

Điều này cho thấy ông Trump đã làm những gì ông nói, chỉ có điều ông đã thực hiện lời ông nói quá nhanh khiến quốc tế phải bất ngờ và lúng túng. Việc làm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có tác động mạnh, trước hết tới các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Nhật Bản. Họ đã điều chỉnh chiến lược đầu tư, chuyển lại Hoa Kỳ một số nhà máy lớn từ Mexico và một số nước về Mỹ để thực hiện những tuyên bố của Trump đưa ra. Điều đó đã khiến chính phủ Mexio lên tiếng Mexico sẽ xem xét có tham gia Hiệp định thương mại Bắc Mỹ nữa hay không?

Chỉ trong 10 ngày sau khi nhậm chức Tổng thống, Donald Trump đã gây chấn động chính trị quốc tế. Chắc chắn ông Trump không dừng bước. Ông ta sẽ tiếp tục làm những lời ông từng tuyên bố, nếu điều đó xảy ra thì thế giới đang ở bước ngoặt lớn của lịch sử, chủ nghĩa dân tộc biệt lập đang phục hồi ở các nước phương Tây xuất phát từ những thất bại của những định hướng chiến lược của chủ nghĩa tư bản diễn ra ở Mỹ và Liên minh Châu Âu, để nhường chỗ cho khuynh hướng lấy lợi ích quốc gia là tối thượng.

Đã có tiếng nói tặng cho Donald Trump “thành tích” làm sụp đổ nền chính trị truyền thống của Hoa Kỳ, theo đó sẽ làm tan rã Liên minh Châu Âu, giống như Boris Yeltsin đã làm sụp đổ Liên Xô, theo đó làm tan rã hệ thống Chủ nghĩa xã hội vào năm 1991. Lời nhận định tuy còn quá mới, nhưng hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra ở EU sắp tới.

Tuy nhiên ta phải thấy một vấn đề là khi Mỹ và phương Tây suy yếu, Trump đang thực hiện xây dựng nước Mỹ hùng mạnh trở lại, thì Trung Quốc sau hơn 30 năm trỗi dậy đã trở thành một cường quốc có tầm ảnh hưởng quốc tế quan trọng, cạnh tranh với Mỹ và tư bản phương Tây.

Trước bối cảnh quốc tế diễn ra, Brexit ở Anh và Trump ở Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ đóng vai trò như thế nào đối với trật tự quốc tế. Các nhà nghiên cứu cho rằng khoảng trống này sẽ là cơ hội cho Trung Quốc gây ảnh hưởng của mình đối với các khu vực, đó là điều tốt hay là mối đe doạ các nước thì cần nghiên cứu tiếp, nhưng chắc chắn rằng thế giới sẽ bước vào kỷ nguyên sự tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản sẽ diễn ra không kém phần quyết liệt, trật tự thế giới sẽ không còn như trước nữa.

Dư luận đang theo dõi sát sao những việc làm của Tổng thống Trump, với nhiều tâm trạng khác nhau. Nhiều chính trị gia và nguyên thủ một số nước đã lên tiếng phản đối, nhưng cũng có nhiều quốc gia mong muốn thiết lập quan hệ với Trump. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những nhận định khá bi quan về tính hiện thực của Trump sẽ tồn tại đến khi nào?

Việc đưa ra đánh giá gì về hậu quả trong chính sách của Trump làm ở Mỹ còn quá sớm. Điều có thể chắc chắn là Tổng thống Trump sẽ phải đối mặt với nền chính trị truyền thống của nước Mỹ. Sự thành bại của ông sẽ phụ thuộc trước hết là xử lý được những mâu thuẫn trong nội tại của nước Mỹ và những nhân sự Trump lựa chọn cùng đi với ông trong bốn năm tới.

Nguyễn Văn Hưởng

“Mổ xẻ” những đại án kinh tế

Trong số 6 đại án thì có 4 vụ liên quan tới ngân hàng hoặc từ những cái “bắt tay” của kẻ lừa đảo với cán bộ cơ quan quản lý

Trong năm 2017, nhiều đại án kinh tế sẽ được đưa ra xét xử theo chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.

Vung tiền tỉ

Nổi cộm trong các đại án là việc các lãnh đạo, cán bộ, nhân viên ngân hàng (NH) cố ý làm trái các quy định của nhà nước để hưởng lợi cá nhân.

Vụ án gây chấn động trong ngành NH là Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo 1.085 tỉ đồng tại NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh TP HCM. Huỳnh Thị Huyền Như nguyên là Phó Phòng Quản lý rủi ro của VietinBank, trong quá trình bị xét xử về hành vi chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của 15 NH, công ty, cá nhân vào cuối tháng 12-2014 đã bị đề nghị điều tra tội danh “Tham ô tài sản” 1.085 tỉ đồng. Từ đây, tòa cấp sơ thẩm đã tuyên Huyền Như phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 1.085 tỉ đồng của 5 đơn vị mở tài khoản hợp pháp tại VietinBank gồm: Công ty CP Chứng khoán Saigonbank Berjara (210 tỉ đồng), Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu (125 tỉ đồng), Công ty An Lộc (170 tỉ đồng), Công ty CP Chứng khoán Phương Đông (380 tỉ đồng) và Công ty Hưng Yên (hơn 200 tỉ đồng). Đến tháng 1-2015, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã hủy án để điều tra lại một số vấn đề.

Trong vụ án về vi phạm cho vay và thất thoát vốn nhà nước tại NH TMCP Đại Dương (OceanBank), Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank, đã chỉ đạo cho vay không bảo đảm điều kiện vay vốn, không có tài sản bảo đảm; khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái quy định. Nổi lên là khoản vay 500 tỉ đồng mà Hà Văn Thắm đã cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Thương mại Trung Dung của Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT NH TMCP Xây dựng Việt Nam, vay không có tài sản bảo đảm, đến nay mất khả năng thu hồi và có nhiều hành vi sai phạm.

Tháng 5-2014, Hà Văn Thắm chỉ đạo thư ký của HĐQT OceanBank lập khống 24 hợp đồng chuyển nhượng căn hộ của dự án Star City Westlake giữa 9 cá nhân do Thắm chỉ định, sau đó giao Giám đốc Phòng Giao dịch Đào Duy Anh của OceanBank thẩm định cho vay. Hà Văn Thắm đã chiếm đoạt 137 tỉ đồng cho vay với các hợp đồng này. Ngoài ra, Hà Văn Thắm còn chỉ đạo, thống nhất với lãnh đạo OceanBank về chủ trương chi tiền ngoài lãi suất huy động đối với khách hàng gửi tiền tại OceanBank, vượt trần huy động theo quy định của NH Nhà nước, gây thiệt hại cho OceanBank hơn 984 tỉ đồng.

Huỳnh Thị Huyền Như lại chuẩn bị hầu tòa Ảnh: Phạm Dũng
Huỳnh Thị Huyền Như lại chuẩn bị hầu tòa Ảnh: Phạm Dũng

Vô trách nhiệm

Ngoài những “con cá lớn” như Hà Văn Thắm, Huỳnh Thị Huyền Như, trong hệ thống NH xảy ra nhiều vụ án mà nguyên nhân xuất phát từ việc buông lỏng quản lý, vô trách nhiệm với công việc.

Trong vụ gây thiệt hại 90 tỉ đồng tại Công ty In, Thương mại và Dịch vụ Agribank, Phạm Ngọc Ngoạn – nguyên giám đốc, chủ tịch HĐTV công ty này – gây thiệt hại cho nhà nước hơn 90 tỉ đồng thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại KCN Quang Minh (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) để xây dựng nhà máy in NH. Dù chưa đủ điều kiện thực hiện song Phạm Ngọc Ngoạn vẫn chỉ đạo chuyển hơn 90 tỉ đồng cho đối tác. Sau đó, hợp đồng không thực hiện được, khoản tiền này đến nay không có khả năng thu hồi. Ngoài ra, Phạm Ngọc Ngoạn còn sai phạm trong việc dùng quyền sử dụng đất tại số 10 phố Chùa Bộc để góp vốn vào Công ty CP Bất động sản Agribank; đầu tư vào dự án đẩy giá quyền sử dụng đất tại lô C, khu D1, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP Hà Nội và đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt 66 tỉ đồng tại dự án Dệt Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) thì có sự tiếp tay của Nguyễn Thế Thư, nguyên Giám đốc Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển Bắc Ninh (NH Phát triển Việt Nam); Trần Đức Lực, nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Bắc Ninh; Nguyễn Huy Bình, nguyên Phó trưởng Phòng Tín dụng Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Bắc Ninh và Nguyễn Thế Tài, nguyên cán bộ NH An Bình (hội sở phía Bắc).

Nhờ sự “vô tư” của những đối tượng này mà năm 2005, vợ chồng Doãn Ngọc Giang và Kiều Thị Thanh Hương (ngụ quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đã chỉ đạo Nguyễn Việt Hoàng (cháu của Giang) vay 45 tỉ đồng của NH Phát triển Việt Nam để đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt Quế Võ. Sau khi được NH giải ngân, vợ chồng Giang – Hương đã rút tiền trong tài khoản rồi bỏ trốn.

Tham nhũng, rửa tiền

Trong 2 vụ án liên quan tới tham nhũng thì nổi cộm là tham ô tài sản, rửa tiền tại Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines).

Bốn bị can sắp hầu tòa gồm: Trần Văn Liêm, nguyên Tổng Giám đốc Vinashinlines; Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng Phòng Kinh doanh Vinashinlines; Trần Văn Khương, nguyên kế toán trưởng Vinashinlines và Giang Văn Hiển (cha của Giang Kim Đạt).

Từ tháng 5-2006 đến tháng 6-2008, Vinashinlines lập các dự án đầu tư mua tàu biển cũ không bảo đảm chất lượng về cho thuê lại. Các đối tượng đã nâng giá mua tàu cũ của công ty nước ngoài và hưởng tiền chiết khấu khi cho thuê 9 tàu thuộc sở hữu của Vinashinlines. Xác minh các giao dịch, Bộ Công an phát hiện Giang Kim Đạt được đối tác chuyển khoản gần 16 triệu USD sau các thương vụ mua tàu biển cũ. Giang Kim Đạt nhờ Giang Văn Hiển mở nhiều tài khoản NH để rút ngoại tệ, sau đó đem gửi tiết kiệm, mua ô tô và 40 biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai ở vị trí “vàng” khắp cả nước. Vụ án có lúc tưởng đi vào bế tắc khi Giang Kim Đạt trốn ra nước ngoài. Phải đến ngày 7-7-2015, Giang Kim Đạt mới bị bắt để chuẩn bị ra trước vành móng ngựa. Ngoài tài sản bị thu giữ, Giang Kim Đạt phải bồi thường cho Vinashinlines gần 249 tỉ đồng. Còn nguyên Tổng Giám đốc Vinashinlines Trần Văn Liêm chiếm đoạt hơn 3,2 tỉ đồng, Trần Văn Khương chiếm đoạt 120.000 USD khi ký và quyết toán các hợp đồng liên quan.

Đối với vụ đưa hối lộ, nhận hối lộ tại Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco), để thực hiện dự án nạo vét luồng hàng hải Hòn Gai – Cái Lân năm 2013, Hồ Thành Nghĩa (nguyên Giám đốc Ban Điều hành dự án nạo vét phía Bắc) và Phạm Đình Hòa (nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch thị trường Vinawaco) đã thỏa thuận để Công ty Tân Việt được tham gia đấu thầu và ký hợp đồng thi công. Đổi lại, Công ty Tân Việt phải chi cho Nghĩa và Hòa số tiền bằng 50% giá trị hợp đồng. Cụ thể, Vũ Thanh Huyền (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Tân Việt) và Trịnh Văn Thắng (nguyên Giám đốc Công ty Tân Việt) đã đưa cho Nghĩa 1,2 tỉ đồng và Nghĩa đưa lại Hòa 1,1 tỉ đồng. Ngoài ra, trong quá trình thi công, Công ty Tân Việt đã thanh toán khống về vị trí đổ thải, cự ly vận chuyển để chiếm đoạt hơn 7,8 tỉ đồng mà 4 cán bộ giám sát thi công của Phòng Quản lý dự án 2, Ban Quản lý dự án Hàng hải II thuộc Cục Hàng hải Việt Nam không phát hiện.

Theo NGUYỄN QUYẾT /NguoiLaodong