Cô dâu 9x xinh đẹp trong đám cưới 10 tỷ tại TP. HCM gây xôn xao những ngày qua đã có những chia sẻ xung quanh bộ ảnh cưới gần 100 triệu và niềm hạnh phúc sau khi lập gia đình.

Ngày 24/2, đám cưới của cặp đôi Nguyễn Hải Đăng (sinh năm 1992 tại Cần Thơ, Giám đốc công ty mỹ phẩm) và Lê Thị Bích Trâm (sinh năm 1993 tại Long An, kế toán) đã gây xôn xao khắp các diễn đàn mạng xã hội.

Được biết, đám cưới “siêu khủng” được tổ chức tại TP. HCM với chi phí lên tới hàng chục tỷ đồng, không gian trang trí cực lộng lẫy, hoành tráng và công phu. Đặc biệt là sự góp mặt của hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, MC Thanh Bạch… càng khiến dân tình ngưỡng mộ.

Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Khung cảnh trong đám cưới xa hoa khiến nhiều người trầm trồ

Ngày 27/2, 3 ngày sau đám cưới, cô dâu Bích Trâm đã có những chia sẻ đầu tiên với chúng tôi. Không giấu được niềm vui, Bích Trâm cho biết cô rất hạnh phúc và cảm ơn tất cả mọi người đã gửi lời chúc phúc đến hai vợ chồng.

“Đến giờ mình vẫn còn cảm giác lâng lâng vì hạnh phúc. Ngày hôm đó là ngày tuyệt vời nhất với mình. Được mọi người ngưỡng mộ mình cảm thấy rất vui”.

Nói về về người chồng trẻ sinh năm 1992, Bích Trâm cho biết: “Mình rất hãnh diện và hạnh phúc khi lấy được người chồng tâm lý, thương yêu và chiều vợ. Đặc biệt cha mẹ chồng mình rất hiểu và tâm lý với các con”.

Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 2.

Bộ ảnh cưới của Bích Trâm và Hải Đăng có chi phí gần 100 triệu đồng

Chia sẻ về bộ ảnh cưới, Bích Trâm cho biết cô và chồng đã chụp ảnh ở các địa điểm Hang Ráy (Ninh Thuận), Bà Nà (Đà Nẵng), đèo Hải Vân, Hội An và cuối cùng là Six Senses Côn Đảo.

Được biết, bộ ảnh cưới này có chi phí lên đến gần 100 triệu đồng và được cặp đôi thực hiện trong 8 ngày.

Cùng xem một số hình ảnh trong bộ ảnh cưới lung linh của Hải Đăng và Bích Trâm:

Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 3.
Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 4.
Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 5.
Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 6.
Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 7.
Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 8.
Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 9.
Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 10.
Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 11.
Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 12.
Bộ ảnh gần 100 triệu của cặp đôi đám cưới siêu khủng ở Sài Gòn - Ảnh 13.

Bức thư vợ viết cho chồng khiến đàn ông, phụ nữ đều ‘đau tim’

 – “Chồng yêu, nói một cách nghiêm túc thì em không cần anh. Thực tế là em sẽ vẫn sống tốt dù không có anh!”.

Tình yêu và sự sẻ chia là điều phụ nữ luôn tìm kiếm nhưng dường như các ông chồng lại chẳng mấy để tâm. Bức thư của Amanda Elder (Costa Rica, Mỹ) gửi cho chồng sẽ phần nào nói hộ tiếng lòng của phụ nữ với chồng mình.

“Đã có lúc em đau khổ, căm hờn vì anh, nhất là khoảng thời gian anh đang là sinh viên y khoa, trong khi em là bà mẹ bỉm sữa suốt ngày cắm mặt ở nhà. Anh không biết là em đã tự dằn vặt mình như thế nào đâu. Em chỉ ăn, ngủ, rồi chăm sóc con của chúng ta, em cô độc biết nhường nào.

Rời khỏi vòng tay cha mẹ, anh vẫn có người khác lo, trong khi em tự lo cho bản thân mình, còn phải lo chỗ ở cho anh nữa. Anh còn nhớ khoảng thời gian chúng ta chuyển nhà liên tục, em đã xem cái valy như tủ quần áo vậy. Có lúc chúng ta phải sống ở dưới tầng hầm, trong căn phòng chỉ có một chiếc giường đơn.

Nhiều năm liền, em phải đợi đến khi đêm xuống mới dám đi bộ ra quanh nhà, hít thở không khí cho bớt căng thẳng. Còn anh, bất cứ khi nào anh được nghỉ làm, ở nhà, em đều bế con ra chỗ khác chơi để anh có thể ngủ thêm. Đôi lúc em thấy tủi thân, cũng giận anh lắm.

Em còn nhớ một buổi sáng nọ, em cùng con ra quán bánh gần nhà như mọi khi để giết thời gian, em đã tự lẩm bẩm với chính mình rằng: “Em có thể làm mọi thứ một mình”.

tình yêu, vợ chồng, con cái, hôn nhân, đàn ông
Amanda, tác giả bức thư, và chồng.

Nhưng vì thực tại cuộc sống, em không dám chắc là mình có thể làm được như thế hay không. Em đã nghỉ ở nhà 5 năm liền và liệu em có thể sống qua ngày theo cách của riêng mình hay không. Gạt cảm xúc sang một bên, liệu em có thể tự lo cho mình nơi ăn, chốn ở?

Sau tất cả, em lại tiếp tục hành trình, đó cũng là lý do khiến việc ở nhà trở nên khó chấp nhận với em.

Anh là người mơ mộng và xây dựng cuộc sống của chúng ta theo cách nghĩ ấy. Công việc bác sĩ của anh đảm bảo cuộc sống cho gia đình ta ở Costa Rica này. Em sẽ không có tầm nhìn về cuộc sống nếu không có anh và ý niệm duy nhất của em về ngôi nhà là bất cứ nơi nào có anh.

Em chưa từng nghĩ sẽ làm gì cho bản thân mình, thậm chí còn không nghĩ đến việc đi New Jersay để thăm chị gái, mặc dù từng ngày trôi qua em nhớ chị ấy rất nhiều. Em đã sống ở Florida quá lâu, đã trưởng thành với thói quen đi chân trần chạy nhảy ngoài trời trong nhiều năm.

Anh thì đang sống trên quê hương của mình và bởi vì thỉnh thoảng anh làm việc 26 ngày/tháng, 24 giờ/ngày nên em hiểu rằng, nghĩ một cách nghiêm túc thì em có thể tự làm mọi thứ.

Em sắp xếp đồ đạc và trông con. Em cọ nhà vệ sinh và chơi trốn tìm với con cùng một lúc. Em trốn con đi chợ mua rau và phải nấu rất nhiều bữa ăn chỉ bằng một tay.

tình yêu, vợ chồng, con cái, hôn nhân, đàn ông
“Em có thể tự mình làm mọi thứ nhưng có anh ở bên mọi thứ sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều”

Mặc dù em có khả năng làm hết mọi thứ nhưng em vẫn luôn đếm ngược thời gian chờ anh về nhà, không phải vì em muốn nhờ anh thay tã cho con hay nhờ anh nướng bánh mà bởi em muốn có anh ở bên.

Em không cần anh trông chừng lũ trẻ, cũng không cần anh dạy chúng. Em cần anh ở đây, nắm lấy tay em và nói chuyện với em.

Em có thể tự xử lý đống bát đĩa cũng như tìm giày thất lạc cho con nhưng có anh ở bên thì mọi thứ đều trở nên vui vẻ, cà phê cũng sẽ ngon hơn.

Em có thể tự ru con ngủ nhưng nếu có anh ở bên vầng trăng sẽ tròn trịa hơn và em sẽ nghiêng mình để ngắm nó lâu hơn.

Em có thể tự đưa con trai đến lớp học võ nhưng khi thấy cảnh cô bạn bé nhỏ bên cạnh con được một chàng trai khác chỉnh cú đá chuẩn hơn, em thấy thật dễ thương nhưng lại không thể cười thoải mái như có anh ở bên.

Em không cần anh phải chia sẻ trách nhiệm làm cha, làm mẹ, chăm sóc con cái nhưng em cần anh chia sẻ những khoảnh khắc lớn lên cùng con. Có anh, mọi khoảnh khác đều trở nên ngọt ngào hơn, đáng yêu, đáng nhớ hơn. Mọi thứ tốt hơn khi có anh bên cạnh.

Chúng ta không chỉ cùng làm cha làm mẹ mà chúng ta cùng trải nghiệm cuộc sống. Em không cần anh phải hiểu sâu biết rộng nhân tình thế thái, em chỉ cần anh hiểu em. Khi em cười, anh biết chính xác lý do vì sao. Khi em không nói gì cả, anh vẫn có thể hiểu được suy nghĩ của em.

Anh yêu điểm yếu của em cũng có nghĩa là anh đã biến nó thành điểm mạnh, khi anh hiểu em tức là anh đã giúp em khẳng định bản thân. Chúng ta là hai cá thể nhưng hoà chung một nhịp đập, chúng ta có thể nhìn thấy điểm yếu của bản thân, hiểu hơn về bản thân qua lăng kính của người kia.

Em có thể làm mọi thứ một mình nhưng có anh ở bên, mọi thứ sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều”.

TẠI SAO “GIÀU THÌ NÓ GHÉT”?

FB Mạc Văn Trang

Xã hội thường hay nêu gương những người “đói sạch, rách thơm”, những học sinh nghèo vượt khó thành đạt… Đúng rồi! Nhưng những người “giàu mà tốt” càng cần nêu gương chứ! Những tỉ phú như Bill Gates, tỉ phú Zucker Max (Mark Zuckerberg)… là những nhân cách lớn, những mẫu người đáng ngưỡng mộ, noi gương. Có lẽ chỉ ở Việt Nam thời nay mới có câu: “Giàu thì nó ghét, Nghèo thì nó khinh, Thông minh thì nó diệt, Hào kiệt nó bỏ tù, tham Ngu thì lãnh đạo”!

Ở Việt Nam, những người giàu trước 1954 tại miền Bắc và trước 1975 tại miền Nam hẳn trong đó có nhiều người được ngợi ca mến mộ, chứ đâu phải cứ giàu là ghét! Những người giàu chân chính là những người tài giỏi, làm rạng danh quê hương, đất nước; họ lại trải đời, họ hiểu phải giáo dục, rèn luyện con cái ra sao để trở nên người tử tế, nối nghiệp vững bền…

Tại sao ngày nay ở ta “giàu thì bị ghét”? Chắc ai cũng biết, lý do là người ta giàu bất chính, không phải bằng lao động lương thiện, tử tế, nên mới bị ghét. Ai cũng biết đặt câu hỏi: xuất phát điểm, chẳng có gì đáng kể, anh ta/chị ta đã làm gì, làm thế nào để trong khoảng thời gian ngắn, có khối tài sản lớn đến vậy? Vì sao kê khai tài sản phải gian dối, không dám công khai? Vì sao Việt Nam vẫn không dám công khai xếp hạng những người giàu?

Và một khi đã làm giàu bằng những thủ đoạn gian manh, chiếm đoạt được của cải dễ dàng, không phải do lao động chân chính làm ra thì những người giàu ấy làm sao tử tế được? Khi trong tay có thừa mứa của cải không phải do “mồ hôi, nước mắt” làm ra thì họ sẵn sàng tiêu xài hoang phí, dùng tiền của làm những trò lố bịch, nhân cách của họ càng tha hóa và con cái họ cũng dễ sa vào ăn chơi, đua đòi, nghiện ngập, hư hỏng về đạo đức, lối sống… Chính vì vậy những trẻ em, thanh thiếu niên lớn lên trong những gia đình giàu có bất lương, vượt qua được những cám dỗ của đời sống xa hoa để học hành, lao động lương thiện thành người tử tế không hề dễ dàng. Cho nên có câu “Vượt giàu càng khó”!

Thực ra, gia đình càng giàu càng có nhiều điều kiện cho con phát triển tốt. Vấn đề là tiền của và người khác bên ngoài không làm nên sự phát triển của trẻ được; phải tự bản thân đứa trẻ tự học hành nghiêm túc, làm những việc tốt, sống lành mạnh, tiến bộ và giao tiếp ứng xử tử tế thì nó mới trở nên tử tế được.

Đến bao giờ thì những người giàu nước mình không “đáng ghét” mà là những tấm gương đáng ngưỡng mộ? Lúc ấy hẳn hào kiệt lên lãnh đạo, thông minh được trọng dụng, xã hội công bằng và trung thực, bớt dần thói ích kỷ và gian manh…

Formosa “chết lâm sàng”, Vũng Áng buồn hiu hắt

Infonet

Hà Vũ – Đặng Sơn

Lối dẫn vào cổng chính Formosa rất ít phương tiện qua lại, khác hẳn với thời gian trước đây luôn đông nghẹt công nhân, các phương tiện, máy móc. Ảnh: infonet

“Ngắc ngoải” chờ chết

Khu kinh tế Vũng Áng với đại dự án Formosa vào thời gian trước đây, đi đâu cũng thấy không khí hoạt động rầm rộ, sôi động và đầy khí thế.

Mỗi dịp tan ca, công nhân đổ ra đông kín các ngã đường, các phương tiện xe, máy móc hoạt động suốt ngày đêm.

Thời điểm cao, số lượng công nhân khoảng 5 vạn người trong và ngoài nước đến làm việc, cùng với đó là các dịch vụ ăn theo như nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm vui chơi giải trí mọc lên dày đặc, tạo công ăn việc làm hàng chục nghìn lao động địa phương.

Thế nhưng, sau khi xảy ra sự cố môi trường biển miền Trung cùng với việc dự án Formosa phải tạm dừng hoạt động đã biến khu vực sầm uất này thành một nơi đìu hiu, vắng lặng đến khó có thể nhận ra.

Có mặt tại Khu kinh tế Vũng Áng vào những ngày cuối tháng 2 sau nhiều biến cố, PV Infonet, chứng kiến cảnh hàng loạt các dịch vụ như: Nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, của hàng tạp hóa … đều vắng khách.

Thời điểm này, hầu như vắng bóng công nhân làm việc. Chị Trần Thanh Thúy bán nước ngay cổng chính dẫn vào công ty Formosa than thở: “Thời gian trước có vài vạn công nhân làm việc, không khí sôi sục lắm. Thế nhưng, vào dịp này chẳng còn nhiều công nhân vào chỗ tôi uống nước nữa.”

PV Infonet đi khảo sát một vòng các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí thì đều chung tình trạng ế ẩm, lượng khách đến đặt phòng, ăn uống giảm mạnh.

h1Vườn bia Phú Sơn hầu như vắng bóng khách

Anh Trần Thái Sơn – Chủ loạt nhà hàng, khách sạn, quán cà phê mang tên “Phú Sơn” (tại P. Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh) chia sẻ: “Sau sự cố môi trường biển miền Trung, Formosa hoạt động không sôi động như trước nữa nên hoạt động kinh doanh, buôn bán của tôi ảnh hưởng hết sức nặng nề.

Nếu như trước đó, mỗi tháng doanh thu của tôi có thể đạt 3 tỉ đồng nay cố gắng lắm cũng chỉ là 500 đến 600 triệu đồng/ tháng.

Doanh thu giảm nên buộc tôi phải cho các nhân viên nghỉ việc. Nếu sắp tới tình hình không khả quan có thể tôi sẽ tìm một địa chỉ khác để đầu tư.” – Anh Sơn cho biết.

Chị Nguyệt – người quản lý nhà nghỉ, khách sạn Anh Bảo (đóng tại phường Kỳ Liên, T.X Kỳ Anh) cho rằng, các năm từ 2011 đến 2013, khách sạn luôn kín phòng, kể từ sau sự cố môi trường khách sạn dần dần vắng khách. Ông chủ khách sạn là người Đài Loan đã cùng gia đình về từ trước Tết nhưng đến nay chưa thấy sang lại”.

“Hôm nay, có một công ty trong Formosa ra, họ mới làm hợp đồng thuê 12 phòng ở. Hy vọng, trong thời gian tới, nếu Formosa đi vào hoạt động giai đoạn 2 thì tình trạng ế ẩm may ra mới hết.” – bà Nguyệt nói.

Doanh thu giảm 70%

h1Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh được đầu tư với số vốn 300 tỉ đồng cũng đang trong tình trạng èo uột. Trước đó, công suất phòng là 95% nay chỉ được 30% .

Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh (đóng tại KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh) cũng nằm trong tình trạng tương tự. Thời gian trước, đây là địa chỉ cho các đoàn khách cao cấp trong nước và quốc tế đến làm việc và nghỉ ngơi nhưng nay đã vắng bóng hẳn.

Ông Lưu Hải Đằng, Phó Giám đốc phụ trách nhân sự Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh cho hay, khách sạn được đầu tư 300 tỉ đồng với tổng 246 phòng, sau sự cố môi trường hồi năm 2016, công suất phòng và doanh thu của khách sạn giảm ghê gớm. Trước đó, công suất phòng là 95% nay chỉ gắng gượng được có 30%. Doanh thu bây giờ chỉ khoảng 2 tỉ đồng/ tháng trong khi trước đó là 8 tỉ đồng.

“Kể từ sau sự cố môi trường vào tháng 4/2016, tình hình có vẻ đã khá hơn, đã có lúc có những hợp đồng định chạy công suất phòng lên khoảng 70 – 80% nhưng lại bị sự cố như mấy hôm vừa rồi (tin đồn video formosa xả thải ra nước màu đỏ – NV) thế là các đoàn khách của Nhật với khách nước ngoài người ta lại rút lại hợp đồng.” – ông Đăng nói.

Bà Đoàn Thị Mỹ – Trưởng phòng Văn hóa thị xã Kỳ Anh thông tin: “Hiện tại, toàn thị xã Kỳ Anh và Khu kinh tế có 63 nhà nghỉ và khách sạn.

Sau những sự cố về môi trường và những tin đồn thất thiệt liên quan đến môi trường thì tất cả các hoạt động của nhà hàng, khách sạn, quán karaoke đều vắng khách, doanh thu giảm đến 70%.”

“Sau Tết, tình hình có khá hơn khi sự cố môi trường đã phần nào khắc phục, các doanh nghiệp đang quay trở lại đây để đầu tư tiếp nên sẽ kích cầu được các dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi” – Bà Mỹ cho biết.

Một số hình ảnh PV ghi lại cảnh vắng vẻ, èo uột tại KKT Vũng Áng những ngày cuối tháng 2:

h1

h1Chuỗi nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí của anh Sơn trước kia được ví như một khu Ma Cao thu nhỏ, lượng người đổ về đây tấp nập nhưng đến nay việc kinh doanh, buôn bán đình trệ hoàn toàn.

h1Do lượng khách mua sắm giảm nên rất nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa nghỉ hoặc chờ chuyển nhượng.

h1Các phòng trọ được xây cho công nhân hoặc lao động tự do thuê đều không còn người thuê nữa, khác hẵn trước đây, 1 phòng có thể có vài người ở.

h1Một số cửa hàng mới mở cố gắng cầm cự cho qua những ngày tháng khó khăn

h1Trung tâm Tân Khang Phú với các chuỗi nhà hàng, khách sạn, karaoke, văn phòng cho thuê cũng vắng lặng.

h1Chị Nguyễn Thị Ý, chủ nhà hàng Hoành Sơn cho biết, quán chị trước kia có rất nhiều khách nước ngoài đến ăn. Thế nhưng, sau khi sự cố môi trường thì lượng khách đến ăn ít hẳn, nhà hàng giờ một ngày chỉ vài bàn ăn, thậm chí có những ngày không một người nào đến đặt bàn.

h1Nhà hàng này do không còn duy trì được lượng khách đến ăn uống nên đã đóng cửa từ lâu. Chủ quán người Đài Loan đã về nước chờ cho tình hình khả quan trở lại thì mới mở cửa.

h1Các năm từ 2011 đến 2013 khách sạn luôn kín phòng, kể từ sau sự cố môi trường khách sạn dần dần vắng khách. Hôm nay, có một công ty trong Formosa ra, họ mới làm hợp đồng thuê 12 phòng ở.

Khu kinh tế Vũng Áng (KKT VA) có diện tích 22.781ha, là một trong năm khu kinh tế ven biển trọng điểm được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2013-2015; được Chính phủ quy hoạch phát triển các ngành trụ cột có ý nghĩa chiến lược quốc gia bao gồm: Khu liên hợp luyện gang thép công suất 22 triệu tấn/năm; Trung tâm Nhiệt điện 6.300MW; Cảng nước sâu công suất 50 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 82 triệu tấn/năm vào năm 2020; Trung tâm lọc hóa dầu công suất 16 triệu tấn/năm; tổng kho ga xăng dầu và khí hóa lỏng phục vụ khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam và nước CHDCND Lào.

Cảng nước sâu cảng Vũng Áng – Sơn Dương được xây dựng cho tàu có trọng tải 300.000 tấn cập cảng; quy hoạch của cảng gồm có 59 cầu cảng đã triển khai xây dựng 18 cầu cảng đã bắt đầu đi vào khai thác.

Từ cảng Vũng Áng – Sơn Dương theo tuyến hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu và các nước khác trên thế giới.

Người Việt bị bắt ở trại cần sa ‘khổng lồ’ tại Anh

Cảnh sát phát hiện trang trại gồm hàng ngàn cây cần sa trị giá khoảng 1 triệu bảng khi họ đột kích vào hầm hạt nhân Chilmark. ảnhWILTSHIRE POLICE
Cảnh sát phát hiện trang trại gồm hàng ngàn cây cần sa trị giá khoảng 1 triệu bảng Anh khi họ đột kích vào hầm hạt nhân Chilmark.

Bảy người đàn ông trong đó có năm người Việt bị cảnh sát Anh bắt hôm 22 tháng Hai khi họ bố ráp một trại trồng cần sa quy mô lớn ở hạt Wiltshire, vùng Tây Nam nước Anh.

Tổng giá trị của hàng ngàn cây cần sa được phát hiện ở trại này, từng là hầm trú ẩn hạt nhân do chính phủ Anh xây, lên tới hơn 1 triệu bảng Anh.

Plamen Nguyen, 27 tuổi, Martin Fillery, 45 tuổi, và Ross Winter, 30 tuổi bị đưa ra tòa ở Swindon, Anh và buộc tội bắt người khác làm nô lệ (slavery) và khai thác, hưởng dụng khổ sai (servitude).

Bốn người đàn ông Việt Nam khác, đều trên 18 tuổi, là những người chăm sóc cần sa, bị bắt tại hầm khi cảnh sát bố ráp địa điểm này. Họ được thả và chưa bị buộc tội trong khi cảnh sát tiếp tục xử lý vụ việc, Cảnh sát Wiltshire cho BBC hay hôm 27/2.

Nguyen và Winter, từ Bristol, và Fillery từ Bridgewater, Somerset, còn bị buộc tội thông đồng sản xuất thuốc gây nghiện Loại B và câu trộm điện.

Cảnh sát Wiltshire nói ba người đàn ông này trước đây đã bị bắt nhưng được thả mà không bị kết án. Lần này, họ sẽ bị giam đến ngày ra tòa Salisbury hôm 29 tháng Ba.

Điều kiện làm việc dưới hầm này là rất tồi tệ, Thanh tra Cảnh sát Paul Franklin nói với tờ Guardian.

“Đây là lao động nô lệ. Không có ánh sáng trời, không có nước máy, họ phải mang nước từ ngoài vào. Đây là lao động chân tay cực khổ – không đơn giản là xách bình tưới nước đi tưới cây. Tôi rất sốc vì phạm vi của trại này. Không có không khí , chỉ có mùi nồng nồng, ẩm ướt của cây cần sa tỏa ra khắp nơi.”, ông Paul cho biết.

Hàng ngàn cây cần sa bị phát hiện khi cảnh sát bố ráp hầm trú ẩn Chilmark ảnhWILTSHIRE POLICE
Hàng ngàn cây cần sa bị phát hiện khi cảnh sát bố ráp hầm trú ẩn Chilmark

Trại cần sa khổng lồ

Trang trại cần sa này được phát hiện ở nằm ở một hầm tránh bom cũ của Bộ Quốc phòng Anh, được xây dựng trong những năm 80 để bảo vệ các quan chức chính phủ trong trường hợp có cuộc tấn công hạt nhân.

Cảnh sát cho biết trang trại này “gần như là không vào được”, và họ phải đợi các nghi phạm ra khỏi hầm rồi mới tiếp cận được.

Thanh tra Cảnh sát Paul Franklin, nói chỉ tới khi cảnh sát bước qua cánh cửa chống bom hạt nhân, họ mới thấy rõ quy mô “khổng lồ” của trại này.

“Có khoảng 20 phòng trên hai tầng trong hầm này, mỗi phòng có chiều dài trên 60 mét, rộng trên 21 mét.”.

“Gần như mỗi phòng được biến thành nơi trồng cần sa để bán buôn, và có một lượng cần sa lớn từ vụ trước vẫn còn trong hầm.”

Ông nói thêm ông tin rằng đây là “một trong những trang trại lớn nhất đã từng được phát hiện” ở hạt Wiltshire.

BBC

Sự giàu lên của các đại gia làm “nghèo đi” đất nước

Các tỉ phú Việt Nam.
Tường VânĐất đai là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường bất động sản rơi vào tay các đại gia. Nó cũng là “quả bơm nợ” của nền kinh tế, vì tình trạng cho vay bất động sản quá nhiều làm cho các ngân hàng phải ôm những khoản nợ xấu lớn. Và “giới siêu giàu ngày càng đông – nợ công Việt Nam ngày càng lớn” đó là khẳng định của nhà nghiên cứu cao cấp tại Bộ Công Thương ông Phạm Tất Thắng.

Đất đai là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường bất động sản rơi vào tay các đại gia.

Tỷ phú Việt Nam & Tỷ phú thế giới: “Hai thái cực” làm giàu

Người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới. Đất nước Israel tuy nhỏ, nhưng lại là cái nôi của vô số những công nghệ, phát minh mới nhất với chất lượng vô cùng vượt trội. Các tỷ phú thế giới hầu như là người Do Thái, riêng tại Mỹ tỷ phú là người Do Thái chiếm 48% trong tổng số các tỷ phú. Những vị tỷ phú này có những phát minh sáng chế phục vụ không chỉ cho quốc gia của họ mà còn phục vụ cho cả thế giới.

Điển hình như tỷ phú Bill Gates, có bản quyền có sáng chế và phần mềm Microsoft là một đóng góp rất quan trọng cho tiến bộ của xã hội. Còn Elon Musk, với ô tô Tesla và với nhiều dự án khác như SolarCity cũng có những đóng góp rất là quan trọng. Một nhân vật không thể không nhắc đến đó là tỷ phú Mark Zuckerberg với phát minh Facebook, đóng góp này đã giúp cho hàng tỷ người trên thế giới chia sẽ thông tin, gởi gắm thông điệp cho nhau 1 cách nhanh nhất. Đây là một sự đóng góp sáng tạo và có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực công nghệ.

Năm 2016 được đánh giá là xuất hiện nhiều tỷ phú nhất. Trong danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, mới được công bố có đến một nữa là tỷ phú bất động sản. Những vị tỷ phú này đã không làm giàu nhờ sản xuất và kinh doanh hợp pháp, mà dựa trên tham nhũng, trốn thuế và những hoạt động bất hợp pháp. Họ không đóng góp nhiều cho nền kinh tế, họ cũng không có đóng góp gì vào công nghệ, “họ không có bằng sáng chế, phát minh”, và năng lực cạnh tranh quốc tế của họ “rất hạn chế, thậm chí có thể gây bất ổn về lâu dài. Nếu như những tỷ phú Việt làm giàu theo cách thức của người Do Thái thì nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt xa Mỹ.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh cũng cho rằng: “họ là sản phẩm của thể chế hiện hành, của chủ nghĩa tư bản hoang dã”, khác hẳn với Bill Gates hay Elon Musk.Mừng hay lo về việc xuất hiện nhiều tỷ phú bất động sản Việt Nam

Theo báo cáo Thịnh vượng 2016 (Wealth Report) của Night Frank, hiện Việt Nam có hơn 12.000 tỷ phú đô la tăng hơn 350% trong 1 thập kỷ qua. Riêng trong năm 2015, Việt Nam có 168 người siêu giàu có tài sản từ 30 triệu USD trở lên. Giới siêu giàu ở Việt Nam được dự báo là sẽ tăng 140%, lên tới hơn 400 người trong thập niên tới.

Tuy nhiên, nhiều đại gia trong số này đã không làm giàu nhờ sản xuất và kinh doanh hợp pháp, mà dựa trên việc mua chính sách, quan hệ thân hữu, trốn thuế và những hoạt động bất hợp pháp. Điển hình như những đại gia: Trịnh Văn Quyết, Lê Phước Vũ, Dương Công Minh, Phạm Nhật Vượng, Vũ Văn Tiền, Vũ Quang Hội hay Lương Trí Thìn…

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng nhận định tin về các tỷ phú chưa hẳn tin tốt lành cho nền kinh tế: “Điều đáng ngại nhất là họ ăn chênh lệch giá, họ giàu lên một cách rất nhanh chóng mà họ không có sáng kiến, phát minh, không có đóng góp gì cho sự phát triển của lực lượng sản xuất cả.”

Lách thuế cực kỳ gian xảo

Dự án Thép Cà Ná của ông chủ tập đoàn Hoa Sen đại gia Lê Phước Vũ đã minh chứng cho điều này. Ngành luyện Gang Thép là một ngành công nghiệp gây ô nhiễm, tổn hại nhiều tới hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Với một Formosa chưa tiên liệu được hậu quả môi trường khiến cả Miền Trung và nhân dân cả nước gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.

Nay đến dự án thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận, mặc dù vấp phỉ sự phản đối quyết liệt của dư luận trong cả nước nhưng chính quyền nơi đây vẫn thông qua dự án và ưu ái rất nhiều. Ông Lê Phước Vũ từng lớn tiếng khẳng định: “Nếu dự án thép Hoa Sen Cà Ná gây ô nhiễm môi trường, sẽ đóng cửa nhà máy và giao toàn bộ tài sản cho Nhà nước; không xả thải một giọt nào ra biển”. Không hiểu ông Vũ căn cứ vào đâu mà tuyên bố mạnh miệng như thế? Trong khi máy móc ông sử dụng là của Trung Quốc, công nghệ làm thép thì lạc hậu không thua gì Formosa đang sử dụng.

Mới đây, tại dự án này ông Vũ đã tách biệt thành 3 công ty, với 3 pháp nhân khác nhau. Chỉ động thái nhỏ này thì ông Vũ thu về khoản tiền “khủng” từ việc cho thuê đất trong 70 năm của dự án lẽ ra phải đóng vào ngân sách nhà nước. Chưa gì ông Vũ đã “lồi đuôi cáo” liệu lời hứa của ông về việc bảo vệ môi trường có giá trị hay không?

Kinh doanh thiếu đạo đức như thế, nếu xảy ra sự cố thì ông có khắc phục hậu quả hay không? Hay lại xin đi nước ngoài chữa bệnh? Nghịch lý thay, ông chủ Hoa Sen thì ngày càng giàu sụ nhờ “chiêu trò” lách tiền thuê đất, người dân nơi đây phải đối mặt thảm họa môi trường của Fomosa thứ 2 đang sắp xảy ra.

Ông chủ Hoa Sen thì ngày càng giàu sụ nhờ chiêu trò lách tiền thuê đất, người dân nơi đây phải đối mặt thảm họa môi trường của Fomosa thứ 2

Tham nhũng “chính sách”

Không những thế, những tỷ phú BĐS tạo mối quan hệ với giới quyền lực bằng cách chia sẻ địa tô như: chênh lệch giá đất, khai thác khoán sản, phá rừng. Họ và nhóm lợi ích xem hệ thống chính quyền như “công cụ” làm lợi cho họ, điều đó gây thiệt hại cho cộng đồng, quốc gia.

Điển hình vụ cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ của các tập đoàn: Vingroup, T&T, và Tân Hoàng Minh. Được xem là ví dụ cho trường họp “tham nhũng chính sách”.

Trong khi báo chí trong nước gần như “lãng quên” vụ này thì Facebooker là Nguyễn Anh Tuấn nhà hoạt động xã hội Đà Nẵng đã đi tìm hiểu thông tin. Việc thâu tóm khu đất vàng với giá rẻ của các tập đoàn này là sự mất mát không gian công cộng mà còn làm thiệt hại cho nền kinh tế. Ban đầu khu đất vàng 50 Giảng Võ được quy hoạch làm triển lãm, không thu hút nhà đầu tư. Các tập đoàn Vingroup, T&T, và Tân Hoàng Minh mua với giá chỉ 21,5 triệu đồng/m2. Sau một thời gian chính quyền Hà Nội có chính sách quy hoạch xây chung cư cao cấp, và giá thị trường lúc này là khoản 200–300 triệu đồng/m2.

Như vậy để giành lấy khu đất này, họ đã tung tin giả, làm lũng đoạn thị trường, mua được chính sách làm lợi cho mình. Trong khi người dân phải bỏ ra chi phí rất cao để sở hữu nhà ở khu này.

Quan hệ thân hữu

Những doanh nghiệp bình thường khó mà có thể tiếp cận được chính sách quy hoạch đất đai. Mà chỉ những DN BĐS lớn có “quan hệ thân hữu” mới tiếp cận được. Họ khai thác triệt để mối quan hệ này bằng cách: Họ nhờ giới quan chức thu hồi đất giá thấp, rồi bán lại cho khách hàng giá cao gấp mấy trăm lần, nhờ vậy mà họ trở thành những triệu phú, tỷ phú rất nhanh trong lĩnh vực này.

Phạm Chi Lan nói: “Cái “được” của ngành bất động sản đi kèm cái “mất” của hàng ngàn người dân bị mất sinh kế, tạo nên nỗi bức xúc lớn cho xã hội.”

Vụ sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất của đại gia Dương Công Minh là minh chứng khác. Sân golf này chỉ phục vụ giải trí không đóng góp gì vào sản xuất, cũng như công nghệ, mà gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế. Mặt cho máy bay không có chỗ đỗ, sân bay ùn tắc vì quá tải, sân golf của đại gia này vẫn nằm hiên ngang uy hiếp an toàn bay và tính mạng người dân thành phố. Bất chấp lời kêu gọi giao lại đất mở rộng sân bay của cử tri va người dân thành phố, nhưng sân golf của ông vẩn thản nhiên nằm đấy như đang thách thức dư luận và chính quyền sở tại. Trên thế giới xưa nay chưa có tiền lệ như thế này.

Sở dĩ, ông Minh bất chấp dư luận phản đối, bất tuân quy định pháp luật là do có sự hậu thuẫn từ phía quân đội. Nhóm lợi ích thật khổng lồ, nếu đất nước tồn tại những nhóm lợi ích như thế này, liệu nên kinh tế có phát triển hay không?

Gây bất ổn cho xã hội

Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên môi trường năm 2014 có tới 3.300 đơn thư tố cáo khiếu nại, tranh chấp đất đai chiếm hơn 97% trong tổng số đơn tố cáo. Năm 2015 có tới 64% khiếu nại tố cáo. Việc khiếu nại tranh chấp đất đai, chiếm tỷ lệ cao và có chiều hướng phức tạp, gây mất trật tự an toàn xã hội tạo ra dư luận tiêu cực trong xã hội và nhân dân. Điều này gây tốn kém tiền bạc, thời gian khi người dân phải khiếu kiện đòi quyền lợi chính đáng.

Cụ thể vụ dân khiếu nại tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn tại thôn Hồng Thắng (xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa của tập đoàn FLC – ông Trịnh Văn Quyết đền bù giá đất không thỏa đáng, giá đất rẻ như “mớ rau, con cá”. 28 hộ dân sẽ phải dời đi, dành 20ha đất cho FLC thực hiện dự án này tiền đền bù GPMB 1,2 triệu đồng/m2, mua đất làm nhà mới 2,5 triệu đồng/m2.

Không chỉ tàn phá rừng phòng hộ, FLC còn cướp đất dân, ngang nhiên ngăn đường, cấm biển không cho người dân đi lại và đánh bắt cá, đẩy người dân vào bước đường cùng. Quá bức xúc, Ông Ngô Hữu Dương (thôn Hồng Thắng, Quảng Cư) nói: “Chúng tôi đã chấp nhận nhường cho FLC rất nhiều, từ đồng ruộng, bãi tôm, bãi biển, rừng phòng hộ, nay chỉ còn cái nhà để ở FLC cũng muốn lấy nốt làm biệt thự. Sao chính quyền lại có thể đứng ra lấy đất của dân với giá rẻ mạt giao cho doanh nghiệp thế được?”.

Theo các thông báo của UBND thị xã Sầm Sơn, hộ gia đình ở vị trí 1 đường Thanh Niên sẽ được đền bù với giá 2,5 triệu đồng/m2; vị trí 2, 3 chỉ có từ 1,2-1,4 triệu đồng/m2. Thực tế, giá thị trường đang giao dịch ở khu vực này, vị trí 1 có giá từ 40 -50 triệu đồng/m2.

FLC không thể hung hăng ngang ngược nếu không có sự hậu thuẫn của chính quyền Thanh Hóa. Nghe đâu giữa Trịnh Văn Quyết và Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến có mối “giao tình” thâm sâu, đến nỗi ông này còn chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chi tiền ngân sách thu hồi đất cho FLC của Quyết nhanh chóng lấy được đất. Lẽ ra việc đền bù GPMB là của doanh nghiệp và người dân, nhưng ông Chiến đã dùng quyền lực của mình để đẩy nhanh tiến độ. Liệu chăng đây là điển hình cho mối quan hệ thân hữu của giới kinh doanh? Có hay không những phong bì “lót tay” không hề nhỏ để ông Quyết sai khiến cả chính quyền Thanh Hóa?

Trong khi người dân nghèo Thanh Hóa đang rơi nước mắt thì ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vẫn tươi cười sau mỗi dự án được thi công.

Bị ép giá đền bù, người dân phải chịu cảnh mất nhà mất đất, vào khu tái định cư thì phải mua đất với giá cao. Phải chăng số tiền chêch lệch đó di vào túi của ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết và nhóm lợi ích?

Để khép lại bài viết, xin trích dẫn khẳng định của ông Phạm Tất Thắng, Cố vấn Cấp cao Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương): “Sự tăng vọt về số người siêu giàu của Việt Nam lại tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng GDP của đất nước. Nhiều tỷ phú USD nhưng lại không có nhiều người giàu lên nhờ sản xuất hàng hóa có phẩm chất cao, tạo thêm việc làm đóng góp vào GDP hoặc tham gia vào phát triển bền vững. Chính điều này làm cho nợ công tăng cao”.

Giới siêu giàu ngày càng đông, nợ công Việt Nam ngày càng lớn. “Điều này chứng tỏ sự giàu lên của đa số “đại gia” lại làm nghèo đi đất nước.” – ông Thắng kết luận.

Tường Vân

Nguồn BlueVN

Chuẩn bị xét xử ‘đại án’ Hà Văn Thắm

hvt oceanbank ảnhBAOMOI
Hai nhân vật chính của vụ án; Hà Văn Thắm (trái) và Nguyễn Xuân Sơn (phải)

Thông tin từ báo chí trong nước cho biết phiên sơ thẩm vụ ‘đại án’ kinh tế Hà Văn Thắm sẽ được Tòa án TP. Hà Nội xét xử từ ngày thứ Hai 27/2 và dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 21/3.

Theo cáo trạng, khi còn giữ cương vị Chủ tịch của Oceanbank, ông Hà Văn Thắm, 45 tuổi, đã để xảy ra nhiều vi phạm nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng, gây thiệt hại nặng nề cho Oceanbank và các cổ đông, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước Việt Nam.

Bình luận với BBC, hôm 26/2 từ Hà Nội, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, chuyên gia về chính sách công từ Học viện Chính sách & Phát triển, nói:

“Đây là một vụ được cho là khá nghiêm trọng và có nhiều mối liên hệ, ràng buộc khác nhau, không chỉ kinh tế, mà còn rất nhiều vấn đề khác liên quan thể chế kinh tế hiện nay.

“Thực ra đây là hậu quả tất yếu của một thời kỳ bùng nổ tín dụng, cũng như khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong nhiệm kỳ trước do quản lý yếu kém của nhà nước, cũng như tầm nhìn về kinh tế, mà nó dẫn tới gần như hệ thống tín dụng, ngân hàng của nhà nước lâm vào tình trạng cho đến nay vẫn chưa giải quyết hết hậu quả,” nhà phân tích từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư nói với chuyên mục Trao đổi cuối tuần này của BBC Việt ngữ.

Ba tội danh

hvt oceanbankảnhBAOMOI
Ông Hà Văn Thắm khi còn giữ chức Chủ tịch HĐQT Oceanbank

Từ Sài Gòn, Tiến sỹ Kinh tế Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nói:

“Ông Hà Văn Thắm bị bắt vào tháng 10/2014, trước một kỳ họp Quốc hội, và ba tháng sau diễn ra một cuộc lấy phiếu tín nhiệm thăm dò nhân vật nào có uy tín nhất trong Bộ Chính trị… Ông Hà Văn Thắm bị bắt ba tháng sau cuộc khủng hoảng Ngân hàng Xây dựng ở chỗ ông Phạm Công Danh và vụ án Phạm Công Danh đã vừa xử rồi, thất thoát khoảng 9 ngàn tỷ đồng.

“Trường hợp Ngân hàng Đại Dương, con số thất thoát hiện nay theo tôi biết ‘có thể lớn hơn’ cáo trạng,” ông Phạm Chí Dũng nói với BBC hôm Chủ nhật.

Theo truyền thông Việt Nam, cùng bị xét xử với nguyên Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm còn có 47 bị cáo khác, cùng với ba tội danh: “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Thông tin cũng nói phiên xét xử sơ thẩm sẽ do thẩm phán Trần Nam Hà làm Chủ tọa phiên tòa và có hơn 30 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo cũng như những người liên quan. Dự kiến sẽ có gần 600 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được triệu tập tới tòa.

Bên cạnh đó, cáo trạng cũng nói rõ Hà Văn Thắm trong một vụ việc khác, đã chỉ đạo cấp dưới giải quyết cho Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng) vay tiền thông qua Công ty Trung Dung, trái với qui định về điều kiện vay vốn, tài sản đảm bảo và sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đã gây thiệt hại cho Oceanbank gần 350 tỉ đồng.

Cáo trạng còn nói ông Thắm đã bàn bạc, thống nhất với Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng giám đốc Oceanbank) đề ra chủ trương, thực hiện thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức ký hợp đồng dịch vụ “thu phí” của khách hàng.

Cáo trạng cho biết, tính từ năm 2010 đến 2014, là thời điểm bị khởi tố và bắt tạm giam, Hà Văn Thắm cùng hàng chục bị cáo trong vụ án đã gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền gần 2.000 tỷ VNĐ.

Mời quý vịbấm vào đường dẫn này để theo dõi Trao đổi Cuối tuần hôm 26/2 với khách mời của BBC Việt ngữ là PGS. TS Phạm Quý Thọ, chuyên gia Chính sách công từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Tiến sỹ Kinh tế từ Sài Gòn, về vụ xử liên quan ông Hà Văn Thắm; và sự kiện riêng rẽ – chấm dứt vai trò quản trị của cha con ông Trầm Bê tại Ngân hàng Sacombank.

BBC

Nguyễn Nhật – Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Con đường đi từ Formosa đến vành móng ngựa

Chính Quang

Nguyễn Nhật- Thứ trưởng Bộ GTVT, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Nguồn: internet

Theo thông báo chính thức của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), từ ngày 15 đến ngày 17/2, Ủy ban đã họp kỳ thứ 11, xem xét, kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng (BCSĐ) UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cá nhân liên quan đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.

UBKTTW đã chỉ rõ trách nhiệm chính thuộc về ông Võ Kim Cự, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (2008-2010) và Nguyễn Nhật (sinh năm 1961), nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nay là Thứ trưởng Bộ GTVT, chịu trách nhiệm chính khi phụ trách công tác liên quan trực tiếp tới đối tác Formosa Hà Tĩnh và giải phóng mặt bằng dự án.

Vậy Nguyễn Nhật chịu trách nhiệm như thế nào trong vụ việc này?

1) Nguyễn Nhật có dấu hiệu cố ý làm trái pháp luật:

Nguyễn Nhật cùng với Võ Kim Cự đã cố tình làm trái pháp luật về đầu tư, do đối với loại dự án như Formosa Hà Tĩnh cần có hai quyết định bắt buộc là:

(a) Quyết định của TTCP cho phép đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Điều 37 (Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư);

(b) Ngoài ra đối với dự án với thời hạn đầu tư 70 năm phải được Chính phủ quyết định (Luật Đầu tư 2005, Điều 52 “Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.” Lưu ý rằng Hiến pháp 2013, Điều 95 nêu rõ Chính phủ là gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.., chứ không phải của Thủ tướng)

Nhưng thực tế đến thời điểm hiện tại dự án Formosa Hà Tĩnh chưa có 2 quyết định này; tuy  nhiên Nguyễn Nhật và Võ Kim Cự đều lý giải rằng Thủ tướng Chính phủ và các Bộ/ ngành đã đồng ý, và dự án này nằm trong khu kinh tế Vũng Áng. Lý luận của Nhật và Cự là lấp liếm, là chống chế mà thôi, do khu kinh tế này Thủ tướng mới chỉ phê duyệt đến năm 2025. Vì vậy quá rõ ràng Nguyễn Nhật và Võ Kim Cự đã có hành vi cố ý làm trái pháp luật.

h2Nguyễn Nhật (thứ 2 từ phải qua), tay đút túi quần chỉ đạo triển khai nhanh dự án Formosa. Nguồn: internet

2) Nguyễn Nhật có dấu hiệu bất chấp các quy định pháp lý, tạo ưu đãi cho Formosa về thuế, phí…

Ngoài việc cấp phép cho Formosa khởi công xây dựng dự án 70 năm trái pháp luật, Nguyễn Nhật tham mưu chính và cùng Võ Kim Cự triển khai hàng loạt chủ trương và hành động bất chấp các quy định pháp lý như

(a) Chỉ đường cho Formosa cách chạy để hưởng hàng loạt ưu đãi, rõ ràng nhất và thiệt hại cho nhà nước nhất là cho Formosa được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;

(b) Cam kết ưu đãi khi dự án đi vào hoạt động, UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án;

(c) Sau khi quyết toán thuế, nếu bị lỗ thì Formosa được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế, thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm;

(d) Formosa được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng để tạo tài sản cố định của dự án trong 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm phải nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được;

(e) Formosa được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao, bao gồm cả thu nhập thường xuyên và không thường xuyên, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài, làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng;

(g) Formosa được hỗ trợ giảm 50% chi phí quảng cáo trên Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh truyền hình Hà Tĩnh cho sản phẩm mới của nhà máy trong thời gian 1 năm.

3) Với vai trò chỉ đạo chính, Nguyễn Nhật vi phạm pháp luật về thu hồi, bồi thường, cưỡng chế, tái định cư,… cho các hộ dân trong dự án Formosa:

(a) Cho thuê 33 km2 đất, (để dễ so sánh, diện tích này lớn gấp 1,2 lần diện tích Ma Cao – Trung Quốc; tương đương diện tích của 4 quận nội thành Hà Nội: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng), gồm đất liền và bờ biển chạy dọc gần Đèo Ngang đến đường xuống cảng Vũng Áng, Kỳ Anh – Hà Tĩnh cho Tập đoàn Formosa, Đài Loan – Trung Quốc để làm dự án đầu tư. Với thời hạn 70 năm, giá thuê 96 tỷ đồng VN trong 70 năm ( tức là chỉ khoảng 3,45 đồng/1m2 /01 tháng; có nghĩa là nhịn uống 1 ly nước trà 5.000 đồng thì thuê được 1450 m2 đất mà Nguyễn Nhật – Võ Kim Cự cho Formosa thuê tại Vũng Áng trong 1 tháng).

(b) Trong quá trình triển khai, Nguyễn Nhật đã cho Formosa đã đào một con sông và xây “chiến lũy” chạy dọc theo đường Quốc lộ 1A, trở thành như một vùng lãnh thổ “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trên vùng đất này. Chính quyền huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh gấp rút triển khai ép buộc, cưỡng bức hơn 1.300 nghìn hộ dân với khoảng 33.000 nhân khẩu rơi vào cảnh cùng cực, đền bù không đúng, tái định cư đưa dân đến nơi như “ấp chiến lược”, không còn lối thoát cho cuộc sống hôm nay và mai sau.  Người dân ở Kỳ Anh đã bức xúc, kêu cứu nhiều năm trước, một vài dẫn chứng cụ thể là:

+ Dự án trên, đã triển khai thực hiện không đúng Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của khu kính tế Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Đáng chú ý là trong các Quyết định trên của Thủ tướng đã nói rõ về khu dân dụng: “Các khu tái định cư: các hộ dân không gắn với nghề biển được bố trí đan xen trong các khu đô thị mới; các hộ dân gắn liền với nghề biển được bố trí ở ven sông Quyền thuộc xã Kỳ Hà và khu vực phía Tây núi Bàn Độ; các hộ dân làm nông nghiệp được bố trí ở chân núi Hoành Sơn phía Nam quốc lộ 1A đã nắn tuyến. Các khu dân cư nông thôn: được giữ nguyên vị trí hiện trạng; đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và tạo việc làm cho các cư dân trong độ tuổi lao động”.

Đau đớn thay! Đất dưới chân núi Hoành Sơn phía Nam quốc lộ 1A đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện đã giao cho doanh nghiệp hoặc bán cho tư nhân. Dẫn đến đất tái định cư cho dân được tiến hành “lấy chỗ này đập chỗ khác”, dân được định cư thì đưa lên vùng đồi núi; nhiều gia đình không có đất để làm nông nghiệp, không làm được nghề biển,… tập trung như: “Ấp chiến lược”, gió bấc, gió lào, nuôi gà gà chết, nuôi chó chó bỏ đi, dân chỉ biết ngẩng mặt lên trời mà kêu than;

+ Nguyễn Nhật đã chỉ đạo cấp huyện triển khai vi phạm pháp luật đất đai, không có quyết định thu hồi đất của từng hộ gia đình, vấn đề này đã được UBKTTWĐảng kết luận; thời gian đó nhiều văn bản không đưa bản chính mà chỉ đưa bản photo cho dân, số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng không công bố cụ thể mà chỉ bắt ép dân đến lấy, còn bao nhiêu tiền đúng sai dân khiếu nại không cần biết. Như hộ gia đình ông Nguyễn Đình Phiên ở xã Kỳ Thịnh: tại Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường cho gia đình ông Nguyễn Đình Phiên là 962 triệu đồng, nhưng UBND huyện Kỳ Anh đưa 03 văn bản cùng số (018/BBTT) không đóng dấu, nhưng cùng ngày (01/10/2010) cho gia đình ông Phiên với ba mức giá bồi thường khác nhau (962 triệu đồng, 636 triệu đồng, 622 triệu đồng); như vậy, gia đình ông Phiên được nhận số tiền nào? Sự chênh lệch và thiệt hại chỉ riêng hộ gia đình ông Phiên là hơn 300 triệu, dân thiệt hại còn tiền đó vào túi ai?

Dân thắc mắc thì không giải đáp, không nhận đền bù thì cưỡng chế, dân phản ứng thì bắt giam xét xử quy tội cho bằng được. Thử hỏi pháp luật ở đâu trên thế giới này có tình trạng như vậy không? Tất cả những bức xúc này gây ra cho dân đều do Nguyễn Nhật chủ mưu và trực tiếp chỉ đạo.

+ Nguyễn Nhật còn sử dụng lực lượng Quân đội để cưỡng chế thu hồi đất của hộ dân, làm trái với chỉ thị của Bộ Quốc phòng (Quyết định số 2766/QĐ-CC ngày 21/11/2011 và Kế hoạch số 259/KH/UBND ngày 30/10/2011 của UBND huyện Kỳ Anh phản ánh điều đó, không khác gì việc triển khai 1 cuộc chiến với dân);

+ Nguyễn Nhật đã áp dụng nhiều giải pháp quái đản, như quy định ai có con cháu, anh em đang làm việc trong Cơ quan huyện Kỳ Anh, thậm chí là trong tĩnh Hà Tĩnh, mà không yêu cầu gia đình nhận tiền bồi thường đền bù, tự nguyện giao trả mặt bằng (dù đúng hay sai) thì bị sa thải, chuyển ngành; ai là đảng viên có nguy cơ bị khai trừ; ai muốn đăng ký kết hôn, xin xác nhận lý lịch, hay khai sinh cho con mới sinh, xin xác nhận thẩm tra lý lịch vào Đảng,… mà gia đình không nhận tiền đền bù, tự nguyện giao trả mặt bằng,.. sẽ không được giải quyết; dùng mọi biện pháp ngăn cản dân đi hoặc gửi đơn khiếu nại tố cáo đến các cơ quan Trung ương… Thử hỏi trên thế giới này, có nơi nào người dân bị áp bức, bị đè nén đến như vậy không!

4) Nguyễn Nhật cố ý làm trái pháp luật nhiều dự án khác, có dấu hiệu tham nhũng, lợi ích nhóm .

Nguyễn Nhật khi còn làm Tổng Giám đốc Tổng công ty Khoáng sản Hà Tĩnh, chủ yếu làm khai thác và xuất khẩu Titan, chưa biết đưa được lợi ích gì cho quê hương, cho đất nước nhưng có thể nói là một trong những người làm ảnh hưởng đến môi trường của Hà Tĩnh. Nguyễn Nhật kiếm bộn tiền từ xuất khẩu khoáng sản để chạy lên chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài dự án Formosa có “công” làm “biển chết”, còn nhiều dự án khác mà trong đó đơn cử có thể kể đến “rừng hết” và “chợ mất” như sau:

(a) Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có diện tích đất và dân số nhỏ nhất cả nước, khoảng cách từ bờ biển đến biên giới với Lào là ngắn nhất. Có diện tích rừng là 276.000 ha, vậy mà trên 3 huyện giáp Lào là Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê có 12 dự án công trình thủy điện đã, đang và sẽ mọc lên. Những dự án do Nguyễn Nhật-nguyên Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp trực tiếp chỉ đạo – không chỉ góp phần phá hủy rừng núi, cây cối, động thực vật, hệ sinh thái, sông suối; thu hồi đất nông nghiệp – trồng rừng là nguồn sống chính của dân;…mà còn tạo nên những “quả bom nước” có thể vỡ bất cứ lúc nào nhấn chìm và cuốn trôi nhà cửa, tài sản và tính mạng người dân

(b) Nguyễn Nhật dùng thủ đoạn để tham nhũng, lợi ích nhóm trong 02 dự án chuyển dời 02 chợ truyền thống là Chợ huyện (cũ) Kỳ Anh và Chợ Hồng Lĩnh về tay 2 doanh nghiệp tư nhân; các doanh nghiệp phải lại quả thông qua hai dự án này riêng cho Nguyễn Nhật tổng cộng 18 tỷ đồng

Một con người cơ hội, ra mặt đạo đức giả, bòn vét không từ thứ gì của dân, câu kết với Formosa để đầu độc môi trường biển các tỉnh miền Trung, đẩy người dân lương thiện vào bước đường cùng… như Nguyễn Nhật, dùng tiền kiếm được để luồn lách lên tới Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, rồi khi nghe thấy Formosa có mùi của pháp luật, đã tìm cách chạy khỏi Hà Tĩnh, rồi leo tới chức Thứ trưởng Bộ GTVT…

Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng Nguyễn Nhật chắc chắn không thoát khỏi lao lý, vành móng ngựa và còng số 8 hẳn đang chờ đợi ông ta!

15 điều tới gần cuối đời con người mới nhận ra

Con người ta khi đến tuổi trung niên, trải qua bao thăng trầm cũng là lúc ta thấu hiểu nhiều điều trong cuộc sống.

Vô tình chúng ta học được cách mỉm cười đối mặt với khó khăn, điềm tĩnh giải quyết mọi việc, không cầu những thứ không thể đạt được,thuận theo tự nhiên. Học được cách làm người, làm việc, không còn chạy theo nhưng thứ hào nhoáng, không hiện thực nữa…

1. Sinh mệnh và cuộc sống

Bước qua tuổi trung niên, một ngày trôi qua sẽ mãi mãi không quay trở lại, vì vậy hãy sống vui vẻ mỗi ngày, để mỗi ngày trở nên ý nghĩa hơn.

2. Hạnh phúc và niềm vui

Hạnh phúc sẽ không đến gõ cửa tìm bạn, niềm vui cũng không tự nhiên mà có. Hạnh phúc phải nỗ lực mới có thể đạt được, niềm vui luôn phải tìm kiếm không ngừng. Hạnh phúc và niềm vui phải dùng trái tim để cảm nhận, có cảm nhận được hay không cồn phụ thuộc vào chính bản thân bạn.

3. Tiền bạc

Đừng quá coi trọng tiền bạc, càng không nên quá chi li tính toán, tiền chỉ như vật ngoài thân,sống để vậy chết cũng không mang theo được.Nếu có ai đó cần sự giúp đỡ của bạn, hết lòng giúp đỡ họ cũng chính là một niềm vui, nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui tại sao lại không làm chứ? Tiêu tiền giúp bạn hiểu được tiền có thể kiếm được thì cũng có thể tiêu đi, hãy dùng nó để giúp đỡ bản thân và người khác.

4. Sức khỏe là của bạn

Tiền bạc là con cái, quyền lực chỉ là nhất thời, vinh quang là của quá khứ, còn sức khỏe sẽ mãi là của bạn.

5. Không giống nhau

Tình yêu của cha mẹ giành cho con cái là vô hạn,còn tình yêu của con cái giành cho bố mẹ chỉ là cái gì đó hữu hạn mà thôi. Con cái bị bệnh cha mẹ hết mình chăm sóc, cha mẹ bệnh con cái hỏi thăm qua loa và coi thế là đã đủ. Con cái tiêu tiền của cha mẹ đó là lẽ đương nhiên, cha mẹ tiêu tiền của con cái không dễ dàng như vậy. Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, còn nhà của con cái thì không còn là nhà của cha mẹ nữa. Không giống nhau chính là như vậy, hiểu rằng vì con cái làm tất cả đó không chỉ là nghĩa vụ mà đó còn là niềm vui, không cầu báo đáp,nếu mong muốn sự báo đáp của con cái thì chỉ chuốc lấy muộn phiền.

6. Khi đau ốm thì trông chờ ai?

Trông mong vào con cái? Nằm trên giường bệnh quá lâu sẽ không còn ai chăm sóc bạn. Trông mong vào bạn đời? Bạn đời còn khó thể tự lo cho bản thân, lực bất tòng tâm. Vẫn là trông mong vào đồng tiền, tiền có thể mua được sức khỏe.

7. Quý trọng những thứ hiện tại

Con người thường không biết quý trọng những thứ mình đang có, và luôn có niềm mong muốn mãnh liệt với những thứ chưa đạt được. Hạnh phúc và những điếu tốt đẹp trong cuộc sống sẽ là của bạn tùy vào cách bạn cảm nhận nó như thế nào.

8. Luôn có một tâm thái vui vẻ

Cuộc sông luôn công bằng, biết đủ thì luôn hạnh phúc, làm việc tốt, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui, bối dưỡng các sở thích của bản thân, bạn sẽ một cuốc sống nhiều màu sắc hơn. Dùng tâm thái bình tĩnh đối mặt với mọi điều,chỉ như vậy bạn mới luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

9. Đơn giản, bình thường mới là thật

Quyền cao chức trọng thì được hưởng lộc,nhưng thường dân lại chiếm số đông hơn. Số ít chưa chắc đã hạnh phúc, “số đông” vì thế không cần phải tự ti. Con người vốn không phân cao thấp sang hèn,chỉ cần phấn đấu hết mình vì sự nghiệp cũng coi như là đã có cống hiến, hơn nữa bước qua tuổi trung niên chẳng phải cũng gần về với thiên nhiên rối sao? Ai cũng giống nhau cả. Thực ra làm quan cao không bằng nhiều tiền, nhiều tiền không bằng sống lâu, sông lâu không bằng vui vẻ, vui vẻ không bằng hạnh phúc.

10. Tìm niềm vui ở đâu?

Học tập: đọc sách, đọc báo,dùng máy tính,đánh đàn,đánh cờ,vẽ tranh…Học cái gì tùy bạn lựa chọn, học vừa có thể thêm kiến thức, vừa có thể rèn luyện trí não.

Vận động : bơi, khiêu vũ, tập thể dục, tùy theo sở thích, tăng cường sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần.

Giải trí: đánh mạt trượt, hát hò, bơi lội, chỉ cần bản thân thích đều có thể chơi,kết giao thêm bạn bè.

Kết bạn: Cuộc sống về già nên phong phú hơn, chỉ có vài người bạn thì không đủ,cần có một nhóm bạn già. Bạn bè sẽ giú cuộc sống của chúng ta thêm màu sắc, bớt cô đơn.

11. Công thức để có một gia đình hạnh phúc

“Yêu thương, tôn trọng nhau, biết cách quan tâm và chia sẻ, thấu hiểu và bao dung” bằng “ Gia đình hạnh phúc”

12. Sống vì bản thân mình

Nửa đời người lo nghĩ cho cha mẹ, con cái, gia đình, thời gian còn lại nên sống một cuộc sống dành cho riêng mình! Sống thật vui vẻ, làm những việc muốn làm,hưởng thụ cuộc sống, đừng quan tâm đến những điều người khác nói về mình.

13. Đối mặt với đau khổ

Chịu đựng, chấp nhận và vượt qua nỗi đau đến cuối cùng vẫn hải dựa vào chính bản thân mình, quan trọng là trong thời gain đó bạn chọn cách sống như thế nào.

14. Thuận theo tự nhiên

Nếu bạn đã dùng mọi cách không vẫn không thay đổi được hiện tại chán nản,vậy thì hãy để thuận theo tự nhiên đi! Đây có lẽ là một cách giải thoát, việc không thể làm được thì đừng cố é bản thân.

15. Bình thản đối mặt với sự ra đi

Sinh lão bệnh tử, không ai có thể tránh khỏi,cũng như không thể kháng cự. Nếu ngày đó phải đến, bạn hãy dùng tâm thái bình thản nhất để dối diện với nó, mỉm cười chào đón.

Con người ta khi đi qua nửa đời người mới cảm nhận được cuộc sống rất đơn giản, bạn hãy hết mình hưởng thụ cuộc sống của mình.

Theo LNCS

Phát hoảng với kiểu đi chùa của người Việt thời nay

Xưa ông bà ta có dạy rằng: “Đi đến chốn tâm linh đừng cầu tài lộc mà chỉ cầu bình an”. Nhưng bây giờ, người ta đến chốn linh thiêng để xin cầu đủ thứ từ học hành đỗ đạt, thăng quan tiến chức. Để sòng phẳng, họ “mua chuộc, đút lót”, dúi tiền vào tay tượng Phật để cầu mong Phật chứng cho lòng thành.

Thói dung tục và lòng tham con người

Trước thực trạng người dân đi lễ chùa thường có thói quen rải tiền lẻ ở trên bàn thờ, nhét tiền vào kẽ tay chân của tượng Phật, trao đổi với Đất Việt, ngày 23/2, GS.TS Ngô Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho biết: “Tuy cùng tôn thờ đạo Phật, ở cùng khu vực nhưng cách thể hiện, cúng tiến của người dân Lào, Campuchia rất văn minh, khác với Việt Nam.

Ở Lào, Campuchia họ có quan niệm đã cúng vào chùa thì phải là những vật quý hiếm, vì theo họ nó tồn tại mãi mãi. Tôi đã từng đến chùa Vàng của Campuchia nó còn đẹp hơn một bảo tàng, rất nhiều tượng Phật to cao được làm bằng vàng, bằng bạc.

Được biết, người dân ở đây đã quyên góp tài sản của mình như một phần tích lũy công đức dâng lên Đức Phật. Đặc biệt, chùa Vàng cũng đặt 4 bàn ở bốn hướng nhận tiền công đức của phật tử và du khách. Tiền lễ được bỏ vào hòm công đức chứ không như ở Việt Nam du khách thích để ở đâu cũng được.

Mặt khác, họ có quan niệm chỉ cúng tiến vào chùa chứ không thể trộm cắp trong chùa ra. Tuy nhiên, thời gian gần đây khi tôi sang thì phát hiện những người giữ canh cho chùa toàn cảnh sát nam giới, thì mới biết xuất hiện trộm cắp, nhưng đối tượng ăn trộm toàn người ngoại quốc mà người Việt Nam cũng có.

Còn đối với người dân Lào, họ cũng thường xuyên đến lễ chùa, đặc biệt là vào những ngày Lễ, Tết. Đồ phúng tại chùa mang ý nghĩa biểu trưng chứ không nặng về vật chất, thông thường đó là nến, hương, tháp hoa, 1 ít hoa quả, còn cúng tiến chủ yếu toàn bằng vàng, họ nghĩ cúng tiến ở đây thì người nhà quá cố của họ sẽ được nhận”.

Sự khác biệt giữa phong tục Việt Nam và các nước, theo ông Thịnh là do quan niệm của người Lào, Campuchia mặc định là cúng tiến vào chùa giữ Phúc, Đức cho con cháu sau này, từ việc đó thì con người được giải thoát, nghĩa là lo cho thế hệ sau. Còn người Việt đi vào chùa cúng vàng, bạc rất ít, thường là cúng tiền, tiền thật hoặc tiền giả, nhưng chỉ cầu cho cuộc sống hiện tại.

Cùng với đó, cũng do xã hội khác nhau, chung ý niệm nhưng khác cách thể hiện, xưa ông bà ta có dạy rằng: “Đi đến chốn tâm linh đừng cầu tài lộc mà chỉ cầu bình an”. Nhưng bây giờ, người ta đến chốn linh thiêng để xin cầu đủ thứ từ học hành đỗ đạt, thăng quan tiến chức. Để sòng phẳng, họ “mua chuộc, đút lót”, dúi tiền vào tay tượng Phật để cầu mong Phật chứng cho lòng thành.

Để thấy văn hóa bị ảnh hưởng nhiều bởi những thói dung tục, lòng tham của con người nên dẫn đến hiện tượng bát nháo, lộn xộn. Nhưng lượng tiền chi ra thì họ không quan tâm giá trị, mà chỉ coi đó là hình thức, tiền chỉ là biểu hiện giá trị nào đó của vật chất, lạ rằng chi ít nhưng lại xin nhiều.

“Tôi đã từng phân tích có 3 nguyên nhân của việc dúi tiền lẻ vào tay Phật: một là truyền thống đã bị đứt đoạn, lệch lạc, bây giờ bằng cách nào phổ biến kiến thức tôn giáo, tín ngưỡng cho người dân tốt hơn, cái này có thể làm được; sau đó là vụ lợi; cuối cùng là quản lý các hoạt động lễ hội quá kém.

Trước đây hoàn toàn không có chuyện dúi tiền lẻ vào tay Phật, người cúng tiến và nhà chùa đều tiếp nhận một cách rất văn minh. Ngay cả Nhật Bản, Hàn Quốc họ còn phong phú hơn cả chúng ta về lễ chùa, nhưng họ hiểu ý nghĩa của các nghi lễ đó, vì sao phải làm.

Mà khi đã không hiểu thì nó sẽ biến tướng sang nhiều hình thức, đó là đứt đoạn văn hóa. Đáng tiếc là nó đã trở thành một hiện tượng có tính chất phổ biến cả cộng đồng chứ không phải hành động cá nhân”, ông Thịnh nói.

Còn tư tưởng vụ lợi thì khó mà thay đổi

Giải thích rõ hơn, vị chuyên gia văn hóa trên, tư tưởng vụ lợi ở các đền, chùa hiện nay là hoàn toàn có, tất nhiên đồng tiền trị giá lớn hơn nó sẽ lớn hơn.

“Có lần tôi đưa người nước ngoài đến thăm một ngôi chùa thì ông chỉ công đức 10 USD, ngay lập tức nhà chùa tỏ vẻ khinh thường, họ nghĩ là phải hàng 100 USD. Ở đây là câu chuyện vụ lợi của người đi cúng và người quản lý nơi thờ tự, họ coi rẻ những chuyện này, chỉ nghĩ đến lợi ích có được.

Trong 3 nguyên nhân của việc dúi tiền lẻ vào tay Phật như tôi đã nói thì nguyên nhân vụ lợi là khó khắc phục nhất, kể cả người đi chùa và người quản lý chùa. Bởi vì họ đã nhúng chàm, tay đã nhúng chàm thì khó khắc phục. Ranh giới giữa tín ngưỡng, tâm linh và mê tín dị đoan rất mong manh.

Nếu không có cách nhìn lịch sử, khoa học thì những giá trị truyền thống rất dễ bị hiểu một cách sai lệch. Việc đổi mới phương thức tổ chức, lập kế hoạch chi tiết cho từng lễ hội, truyền tải bản sắc văn hóa, sinh động phong tục, tập quán cổ truyền là rất cần thiết”, ông Thịnh nói thêm.

Bên cạnh đó, theo ông Thịnh, cần quản lý, giám sát, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân. Tránh việc lạm dụng lễ hội để “buôn thần, bán thánh”, hay thương mại hóa một cách phản cảm thì lễ hội mới hết xấu xí. Việc chấm dứt tình trạng này rất khó khăn chứ không hề đơn giản, vì các biện pháp hành chính, giám sát, xử lý bằng tiền đều không có hiệu quả. Và điều quan trọng nhất là cộng đồng người dân nhận thức ra được hành động nào tốt, đẹp, đúng với tín ngưỡng đạo Phật thì họ thay đổi, làm theo.

Theo ĐẤT VIỆT ONLINE