14 điều răn của cổ nhân

hhoa

1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình

2. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại

3. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá

4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị

5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình

6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu

7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti

8. Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi vấp ngã

9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng

10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ

11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm

12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung

13. Khuyết điểm lớn nhất của đời người là kém hiểu biết

14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

Trích lời Kinh Phật, Hoà thượng Kim Cương Tử (1914 – 2001)

Hình ảnh lịch sử quý giá về Tết ở Hà Nội xưa

Những hình ảnh đẹp về Tết xưa của đất Tràng An ghi lại phong vị rất riêng, vẻ ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 1

Ngay từ giữa tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu tràn ngập khắp 36 phố phường. Theo chân những nông dân từ các vùng quê lân cận hoặc từ các tỉnh xa ở phía Bắc, hàng trăm loại hàng hóa tập trung về khu vực chợ Đồng Xuân và các khu chợ trong thành phố để phục vụ cho việc chuẩn bị Tết của các gia đình.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 2

Bên cạnh các loại thực phẩm, hàng hóa, một “đặc sản” khác trong dịp Tết là các loại hoa, cây cảnh cũng được những người dân ở các vùng trồng hoa nổi tiếng ven đô như Quảng Bá, Nghi Tàm, Nhật Tân,… đưa về khu vực chợ hoa Hàng Khoai và Hàng Lược bày bán.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 3

Trong số đó, loại hoa đặc trưng nhất cho mùa xuân miền Bắc chính là hoa đào. Bên cạnh hai giống đào bích và đào phai được trồng nhiều ở Nhật Tân, còn có các giống đào như đào bạch và đào thất thốn mà chỉ các nhà quyền quý mới có thể mua nổi. Kỳ công hơn cả là những nhánh đào rừng được đưa về từ vùng núi Sơn La, Lào Cai…

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 4

Sự xuất hiện của những hàng tranh rực rỡ màu sắc trên các con phố cũng là dấu hiệu cho thấy ngày Tết đang cận kề. Một trong số những dòng tranh dân gian đặc trưng của Hà Nội chính là tranh Hàng Trống. Người xưa thường chọn mua những bức tranh với hàm ý tốt đẹp để treo trong nhà vào dịp Tết vừa để trang trí vừa để gửi gắm ước mong may mắn sẽ đến trong năm mới.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 5

Đã có một thời, hình ảnh các ông đồ bày hàng cho chữ vào những ngày giáp Tết đã gắn liền với những ngày Tết cổ truyền Việt Nam nói riêng và Tết Hà Nội xưa nói chung.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 6

Ngày 23 tháng Chạp, bên cạnh việc làm lễ cúng đưa ông Táo về chầu Trời, cây nêu cũng được dựng nên tại các nơi công sở, tư gia với mục đích xua đuổi tà ma và ước nguyện bình an theo quan niệm của người xưa.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 7

Bên trong phòng khách của một gia đình quyền quý ở Hà Nội vào ngày Tết.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 8

Một trong những nét biểu trưng cho cái tết của người Tràng An xưa không thể không nhắc đến đó chính là thú chơi hoa thủy tiên. Sự khéo léo của người chơi sẽ được thể hiện qua vẻ đẹp của bát thủy tiên đã được chăm sóc và gọt tỉa từ trước đó rất lâu.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 9

Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, những người con trong gia đình tập hợp lại để chúc Tết cha mẹ mình.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 10

Trong khi đó, các bậc hương hào kỳ mục và chức sắc trong phường, làng tề tựu tại đình để làm lễ vọng, bái chúc thọ nhà vua và lễ lạy Thành hoàng đầu năm mới. Các bà, các cô lại lựa chọn đi lễ các đền, chùa, phủ như đền Ngọc Sơn, Bạch Mã, phủ Tây Hồ…

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 11

Những ngày Tết cũng là dịp để mọi người đi thăm hỏi người thân, bạn bè trước khi tham gia vào các lễ hội diễn ra trong suốt mùa xuân được tổ chức trong nội đô Hà Nội hoặc các vùng nông thôn lân cận.

Ông chủ gốc Việt sở hữu khối bất động sản 400 triệu USD ở Mỹ

40 năm trước, vào buổi sáng chủ nhật không lâu sau khi đặt chân đến nước Mỹ, ông Frank Jao, người chỉ bập bẹ vài câu tiếng Anh, đã tìm được việc làm. “Cả đời tôi chưa bao giờ phụ thuộc vào ai”, ông nói.

Ông Frank Jao và con gái Felicia trước Asian Garden Mall, còn gọi là Thương xá Phước Lộc Thọ. Ảnh: OC Register

Ông Jao, tên thật là Triệu Như Phát, khi đó 27 tuổi, cùng vợ là Catherine chuyển tới sống ở một căn hộ nhỏ tại thành phố Whittier, bang California, sau khi rời khỏi Sài Gòn năm 1975.

Được khuyên dành thời gian để nghỉ ngơi và thích nghi với cuộc sống ở Mỹ trong 6 tháng nhưng vào sáng chủ nhật tháng 5 năm đó, ông đi bộ ra một cửa hàng và mua báo. Ông mở vào mục quảng cáo, đến một bốt điện thoại công cộng và tìm được công việc ngay sau cuộc gọi đầu tiên: nhân viên bán máy hút bụi.

“Tại sao vội vàng ư? Cả đời tôi chưa bao giờ phụ thuộc vào ai”, OC Register dẫn lời ông nói.

Chỉ ba tuần sau đó, ông nghỉ việc và xin làm bảo vệ ca đêm. Ban ngày, ông làm thêm công việc dạy nghề cơ khí tự động và tham gia các lớp học về tài chính, bất động sản và xây dựng ở các trường cao đẳng địa phương.

Trong vòng một năm sau, vợ chồng ông chuyển đến thành phố Garden Grove. Ông Jao làm nhân viên bất động sản toàn thời gian trong khi bà Catherine làm trợ lý ở một trường học. Với mỗi hợp đồng bán nhà, ông Jao kiếm được khoảng 1.000 USD và bằng cách làm việc 16 giờ một ngày, ông kiếm được hơn 100.000 USD trong năm đầu tiên.

Năm 1978, ông Jao chuyển sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản thương mại và mở văn phòng riêng. Nhận thấy việc tự phát triển bất động sản có tiềm năng hơn là làm môi giới, ông đứng tên một nhà đầu tư Hong Kong mở dự án đầu tiên.

“Sau đó, tôi quyết định rằng chẳng có ý nghĩa gì khi làm việc cho một người khác để giúp anh ta giàu lên. Vì thế tôi bắt đầu tự kinh doanh”, ông nói.

Trong nhiều năm sau đó, ông Jao xây dựng được một mạng lưới gồm hầu hết các nhà đầu tư châu Á và vay tiền các ngân hàng Mỹ để đầu tư.

Asian Garden Mall, còn gọi là Thương xá Phước Lộc Thọ, được ông Jao khai trương năm 1987, là một trong những công trình nổi bật nhất ở Little Saigon, khu vực tập trung đông người gốc Việt sinh sống nhất trên thế giới.

Ngay bên ngoài thương xá là ba bức tượng lớn làm từ đá cẩm thạch của ba vị thần tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn và trường tồn. Bên trong trung tâm thương mại là 300 gian hàng với đủ các loại mặt hàng như mỹ phẩm, áo dài, đồ ăn, băng đĩa nhạc và 200 quầy trang sức kim cương, vàng và đồng hồ hạng sang.

“Người Việt thích trang sức. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến đây mua hàng vì giá thành của chúng tôi phải chăng”, ông nói.

Các hội chợ hoa, cuộc thi nấu ăn và trình diễn thời trang diễn ra ở đây luôn thu hút hàng nghìn người tham dự. Vào các cuối tuần mùa hè, khách khứa đổ về đây đi chợ đêm, bãi đỗ xe chật kín các hàng quán bán đồ ăn Việt Nam.

” Asian Garden Mall là một điểm đến lịch sử và mang tính biểu tượng”, ủy viên hội đồng thành phố Westminster Tyler Diep nói. “Đây là nơi nổi tiếng nhất ở Little Saigon mà mọi người muốn đến. Đó là một ngôi nhà nằm xa quê hương”.

Tháng hai vừa qua, ông Jao đón nhiều chính trị gia và chức sắc địa phương đến tham dự lễ hội chào Tết Nguyên đán. Bà Catherine đã tự tay tặng các phong bao lì xì chứa 10 USD cho các quan khách.

Ông Frank Jao bên trong Thương xá Phước Lộc Thọ. Ảnh: OC Register

Bằng lòng tự tônvà tham vọng, người đàn ông gốc Hải Phòng dần trở thành một trong những lãnh đạo doanh nghiệp người Mỹ gốc Việt tiếng tăm nhất.

Trong 40 năm, tập đoàn Bridgecreek của ông đã phát triển hàng loạt trung tâm thương mại và nhà ở trị giá 400 triệu USD, chủ yếu ở Quận Cam . Khi bất động sản của ông Jao rải khắp hơn 20 hecta ở Westminster và các thành phố lân cận, ông trở thành chủ đất của 1.200 công ty người Việt.

Các công trình của ông là tâm điểm của Little Saigon. Có khoảng 9.000 doanh nghiệp của người gốc Việt hoạt động ở Westminster và Garden Grove. Số dân gốc Việt trên toàn Quận Cam là khoảng 189.000 người.

Dù vậy, ông Jao cũng có lúc tính toán sai lầm. New Saigon Mall mở cửa năm 1997 đằng sau trung tâm thương mại Asian Village đã bị phá dỡ sau hai năm do không thu hút được khách hàng.

Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, ông Jao mở dự án căn hộ cao cấp trị giá 57 triệu USD gồm 144 căn cạnh Asian Garden Mall. Đến năm 2013, nó được đổi tên thành Jasmine Place, chuyển thành các căn hộ cho thuê và bán cho các chủ mới.

“Tôi đã sai lầm”, ông Jao thừa nhận.

Trong những năm gần đây, ông Jao đã bán đi một nửa số bất động sản ở Quận Cam và chuyển trọng tâm sang các dự án ở châu Á. Hồi tháng hai, ông bay sang Singapore cùng con gái 33 tuổi Felicia và đối tác Dennis Nguyen để bàn bạc với các nhà đầu tư.

Ông Jao và Nguyen sở hữu một nhà máy chế biến thực phẩm 180 công nhân ở nam Trung Quốc, nhập khẩu hải sản và rau từ Việt Nam. Năm 2012, họ mở Indochin e Essence, một chuỗi cửa hàng ăn nhanh bình dân ở tỉnh Quảng Đông. Chuỗi chuyên phục vụ các món ăn Việt Nam với 21 chi nhánh và dự kiến tăng lên 100 chi nhánh vào cuối năm tới.

Với danh tiếng của mình, triệu phú Jao từng được trang tin tức dành cho người châu Á tại Mỹ Goldsea Asian American Daily bầu chọn là một trong số 70 người Mỹ gốc Á có ảnh hưởng nhất từ trước đến nay và được cựu tổng thống George Bush bổ nhiệm làm chủ tịch Tổ chức giáo dục Việt Nam.

Anh Ngọc

Lý do Trump tiêu diệt hiệp định TPP: Chỉ các tập đoàn hưởng lợi

Tổng thống Trump ký lệnh rút khỏi hiệp định TPP, ngày 23/1. (Ảnh: Ron Sachs/ Getty Images)

Các hiệp định thương mại tự do có thực sự mang lại lợi ích cho người lao động, hay chỉ tăng thêm lợi nhuận cho các tập đoàn?

Trong chiến dịch tranh cử tại bang Ohio, ông Trump từng nói: “Hiệp định TPP là một thảm họa khác và được thúc đẩy bởi các nhóm lợi ích đặc biệt. Đó là nhưng người muốn cưỡng đoạt đất nước này, chỉ muốn tiếp tục cưỡng đoạt đất nước này”, theo NBC News.

Thậm chí bà Hillary Clinton trong cuộc tranh cử cũng chống lại hiệp định này. Vào tháng 8/2016, bà Clinton nói: “Tôi sẽ dừng bất cứ hiệp định thương mại nào mà không tạo ra việc làm hoặc giảm lương người lao động, trong đó có hiệp định TPP. Giờ đây tôi chống lại hiệp định này, tôi sẽ chống lại nó sau cuộc bầu cử và tôi sẽ chống lại nó khi làm tổng thống”.

Vậy tại sao người Mỹ lại ghét hiệp định TPP?

Đây là hiệp định nhằm tạo ra một thị trường chung cho Mỹ và 11 nước ven bờ Thái Bình Dương, trong đó có Canada, Mexco, Chile, Úc, Nhật Bản…và Việt Nam. Ý tưởng nhằm tạo ra luồng hàng hóa lưu thông tự do và rẻ hơn giữa các nước trong hiệp định. Tổng giá trị thương mại của 12 nước này chiếm đến 1/3 thương mại toàn cầu.

Theo MSNBC, mục tiêu chính của Mỹ với TPP là để chi phối thương mại ở châu Á, tạo lên một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.

Về mặt kinh tế, hiệp định có thể tăng xuất khẩu của Mỹ thêm 123 tỷ USD, theo Viện Peterson. Và chính quyền ông Obama ước tính hiệp định giúp tăng thêm 650.000 việc làm.

Nhưng theo MSNBC, các hiệp định tự do thương mại như TPP hay NAFTA đều không có hiệu quả. Vấn đề là chính phủ đang giúp các công ty thêm giàu có, nhưng không có ràng buộc nào để các công ty phải tăng thêm việc làm hay tăng lương cho người lao động.

Bình luận viên của MSNBC, Velshi nói: “Các công ty thích tự do thương mại. Các công ty được tăng thêm lợi nhuận, chính phủ có thêm thuế. Nhưng người lao động không được lợi”.

Derek Scissors, một chuyên gia ở Học viện Doanh nghiệp Mỹ nói: “Các hiệp định chỉ là ngoại giao. Không có lợi ích. Không có lợi về kinh tế”.

Hơn nữa, khi hiệp định hoạt động thì các tập đoàn sẽ bắt đầu gây ảnh hưởng hậu trường. Evan Greer, giám đốc của một chiến dịch chống TPP nói: “Hiệp định TPP gồm 5.000 trang giấy thật ra có rất ít điều liên quan đến thương mại. Thay vào đó, các tập đoàn đều cố vận động hành lang để có chính sách có lợi cho họ. Vì vậy có một phong trào rộng lớn chống lại TPP”.

Tổng thống Trump nói gì khi bị chỉ trích vì chính sách nhập cư?

“Đây không phải là vấn đề về tôn giáo mà là về khủng bố và giữ cho nước Mỹ an toàn… Có hơn 40 quốc gia trên thế giới cũng có phần lớn dân số theo đạo Hồi nhưng không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh của tôi”.

Cuối tuần trước, sắc lệnh cấm công dân từ 7 nước Hồi giáo nhập cư vào Mỹ của tân Tổng thống Donald Trump đã gây nên cảnh tượng hỗn loạn ở một số sân bay, khiến nhiều nước phải lên tiếng thể hiện sự quan ngại về những rắc rối mà sắc lệnh này gây nên.

Đáp lại những lời phàn nàn này, ông Trump đã lên Twitter nói rằng cảnh tượng hỗn loạn ở sân bay là do người biểu tình gây ra và nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy chủ yếu là do lỗi hệ thống máy tính của hãng hàng không Delta Air Lines.

“Chỉ có 109 người trong tổng số 325.000 người bị bắt giữ và tra hỏi. Rắc rối lớn ở các sân bay là do hệ thống máy tính của Delta trục trặc”, trên tài khoản Twitter của ông Trump viết. Sáng 30/1, tài khoản này liên tiếp đăng tải các dòng trạng thái giải thích về sự hỗn loạn được cho là xuất phát từ sắc lệnh nhập cư của Tổng thống Mỹ.

Đúng là hệ thống máy tính của hãng Delta đã bị lỗi, nhưng là từ 6h30 chiều Chủ nhật theo giờ New York, tức hơn 48 giờ sau khi ông Trump ký sắc lệnh. Ngay sau khi có sắc lệnh, quy trình nhập cảnh ở các sân bay Mỹ đã trở nên rắc rối hơn. Sau đó hàng nghìn người tập trung ở nhiều nơi, từ New York đến Atlanta hay Detroit để biểu tình phản đối sắc lệnh mới.

Sự cố của Delta ảnh hưởng đến khoản 170 chuyến bay, kéo dài trong hơn 3 giờ đồng hồ nhưng không ảnh hưởng đến các chuyến bay quốc tế.

Không chỉ bảo vệ sắc lệnh, ông Trump còn khẳng định cần phải thực thi sắc lệnh này ngay lập tức. “Nếu như 1 tuần sau khi thông báo lệnh cấm mới có hiệu lực, những “kẻ xấu” sẽ đổ xô tới Mỹ trong 1 tuần đó. Có rất nhiều “kẻ xấu ở ngoài kia!”, Trump nói trong 1 dòng tweet cũng được đăng ngày hôm nay.

Ông còn so sánh sắc lệnh của mình với sắc lệnh từng được người tiền nhiệm Barack Obama ban hành, đồng thời cảnh báo những nghị sĩ đảng Cộng hòa đã phản đối mình nên chú tâm đến việc của mình thay vì quản cả chuyện của ông.

Trả lời phỏng vấn CNBC, cố vấn Kellyanne Conway của Trump nói rằng đã có một chiến dịch “truyền đi những thông tin sai lệch” về sắc lệnh. “Mỹ là quốc gia hào phóng nhất thế giới khi xét về chính sách nhập cư, nhưng bạn phải đi theo hàng ngũ, đúng trình tự”.

Trong khi đó Tom Barrack, một người bạn và cũng là cố vấn của Trump, cho biết Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh nhập cư với hai mục tiêu: thứ nhất là ngăn chặn nguy cơ khủng bố nhập cảnh vào Mỹ và thứ hai là nhắn gửi thông điệp tới Trung Đông rằng các nước này cần phải tự kiểm soát tình hình trong nước chứ không phải chuyển áp lực sang phương Tây với dòng người nhập cư khổng lồ như hiện nay.

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg