Ngắm bộ tranh chân dung gái đẹp được làm từ hoa cỏ mùa xuân

Photopia Nơi những câu chuyện được kể bằng tranh và ảnh. Không những đẹp, mà thậm chí còn biết động đậy!xem chi tiếtTin mới từ chủ đềNgắm bộ tranh chân dung gái đẹp được làm từ hoa cỏ mùa xuân 11 sáng kiến lạ mà chất chỉ có ở Nhật BảnPhì cười trước sự khác biệt giữa hình bố và mẹ chụp thiên thần nhí Choo Sarang Bằng trí tưởng tượng, sự sáng tạo cùng tình yêu thiên nhiên bao la, nghệ sĩ trẻ Vicky Rawlins đã thổi hồn vào cánh hoa và lá khô, biến chúng thành tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc.

Vạn vật trong thiên nhiên đều ẩn chứa những vẻ đẹp bí ẩn, từ mầm hoa mới chớm nở trên cành cho tới chiếc lá héo khô đã đáp mặt đất. Cảm nhận được sức cuốn hút ấy, nghệ sĩ trẻ Vicky Rawlins, một trong hai họa sĩ của nhóm làm đồ thủ công Sister Golden đã tạo nên bao bức tranh tuyệt vời từ hoa và lá cây.

Vicky có thể tìm cảm hứng từ bất kì vật thể nào trong thiên nhiên.

Tất cả đều được cô sử dụng để thổi hồn vào những bức chân dung của mình.

Có thể nói, các tác phẩm của cô đều được sắp đặt ngẫu hứng.

Ngẫu hứng trong từng tác phẩm cũng giống như bản chất của nguồn sống sinh sôi và phát triển trong thiên nhiên, không chuẩn mực hay giới hạn.

Cô đôi khi cũng để những người bạn động vật đáng yêu bầu bạn bên cạnh “nàng thơ” trong bức chân dung của mình.

Vicky thậm chí không cần dùng đến băng dính hay keo dán để cố định các vật thể.

Họa sĩ của Sister Golden có khả năng sáng tạo trên mọi chất liệu phông nền.

Cô thường dùng chất liệu giấy màu trắng trơn cơ bản làm phông nền cho tranh chân dung.

Thi thoảng, chất liệu giấy màu tối cũng được sử dụng nhiều trong các tác phẩm của cô.

Thậm chí, những chất liệu phông nền đặc biệt như nền cát trắng, cũng không hạn chế được khả năng sáng tạo của người họa sĩ.

Đối với Vicky, quá trình thực hiện mỗi bức chân dung được xem như là một liệu trình điều trị cả thể chất và tâm hồn.

Vì thế, cô dành nhiều thời gian để đi dạo và tìm kiếm cảm hứng từ chính thế giới xung quanh mình.

Một chiếc lá vô tình rơi vào túi hay nhành cây khô rơi bên đường, cũng đều trở thành cặp lông mày, đôi gò má của người con gái trong bức chân dung.


(Nguồn: B.P)H

Ý nghĩa của hoa đào ngày Tết

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, hoa đào lại rực rỡ khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc. Từ trong nhà, ngoài vườn và cả trên đường phố, người ta đều bắt gặp sắc hồng của loài hoa này.

Thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó. Và tại sao hoa đào lại là biểu tượng của ngày xuân phương Bắc?

1

1. Sự tích cây đào ngày Tết

Người thì bảo đào có nguồn gốc từ Ba Tư, nhưng cũng lại có ghi chép cho rằng tổ tiên của đào là từ đất Trung Quốc, tên khoa học là Prunus persica thuộc họ Rosaaceae. Đào được nhắc đến không chỉ là một loại cây phổ biến ở vùng châu Á mà còn gắn liền với câu chuyện tín ngưỡng giải thích tại sao đào là loại cây không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền.

Tương truyền, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào cổ thụ cành lá xum xuê che phủ một vùng đất rộng lớn. Ở đó có hai vị thần là Trà và Uất Lũy cư ngụ, dùng quyền năng của mình bảo hộ người dân khỏi sự quấy rối của ma quỷ, do đó chỉ cần nhìn cây đào thôi cũng đủ khiến tà ma phải khiếp sợ bỏ chạy. Vì thế, dân làng nơi đây quanh năm có một cuộc sống bình yên và sung túc. Nhưng đến những ngày cuối năm, hai vị Thần phải về thiên đình trình báo Ngọc Hoàng thì bọn yêu ma được dịp hoành hành can nhiễu tới cuộc sống người dân. Khi hai vị Thần quay lại, sau khi nghe dân làng kể lại sự tình, Thần bảo con người ngày Tết hãy chặt những cành đào rồi cắm trong nhà, nhìn thấy đào cũng như thấy Thần, tà ma sẽ khiếp sợ cũng phải tránh xa. Do vậy, cứ đến Tết, hầu như nhà ai cũng có cành hoặc cây đào, không chỉ để trang trí mà còn vì ý nghĩa  xâu xa này.

2. Ý nghĩa của hoa đào

Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa.

Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.

Hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý.

Vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: dịu dàng, e lệ, kiều diễm …

Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa thủy chung. Trong Tam quốc, ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng.” Vườn đào là nơi đã chứng kiến cho tình bạn thắm thiết thật đáng khâm phục của ba con người.

Thời gian cứ dần trôi qua, không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của loại cây này, chỉ biết rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ.

Thanh Mai

Lời đe dọa ‘euro tan rã’ và cuộc gặp May-Trump

Đại hạ giá tại Belgium, nước dùng đồng euro- ảnh minh họa ảnhXINHUA
Đại hạ giá tại Belgium, nước dùng đồng euro- ảnh minh họa

Ứng viên làm Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp châu Âu (EU) nói đồng euro có thể ‘tan rã’ trong vòng 18 tháng tới.

Giáo sư Ted Malloch, người được Tổng thống Donald Trump đề cử làm đại sứ Hoa Kỳ tại EU nói nếu là người làm ăn, ông sẽ chọn khả năng đồng tiền chung châu Âu “sụt giá”.

Ông cũng nói Anh Quốc có thể thỏa thuận về tự do mậu dịch với Hoa Kỳ chỉ trong vòng 90 ngày.

Thủ tướng Anh, bà Theresa May sẽ thăm Washington DC và hội đàm với tân Tổng thống Trump vào thứ Sáu tuần này để bàn về quan hệ thương mại hai nước sau khi Anh rời EU.

Ông Malloch nói với BBC rằng quan điểm của ông là Anh cần “cắt đứt” với EU càng nhanh càng tốt và Hoa Kỳ mong muốn như thế.

Ông nói một khi đã ra khỏi liên minh thuế quan và thị trường chung châu Âu, Anh Quốc có thể bỏ qua luôn bộ máy quan liêu Brussels và ký các thương ước riêng.

Ông Malloch cũng phê phán chuyện EU tìm cách ngăn cản Anh Quốc bắt đầu ngay việc đàm phán với Hoa Kỳ về thương mại, coi đó là điều “phi lý”.

Ông ví chuyện này như là một ông chồng tìm cách “ngăn vợ ngoại tình”.

Anh và Mỹ ‘sẽ lãnh đạo thế giới’

Bà Theresa May khi đến dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ảnhXINHUA
Bà Theresa May khi đến dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sỹ

Trước cuộc gặp với lãnh đạo Hoa Kỳ, bà Theresa May nói rằng Mỹ và Anh sẽ lại cùng lãnh đạo thế giới, theo BBC News.

Bà May đến Philadelphia để dự một hội nghị với các lãnh đạo Đảng Cộng hòa gồm cả ông Donald Trump.

Tại đó, Thủ tướng Anh của Đảng Bảo thủ sẽ có bài phát biểu về kế hoạch cho quan hệ Anh – Mỹ tới đây.

Gần đây nhất, khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sỹ, bà May đã nêu ra các định hướng cho Anh về quan hệ với EU và Nato.

Tại Philadelphia, dự kiến bà May sẽ nói rằng sau khi ra khỏi EU (Brexit), Anh Quốc “độc lập, có chủ quyền và cái nhìn toàn cầu muốn nâng cao quan hệ với các bạn cũ” như Hoa Kỳ.

Sang ngày thứ Sáu, bà sẽ là lãnh đạo quốc tế đầu tiên hội đàm riêng với ông Trump trong Tòa Bạch Ốc.

Bà mang tặng ông Trump một chiếc bát hai quai dùng để uống rượu (quaich) của Scotland, xứ sở quê mẹ của Tổng thống Mỹ.

Chiếc bát hai quai (quaich) dùng để uống rượu của Scotland, xứ sở quê mẹ của Tổng thống Trump
Chiếc bát hai quai (quaich) dùng để uống rượu của Scotland, xứ sở quê mẹ của Tổng thống Trump

BBC đưa tin các cơ hội thương mại sau Brexit chủ đề an ninh, tình báo và tương lai của Nato sẽ nắm trọn nghị trình cuộc hội đàm May – Trump.

BBC

‘Người dân Bắc Hàn sẽ lật đổ chế độ’

Thae Yong-ho nói ông tin Kim Jong-un sẽ dùng vũ khí hạt nhân.
Thae Yong-ho nói ông tin Kim Jong-un sẽ dùng vũ khí hạt nhân

Quan chức ngoại giao cao cấp của Bắc Hàn nói Kim Jong-un sẵn sàng tấn công Hoa Kỳ bằng vũ khí hạt nhân nhưng chế độ Bình Nhưỡng rồi sẽ có ngày sụp đổ.

Vào tháng Tám năm ngoái, Thae Yong-ho đã trở thành một trong những quan chức cấp cao nhất từ trước tới nay của Bắc Hàn đào tẩu.

Trong một cuộc phỏng vấn về nhiều chủ đề tại Seoul, ông nói với phóng viên BBC Stephen Evans ông tin rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ chuẩn bị để tấn công Hoa Kỳ bằng vũ khí hạt nhân, nhưng chế độ này rồi sẽ có ngày sụp đổ.

Có những khoảnh khắc người đàn ông đào tẩu nói Anh thành thạo chững lại. Giọng ông run và ông dừng lại. Mắt ông đỏ hoe.

Những khoảnh khắc đầy cảm xúc đến yên lặng đó là khi Thae Yong-ho nghĩ về anh trai của mình hiện còn đang ở Bắc Hàn.

Ông nói với BBC rằng ông chắc chắn rằng gia đình ông đã bị trừng phạt vì vụ đào tẩu của mình. Việc nhận biết điều này khiến ông vừa đau lòng nhưng lại vừa thôi thúc ông chống lại chế độ.

“Tôi chắc chắn rằng người thân của tôi và các anh chị em của tôi đã bị đưa tới các khu vực hẻo lánh và khép kín hoặc đến các trại tù, và điều đó thực sự làm tôi hết sức đau lòng,” ông nói.

Nếu ông có thể tưởng tượng anh trai mình hét lên với ông rằng nỗi đau đớn từ nhà tù ở Bắc Hàn thì ông sẽ nói gì?

“Đó thực sự là một câu hỏi mà thậm chí tôi không muốn nghĩ tới. Đó là lý do tại sao tôi rất quyết tâm làm mọi thứ có thể để kéo đổ chế độ để cứu không chỉ gia đình tôi mà còn cả toàn bộ người dân Bắc Hàn khỏi tình trạng nô lệ.”

 

Các thành viên gia đình gần gũi nhất của ông ở London đã thuyết phục Thae Yong-ho đào thoát. Con trai nhỏ của ông học hành tốt tại một trường công ở Tây London.

Cậu để tóc dài và tự hỏi nếu để tóc như vậy mà ở Bắc Hàn thì sẽ bị đối xử thế nào. Cậu hỏi là tại sao người dân Bắc Hàn lại bị cấm truy cập Internet?

Ông Thae nói rằng khi nói chuyện trong gia đình, họ bắt đầu trở nên thẳng thắn về chế độ, bởi vì “chúng ta không thể nói dối người trong gia đình của mình”.

Ông bắt đầu cuộc sống hai mặt, đi nói chuyện với các nhóm cực tả ở Anh về sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội trong khi tố cáo chế độ Bắc Hàn khi về tới nhà – và luôn phải nói với con trai của mình rằng đừng có hé lộ một lời nào.

Ông ngày càng hỏi những người mà ông đã gặp từ phương Tây về cuộc sống ở Seoul. Các nhà ngoại giao Bắc Hàn bao giờ cũng đi thành từng cặp hai người để người này theo dõi người kia. Vì vậy, ông thường hỏi về phương Tây khi đồng chí đi cùng mình vào nhà vệ sinh khi họ đi ăn cùng nhau tại một nhà hàng cà ri ở phía Tây London mà hai người hay lui tới.

Rồi cách đây tám tháng, ông Thae và gia đình mình biến khỏi Đại sứ quán Bắc Hàn tại London nơi họ sống và rồi xuất hiện tại Seoul. Ông không nói hành trình đó đã được thực hiện thế nào và liệu có cơ quan mật vụ của Anh hoặc Hoa Kỳ hay Nam Hàn tham gia hay không.

Nhưng ông đã nói về việc mình đổi ý. Con trai ông được nhận vào học ở trường Imperial College ở London. Nhưng bây giờ sẽ học tại Hàn Quốc – đời sinh viên của con ông rõ ràng là quá nguy hiểm ở London bởi có rủi ro bị mật vụ Bắc Hàn bắt cóc.

Ông Thae Yong-ho (phải) đào thoát sang Nam Hàn cùng gia đình. ảnhGETTY IMAGES
Ông Thae Yong-ho (phải) đào thoát sang Nam Hàn cùng gia đình

Ở London, ông Thae có vẻ luôn thoải mái. Ông ăn mặc chỉnh tề, ăn nói nhẹ nhàng và tham gia chơi quần vợt tại một câu lạc bộ ở ngoại thành – đó chính là những gì ông đã làm.

“Tôi thực sự nhớ cuộc sống của mình ở London, đặc biệt là ở Ealing. Ngay cả bây giờ tôi rất hối hận vì đã không nói lời tạm biệt với các thành viên câu lạc bộ quần vợt vì họ thực sự tốt và lịch thiệp. Nếu có thể, tôi muốn nói lời tạm biệt chính thức với các hội viên câu lạc bộ quần vợt St Columba.

“Con trai của tôi thậm chí còn gia nhập câu lạc bộ này khi cháu mới 8 tuổi. Chúng tôi có một huấn luyện viên thực sự tuyệt vời và ông ấy đã dạy cho cả gia đình chơi tennis, dạy tôi con tôi và vợ tôi.

“Tôi thực sự nhớ mùa xuân và mùa thu ở Anh và tôi thực sự muốn nói lời tạm biệt và cảm ơn.”

Là một nhà ngoại giao, ông Thae phải phục tùng chế độ tàn ác.

Ông không nhận rằng mình đã bao giờ từng phạm luật. Các nhà ngoại giao Bắc Hàn có tiếng là tham gia vào nhiều hoạt động bất hợp pháp từ tẩu tán tiền giả tới gian lận, nhưng ông Thae cho biết ông không tham gia, bởi vì ở châu Âu, luật pháp quá chặt và không thể làm như thế mà không bị bắt.

Tội duy nhất mà Đại sứ quán Bắc Hàn thực hiện, ông nói, là lái xe mà không phải trả phí giao thông nội đô trong London và còn thiếu nợ khoản phí này, 100 ngàn bảng (125.000 USD).

Ông đã đưa anh trai của Kim Jong-un, Kim Jong-chul, tới buổi hòa nhạc của Eric Clapton tại Royal Albert Hall.

Ông Thae cho biết người này chỉ quan tâm đến âm nhạc. Ông muốn cho anh ta đi thăm danh lam khác ở London như Quảng trường Trafalgar nhưng người này chẳng hề quan tâm.

Còn Kim Jong-un thì ông Thae Yong-ho biết rất ít. Ông nói là nhà lãnh đạo Bắc Hàn sống một cuộc sống bí mật. Thậm chí không ai biết ông sống ở đâu.

Nhưng ông ta tàn nhẫn, theo ông Thae, và không nên đánh giá thấp khả năng gây hại mà ông ta có thể làm đối với người khác.

Ông Kim lên nắm quyền sau khi cha ông qua đời năm 2011.ảnhAFP
Ông Kim Jong-un lên nắm quyền sau khi cha ông qua đời năm 2011

Ông Thae cho rằng nếu sự sống còn của ông Kim bị đe dọa, ông sẽ làm tất cả những gì ông có thể để hủy diệt mọi thứ.

Ông Kim chưa có khả năng tấn công Hoa Kỳ vào lúc này nhưng ông đang phát triển vũ khí và phương tiện hành độ

Nhà ngoại giao Bắc Hàn đào tẩu nói rằng một khi có kho vũ khí hạt nhân có hiệu quả, nhà lãnh đạo Bắc Hàn sẽ sẵn sàng sử dụng.

“Kim Jong-un biết rằng vũ khí hạt nhân là thứ duy nhất đảm bảo duy trì sự cai trị của mình. Và tôi nghĩ rằng Kim Jong-un sẽ bấm nút khai hỏa vũ khí nguy hiểm này khi ông ta nghĩ rằng mình và triều đại của mình bị đe dọa.”

Thậm chí ông ta sẽ phá hủy một thành phố như Los Angeles, dù việc trả đũa chắc chắn sẽ giết ông?

“Vâng, bởi vì ông ta biết rằng nếu ông mất quyền lực thì đó sẽ là ngày tàn của ông ấy, cho nên ông có thể làm bất cứ điều gì, thậm chí tấn công Los Angeles, bởi vì một khi người ta biết rằng rồi sẽ bị giết thì người ta có thể làm bất cứ điều gì. Đó là phản ứng bình thường của con người “.

Kim Jong-un sẽ chết một cách yên bình trong giường của mình? “Không, tôi chắc chắn rằng sẽ có ngày chế độ Bắc Hàn của Kim Jong-un sẽ sụp đổ bởi cuộc nổi dậy của người dân.”

Ông Thae tin rằng cuộc nổi dậy sẽ nổ ra khi thông tin về thế giới bên ngoài được phát tán bên trong Bắc Hàn.

Và ông Thae Yong-ho sẽ có ngày thấy anh trai của mình một lần nữa? “Tôi dám chắc là tôi sẽ thấy anh tôi và tôi mơ ước sẽ trở về quê nhà.”

Về khả năng Mỹ phong tỏa Trung Quốc ở Biển Đông

Đừng hoảng sợ, hãy để Rex Tillerson làm công việc của mình, thương lượng từ vị thế của sức mạnh.

VOA News bản tiếng Trung Quốc ngày 25/1 cho biết, rất nhiều người tin rằng thương mại mới là lĩnh vực số một khiến quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng leo thang dưới thời tân Tổng thống Donald Trump.

Trong quá trình tranh cử, vị tỉ phú này không ngừng nói về Trung Quốc và việc làm, cam kết sẽ đưa Bắc Kinh vào đối tượng thao túng tiền tệ và phải bị trừng phạt bằng thuế quan với những hành vi gian lận.

Nhưng ngày Trump nhậm chức, điểm nóng trong quan hệ Trung – Mỹ lại là Biển Đông vì những yêu sách bành trướng và hoạt động quân sự hóa mà Trung Quốc tiến hành ở vùng biển này.

Cả ông Trump, Ngoại trưởng Rex Tillerson lẫn Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer đều tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ tân Tổng thống Mỹ chuẩn bị như thế nào, sẵn sàng đẩy vấn đề Biển Đông lên mức độ nào.

Ông Rex Tillerson được Tổng thống Donald Trump lựa chọn làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông, ảnh: Chicago Suntimes.

Trong những phát ngôn ấn tượng của tân Chính phủ Hoa Kỳ về Biển Đông, nổi bật nhất là ông Rex Tillerson tuyên bố trước Thượng viện 2 điểm: Một, Mỹ phải ngăn Trung Quốc ngừng các hoạt động xây dựng ngoài đảo nhân tạo; hai là ngăn chặn Trung Quốc truy cập các đảo này.
Đằng Kiến Quần, Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề Hoa Kỳ thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc bình luận: “Mỹ không thể phái chiến hạm phong tỏa đảo nhân tạo. Như thế là tuyên chiến”.

Ông tin là Bắc Kinh và Washington sẽ tìm được khả năng thỏa hiệp ở Biển Đông. Có điều đến bây giờ Trung Nam Hải vẫn không biết chắc, liệu Donald Trump sẽ hành động như thế nào trên Biển Đông.

Tôn Vận, một nghiên cứu viên người Trung Quốc tại Dự án Đông Á của Trung tâm Stimson, Hoa Kỳ nhận định:
“Hãy đặt giả thiết, nếu thực sự họ cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương bao vây phong tỏa Trung Quốc, hoặc ngăn chặn chiến hạm và chiến đấu cơ Trung Quốc tiếp cận khu vực này, hoặc đổ bộ lên đảo nhân tạo, thì sẽ là hành động đối đầu vô cùng.
Nhưng Mỹ có muốn làm như vậy không? Giới phân tích Trung Quốc đang đau đầu vì câu hỏi này” . [1]

Nhà báo Anders Corr ngày 25/1 bình luận trên Forbes, theo The Wall Street Journal thì “các chuyên gia Trung Quốc và phương Tây nói, một cuộc phong tỏa của Mỹ ở Biển Đông quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, sẽ là một hành động chiến tranh”.

Còn tờ The New York Times dẫn nguồn “chuyên gia hải quân Mỹ giấu tên cho rằng, phong tỏa Trung Quốc ở Biển Đông là hành động tương đương với chiến tranh”.

Tuy nhiên khả năng này không phải hoàn toàn là lựa chọn tốt nhất, mà là một chiến thuật gây hoang mang nhằm vào Trung Quốc.

Truyền thông Mỹ đang thổi phồng nỗi sợ chiến tranh, một phần vì muốn thu hút người đọc để tăng doanh thu, trong khi đó báo chí Trung Quốc lại cổ vũ đàm phán và coi phần đúng thuộc về mình.

Nỗi sợ hãi chiến tranh trong chính trị Hoa Kỳ có thể biến thành các áp lực chính trị từ dư luận buộc chính quyền phải nhượng bộ trong các tranh chấp quốc tế với một đối thủ “độc đoán chuyên nghiệp”.

Theo ông, nếu coi hành động phong tỏa đảo nhân tạo là “chiến tranh”, thì việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông có phải hành động “tương đương với chiến tranh” hay không?

Việc họ chống Phán quyết Trọng tài có khác gì “chiến tranh” (với luật pháp và công lý quốc tế)?

Anders Corr cho hay, trọng tâm của truyền thông phương Tây là làm nổi bật nỗi sợ chiến tranh và thúc đẩy cái gọi là “tính hợp lý” của Trung Quốc. The Wall Street Journal kết thúc một bài báo với quan điểm đáng ngại:
“Trong khi vẫn chưa rõ chính quyền Donald Trump có thực hiện những gì họ nói, bình luận của ông Spicer đe dọa nghiêm trọng đến quan hệ Trung – Mỹ, Chu Phong – một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh cho biết.
“Đó là một mối quan tâm rất quan trọng. Đối với chính quyền Trump bất ngờ đập bàn và nói: không, không thể, các anh không thể đến đó, tôi nghĩ rằng đó là điều thiếu tế nhị.
Trung Quốc không có khả năng quay trở lại, bất kể áp lực dồn lên họ lớn đến cỡ nào”, Chu Phong nói” .

Anders Corr bình luận: ngay cả China Daily cũng không thể làm tốt hơn The Wall Street Journal trong bài này về việc “trình bày thông điệp chiến lược của Trung Quốc”.

Mỹ có nhiều năm cảnh báo và chống lại các hành động bồi lấp đảo nhân tạo trái phép, quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành. Trump có ý tưởng gia tăng áp lực quân sự ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục làm việc này không có gì là bất ngờ, đâu phải chuyện gì lạ.

Vai trò “cảnh sát tốt bụng” của ông Obama đã không hiệu quả, và khu vực cần một Cảnh sát trưởng mới. Thương lượng mà lại nhu nhược chính xác là những gì đẩy Mỹ vào trạng thái rắc rối ở Biển Đông.

Theo Anders Corr, Mỹ nên “bóp chết cuộc xâm lược của Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn năm 1995”. Khi đối mặt với thủ đoạn tằm ăn dâu của người Trung Quốc, Hoa Kỳ phải cứng rắn. Ông kết luận:
“Nếu chúng ta may mắn, Trump sẽ đặt áp lực và sự cứng rắn cần thiết vào chính sách ngoại giao của Mỹ ở Đông Nam Á.
Nhiều nhà ngoại giao ở Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei mong muốn điều này, nhưng họ im lặng vì sợ vấp phải phản ứng từ Trung Quốc.
Sức mạnh Mỹ cung cấp cho chúng ta khả năng công khai đàm phán những gì mình cho là đúng.
Nên nhớ, nhà ngoại giao Rex Tillerson chứ không phải Bộ trưởng Quốc phòng cứng rắn Mattis, đến nay là người phát biểu cứng rắn nhất về Biển Đông.
Đừng hoảng sợ, hãy để Rex Tillerson làm công việc của mình, thương lượng từ vị thế của sức mạnh” . [2]
Tài liệu tham khảo:

http://www.voachinese.com/a/trump-south-china-sea-20170124/3691190.html

http://www.forbes.com/sites/anderscorr/2017/01/25/war-with-china-effects-of-a-u-s-blockade-in-the-south-china-sea/#396e1b722147