Chọn trang phục dân tộc ở Hoa hậu Hoàn vũ 

Trang phục dân tộc chính thức được Lệ Hằng diện ở Hoa hậu hoàn vũ 2016 đúng với dự đoán của công chúng trước đó.

Sau nhiều tháng khởi động và thực hiện, Top 5 trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe – Hoa hậu hoàn vũ 2016 vừa được công bố cách đây không lâu. Trải qua quá trình chọn lọc, đánh giá và lắng nghe phần thuyết trình từ các thí sinh, thiết kế chiến thắng dựa trên tổng điểm chia đều từ ban giám khảo, Á hậu Lệ Hằng và bình chọn của khán giả.

Kết quả, mẫu thiết kế được chọn trở thành “Trang phục dân tộc” chính thức của Á hậu Lệ Hằng tại Miss Universe 2016 chính là “Nàng Mây” của thí sinh Thái Trung Tín.

Bộ trang phục “Nàng Mây” lấy ý tưởng “Cái đẹp bắt nguồn tự sự giản dị” và từ những chất liệu dân gian, quen thuộc về làng nghề truyền thống đan lát mây tre lá. .

Những chiếc Lờ bắt cá có dáng dấp như bông lúa, được kết lại, những chiếc lờ tạo hình thành bông hoa sen khắc họa được hình ảnh một đất nước nông lâm ngư nghiệp với bản sắc văn hóa, phong tục khó trộn lẫn với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.

Nghệ thuật đan lát thể hiện qua trang phục chứng minh cho tiềm năng cải thiện, phát triển đột phá về mọi mặt của những nghề thủ công truyền thống lâu đời Việt Nam

Để hoàn thành tác phẩm này, nhà thiết kế gặp không ít khó khăn trong mọi công đoạn thực hiện. Đặc biệt là khâu tính toán kết cấu trang phục sao cho từng mảnh ghép nhỏ trùng khớp, vừa khít với nhau và chất liệu Mây Tre thật sự toát ra được nét đẹp riêng biệt, đặc sắc.

Suốt quá trình, Trung Tín phải liên tục đi đến các địa điểm như: Hóc Môn, Bình Dương để thực hiện đan kết sản phẩm như hình dáng, kích thước mong muốn.

Dừng bước ở vị trí thứ 2 trong hành trình tuyển chọn trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam là thiết kế “Hồn Việt” của thí sinh Nguyễn Hữu Bình. Tác phẩm dựa trên hình ảnh chiếc nón lá bài thơ của xứ Huế. Phần cánh của bộ trang phục được phóng tác từ hình ảnh Trống Đồng như một niềm tự hào của dòng chảy lịch sử, sự chuyển tiếp, giao thoa giữa giá trị cổ xưa và nay.

Một thiết kế khác mang tên “Mẫu nghi” của Thái Trung Tín cũng lọt vào Top 5

Thiêt kế của thí sinh Phạm Lâm Mỹ lấy ý tưởng chính từ Phụng bào Cung đình Huế và nghệ thuật khảm sành sứ. Và cuối cùng là “Mẫu Nghi” – một thiết kế khác của Thái Trung Tín.

Thiết kế “Vũ điệu phượng hoàng”

6 loài hoa đẹp và ý nghĩa dành cho phòng khách dịp Tết đến Xuân về

Những loại hoa tuyệt đẹp dưới đây sẽ góp phần làm sáng bừng không gian phòng khách của gia đình bạn dịp Tết đến Xuân về.

Tết Nguyên Đán đang đến thật gần, những bông hoa rực rỡ sắc màu chắc chắn sẽ là điểm nhấn nổi bật cho phòng khách của bạn. Trước khi dạo bước chiêm ngưỡng những chợ hoa, cửa hàng hoa phong phú ngày Tết, mời bạn cùng chúng tôi tham khảo các loại hoa vừa đẹp, vừa bắt mắt, lại ý nghĩa và dễ dàng trưng bày trên bàn trà phòng khách nhé!

1. Hoa thủy tiên kiêu sa

Nhắc đến hoa trang trí phòng khách ngày Tết, người ta không thể không nhắc đến thủy tiên. Những bát hoa thủy tiên chưng trong nhà ngày Tết vốn là thú chơi tao nhã, thanh lịch của người dân mảnh đất Hà Thành. Hoa có vành ngoài trắng muốt, nhụy vàng ruộm tỏa hương thơm ngát dịu nhẹ, lan toả suốt mấy ngày Tết. Tùy theo không gian phòng khách và kích thước bàn trà mà bạn có thể chọn thủy tiên được gọt và tạo hình đa dạng sao cho phù hợp. Cùng với vẻ đẹp kiêu sa của mình, hoa còn mang ý nghĩa tốt đẹp, khử tà khí và đem đến an lành cho gia chủ.

6 loài hoa đẹp và ý nghĩa dành cho phòng khách dịp Tết đến Xuân về

6 loài hoa đẹp và ý nghĩa dành cho phòng khách dịp Tết đến Xuân về

Hoa thủy tiên có vành ngoài trắng muốt, nhụy vàng, tỏa hương thơm dịu nhẹ.

6 loài hoa đẹp và ý nghĩa dành cho phòng khách dịp Tết đến Xuân về

Nga bất ngờ cảnh cáo: Trung Quốc là kẻ thù tiềm ẩn

VietTimes — Mới đây, các phương tiện truyền thông Nga dồn dập đăng tải nhiều bài viết cảnh báo: Trung Quốc không phải là người bạn đích thực mà hoàn toàn là “kẻ thù” tiềm ẩn. Những tranh chấp về kinh tế giữa hai quốc gia vốn được coi là đồng minh thân thiết này sẽ gia tăng trong năm 2016.
Nga bat ngo canh cao: Trung Quoc la ke thu tiem an - Anh 1
Quan hệ Trung Quốc – Nga đang có nhiều bấp bênh
Các cuộc xung đột với nước láng giềng diễn ra liên miên, tiếp đó lại sa vào đầm lầy Syria, năm 2016 có thể nước Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. Một số chuyên gia Nga cũng đưa ra dự đoán, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước.
Thời gian qua, các phương tiện truyền thông ở Nga liên tiếp đăng tải nhiều bài viết, cảnh cáo Trung Quốc không phải là người bạn thật sự, mà là “kẻ thù” tiềm ẩn. Ngày 15/1, một chiếc xe chở hàng chạy vòng qua Nga, men theo “con đường tơ lụa” mới, chạy về Trung Quốc càng thu hút sự chú ý của dư luận.
Chiếc xe chở hàng này xuất phát từ thành phố Illichivsk thuộc miền Nam Ukraine, chạy qua biển Đen, Gruzia, Azerbaijan, biển Caspi, Kazakhstan, cuối cùng là Trung Quốc, tổng cộng hết khoảng 12 ngày. Hàng hóa trên xe một phần là quặng sắt, khi quay về sẽ chở theo vật liệu kiến trúc và các mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ cơ sở hạ tầng Ukraina Pivovarski cho biết: “Đây là một sự kiện lớn mang tính lịch sử”. Dư luận phổ biến cho rằng, trong bối cảnh Nga đang phong tỏa thương mại nghiêm ngặt với Ukraine, có thể “con đường tơ lụa” mới sẽ trở thành lối thoát mới về thương mại cho Ukraine.
Nga bat ngo canh cao: Trung Quoc la ke thu tiem an - Anh 2
Trung Quốc có nhiều toan tính xung quanh chiến lược “Con đường tơ lụa” mới
Tờ Quan điểmcủa Nga đưa tin, trong bối cảnh hoạt động trao đổi thương mại với Nga ngày càng xấu đi, Ukraine đang thử nghiệm rẽ sang ngả mới, thông qua tuyến đường vận chuyển quốc tế này, đưa hàng hóa nước mình sang châu Á, đây là dự án cạnh tranh “con đường tơ lụa” từ Trung Quốc, qua Nga để sang châu Âu.
Mọi quốc gia tham gia vào vào tuyến đường vận tải quốc tế này đều đã đánh giá rất thận trọng về tuyến đường mới. Các nước tham gia như Azerbaijan, Kazakhstan và Gruzia đều được thu phí quá cảnh. Trong khi Trung Quốc thì có được tuyến đường vận chuyển hàng hóa sang châu Âu với mức chi phí thấp hơn, tốc độ nhanh hơn.
Tại sao Trung Quốc lại ủng hộ tuyến đường đi vòng qua Nga? Một nhà phân tích kinh tế của Nga đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đặc biệt lệ thuộc vào thu nhập xuất khẩu, và trên các phương diện, Bắc Kinh luôn kiên trì nguyên tắc theo đuổi lợi ích tối đa, giữ thái độ trung lập trong mọi xung đột kinh tế và chính trị.
Ngoài ra, tờ Kommersant của Nga cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp Trung Quốc thích làm ăn với các nước Liên Xô cũ hơn, đầu tư vào Nga không bằng Nhật Bản. 5 năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào các nước Liên Xô cũ (bao gồm thành viên Liên minh kinh tế Á – Âu, Ukraine và Tajikistan. Tuy nhiên trong đó chỉ có khoảng 10% vốn đầu tư rót vào Nga, chỉ đứng thứ 4 trong số các nước châu Á đầu tư vào Nga. Đứng số 1 là Nhật Bản, đến cuối năm 2014, tổng cộng Nhật Bản đã đầu tư 14,4 tỉ USD vào Nga.
Ngày 6/1 vừa qua, Bộ công thương Trung Quốc công bố số liệu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 11/2015, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga là 61,3 tỉ USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2015, tổng giá trị thương mại song phương giữa hai nước là 422,73 tỉ USD, giảm 27,8%. Trong đó xuất khẩu sang Nga đạt 216,24 tỉ USD, giảm 34,4%; nhập khẩu từ Nga 206,49 tỉ USD, giảm 19,1%, xuất siêu thương mại 9,75 tỉ USD, thu hẹp 86,9%.
Trang Morning news của Nga đăng bài viết cảnh báo, năm 2016 có thể trở thành năm thử thách ngặt nghèo nhất mà nước Nga phải đối mặt trong quan hệ quốc tế. Ngoài các cuộc xung đột xảy ra với các nước láng giềng trước đó, lại có những xung đột mới, thậm chí không thể ngờ tới xảy ra.
“Đối thủ” tiềm ẩn là Phần Lan, Trung Quốc, Mông Cổ và Kyrgyzstan. Đã từ lâu, Nga luôn mong muốn phần lớn của “vành đai kinh tế con đường tơ lụa” kết nối Trung Quốc và thị trường châu Âu nằm trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại có ý tưởng khác: Trung Quốc đã thử nghiệm mở con đường khác tới châu Âu vòng qua nước Nga – đi qua Thổ Nhĩ, Kazakhstan, Azerbaijan và Gruzia.
Ông Andrey Karneev – Phó viện trưởng học viện Á – Phi thuộc trường đại học Moscow nhận định, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước trong năm 2016.
* Chiến lược Con đường tơ lụa mới được công bố lần đầu năm 2013, gồm hai cấu phần là Vành đai kinh tế (trên bộ) và Con đường tơ lụa (trên biển). Chiến lược này nhằm nối ba lục địa Á-Âu-Phi, với một đầu là trung tâm kinh tế Đông Á, một đầu châu Âu – cả hai đều rất phát triển, và các quốc gia nằm giữa có tiềm lực phát triển lớn.
“Vành đai” sẽ giúp nối liền các trọng điểm kinh tế Đông Á, Tây Á và Nam Á. “Con đường” sẽ nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, qua Ấn Độ Dương và có thể vươn sang tới Địa Trung Hải.
H.L

Gia đình Thứ trưởng Công Thương và khối tài sản khủng tại Bóng đèn Điện Quang

(Dân trí) – Với việc nắm giữ hơn 11,78 triệu cổ phiếu DQC, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và các thành viên trong gia đình sở hữu khối tài sản lên tới hơn 718 tỷ đồng tại Bóng đèn Điện Quang.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa được cho là có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, điều động ông Trịnh Xuân Thanh.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa được cho là có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, điều động ông Trịnh Xuân Thanh.
Thủ tướng Chính phủ vừa mới ra quyết định khiển trách với Thứ trưởng Bộ Công Thương – bà Hồ Thị Kim Thoa vì có liên quan đến một số quyết định bổ nhiệm thời ông Vũ Huy Hoàng.
Bà Thoa sinh ngày 1/6/1960 tại Nghệ An. Nữ Thứ trưởng này có trình độ thạc sỹ kinh tế. Trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ năm 2000 và kiêm nhiệm chức Chủ tịch của Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang (DQC) trong 5 năm từ 2005-2010.
Mặc dù, rời Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang về công tác tại Bộ Công Thương từ năm 2010 với chức danh Thứ trưởng nhưng bà Thoa vẫn sở hữu cổ phần với giá trị tương đối lớn tại doanh nghiệp này. Không chỉ vậy, những thành viên khác trong gia đình bao gồm em trai, em dâu và các con gái của Thứ trưởng hiện tại vẫn nắm giữ vị trí cao và sở hữu khối tài sản lớn không kém tại Bóng đèn Điện Quang.
Theo báo cáo quản trị doanh nghiệp của DQC, tính đến tháng hết tháng 6/2016, bà Thoa là cổ đông lớn thứ 6 của Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang. Tính đến 30/11/2016, bà Thoa nắm giữ 1.686.415 cổ phiếu DQC, tương đương với 4,91% vốn, với giá trị ước tính lên tới 102 tỷ đồng.
Con gái lớn của bà Thoa là Nguyễn Thái Nga (sinh năm 1984) tham gia thành viên HĐQT từ tháng 3/2014 và giữ chức Giám đốc chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang từ tháng 6/2013 đến nay. Tính tới tháng 6/2016, bà Nga sở hữu hơn 4,1 triệu cổ phiếu DQC, tương đương tỷ lệ sở hữu 12,01%. Một người con gái khác của bà Thoa là Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng nắm giữ hơn 2,23 triệu cổ phiếu DQC, tương đương 6,49%.
Bà Nguyễn Thái Nga là một lãnh đạo trẻ trong dàn lãnh đạo tại Bóng đèn Điện Quang, bắt đầu công tác tại công ty từ tháng 2/2012 và từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Giám đốc Bán hàng khu vực miền Bắc, Phó giám đốc xuất nhập khẩu tại DQC. Từ tháng 6/2013, sau 16 tháng gia nhập công ty, bà Nga được giao giữ vị trí Giám đốc chi nhánh Hà Nội. Từ tháng 11/2015, bà Nga giữ thêm vị trí Phó Tổng giám đốc Bóng đèn Điện Quang.
Ngoài các con, tại DQC, em trai của bà Thoa là ông Hồ Quỳnh Hưng hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty. Ông Hưng cũng sở hữu hơn 2,5 triệu cổ phiếu DQC, tương đương tỷ lệ 7,33% vốn đang lưu hành của DQC với giá trị khoảng 152 tỷ đồng.
Ông Hồ Quỳnh Hưng trở thành Giám đốc Công ty Đầu tư và thương mại Điện Quang (công ty con của CTCP Bóng đèn Điện Quang) ở tuổi 36. Sau đó 3 năm, vào năm 2010 ông Hưng đã trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC). Ông Hưng có bằng kỹ sư khoa học máy tính tại ĐH Bách khoa TPHCM và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, ĐH Griggs – Hoa Kỳ.
Tại Bóng đèn Điện Quang, ngoài ông Hưng những thành viên trong gia đình cũng nắm giữ một số lượng cổ phiếu khá lớn, như bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ (mẹ) nắm giữ 1,22 triệu cổ phiếu, tương đương 3,83% và bà Hồ Thị Kim Thoa (chị gái ông Hưng) nắm giữ lượng cổ phiếu như trên.
Giá cổ phiếu DQC tại ngày 24/1 là 61.000 đồng/CP. Với việc nắm giữ hơn 11,78 triệu cổ phiếu DQC, bà Thoa và các thành viên trong gia đình sở hữu khối tài sản lên tới hơn 718 tỷ đồng tại Bóng đèn Điện Quang.
Một thành viên khác trong gia đình bà Thoa là ông Hồ Đức Lam hiện đang là thành viên HĐQT tại Bóng đèn Điện Quang. Tuy không nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp này nhưng ông Lam đang sở hữu khoảng 65% cổ phần tại CTCP Nhựa Rạng Đông (RDP) và là nhân vật có quyền chi phối mọi hoạt động tại đây.
Ông Hồ Đức Lam, sinh năm 1962 hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của CTCP Nhựa Rạng Đông (RDP) kể từ tháng 1/2006 đến nay. Ông Lam có trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh và kỹ sư điện. Người đứng đầu công ty có 30 năm gắn bó và 10 năm ở cương vị Tổng giám đốc Nhựa Rạng Đông, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam nhiệm kỳ 2012 – 2017.
Nhựa Rạng Đông và Bóng đèn Điện Quang vốn xuất thân là các doanh nghiệp Nhà nước, chính thức cổ phần hóa hoàn toàn khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn vào tháng 8/2015 đối với RDP và tháng 9/2014 đối với DQC.
Phương Dung