Cỏ cây trong tranh tứ bình- tứ quý được mô phỏng để chỉ phẩm chất con người. Đó là tính cách đẹp đẽ, những điều tốt lành, sự phóng khoáng, hào sảng, là đặc tính hướng vọng đến sự thoát tục, thanh cao, hay còn gọi là “hướng thượng”.
Quân tử được xem như là chuẩn mực sống mà mỗi người cần hướng tới trong đời. Các bộ tranh tứ quý cũng thường truyền tải ý tứ này. Ví dụ trong bộ Cúc Trúc Mai Lan: Cúc là sự tốt đẹp trong thành quả; Trúc là sự thanh cao trong bụi trần; Lan là sự mỹ miều trong sinh sôi; Mai là sự trong trắng trong khổ hàn.
Sự kiện tái hiện không gian Tết xưa đã diễn ra tại đình làng So (Hà Nội), với các nghi lễ dựng cây nêu, dâng lễ, gói và luộc bánh chưng, viết thư pháp, hát cửa đình…
Những người tham gia Tết Việt phần lớn là giới trẻ thành phố. Lần đầu tiên họ được trở thành người xứ Nam, xứ Đông, xứ Bắc, xứ Đoài, được tham gia, được xem, được nghe và được hiểu hơn về Tết Việt.
Đoàn dâng lễ tiến vào đình với trang phục áo dài truyền thống.
Trong sự kiện này có lễ dựng cây nêu. Theo truyền thống, cây nêu được dựng vào ngày Táo quân về trời, với quan niệm rằng từ ngày này cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội lẻn về quấy nhiễu.
Ngày dựng cây nêu (gọi là lên nêu) là 23 tháng Chạp. Ngày 7 tháng Giêng âm lịch là ngày làm lễ dỡ cây nêu xuống (ngày hạ nêu).
Đại sứ Phạm Sanh Châu – Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề UNESCO – cũng tham dự chương trình này. Ông dành nhiều tâm huyết, mong muốn tôn vinh và quảng bá áo dài cổ truyền nói chung và của nam giới nói riêng, xuất phát từ nhu cầu lựa chọn trang phục phù hợp trong công tác đối ngoại, những sự kiện quan trọng tại Việt Nam.
Phía bên trái ngôi đình, nghệ nhân Nguyễn Đức Hòa vẽ tranh Kim Hoàng – một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng (Hoài Đức, Hà Nội). Tranh Kim Hoàng in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều, hoặc giấy vàng tàu.
Một điểm đặc biệt mà các dòng tranh dân gian khác không có là những câu thơ chữ Hán được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh. Cả thơ và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh.
Các bé gái diện trang phục áo nâu, chít khăn mỏ quạ giúp nhiều người liên tưởng về Tết xưa.
“Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/Bày mực tàu giấy đỏ…”. Người viết thư pháp, cho chữ không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Bức thư pháp với dòng chữ “Mã đáo thành công”.
Hát cửa đình là một phong tục có từ lâu đời, có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống văn hóa cộng đồng làng xã khi xưa, nhưng nay đã mai một nhiều.
Ông Nguyễn Đức Bình – Trưởng Ban tổ chức Tết Việt 2017 – cho biết quyết định lấy ngôi đình là trung tâm, nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã với nhiều nghi thức cầu mong một năm mới tốt lành.
Hiện nay, đình (hay được biết đến phổ biến hơn là đền) chuyên chỉ thờ cúng, nhưng gốc rễ của đình là nhà hát dân gian, điều mà ít người biết đến. Việc trùng tu đình làng đã được đẩy mạnh, tuy nhiên những giá trị phi vật thể chưa được chú trọng. “Nhóm mong muốn góp một phần nào đó để khơi dậy giá trị tinh thần của đình làng Việt” – ông Bình nói.
Cũng trong hôm qua, các tiết mục hát then đã được trình diễn trong đình So.
Những nghệ nhân tham gia biểu diễn còn rất trẻ.
Hát quan họ cũng được diễn xướng.
Các cụ cao tuổi ngồi chơi tam cúc. Đây là một trong những trò chơi không thể thiếu mỗi dịp Tết xưa.
Bước vào một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài, hình ảnh gói bánh chưng với lá dong, đỗ xanh, thịt mỡ, gạo nếp như nhắc Tết đang đến rất gần.
Sau khi gói xong, bánh được luộc trong vòng 12 tiếng. Nồi bánh luôn cần người túc trực để thêm củi, nước.
Singapore đã vượt Hàn Quốc, trở thành quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất châu Á.
Bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực thế giới năm 2017 vừa được công bố
Bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực thế giới năm 2017 vừa được công bố tuần trước và Đức là quốc gia dẫn đầu.
Theo bảng xếp hạng của Passport Index, hộ chiếu Đức quyền lực nhất thế giới, cho phép người dân được miễn thị thực tới 157 quốc gia.
Đứng thứ 2 là Thụy Điển và Singapore, nơi công dân có thể đến 156 quốc gia mà không cần xin visa.
Hộ chiếu của Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Na Uy, Anh Quốc và Mỹ đều đứng thứ 3 thế giới với 155 điểm tương đương 155 quốc gia miễn thị thực.
Xếp hạng cuối trong danh sách là 3 nước Iraq (28 điểm), Pakistan (26 điểm) và Afghanistan (23 điểm).
Việt Nam giữ nguyên vị trí so với bảng xếp hạng năm ngoái, đứng thứ 75/95 với hộ chiếu miễn thị thực tới 48 quốc gia.
Việt Nam giữ nguyên vị trí so với bảng xếp hạng năm ngoái, đứng thứ 75/95 với hộ chiếu miễn thị thực tới 48 quốc gia
Hộ chiếu Campuchia xếp hạng ngay trước Việt Nam với 49 điểm trong khi Ấn Độ và Lào đứng sau với lần lượt 46 và 45 điểm.
Passport Index đánh giá “quyền lực” của hộ chiếu dựa trên số quốc gia hộ chiếu đó cho phép đến thăm mà không cần xin visa.
Được biên soạn bởi công ty tư vấn tài chính Arton Capital, chỉ số hộ chiếu xem xét số liệu của 193 quốc gia và 6 vùng lãnh thổ, theo Straits Times.
Trung Quốc là một trong số các nước có tuyên bố chủ quyền đối với từng phần Biển Đông ảnhGETTY IMAGES
Trung Quốc xác quyết ‘chủ quyền không thể tranh cãi’ đối với nhiều vùng ở Biển Đông sau khi chính quyền ông Trump tuyên bố sẽ chặn việc Bắc Kinh chiếm lãnh thổ trong khu vực.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh sẽ ‘tiếp tục cương quyết bảo về quyền của mình trong khu vực’.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ sẽ ‘đảm bảo rằng chúng ta sẽ bảo vệ quyền lợi của mình tại đó’.
Chính quyền của ông Barack Obama từ chối bênh các phe trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, nhưng hồi năm ngoái đã gửi máy bay ném bom B-52 và tàu khu trục hải quân tới khu vực.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là John Kerry đã lên tiếng về điều mà ông gọi là “sự gia tăng tình trạng quân sự hóa từ dạng này sang dạng khác” trong khu vực.
Một số quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông giàu trữ lượng tài nguyên, đồng thời là nơi có tuyến giao thông đường biển quan trọng.
Tân tổng thống Hoa Kỳ đã có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc, và ông Spicer nói với các phóng viên rằng “Hoa Kỳ sẽ đảm bảo rằng chúng ta bảo vệ lợi ích của mình” tại Biển Đông.
“Nếu các hòn đảo đó thật ra là vùng biển quốc tế chứ không phải là thuộc về Trung Quốc, thì chúng ta sẽ đảm bảo rằng chúng ta bảo vệ quyền lợi quốc tế, không để nước khác chiếm lấy,” ông nói, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Truyền thông Trung Quốc nói rằng các bình luận của ông Spicer khiến Washington đang ‘tuyên chiến’.
Nhưng chính phủ Trung Quốc ra phản ứng chừng mực hơn, nói rằng Hoa Kỳ “không phải là một bên trong vấn đề Biển Đông”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc “cam kết theo đuổi các đàm phán hòa bình với toàn bộ các quốc gia có liên quan” trong cuộc tranh chấp, và nói Bắc Kinh “tôn trọng các nguyên tắc tự do đi lại và bay phía trên các vùng biển quốc tế”.
Tuy nhiên, bà nói: “Quan điểm của chúng tôi là rất rõ ràng. Hành động của chúng tôi là hợp pháp.”
Các nước trong vùng đã có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông từ hàng thế kỷ qua, nhưng căng thẳng liên tục dâng lên trong những năm gần đây.
Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ đối với các đảo, các vùng nước ở Biển Đông.
Trung Quốc củng cố tuyên bố của mình bằng cách bồi đắp cơi nới đảo, xây dựng các công trình trên đảo, và tuần tra trên biển, trong khi chính quyền cũ của Hoa Kỳ nói họ phản đối việc hạn chế tự do đi lại và các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, cho dù của bất kỳ bên nào. Tuyên bố của Mỹ được nhiều người cho là nhắm vào Trung Quốc.
Những xích mích đã làm dấy lên quan ngại rằng khu vực này đang trở thành điểm nóng gây ra những hậu quả toàn cầu.
Năm 2016 là năm đặc biệt thành công cho các ứng viên nữ gốc Việt trên chính trường Hoa Kỳ
Điểm lại năm 2016, chưa bao giờ có nhiều phụ nữ gốc Việt ra tranh cử và thành công tại Hoa Kỳ như cuộc bầu cử hồi tháng 11 vừa qua, như tường thuật của nhà báo Đỗ Dzũng từ tờ Người Việt, California:
Lần đầu tiên trong lịch sử, có một phụ nữ gốc Việt đắc cử vào Hạ Viện Liên bang Hoa Kỳ.
Ðó là bà Stephanie Murphy (Dân Chủ), tên Việt Nam là Ðặng Thị Ngọc Dung, ở Florida. Bà thắng Dân Biểu John Mica (Cộng Hòa), một người làm dân biểu Quốc Hội gần 24 năm.
Tại Los Angeles County, California, nữ Luật sư Kim Nguyễn thắng đối thủ là người bản xứ, ông David Berger, phó biện lý Los Angeles County, và trở thành chánh án tiểu bang, làm việc tại quận hạt đông dân nhất Hoa Kỳ.
So với năm 2014, là năm có nhiều người Việt ứng cử nhất, và là năm gần nhất, số lượng người Việt ra ứng cử trong năm 2016 chỉ kém một người.
Nếu như năm 2014 có 33 người Việt ra ứng cử thì năm 2016 có 32 người.
Tuy nhiên, trong số 33 người ra ứng cử năm 2014, chỉ có sáu người là phụ nữ. Còn trong số 32 người ứng cử năm 2016, có tới 13 người là phụ nữ, một mức tăng hơn gấp đôi.
Năm 2014, trong số 17 người gốc Việt thắng chỉ có bốn người là phụ nữ:
Bà Janet Nguyễn, người Việt Nam đầu tiên đắc cử thượng nghị sĩ California, sau khi làm giám sát viên Orange County tám năm;
Bà Dina Nguyễn, thắng chức ủy viên Hội đồng Thủy cục Orange County, sau khi làm nghị viên Garden Grove hai nhiệm kỳ;
Bà Vân Lê, tái đắc cử chức ủy viên Học Khu East Side, San Jose;
Bà Hương Nguyễn, lần đầu tiên đắc cử chức ủy viên Học Khu Evergreen Community College, San Jose.
Năm 2016, trong 13 phụ nữ gốc Việt ứng cử, có bảy người thắng cử (53.8%) và đều trúng vào chức vụ mới.
Trong số bảy phụ nữ đắc cử này, có sáu người lần đầu tiên ứng cử.
Trong số 19 ứng cử viên nam, có bảy người thắng cử (36.8%), nhưng lại có bốn người đương nhiệm, có nghĩa là tái đắc cử.
Ðiều này cho thấy, không những nữ ứng cử viên gốc Việt tranh cử nhiều hơn trong năm 2016, mà còn thắng cử nhiều hơn, với chức vụ mới hơn, và cao hơn nữa.
Vì sao phụ nữ gốc Việt thành công về chính trị?
Sự thành công của phụ nữ gốc Việt tại Hoa Kỳ có thể giải thích bằng ít nhất hai lý do sau đây:
Thứ nhất, có thể vì năm 2016 nước Mỹ lần đầu tiên có nữ ứng cử viên tổng thống nên có nhiều cử tri nữ đi bầu hơn, và có thể dồn phiếu cho phụ nữ nhiều hơn.
Nên nhớ, ngay cả bà Hillary Clinton, dù thua ông Donald Trump phiếu đại cử tri, nhưng lại thắng ông tới gần 3 triệu phiếu phổ thông.
Thứ nhì, trong số năm phụ nữ Việt đắc cử tại Orange County, có ba người ứng cử trong các địa hạt mới được phân chia và nhỏ hơn.
Năm 2014, bà Janet Nguyễn đã tạo nên lịch sử, thành người Việt Nam đầu tiên ngồi trong Thượng Viện một tiểu bang ở Hoa Kỳ, và trở thành dân cử gốc Việt cao cấp nhất nước Mỹ.
Năm 2016, bà Stephanie Murphy tạo nên cột mốc cao hơn và thành vị dân cử gốc Việt cao cấp nhất toàn quốc, sau khi tuyên thệ nhậm chức Dân biểu Hạ Viện Mỹ, tại Washington, DC hôm 3/01/2017.
Điểm qua các gương mặt:
Stephanie Murphy Ðặng Thị Ngọc Dung
Trong bầu cử 8/11/2016 tại Địa hạt 7, Florida, bà Stephanie Murphy (Dân chủ) được 181,758 phiếu (51.5%) trong khi Dân biểu John Mica (Cộng hòa) được 171,412 phiếu (48.5%)…
Báo Orlando Sentinel viết:
“Chưa bao giờ Dân Biểu Mica gặp một đối thủ như bà Stephanie Murphy, vì bà là một khuôn mặt mới với câu chuyện đời lý thú.”
ảnh Stephanie Murphy STEPHANIE MURPHY Ngọc Dung sang Hoa Kỳ khi mới sáu tháng tuổi
Sau hơn 20 năm, ông John Mica phải đương đầu với một cuộc tái tranh cử gay go nhất nhưng vẫn “xem thường” người phụ nữ gốc Việt này.
Bà Stephanie Ngọc Dung viết trên Facebook:
“Tôi lấy làm vinh dự và cảm thấy nhỏ bé trước sự tín nhiệm mà cư dân miền Trung Florida dành cho tôi để đại diện họ tại Quốc Hội Hoa Kỳ.”
Bà Ðặng Thị Ngọc Dung cùng gia đình vượt biên năm 1979 khi mới được 6 tháng tuổi.
Sau thời gian ở Malaysia, gia đình bà định cư tại Hoa Kỳ, nhờ sự bảo trợ của Giáo hội Tin Lành.
Thời gian đầu, cha mẹ bà phải lao động tay chân để nuôi sống gia đình.
Học đại học tại College of William and Mary, Virginia, và tốt nghiệp cử nhân kinh tế, bà lấy bằng cao học quan hệ quốc tế ĐH Georgetown, Washington, DC.
Từng làm chuyên viên an ninh quốc gia trong Văn phòng Bộ Trưởng Quốc phòng và cố vấn chiến lược cho Deloitte Consulting, bà cũng làm việc tại Sungate Capital, một công ty chuyên về đầu tư và là giáo sư ngành kinh doanh tại ĐH Rollins College, Florida.
Bà sống tại Winter Park cùng chồng và hai con, Liêm và Maya.
Kim Nguyễn
ảnhKIM NGUYENLuật sư Kim Nguyễn được hơn 1 triệu phiếu bầu
Trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2016, tranh cử chức chánh án Tòa Thượng thẩm California, đơn vị 158, Los Angeles County luật sư Kim Nguyễn trở thành vị dân cử gốc Việt tại Mỹ phiếu cao nhất từ trước tới nay, được 1,102,711 phiếu (52.07%), thắng đối thủ David Berger (1,015,216 phiếu – 47.93%).
Trước khi đắc cử chánh án, Luật Sư Kim Nguyễn làm việc tại Bộ Tư Pháp California, đại diện cho các giới chức dân cử và cơ quan cấp tiểu bang trong các vụ kiện liên quan đến luật bầu cử, luật hiến pháp, luật tiểu bang, và ngân sách tiểu bang.
Cha mẹ Luật sư Kim Nguyễn đến Mỹ năm 1975, ban đầu sống trong trại tị nạn ở Arkansas, rồi được chuyển về trại Camp Pendleton, California.
Sau đó, cha mẹ bà định cư tại San Francisco, và bà chào đời tại thành phố này rồi về sống ở San Gabriel Valley, Los Angeles County.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Kim Nguyễn vào đại học UCLA và tốt nghiệp hạng danh dự.
Học luật tại ĐH Harvard, bà từng làm thư ký cho Chánh án Alfred T. Goodwin, Tòa Phúc thẩm Liên bang, Khu vực 9, rồi dạy học tại đại học luật Loyola Law School.
Sau đó bà làm việc cho một công ty luật tư nhân và cũng là thành viên của Hiệp Hội Luật Sư Người Mỹ Gốc Châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp hội Nữ Luật sư Los Angeles và là luật sư tình nguyện cho Advancing Justice Los Angeles.
Luật Sư Kim Nguyễn hiện cư ngụ tại South Pasedena cùng với chồng và hai người con.
Kimberly Hồ
ảnhDO DZUNGDược Sĩ Kimberly Hồ đắc cử nghị viên thành phố Westminster
Dược Sĩ Kimberly Hồ là người tạo nên lịch sử tại Westminster, California, trong cuộc bầu cử ngày 8/11/ 2016, vì là phụ nữ gốc Việt đầu tiên đắc cử nghị viên thành phố này.
Bà xuất thân trong một gia đình cựu quân nhân VNCH, thân phụ là cựu Ðại Tá Hồ Sĩ Khải, chỉ huy trưởng Trường Pháo binh QLVNCH.
Trước khi đắc cử nghị viên, bà từng là ủy viên quy hoạch Westminster trong ba năm và là ủy viên giao thông, và phục vụ trong Ban Ðặc nhiệm Tài chánh Westminster.
Từng được Hội Tiểu Thương California bầu chọn là “Doanh Gia Xuất Sắc 2009” bà còn được biết nhiều qua các chương trình phát thanh, truyền hình tại Orange County.
Bà Kimberly Hồ qua Mỹ cùng gia đình năm 1975 khi mới 11 tuổi.
Bà có bằng cử nhân ĐH UCLA, cao học quản trị kinh doanh đại học UCI rồi được học bổng theo học ngành dược ĐH University of the Pacific, Stockton, California, và tốt nghiệp dược sĩ tại đại học USC, Los Angeles.
Frances Nguyễn
Frances Nguyễn cùng gia đình đến Mỹ tỵ nạn năm 1975-FRANCES NGUYEN
Bà Frances Nguyễn là phụ nữ gốc Việt đầu tiên đắc cử ủy viên Học Khu Westminster, sau khi chiến thắng trong ngày 8 Tháng Mười Một, 2016.
Cùng gia đình đến Mỹ năm 1975 và chưa nói được tiếng Anh, bà tốt nghiệp cử nhân ĐH Cal Poly Pomona, quản trị kinh doanh tại ĐH Argosy và từng là Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California (1985-88).
Từng là ủy viên hội đồng cố vấn một số ủy ban trong Học khu Ðại học Cộng đồng Coastline và Sở Cảnh sát Westminster, bà cũng là thành viên ban giảng huấn ĐH Coastline Community College.
Bà là người Việt Nam đầu tiên làm chủ tịch Phòng Thương Mại Westminster (2009-2010).
Thu-Hà Nguyễn
ảnh THU-HÀ NGUYỄNThu-Hà Nguyễn từng hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California
Bà Thu-Hà Nguyễn đắc cử chức nghị viên Garden Grove, Ðịa Hạt 3, hôm 8/11/, 2016.
Người cha quá cố của bà, một thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến VNCH, là người có ảnh hưởng với bà, qua các hoạt động cộng đồng và phục vụ cư dân.
Bà cho biết từng làm việc rất nhiều năm với các hội đoàn trẻ trong cộng đồng, như Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California, Ðoàn Thanh Niên Cao Ðài, Ðoàn Thanh Niên Cờ Vàng…
Năm 2004, bà Thu-Hà Nguyễn chính thức thành lập nhóm “Vietnamese Young Marines” để sát cánh cùng các đoàn thể cựu quân nhân VNCH.
Tốt nghiệp ĐH UC Irvine và cao học khoa học tại ĐH Cal State Dominguez Hills, bà từng làm nhà nghiên cứu tại Quest Diagnostics.
Bà đang đứng đầu một nhóm làm việc nhằm phát triển phương pháp học mới trong việc kiểm tra bệnh ung thư.
Bà hiện cư ngụ tại Garden Grove cùng chồng và ba người con.
Kim Bernice Nguyễn
Cô Kim Bernie Nguyễn đắc cử nghị viên Garden Grove hôm 8/11 2016, thắng đối thủ Rick Montoya, người từng nộp đơn kiện Garden Grove dựa trên Ðạo Luật Quyền Bầu Cử California, dẫn đến việc thành phố phải chia làm sáu địa hạt để bầu ra sáu nghị viên.
ảnhKIM BERNIE NGUYENKim Bernie Nguyễn có cha là một người tị nạn Việt Nam, mẹ là di dân gốc Mexico
Cô chính là tác giả của việc vẽ các địa hạt này và được hội đồng thành phố chấp thuận.
Kim Bernie Nguyễn có cha là một người tị nạn Việt Nam, mẹ là di dân gốc Mexico.
Sống ở Garden Grove hơn 15 năm cô là người đầu tiên trong gia đình tốt nghiệp trung học và đại học.
Sau khi hoàn tất bậc cử nhân khoa học chính trị tại đại học UC Santa Cruz, cô đang làm việc cho CalOptima, một cơ quan lo về bảo hiểm y tế cho cư dân Orange County.
“Vì kiến thức và khả năng của cô, cùng với tấm lòng phục vụ công chúng, Nghiệp Ðoàn Cứu Hỏa Garden Grove chính thức ủng hộ cô vì thấy cô sẽ là một người ủng hộ an toàn công cộng trong hội đồng thành phố,” nghiệp đoàn nhân viên cứu hỏa Garden Grove cho biết khi ủng hộ cô vào chức nghị viên.
Dina Nguyễn
Luật Sư Dina Nguyễn vừa thắng cử chức ủy viên giáo dục Học Khu Garden Grove, Ðịa Hạt 5, vượt qua hai ứng cử viên khác, trong đó có ủy viên đương nhiệm là bà Linda Paulsen-Reed, người ngồi trong hội đồng giáo dục này gần 20 năm.
Ðây cũng là chức vụ dân cử thứ ba của Luật Sư Dina Nguyễn, và là chiến thắng thứ tư sau năm lần tranh cử.
Bà Dina Nguyễn đến Mỹ năm 1975 ảnhDO DZUNG
Năm 2006, bà đắc cử chức nghị viên Garden Grove và bốn năm sau, bà tái đắc cử.
Vì luật giới hạn nhiệm kỳ ở Garden Grove bà không thể tái ứng cử năm 2014, thay vào đó, bà ứng cử chức ủy viên Hội Ðồng Thủy cục Orange County, Khu vực 1, và đắc cử.
Như vậy, hiện nay, Luật Sư Dina Nguyễn giữ hai chức vụ dân cử cùng một lúc.
Bà Dina Nguyễn từng là nhân viên tòa án Orange County trong 18 năm. Trong lúc đi làm bà ghi danh học và tốt nghiệp trường luật của đại học Pacific Coast University, Long Beach.
Đến Mỹ năm 1975, bà hiện cư ngụ tại Garden Grove với gia đình.
Bài dài hơn của nhà báo Đỗ Dzũng đã đăng trên số Tết Đinh Dậu của báo Người Việt, Orange County, California.