DONAL TRUMP

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 1.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 2.
ôi thích những suy nghĩ lớn. Từ trước đến nay vẫn vậy. Đơn giản bởi nếu đã mất công nghĩ, thì tội gì mà không nghĩ cho lớn. Đa phần mọi người suy nghĩ rất nhỏ, bởi họ ngại thành công, họ ngại phải đưa ra những quyết định, và ngại chiến thắng. Và chính điều đó đã tạo một lợi thế đáng kể cho những người suy nghĩ lớn như tôi.
Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 4.

Cha tôi đã cho xây dựng những tòa nhà dành cho người có thu nhập thấp và trung bình ngay tại Brooklyn và Queens [2 quận của thành phố New York], nhưng dù vậy, tôi vẫn muốn những vị trí đắc địa nhất. Khi còn làm việc ở Queens, tôi luôn muốn có Forest Hills [khu dân cư tập trung nhiều giới thượng lưu tại quận Queens]. Rồi sau này khi tôi trưởng thành hơn, và có lẽ khôn ngoan hơn, thì tôi nhận ra rằng Forest Hills cũng tuyệt đấy, nhưng vẫn không thể so được với Đại lộ 5 [khu đô thị sầm uất nằm tại quận Manhattan, nơi tập trung nhiều trung tâm mua sắm đắt đỏ nhất thành phố New York, thậm chí cả thế giới]. Và từ đó tôi luôn tập trung tư tưởng hướng tới Manhattan, bởi từ khi còn rất trẻ, tôi luôn xác định rõ mình muốn gì.

Thu nhập đủ để sống tốt, đối với tôi như vậy chưa đủ. Tôi luôn tìm cách để lại dấu ấn. Tôi muốn xây một thứ gì đó thật phi thường, một thứ gì đó đáng để bỏ ra nhiều công sức. Nhiều người khác có thể mua bán những viên đá nâu tầm thường, hay xây những tòa nhà đơn giản từ gạch ngói. Nhưng điều cuốn hút tôi là thách thức trong việc xây dựng một công trình rộng 400.000 m2 bên bờ sông, phía tây Manhattan, hay một khách sạn mới cứng ngay cạnh trạm tàu điện Trung tâm, tại Đại lộ Công viên và Phố 42.

Atlantic City [một thành phố giáp biển ở phía đông bang New Jersey, nơi tập trung rất nhiều các sòng bạc] cũng là một thách thức cuốn hút tôi. Xây được một khách sạn vận hành thành công cũng tốt chứ. Nhưng còn tốt hơn gấp bội nếu anh gắn cái khách sạn ấy với một sòng bạc lớn, và thế là lợi nhuận thu về sẽ gấp 50 lần so với chỉ cho thuê phòng khách sạn đơn thuần. Khác biệt một trời một vực.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 5.

Tôi thấy nó khá giống với chứng rối loạn thần kinh, nhưng khác ở chỗ là rối loạn thần kinh có kiểm soát. Đây là một đặc điểm tôi thấy ở nhiều doanh nhân thành đạt. Họ luôn hướng tới mục tiêu, lúc nào tư tưởng cũng chỉ nhắm tới mục tiêu, thậm chí phát cuồng vì mục tiêu. Trong khi đa phần con người bị liệt do chứng rối loạn thần kinh, thì những doanh nhân mà tôi đang nói tới lại trở nên thành đạt vì nó.

Tôi không có ý nói rằng đặc điểm này sẽ giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn, nhưng nó cực kì hữu ích nếu bạn xác định được mình muốn gì. Điều này rất đúng trong thị trường bất động sản ở New York, nơi bạn phải đối đầu với những kẻ sáng dạ, cứng cỏi, và nham hiểm nhất thế giới. Tôi lại rất thích đối đầu với họ, và tôi cũng rất thích cái cảm giác được đánh bại họ.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 6.
ạn có thể sở hữu sản phẩm tuyệt vời nhất thế giới, nhưng nếu không ai biết đến, thì giá trị của nó cũng chả đáng là bao. Có những ca sĩ trên thế giới này sở hữu giọng hát hay như Frank Sinatra, nhưng chỉ có thể tự hát cho mình nghe trong ga-ra bởi chẳng ai biết đến họ. Bạn phải biết cách thu hút, phải biết cách tạo sự phấn khích. Một cách để làm được điều đó là thuê các chuyên gia PR rồi trả cho họ một đống tiền để tuyên truyền thay bạn. Nhưng với tôi, làm vậy chẳng khác nào thuê chuyên gia tư vấn từ ngoài vào để nghiên cứu thị trường. Bạn tự làm vẫn tốt hơn.
Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 8.

Một điều mà tôi đã nắm được về giới báo chí, đó là họ luôn khao khát có được một câu chuyện hay, và càng giật gân càng tốt. Đó là bản chất công việc của các phóng viên, và tôi hiểu điều đó. Ý tôi muốn nói là nếu bạn khác biệt một chút, thậm chí quá lố một chút, hay nếu bạn làm những việc gây tranh cãi, tên bạn sẽ xuất hiện trên các mặt báo. Tôi luôn hướng tới sự khác biệt, tôi không ngại gây tranh cãi, và các phi vụ làm ăn của tôi thường khá lớn. Ngoài ra, tôi đã gặt hái được nhiều thành công khi còn rất trẻ, và có phong cách sống của riêng mình. Kết quả là báo chí luôn muốn viết về tôi.

Nhưng điều đó không có nghĩa là họ thích tôi. Có lúc họ viết những bài tích cực, lúc khác lại tiêu cực. Nhưng xét trên phương diện kinh doanh mà nói, lợi ích thu được từ việc được xuất hiện trên mặt báo vượt xa so với các tác hại đi kèm. Rất dễ hiểu. Nếu tôi mua nguyên một trang quảng cáo trên tờ New York Times để quảng bá về một dự án, tôi sẽ phải bỏ ra khoảng 40.000 USD, và kể cả có làm vậy, thì người đọc cũng thường nghi ngờ tính xác thực của một mẩu quảng cáo. Nhưng nếu tờ New York Times viết một bài dù rất ngắn nhưng có nội dung tích cực về một phi vụ làm ăn của tôi thôi, thì tôi vừa không mất xu nào, lại thu về lợi nhuận rất lớn, lớn hơn nhiều so với con số 40.000 USD kia.

Cái hay là ở chỗ, kể cả trong một bài viết có tính chỉ trích, dù bản thân bạn có bị tổn thương, thì nó vẫn rất hữu ích cho việc kinh doanh của bạn. Television City là một ví dụ điển hình. Khi tôi mua lô đất rộng 400.000 m2 này vào năm 1985, rất nhiều người, kể cả người dân khu phía tây, thậm chí còn chẳng biết đến sự tồn tại của nó. Nhưng rồi tôi tuyên bố rằng tôi sẽ cho xây tòa nhà cao nhất thế giới tại đây, và ngay lập tức nó trở thành một sự kiện truyền thông.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 9.

New York Times đưa tin trang nhất, Dan Rather [Người dẫn chương trình tin buổi tối của đài truyền hình CBS] cho vào bản tin tối, và George Will viết một bài trên Newsweek. Từ những chuyên gia kiến trúc đến các cây bút góc nhìn, tất cả đều đưa ra quan điểm của mình. Không phải ai cũng ủng hộ ý tưởng xây dựng tòa nhà cao nhất hành tinh, nhưng cái chính là lô đất vô danh trước kia giờ đã thu hút được nhiều sự chú ý, chính điều đó thôi đã tạo giá trị lớn.

Một điều khác là khi tôi trả lời phóng viên, tôi thường nói thẳng. Tôi không đánh lừa họ hay tìm cách chống chế, bởi đó chính là những lý do cơ bản khiến nhiều người gặp rắc rối với báo chí. Thay vào đó, khi bị phóng viên hỏi khó, tôi sẽ tìm cách đưa ra một câu trả lời tích cực, kể cả khi phải “đánh trống lảng”. Ví dụ, khi được hỏi về những tác động tiêu cực mà tòa nhà cao nhất hành tinh khi được xây lên sẽ gây ra đối với người dân khu phía tây, tôi trả lời rằng người dân New York xứng đáng có được tòa nhà cao nhất hành tinh, và thật là một cú hích đáng kể nếu thành phố này một lần nữa có được vinh dự ấy.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 10.

Khi được hỏi tại sao tôi chỉ xây nhà cho người giàu, tôi nói rằng đâu phải chỉ có người giàu hưởng lợi từ các công trình của tôi. Tôi giải thích rằng hàng nghìn người nghèo sẽ thất nghiệp nếu không có những dự án của tôi, và rằng mỗi khi tôi có dự án mới, tôi lại góp phần gia tăng ngân sách thành phố. Tôi cũng chỉ ra rằng những tòa nhà như Tháp Trump đã châm ngòi cho quá trình phục hưng của New York.

Một nét quan trọng cuối cùng trong cái cách tôi quảng bá bản thân là phải biết ra vẻ. Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng. Con người ta có thể không phải lúc nào cũng tự suy nghĩ lớn, nhưng họ vẫn sẽ rất phấn khích với những người có suy nghĩ lớn. Đó là lý do tại sao chẳng tội gì mà không nói quá lên một chút. Quần chúng luôn muốn tin vào cái gì đó lớn nhất, vĩ đại nhất, và hoành tráng nhất.

Tôi gọi đó là “khoa trương thực chất”. Đây là một dạng thổi phồng vô hại, và là một cách tự quảng bá hết sức hiệu quả.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 11.
ạn không thể lừa dối mãi được. Bạn có thể gây phấn khích, quảng bá hoành tráng, thu hút nhiều giấy mực của báo chí, và nói quá lên một chút. Nhưng nếu bạn không làm được như những gì bạn nói, đến một lúc nào đó quần chúng sẽ bắt bài được bạn.

Tôi nghĩ về Jimmy Carter. Sau khi thua Ronald Reagan, Carter tới văn phòng của tôi. Ông nói rằng ông đang tìm kiếm các nguồn tài trợ cho Thư viện Jimmy Carter. Tôi hỏi là ông muốn tôi đóng góp bao nhiêu. Và ông nói: “Donald, tôi sẽ rất cảm kích nếu anh đóng góp 5 triệu USD”.

Tôi quá sốc. Tôi thậm chí còn không đáp lại.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 13.

Nhưng cuộc trò chuyện hôm ấy đã dạy tôi một bài học. Trước đó, tôi vẫn chưa hiểu tại sao Jimmy Carter có thể trở thành Tổng thống. Và câu trả lời là dù năng lực có hạn, song Jimmy Carter có bản lĩnh, có sự dũng cảm, dám đòi hỏi, dám hướng đến những thứ phi thường. Chính đặc điểm này đã giúp ông được bầu làm Tổng thống. Nhưng đương nhiên, sau đó người dân Mỹ bắt bài rất nhanh, họ nhận ra Carter không thể làm tốt nhiệm vụ Tổng thống, và ông đại bại trong kì bầu cử sau đó.

Ronald Reagan là một ví dụ khác. Ông luôn thể hiện rất tốt, rất hiệu quả trước công chúng, và giành được cảm tình của người dân. Nhưng chỉ đến bây giờ, gần 7 năm sau khi Reagan nhậm chức, người ta mới đặt câu hỏi rằng ngoài nụ cười đầy cảm mến ấy thì ông có năng lực thực sự gì không.

Trong lĩnh vực kinh doanh của tôi cũng đầy rẫy những người nói thì rất hay nhưng làm thì chẳng tới. Khi Tháp Trump gặt hái thành công, rất nhiều nhà đầu tư tìm cách bắt chước mô hình của chúng tôi, và họ thuê các kĩ sư về thiết kế.

Nhưng sau khi bản thiết kế được trình lên và họ xét đến phần giá cả, thì họ nhận ra rằng các đoạn thang cuốn bằng đồng sẽ tốn thêm 1 triệu USD, thác nước sẽ tốn thêm 2 triệu USD, và phần đá quý cũng sẽ tốn thêm nhiều triệu USD nữa. Tất cả cộng lại ra nhiều tiền quá, thế là lập tức những con người từng nuôi mộng lớn kia đành tặc lưỡi, thôi quên cái mô hình ấy đi.

Rốt cục thì đồng tiền cũng quyết định tất cả. Tôi may mắn được ngồi trên đỉnh của thị trường, và có thể bỏ ra những khoản tiền lớn nhất để xây những gì đẹp nhất. Tôi quảng bá Tháp Trump rất mạnh, nhưng bản thân nó cũng là một sản phẩm tuyệt vời.

Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 14.
Donald Trump: Tôi luôn chiều theo ảo mộng của quần chúng - Ảnh 15.
Tác giả:

Đức Huy
Thiết kế:

Mạnh Quân

Theo Trí Thức Trẻ21/01/2017

Đêm “đáng sợ nhất” của Obama và ý tưởng đồng xu nghìn tỷ USD

Đêm “đáng sợ nhất” của Obama và ý tưởng đồng xu nghìn tỷ USD
Tổng thống mới mãn nhiệm của Mỹ Barack Obama – Ảnh: Getty/BI.

“Tôi nghĩ đó là thời điểm khi John Boehner [cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ] có vẻ như sẽ không tạo đủ số phiếu để đảm bảo nước Mỹ không rơi vào cảnh vỡ nợ”, ông Obama nói. “Chúng tôi đã phải bắt tay vào soạn một bài phát biểu”.

Obama kể, đối mặt với khả năng Chính phủ Mỹ phải ngừng hoạt động và một vụ vỡ nợ gần như chắc chắn sẽ khiến định hạng tín nhiệm của Mỹ sẽ bị cắt giảm, chính quyền của ông phải cân nhắc một loạt lựa chọn để tránh việc Chính phủ đóng cửa và xử lý vấn đề nợ quốc gia.

Theo cựu Tổng thống, một trong những ý tưởng được đưa ra là Bộ Tài chính Mỹ phát hành một đồng xu mệnh giá 1 nghìn tỷ USD để trả một phần đáng kể nợ quốc gia.

“Chúng tôi đã bàn với Jack Lew [Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ khi đó] và những người khác về những lựa chọn mà chúng tôi có, vì đây là chuyện chưa từng xảy ra bao giờ”, Obama nói. “Có đủ mọi ý tưởng lạ lùng nhất về đồng xu có giá trị khổng lồ như vậy”.

Ý tưởng của ông Obama về đồng xu 1 nghìn tỷ USD có thể khác so với những gì mà những người khác thảo luận ở thời điểm đó.

Nhà báo Joe Weisenthal của hãng tin Bloomberg viết trên mạng xã hội Twitter rằng về mặt lý thuyết, Chính phủ Mỹ có thể đúc một đồng xu với bất kỳ kích thước nào và tuyên bố rằng đồng xu đó có mệnh giá 1 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, Obama nói, ông hình dung đồng xu đó phải có kích thước lớn hơn nhiều.

“Đồng xu đó phải có chất nguyên thủy, như từ thời đồ đá”, ông Obama nói về hình dung của ông về đồng xu 1 nghìn tỷ USD.

Cựu Tổng thống tiếp tục giải thích về cuộc thảo luận kỹ thuật liên quan đồng xu 1 nghìn tỷ USD.

“Về lý thuyết, tôi có thẩm quyền phát hành đồng xu 1 nghìn tỷ USD và bằng cách đó trả một lượng lớn nợ trái phiếu kho bạc Mỹ”, ông Obama nói. “Lúc đó, thực tế là rất có khả năng chúng tôi sẽ không có được đủ số phiếu từ Quốc hội, không thể đảo nợ, và rơi vào cảnh vỡ nợ kỹ thuật. Đó là một tình huống chưa từng xảy ra”.

Obama cho biết đó là một đêm căng thẳng, khi ông cùng các quan chức trong Chính phủ bàn về tính hợp pháp của những hành động mà ông có thể thực hiện để Washington tránh cảnh vỡ nợ và tránh nguy cơ bị các chủ nợ trái phiếu đâm đơn kiện.

“Ngoài việc trao đổi với Jack Lew và các trợ lý về một bài phát biểu, chúng tôi còn bàn về những động thái mà nếu thực hiện, tôi có thể rơi vào tình thế phạm pháp”, Obama kể. “Bởi vậy, chúng tôi phải bàn với luật sư về các thách thức pháp lý và khả năng bị các chủ nợ trái phiếu đâm đơn kiện. Đó không phải là một đêm thú vị đối với tôi”.

Theo đánh giá của trang CNN Money, nền kinh tế Mỹ dưới thời Obama đã có một số bước tiến tích cực như thất nghiệp giảm, tăng trưởng việc làm diễn ra mạnh mẽ, ngành sản xuất phát triển mạnh, thị trường chứng khoán và bất động sản khởi sắc…

Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ và ông Obama đã chi nhiều tiền để kích cầu nền kinh tế trong và sau suy thoái. Vì vậy, tổng nợ công của Mỹ hiện đã vượt 19 nghìn tỷ USD, cao gần gấp đôi con số khoảng 10 nghìn tỷ USD khi ông Obama mới nhậm chức.

Obama đã nỗ lực để giảm thâm hụt ngân sách hàng năm trong suốt nhiệm kỳ, nhưng Chính phủ Mỹ rốt cục vẫn chi nhiều hơn thu.

Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại về tỷ lệ nợ công so với tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ. Tỷ lệ này đã tăng mạnh dưới thời ông Obama, từ mức 50% vào lúc ông mới nhậm chức lên mức 77% hiện nay.

Viễn tượng “một nước Việt Nam tốt đẹp hơn” ngày càng u ám

FB Trương Nhân Tuấn

Nhiều tháng trước tôi đã viết đại khái rằng từ nay “giới tranh đấu cho một nước Việt Nam tốt đẹp hơn” sẽ phải tranh đấu một mình. Tình hình thế giới có nhiều thay đổi. Vì vậy mọi người hãy cẩn thận.

Bởi vì, các nước Châu Âu có những “vấn đề” của họ cần giải quyết. Điều quan trọng hơn hết là vấn đề “di dân” và hệ lụy của nó là nạn “khủng bố gốc Hồi giáo”. Nước Anh rời khỏi khối Châu Âu là do mâu thuẫn với lập trường chung các nước trong khối (về quan niệm di dân). Từ vài năm nay, mỗi tháng trung bình vài ngàn người nhập vào Châu Âu, bằng những chiếc thuyền mong manh vượt Địa Trung Hải, hay những đoàn người đi bộ vượt biên giới Thổ… Dòng người “tị nạn” này đến từ các “quốc gia bị tan rã” do chiến tranh ở Bắc Phi và Trung Đông. Trong đoàn người đó có không ít “chiến sĩ của Nhà nước Hồi giáo” trà trộn vào. Mục tiêu của những người này là chờ dịp thuận tiện để làm “khủng bố”, theo kiểu đã xảy ra gần đây ở Paris, Bruxelles, Berlin…

Trước những đe dọa hỗn loạn xã hội, các giá trị phổ cập về nhân quyền ở các xứ Châu Âu trở thành những điều “thứ cấp”. Việc bảo vệ nhân quyền không còn quan trọng bằng các việc an ninh chống khủng bố. Người ta càng ích kỷ hơn khi thành phần di dân đông đảo sẽ chiếm lấy công ăn việc làm. Trong khi nhiều nước trong khối nền kinh tế không khởi sắc.

Về phía Mỹ, diễn văn của ông Trump đã nói rõ ý định. “Từ đây nước Mỹ là trên hết… Người Mỹ sẽ không áp đặt lối sống của mình lên cho ai (mà chỉ để nó tỏa sáng như tấm gương cho mọi người)…”

Rõ ràng là qua ông Trump, nước Mỹ đã tuyên bố từ nhiệm trong việc bảo vệ những “giá trị nền tảng chung” của nhân loại (như một bổn phận mà nước này đã đảm nhiệm liên tục từ sau Thế chiến Thứ hai đến nay). Ta chỉ hy vọng là Trump không bóp chết “Luật Nhân quyền Magnitsky” trong những ngày tới.

Tình hình Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi. Qua bản “Tuyên bố chung” mà ông Trọng với Tập Cận Bình thỏa thuận vừa rồi, ta thấy rằng từ nay Việt Nam sẽ càng thêm “lệ thuộc” vào Trung Quốc, không chỉ từ ý thức hệ chính trị và kinh tế, mà còn về độc lập quốc gia. Việt Nam và Trung Quốc là một “cộng đồng chia sẻ một tương lai chung”.

Ý kiến của Trump qua bài diễn văn, như các ý định về thương mại, thuế, di dân, ngoại giao… nếu được chính phủ Trump thực hiện, sao cho lợi ích về phía “lao động và gia đình Mỹ”, thì hệ quả đưa tới là WTO cũng sẽ phá vỡ (cùng với nhiều thỏa thuận thương mại khác). Nước Mỹ sẽ “co cụm” lại theo chủ thuyết “biệt lập”. Dĩ nhiên phần còn lại của thế giới sẽ tìm cách “sống không cần Mỹ”.

Người ta định nghĩa sức mạnh của một nền kinh tế của một quốc gia là khả năng áp đặt “luật chơi” của nền kinh tế này lên các khu vực kinh tế còn lại.

Mỹ từ nhiệm thì hoặc là Nhật và các nước Châu Á khác sẽ “qui thuận” Trung Quốc. Đế quốc Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ để đặt luật chơi, làm đầu tàu, “lãnh đạo”.

Hoặc là Nhật sẽ vận động tiếp tục TPP với các nước Úc, Tân Tây Lan, Singapore, một số nước Nam Mỹ… để tồn tại mà không phụ thuộc vào Trung Quốc.

Dầu thế nào thì viễn tượng “một nước Việt Nam tốt đẹp hơn” ngày càng u ám. Việt Nam sẽ không xây dựng được nền móng dân chủ vì không có tầng lớp trí thức trung lưu. Nhưng Việt Nam có thừa các yếu tố để một cuộc “cách mạng” bùng dậy. Đảng CSVN hiểu rõ việc này do đó mọi động thái của họ là đàn áp không nương tay bất kỳ phần tử nào đe dọa.

Nguồn: https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/1369871809711284

Lương Trump và Putin so với lãnh đạo VN và TQ

Để so sánh, lãnh đạo Việt Nam có thu nhập theo luật định thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ và các nước châu Âu.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, bản thân đã là tỷ phú sau khi thắng cử, đã tuyên bố rằng ông sẽ chỉ nhận 1 đô la lương tượng trưng một năm.

Mức lương luật định của Tổng thống Mỹ là 400 nghìn USD một năm.
‘Bảng lương của cán bộ lãnh đạo nhà nước 2016’ trên trang thuvienphapluat.vn cho hay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhận lương 14.950.000 đồng/tháng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhận 13.380.000 đồng/tháng.

Chủ tịch nước Việt Nam có thu nhập bằng Tổng bí thư Đảng: 14.950.000 đồng/tháng, Chủ tịch Quốc hội nhận 14.375.000 đồng/tháng, Thủ tướng Chính phủ nhận 14.375.000 đồng/ tháng.

Thấp hơn họ, Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: 11.845.000 đồng/tháng

Theo bảng lương quy định thì Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhận 13.380.000 đồng/tháng nhưng mức lương thực tế hiện hành có cao hơn một chút.

Ví dụ Ủy viên Bộ Chính trị: 13.455.000 đồng/tháng, bằng lương Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Lương tính theo năm của Tổng bí thư và Chủ tịch nước Việt Nam cũng mới là 179 triệu VND, tương đương 7.900 USD.

Tự nguyện cắt lương

Chỉ riêng khoản ông Putin tự nguyện cắt lương giữa năm 2015 đã là 900 nghìn rúp, tương đương 14 nghìn USD, nhiều gần gấp đôi số tiền lương cả năm của lãnh đạo cao nhất Việt Nam.

Theo Ivana Kottasova viết trên trang web của CNN (06/03/2015), Tổng thống Vladimir Putin đã tự nguyện cắt lương của mình 10% để chứng tỏ ông đồng cảm với tình cảnh của người ăn lương tại Nga khi kinh tế khó khăn.

Nhưng cũng bài báo trên nói lương ông Putin trước đó đã tăng gần gấp đôi năm 2014: 9 triệu rúp (150.000 USD) so với 3,6 triệu rúp (59.800 USD) năm 2013, theo bản khai thu nhập được công bố.

Chỉ riêng khoản ông Putin tự nguyện cắt lương giữa năm 2015 đã là 900 nghìn rúp, tương đương 14 nghìn USD, nhiều gần gấp đôi số tiền lương cả năm của lãnh đạo cao nhất Việt Nam.

Lãnh đạo Nga không phải là người duy nhất tự nguyện giảm lương của chính mình.

Bản quyền hình ảnh Xinhua Quốc yến ở Bắc Kinh tháng 1/2017: lương lãnh đạo TQ và VN đều thấp hơn của Mỹ, Nga và Anh rất nhiều

Ông Gordon Brown khi làm Thủ tướng Anh được hưởng lương 197.689 bảng một năm nhưng tự nguyện cắt xuống còn 150 nghìn, nhỉnh hơn một chút so với các bộ trưởng Anh (141.647 bảng/năm).

Sau đó, sang thời đảng Bảo thủ cầm quyền, ông David Cameron còn nhận mức lương thủ tướng thấp hơn nữa, 142.500 bảng/năm và bà Theresa May kế nhiệm cũng giữ mức lương đó.

Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel có lương bằng euro tương đương 240 nghìn USD một năm.

Đồng loạt tăng lương

Cũng trong năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình và sáu lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đồng loạt tăng lương 62%, theo China Daily.

Sau khi tăng lương, ông Tập có thu nhập chính thức cơ bản mỗi tháng là 11.385 nhân dân tệ, bằng 1.832 USD.

Như thế, cả năm ông cũng chỉ được 22 nghìn USD, thấp hơn nhiều so với lương năm của Thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long: 1,8 triệu đô la.
Lương cán bộ cấp thấp ở Trung Quốc sau điều chỉnh đầu 2015 là 212 USD/tháng.

BBC News .