Day: 23/01/2017
Hội chợ Hoa xuân Phú Mỹ Hưng 2017: Đậm nét hồn quê Việt
Cầu tre, ruộng lúa, chợ nổi, cánh đồng hoa cải,… và còn nhiều điều nữa mang đậm chất làng quê Việt được tái hiện ngay giữa lòng khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM.























Bài và ảnh: Nguyên Trương
Warren Buffett: Mỹ sẽ ổn dưới thời Donald Trump nhờ công thức bí mật
Huyền thoại đầu tư tỏ ra khá lạc quan về kinh tế trong nước dưới thời tân tổng thống.
Trên CNBC, nhà thông thái vùng Omaha nhận xét ông Donald Trump là người có “công việc quan trọng nhất thế giới””. Khi được hỏi về những lo ngại của thị trường về nước Mỹ dưới thời tân tổng thống, Buffett vẫn tỏ ra khá lạc quan.
“Nước Mỹ sẽ tốt thôi. Tôi đã nói trước đó rồi đấy. Mỹ sẽ rất tuyệt vời dưới thời bà Hillary Clinton. Nhưng tôi nghĩ mọi việc vẫn sẽ ổn dưới thời Donald Trump”, vì Mỹ có “một công thức bí mật”, tỷ phú nói.
![]() |
Warren Buffett không tỏ ra lo lắng khi Donald Trump đắc cử. Ảnh: CNN |
Ông nhận định Mỹ không phải lúc nào cũng hoàn hảo, nhưng “hãy nhìn vào nơi đường chúng ta đang tiến đến, từng cột mốc một. Đừng bao giờ coi nhẹ nước Mỹ”.
Buffett cũng thừa nhận ông không biết thị trường chứng khoán sẽ đi về đâu trong “10 ngày, một năm hoặc 2 năm tới”. Nhưng với quan điểm đầu tư dài hạn, ông dự báo “Nó sẽ cao hơn trong 10, 20 năm nữa”. “Thỉnh thoảng nền kinh tế sẽ trục trặc. Nhưng dần dần, mọi chuyện sẽ tốt thôi”, ông cảnh báo.
Trước đó, Buffett cũng cho biết mình “ủng hộ” sự lựa chọn nội các của ông Trump. Vì một CEO nên có quyền lựa chọn những người hỗ trợ mình. “Nếu những người được chọn thất bại, đó là lỗi của anh. Và anh phải chuyển sang người khác”, ông nói.
Nhà thông thái vùng Omaha là người ủng hộ bà Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ. Tuy bà Clinton không chiến thắng, Buffett vẫn khá hòa nhã với Donald Trump: “Tôi ủng hộ mọi Tổng thống Mỹ. Quan trọng là người Mỹ phải đoàn kết, hỗ trợ Tổng thống”, Buffett cho biết, “Việc này không có nghĩa họ không được quyền chỉ trích hay phản đối những gì ông ấy làm. Nhưng cả nước vẫn cần đoàn kết. Và ông ấy xứng đáng được mọi người tôn trọng”.
Hà Thu (theo CNBC)
Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị bắt

Sau nhiều ngày khủng bố, đe dọa và giam lỏng tại nhà riêng, bà Trần Thị Nga đã bị Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Hà Nam khám xét nơi ở và đọc lệnh bắt tạm giam vào ngày 21/1/2017.
Bạn bè cho hay, bà Nga bị khởi tố theo điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, một trong những điều luật cho phép nhà cầm quyền bắt bớ tùy tiện và trả thù các nhân vật bất đồng chính kiến.
Bạn bè cho hay, bà Nga bị khởi tố theo điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, một trong những điều luật cho phép nhà cầm quyền bắt bớ tùy tiện và trả thù các nhân vật bất đồng chính kiến.
Hình ảnh từ clip của truyền thông lề đảng ghi lại cảnh hàng chục công an khám nhà, đọc lệnh bắt và còng tay đưa bà Nga đi. Bị bao vây bởi lực lượng công an đông đảo cả sắc phục lẫn thường phục, cả nam lẫn nữ nhưng bà Trần Thị Nga vẫn giữ được vẻ bình thản, hiên ngang, điềm tĩnh và rất tự tin, khác hẳn với những gương mặt bặm trợn nhưng lo lắng và căng thẳng của bọn bắt người.
Không nghe rõ những tên công an nói gì vì tiếng quá nhỏ, nhưng bà Nga đã trả lời rất đĩnh đạc, giọng hơi giễu cợt “Ok, thế à?”. Khi bị giải lên xe tù, có lẽ một công an nào đó đã đe dọa bà. Không ngần ngại, bà Nga tuyên bố một câu rất đĩnh đạc “…lúc đấy có khi xã hội đã bị thay đổi rồi”.
Bà Trần Thị Nga năm nay 40 tuổi và có bốn người con trai. Con thứ 3 mới vào lớp một và con trai út được 4 tuổi. Bà là một trong những gương mặt nữ tiêu biểu trong phong trào đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam.
Năm 2014, bà bị công an dùng gậy đánh gẫy chân khi đang đi cùng hai con nhỏ. Nhà riêng của bà liên tục bị ném bom bẩn, bị công an côn đồ đến gây sự. Ba mẹ con bà Nga cũng liên tục bị bắt cóc, bị chặn đánh giữa đường bởi công an mặt thường phục. Bà đã nhiều lần bị tạm giữ, câu lưu trái phép chỉ vì tham gia các phong trào biểu tình chống Tàu xâm lược, chống Formosa và các hoạt động đường phố ôn hòa khác.
Năm 2015, một cuốn sách e-book về những phụ nữ đấu tranh cho quyền con người ở châu Á được tái bản. Cuốn sách bao gồm 17 chân dung của những phụ nữ quả cảm trong những quốc gia và vùng lãnh thổ mà nhân quyền bị đàn áp dữ dội. Bà Trần Thị Nga là một trong hai phụ nữ Việt Nam vinh dự có tên trong cuốn sách này.
Giống như trường hợp của Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, việc bắt một bà mẹ đang nuôi con nhỏ như bà Trần Thị Nga là một hành động trả thù hèn hạ của nhà cầm quyền đối với những hoạt động ôn hòa của hai người phụ nữ này nói riêng, và đối với những người dân Việt Nam muốn đóng góp cho sự đổi thay đất nước nói chung.
Ông Dzerzhinsky được dựng tượng ở VN là ai?

Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội vừa khánh thành tượng ông Felix Dzerzhinsky, lãnh đạo đầu tiên của ngành công an Liên Xô.
Theo báo Việt Nam, buổi lễ có sự tham gia của các quan chức ngành công an Việt Nam và ông Vadim Bublikov, Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam và đại diện Trung tâm Văn hóa Nga tại Hà Nội.
Một bài trên báo Việt Nam viết:
“Ngày 20/01/2017, Học viện CSND đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành Tượng nhà cách mạng Ph. D. Dgiec-zen-xki, người sáng lập cơ quan Công an Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới với câu nói nổi tiếng: “Người cán bộ Công an phải có cái đầu lạnh, trái tim nóng và đôi bàn tay sạch.”
Cách mạng và phản cách mạng
Theo Bách khoa Toàn thư Anh (Britannica) Felix Dzerzhinsky sinh năm 1877 tại Kaunas (Kovno, Lithuania, khi đó thuộc Đế chế Nga) trong gia đình quý tộc nghèo người Ba Lan.
Cũng tại đây ông gia nhập Đảng Xã hội Dân chủ năm 1895 và bị cảnh sát Nga hoàng bắt vì hoạt động lật đổ.
Ông bị đầy đi Siberia nhưng bỏ trốn và tham gia Cách mạng Nga 1905.
Trở thành lãnh tụ của Đảng Xã hội Dân chủ Ba Lan-Lithuania và thuyết phục được đảng này hợp nhất với đảng cùng tên ở Nga.
Trong thời gian nổ ra Cách mạng Nga tháng 2/1917, ông vẫn đang bị cầm tù nhưng sau được thả và đóng vai trò trọng yếu trong Cách mạng tháng Mười.
Ngày 20/12/1917 ông được Lenin bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Uỷ ban chống phản cách mạng và phá hoại trên toàn Nga. Cái tên hiền lành này được rút gọn là Cheka, và chính là bộ máy công an của Liên Xô thời kỳ đầu.
Cheka đã giúp Lenin giữ gìn nền độc tài bằng các cuộc xử tử tùy thích bất cứ ai chính quyền Xô Viết coi là kẻ thù, theo Britannica
Dzerzhinsky cũng là người đầu tiên lập ra các trại tập trung ở Nga, và có tiếng là “một lãnh đạo cộng sản không khoan nhượng, không tham nhũng và cuồng tín”.
Theo Stephen Dalziel, phóng viên chuyên về Nga của BBC News, trong giai đoạn ngay sau khi Lenin lên nắm quyền ở Nga, “ít nhất nửa triệu người đã bị xử tử”.
Britannica viết rằng trong cuộc chiến Liên Xô đánh Ba Lan năm 1919-20, ông Dzerzhinsky được giao nhiệm vụ lập ra Ủy ban Cách mạng Ba Lan để về lập chính quyền Bolshevik nếu Hồng quân thắng lợi.
Nhưng sau thất bại của họ, kế hoạch đó không thành và Dzerzhinsky rời ngành an ninh sang nắm vị trí Chính ủy Giao thông năm 1921.
Sang năm 1922, trong nỗ lực hạn chế quyền hành của Cheka mà lúc đỉnh cao có trên 250 nghìn quân, chính quyền Liên Xô trao lại ngành an ninh cho Cục Chính trị Quốc gia GPU.
Sau khi Lenin qua đời, Dzerzhinsky ủng hộ Stalin nhiệt thành và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Tối cao Liên Xô.
Ông bị đột quỵ và chết khi đang dự họp Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1926.

Ba Lan đánh giá khác Nga
Tại Ba Lan thời phụ thuộc vào Liên Xô (1945-1989), tên của Dzerzhinsky được đặt cho nhiều đường phố.
Nhưng sau 1990, các tên phố và tượng đài Dzerzhinsky bị bỏ.
Ngày nay, quan điểm khá phổ biến tại Ba Lan coi ông Dzerzhinsky là kẻ phản lại quyền lợi dân tộc Ba Lan và là ‘Đồ tể Đỏ’.
Ngoài chuyện đem quân Liên Xô đánh Ba Lan năm 1920, Dzerzhinsky được cho là đóng vai trò chính trong các vụ tàn sát người Nga bị quy kết là ‘phản cách mạng’.
Theo một bài trên trang của Đài Tiếng nói Ba Lan về lịch sử:
“Tháng 10/1918, những công nhân tại Moscow đình công và bị vây bắt, quy kết là phản cách mạng và xử bắn bằng súng máy. Tại Petrograd, nhiều người bị lĩnh án tử hình, tay họ bị trói cùng nhau, và đến đêm bị đẩy lên các xà lan gỗ, đem ra ném xuống Vịnh Phần Lan. Người ký các lệnh đó chính là Felix Dzerzhinsky.”
Nhưng cũng có sự tìm tòi giải thích vì sao người Ba Lan này lại trở thành nhân vật duy nhất có vị trí cao trong hệ thống Xô Viết và có hành động như vậy.
Giáo sư Pawel Wieczorkiewicz trong loạt bài ‘Các nhân vật của Thế kỷ 20’ giải thích Dzerzhinsky luôn “phục tùng hoàn toàn Lenin” trong các chiến dịch khủng bố và sẵn sàng làm tất cả để chế độ Xô Viết không mất quyền.
Làn sóng trấn áp được Dzerzhinsky đẩy lên cao độ năm 1918 sau vụ Lenin bị ám sát không chết.
Mặt khác, trong một bài trên trang tin Wiadomosci (10/11/2012), bà Marta Tychmanowicz tìm lại các sử liệu mới nhất nói ông Dzerzhinsky đã cưới vợ ở nhà thờ trong một buổi lễ của Công giáo La Mã.
Bài báo ‘Cuộc đời hai mặt của Felix tay đẫm máu – người Ba Lan nhưng là cha đẻ của chủ nghĩa khủng bố Xô Viết’ cho rằng ông Felix Dzierzinsky và bà Zofia Muszkat đã quỳ xuống trước cha đạo nhận lời ban phước trong nhà thờ Thánh Mikolaj ở Krakow ngày 10/11/1910.

Các tài liệu mới nhất về cuộc đời ông Dzerzhinski do Giáo sư sử học Michal Glowinski mô tả đây là một người xuất thân từ gia đình quý tộc sa sút vùng biên địa (Ba Lan – Lithuania) và có đời nhiều thất bại.
“Ông ta không học hành đến nơi đến chốn, bằng tú tài cũng không có, và bỏ học để trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp.”
Năm 1920 sau khi đã là thành viên Đảng Xã hội Chủ nghĩa Ba Lan, ông bỏ sang theo Liên Xô và gia nhập Hồng quân.
Ông Dzerzhinsky cuối cùng “đã trở thành người lãnh đạo tàn bạo của tổ chức đứng đằng sau làn sóng khủng bố Bolshevik”, theo giáo sư Glowinski.
Còn bà Zofia, sinh ra tại Warsaw và có bằng đại học âm nhạc, đã sang Liên Xô sống cùng ông Dzerzhinsky cho đến khi qua đời năm 1968 và chỉ quay về thăm Ba Lan một vài lần.
Tượng 11 tấn của ông Dzerdzinsky từng đứng trước Bộ Công an Liên Xô nhưng sau bị kéo đi và đưa vào một công viên năm 1991.
Tuy thế, nước Nga hiện nay không chia sẻ quan điểm lên án ông Dzerzhinsky như tại Ba Lan, quê hương của ông.
Hồi giữa năm 2015, một số nhóm cộng sản ở Nga lên tiếng đòi đưa bức tượng trở lại lên bệ, theo phóng viên BBC Sarah Rainsford từ Moscow.
Bức tượng Dzerzhinsky tại Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội có cơ hội trở thành tượng mới nhất của ông được dựng trên thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ.