Day: 22/01/2017
Diện mạo nội các hơn 14 tỷ USD của Donald Trump
Tổng thống Donald Trump chỉ định có nhiều người là tỷ phú, triệu phú với tổng tài sản ít nhất 14,3 tỷ USD.

Chưa chắc có tiền đã mua nổi 4 món đặc sản Việt Nam này
Hiếm và giá thành cao là yếu tố khiến 4 món đặc sản này trở thành những món ăn được xếp vào danh sách “chưa chắc có tiền đã mua nổi”.
Gà Đông Tảo, thịt lợn trà xanh, bưởi Diễn, cá kho làng Vũ Đại là những món đặc sản quý hiếm không phải ai cũng có thể mua.
1. Bưởi Diễn
Những trái bưởi Diễn chính gốc hay bưởi Diễn lâu năm luôn là một món quà giá trị đối với người dân ở khu vực phía Bắc Việt Nam để trao tặng hay bày lên mâm ngũ quả. Bưởi càng lâu năm, quả càng rám thì lại càng quý.
Sở dĩ quả bưởi này được người dân yêu thích là vì vỏ quả vàng ươm, căng bóng, hương bưởi toả ra dịu nhẹ khắp không gian còn những tép bưởi thì lại ráo giòn, ngọt thanh. Đặc trưng của quả bưởi này có thể để lâu được khi chỉ cần bôi chút vôi vào cuống rồi bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát là có thể giữ được từ 3 – 6 tháng mà múi bên trong vẫn giữ được độ mọng nước, tươi ngon, không sợ hư.
Vì những đặc điểm nổi bật như thế mà quả bưởi Diễn rất được săn đón vào những mùa Tết đến, thế nhưng không phải dễ mua được loại đặc sản này. Một phần vì do những gốc bưởi Diễn lâu năm dần bị thu hẹp do quy hoạch trồng bưởi giảm dần nhường chỗ cho đô thị hoá. Vì vậy, dù có giá lên tới 100.000 đồng/ một trái cũng không có hàng để mà mua được.
2. Gà Đông Tảo
Gà Đông Tảo là giống gà đặc sản của xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Loại gà này ngay từ lúc xa xưa đã vang danh là món đặc sản đến tiến cống nhà vua nên chẳng có gì ngạc nhiên khi giá của chúng luôn thuộc hàng đắt đỏ. Loại gà này được chia làm hai loại: gà thịt và gà biếu.
Giá gà biếu Đông Tảo đắt hơn so với gà thịt, chúng có giá từ 3 đến 4 triệu một con nặng khoảng 3,5 – 4,5kg, những con nặng hơn từ 4,5 -5,5kg có giá lên tới 7 – 8 triệu đồng, thậm chí có những con gà còn có giá vô cùng trên trời – hàng chục triệu một con. Còn đối với gà thịt thì giá so ra mềm hơn. Nếu dưới 3kg thì có giá 300 ngàn/kg, còn từ 3,5 – 4,5 kg thì lại có giá từ 400 đến 500 ngàn một kg.
Tuy đắt là thế nhưng nhiều người may mắn mua được loại gà này đều cảm thấy vô cùng xứng đáng. Vì loại gà này chắc, giòn, thôm và có thể chế biến thành nhiều món đá dạng. Bộ phận đắt giá nhất của loại đặc sản này chính là phần chân gà. Khi bạn thưởng thức chúng, đều sẽ thấy vị giòn vô cùng đặc biệt mà không phải loại gà nào cũng có được.
Với danh tiếng vang xa như vậy nên gà Đông Tảo quanh năm luôn được ưa chuộng, đặc biệt là vào những ngày Tết thì luôn trong tình trạng cháy hàng. Vì những ngày giáp giao thừa nhiều người đã đặt mua sẵn trước các cặp gà thật ngon để làm quà biếu hay để thưởng thức trong những ngày xuân.
3. Thịt lợn trà xanh
Không giống như những con lợn khác, loài lợn này được nuôi theo mô hình chăn nuôi hữu cơ khi được cho ăn hoàn toàn bằng cám ngô, cám gạo, bột cá, rau từ thiên nhiên. Ngoài ra, chúng còn được ăn thức ăn chế biến từ lá trà xanh, uống nước trà xanh và tắm nước lá trà xanh đun sôi khi còn là loài lợn con cho đến khi được xuất chuồng.
Loại thịt lợn này có giá đắt gấp 3 lần thịt lợn ngoài chợ. Cụ thể, lợn ba chỉ có giá gần 300.000 đồng/1kg, sấn mông của chúng có giá 269.000đồng/kg,… Qua chia sẻ của những người may mắn ăn loại thịt lợn này thì thịt của chúng vô cùng thơm ngon, bì lợn ăn dẻo, phần mỡ lại không béo ngậy. Khi luộc nước rất trong không bị nổi bọt đen như những loại thịt lợn cho ăn cám công nghiệp khác.
Ngoài giá thành vô cùng “chát” thì quy mô sản xuất của loài lợn này chỉ mới xuất hiện gần đây tại Việt Nam nên nguồn cung luôn khan hiếm, không thể chu cấp đủ cho số lượng nhu cầu dồi dào nên loại đặc sản này luôn cháy hàng.
4. Cá kho làng Vũ Đại
Vào dịp Tết Nguyên Đán này, người ta lại kháo nhau tìm mua loại đặc sản đến từ làng Vũ Đại: cá kho. Nhiều người thích món này hơn so với các loại thịt heo, gà khác – vốn luôn có sẵn và là mặt hàng hết sức bình thường mỗi dịp Tết đến xuân về. Bên cạnh đó, cá kho của làng Vũ Đại có hương vị và độ ngon rất đặc biệt. Một số người nhận xét đây là loại cá nên có trên mâm cơm của mỗi nhà vào mỗi mùa xuân.
Loài cá này được người dân làng Vũ Đại ướp kĩ, bỏ vào niêu đất, kho bằng củi trong thời gian từ 12 -15 tiếng đồng hồ. Đến khi thành quả ra lò, niêu cá kho ấy khiến nhiều người ngất ngây với những khúc cá chắc, vị ngọt và có mùi thơm hết sức hài hoà.
Loại đặc sản này được tính theo niêu, trung bình một niêu cá Tết giá 400.000 đồng/1kg, 2kg giá 600.000 đồng và cứ thêm một kg thì lại tăng thêm 200.000 đồng. Niêu cá kho lớn nhất của làng Vũ Đại có trọng lượng đến 5kg và giá đến mức 1,2 triệu đồng.
Muốn mua một niêu cá từ làng Vũ Đại không hề là một chuyện dễ dàng vì một niêu cá như vậy có giá đến tiền triệu/niêu nhưng không hề có đủ hàng để cung cấp nếu bạn đặt muộn. Niêu cá này danh tiếng gần xa nên không chỉ ở miền Bắc, chúng còn được xuất khẩu ở các khu vực trong nước lẫn nước ngoài. Vì vậy, chúng luôn trong tình trạng cháy hàng mỗi mùa xuân đến.
(Ảnh: Internet)
Đổi mới 30 năm, VN thu nhập vẫn thua Kosovo
Số liệu Ngân hàng Thế giới cho thấy các nước XHCN cũ ở Đông Âu và Cuba có thu nhập bình quân hơn V
Tuần hành thời Đông Đức còn theo chủ nghĩa xã hội
Sau chuyển đổi thể chế, các quốc gia này tiếp tục có nền kinh tế tốt hơn Việt Nam, tính cả bằng tổng thu nhập quốc dân (GDP) và thu nhập bình quân đầu người (per capita), theo trang GDP Ranking của World Bank .
Không tính nước Đức gồm cả phần Đông Đức (DDR) có nền kinh tế khổng lồ (3,3 nghìn tỷ USD), ví vụ về GDP và dân số một số nước ở khu vực Đông Âu hậu cộng sản như sau:
Ba Lan: 545 tỷ USD; 38 triệu dân
Slovakia: 87,2 tỷ USD; 5,4 triệu dân
Hungary: 121 tỷ USD; 9,8 triệu dân
Cả ba nước này đều có thu nhập từ 13 nghìn đô la Mỹ mỗi đầu dân một năm trở lên.
![]() |
Bản quyền hình ảnh World Bank Số liệu của World Bank về thu nhập bình quân của Romania, Albania và Việt Nam |
Nhóm nước thu nhập thấp hơn:
Romania: 177 tỷ USD; 19,8 triệu dân
Bulgaria: 50 tỷ USD; 7,1 triệu dân
Nước thuộc hàng nghèo nhất châu Âu là Albania cũng có GDP 11,3 tỷ USD cho 2,8 triệu dân.
Việt Nam có GDP 193,5 tỷ USD là con số khá lớn nhưng dân số lại đông gấp bội (91,7 triệu) nên thu nhập bình quân đầu người mới đạt 1990 USD, chưa bằng một nửa Albania ( 4280 USD năm 2015).
Quốc gia nhỏ bé chỉ có 1,8 triệu dân là Kosovo sau khi tách ra khỏi Albania vì cuộc chiến tàn khốc hiện có thu nhập bình quân đầu dân 3970 USD .
‘Động đất chính trị’
Nhân kỷ niệm sự tan rã của Liên Xô (25/12/1991-2016) và quá trình giải thể chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, một số tác giả Việt Nam tiếp tục coi đây là sự kiện xấu.
![]() |
Bản quyền hình ảnh Xinhua Việt Nam có nền kinh tế năng động trong khu vực nhưng dân số đông khiến thu nhập bình quân thấp xuống |
Họ cũng khẳng định con đường của Việt Nam những thập niên qua là đúng đắn hơn.
Nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hà Đăng viết hôm 16/01/2017 rằng khối Đông Âu tan rã đầu thập niên 1990 như ‘cơn động đất chính trị’ của thế kỷ 20.
Trước đó, TS Hà Ngọc Tấn viết trên Quân đội Nhân dân rằng sự sụp đổ của Liên Xô và khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa là “bài học đau đớn không chỉ cho những người cộng sản, mà còn cho nhân loại tiến bộ”.
Nhưng có vẻ như ý thức hệ cộng sản không phải là lý do chính khiến Việt Nam còn có thu nhập thấp.
Tại Tây Bán Cầu, nước cộng sản Cuba dù bị cấm vận vẫn có thu nhập bình quân 5880 USD đầu người một năm.
Còn tại châu Á, thu nhập bình quân đầu dân của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với nước láng giềng Trung Quốc do đảng cộng sản lãnh đạo ( 7930 USD ).
Việt Nam hiện có nền kinh tế năng động và nhiều tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á.
Ralph Jennings gần đây có bài trên trang Forbes (05/01) nêu ra nhiều lý do khiến kinh tế Việt Nam tiếp tục có đà phát triển tích cực trong năm 2017.
‘5 lý do kinh tế VN phát triển tốt’ năm 2017
![]() |
Đường phố Kosovo |
Nhưng có vẻ như dân số đông khiến thu nhập bình quân của nước này bị kéo thấp hẳn xuống so với các nước nghèo nhất trong khối Đông Âu cũ.
Thị trường lao động thiếu việc làm tạo hiện tượng không ít người Việt Nam vẫn tiếp tục tìm đường sang vùng thuộc Liên Xô cũ, Đông Âu và cả Tây Âu để kiếm sống.
Bang giao Mỹ-Trung dưới thời Trump
Ngụy Kinh Sinh
Lê Minh Nguyên dịch
Ngụy Kinh Sinh: “Từ sự phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng sự lựa chọn chiến tranh của Tập Cận Bình sẽ cho ra kết quả là hoặc bị đánh bại hoặc bị bế tắc. Vì vậy lựa chọn tốt nhất cho ông là đạt một hiệp định thương mại công bằng với HK, và bắt đầu công cuộc cải cách (reform) chính trị và tư pháp. Bởi vì việc bóp nghẹt chế độ CS không phải là mục tiêu của Donald Trump, cũng không phải là lợi ích của HK. Cái mà Trump muốn là thương mại công bằng với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.“Đến bây giờ chúng ta biết chắc được một số điều về chính quyền của tổng thống Donald Trump:
1) Ông Donald Trump sẽ là tổng thống kế tiếp của Mỹ, do đó chính sách đối ngoại yếu đuối của chính quyền Obama sẽ kết thúc.
2) Chính sách chủ yếu của ông Trump là điều chỉnh những mối quan hệ thương mại bất hợp lý; trọng tâm của chính sách này là điều chỉnh cái gọi là “thương mại tự do” qua quan hệ “thương mại công bằng”.
3) Cái mục tiêu được nhắm tới là quốc gia có thương mại không công bằng lớn nhất – Trung Quốc.
4) Donald Trump sẵn sàng ngưng lại các phương tiện đàm phán đã được sử dụng trong quá khứ, thay vào đó là việc sử dụng sự phong tỏa thị trường, tức một cuộc chiến tranh thương mại, để buộc Trung Quốc và các quốc gia giao thương khác chấp nhận những quy luật của thương mại công bằng.
5) Trong chiến lược quốc tế (của Trump), xu hướng là giảm bớt căng thẳng với Nga, bận tâm vào việc bành truớng của Trung Quốc.
6) Liên minh chặc chẽ với các nước ở châu Á và Ấn Độ để đè bẹp sự bành trướng chiến lược của Trung Quốc, và để đẩy tới hay khích lệ các nước Đông Nam Á đi vào vòng tay của Hoa kỳ.
Trên đây là những gì đang xảy ra ngay cả trước khi ông Donald Trump bước vào Toà Bạch Ốc. Để tóm lược các sự kiện này, chúng ta có thể thấy rằng điểm nhắm chính là chế độ cộng sản tại Trung Quốc. Có hai mục tiêu chính: một là quan hệ mậu dịch Mỹ-Trung, mục tiêu thứ hai là sự kiểm soát biển Hoa Đông và Biển Đông. Ông Trump có cơ hội để chiến thắng cả hai mặt trận này hay không? Hay ông Tập có cơ hội để chiến thắng một cái nào hay không? Chúng ta hãy làm một phân tích sơ khởi.
Về các mối quan hệ mậu dịch Mỹ-Trung, Trump phải điều chỉnh lại. Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy rằng các cuộc đàm phán với chính quyền Trung Quốc không thể thay đổi được tính lưu manh của họ. Như nhà tranh đấu ôn hoà Mohandas Gandhi có nói, khi một băng cướp có vũ trang đến làng, không có cách nào để thương lượng ngoài việc dùng sức mạnh để đá nó văng ra. Đó là lý do nguời ta cần cảnh sát. Hoa kỳ vì vậy mà làm cảnh sát thế giới.
Vũ khí của Hoa Kỳ là gì? Đó là thị trường Mỹ. Trong quá khứ, Trung Quốc ngăn chặn thị trường của mình, trong khi bán phá giá hàng hóa sang Hoa kỳ, điều này giúp các nhà tư bản trong cả hai nuớc Trung Quốc và Hoa kỳ kiếm được lợi nhuận vuợt bực trong khi Hoa kỳ bị mất rất nhiều công ăn việc làm. Mục tiêu cuối cùng của Trump là sự cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa kỳ, và mở rộng công ăn việc làm ở Mỹ.
Sự tấn công của Trump là gì? Dưới cái tiền đề rằng Trung Quốc lợi dụng thương mại nhưng không có kế hoạch mở cửa thị trường của họ, Trump đang sẵn sàng dẫn đầu để tung ra một cuộc chiến tranh thương mại, đóng cửa thị trường Mỹ và không cho hàng hóa rẻ của Trung Quốc vào Hoa kỳ. Dù TQ có phản ứng bất cứ cách gì thì biện pháp này cũng chiến thắng, mà hậu quả cho Mỹ là sản xuất công nghiệp được hồi phục và công ăn việc làm gia tăng.
Tập Cận Bình sẽ phản ứng ra sao? Qua truyền thông phía Cộng Sản cho thấy quan điểm thông thuờng là chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa kỳ. Họ hy vọng rằng Trump sẽ giống như các tổng thống Hoa Kỳ khác trong quá khứ, tỏ ra cứng rắn trước khi nhậm chức và tuơng nhuợng với các nhà tư bản sau đó. Do đó chiến tranh thương mại chỉ là một sự hù dọa (bluff) và tất cả mọi thứ vẫn sẽ như thường lệ. Không chỉ Đảng CSTQ, mà còn có cả những nhà tư bản Mỹ huởng lợi nhuận khủng, chẳng hạn công ty Boeing cũng nghĩ một cách mơ mộng (fantasy) như vậy.
Thật không may, điều này thực ra là một ảo ảnh (illusion). Chính ông Trump không thiếu gì tiền và nội các của ông ta bị châm biếm như là một sự kết hợp của những nguời giàu và quân nhân, điều này làm cho kế hoạch mua chuộc và kiểm soát lâu nay của Đảng CSTQ và các doanh nghiệp lớn khó mà thực hiện. Vì vậy Tập Cận Bình chỉ có thể chọn chiến tranh thương mại.
Như chúng ta đều biết, trong chiến tranh thương mại ai kiểm soát được thị trường thì người đó sẽ chiến thắng. Giống như một cuộc đấu của những cao thủ cờ tướng (chess masters), kết quả có thể đã được tính toán trước. Như những chiến lược gia cổ thời có nói, để tính được sự chiến thắng, đầu tiên phải bảo đảm chắc rằng mình sẽ chiến thắng sau khi bước vào một cuộc chiến tranh. Trump chỉ bị rắc rối bên trong chứ không phải bên ngoài – để thuyết phục các chính trị gia và các doanh nghiệp đang hỗ trợ ông hiểu được tình hình thì không dễ dàng.
Việc Tập Cận Bình chấp nhận một cuộc chiến thương mại sẽ không kéo dài được lâu, và ông ta chắc chắn sẽ bị đánh bại. Tình trạng thất nghiệp bên trong TQ đang gia tăng, do đó, tình hình chắc chắn là không ổn định. Tại thời điểm này, Tập Cận Bình có thể có hai phản ứng: một là khởi động một cuộc chiến tranh để giảm bớt các xung đột nội bộ; hai là tìm cách để đạt được một thỏa hiệp với Mỹ – tức chấp nhận các nguyên tắc công bằng thương mại và bảo vệ các cơ hội thương mại. Tôi (ông Nguỵ) ước tính rằng Tập Cận Bình sẽ chấp nhận các ý kiến của những diều hâu quân đội TQ để khởi động một cuộc chiến tranh.
Vấn đề ở đây là ông Trump cũng đã dự kiến khả năng này và du nhập một nhóm lớn diều hâu quân sự HK vào nội các ông. Ngoài ra, sau khi nới lỏng căng thẳng trong các các mối quan hệ với Nga, ông sẽ triển khai một số lượng lớn sức mạnh quân sự về khu vực Đông Á. Vậy thì Tập Cận Bình nhắm vào nơi nào để tấn công? Nhật Bản và Nam Hàn là đồng Minh của Mỹ, với các đơn vị đồn trú của Mỹ ở đó, cho nên quân đội Mỹ có bổn phận can thiệp, và Tập Cận Bình sẽ thất bại nếu ông ta bắt đầu chiến tranh ở đó.
Việt Nam và Đài Loan cũng là những khúc xương khó nuốt. Với những lý cớ gượng ép (improper excuses) để khởi động các cuộc tấn công chống họ (VN và ĐL), kèm theo là sự tố cáo của cộng đồng quốc tế và cả đến sự tiếp tay hỗ trợ các nước này, thì sự kéo dài chiến tranh sẽ dẫn đến hỗn loạn ở Trung Quốc. Để ngăn chận Biển Đông với Nhật bản, Nam Hàn và Đài Loan cũng sẽ không được. Vài hòn đảo nhỏ cộng với sức mạnh hải quân và không quân của chế độ CSTQ có thể đủ để đối phó với hải quân và không quân của các nước nhỏ Đông Nam Á, nhưng nó thực sự không có khả năng để chống lại các lực lượng chiến đấu của Mỹ với các tàu sân bay, vì thế các hành động này có thể coi như lấy đá ném vào chân mình.
Duy nhất chỉ có một đối thủ mà TQ có được lý cớ tốt để tấn công và đánh bại là Bắc Triều Tiên. Duới danh nghĩa giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn, cuộc chiến này sẽ được chấp nhận và thậm chí được hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Không có lý do gì cho Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn lại ngăn chặn TQ hay ra tay giúp Bắc Hàn. Điều đó sẽ đi ngược lại ý chí của cộng đồng quốc tế và không phải là sự lựa chọn của Hoa Kỳ.
Chỉ có một nước không hài lòng là Nga. Bắc Hàn đã luôn luôn được Nga coi là nơi có thể mở rộng ảnh hưởng. Nhưng về phía Tây của Nga, có vấn nạn NATO, cũng như sự dòm ngó của các nước Đông Âu. Nga không thể giúp Bắc Hàn để tạo ra sự gây hấn với TQ, vì vậy Tập Cận Bình sử dụng sức mạnh quân sự của ông với Bắc Hàn là một lựa chọn có thể xảy ra.
Nhưng Bắc Hàn cũng không phải là dễ nuốt. Có nhiều người chống đối triều đại của gia đình Kim. Nhưng dưới ảnh hưởng của các chính sách ngu dân của Đảng CS, sự chống xâm lăng duới lá cờ ái quốc vẫn là tuyệt vời. Nếu chiến tranh không kết thúc một cách nhanh chóng, nó vẫn có thể gây ra sự bất ổn trong nước và dẫn đến sự sụp đổ của chế độ ở TQ.
Từ sự phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng sự lựa chọn chiến tranh của Tập Cận Bình sẽ cho ra kết quả là hoặc bị đánh bại hoặc bị bế tắc. Vì vậy lựa chọn tốt nhất cho ông là đạt một hiệp định thương mại công bằng với HK, và bắt đầu công cuộc cải cách (reform) chính trị và tư pháp. Bởi vì việc bóp nghẹt chế độ CS không phải là mục tiêu của Donald Trump, cũng không phải là lợi ích của HK. Cái mà Trump muốn là thương mại công bằng với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Cải cách chính trị và tư pháp là lợi ích của TQ. Nếu không có sự bảo vệ quyền con người thì sẽ không có sự gia tăng thu nhập của các tầng lớp lao động, do đó không có sự mở rộng thị trường trong nước ở TQ. Không có cải cách chính trị và tư pháp, sẽ không có sự cải thiện môi trường kinh doanh, do đó đại đa số các doanh nghiệp sẽ tiếp tục chạy trốn khỏi TQ. Không mở cửa thị trường, các doanh nghiệp TQ không thể nhanh chóng du nhập công nghệ và quản trị tân tiến, và sẽ không có khả năng để thích ứng được với sự cạnh tranh trong môi trường thương mại công bằng.
Vì vậy, cho dù ai nắm quyền ở HK, việc nhanh chóng tiến đến một hiệp định thương mại công bằng với HK là lối thoát duy nhất cho TQ.
Lê Minh Nguyên dịch
Trung Quốc dễ trắng tay nếu chiến tranh thương mại với Mỹ
Trung Quốc đang e ngại những hậu quả khôn lường có thể xảy ra với nền kinh tế đang có vấn đề của mình nếu một cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bùng nổ hơn là việc coi đây như cơ hội để nắm lấy vị trí lãnh đạo của trật tự kinh tế thế giới từ tay Mỹ.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thường niên đang diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ) của năm mới 2017 có thể sẽ là một trong những kỳ WEF đáng chú ý nhất trong lịch sử của hội nghị kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới này. Nó có thể là sự kiện đánh dấu cho một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất: Mỹ và Trung Quốc. Lần đầu tiên trước một diễn đàn kinh tế quy mô toàn cầu như Davos, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công khai lên tiếng kêu gọi thế giới hợp sức để chống lại sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại, mà nguy cơ lớn nhất đang là tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Dù ông Tập vẫn lặp lại quan điểm cũ trong bài phát biểu của mình, rằng: “Khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại sẽ chỉ làm tổn thương và gây ra mất mát cho cả hai bên mà thôi”, nhưng thực tế là Trung Quốc đang là nước lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại song phương hơn là Mỹ. Và điều này không hẳn là không có lý do
Bài phát biểu trọng tâm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang một ý nghĩa quan trọng, khi lần đầu tiên những kêu gọi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump không nên để xảy ra một cuộc chiến thương mại song phương của ông Tập được đưa lên một kênh công khai quy mô toàn cầu như hội nghị Davos. Những lời kêu gọi của Chủ tịch Trung Quốc tỏ ra khá hòa hoãn: “Theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ giống như tự khóa mình vào trong một căn phòng tối, nó có thể giúp tránh khỏi mưa gió từ bên ngoài, nhưng cùng lúc cũng ngăn cản ánh sáng và không khí tràn vào”. Kết thúc bài phát biểu là lời kêu gọi thế giới hợp sức để chống lại nguy cơ từ kịch bản sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, với hàm ý khá rõ ràng là răn đe những ý định của tân Tổng thống Donald Trump.
Bình luận về những phát biểu này, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa của Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, ông Weiwen, tuyên bố: “Điều này cho thấy Trung Quốc không hề đánh giá thấp sự nguy hiểm của một cuộc chiến thương mại song phương với Mỹ. Trung Quốc đã từng là người rất ủng hộ trật tự kinh tế toàn cầu do Mỹ dẫn đầu, và giờ đây khi Tổng thống Mỹ tỏ dấu hiệu muốn rút lui thì Trung Quốc đang muốn nhảy vào lấp khoảng trống để chiếm lấy vị trí đó”.
Tuy nhiên, những gì đang diễn ra cho thấy Trung Quốc e ngại những hậu quả khôn lường có thể xảy ra nếu một cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung diễn ra hơn là việc coi đây như cơ hội để nắm lấy vị trí lãnh đạo mới của trật tự kinh tế thế giới từ tay Mỹ. Những dấu hiệu về sự chuẩn bị một cuộc chiến thương mại, hay ít nhất là một chính sách cứng rắn về thương mại với Trung Quốc đang xuất hiện ngày càng nhiều từ phía chính phủ mới của Mỹ.
Ngoài việc tuyên bố sẽ đánh thuế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên 45%, tân Tổng thống Donald Trump cũng đang có những động thái hiện thực hóa điều này. Trước hết, đó là việc bổ nhiệm giáo sư kinh tế Peter Navarro làm tân Chủ tịch Hội đồng thương mại quốc gia. Navarro là một trong những nhà kinh tế ủng hộ mạnh mẽ nhất cho chính sách cứng rắn về thương mại với Trung Quốc tại Mỹ, ông cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Death by China” (Chết bởi tay Trung Quốc) nêu rõ những tác hại nghiêm trọng mà Mỹ và các nền kinh tế trên toàn cầu hứng chịu do chính sách thương mại thiếu công bằng và minh bạch của Trung Quốc.
Ngoài Navarro, ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Bộ trưởng Thương mại Mỹ trong chính phủ của ông Trump đang là Wilbur Ross, một người ủng hộ các chính sách kinh tế – thương mại của Trump nhiệt thành nhất. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hẳn sẽ không thích thú gì với tuyên bố nổi tiếng của Wilbur Ross trên tờ Financial Times: “Chúng ta nên tự coi mình là khách hàng lớn nhất thế giới, và chúng ta nên đối xử với các quốc gia khác chỉ như là những kẻ bán hàng mà thôi”. Điều này ám chỉ Trung Quốc một cách rõ ràng, khi quốc gia mà Mỹ phải hứng chịu thâm hụt thương mại lớn nhất hàng năm không ai khác ngoài Trung Quốc.
Với sự góp mặt của Peter Navarro và Wilbur Ross trong hai vị trí có ảnh hưởng nhất đến chính sách thương mại của Mỹ sắp tới, gần như chắc chắn hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ sẽ không còn dễ dàng như trước. Bản thân các nhà kinh tế Mỹ cũng thừa nhận rằng, khả năng Quốc hội Mỹ có thể ngăn cản Tổng thống Trump trong các vấn đề thương mại là rất nhỏ, vì luật pháp Mỹ cho phép tổng thống trong trường hợp cần thiết có thể đơn phương chấm dứt các cam kết thương mại hoặc áp đặt mức thuế suất lên hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Về lý thuyết, một cuộc chiến thương mại sẽ bất lợi cho cả kinh tế Mỹ lẫn Trung Quốc, nhưng dường như hiện tại không phải là thời điểm thích hợp cho một cuộc chiến như thế đối với Trung Quốc. Nền kinh tế số hai thế giới đang phải đối mặt với một biến động tỷ giá – tài chính lớn nhất từng có, và một cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể khiến Trung Quốc rơi vào tình thế vô cùng nguy hiểm.
Theo thống kê, hiện mỗi năm có khoảng 550-650 tỉ USD chảy khỏi nền kinh tế Trung Quốc, trong khi đó thặng dư tài khoản vãng lai của nước này hiện chỉ là khoảng 250 tỉ USD/năm mà thôi. Để đối phó với biến động tỷ giá, kể từ năm 2014 đến nay Trung Quốc đã phải rút ra hơn 1.100 tỉ USD từ quỹ dự trữ ngoại hối, và nếu cán cân này không được cải thiện thì Trung Quốc sẽ rất nhanh chóng đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài chính.
Trong bối cảnh đó, thặng dư thương mại lớn hàng năm chính là chỗ dựa duy nhất của Trung Quốc hiện nay, và nếu chiến tranh thương mại với Mỹ nổ ra, Trung Quốc sẽ mất đi chỗ dựa còn lại này. Hiện thặng dư thương mại với Mỹ chiếm khoảng 50% tổng thặng dư thương mại toàn cầu của Trung Quốc mỗi năm (trong năm 2016 tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt khoảng 516 tỉ USD, trong đó thặng dư thương mại từ Mỹ đã lên tới 254 tỉ USD).
Ngoài ra, việc kinh tế thế giới trì trệ cũng đang khiến thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm mạnh, khoảng 14% trong năm 2016. Nếu chiến tranh thương mại nổ ra, dòng tiền chảy khỏi Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều trong khi thặng dư vãng lai của nước này sẽ sụt giảm cực mạnh do mất đi khoản thặng dư thương mại khổng lồ trong quan hệ kinh tế với Mỹ. Trung Quốc sẽ rất nhanh chóng rơi vào khủng hoảng trầm trọng và thậm chí có thể là cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay mà nước này gặp phải.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Nguồn: Theo Một Thế Giới