Toàn văn phát biểu nhậm chức của Donald Trump

trrr

 Donald Trump nhấn mạnh ông sẽ đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu và khẳng định người dân sẽ trở lại làm những người cai quản đất nước.

Donald Trump ngày 20/1 tuyên thệ nhậm chức tại Washington, trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ. Dưới đây là nội dung bài phát biểu nhậm chức của ông:

Xin cảm ơn Thẩm phán trưởng Roberts, Tổng thống Cater, Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama và người dân toàn thế giới.

Chúng tôi, công dân của nước Mỹ, đang tham gia vào nỗ lực quốc gia lớn lao để tái thiết đất nước và khôi phục lời hứa với toàn thể người dân. Chúng ta sẽ cùng nhau quyết định hướng đi của nước Mỹ và thế giới trong rất nhiều năm tiếp theo.

Chúng ta sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Chúng ta sẽ đương đầu với những khó khăn, nhưng chúng ta sẽ làm được. Cứ mỗi 4 năm, chúng ta lại tập hợp lại trên những bậc thềm này, để thực hiện quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự.

Và chúng ta biết ơn Tổng thống Obama và Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama vì sự trợ giúp đầy tử tế của họ trong suốt quá trình chuyển giao này. Họ rất tuyệt vời. Xin cảm ơn.

Tuy nhiên, buổi lễ hôm nay có ý nghĩa rất đặc biệt. Bởi vì hôm nay, chúng ta không chỉ đơn thuần chuyển giao quyền lực từ một chính quyền sang chính quyền khác hay từ một đảng này sang đảng khác. Chúng ta đang chuyển giao quyền lực từ Washington DC và đưa nó trở lại với các bạn – người dân của chúng ta.

Đã quá lâu rồi một nhóm nhỏ ở thủ đô thu lợi từ chính phủ trong khi người dân phải chịu thiệt. Washington đã phát triển mạnh mẽ nhưng người dân không được hưởng chung sự giàu có đó. Các chính trị gia ngày càng thành công phát đạt, nhưng việc làm lại ra đi, các nhà máy thì đóng cửa.

trump

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle đón vợ chồng tổng thống đắc cử Donald Trump tại sảnh North Portico, Nhà Trắng. Ảnh: AP

Tầng lớp lãnh đạo bảo vệ chính họ chứ không phải người dân. Chiến thắng của họ không phải là chiến thắng của các bạn. Trong khi họ sung sướng ăn mừng tại thủ đô thì những gia đình đang gặp khó khăn trên khắp đất nước không có điều gì để vui mừng. Tất cả điều đó sẽ thay đổi ngay tại đây và ngay bây giờ. Bởi vì thời điểm này là thời điểm của các bạn. Nó thuộc về các bạn.

Nó thuộc về tất cả mọi người tập trung ở đây hôm nay và những ai đang theo dõi trên khắp nước Mỹ. Hôm nay là ngày của các bạn. Đây là đại tiệc của các bạn. Và đây, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, là đất nước của các bạn.

Vấn đề thực sự không phải là đảng nào kiểm soát chính trị, mà là chính phủ của chúng ta có được người dân kiểm soát hay không. Ngày 20/1/2017 sẽ được nhớ đến như là ngày người dân lại trở thành những người cai quản đất nước này. Những người đàn ông, phụ nữ bị lãng quên của đất nước sẽ không còn bị quên lãng nữa.

Mọi người giờ đây đang lắng nghe các bạn. Hàng chục triệu người các bạn đã trở thành một phần của phong trào lịch sử, điều mà thế giới chưa từng thấy trước đây.

Tâm điểm của phong trào này là một tín điều trọng yếu, rằng quốc gia tồn tại để phục vụ người dân. Người Mỹ muốn những ngôi trường tốt cho con em mình, môi trường sống an toàn cho gia đình mình và công ăn việc làm tốt cho chính bản thân họ.

Đó là những nhu cầu chính đáng và hợp lý của những con người chính trực và dư luận chính trực. Nhưng với rất nhiều người dân chúng ta, một thực tế khác đang tồn tại. Các bà mẹ và trẻ em ngập trong nghèo đói ở các thành phố, những nhà máy lụi tàn nằm rải rác như bia mộ khắp mọi nơi trên đất nước, một hệ thống giáo dục được chi rất nhiều tiền nhưng lại để những học sinh trẻ trung, xinh đẹp của chúng ta thiếu hụt mọi kiến thức. Và tội phạm, băng đảng, ma túy đã cướp đi quá nhiều sinh mạng, tước đoạt của đất nước quá nhiều tiềm năng chưa được nhận ra. Hành động giết chết nước Mỹ này phải chấm dứt tại đây, ngay tại lúc này.

Chúng ta là một quốc gia, nỗi đau của họ cũng là nỗi đau của chúng ta. Giấc mơ của họ là mơ ước của chúng ta và thành công của họ cũng là thắng lợi của chúng ta. Chúng ta có chung một trái tim, một mái nhà và một số phận vinh quang.

Lời tuyên thệ nhậm chức của tôi hôm nay là lời thề trung thành với toàn thể người dân Mỹ. Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã làm giàu cho các tập đoàn nước ngoài bằng cái giá của nền công nghiệp Mỹ, chi tiền cho quân đội các nước khác trong khi lại để cho quân đội chúng ta cạn kiệt nguồn lực một cách đáng buồn.

Chúng ta bảo vệ biên giới của các nước khác, trong khi không chịu bảo vệ biên giới của chúng ta.

Chúng ta đã chi hàng nghìn và hàng nghìn tỷ USD ở nước ngoài, trong khi cơ sở hạ tầng của nước Mỹ đang rơi vào tình trạng xuống cấp và hư hỏng.

Chúng ta làm giàu cho các nước khác, trong khi sự thịnh vượng, sức mạnh, sự tự tin của đất nước đã tản mát ngoài đường chân trời. Các nhà máy lần lượt đóng cửa và rời khỏi đất nước mà không mảy may nghĩ đến hàng triệu công nhân Mỹ bị bỏ lại phía sau.

Của cải của tầng lớp trung lưu bị tước đoạt khỏi ngôi nhà của họ để rồi phân phát cho khắp thế giới.

Chúng ta tập hợp ở đây hôm nay để dõng dạc đưa ra một sắc lệnh sẽ vang vọng ở mọi thành phố, mọi thủ đô nước ngoài và mỗi trụ sở quyền lực. Từ ngày này về sau, một tầm nhìn mới sẽ dẫn dắt đất nước. Từ nay về sau sẽ chỉ có nước Mỹ trước tiên, lợi ích nước Mỹ được đặt lên hàng đầu.

Mọi quyết định về thương mại, thuế, xuất nhập cảnh và đối ngoại sẽ đều nhằm mang lại lợi ích cho người lao động Mỹ và gia đình Mỹ. Chúng ta phải bảo vệ biên giới khỏi sự tàn phá từ những nước sản xuất sản phẩm của chúng ta, ăn cắp công ty của chúng ta và hủy hoại công việc của chúng ta.

Việc bảo hộ hàng nội địa sẽ dẫn đến thịnh vượng và sức mạnh. Vì các bạn, tôi sẽ chiến đấu không ngừng nghỉ. Và tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ làm các bạn thất vọng.

Nước Mỹ sẽ lại chiến thắng và chiến thắng vang dội chưa từng thấy.

Chúng ta sẽ mang việc làm, biên giới, thịnh vượng và những giấc mơ trở lại. Chúng ta sẽ xây dựng những con đường, cầu đường, sân bay, đường hầm và đường sắt mới trên khắp đất nước tuyệt vời của chúng ta. Chúng ta sẽ đưa những người sống bằng trợ cấp trở lại làm việc để xây dựng đất nước bằng chính bàn tay và sức lao động của Mỹ. Chúng ta sẽ thực hiện theo hai quy tắc đơn giản – mua hàng Mỹ và thuê người Mỹ.

Chúng ta sẽ thúc đẩy tình bạn và thiện chí với các quốc gia trên thế giới, nhưng chúng ta làm vậy với sự thấu hiểu rằng tất cả quốc gia đương nhiên phải đặt lợi ích của chính mình lên trước. Chúng ta không tìm cách áp đặt cách sống của mình vào bất cứ ai mà để nó tỏa sáng như một tấm gương. Chúng ta sẽ tỏa sáng cho mọi người noi theo.

Chúng ta sẽ củng cố những liên minh cũ và tạo nên những liên minh mới. Và đoàn kết thế giới văn minh chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, thứ sẽ bị chúng ta xóa bỏ hoàn toàn khỏi thế giới.

Nền tảng của nền chính trị chúng ta sẽ là sự trung thành tuyệt đối với nước Mỹ và thông qua lòng trung thành của các bạn với đất nước, chúng ta sẽ tìm lại được sự trung thành lẫn nhau. Khi bạn mở lòng bằng tình yêu nước, sẽ không còn chỗ cho định kiến.

Kinh thánh nói với chúng ta rằng cảm giác khi người dân của Chúa sống đoàn kết cùng nhau tuyệt vời và dễ chịu đến thế nào. Chúng ta phải nói ra suy nghĩ của mình một cách cởi mở, tranh luận những bất đồng một cách thẳng thắn nhưng luôn theo đuổi sự đoàn kết. Khi nước Mỹ đoàn kết, sẽ không ai có thể ngăn chặn được nước Mỹ.

Chúng ta không nên sợ hãi. Chúng ta được bảo vệ, và chúng ta sẽ luôn được bảo vệ. Chúng ta sẽ được bảo vệ bởi những người lính trong quân đội và lực lượng hành pháp. Và quan trọng nhất, chúng ta được bảo vệ bởi Chúa.

Cuối cùng, chúng ta phải nghĩ lớn và mơ ước còn lớn hơn. Ở nước Mỹ, chúng ta hiểu rằng một quốc gia chỉ tồn tại khi còn cố gắng. Chúng ta sẽ không tiếp tục chấp nhận những chính trị gia chỉ biết nói mà không làm, không ngừng than phiền nhưng chẳng bao giờ làm gì để cải thiện nó.

Thời của những lời nói suông đã qua rồi. Giờ là thời khắc của hành động.

Đừng cho phép bất cứ ai nói với bạn rằng việc đó không thể thực hiện được. Không có thách thức nào có thể so bì được với lòng nhiệt huyết, ý chí và tinh thần chiến đấu của Mỹ. Chúng ta sẽ không thất bại. Đất nước chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng trở lại. Chúng ta đang ở thời khắc ra đời của một thiên niên kỷ mới, sẵn sàng mở khóa những bí ẩn của không gian, giải phóng hành tinh khỏi những nỗi đau bệnh tật và khai thác các nguồn năng lượng, công nghiệp và công nghệ của ngày mai.

Một niềm tự hào quốc gia mới sẽ khích lệ bản thân chúng ta, nâng cao tầm nhìn của chúng ta và hàn gắn chia rẽ. Giờ là lúc nhớ đến câu châm ngôn mà binh sĩ của chúng ta sẽ không bao giờ quên – rằng cho dù chúng ta da đen, da nâu hay da trắng, chúng ta đều cùng đổ dòng máu đỏ yêu nước.

Chúng ta đều hưởng sự tự do vinh quang giống nhau, tất cả chúng ta đều chào trước lá cờ Mỹ.

Dù là một đứa trẻ được sinh ra ở khu đô thị mới tại Detroit hay vùng đồng bằng lộng gió của Nebraska, chúng đều nhìn lên một bầu trời đêm, tràn ngập trái tim bằng những giấc mơ giống nhau và cùng được trao hơi thở sự sống bởi cùng một Đấng Tạo hóa Toàn năng.

Bởi vậy với toàn thể người dân Mỹ trên mọi thành phố gần xa, lớn nhỏ, từ vùng núi tới vùng biển, hãy lắng nghe những lời này – các bạn sẽ không bao giờ bị bỏ quên nữa.

Tiếng nói, hy vọng và giấc mơ của các bạn sẽ định hình số phận của nước Mỹ. Lòng dũng cảm và tử tế cùng tình yêu của các bạn sẽ mãi mãi dẫn dắt chúng ta trên con đường đó.

Cùng nhau, chúng ta sẽ làm nước Mỹ hùng mạnh trở lại.

Chúng ta sẽ làm nước Mỹ giàu có trở lại.

Chúng ta sẽ làm nước Mỹ tự hào trở lại.

Chúng ta sẽ làm nước Mỹ an toàn trở lại.

Và vâng, cùng nhau, chúng ta sẽ làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Cảm ơn, Chúa phù hộ các bạn, và Chúa phù hộ nước Mỹ.

Cảm ơn. Chúa phù hộ nước Mỹ.

Trump kể về 325 USD khai sinh khẩu hiệu ‘Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại’

Khẩu hiệu tranh cử “Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại” nảy ra trong đầu Trump và được đăng ký bản quyền 5 năm trước, khi ông thấy nhiều người Mỹ chật vật mưu sinh.
trump-ke-ve-325-usd-khai-sinh-khu-hieu-khien-nuoc-my-vi-dai-tro-lai

Donald Trump đội chiếc mũ đỏ khi phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ở bang Arizona hồi tháng 3/2016. Ảnh: AP

“Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again), câu khẩu hiệu làm bệ phóng đưa Donald Trump tiến thẳng vào Nhà Trắng là một cảm hứng ra đời từ nhiều năm trước khi mà hầu như không có bất kỳ ai ngoài bản thân Trump mường tượng về ngày ông tuyên thệ nhậm chức làm tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, theo Washington Post.

Câu khẩu hiệu nảy ra trong đầu Trump vào ngày 7/11/2012, một ngày sau khi ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney thất bại trước Obama trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Đảng Cộng hòa lúc đó đang chìm sâu vào vòng xoáy khủng hoảng bản sắc, khiến mọi người tự hỏi liệu còn có một tổng thống đảng Cộng hòa ngồi vào phòng Bầu dục nữa hay không.

Nhưng ở tầng 26 của tòa tháp mang tên ông ở Manhattan, New York, Trump tin rằng thời kỳ huy hoàng của ông đang đến gần.

Điều đầu tiên ông nghĩ đến là tìm cách gắn cho nó một thương hiệu. Từng cụm từ này đến cụm từ khác tuôn ra trong đầu ông. Đầu tiên là cụm từ We Will Make America Great (Chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại) nhưng nghe có vẻ không kêu lắm. Thế rồi, ông nghĩ đến cụm từ “Make America Great (Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại) nhưng ông lại thấy cụm từ này nghe có vẻ yếu ớt. Cuối cùng, cụm từ “Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại” gây ấn tượng mạnh đối với ông.

“Tôi nói: ‘Quá hay’ rồi viết nó ra giấy”, Trump hồi tưởng trong cuộc trả lời phỏng vấn với Washington Post.

“Tôi đi gặp các luật sư. Tôi có rất nhiều luật sư nội bộ. Tôi có những nhân sự chuyên xử lý chuyện này. Tôi nói: ‘Các anh hãy xem câu khẩu hiệu này có thể đăng ký bản quyền được không?'”.

5 ngày sau, Trump ký vào đơn xin đăng ký bản quyền khẩu hiệu này và gửi cho Cục Thương hiệu và Bản quyền sáng chế Mỹ (USPTO), trong đó, ông yêu cầu độc quyền sử dụng khẩu hiệu cho các hoạt động của ủy ban chính trị, gồm thúc đẩy nhận thức công chúng về các vấn đề chính trị và gây quỹ trong lĩnh vực chính trị. Ông chỉ mất phí đăng ký bản quyền 325 USD cho khẩu hiệu này.

Đi ngược quan niệm của thời đại

Khẩu hiệu của ông là một tầm nhìn đi ngược lại với quan niệm phổ biến của thời đại, trong thực tế, chính ông Trump cũng tự nhận xét là nó “rất trái ngược”.

Những người cầm quyền của đảng Cộng hòa tin rằng đảng này cần phải làm mềm đi các lập trường gai góc để trở nên gần gũi hơn và tiếp cận với nhiều nhóm cử tri hơn. Trong khi đó, cây bút Karen Tumulty của Washington Post cho rằng khẩu hiệu của Trump nghe có vẻ gây chia rẽ, hướng nội và không tán thành sự đa dạng hóa. Song Trump nhìn thấy một điều khác ở nước Mỹ và trong đời sống hàng ngày của những người dân đang vật lộn mưu sinh.

“Tôi nhận thấy rằng việc làm đang bị mất”, ông nói. “Tôi nhìn vào nhiều căn bệnh của đất nước dù đó là vấn đề biên giới hay an sinh xã hội hay luật pháp và trật tự. Tất nhiên, bạn phải đánh đổi và tôi tự nhủ: ‘Điều gì là tốt đẹp?’. Tôi ngồi ở bàn làm việc và tôi nghĩ ra rằng đó là làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại'”.

Những người phe đảng Dân chủ đã phê phán khẩu hiệu của Trump. “Nếu bạn tìm kiếm ai đó để nói rằng có điều gì sai trái ở nước Mỹ thì tôi không phải là ứng viên của bạn. Tôi nghĩ có nhiều thứ đúng đắn hơn là sai trái”, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Cliton nói. “Tôi không cho rằng chúng ta phải làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Tôi nghĩ chúng ta phải làm cho nước Mỹ vĩ đại hơn nữa”.

Cựu tổng thống Bill Clinton, chồng của bà Hillary, còn đi xa hơn khi ví khẩu hiệu như một một lời kêu gọi có hàm ý phân biệt chủng tộc.

Trump không hẳn là người đầu tiên đưa ra câu khẩu hiệu này. Ronald Reagan và George H.W. Bush từng sử dụng khẩu hiệu “Hãy cùng nhau làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” trong cuộc vận động tranh cử vào năm 1980, một thực tế mà Trump nói ông không hề biết cho đến thời điểm cách đây một năm.

“Tuy nhiên, ông ấy đã không đăng ký bản quyền nó”, Trump nói về câu khẩu hiệu của Reagan.

Việc Trump quyết định xác lập quyền sở hữu pháp lý đối với khẩu hiệu mà mình nghĩ ra phản ánh cách nghĩ của một doanh nhân. “Tôi là người rất am hiểu cách tiếp thị”, Trump nói.

Sau khi có bản quyền khẩu hiệu, Trump đã quyết liệt bảo vệ ý tưởng của ông. Khi thượng nghị sĩ Ted Cruz và thống đốc bang Wisconsin Scott Walker, các đối thủ của Trump trong vòng bầu cử tổng thống sơ bộ của đảng Cộng hòa, đưa câu nói này vào bài phát biểu của họ, các luật sư của Trump đã tức tốc gửi đơn đề nghị cơ quan chức năng yêu cầu họ dừng sử dụng cụm từ này.

Phương tiện quảng bá và gây quỹ

trump-ke-ve-325-usd-khai-sinh-khu-hieu-khien-nuoc-my-vi-dai-tro-lai-1

Chiếc mũ đỏ đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ trong cuộc vận động tranh cử của Trump. Ảnh: Reuters

Chiếc mũ lưỡi trai màu đỏ có in dòng khẩu hiệu đó đã trở thành vật phẩm xuất hiện nhiều nhất trong chiến dịch tranh cử của Trump.

“Tôi không biết nó sẽ được đón nhận rộng rãi như thế. Thật đáng ngạc nhiên. Tôi cho rằng chiếc mũ là biểu tượng lớn nhất trong cuộc vận động tranh cử, bạn có nghĩ vậy không?”.

Trump đã nhận thấy rằng những chiếc mũ chính là phương tiện để quảng bá và gây quỹ.  Sau khi Trump lần đầu tiên ra mắt chiếc mũ khi đội nó trong chuyến thăm biên giới Mexico tháng 7/2015, những người ủng hộ đã đổ xô mua chúng. Trump cho biết chính ông tự thiết kế chiếc mũ. Mẫu cơ bản được bán trên trang web vận động tranh cử của ông với giá 25 USD/chiếc.

“Chúng tôi đã bán được bao nhiêu chiếc mũ này? Có ai biết không? Hàng triệu chiếc”, Trump tiết lộ.

Theo cây bút Karen Tumulty, dù Trump đã bán được bao nhiêu chiếc mũ đỏ đi nữa, một điều không thể phủ nhận là câu khẩu hiệu đã trở thành một khẩu hiệu được nhắc đến rộng rãi. Nó là dạng thông điệp chính trị hiệu quả nhất, đủ ngắn và dễ đi sâu vào lòng người.

“Khẩu hiệu đó thực sự truyền cảm hứng cho tôi. Bởi vì đối với tôi, nó có nghĩa là việc làm, có nghĩa là ngành công nghiệp sản xuất, sức mạnh quân sự, có nghĩa là chăm sóc các cựu chiến binh của chúng ta”, Trump giải thích.

Nhưng rốt cục, liệu tổng thống thứ 45 của nước Mỹ có giữ cam kết của mình hay không tùy thuộc vào đánh giá của những người xem cụm từ “Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại” như một lời giao ước, chứ không phải khẩu hiệu.

“Tôi nghĩ họ phải cảm nhận được điều đó. Làm một người cổ vũ hoặc một người tiếp thị cho đất nước là rất quan trọng nhưng bạn vẫn phải mang lại kết quả”.

“Thực ra mà nói, các bạn chưa thấy bất kỳ điều gì cả. Hãy đợi đến khi bạn thấy những gì sẽ diễn ra, bắt đầu từ thứ hai tuần sau. Rất nhiều điều sắp diễn ra. Những điều vĩ đại”, Trump quả quyết.

Hồng Vân

Hình ảnh những vụ thưởng Tết gây sốc của người Trung Quốc

Hình ảnh những vụ thưởng Tết gây sốc của người Trung Quốc

Một nhân viên bất động sản nhận đến 6,5 tỷ đồng hay một hộ nông dân có thể lĩnh được hơn 1 tỷ tiền thưởng là những vụ thưởng Tết đình đám ở Trung Quốc trong những năm gần đây.

Hình ảnh những vụ thưởng Tết gây sốc của người Trung Quốc - Ảnh 1.

Ngày 14/1/2014, những người nông dân tại một ngôi làng ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đứng chờ nhận tiền thưởng. Ngôi làng này có 340 hộ nông dân với tổng số tiền thưởng là 13 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 42 tỷ đồng), trong đó mức tiền thưởng cao nhất cho một nông dân là 300.000 nhân dân tệ (hơn 980 triệu đồng). (Nguồn: Chinanews)

Hình ảnh những vụ thưởng Tết gây sốc của người Trung Quốc - Ảnh 2.

Ngày 21/1/2014, tại huyện Chá Thành, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), một công ty bất động sản phát tiền thưởng năm 2013 cho nhân viên, trong đó có nhân viên phải vác cả bao tải để nhận 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 6,5 tỷ đồng). (Nguồn: Chinanews)

Hình ảnh những vụ thưởng Tết gây sốc của người Trung Quốc - Ảnh 3.

Ngày 13/12/2013, một công ty ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) xếp 10 chiếc xe Mercedes để thưởng cho nhân viên. (Nguồn: Chinanews)

Hình ảnh những vụ thưởng Tết gây sốc của người Trung Quốc - Ảnh 4.

Ngày 8/1/2015, một hợp tác xã ở Nam Xương (Trung Quốc) tổ chức phát tiền thưởng cuối năm cho nhân viên, trong đó ông Lưu Cao Mỹ là người nhận được số tiền thưởng cao nhất 359.000 nhân dân tệ (khoảng 1,1 tỷ đồng). (Nguồn: Chinanews)

Hình ảnh những vụ thưởng Tết gây sốc của người Trung Quốc - Ảnh 5.

Ngày 30/11/2014, 17 hộ nông dân ở một huyện thuộc tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) lên nhận tiền thưởng Tết trong sự ngưỡng mộ của những người khác. (Nguồn: Chinanews)

Hình ảnh những vụ thưởng Tết gây sốc của người Trung Quốc - Ảnh 6.

Ngày 6/1/2013, một người nông dân tại hợp tác xã nông nghiệp ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) nhận được số tiền thưởng Tết. (Nguồn: Chinanews)

Hình ảnh những vụ thưởng Tết gây sốc của người Trung Quốc - Ảnh 7.

Sáng 18/1, một công trường ở thành phố Tây An (Trung Quốc) tổ chức phát thưởng cho hơn 300 công nhân xây dựng. (Nguồn: QQ)

Hôm nay, thời đại Trump-Putin: Lịch sử lặp lại, hay điều mà thế giới chưa từng chứng kiến?

Hôm nay, thời đại Trump-Putin: Lịch sử lặp lại, hay điều mà thế giới chưa từng chứng kiến?
(Ảnh: Ivan Shilov/Regnum )

Chính phủ Nga hoan nghênh lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ diễn ra vào hôm nay, 20/1 (giờ địa phương).

“Vòng lặp” bế tắc trong quan hệ Nga-Mỹ

Lần đầu tiên trong lịch sử, các lãnh đạo Nga và Mỹ dường như thực sự chia sẻ tầm nhìn chung, tờ Moscow Times bình luận ngày 19/1.

Trái ngược với sự hoan nghênh chính quyền mới của Mỹ là thái độ lạnh nhạt với chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Barack Obama. Báo chí chính thống Nga gọi 2 nhiệm kỳ vừa qua của Obama là “một sự thất bại”.

Những cảm xúc này là chân thực và có phần gây choáng ngợp, nhưng không hề mới. Nga luôn hoan nghênh các tổng thống mới của Mỹ một cách nồng ấm, và quan hệ Nga-Mỹ ngay sau đó thường có xu hướng khởi đầu đầy hứa hẹn, nhưng rồi lại kết thúc một cách nghèo nàn và chờ đợi một sự chuyển giao mới.

Moscow Times chỉ ra, nước Nga từng “có vẻ như” rất hợp với chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush, người từng “nhìn vào mắt Vladimir Putin và thấy tâm hồn của nhà lãnh đạo Nga”.

Nhưng mối quan hệ đó kết thúc trong sự đối đầu đầy ngượng ngùng, sau khi Nga đưa quân can thiệp vào xung đột Gruzia-Nam Ossetia năm 2008.

Màn “tái khởi động” quan hệ song phương được kích hoạt bởi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Mỹ Barack Obama diễn ra suôn sẻ và thực tế. Bầu không khí giữa hai nước cũng thay đổi và Moscow trở nên thiện chí hơn với phương Tây.

Nhưng khi ông Putin tái đắc cử Tổng thống Nga vào tháng 3/2012, thời kỳ “trăng mật” cũng kết thúc.

Trong 3 năm tiếp theo đó – cùng với việc Nga sáp nhập Crimea, cuộc khủng hoảng ở Ukraine khiến Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ, và chiến dịch của Nga tại Syria, Moscow-Washington bị đẩy đến sát bờ một cuộc đối đầu trực diện. Quan hệ hai nước ở vào mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.

Hôm nay, thời đại Trump-Putin: Lịch sử lặp lại, hay điều mà thế giới chưa từng chứng kiến? - Ảnh 1.

Búp bê truyền thống matryoshka của Nga hình Tổng thống Vladimir Putin và Donald Trump, bày bán ở một cửa hàng đồ lưu niệm tại Moscow. (Ảnh: TASS)

Thế giới thời Trump-Putin sẽ hoàn toàn khác?

Với sự ra đi của Obama, tất cả một lần nữa trở về vạch xuất phát. Nhìn lại bối cảnh lịch sử song phương, điều này giống như một vòng tuần hoàn. Nhưng trên thực tế, báo Moscow Times chỉ ra, quan hệ Nga-Mỹ thời Trump-Putin rất khác, một viễn cảnh mà thế giới hiện đại chưa từng chứng kiến.

Kể từ sau Thế chiến II, mọi sự hòa dịu đều được xác định do chính sách tái tiếp cận phương Tây của ban lãnh đạo Nga. Mikhail Gorbachev góp phần phá bỏ Bức tường Berlin năm 1989, hay Boris Yeltsin dẫn dắt Nga gia nhập G8 vào năm 1997 (cho đến khi Nga bị loại ra vì sự kiện sáp nhập Crimea năm 2014).

Bằng cách đề cao Trump, Điện Kremlin cũng đang phô diễn thắng lợi của mình trong trật tự thế giới tự do, đồng thời kỳ vọng những giá trị và lợi ích của Nga bắt đầu mở rộng về phía Tây.

Các lãnh đạo Nga nhìn thấy ở Trump, một người theo chủ nghĩa dân túy và có xu hướng xa rời các giá trị phương Tây, một điều gì đó hơn cả đồng minh chính trị hay một “phương tiện” để đạt được các lợi ích. Moscow có thể đã nhìn thấy một “tri kỷ”.

Mức độ “đồng điệu” về ngôn từ và các phát biểu của ông Trump cùng các quan chức Nga là hết sức đáng chú ý, như thể đôi bên ưa thích dẫn lời của nhau, hoặc là thành viên trong cùng một nhóm.

Không phải ngẫu nhiên mà truyền thông Mỹ giành sự quan tâm hết sức kỹ lưỡng đối với cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Putin hôm 23/12/2016 và tìm cách học hỏi từ kinh nghiệm của Nga.

Ông Putin có lý lịch và tính cách rất khác với Trump. Việc một cựu sĩ quan tình báo Xô Viết và một tỉ phú bất động sản Mỹ chia sẻ chung thế giới quan gần như là phi lý. Nhưng điều đó đang diễn ra.

Theo Moscow Times, Trump và Putin cùng tin rằng trật tự thế giới tự do chỉ là sự che giấu các lợi ích cá nhân mà phương Tây thiết lập, dưới một lớp mặt nạ không trung thực về các giá trị. Hai ông cũng chia sẻ quan điểm về theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn và ít chú ý hơn đến các vấn đề dài hạn.

“Rất khó để dự đoán mối quan hệ cá nhân giữa Putin và Trump sẽ thế nào. Nhưng với sự khởi đầu của thời đại Trump, dường như đó là mở màn của một tình bạn đẹp,” tờ báo Nga viết.