Đội quân 5.000 ‘quái xế’ bảo vệ lễ nhậm chức của Trump

Nhóm dân chơi môtô yêu mến Trump sẽ tập hợp thành hàng rào sống ngăn cản mọi nỗ lực phá hoại lễ nhậm chức tổng thống của ông.

 Hàng nghìn môtô phân khối lớn bảo vệ Trump nhậm chức

 Đội quân môtô kéo về Washington D.C. để bảo vệ lễ nhậm chức của Trump

Chris Cox dắt theo chú chó bec-giê nòi Đức đi tuần tra một vòng quanh công viên nhỏ gần Đồi Capitol, trụ sở Quốc hội Mỹ, nơi sẽ diễn ra lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump vào ngày 20/1. Tay chơi môtô này sẽ là người dẫn đầu “đội quân quái xế” sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ lễ tuyên thệ của Trump, theo Washington Post.

Người đàn ông đam mê môtô phân khối lớn đến từ bang South Carolina là một trong những người bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành với Trump ngay từ khi tỷ phú tuyên bố ra tranh cử. Giờ đây khi thần tượng của họ đã giành chiến thắng, Cox muốn đảm bảo rằng nhóm quái xế do mình lập ra có tên là “Dân chơi xe ủng hộ Trump” sẽ tạo thành một rào chắn vững chắc, ngăn cản mọi nỗ lực phá hoại lễ nhậm chức của tổng thống.

Nhóm của Cox đã xin được giấy phép để thực hiện cuộc tuần hành ủng hộ Trump lớn nhất do một tổ chức tư nhân tổ chức tại thủ đô nước Mỹ trong ngày diễn ra lễ nhậm chức. Cox khẳng định sẽ có 5.000 quái xế tham dự cuộc tuần hành, nơi sẽ có các diễn giả và những màn biểu diễn âm nhạc.

“Dân chơi môtô được tổ chức theo từng bang rất tốt”, Cox nói. “Chỉ có điều họ chưa từng được huy động theo cấp độ quốc gia”.

Đây là lý do Cox lập ra nhóm “Dân chơi xe ủng hộ Trump” vào tháng 10/2015, ngay sau khi tỷ phú New York vừa mới tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ trong một nỗ lực được cho là vô vọng, bởi không ai có thể nghĩ rằng kẻ ngoại đạo về chính trị này lại có thể đại diện cho đảng Cộng hòa ra tranh cử và giành chiến thắng.

Kể từ đó, Cox đã tổ chức hàng chục cuộc tuần hành trên khắp đất nước, với những đoàn người mặc áo da hầm hố, cưỡi môtô phân khối lớn, mang theo biểu ngữ ủng hộ Trump trên khắp cả nước. Nhóm của ông đã tập hợp được hàng chục nghìn dân chơi môtô, phần đông là người da trắng, trong đó có rất nhiều người là cựu binh.

Trong các sự kiện vận động tranh cử của Trump cũng như trong suốt thời gian diễn ra đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa, nhóm quái xế này thực hiện vai trò như một lực lượng an ninh, khoác tay nhau tạo thành “lá chắn sống” ngăn cách những người ủng hộ và các nhóm biểu tình phản đối Trump.

Đồng điệu

doi-quan-5000-quai-xe-bao-ve-le-nham-chuc-cua-trump

Dân chơi môtô Mỹ giơ khẩu hiệu ủng hộ Trump. Ảnh: WP

Những dân chơi môtô như Cox thường không mấy quan tâm đến chính trị. Tuy nhiên, người đàn ông 48 tuổi này bắt đầu nổi tiếng sau khi tự mình đứng ra cắt cỏ quanh Tượng đài Lincoln năm 2013, vào thời gian chính phủ Mỹ bị đóng cửa vì khủng hoảng ngân sách, khiến các nhân viên coi sóc khu vực tượng đài phải tạm nghỉ việc. Kể từ đó, Cox được mọi người biết đến với biệt danh “Gã cắt cỏ”, được coi như một huyền thoại trong thời kỳ chính phủ Mỹ rơi vào trạng thái tê liệt.

Được mọi người ca ngợi vì hành động tự phát đó, Cox quyết định vận động hành lang để Quốc hội thông qua một đạo luật cho phép các đài tưởng niệm và công viên tiếp tục mở cửa trong trường hợp chính phủ bị đóng cửa. Dự luật rơi vào bế tắc, khiến Cox càng tin rằng chính phủ Mỹ đang hoạt động không hiệu quả và chỉ có những người không phải chính trị gia lên làm lãnh đạo mới có thể giúp được ông.

Đúng lúc đó, Trump xuất hiện, gây ấn tượng mạnh với Cox về những tuyên bố bạo miệng, những lời chỉ trích thẳng thừng nhắm vào giới tinh hoa, cùng lời hứa hẹn về một chính phủ tinh gọn, năng động hơn. Lần đầu tiên Cox và các bạn chơi xe nhìn thấy một tâm hồn đồng điệu có khả năng dẫn dắt nước Mỹ.

Cox cho rằng giữa những người chơi môtô như ông và Trump có nhiều điểm chung: Họ đều là những người ăn to nói lớn, có tinh thần thép và tin tưởng vào một chính phủ không can thiệp quá sâu vào các khía cạnh xã hội. “Tôi không quan tâm đến truyền tải thông điệp, mà chỉ hứng thú với nội dung thông điệp đó”, Cox nói.

Mục tiêu chính trị của nhóm “Dân chơi xe ủng hộ Trump” là muốn áp dụng các biện pháp thẩm tra nghiêm ngặt với người nhập cứ Hồi giáo, đồng thời xây dựng một bức tường ngăn cách ở biên giới Mexico, giống như những gì Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử.

doi-quan-5000-quai-xe-bao-ve-le-nham-chuc-cua-trump-1

Cox (thứ 3 từ phải sang) trò chuyện cùng Trump trong một sự kiện. Ảnh: Facebook

Cox cho biết đã nhiều lần gặp Trump trong các cuộc vận động tranh cử, nói rằng Tổng thống đắc cử đã đích thân cảm ơn ông vì nỗ lực của mình cũng như những công ăn việc làm của người Mỹ mà nhóm của ông đã góp phần bảo vệ. Đó là một trong những động lực để nhóm của ông quyết bảo vệ lễ nhậm chức của Trump đến cùng.

Buổi lễ tuyên thệ của Trump được dự đoán là một thử thách về an ninh, bởi trong số hơn 700.000 người tham dự có nhiều nhóm hoạt động xã hội đang lên kế hoạch thực hiện những cuộc biểu tình lớn phản đối Trump.

“Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ tạo thành một bức tường người vững chắc, chống lại những người biểu tình nguy hiểm tấn công phụ nữ, ném đồ vật vào buổi lễ. Chúng tôi sẽ sát cánh cùng các anh em, trở thành phòng tuyến cuối cùng nếu người biểu tình tràn qua hàng rào cảnh sát”, Cox tuyên bố.

Ngôi nhà cổ tiện nghi với sân vườn nhiều cây xanh

Trong khi nhiều người phá nhà cổ, xây nhà hiện đại, anh Đạt lại mua khung nhà gỗ kết hợp với đá ong làm nơi ở cuối tuần thoải mái ở Đường Lâm (Hà Nội).

Sở hữu mảnh đất rộng 180 m2 ở Đường Lâm (Hà Nội) từ năm 2003, anh Nguyễn Tiến Đạt phải chờ 10 năm sau mới xây khi có khung nhà gỗ như ý. Anh muốn nơi ở kiểu truyền thống làm nơi nghỉ cuối tuần cho gia đình, bạn bè và cho khách thuê trải nghiệm cuộc sống ở quê.

Một hộ gia đình xây mới nên để lại cho anh bộ khung gỗ vẫn còn nguyên bản 3 gian 2 chái với cửa bức bàn chạm khắc tinh xảo. Khu bếp nối liền với nhà chính, được xây bằng gạch đá ong nổi tiếng của làng Đường Lâm.

Để tạo cảm giác thoáng đãng cho ngôi nhà, anh Đạt chủ yếu trồng cây ở sát tường bao quanh nhà, phần lớn diện tích dành làm sân. Anh đào giếng nước sâu 13m, xây bao quanh bằng đá ong. Nước giếng xóm nhà anh từng có trong trong câu: “Nước giếng Hè, chè Cam Lâm”. Khi kết hợp chè và nước của hai xóm này sẽ có được ấm chè ngon.

Lối vào nhà giống như một cổng làng thu nhỏ với mái lợp ngói có cây cổ thụ tỏa bóng mát. Cây mít vài chục năm tuổi đã có từ rất lâu trước khi anh Đạt sở hữu mảnh đất. Xung quanh cổng trồng hoa đào Nhật Tân, tía tô cảnh, hoa hồng… Cây cối được chăm sóc chu đáo nên xanh tốt, nở hoa thường xuyên.

Phải mất 8 tháng, công trình mới hoàn thiện do làm nhà cổ đòi hỏi nhiều công phu. Anh Đạt sống và làm việc ở trung tâm Hà Nội (cách Đường Lâm 40 km) nên không có nhiều thời gian giám sát, anh nhờ thợ gỗ có kinh nghiệm trong làng hỗ trợ. Ngoài ra, anh cũng muốn nhà chỉn chu nên có sai sót phải sửa ngay. Có lần nhà dựng xong rồi nhưng sai vị trí, thợ phải chuyển khung gỗ đi khoảng 30 cm.

Sau khi dựng phần khung gỗ, anh Đạt tìm người có kinh nghiệm làm tường đá ong cho khít mạch. Nhìn bên ngoài, không thấy có vết kết nối giữa các viên đá. Chi phí hoàn thiện lên tới 1,4 triệu một m2 tường. Gian giữa nhà có bày tủ chè, hoành phi, câu đối 40-60 năm.

Chủ nhà lựa chọn các món đồ trang trí, gốm sứ mang dấu ấn xưa cũ, truyền thống của người Việt như chú Tễu trong múa rối nước, lọ hoa họa tiết men lam, đèn dầu…

Chủ nhà phải đọc nhiều tài liệu, nói chuyện với các chuyên gia về kiến trúc nhà cổ và đi tham khảo nhiều nhà để tìm hiểu ưu nhược điểm của không gian sống xưa. Từ đó, anh tự lên thiết kế cho nhà mình sao cho nhà vẫn giữ được nét cổ mà đáp ứng nếp sống hiện đại. Gian đặt phản là nơi nghỉ ngơi của nam giới trong nhà theo quan niệm xưa.

Bộ trường kỷ cổ thiết kế tinh xảo nhưng khá gọn gàng hợp với ngôi nhà không quá lớn được đặt ở gian bên kia.

Phía sau nhà, anh Đạt dành một khoảng không nhỏ làm giếng trời, trồng cây xanh, vừa lấy gió, ánh sáng và làm đẹp cho nhà. Hai phòng ngủ bên chái nhà có nội thất hiện đại, WC khép kín. Trong đó, có một phòng tắm hai cửa để người trong phòng hay ngoài sân đều sử dụng được.

Cây cảnh trồng trong nhà cũng theo quan niệm “trước cau sau chuối”. Những hình ảnh đồng quê như tượng mục đồng cưỡi trâu hay bình cắm lúa chín vàng đem tới cảm giác bình yên cho nhà.

Trên tường theo các bức tranh Đông Hồ, tranh tứ quý… Trong phòng ngủ cũng có một góc bàn đọc sách, làm việc nhỏ với đèn hình tố nữ đánh đàn.

Các chi tiết gỗ tinh xảo với các họa tiết rồng phượng hay lấy cảm hứng từ hai vị vua làng làng Đường Lâm như Phùng Hưng đánh hổ, Quá Đằng Giang (vượt sông Bạch Đằng của Ngô Quyền). Ngôi nhà gỗ, mái ngói ri, tường đá ong giúp cho ngôi nhà luôn mát vào hè, ấm áp vào đông.

Theo VnExpress.net

Thủ đoạn của 8 loại tiểu nhân nên tránh xa theo lời cổ nhân dạy

Gặp gỡ nhìn nhận được quý nhân đã khó, nhận diện được kẻ tiểu nhân lại càng khó hơn. Ngụy Hi – người được xưng là “Thanh sơ tam đại gia” (một trong ba nhà văn lớn hàng đầu của triều đại nhà Thanh) đã từng nói:

“Ta không hiểu biết như thế nào là người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” trong mỗi sự việc của người ấy là sẽ biết. Ta không biết được như thế nào là kẻ tiểu nhân, nhưng nhìn vào việc “tranh giành phần lợi” của người ấy là sẽ biết.”Suy ngẫm kỹ càng, thật đúng nó là quanh co như vậy. Có thể chịu thiệt quả là không phải một việc dễ dàng. Cần phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn mới có thể chịu thiệt thòi một cách cam tâm tình nguyện. Tiêu biểu là phải khoan dung độ lượng, chịu nhẫn nhục, co được giãn được (tức là biết ứng phó thích hợp với tình hình cụ thể) thì chính là một quân tử. Chẳng trách mà người xưa dùng tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” là yếu tố đầu tiên để nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.

Cổ nhân đã đúc rút 8 loại tiểu nhân nên cẩn trọng.

Kẻ gây chuyện thị phi

Dựa vào gây chuyện thị phi, xúi dục, khiêu khích, ly gián mọi người là phương pháp đơn giản nhất, thuận tiện nhất để thực hiện mục đích cá nhân. Trong cuộc sống rất nhiều kẻ tiểu nhân, chỉ vì một chút lợi riêng, một chút ham muốn không đạt được, là ăn không nói có, từ bé xé ra to, biến trắng thành đen, biến tốt thành xấu, khiến những người thân cận phải xa lánh.

Kẻ đặt điều

Bọn tiểu nhân đều hiểu rằng: “Những điều không có thật, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ biến thành chân lý”. Có lúc chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân khó thực hiện được ham muốn cá nhân, họ sẽ đặt điều, tạo dư luận huyễn hoặc mọi người. Khi họ đặt điều thường thường giả vờ thẳng thắn, chính trực, khiến người nghe hiểu lầm thực hư, vì thế rất dễ bị lừa, dễ bị mê hoặc.

Cáo mượn oai hổ

Để thực hiện được ý đồ riêng, bọn tiểu nhân thường thường tranh thủ lãnh đạo, nhìn nét mặt lãnh đạo cấp trên để làm việc, chú ý nắm bắt từng ly, từng tí tâm lý của lãnh đạo cấp trên, cố được lòng lãnh đạo. Sau đó lấy lãnh đạo làm chỗ dựa, mượn “oai hổ” để áp chế người khác, lăng nhục, nói xấu người khác, hãm hại người khác.

Gió chiều nào che chiều ấy

Từ cổ chí kim, kẻ tiểu nhân đều không bao giờ có ý chí và nhân cách độc lập. Bọn họ chính cống là loại “rồng đổi màu”. Chỉ cần lãnh đạo thay đổi là chúng chuyển hướng ngay lập tức, nói cách khác ngay. Bọn họ giỏi quan sát và nắm bắt tâm tư của người khác, luôn luôn để ý đến xu thế phát triển của sự việc, luôn luôn sẵn sàng gió chiều nào che chiều ấy. “Tuyệt chiêu” của họ là mắt nhìn bốn phương, tai nghe tám hướng. Vì lợi ích cá nhân luôn ngả theo cái có lợi.

Kẻ qua cầu rút ván

Kẻ tiểu nhân không bao giờ có bạn bè chân chính. Họ kết bạn chỉ là tạm thời, là giả tạo. Đối với họ, lợi ích bản thân cao hơn tất cả. Chỉ cần nhu cầu, lợi ích bị đụng chạm, họ coi bạn là thù ngay lập tức. Thậm chí họ dám hy sinh cả ân nhân và người thân của mình, lấy đó để đổi lấy cái gọi là “hạnh phúc” cho mình. Trong đầu họ, chỉ có người nào có lợi cho mình, người đó mới được coi là bạn.

Kẻ mượn gió bẻ măng

Một trong những thủ đoạn của kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay lợi dụng lúc nguy ngập của người khác để trục lợi. Đối với những kẻ tiểu nhân mà nói, nắm thời cơ vô quan trọng. Vì thời cơ chín muồi, chúng sẽ hành động dễ dàng. Hơn nữa chớp được thời cơ, chúng còn có thể biến hành động không chính đáng thành hành động chính đáng và hành động “quang minh chính đại”. Ngược lại, hành vi của bọn tiểu nhân rất bị người ra nhận ra. Nhưng chúng luôn biến hóa. Nếu thấy sức mạnh của đối phương thật quá lớn, thì chúng tạm thời che dấu bộ mặt thật của mình. Nếu thấy đối phương ở vào hoàn cảnh bất lợi chúng thừa cơ tấn công ngay.

Kẻ khiêu khích ly gián

Kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay, khi làm việc phần lớn thích vụng trộm, úp úp, mở mở. Bọn chúng hiểu rõ rằng: “Đục nước béo cò “, thì luôn dùng những thủ đoạn đê tiện để ly gián người khác, khơi ra mâu thuẫn giữa mọi người. Chờ đến khi những người ly gián đấu tranh với nhau, chúng sẽ trục lợi. Thủ đoạn này hễ thực hiện được thì cái hại vô cùng lớn không thể lường hết.

Vì vậy, khi bạn quan hệ với mọi người, nhất định phải thấy rõ, hiểu rõ, không thể chỉ nghe một phía, tin một phía để tránh mắc câu bọn tiểu nhân, gây phiền toái cho công việc và cuộc sống.

Kẻ đạo đức giả

Đây là một trò rất dễ mê hoặc người khác, khiến người ta mắc lừa. Đó là thủ đoạn lúc đầu là lùi sau đó là tiến lùi vừa có thể tự vệ lại vừa có thể khiến người khác lơ là cảnh giác, hễ thời cơ chín muồi, kẻ tiều nhân sẽ bất chấp tất cả tiến hành phản kích, cho đến khi đạt được mục đích. Biểu hiện chủ yếu của thủ đoạn, của bọn tiểu nhân là:

– Một là, cố ý tỏ ra vẻ nhân từ, rộng lượng, thật thà, thành tâm, công bằng trước mặt người khác. Có khi để đạt được mục đích nào đó, không ngại chịu đau khổ tạm thời, tỏ ra tốt với người khác, để được hài lòng người. Hễ điều kiện đến là trở mặt tấn công.

– Hai là, trước tiên có đối xử tốt hoặc có chút ân huệ nào đó với đối phương, để được đối phương nếm chút ngọt ngào. Hễ đối phương sa vào tròng, liền trở mặt tấn công thít chặt và giết thịt.

– Ba là, dùng phương thức kết hợp vừa kéo vừa đánh. Trước tiên là lôi kéo, sau đó là sẽ đánh, hay nói cách khác là vừa đấm vừa xoa, xoa là để đánh cho họ đau hơn. Thủ đoạn này bộc lộ rõ sự giả dối, xảo trá của kẻ tiểu nhân.

Vậy đối với loại tiểu nhân này, tuyệt đối không được sơ suất, không được mềm lòng mà phải kiên quyết.

HL (T/h)

Cafe Ku Búa

TIẾNG NÓI TỪ MỘ ĐỨC VỀ NHÂN VẬT PHẠM VĂN ĐỒNG

Đỗ Mai Lộc

Công hàm 1958 do ông Phạm Văn Đồng ký. Nguồn: internet

Công hàm 1958 do ông Phạm Văn Đồng ký. Nguồn: internet

Cứ đến ngày 19 tháng 1 hàng năm, mặc dù nỗi lo cơm áo gạo tiền để sum họp gia đình vào những ngày Tết cổ truyền cận kề; nhiều người Việt trong, ngoài nước có cảm giác hụt hẫng, mất mát một điều thiêng liêng lắm, không thể dùng đồng hồ đếm ngược để biết khi nào thì có lại. Đó là nhớ đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa – sự kiện gắn liền với nhân vật lịch sử: cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và công hàm 14/9/1958.

Và, đây là tâm sự của một người sinh ra từ Mộ Đức.

Tôi xin tự giới thiệu: Tôi sinh ra, lớn lên trên quê hương Mộ Đức của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, được đào tạo liên tục từ tiểu học lên đại học một cách chính quy dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Về mặt gia đình tôi gọi ông Đồng bằng ông, trong họ tôi cũng có người hoạt động bí mật cùng thời với ông Đồng rồi bị Pháp bắt và sát hại từ những năm 1930.

Tôi không có ý khoe khoang nhưng tôi muốn nói rằng: không có lý do gì mà bản thân tôi lại không tự hào và kính trọng ông Phạm Văn Đồng.

Đúng là thế hệ chúng tôi đã từng rất tự hào là quê hương đã sinh ra một người con ưu tú. Một sự tự hào đã được giáo dục nhồi nhét để trở thành “bản năng”, như là một “phản xạ không điều kiện”, đến nỗi trong tất cả các bài tập làm văn chúng tôi đều phải cố lồng vào những câu đại loại: “tự hào là một học sinh dưới mái trường XHCN, tự hào được sống trong thời đại Hồ Chí Minh, tự hào quê hương đã sinh ra Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, .v.v…

Nhận thức về sự kính trọng và tự hào cũng được đúc ra từ những khuôn mẫu có sẵn, làm hành trang để chúng tôi tiếp tục vào đại học rồi ra trường tham gia guồng máy quản lý nhà nước. Rồi cũng đến lúc chúng tôi cần tìm hiểu về những gì mình đã từng tự hào kính trọng. Chẳng hạn, cái gọi là mái trường XHCN mà chúng tôi ca ngợi cho đến bây giờ như thế nào vẫn chưa định hình được. Ngày xưa học dưới mái trường XHCN còn bây giờ đang “định hướng” XHCN nhưng lại được đánh giá là xã hội phát triển, có nghĩa là càng đi xa CNXH thì xã hội càng phát triển. Chính vì sự “kính trọng và tự hào trong khuôn mẫu” mà vẫn cứ kiên định con đường XHCN vô vọng!

Về ông Hồ Chí Minh thì nhiều người đã nói rồi, tôi chỉ có thể ghi thêm lời dân gian quê chúng tôi ta thán: “Sống dưới triều đại Cha Hồ (1)/Làm con thì được, làm người thì không.”

Là người dân Mộ Đức, tôi nói về ông Đồng – hơn 30 năm làm Thủ tướng, ông đã làm được gì cho đất nước, quê hương. Tỉnh Quảng Ngãi nói chung, huyện Mộ Đức nói riêng cứ có dịp là tự sướng lên ông là “nhà nọ, nhà kia” vĩ đại, lỗi lạc tầm cỡ thế giới, chỉ sau bác Hồ.

Gọi ông là một nhà ngoại giao, một nhà chính trị tài ba đã giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là không đúng, bởi vì cuộc chiến tranh này có thể tránh được. Vả lại “thắng” nhưng không có “lợi”, những người Mỹ, chính sách Mỹ mà ông chống, bây giờ được mời quay lại Việt Nam. Cũng không có “nhà ngoại giao tài ba” nào lại ký công hàm công nhận lãnh thổ của mình cho quốc gia khác.

Nếu gọi ông là một nhà kinh tế cũng không sai trong mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp; lúc có một nửa đất nước ở miền Bắc, ông không đưa ra được quốc sách nào có tính vĩ mô để tăng trưởng kinh tế, ngoài chính sách “tiết kiệm” để tích lũy, kiểu như “hạt gạo cắn làm hai, làm ba”. Còn sau tháng 4/1975 với chính sách hợp tác xã nông nghiệp và di dân đi kinh tế mới, ông đã bần cùng hóa cả miền Nam, vốn trước đó là một nước mạnh trong khu vực Đông Nam Á, được phương Tây gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Nói ông là một nhà lý luận, một nhà văn hóa cũng không ổn. Ông có câu nói với thanh niên, học sinh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có những con người mới xã hội chủ nghĩa” nhưng ông lại vòng vo về cái CNXH và con người XHCN. Con người mới khác con người cũ cái gì? Kiểu như “con gà, cái trứng” hay chính sách “có hộ khẩu mới có việc làm, có việc làm mới cho nhập khẩu” dưới thời của ông. Còn về văn hóa thì hình như ông hơi thiếu vốn tiếng Việt nên thường dùng đệm tiếng Pháp trong văn nói. Những người nghe ông nói, dù không hiểu, nhưng vẫn cứ vỗ tay để bộc lộ kính trọng sự uyên thâm của người luôn đề cao “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.

Người dân Mộ Đức “kính trọng” ông lắm! Tôi xin kể một số giai thoại về ông Đồng ở quê hương Mộ Đức:

Thời kỳ còn hợp tác xã nông nghiệp, mỗi lần ông về quê là dân Mộ Đức tới khổ. Trước khi ông về là chính quyền tập trung “ngụy quân, ngụy quyền” (2) lên núi để học tập cải tạo cho đến khi nào ông đi mới được thả về.

Trên tuyến đường ông qua, hai bên đường được bón rất nhiều phân urê (đạm), lúa xanh đậm thấy rất đẹp mắt. Ông khen địa phương làm ăn giỏi, chẳng mấy chốc nữa sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Đến khi ông đi rồi, thì chỗ phân nhiều cây lúa bị cháy vàng, chỗ thiếu phân còm cõi không trổ bông nổi. Do đó mỗi lần ông về quê, một ngày công của xã viên may mắn lắm được 4 lạng lúa (0,4 kg), thậm chí có những hợp tác xã vùng bán sơn địa chỉ có 2 lạng lúa/ ngày công (10 điểm)!

Năm nọ, các xã ven biển ở Mộ Đức như Đức Lợi, Đức Minh, Đức Phong có con cá ông (dân biển gọi cá voi là cá ông, cá bà) cứ bơi lởn vởn ngoài biển ngang làm ghe tàu nhỏ của ngư dân không dám ra biển đánh cá; còn ở xã miền núi Đức Phú, Đức Hòa thì đêm đêm nhiều bầy heo rừng ra phá hoại hoa màu của dân, chính quyền địa phương bất lực. Gặp lúc ông Đồng về quê, sáng nghe báo cáo tình hình địa phương xong, ông xuống biển chờ cho cá ông nổi lên ông nói với đoàn cán bộ tháp tùng “Yêu cầu các đồng chí kết nạp cá thành xã viên hợp tác xã”. Con cá ông mới nghe “vào hợp tác xã” thế lặn tuốt ra biển. Chiều đến, ông lên núi xem heo rừng phá hoại hoa màu. Ông cũng nói với cán bộ địa phương cho chúng vào hợp tác xã là chúng sẽ thuần hết, nhưng cán bộ nói: “thưa bác, chúng nó đã vào hợp tác xã lâu rồi, chúng cũng làm ăn tập thể đàng hoàng, lúc nào xuống phá hoa màu cũng đi cả bầy từ vài ba chục con trở lên”. Ông bảo đảng ủy xã: “Vậy thì lập danh sách cho chúng đi kinh tế mới!”. Nghe đến “đi kinh tế mới”, kể từ tối hôm ấy, các xã miền núi không còn con heo rừng nào dám ra phá nữa.

Về quê ông thường ở nhà khách của tỉnh, có lần ông tới thăm nhà chị ruột là bà Thừa Xuân, có mảnh vườn trồng rau để ăn và để bán. Hồi đó tiền có giá, ông nghe người ta mua bán nhau nắm rau, quả cà, cứ nói “một đồng, hai đồng”, ông giận lắm vì bị mấy bà hàng xén ở chợ gọi tên huý ra. Sau đó ông về Hà Nội và quyết định “nâng” tiền Việt Nam, để từ đó người ta không kêu “một đồng, hai đồng” nữa mà chuyển qua “một ngàn, hai ngàn” cho đến bây giờ.

Sự kính trọng của người dân Mộ Đức đối với ông Đồng là như thế đó.

Còn sự tự hào thì sao? Sau khi biết được ngày 14/9/1958 ông Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc thì người dân Mộ Đức, những thế hệ học sinh trên chính quê hương và ngôi trường mang tên ông cũng cảm thấy nhục nhã. Cuộc đời con người hay chế độ chính trị có thể có nhiều sai lầm, nhưng bán đất, bán nước cho ngoại bang thì là sai lầm không thể tha thứ được. “Noi gương” ông, là Trần Đức Lương – người được ông đào tạo, nâng đỡ, với tư cách là Chủ tịch nước đã tham gia ký hiệp định đường biên trên bộ và trên biển tiếp tục nhượng đất và biển cho Trung Quốc.

Rồi đây, lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ ghi:

– Ông Phạm Văn Đồng quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, với tư cách là Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/9/1958 đã ký công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.

– Ông Trần Đức Lương quê ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, với tư cách là Chủ tịch nước, ngày 30/12/1999 đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền nhượng cho Trung Quốc hàng ngàn cây số vuông, tiếp đến ngày 25/12/2000 đã ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ tiếp tục nhượng hàng chục ngàn cây số vuông mặt biển cho Trung Quốc.

Vậy là Quảng Ngãi có hai tội đồ cùng tham gia bán nước dưới triều đại Hồ Chí Minh.

Nhân dân Mộ Đức, Quảng Ngãi có thể có sự kính trọng, tự hào được không?

Không, hoàn toàn không! Ngay cả chính con cháu trong tộc họ Phạm không ai dám ngẩng cao đầu để tự hào là con cháu ông Phạm Văn Đồng. Họ cũng biết rằng, Nguyễn Thân, quê ở Thạch Trụ, vùng giáp ranh giữa Mộ Đức (quê ông Đồng) và Đức Phổ (quê ông Lương), là đại thần triều Nguyễn, câu kết với thực dân Pháp chống phá phong trào Cần Vương, tiêu diệt nghĩa quân Phan Đình Phùng, sau năm 1945 đã bị Việt Minh cho đào phá toàn bộ mồ mả, nhà cửa. Có lẽ vì vậy mà cộng sản không đưa ông Phạm văn Đồng về chôn ở quê nhà, còn ông Trần Đức Lương khi hết làm Chủ tịch nước cũng không về Quảng Ngãi, đã chọn chỗ hậu sự không ở quê hương.

Kể ra thì ông Đồng cũng biết sám hối, khi cuộc đời đã xế chiều sống trong bóng tối của sự mù lòa và của xã hội ông tham gia tạo nên; vị thủ tướng ba phải, hiền lành đến nhu nhược, đã có câu nói trứ danh “Không ai làm thủ tướng lâu như tôi và cũng không ai làm khổ dân nhiều hơn tôi!” – có lẽ đó là câu nói duy nhất đúng trong cuộc đời của ông.

Không những ông làm khổ dân lúc còn sống, mà ông còn làm khổ dân khi đã chết. Biết bao giờ nhân dân Việt Nam mới lấy lại được Trường Sa, Hoàng Sa, trong khi Trung Cộng cứ đưa công hàm của ông ra để biện minh cho hành động xâm lược? Còn người dân Quảng Ngãi vẫn tiếp tục è cổ ra nộp thuế để xây lăng mộ cho dòng họ Phạm, xây bảo tàng, nhà tưởng niệm mang tên ông.

Ngày 1/9/2008 Quảng Ngãi đã khánh thành “Khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng”; theo thông báo chính thức từ chính quyền, tổng kinh phí hơn 46 tỉ đồng, trong đó phần xây lắp hơn 20 tỉ, trên diện tích hơn 2 ha (giá đất là 1,3 triệu/m2, trị giá đất khoảng 26 tỉ).

Bốn mươi sáu tỉ kia có thể làm được những gì cho nhân dân Mộ Đức, Quảng Ngãi? Tính theo thời giá thì xin thưa:

– Xây dựng 3.067 ngôi nhà cho người nghèo;

– Tạo điều kiện cho 115.000 trẻ em nghèo có điều kiện mua sách vở đến trường trong năm học mới;

– Là tiền thuế của 144.230 người dân Mộ Đức trong 2 năm (thu ngân sách năm 2008 của huyện là 23,1 tỉ đồng)

Đó là chưa tính đến các chi phí khánh thành, duy tu, lễ nghi, chi lương cho nhiều người trông coi, bảo vệ.

Đến năm 2016 lại tiếp tục khánh thành giai đoạn 2, với quy mô diện tích xây dựng mới thêm trên 33.800m2 với tổng kinh phí 36 tỷ đồng.

Một người con của quê hương núi Ấn sông Trà, nhưng chết rỗi vẫn còn làm khổ nhân dân Quảng Ngãi, có phải vì ông là đảng viên cộng sản, học trò của Hồ Chí Minh không? Trong khi cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa, yên nghỉ trên núi Ấn lộng gió, ngôi mộ đơn giản được xây dựng từ thời ông Ngô Đình Diệm, khách trong ngoài nước, đủ mọi thành phần viếng thăm đều thể hiện lòng tôn kính.

h1

Nguồn ảnh: Đỗ Mai Lộc/ internet

“Vạn Niên là Vạn Niên nào?

Thành xây xương lính, hào đào máu dân!”

Câu ca dao xưa đi vào tiềm thức của thế hệ chúng tôi, “thế hệ sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”; câu ca dao khơi mào cho cuộc khởi nghĩa nông dân mang tên “khởi nghĩa Chày Vôi” (năm Bính Dần 1866) xuất phát từ việc xây dựng Vạn niên cơ, quân sĩ và dân phu phải làm lụng khổ sở, nhiều người oán giận, vua Tự Đức một thời đã đi vào lịch sử dân tộc là vị vua hôn quân vô đạo.

Tôi đã đến lăng mộ vua Tự Đức, cũng thường đến khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng. Trên tất cả mọi phương diện (đất đai, diện tích, quy mô, kinh phí, …) lăng Tự Đức còn lâu mới bằng khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng – một vị Thủ tướng dưới chế độ cộng sản còn hơn cả vị Hoàng đế của triều đại phong kiến, ngay cả khi đã chết.

Cả nước có nhiều con đường, đại lộ mang tên Phạm Văn Đồng, đường nối tiếp theo nên đặt tên là “đường 19 tháng 1” để làm bài học lịch sử hiện thực và sinh động.

Lịch sử rất sòng phẳng. Thời gian trôi qua, dân tộc sẽ có cái nhìn khách quan hơn, đánh giá công, tội một cách rõ ràng; sự kính trọng đối với từng nhân vật lịch sử không cần phải áp đặt, cưỡng chế.

Là một người dân Mộ Đức, tôi cảm thấy có tội khi nói thêm (Quê tôi) “là quê hương của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng”.

P/S: Nếu có sự tôn trọng, thì đó là trước khi mất, ông Phạm Văn Đồng dặn dò con trai duy nhất là Phạm Sơn Dương: “Ba không có tài sản gì để lại cho con. Ba chỉ có một sự nghiệp phải tiếp tục. Ba yêu cầu con chăm sóc má của con, chăm lo dạy bảo các con của con mạnh khỏe, ngoan ngoãn, học giỏi, trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước, con xứng đáng là người sĩ quan của quân đội ta

Con chim sắp chết tiếng kêu thương, người sắp chết lời nói phải. Với ông sự nghiệp phải tiếp tục” là lấy gia đình làm nền tảng, con không phải trung với Đảng, cháu nội không phải xứng đáng cháu ngoan bác Hồ.

Có thể nhờ vậy mà dân tộc này không thêm một “thái tử đỏ” hay “nhà tư bản đỏ”.

Đỗ Mai Lộc

_______

(1). “Hồ” có nghĩa là con cáo, hồ ly tinh. “Cha Hồ”: hiểu theo nghĩa bóng như vậy.

(2). “ngụy quân, ngụy quyền”: những người tham gia quân đội, chính quyền hay các đảng phái khác cộng sản dưới thời Việt Nam cộng hòa.

(3). Số liệu từ năm 2008, đến nay mở rộng quy mô lên gấp nhiều lần và biên chế hẳn ban chuyên trông coi khu lưu niệm.

Nhìn ra thế giới: Nước Thụy Sĩ và nền dân chủ trực tiếp

Hoàng Tư Sang

Tarasp Castle ở Thụy Sĩ. Ảnh: internet

Ngày 12/01/2017, BBC báo tin: Thụy Sĩ đã khai trương và đưa vào hoạt động từ ngày 11/12/2016 đường hầm xe lửa dài 35,5 dặm, được cho là dài nhất thế giới, xuyên bên dưới núi đá Saint Gotthard cao 1828 mét của dãy núi Alps, kết nối miền bắc và miền nam Thụy Sĩ, cho phép tầu khách chạy với tốc độ 155 dặm/ một giờ (1 Dặm Anh = 1 Mile = 1,609 Km).

Nhà báo Lina Zeldovich bình luận: “Trong khi sự chia rẽ chính trị xảy ra khắp thế giới, Thụy Sĩ nổi bật là một quốc gia gồm cư dân nói 4 thứ tiếng khác nhau, nhưng có tinh thần quốc gia rất mạnh, rất đoàn kết, cùng chung tay chế tạo thành công nhiều thứ một cách chính xác hoàn hảo, trong đó có công trình khổng lồ là đường hầm Gotthard này”.

Một trong những nguyên nhân cho phép Thụy Sĩ đạt được sự nổi bật này là Thụy Sĩ có nền dân chủ trực tiếp và lịch sử của Thụy Sĩ đã được mô tả trong tiếng Đức là “đất nước đoàn kết vì ý chí của người dân”. Nền dân chủ trực tiếp ấy đã được Bách khoa toàn thư Wikipedia giới thiệu tóm tắt dưới đây:

Tên gọi đầy đủ về nước Thụy Sĩ: Nước Cộng hòa Liên bang Thụy Sĩ. Khẩu hiệu của quốc gia: “Một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Diện tích lãnh thổ Liên bang: 41.285 Km2. Vị trí quốc gia: nằm ở miền trung Châu Âu, giáp các nước Ý, Pháp, Đức, Áo. Thủ đô Liên bang trên thực tế: Bern (không quy định trong Hiến pháp)

Có 5 thành phố lớn: Zurich, Geneve, Lausanne, Basel, Bern. 2 thành phố được coi là thành phố toàn cầu và trung tâm kinh tế của Liên bang, có chất lượng sinh hoạt đặc biệt cao là Zurich và Geneve.

Địa hình: Thụy Sĩ có 1 dãy núi cao là Alpes chạy dọc trung tâm quốc gia, chiếm 60% diện tích lãnh thổ. Cao nguyên Thụy Sĩ nằm ở phía bắc, chiếm 30% diện tích lãnh thổ, là nơi cư trú của đa số dân. Thụy Sĩ không có biển nhưng có trên 1. 500 hồ, trong đó có nhiều hồ nước ngọt lớn như hồ Geneve, hồ Bodensee, hồ Maggione.

Thời tiết ở Thụy Sĩ: không phải là một hệ thống ổn định. Khí hậu về tổng thể là ôn đới. Dãy núi Alpes có tình trạng ẩm nhất. Mùa thu là mùa khô nhất. Thụy Sĩ hiện là quốc gia có thành tựu môi trường tốt nhất thế giới.

Thụy Sĩ có 20 bang và 6 bán bang. Bang lớn nhất là Graubunden, nằm hoàn toàn trên dãy núi Alpes. Thụy Sĩ có 4 ngôn ngữ chính thức: tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Romansh. Đa số cư dân Thụy Sĩ nói tiếng Đức. Tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất trong các trường học ở một số bang.

Tiền tệ: Franc Thụy Sĩ (CHF). Tỉ giá ngày 16/01/2017 của NHNNVN là VND/CHF = 22.618, USD/CHF = 0,9951.

Dân cư Thụy Sĩ năm 2003 là 7. 399. 000 người. Năm 2015 đã vượt qua con số 8 triệu người. Năm 2012 cư dân người nước ngoài chiếm 23,3% dân số Thụy Sĩ, hầu hết đến từ EU. Trong số người ngoại quốc cư trú tại Thụy Sĩ, người Ý chiếm 15,6 %, người Đức 15,2%, người Bồ Đào Nha 12,7%, người Pháp 5,6%.

Sơ lược lịch sử của Thụy Sĩ:

Lịch sử sơ khởi xuất hiện Người ở Thụy Sĩ được tính từ niên đại 150.000 năm trước. Liên bang Thụy Sĩ cũ được thành lập khoảng năm 1291. Năm 1648, theo Hòa ước Westfalen, các quốc gia Châu Âu công nhận Thụy Sĩ là độc lập và trung lập.

Trong lịch sử của Thụy Sĩ, thời cận đại tính từ khoảng năm 1712. Năm 1798 Chính phủ cách mạng Pháp, thời Napoleon đã chiếm Thụy Sĩ, biến Thụy Sĩ thành quốc gia vệ tinh của Pháp. Năm 1815 Đại hội Wien tái lập hoàn toàn nền độc lập của quốc gia liên bang Thụy Sĩ.

Hiến pháp Liên bang Thụy Sĩ ra đời năm 1848, lập theo cảm hứng từ mô hình Hiến pháp Liên bang Hoa kỳ, là căn cứ pháp lý của nhà nước Liên bang Thụy Sĩ hiện đại. Một Hiến pháp mới được phê chuẩn năm 1999 nhưng không có các biến đổi đáng kể về cấu trúc Liên bang Thụy Sĩ, so với Hiến pháp 1848. .

Lịch sử hiện đại của Thụy Sĩ tính từ 1920 là năm Thụy Sĩ tham gia Hội Quốc Liên. Năm 1963 Thụy Sĩ tham gia Ủy hội Châu Âu. Năm 2002 Thụy Sĩ là thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc. Thụy Sĩ không phải là thành viên của EU nhưng tham gia Thị trường chung Châu Âu.

Nền kinh tế của Thụy Sĩ: là nền kinh tế ổn định, thịnh vượng và công nghệ cao, nằm trong số các quốc gia phát triển nhất thế giới. Lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất là chế tạo. Thành phần kinh tế tư nhân áp đảo. Mức thuế thấp so với chuẩn phương Tây. Năm 2010, Thụy Sĩ là quốc gia có của cải bình quân cao nhất thế giới. Năm 2011 được IMF đánh giá đạt GDP (tính theo PPP) cao thứ 8 thế giới. Năm 2007 mức thu nhập hộ gia đình trung bình tính theo PPP là 137. 094 USD. Tỉ lệ thất nghiệp năm 2014 là 3,2% (mức thấp so với toàn Châu Âu và thế giới).

– Thụy Sĩ đã hoàn thành quá trình đô thị hóa trong 70 năm, biến đổi từ 1 quốc gia nông thôn thành 1 quốc gia đô thị. Hiện 3/4 cư dân Thụy Sĩ sống trong các đô thị. 50% nhu cầu điện năng của Thụy Sĩ được đáp ứng bởi thủy điện, 39% từ điện hạt nhân. Hệ thống phát điện hầu như không thải ra khí độc CO2.

– Thụy Sĩ có mạng lưới 5.250 Km đường sắt, dày đặc nhất châu Âu, chỉ riêng năm 2015 đã chuyên chở 596 triệu lượt hành khách. Trung bình mỗi người Thụy Sĩ đi 2.550 Km xe lửa / 1 năm. Gần 100% mạng lưới xe lửa đã điện khí hóa.

Năm 2000, Thụy Sĩ đã có hệ thống xa lộ cao tốc dài 1. 638 Km

* Giáo dục và nghiên cứu khoa học: Hiến pháp Thụy Sĩ ủy thác cho các bang có thẩm quyền về hệ thống trường học (cả công và tư). Có 12 trường đại học. Đại học Basel được thành lập từ năm 1460. Đại học Zurich, theo xếp hạng của ĐH Giao thông Thượng Hải thì xếp hạng thứ 20 trong số 500 đại học tốt nhất thế giới năm 2015. Năm 2003, số sinh viên nước ngoài học tại các đại học Thụy Sĩ chiếm 18%. Tại Geneve và tỉnh Air (Pháp) đặt phòng thí nghiệm lớn nhất thế giới (CERN) về vật lý hạt nhân. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Thụy Sĩ đã từng có dự án về vũ khí hạt nhân để tự vệ nhưng sau khi có Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ra đời thì đã ngưng dư án này.

* Y tế: Ở Thụy Sĩ, toàn thể công dân được yêu cầu mua bảo hiểm y tế và các Công ty bảo hiểm được yêu cầu chấp nhận bất cứ người nào nộp đơn. Năm 2010, chi tiêu cho y tế ở Thụy Sĩ bằng 11,4% GDP, ngang mức với Đức và Pháp. Chất lượng chăm sóc y tế ở Thụy Sĩ được người bệnh hài lòng.

* Tôn giáo: Thụy Sĩ không có quốc giáo. 75% công dân Thụy Sĩ theo Cơ Đốc giáo. Phật giáo chiếm 0,29%. 12% công dân tự nhận là vô thần.

* Văn hóa Thụy Sĩ: đa dạng, có nhiều phong tục truyền thống, gốc là văn hóa Tây Âu

* Văn học: Từ 1291 dạng văn học xuất hiện sớm nhất ở Thụy Sĩ được viết bằng tiếng Đức. Đến thế kỷ 18 có văn học viết bằng tiếng Pháp. Tác phẩm của Jean-Jacques Rousseau được in rộng rãi và được nhiều người đọc ưa thích.

* Ở Thụy Sĩ các môn thể thao phổ biến nhất là trượt tuyết, trượt ván trên tuyết, leo núi, bóng đá, khúc côn cầu trên băng. Những thứ ăn uống được người Thụy Sĩ ưa thích là chocolate, rượu vang, sữa, fromage.

Nền chính trị hiện đại của Thụy Sĩ:

Hệ thống chính trị hiện đại của Thụy Sĩ có 2 đặc diểm nổi bật là Dân chủ trực tiếp và Chủ nghĩa Liên Bang. Có 3 cơ cấu quản lý chính ở cấp độ Liên bang là: Lưỡng Viện Quốc hội (cơ quan lập pháp), Hội đồng Liên bang (cơ quan hành pháp), Tòa án Liên bang (cơ quan tư pháp).

* Nghị Viện có 2 Viện: Hội đồng các bang gồm 46 đại biểu được bầu theo một hệ thống riêng do từng bang xác định và Hội đồng quốc gia 200 thành viên được bầu theo một hệ thống đại diện tỉ lệ tùy theo dân số mỗi bang. Khi 2 Viện họp chung thì gọi là Nghị Hội Liên bang.

Thông qua trưng cầu dân ý, công dân Thụy Sĩ có thể thách thức bất kỳ Luật nào do Nghị Viện thông qua và thông qua xướng nghị, có thể đưa các sửa đổi vào Hiến pháp Liên bang, biến nền dân chủ Thụy Sĩ thành nền dân chủ trực tiếp.

* Hội đồng Liên Bang gồm Chính phủ Liên bang, chỉ đạo Chính quyền Liên bang và giữ vai trò là cơ quan hành pháp cao nhất của quốc gia. Đây là cơ cấu hiệp nghị gồm 7 thành viên được Nghị Hội Liên bang bầu ra theo nhiệm kỳ ủy nhiệm 4 năm. Nghị Hội Liên bang cũng thực thị giám sát Hội đồng. Tổng thống Liên bang được Nghị Hội Liên bang bầu ra từ 7 thành viên này, theo truyền thống chức vụ này được luân phiên và có nhiệm kỳ một năm. Tổng thống chủ trì Chính phủ và đảm nhiệm các chức năng tượng trưng. Tuy nhiên Tổng thống là một người đứng đầu bình đẳng, không có thêm quyền lực, và duy trì là người đứng đầu một cơ quan trong chính quyền.

Chính phủ Thụy Sĩ, từ năm 1959 là một liên minh của 4 Chính đảng lớn. Mỗi đảng có một số lượng ghế trong Nghị viện, chúng phản ánh đại thể tỷ lệ cử tri và đại diện của họ trong Nghi Viện Liên bang.

* Tòa án Tối cao Liên bang có chức năng phân xử kháng án phán quyết của các tòa án cấp bang và liên bang. Các thẩm phán được Nghị Hội Liên bang bầu ra, có nhiệm kỳ 6 năm.

Nền dân chủ trực tiếp ở Thụy Sĩ:

Công dân Thụy Sĩ là đối tượng của 3 quyền lực tư pháp: tại cấp khu tự quản, bang và liên bang. Hiến pháp 1848 /1999 xác định một hệ thống dân chủ trực tiếp. Các công cụ của hệ thống này tại cấp độ liên bang được gọi là quyền dân chúng (Volksrechte, droits populaires) bao gồm quyền đệ trình một “Xướng nghi liên bang” và một “ trưng cầu dân ý”. Cả hai đều có thể lật đổ các quyết định của Nghị viện.

Bằng cách yêu cầu một “trưng cầu dân ý”, một nhóm công dân có thể thách thức một luật do nghị viện thông qua, nếu họ thu thập được 50. 000 chữ ký chống lại luật trong vòng 100 ngày. Nếu vậy, một cuộc bỏ phiếu toàn quốc được lên kế hoạch để các cử tri quyết định theo thể thức đa số giản đơn về việc chấp thuận hay bãi bỏ luật. Tập họp gồm 8 bang bất kỳ cũng có thể yêu cầu trưng cầu hiến pháp về một số luật của liên bang.

Về “xướng nghị liên bang”, Hiến pháp liên bang Thụy Sĩ cho phép công dân đưa một số sửa đổi hiến pháp ra bỏ phiếu toàn dân, nếu 100.000 cử tri ký tên vào sửa đổi được đề xuất trong vòng 18 tháng. Hội đồng liên bang và Nghị Hội liên bang có thể bổ sung sửa đổi được đề xuất bằng một phản đề án, sau đó cử tri phải cho biết ưu tiên gì hơn trong trường hợp 2 đề xuất được thỏa thuận. Các sửa đổi hiến pháp do đó bất kể tiến hành xướng nghị hay tại nghị viện, cần phải được chấp thuận bởi đa số kép theo phiếu phổ thông quốc gia và phiếu phổ thông cấp bang.

Trở lại việc Thụy Sĩ xây đường hầm Gotthard, Andreas Banholzer, người Thụy Sĩ, tại văn phòng du lịch Vaud ở Geneve nói: “Mọi công dân Thụy Sĩ đều có tiếng nói trước những gì xảy ra với đất nước, bao gồm cả việc xây đường hầm này. Chúng tôi cùng nhau quyết định mọi thứ. Trước đây miền bắc và miền nam Thụy Sĩ bị dãy núi Saint Gotthard chắn giữa tách đôi. Năm 1882 người Thụy Sĩ đã nối 2 phần bằng các đoạn đường ray xe lửa. Năm 1980 chúng tôi lại nối bằng một đường hầm cho xe hơi. Nhưng ô nhiễm không khí gia tăng, chúng tôi lại quyết định bỏ phiếu vào năm 1992 thông qua việc xây con đường hầm mới này”.