Học sinh giỏi nhất thế giới: Sản phẩm của nền công nghiệp dạy thêm tỷ đô

Trong kết quả Chương trình đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD thực hiện, Việt Nam đã khiến chuyên gia thế giới kinh ngạc vì nằm trong danh sách 20 quốc gia tốt nhất trên thế giới về giáo dục. Điều đáng nói ở đây là Singapore luôn là nước đứng đầu trong bảng xếp hạng từ năm 2015 đến 2016. Nhiều người đã cố gắng diễn giải thành công này của Singapore. 

gs-my

GS Paul Glewwe ngạc nhiên về kết quả PISA của Việt Nam (Kienthucduhocmy)

Lý giải về nguyên nhân khiến Singapore đạt được kết quả thần kỳ khi đứng đầu bảng xếp hạng thành tích của học sinh tuổi 15, trong khi các quốc gia như Australia, Pháp và Anh quốc đứng sau trong cùng nhóm các nước OECD, phó giáo sư Amanda Wise, đại học Macquarie (Australia) trên trang tin điện tử Quartz có những đánh giá về nền giáo dục của đất nước này.

Theo Phó giáo sư Amanda, Singapore là nước đầu tư rất nhiều vào hệ thống giáo dục.Giáo viên của họ là những người giỏi nhất, thông minh nhất, và họ đã phát triển được các tiếp cận sư phạm rất thành công trong dạy Khoa học, Toán, Kỹ nghệ và Công nghệ (STEM), ví dụ như tiếp cận “Maths Mastery”.

Các tranh luận công khải ở Úc về nguyên nhân học sinh nước khác không giỏi bằng người Singapore thường chỉ tập trung vào những gì diễn ra trong nhà trường mà quên một điều là vai trò và vị trí của việc dạy thêm trong báo cáo thành tích tổng thể của học sinh ở quốc gia – thành phố tí hon này.

Theo thống kê, được biết, năm 2016, Singapore có:

  • 60% học sinh trung học và 80% học sinh tiểu học có học thêm
  • 40% học sinh mầm non có học thêm
  • Học sinh mầm non bình quân học thêm 2 giờ một tuần, trong khi học sinh tiểu học học thêm ít nhất ba giờ một tuần

Theo khảo sát chi tiêu hộ gia đình của Singapore, học thêm ở Singapore (một quốc gia có 5,6 triệu dân) là một ngành có quy mô 1,1 tỷ đô la Singapore (tương đương 768 triệu đô la Mỹ), cao gần gấp đôi số chi năm 2005 (650 triệu đô la Mỹ).

Điều ngày có nghĩa là giáo viên và người dân Singapore nhận thấy rằng tất cả học sinh có học thêm sẽ được dạy với trình độ cao hơn sách giáo khoa.

Các em ở tuổi 11 – 12 phải trải qua những kỳ thi căng thẳng như: kỳ thi kết thúc tiểu học (Primary School Leaving Exam PSLE) hay chứng chỉ tốt nghiệp trung học (Higher School Certificate HSC) dành cho các em thiếu nhi. Nhiều phụ huynh trung lưu tin là cuộc “chạy đua” còn bắt đầu từ sớm hơn.

Trong khi có nhiều điều đáng nể về thành tích của giáo dục Singapore, vẫn còn đó câu hỏi về vai trò của doanh nghiệp tư nhân (các trường dạy thêm tư) trong định hình tuổi thơ và tạo ra sự lo âu ở phụ huynh. Họ tỏ ra đau buồn về môi trường siêu cạnh tranh buộc con cháu hộ phải học thêm hàng giờ, ảnh hưởng đến thời gian và quan hệ gia đình, đánh mất cơ hội vui chơi, tạp lập quan hệ bạn bè hay đơn giản là sự nghỉ ngơi thực sự của tuổi thơ. Nhiều người cảm thấy mình không có sự lựa chọn.

Biệt thự lộng lẫy của Chủ tịch UBND TP Hạ Long bên bờ biển

 

Khu vực đường bao biển, nơi biệt thự Chủ tịch UBND TP Hạ Long tọa lạc có nhiều nhà đẹp, cũng là nơi tập trung nhiều tụ điểm ăn chơi bậc nhất Hạ Long.

Người dân địa phương phản ánh, ông Phạm Hồng Hà – Chủ tịch UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) không biết làm gì ra tiền mà có biệt thự to đẹp bên đường bao biển tại TP Hạ Long.

Nhà ông Phạm Hồng Hà, Chủ tịch UBND TP Hạ Long

Nhà ông Phạm Hồng Hà, Chủ tịch UBND TP Hạ Long

Bên lề một cuộc họp ở thành phố, PV đưa cho ông Hà xem ảnh ngôi nhà mà dân phản ánh là của ông. Ông Hà thừa nhận đây là nhà của ông. Tuy nhiên, ông không có ý kiến gì thêm.
Phóng viên đã tận mục sở thị ngôi biệt thự xa hoa mặt tiền ngắm Vịnh Hạ Long của ông Hà. Ngôi biệt thự này rộng khoảng 470 m2 nằm trên đường bao biển cột 5, phường Hồng Hà, TP Hạ Long. Căn biệt thư được xây theo lối kiến trúc phương Tây, nổi bật hơn hẳn so với những biệt thự xung quanh với nhiều họa tiết trang trí cầu kỳ, bắt mắt. Trước cửa nhà là cây Xanh cổ có giá trị lớn. Cũng theo ông Hà, mọi tài sản của ông kể trên đều có trong lý lịch kê khai tài sản.

Ông Phạm Hồng Hà
Một người chuyên kinh doanh bất động sản tại Hạ Long nhận định, giá mỗi mét vuông đất tại đây có giá không dưới 70 triệu đồng/m2, quy đổi ra diện tích nhà ông Hà đang sở hữu thì khu nhà đất này có giá trị không hề nhỏ.

Tiếp xúc PV, một số người dân địa phương đặt câu hỏi: “Ông Hà làm quan mà kiếm đâu ra nhiều tiền để xây nhà to như thế?”.
VŨ HOÀNG NGUYÊN

 

 

Bên trong những “kho tri thức” lớn nhất nước Mỹ

Sách là kho tri thức vượt thời gian của nhân loại. Ngày nay, các loại sách điện tử dần chiếm vị trí của sách báo truyền thống nhưng người ta vẫn luôn khao khát một không gian tri thức thực sự.

Businessinsider đã liệt kê những thư viện lớn và đẹp nhất các bang của nước Mỹ theo đánh giá của Viện kiến trúc Mỹ và các giải thưởng của Hiệp hội Thư viện Mỹ.

Thư viện Beinecke ở bang Connecticutt là một trong những kho lưu trữ sách hiếm và bản thảo chính của Đại học Yale. Các sinh viên có thể sử dụng tài liệu văn chương, đầu sách quý hiếm từ khắp nơi trên thế giới tại đây. Thư viện được thiết kế bởi kiến trúc sư Gordon Bunshaft của Skinmore, Owings và Merrill, kết cấu bởi đá cẩm thạch, granite, thủy tinh có nguồn gốc từ bang Vermont.

Với thiết kế mạnh mẽ, kiến trúc thư viện được tạo thành từ các khối tứ giác liền kề nhau, kết hợp giữa kiến trúc tân cổ điển và tân Gothic. Các ô thủy tinh giúp lọc ánh sáng tự nhiên và bảo vệ hàng triệu cuốn sách vô giá của thư viện. Bộ sưu tập sách quý giá nhất của Beinecke là tuyển tập Kinh thánh The Gutenburg và bộ sách Các loại chim trên đất Mỹ của tác giả John James Audubon.

Thư viện công lập Boston là thư viện miễn phí đầu tiên tại Mỹ. Mở cửa từ năm 1854, diện tích chứa 16.000 người của nó đã dường như quá tải. Kiến trúc sư Charles Follen McKim đã thiết kế lại “cung điện tri thức cho người Mỹ” McKim tại Quảng trường Copley năm 1895. Năm 1972, kiến trúc sư hiện đại Philip Johnson đã thực hiện một số thiết kế bổ sung.

Ngày nay, tòa nhà McKim được sử dụng để nghiên cứu, còn tòa nhà Johnson là nơi đặt trụ sở chính của Thư viện công lập Boston. Kho tri thức của thư viện Boston bao gồm nhiều bức tranh tường quý, các bộ sách quý hiếm, bản thảo, bản đồ, nhiều tài liệu quan trọng và các cổ vật là minh chứng cho tri thức nhân loại.

Tọa lạc trong khuôn viên trường Đại học California San Diego, thư viện Geisel là một ví dụ điển hình của kiến trúc Brutalist. Được thiết kế bởi William L. Pereira & Associates, tòa nhà Geisel gây ấn tượng bởi cấu trúc chủ yếu từ bê tông và kính.

Thư viện George Peabody được mở cửa từ năm 1878. Thư viện lưu trữ hàng loạt bài giảng, tài liệu hộ thảo, âm nhạc và các tác phẩm nghệ thuần dành riêng cho các công dân của Baltimore. Kiến trúc sư địa phương Edmund George Lind và giám đốc đầu tiên của Viện Peabody, Tiến sĩ Nathaniel H.Morison là hai người lên ý tưởng và thiết kế thư viện này.

Tòa nhà có nội thất ấn tượng với trần nhà cao vút với các bức tranh tường hoành tráng. Hiện nay, thư viện sở hữu hơn 300.000 tài liệu thuộc lĩnh vực âm nhạc. Năm 1982, thư viện trở thành một bộ phận của Đại học Johns Hopkins.

Nằm trên bờ biển miền trung California, thư viện Hearst Castle là nơi ở của ông trùm báo chí William Randolph Hearst. Được xây dựng từ năm 1919, lâu đài Hearst được thiết kế theo phong cách kiến trúc châu Âu và trưng bày bộ sưu tập tài liệu nghệ thuật, sách vở và đồ cổ đồ sộ: tranh vẽ, tượng và đồ dệt may như sở thích của chủ nhân.

Thư viện lưu trữ khoảng 4.000 cuốn sách trong không gian nhuốm màu Trung cổ với mái vòm gỗ chạm khắc bằng tay theo phong cách Tây Ban Nha.

Thư viện Quốc hội Mỹ được đặt tại thủ đô Washington từ năm 1897, là thư viện lớn nhất thế giới. Dưới thời Tổng thống Thomas Jefferson, nó được sử dụng như thư viện cá nhân của ông với các tài liệu văn học giá trị.

Tòa nhà được thiết kế theo kiến trúc Beaux-Arts và trang trí nội thất lộng lẫy với các vật liệu cao cấp như đá cẩm thạch, đồng, vàng và gỗ gụ. Hơn 50 nghệ sĩ Mỹ đã góp phần điêu khắc, chạm khắc và trang trí tòa nhà.

Theo Trí thức trẻ/BusinessInsider

Sân bay Tân Sơn Nhất “vỡ trận”: Có phải là sự bất ngờ hay đất nước vô chủ?

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

Sân golf cạn đường băng sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn: internet

Sân golf cạn đường băng sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn: internet

Tình cảnh khốn cùng hiện nay của sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) đã được cảnh báo từ 10 năm trước

Xuất phát từ sự phân bổ diện tích đất đai ở TSN quá bất hợp lý sau năm 1975: ngành Hàng không dân dụng phát triển hai con số thì nhà nước khi đó chỉ cho quản lý, sử dụng 205 ha trong khi hàng không quân sự (QS) ít hoạt động, đội máy bay ngày ít chỉ lèo tèo vài chuyến/ tuần lại có sân bay quân sự Biên Hòa cách đó chỉ hơn 30 km thì lại được giao 545ha (400ha dùng chung).

Trong một sân bay hỗn hợp, sự phân chia chỉ là tương đối bất kỳ hoạt động bay nào cũng không thể giới hạn trong phạm vi riêng mà phải đồng nhất không gian, thời gian… Thế nhưng, bên phía quân sự lại coi phần đất được giao bất hợp lý kia như sở hữu của mình, dẫn đến sử dụng không đúng mục đích, kìm hãm sự phát triển của hàng không dân dụng. Bởi vậy, từ năm 2007 TSN bắt đầu đã thiếu chỗ đỗ máy bay chở khách, hàng không TSN, các hãng HK đã phải thuê diện tích, sân đỗ nhàn rỗi bên quân sự để sử dụng.

Trước tình hình này ngành HKVN đã đề nghị và cuối năm 2007 được thủ tướng chính phủ cho phép quy hoạch sang phía QS 30 ha để làm 30 sân đỗ nhưng không được phía QS “thỏa thuận”. Từ đó TSN ngày càng thiếu sân đỗ trầm trọng không thể tính hết những chuyến bay đến TSN phải bay vòng vèo trên không chờ chỗ đỗ gây uy hiếp an toàn, tốn nhiên liệu, hao mòn thiết bị vô ích và ô nhiễm môi trường. Cũng chưa biết có bao nhiễu hãng HK nước ngoài đã rời bỏ hoặc bỏ ý định đặt điểm quá cảnh ở TSN để chọn địa điểm khác thuận tiện hơn.

Trong khi không có đất làm sân đỗ thì chúng tôi được người ở sân bay TSN thông báo người ta âm thầm hối hả thi công sân golf, nhà cửa la liệt trong sân bay rồi có tin thủ tướng chính phủ cho phép đại gia quân đội dùng 157, 6 ha đất sân bay làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư kinh doanh. Khi các thông tin này “rò rỉ” suốt từ những năm 2013, 2014 dư luận báo chí, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức nhất là dịp quốc hội, hội đồng nhân dân TP HCM họp nhiều đại biểu chất vấn gay gắt tại sao lại có sân golf trong sân bay, tại sao không có đất mở rộng sân bay phục vụ quốc kế, dân sinh lại có đất đất an ninh quốc phòng của nhà nước cho cá nhân sử dụng vào lợi ích riêng…thì chỉ nhận được câu trả lời của chủ đầu tư, thủ tướng chính phủ: “Khi nào nhà nước cần sử dụng đất (157, 6ha)thì chủ đầu tư trả lại mà nhà nước không phải bồi thường”, còn nguyên bộ trưởng giao thông Đinh La Thăng khi bị đại biểu quốc hội chất vấn thì: “đại biểu chất vấn nhầm rồi, sân golf là bên quân sự. . ”. Thời gian làm bộ trưởng GTVT, ông chỉ quan tâm “rùm beng” những việc như giá tô mì tôm ở sân bay, xây nhà chứa xe ở TSN “mang lại lợi ích kếch xù cho chủ đầu tư”… còn những chuyện liên quan đến an ninh, an toàn hàng không, phá hoại kinh tế trong nước như hàng xách tay lậu kìn kìn qua các cửa khẩu sân bay, đặc biệt sự quá tải sân đỗ ở TSN kìm hãm sự phát triển của ngành HKVN thì không được quan tâm đúng mức.

Như vậy là việc quá tải ở TSN đã được báo trước liên tục từ 10 năm qua chứ không phải như ông P. thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói hôm 10/1/2017 tại hội nghị bàn về giải cứu TSN: “Có tình trạng trên là do quy hoạch cảng HK so với kinh tế còn lạc hậu, dự báo không chính xác tăng trưởng nên dẫn đến quá tải”.

Một đất nước vô chủ?

Trong hoạt đông kinh tế, khi đã có thị trường thì việc huy động vốn, tổ chức sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường kiếm lợi ích không thành vấn đề. Có thể khẳng định tất cả các sân bay trên thế giới và VN bao giờ cũng phải xây dựng hạ tầng trước để kích thích, nuôi dưỡng thị trường chịu lỗ nhiều năm. Thế nhưng ở TSN thì ngược lại, dịp tết Đinh Dậu tới đây các hãng HKVN trù liệu thị trường hành khách tăng khoảng hơn 2. 000 chuyến bay và xin nhà chức trách cấp phép bay. Đây là cơ hội “vàng” kinh doanh không chỉ các hãng HK mà cả sân bay, doanh nghiệp không lưu, nhà nước, hành khách có lợi… Thế nhưng các hãng HK chỉ được đáp ứng một nửa yêu cầu lý do duy nhất là sân bay TSN quá tải sân đỗ. Người lương thiện và có chút lòng với đất nước không thể chấp nhận sân bay TSN quá tải loại hạ tầng này. .

Với một sân bay thì suất đầu tư tốn kém nhất là đường băng, nhà ga, các trang thiết bị vận hành nhà ga, không lưu…Những công trình, trang thiết bị này cần vốn đầu tư hàng tỷ USD, vật tư chủ yếu nhập ngoại bằng đô la, Euro do phần lớn VN chưa sản xuất được. Vì vậy những hạ tầng trang, thiết bị này chiếm khoảng hơn 70-90% tài sản của sân bay (không kể đất).

Riêng các sân đỗ máy bay, đường lăn chỉ là những bãi đất được rải lớp bê tông cường độ cao, thoát nước, có các móc néo để cố định máy bay khi đỗ. Như vậy chỉ cần vài chục ha, khoản tiền tương đương vài km làm đường bộ cao tốc và đội xây dựng đường sá thi công là có thể có ngay những bãi đỗ, đường lăn máy bay. Tất nhiên phải thiết kế các sân đỗ hợp lý về khoảng cách, hài hòa với đường lăn để bảo đảm máy bay ra, vào thuận lợi, an toàn.

Thế nhưng chuyện quá tải sân đỗ-công trình rất dễ xây dựng, tốn kém không đáng kể (so với sân bay) ở sân bay lớn nhất VN xẩy ra từ năm 2007, ngành HKVN đã đề nghị với chính phủ giải quyết nhưng phía quân sự không “thỏa thuận” mà những người có trách nhiệm cứ “giương mắt ếch” (lời nhiều CBNV ngành HKVN) để tình cảnh này cứ diễn ra trong mười năm qua đến nay cản trở nghiêm trọng hoạt động của TSN.

Điều đáng nói là hoạt động máy bay quân sự ở TSN rất ít và bất hợp lý. Máy bay quân sự không có tiêu chuẩn môi trường, tiếng ồn, chất thải độc hại gấp chục lần máy bay dân dụng, sân golf mỗi năm thải vào môi trường hàng trăm tấn chất độc lại để trong thành phố đông dân cư… Người HKDD có cảm giác, việc người ta duy trì lèo tèo một số chuyến bay quân sự ở đây mà không đưa về sân bay quân sự Biên Hòa gần đó (cũng rất ít hoạt động) là một “chiến lược giữ đất” TSN mà thôi.

Đất sân bay TSN là của nhà nước, việc 10 năm qua để sân bay quá tải vì không có những bãi trống rải bê tông trong khi có đất làm sân golf, nhà hàng, khách sạn…phục vụ cá nhân phải chăng là một đất nước vô chủ?

Một Châu Á Đang Chờ Donald

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Trần Văn Minh

13-1-201Một khu vực tự quyết định hướng đi của riêng mình, không dựa vào lãnh đạo Washington

Khi Donald J. Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng Giêng, chúng ta sẽ vẫn còn phải phỏng đoán tweet nào của ông báo hiệu ý định thực sự và tweet nào chỉ đơn giản là chiến thuật, san bằng sân chơi trước khi tiến tới thỏa thuận, rõ ràng là phương cách ưa thích của Trump trong kinh doanh.

Dựa trên những bằng chứng cho đến nay, các nhà quan sát chỉ có thể hy vọng rằng Tổng thống đắc cử và tùy tùng của ông ta sẽ thực thi cách tiếp cận chính sách chặt chẽ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Rõ ràng đội ngũ mới ở Washington có ý định thay đổi hành vi của Bắc Kinh. Chắc chắn Trung Quốc đã chú ý tới, đến nỗi đưa tàu sân bay Liêu Ninh mới vào eo biển Đài Loan.

Tổng thống đắc cử đã nói chuyện về việc xây dựng lực lượng Hải quân Mỹ và ông đã gọi điện thoại cho Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Và, cũng trong thời gian đó còn một đám đông tranh nhau để được sự đề cử của đảng Cộng hòa, Trump đã khẳng định rằng Trung Quốc “đang xây dựng một pháo đài, loại mà thế giới có lẽ chưa từng nhìn thấy” ở Biển Đông “bởi vì họ không tôn trọng tổng thống (Obama) của chúng ta”.

Thật kinh ngạc khi vào ngày 11 tháng Giêng mới đây, Rex Tillerson, được Trump chọn vào chức Bộ trưởng Ngoại giao, nói với các nghị sĩ rằng “chúng ta phải gửi Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, trước hết, việc xây dựng đảo phải ngưng lại, và thứ hai, quyền sử dụng đường đi đến các đảo này cũng sẽ không được cho phép.”

Tillerson, Giám đốc điều hành lâu năm của công ty dầu khí khổng lồ Exxon-Mobil, đã không giải thích làm cách nào để thực hiện điều này. Phản ứng tức thời từ Trung Quốc có vẻ thách thức, như thường thấy.

(Gần như đơn độc trong số các công ty dầu khí đa quốc gia, Exxon đã bất chấp sự đe dọa của Trung Quốc sẽ loại trừ họ ra khỏi các công trình trong hoặc ngoài khơi Trung Quốc nếu vẫn cố làm việc với Việt Nam trong vùng ‘Biển Nam của Trung Hoa (tức là Biển Đông’). Conoco-Phillips, Chevron và BP thoái vốn khỏi các dự án khoan dầu ở VN vài năm trước đây, nhưng Exxon, trong sự hợp tác với PetroVietnam, tiếp tục thăm dò những lô dầu khí ngoài khơi bờ biển miền trung của Việt Nam.)

Các nhà quan sát Mỹ ở Trung Quốc có thể hy vọng rằng, lời hứa của Trump sẽ cứng rắn với Trung Quốc trên vấn đề thương mại chỉ cùng lắm là lời hô hào trong chiến dịch tranh cử. Thật vậy, nếu phản bác Trung Quốc là ý định thực sự của tổng thống mới, họ chắc phải thắc mắc tại sao ông cũng cam kết sẽ “rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương”, một “hiệp ước thương mại của thế kỷ 21”  loại trừ Trung Quốc, được cho là nước thiên về chủ nghĩa trọng thương mại.

Chúng ta biết rằng Donald Trump không kiêng nể những tiền lệ. Đặc biệt, ông ta sẽ phá rào trong chính sách ngoại giao thương mại. Trong sự cam kết nghiêm túc sẽ trừng phạt Trung Quốc do “ăn cắp công ăn việc làm của Mỹ”, chúng ta hy vọng tổng thống mới sẽ hành xử cứng rắn. Điểm số năm trong kế hoạch cải cách chính sách thương mại bảy điểm của Trump là sử dụng thuế quan và các biện pháp trừng phạt để buộc Trung Quốc phải để cho đồng nhân dân tệ tăng lên theo giá thị trường. Điểm số sáu tố cáo Trung Quốc trợ cấp cho các công ty nhà nước khổng lồ của họ tại Tổ chức Thương mại Thế giới.

Có thể nào một kết quả tốt đến từ tất cả các điều này? Phải chăng sự chú trọng ngây thơ của tân tổng thống về cán cân thương mại song phương bất quân bình với Trung Quốc chính là bằng chứng rằng ông ta không hiểu kinh tế thế giới hoạt động trong thế kỷ 21 như thế nào? Hay phải chăng sự chú trọng ngây thơ đó chứng tỏ nhận thức của ông rằng nhiều, nếu không phải là đa số, người Mỹ xem “Trung Quốc” như một biểu tượng cho một nền kinh tế toàn cầu hóa không ngừng nghỉ? Phải chăng Trump thắng cử vì ông giỏi hơn so với tất cả các đối thủ, hiểu rằng mặc dù những người ủng hộ ông có thể có khái niệm mơ hồ về ‘toàn cầu hóa,’ nhưng họ khá chắc chắn rằng sự toàn cầu hóa ấy đang hủy hoại cuộc sống của họ?

Tôi đã lập luận trong một bài báo đăng trên Asia Sentinel trước đây rằng một khi đảm nhận trọng trách lèo lái con thuyền quốc gia, ông Trump có thể, và không ngượng ngùng, sẽ đạo diễn một cuộc tái thương lượng mang tính thẩm mỹ về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. “Sửa đổi” TPP, là sản phẩm của 6 năm đàm phán khó khăn, sẽ đỡ gây tranh cãi hơn, thay thế với một loạt ít nhiều các hiệp định thương mại tự do song phương. Thủ tướng Abe của Nhật Bản sẵn sàng giúp đỡ. Thành viên nào trong số 11 nước “dám nói xấu nhà vua” nếu ông ta đi vào con đường cứu vớt hiệp ước mang tính cột mốc?

Một chiến lược táo bạo hơn cho đội ngũ của Trump có thể là thương lượng được một thoả thuận to lớn với Trung Quốc về quỹ đạo chính trị-kinh tế của Châu Á. Đây là một vấn đề mà họ nên tìm kiếm. Bằng cách lấy lại một số lời lăng mạ vô cớ Bắc Kinh của chính quyền Obama, rất có thể là Tổng thống Trump và đội ngũ có thể thiết lập lại mối quan hệ Washington-Bắc Kinh theo chiều hướng tích cực.

Giống như tất cả những người tiền nhiệm sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, chính quyền Obama muốn lãnh đạo, không phải tham gia vào một cuộc diễu hành. Quốc gia đã thiết kế cấu trúc toàn cầu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã tỏ ra ít quan tâm đến các sáng kiến đa phương của những nước khác. Không kém gì những người tiền nhiệm, các nhà đàm phán của Tổng thống Barack Obama vẫn thiên về hội chứng “không được làm ở đây”. Sự xấu xa này có ảnh hưởng đến lập trường của họ vào ba sáng kiến hiện nay. Hai là của Trung Quốc và thứ ba bắt nguồn với nhóm 10 quốc gia ASEAN.

OBOR – Một vành đai, Một con đường – là kế hoạch 4 nghìn tỷ Mỹ kim của Trung Quốc để cải thiện đường biển và đất liền giữa Đông Á và Châu Âu và tất cả những địa điểm liên quan. AIIB là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á – một sự bổ sung ‘sản xuất ở Bắc Kinh’ cho hàng loạt các các tổ chức đa phương từng cứu xét và tài trợ cho những dự án phát triển kinh tế. RCEP, Hiệp ước Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, là chương trình cắt giảm thuế thông thường mà ASEAN đã đề cập tới vào cuối năm 2012. Gần đây, hiệp ước này nổi lên như hiệp định thương mại đa quốc gia, gồm Trung Quốc. Khi Trump và sau đó là đối thủ đảng Dân chủ của ông, Hillary Clinton, càng muốn quăng TPP vào thùng rác, RCEP càng trở nên giống như một nơi trú ẩn an toàn cho các nhà thương mại tự do khu vực.

Mười sáu nước – 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Ấn Độ – đã đàm phán RCEP từ năm 2012. Hiệp ước bắt đầu như một đề xuất để mang lại trật tự cho một mớ hỗn độn các hiệp định thương mại tự do song phương chồng chéo, nhưng dần phát triển trở nên có tầm vóc và tham vọng. Từ đầu đến cuối, Mỹ đã hạ mình về bữa tiệc mà họ không được mời. Các viên chức về chính sách thương mại của Tổng thống Obama cho rằng, kế hoạch RCEP “không thực sự là một thỏa  thuận thương mại”, vì hạn chót được đưa ra về vấn đề tuân thủ là bất định. Họ còn cho rằng RCEP không ngăn cản sự thiên vị phía chính quyền đối với các doanh nghiệp nhà nước, cũng chẳng đáp ứng tiêu chuẩn của thế kỷ 21 về quyền lao động và việc bảo vệ môi trường. Có lẽ thế, nhưng nếu TPP chết, RCEP trở thành trò chơi duy nhất còn lại trong khu vực.

Nếu chính quyền Trump thể hiện sự quan tâm thân thiện trong việc đàm phán RCEP, họ có thể tiếp sức cho những nỗ lực của một số đối tác đàm phán RCEP nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn cao hơn về sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tiến trình giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả. Họ có thể trợ giúp cho những nỗ lực để hình thành các quy định chung về vấn đề xuất xứ, sẽ giúp việc hợp nhất những chuỗi cung ứng (supply chains) xuyên biển giới của các thành viên.

Phải rồi! – Tổng thống Trump không thích các hiệp định thương mại đa phương. Phải chăng sẽ giúp thức tỉnh ông ấy nếu RCEP được hiểu như là một viên gạch nền tảng trong một nỗ lực lớn hơn nhiều, sự hợp nhất kinh tế của Âu Á?

OBOR và AIIB nhắm xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, chuyển tải điện lực và thông tin liên lạc của cả vùng Âu Á. Trên nguyên tắc, có gì không thích về ý tưởng này? Trung Quốc có nhiều doanh nghiệp nhà nước có kỹ năng cao trong việc xây dựng đường cao tốc, đường sắt cao tốc, đường ống, bến cảng, trạm điện lực và đường dây cáp quang. Các công ty Mỹ có cùng nhiều kỹ năng tương tự, cũng như những kỹ năng khác. Một số doanh nghiệp xây dựng thuộc các nước thứ ba cũng vậy. Phải chăng cùng làm việc với nhau để kết nối các dấu chấm xuyên Âu Á có thể là một thắng lợi cho tất cả các bên liên quan?

Mặc dù vậy, các viên chức chính quyền Obama vẫn gạt bỏ những đề án của Trung Quốc về “Con đường tơ lụa mới” (OBOR) và Ngân hàng Cơ sở Hạ tầng Á Châu của họ. Theo họ, Trung Quốc không thực sự có đủ năng lực để dẫn đầu các đề án như vậy, ngụ ý với ngôn ngữ cử chỉ rằng Bắc Kinh vẫn không đủ nhân ái, không có tư tưởng đủ rộng rãi, và không đủ nhạy cảm về văn hóa. Lập luận của Mỹ lần này rơi vào khoảng không. Những người bạn và đồng minh của Mỹ đã không xếp hàng theo sau; ngược lại, tất cả, ngoại trừ Nhật Bản, đã vội vã tham gia vào AIIB.

Đúng vậy, kinh tế Trung Quốc đang gặp rắc rối do thặng dư lớn trong các ngành công nghiệp trọng yếu như thép và xi măng. Trung Quốc có một kho dự trữ khổng lồ về ngoại tệ. Bắc Kinh thiết kế AIIB và OBOR để tạo ra lối thoát cho cả hai vấn đề. Họ xem các sáng kiến này như chìa khóa để mở nguồn cung ứng tài nguyên thiên nhiên (chính là dầu khí) mà kinh tế phải có để tiếp tục phát triển. Và, tất nhiên, Trung Quốc muốn chứng tỏ khả năng của mình, xây dựng tầm vóc và mở rộng ảnh hưởng. Kẻ ham muốn quyền lực nào không muốn vậy?

Gal Luft viết trên tờ Foreign Policy tuần này rằng “sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng của thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, là đáng báo động. Đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, một phần ba nhân loại vẫn còn thiếu điện thường trực và vệ sinh cơ bản; hơn một tỉ người không có dịch vụ điện thoại đáng tin cậy”. Nói cách khác, còn rất nhiều việc để nhiều nước làm.

Vậy thì tại sao chính quyền Trump không nghĩ tới ý tưởng hỗ trợ chương trình OBOR của Trung Quốc và tham gia AIIB? Hội nhập các nền kinh tế của Âu Á và đưa họ vào thế kỷ 21 không cần phải là trò chơi kẻ được người mất và Hoa Kỳ không cần phải là người đứng đầu đội bóng. Thực hiện đúng, OBOR có thể triệt để cải thiện phúc lợi của rất nhiều người trong khu vực trung tâm rộng lớn của đại lục. Đây là một công việc khổng lồ, quá lớn cho một mình Trung Quốc, có hoặc không có sự giúp đỡ từ bàn tay vô hình của thị trường. Thách thức trước mắt là để Bắc Kinh, với sự giúp đỡ của Washington và Moscow, xây dựng một cái lều lớn – đủ lớn để phục vụ cho các tham vọng kinh tế của tất cả, bao gồm công ty của Ấn Độ và Nhật Bản, Australia và Âu Châu nữa.

Từ quan điểm chiến lược, kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc rõ ràng là mối quan tâm lớn của Nga và Ấn Độ. Tầm nhìn OBOR cũng có vấn đề từ khía cạnh phát triển, trừ phi Bắc Kinh cải tiến trò chơi của họ. Các công ty nhà nước của họ dường như điếc trong sự tôn trọng văn hóa địa phương, quyền lao động và bảo vệ môi trường. Trong rất nhiều dự án kinh doanh ở nước ngoài, họ hối lộ nhiều, kêu giá thầu thấp và làm việc kém chất lượng.

Có thể hình dung, Trung Quốc sẽ học từ từ, và dần trở nên bức tường thành của hiệp hội toàn cầu. Mọi nước khác, và đặc biệt là Mỹ, có lý do để hỗ trợ sự tiến hóa như vậy.

Cũng không phải là quá xa vời. Cách đây không lâu, công nhân ngành xe hơi của Mỹ đã sử dụng búa tạ đối với Toyota. Khi đó, các nhà đàm phán thương mại Mỹ lên lớp với đối tác Nhật Bản, một mặt, về sự ngoan cố của Nhật trong chuyện chú tâm vào xuất khẩu các sản phẩm được cho là có chất lượng cao, và, mặt khác, ngăn chặn hàng hóa nước ngoài nhập vào.

Giống như những hô hào của GS Peter Navarro, cố vấn của Trump, gần đây về Trung Quốc, diều hâu thương mại thời đó đã cảnh báo Tổng thống (Reagan, và sau đó là Bush cha) rằng Nhật Bản đang giành phần ăn trưa của Mỹ. Đang ở trên cao của “kinh tế bong bóng”, Tokyo không có tâm trạng để lắng nghe lời khuyên nhủ của người Mỹ về cải cách cơ cấu, cho đến khi, vào năm 1992, bong bóng nổ tung.

Cần phải mất một phần tư thế kỷ với nhiều nỗ lực để hồi sinh và tái cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản. Trớ trêu thay, bây giờ chính Tokyo là nước sẵn sàng nhất để hợp tác với Mỹ nếu Washington lôi kéo Bắc Kinh vào cuộc đối thoại về mục đích và tiêu chuẩn phát triển. Có lẽ cả những người của Trump và đối tác Nhật Bản có thể bắt đầu bằng việc thừa nhận rằng Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á Châu dạo nầy có khuynh hướng giảng thuyết nhiều hơn cho vay tiền xây dựng.

Nếu Tổng thống Trump quan tâm đến ảnh hưởng cách làm việc của Trung Quốc, Washington phải đặt lên bàn một số năng lực sáng tạo, triển khai theo cách thức khuyến khích sự tưởng tượng của Trung Quốc và làm giảm bớt sự nghi ngờ về động cơ của Mỹ. Bắc Kinh có thể phản ứng bằng cách nhìn nhận rằng viễn tượng hội nhập Á-Âu là quá rộng lớn và quá táo bạo, đúng vậy, họ thực sự cần đối tác nước ngoài và kỹ năng của họ góp phần vào kế hoạch. Sau đó, bầu trời là giới hạn.

Sẽ không dễ dàng để có được sự “đồng ý” trong cuộc đối thoại với Bắc Kinh về các vấn đề sẽ xác định phần còn lại của thế kỷ. Tuy nhiên, việc ông Trump nhậm chức Tổng Thống làm cho điều này có khả năng xảy ra. Mục tiêu của các nhà đàm phán của Mỹ nên có tính cách thực dụng và hợp tác trong tinh thần xây dựng, được hình thành bởi những quy tắc tạo nên một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nước tham gia vào sáng kiến OBOR.

Đó là một kết cuộc khả dĩ vì Trump và những người cố vấn cho ông về Châu Á đã xé rách kịch bản cũ. Hầu như bất cứ điều gì cũng có thể trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Trump. Được dẫn đầu bởi Đại diện Thương mại Mỹ Bob Lighthizer, người với vai trò phó đại diện đàm phán thương mại Mỹ trước đây 25 năm đã dàn dựng một cấu trúc đối thoại tương tự với đối tác Nhật Bản, đội ngũ mới sẽ cố gắng làm cho hình tròn thành vuông trở lại. Họ sẽ nhắm bảo vệ lợi ích của Mỹ trong vùng Âu, Á ngày càng hợp nhất và năng động khuyếch trương, trong khi vẫn giữ cam kết của tổng thống mới trong việc cứng rắn với Trung Quốc.

Có lẽ Washington có thể thực hiện được điều này, nếu Bắc Kinh thấy kết quả – đối tác kinh tế tôn trọng lẫn nhau – thật hấp dẫn đến nỗi việc bán phá giá các sản phẩm dư thừa, thống trị các tuyến đường biển hay bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn trở thành một sự chuyển hướng tương đối nhàm chán, đối với Bắc Kinh.

David Brown, cựu viên chức ngoại giao, viết thường xuyên về Việt Nam và những chủ đề khác cho báo điện tử Asia Sentinel.

Tillerson có sẵn sàng đi tới chiến tranh về biển Đông?

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Song Phan

Former ExxonMobil executive Rex Tillerson testifies during his confirmation hearing for Secretary of State before the Senate Foreign Relations Committee on Capitol Hill in Washington, DC, January 11, 2017. President-elect Donald Trump's nominee to be secretary of state, Rex Tillerson, acknowledged Wednesday that Russia poses an international danger and that its recent actions had "disregarded" US interests, as he faced a Senate grilling. / AFP / SAUL LOEB        (Photo credit should read SAUL LOEB/AFP/Getty Images)

Ông chủ Exxon đã cho thấy trước rằng ông có thể đẩy Bắc Kinh tới giới hạn –nhưng với tư cách Ngoại trưởng, phần may rủi sẽ cao hơn nhiều.

Rex Tillerson, cựu giám đốc Exxon, đã không có được chỗ nào mà ông đối xử tốt với Trung Quốc (TQ). Khi Bắc Kinh đã cố ép buộc công ty của ông phải từ bỏ một dự án tìm kiếm thăm dò ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam vào năm 2008, ExxonMobil đã giơ ngón tay [giữa] chế nhạo họ. BP, Chevron, ConocoPhillips, và một số công ty khác chịu thua trước áp lực của TQ. ExxonMobil vẫn còn ở đó, khoan theo giấy phép của Việt Nam trên vùng biển mà TQ cũng tuyên bố chủ quyền.

Liệu Tillerson sẽ làm như vậy, đại diện cho Hoa Kỳ? Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao – chỉ định – dường như đã sẵn sàng giơ ngón tay lần nữa với TQ. Ông kêu gọi chính phủ Trump sắp đến không cho TQ tiếp cận 7 căn cứ đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở phần phía nam của biển Đông.

Trả lời câu hỏi về việc liệu ông sẽ ủng hộ một tư thế quyết liệt hơn ở biển Đông, ông đã nói trong buổi điều trần chuẩn nhận của Thượng viện, “Chúng ta sẽ phải gửi cho TQ một tín hiệu rõ ràng rằng, thứ nhất, việc xây dựng đảo phải ngừng lại và, thứ hai, việc tiếp cận tới các đảo này cũng sẽ không được cho phép”. Cộng đồng quan sát  chính sách châu Á trố mắt kinh ngạc.

Các tác động rất rõ ràng. Cách duy nhất mà Hoa Kỳ có thể chặn việc TQ tiếp cận các căn cứ đảo hiện có của họ là triển khai tàu chiến và đe dọa sử dụng vũ lực. Liệu Tillerson thực sự sẵn sằng chấp nhận nguy cơ xung đột thẳng thừng giữa hai siêu cường về số phận của 7 rạn đá này không?

Hầu hết các nhà quan sát đang cho rằng ông lỡ lời. Việc trao đổi xảy ra sau phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại khoảng 5 giờ . Một phút trước đó, Tillerson đã nói $5 nghìn tỷ hàng hoá đi qua biển Đông mỗi ngày – ông muốn nói là $5 nghìn tỷ một năm. Tất cả chúng ta đều mắc lỗi lầm. Nhưng nếu điều ông đã nói quả là điều ông muốn nói?

Từ các hình ảnh vệ tinh do Asia Maritime Transparency Initiative của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế công bố, chúng ta biết rằng TQ đã ngưng xây dựng đảo tại quần đảo Trường Sa – tranh chấp toàn bộ hoặc một phần giữa TQ (cả hai nước Trung Hoa), Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei. Các căn cứ vẫn đang được hoàn tất, nhưng việc đấp đất hình thành mặt đảo đã xong. Tuy nhiên, vẫn có một nghi ngờ mạnh mẽ rằng ý định cuối cùng của TQ là xây dựng một căn cứ khổng lồ trên bãi cạn Scarborough, phía đông bắc của quần đảo Trường Sa. Rạn san hô này dưới sự kiểm soát vững chắc của Philippines cho đến khi Hoa Kỳ đóng cửa căn cứ của mình ở nước này vào những năm đầu thập niên 1990. Kể từ tháng 4 năm 2012, tàu của TQ đã phụ trách. Thượng nghị sĩ John McCain tin rằng TQ “có ý định chiếm đoạt và bồi đắp bãi cạn Scarborough như vị trí quân sự thứ ba trong tam giác ảnh hưởng ở biển Đông”. Kết hợp với các căn cứ của TQ hiện có trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, một tam giác như vậy sẽ làm cho việc TQ kiểm soát con đường thủy chiến lược này dễ hơn đáng kể.

Các báo cáo và tin đồn từ Washington cho rằng vào đầu năm 2016, Hoa Kỳ đã nói rõ cho TQ rằng họ đã sẵn sàng để ngăn chặn bằng vũ lực, bất kỳ nỗ lực xây dựng đảo nào trên bãi cạn này. Hoa Kỳ đã triển khai tàu và máy bay đến biển Đông và các căn cứ ở Philippines để hậu thuẫn cho lời dọa đó. Như vậy, Tillerson có thể chỉ đơn giản nói rằng ông muốn chiến lược này sẽ tiếp tục – ngăn bất kỳ việc xây dựng đảo nào ở bãi cạn Scarborough qua việc không cho các tàu xây dựng tiếp cận nó.

Nhưng có lẽ ông quả muốn nói là Hoa Kỳ nên không cho tiếp cận 7 đảo nhân tạo hiện có. James Kraska, giáo sư về luật quốc tế tại trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, đã điều trần trước Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện rằng, làm như vậy là hoàn toàn hợp pháp. Trong phát biểu, ông nói Hoa Kỳ “có thể và cần thách thức quyền của TQ truy cập vào các đảo nhân tạo của họ như là một biện pháp đối phó hợp pháp trong luật pháp quốc tế, để buộc TQ tuân thủ các nghĩa vụ của họ trong Công ước Luật biển và luật tập tục quốc tế”. Kraska nói, đây là cơ sở của chính sách về các đại dương năm 1983 của Tổng thống Ronald Reagan.

Nói cách khác, Washington có thể làm cho việc tiếp cận của TQ đối với các căn cứ đó tùy thuộc vào điều kiện Bắc Kinh đồng ý tuân thủ các phán quyết được Tòa Trọng tài quốc tế đưa ra hồi tháng 6 năm 2016. Thật ra, TQ sẽ phải chấp nhận rằng, họ không có quyền điều tiết việc đi lại hoặc kiểm soát các tài nguyên khoáng sản ngoài khu vực cho phép theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Chẳng hạn, TQ sẽ phải đồng ý để cho Philippines khoan khí đốt ở  bãi Cỏ Rong (Reed Bank), cách căn cứ khổng lồ của TQ ở đá Vành Khăn (Mischief Reef) khoảng 60 hải lý; kiềm chế đội tàu đánh cá TQ gây ra các xung đột gần quần đảo Natuna của Indonesia; và, trên hết, từ bỏ mọi nỗ lực ngăn chặn tàu hải quân Mỹ đi ngang qua, tập luyện, hoặc thu thập thông tin tình báo ở biển Đông.

Chiến lược phong tỏa này sẽ ăn khớp với những gợi ý khác mà chúng tôi đã nghe từ phe Trump về chiến lược đối với TQ trong tương lai. Hồi tháng 11, hai cố vấn  của Trump, Alexander Gray và Peter Navarro, vạch ra một chiến lược “hòa bình thông qua sức mạnh” trên tạp chí Foreign Policy. James Woolsey, người lúc đó mô tả mình như một cố vấn cao cấp cho Donald Trump, đề nghị một “cuộc mặc cả lớn, trong đó Mỹ chấp nhận cấu trúc chính trị và xã hội của TQ và cam kết không phá vỡ nó theo bất kỳ cách nào để đổi lấy cam kết của TQ không thách thức nguyên trạng (status quo) ở châu Á”. Về mặt logic, tôn trọng nguyên trạng có lẽ sẽ đòi hỏi một cam kết không chiếm thêm rạn đá mới nào hoặc triển khai lực lượng quân sự mới đến các căn cứ hiện có.

Trong một thời gian nào đó, những đảng viên Cộng hòa cao cấp như McCain và Dan Sullivan đã thúc giục Hoa Kỳ phải giành thế chủ động ở biển Đông hơn là chỉ đơn thuần phản ứng lại các hành động của TQ. Cũng có thể là Tillerson được báo về sự xuất hiện của một chiến lược như vậy. Thay vì chờ đợi một sự khiêu khích, chúng ta có thể thấy một nỗ lực để đẩy lùi các bước dấn tới gần đây của TQ và áp lực Bắc Kinh phải chấp nhận rằng những quy tắc UNCLOS áp dụng cho mọi nơi ở biển Đông.

TQ và hầu hết các nước khác sẽ không nhìn điều này theo cách đó (trừ khi Washington giải thích những gì đang xảy ra một cách cực kỳ cẩn thận). Có rất nhiều rủi ro để xem xét. TQ có thể buộc Washington phải ngữa bài và kích động một cuộc đối đầu. Tàu có thể bị chìm, nhiều mạng sống bị mất, và cuộc khủng hoảng sẽ lan sang thương mại và mọi lĩnh vực khác của chính sách quốc tế. Một nhà theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở biển Đông, giáo sư Julian Ku của Trường Luật Đại học Hofstra, lưu ý rằng dù điều đó có thể là hợp pháp, chiến lược này “sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh”.

Một rủi ro khác là Hoa Kỳ có thể bị mất sự ủng hộ của các đồng minh, đối tác và bạn bè ở Đông Nam Á và bên ngoài. Không ai muốn xung đột – họ cần Hoa Kỳ và TQ thân thiện với nhau để họ có thể phát triển trong hòa bình. Mặc dù hầu hết đều tìm kiếm một sự hiện diện mạnh mẽ của Hoa Kỳ để đối phó với những bước tiến của TQ, họ không muốn bị buộc phải chọn phe. Hoa Kỳ sẽ có nguy cơ bị thấy là đạo đức giả: từ lâu đã cổ vũ cho mục tiêu tự do hàng hải trong khu vực, họ lại cố ý hạn chế nó [ở các đảo nhân tạo], dù có những quan tâm lớn hơn về tự do hàng hải.

Cuối cùng, luôn có nguy cơ rằng, với nguồn lực hải quân dàn trải mỏng ra trên khắp thế giới và chính phủ các nước trong khu vực không muốn cấp quyền ra vào các cảng và căn cứ hậu cần vì các lý do chính trị, Hoa Kỳ có thể sẽ thấy khó để thực thi chính sách trước lực lượng Hải quân trọn vẹn của quân đội TQ (PLAN). Một khi đã tuyên bố thì bất cứ việc để đi qua lọt phong tỏa nào sẽ là thảm họa đối với danh tiếng của một siêu cường. Tư lệnh Lực lượng Hải quân Mỹ mới đây cho rằng PLAN “không thể tìm cách chui ra khỏi một túi giấy ướt”. Tuy nhiên, các nhà phân tích khác, như Lyle Goldstein của Viện Nghiên cứu Hàng hải TQ, đã cảnh báo về khả năng gia tăng tên lửa chống tàu bè của TQ trong thời gian nào đó. Nếu cả hai phía của một cuộc đối đầu tiềm năng đều tin rằng họ có thể thắng thì khả năng xung đột gia tăng một cách nguy hiểm.

Cho đến nay các phản ứng chính thức của TQ với ý kiến của Tillerson là nhẹ một cách đáng lưu ý. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra một điểm đồng ý “với ông Tillerson tại điểm mà ông nhận ra những bất đồng, nhưng lợi ích và nhất trí cũng hoà quyện với nhau”. Hiện giờ Bắc Kinh dường như giữ vị thế “chờ xem” đối với chính phủ Trump. Họ để cho tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) cảnh báo: “Nếu Washington có kế hoạch tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở biển Đông, bất kỳ hình thức nào nhằm ngăn chặn TQ tiếp cận đối với các đảo, sẽ là ngu ngốc.”

Năm 2008, các quan chức TQ đã đe dọa ExxonMobil sẽ chịu những hậu quả đau đớn nếu theo đuổi các dự án của họ với Việt Nam. (Tôi có nêu chuyện này trong chương 5, cuốn sách của tôi năm 2014). Nhưng công ty này đã mạnh tay, nhất là việc xuất khẩu khí đốt từ khu vực Sakhalin của Nga mà TQ đã rất muốn truy cập. Tillerson đã giữ vững thần kinh, buộc TQ phải ngữa bài, và đã thắng. Liệu ông sẽ làm điều đó một lần nữa không?