Bạn có biết một bộ phận trên cơ thể chúng ta hầu như không bao giờ bị ung thư?

Bạn hẳn đã từng nghe ung thư phổi, ung thư vú, ung thư da… nhưng còn ung thư tim thì sao?

Trong cuộc sống chúng ta đã nghe đến rất nhiều loại ung thư, một số những bệnh ung thư phổ biến nhất bao gồm ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp, ung thư tế bào hắc tố, ung thư tuyến tụy. Nhưng kì lạ là, có một bộ phận quan trọng lại không hề có trong danh sách trên, đó chính là… trái tim.

Hẳn là bạn chưa bao giờ nghe thấy tên bệnh ung thư tim phải không? Thậm chí, căn bệnh đó có tồn tại hay không?

Ung thư là căn bệnh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ cơ chế hình thành.

Bệnh ung thư tim có tồn tại, nhưng lại vô cùng hiếm. Lý do cho điều này chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.

Tại sao ta không bao giờ nghe thấy căn bệnh ung thư tim?

Ung thư có thể được tạo ra do tác động của các gốc tự do – là sản phẩm có hại của quá trình hô hấp tế bào mà thúc đẩy sự đột biến của các tế bào khỏe mạnh, khiến chúng thay đổi chức năng hoặc phát triển vượt quá kiểm soát dẫn đến ung thư. Khi đó, một số lượng lớn mô được hình thành, tạo thành khối u.

Tế bào ung thư thực chất là các tế bào dị thường sinh trưởng vượt quá kiểm soát.

Tại sao chúng ta chưa từng nghe đến “ung thư tim”?

Trái tim là một trong số những cơ quan luôn luôn phải hoạt động với cường độ cao, ngay từ lúc ta sinh ra cho đến lúc chúng ta qua đời. Tim hầu như không bao giờ được nghỉ ngơi, nó phải liên tục co bóp, bơm máu đi khắp các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch để đảm bảo tất cả các cơ quan và cơ bắp đều hoạt động bình thường.

Với nhiệm vụ như vậy, trái tim không có thời gian để liên tục đào thải các tế bào cũ để thay thế bằng tế bào mới. Chính vì vậy, các tế bào tim thường tồn tại rất lâu trừ phi có tổn thương đến những mô mà cần phải thay thế. Như đã nói ở trên, ung thư thường phát triển và lan rộng qua việc nhân đôi và phân chia tế bào, nên đối với một cơ quan mà không hay thay thế tế bào thường xuyên, ung thư sẽ rất khó hình thành.

Thực tế là, tế bào ung thư có thể hình thành ở bất cứ đâu.

Bên cạnh đó, nhiều bộ phận khác như da, dạ dày, màng trong ruột kết, ngực… thì lại ngược lại, liên tục thay mới tế bào. Những loại ung thư ở các bộ phận này thì phổ biến hơn rất nhiều. Hơn nữa, chúng cũng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất gây ung thư, ví dụ như bức xạ mặt trời hay các chất độc hại ta hít vào hoặc ăn vào.

Trong khi đó, trái tim thì hầu như không bị tiếp xúc với những chất gây ung thư như vậy, khiến cho việc hình thành ung thư tim và điều rất khó xảy ra.

Hiếm không có nghĩa là không có

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 1,000,000 người sẽ có khoảng 34 người bị mắc một loại ung thư tim nào đó, thường rơi vào một trong hai nhóm: ung thư nguyên phát và ung thư thứ phát.

Con đường dễ phát triển ung thư tim là qua ung thứ thứ phát, tức là khi khối u lan ra từ các bộ phận khác của cơ thể sang trái tim hoặc sang lớp màng tim. Đó chính là ung thư di căn, xảy ra khi khối u lan sang các vị trí khác hoặc bộ phận khác của cơ thể từ vị trí khởi điểm ban đầu.

Ở nhiều trường hợp, ung thư phổi có thể di căn sang trái tim do nằm ngay sát, nhưng ung thư cũng có thể di căn qua đường máu. Các loại ung thư di căn từ thận, phổi và ung thư vú, cũng như ung thư tế bào lympho, ung thư tế bào hắc tố (melanoma), và ung thư tế bào bạch cầu, là những loại có thể gây ảnh hưởng đến tim. Mặc dù ung thư tim cực khì hiếm khi xảy ra, cơ hội sống sót sau năm đầu tiên là 50%, vì thế căn bệnh đặc biệt này tuyệt đối không thể coi thường.

(Nguồn: Science ABC

Ông Trump sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ như thế nào?

Khung cảnh lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ tại Đồi Capitol.

Một tuần nữa, nước Mỹ sẽ chính thức có Tổng thống mới. Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ là sự kiện quan trọng, nhưng sẽ diễn ra thế nào với ông Trump? 

Ngày 10/1, ABC News dẫn lời Tổng thống Obama cho biết Tổng thống đắc cử Donald Trump muốn buổi lễ tập trung “vào khung cảnh, vào con người” thay vì vào chính ông. Donald Trump không muốn có nhiều người nổi tiếng vây quanh ông, không muốn một buổi lễ ồn ào, mà muốn những “nhịp điệu nên thơ”.

Dù vậy, trong các phần nghi lễ chính thức, ông Trump sẽ thực hiện theo truyền thống. Theo báo Telegraph, dưới đây là các nghi lễ chính:

Trước ngày nhậm chức

Ngày 19/1, Tổng thống đắc cử Donald Trump và cấp phó Mike Pence sẽ đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm quốc gia Arlington. Sau đó một buổi hòa nhạc có chủ đề “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” sẽ diễn ra ở Nhà tưởng niệm Lincoln.

Lễ tuyên thệ

Vào lúc 11h30 trưa ngày 20/1 (giờ Mỹ), Donald Trump sẽ đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 45. Tòa án Tối cao Mỹ sẽ chủ trì lễ tuyên thệ trước Đồi Capitol (tòa nhà Quốc hội).

Dự kiến lời tuyên thệ sẽ là:

“Tôi, Donald Trump, long trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ trung thành thực thi công việc Tổng thống, và sẽ làm mọi việc trong khả năng tốt nhất của mình để gìn giữ, bảo vệ Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Xin Chúa giúp đỡ!”.

Ông Trump nhiều khả năng sẽ tuyên thệ trên kinh thánh. Trước đó, Phó tổng thống đắc cử Mike Pence, cũng sẽ đọc lời tuyên thệ.

1

Trước giờ tuyên thệ một tiếng sẽ có biểu diễn âm nhạc chào mừng.

Diễn văn nhậm chức

Sau khi tuyên thệ, ông Trump sẽ đọc diễn văn nhậm chức. Cách đây 8 năm, diễn văn nhậm chức của ông Obama kéo dài 20 phút.

2

Tiễn biệt ông Obama và gia đình

Sau khi tham dự lễ nhậm chức, tổng thống mãn nhiệm thường rời đi nhanh gọn, có thể bằng trực thăng hoặc ô tô. Ông Obama và gia đình sẽ quay về thành phố Chicago.

Tiệc trưa và Diễu hành

Sau đó, ông Trump sẽ tham dự bữa trưa của Nghị viện và chứng kiến lễ diễu hành. Đoàn diễu hành sẽ đi theo Đại lộ Pennsylvania, từ Đồi Capitol (Quốc hội) đến Nhà Trắng (Chính phủ).

Ông Trump dự kiến cắt ngắn thời gian diễu hành bằng một nửa so với lễ nhậm chức của ông Obama.

Lễ cầu nguyện vào ngày hôm sau

Ngày 21/1, Nhà thờ Washington sẽ tổ chức lễ cầu nguyện cho Tổng thống mới. Đây là truyền thống có từ năm 1933.

Một số thông tin khác

Thành phần tham dự

Danh sách 1.600 vị khách quan trọng sẽ bao gồm Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama, Chủ tịch hạ viện, các cựu tổng thống, các phái đoàn ngoại giao, các thành viên nội các và những người được bổ nhiệm, các nghị sĩ, các thống đốc và tổng tham mưu trưởng quân đội.

Cựu Tổng thống Jimmy Carter, cựu Tổng thống George W. Bush và cựu Tổng thống Bill Clinton dự kiến tham dự lễ nhậm chức của ông Trump. Bà Hillary Clinton cũng tham dự kiện.

Bàn giao tại Nhà Trắng

Tổng thống Obama cho biết đã ông mời Donald Trump và phu nhân uống trà, cà phê tại Nhà Trắng vào buổi sáng 20/1. Sau đó hai ông sẽ cùng nhau đến đồi Capitol để tham dự lễ nhậm chức.

Trong ngày 20/1, khi lễ nhậm chức đang diễn ra thì bộ máy nhân sự của ông Obama sẽ thu dọn để rời khỏi văn phòng.

Dương Minh

CHỈ CÓ VIỆT NAM LÀ CÓ KHẢ NĂNG CHẶN ĐỨNG TRUNG QUỐC THÔN TÍNH ĐÔNG NAM Á

Doan Quang Minh

Hình ảnh: những người gốc Hoa đã hoặc đang đứng đầu các chính phủ ở Đông Nam Á.
Chỉ có Việt Nam đủ tầm nhìn và thái độ cương quyết cũng như tiền lực để dẹp “nạn kiều”. Nhờ vậy, Việt Nam không chịu nhiều ảnh hưởng và thao túng từ phía Trung Quốc. Cùng với vị trí địa lý nằm ở “Yết hầu”, Việt Nam đã và đang là “tấm lá chắn” cho toàn bộ khu vực ĐNA trước mưu đồ bành trướng xuống phía Nam của cường quốc đông dân nhất thế giới này. Không nhiều người để ý và biết được tầm ảnh hưởng của người Hoa đối với các nước trong khu vực. Xin giới thiệu với các bạn các thông tin về người Hoa ở ĐNA để có thể hiểu rõ hơn vai trò của Việt Nam và vì sao, các cường quốc, nhất là Hoa Kỳ tìm mọi cách để ve vãn Việt Nam trong chiến lược kiềm tỏa Trung Quốc.
Do người Hoa chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á và nắm trong tay huyết mạch kinh tế của một số nước, nên họ quả là một thế lực đáng gờm.
Người Hoa chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á và lên tới trên 24 triệu người, chiếm 80% tổng người Hoa trên toàn thế giới. Cụ thể:
– Thái Lan, khoảng 9,5 triệu;
– Malaysia, hơn 7 triệu;
– Indonesia khoảng 6 triệu;
– Singapore, gần 3 triệu;
– Philippin, hơn 1 triệu;
– Myanma, hơn 1 triệu;
– Campuchia, hơn 1 triệu;
– Lào, khoảng 200 ngàn;
– Việt Nam, khoảng 800 ngàn.
Trong số này, có tới trên 80% người Hoa đã nhập quốc tịch nước sở tại.
Tài liệu khảo cứu của Trung Quốc cho biết hồi đầu thế kỷ 12 thời Nam Tống, người Hoa bắt đầu di cư ra nước ngoài và chủ yếu xuống khu vực Đông Nam Á Đến thế kỷ 16, có khoảng hơn 100.000 người Hoa ở khu vực này. Thời “Chiến tranh nha phiến”, có tới trên 1 triệu người Hoa ở nước ngoài. Trước ngày Trung Quốc giải phóng năm 1949, có hơn 10 triệu người Hoa ở nước ngoài, chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Kể từ sau năm 1949 tới nay, số lượng người Hoa trên thế giới tăng vọt.
Tờ “Thời báo Trung Quốc” của Đài Loan vừa qua cho biết tính tới năm 1994, số lượng người Hoa ở hơn 160 nước và khu vực trên thế giới chừng hơn 30 triệu người. Tờ “Người hướng dẫn khoa học Cơ đốc giáo” của Mỹ cho biết tới tháng 3/1994, người Hoa trên thế giới có 30 triệu đến 40 triệu người.
Theo tạp chí “The Economist”, tiềm lực kinh tế người Hoa ở nước ngoài rất hùng hậu. Tài sản của người Hoa sống ngoài Trung Quốc đại lục (kể cả Hong Kong và Đài Loan) ước tính vào khoảng 1.500 – 2000 tỉ USD. Nếu trừ Hong Kong và Đài Loan, tài sản của người Hoa vẫn tới 920 tỉ USD. Dự trữ ngoại tệ của người Hoa ở nước ngoài năm 1992 tới trên 300 tỉ USD, trong khi dự trữ ngoại tệ cùng thời điểm của Trung Quốc lục địa cộng với Đài Loan, Hong Kong, Ma Cao cũng chỉ có hơn 400 tỉ USD.
Cuốn sách nhan đề “Khảo luận kinh tế người Hoa ở nước ngoài” xuất bản năm 1983 cho biết vốn kinh doanh của người Hoa ở nước ngoài khi đó đã lên tới 95 tỉ USD tiền vốn, trong đó có 65 tỉ USD ở Đông Nam Á. Tới nay, con số này đã được nhân lên gấp bội.
Tờ “Tiếng nói Hoa Kiều” của Trung Quốc cho biết tài sản của ngân hàng và công ty tài chính của người Hoa ở Đông Nam Á lên tới trên 50 tỉ USD. Người Hoa cũng nắm huyết mạch kinh tế của nhiều nước.
– Tại Indonesia, người Hoa chiếm 2,5% trong số 200 triệu dân, nhưng lại kiểm soát tới trên 70% kinh tế nước này – trong đó kiểm soát trên 75% ngành sản xuất bánh mì, miến, kiểm soát 80% ngành may mặc, 65% ngành nhuộm và 80% ngành lâm sản. Cuối năm1993, 68% doanh nghiệp quy mô lớn của Indonesia do người Hoa kiểm soát.
– Tại Thái Lan, người Hoa chiếm 10% dân số, nhưng chiếm trên 90% vốn của các doanh nghiệp và trên 50% vốn của ngành ngân hàng. Những ngân hàng quy mô lớn của người Hoa ở Thái Lan như Ngân hàng Thái Kinh có vốn tới 6,9 tỉ USD, Ngân hàng Nông dân Thái Hoa trên 6,7 tỉ USD, Ngân hàng điện tín Châu Á khoảng 5 tỉ USD, Ngân hàng Băng Cốc 6,2 tỉ USD, Ngân hàng Hoa Thái 6,7 tỉ USD, Ngân hàng thương mại Viễn La 4,6 tỉ USD. Ngân hàng và công ty tài chính của người Hoa ở Thái Lan có tài sản tới trên 22,2 tỉ USD lớn hơn tài sản 21,8 tỉ USD của Chính phủ và Hoàng gia Thái Lan cộng lại. Chính vì vậy mà địa vị người Hoa ở Thái rất cao, nhiều người gốc Hoa từng làm thủ tướng Thái Lan như Thủ tướng bị lật đổ Thaksin. Người gốc Hoa cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể trong Chính phủ Thái Lan.
– Tại Philippin người Hoa chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại của nước này. Thời gian qua, cũng có người gốc Hoa làm Tổng thống Philippines như bà Tổng thống Acquino và đặc biệt mới đây, Duterte tuyên bố ông ta là người gốc Hoa. Cùng với việc phản ứng gay gắt với Mỹ, Duterte đang “lái” Philippines ngả hẳn về phía Trung Quốc.
– Tại Malaysia, người Hoa là một dân tộc trung lưu được tổ chức tốt về mặt xã hội kinh tế và chiếm tỷ lệ cao không cân xứng trong tầng lớp chuyên nghiệp và được giáo dục tốt tại Malaysia, có thành tích giáo dục cao, có đại diện lớn trong lực lượng lao động cổ cồn trắng chuyên nghiệp, và là một trong số các nhóm nhân khẩu học thiểu số có thu nhập hộ gia đình cao nhất. Người Hoa chi phối trong các lĩnh vực thương nghiệp và mậu dịch, kiếm soát xấp xỉ 70% kinh tế Malaysia.
– Tại Singapore, do người Hoa chiếm tới 75% dân số, nên họ kiểm soát tất cả các mặt của đất nước từ chính quyền nhà nước tới các doanh nghiệp.
Trang Web “Hoa kiều” của Trung Quốc dẫn phát biểu của Giáo sư Lâm Kim Chi, Đại học Hạ Môn cho biết Trung Quốc đã thu hút FDI được 825 tỉ USD, vốn đăng ký nước ngoài tới 484 tỉ USD vào hơn 203.208 hạng mục công trình và xí nghiệp, riêng năm 2000 thu hút FDI được được 60 tỉ USD. Trong số này tới trên 55% của Hoa kiều, chủ yếu ở ĐNA đầu tư về nước.
Thời gian qua, Trung Quốc rất chú trọng tới chính sách và ưu đãi đối với Hoa Kiều, vì sự cống hiến và đóng góp kinh tế tài chính của họ cho công cuộc xây dựng kinh tế đất nước. Ngoài ra, Hoa Kiều ở những nước công nghiệp phát triển còn cung cấp cho Trung Quốc đại lục nhiều khoa học kỹ thuật và các công nghệ hiện đại của thế giới để Trung Quốc nhanh chóng đạt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc thời gian qua.
Như vậy, rõ ràng trước 1975, việc người Hoa nắm gần trọn nền sản xuất, ngân hàng và thương mại của Sài Gòn không có gì là khó lý giải. Với việc họ nắm những khâu then chốt như vậy, vấn đề thao túng chính quyền VNCH chỉ còn là vấn đề thời gian, nhất là khi người Mỹ đã “buông” MNVN.
Sau 1975, chính quyền Việt Nam đã có chính sách rõ ràng và cương quyết về vấn đề người Hoa. Theo đó, những ai muốn làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam thì phải nhập Quốc tịch Việt Nam và được đối xử công bằng, bình đẳng với mọi công dân Việt Nam khác. Những ai không muốn gia nhập quốc tịch Việt Nam thì vận động họ hồi hương về nước hoặc di cư ra nước ngoài. Cộng đồng người Hoa tại miền Nam, chủ yếu là ở TP. HCM đã phản ứng vì trước đó họ được chính quyền VNCH nuông chiều và nắm được hầu hết nền sản xuất, tài chính và thương mại ở MNVN, nay chính quyền mới không giành cho họ đặc quyền, đặc lợi nữa cùng với công cuộc cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam làm cho người Hoa không còn khả năng thao túng được kinh tế MNVN. Trước tình hình đó, phía chính phủ Trung Quốc lấy lý do là bảo vệ Hoa Kiều đã có nhiều hành động thù địch với Việt Nam và cuối cùng là chiến tranh biên giới xảy ra. Còn ở trong nước, người Hoa lũ lượt bỏ đi, một bộ phận tình nguyện về quê hương được chính quyền Việt Nam tạo mọi điều kiện để hồi hương, nhiều người không chịu hồi hương nhưng cũng không muốn ở Việt Nam thì đã tìm đủ mọi cách di cư sang nước thứ ba. Đến nay, người Việt gốc Hoa là một dân tộc trong 54 dân tộc anh em, họ đa số là con cháu những người Hoa đã từng di cư sang Việt Nam từ lâu đời, dù nhiều người vẫn giữ phong tục, tập quán của người Hoa nhưng sống hoà đồng và tôn trọng pháp luật Việt Nam, được pháp luật bảo vệ và đối xử công bằng như mọi công dân khác. Có thể nói, cộng đồng người Hoa còn lại tại Việt Nam đã được Việt hoá, tiếp xúc, làm ăn với họ ta vẫn sẽ thấy đặc trưng của người Hoa nhưng không có nhiều khác biệt so với người Việt, càng không có sự kỳ thị, thù ghét, chia rẽ giữa người Hoa với cộng đồng cư dân bản địa. Ở Việt Nam hiện nay, ghi nhận có nhiều người Hoa thành đạt và giầu có. Tuy nhiên, người Hoa không thể thao túng kinh tế của Việt Nam nói chung hay của một địa phương nào nữa, càng không có cơ hội để thao túng nền chính trị của nước ta.
Nhờ Việt Nam luôn giữ được nền độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế, đồng thời trong đối nội ta không để bất kỳ tộc người ngoại lai nào thao túng nền kinh tế, chính trị của đất nước nên Việt Nam đủ cơ sở để tự tin rằng sẽ không có bất kỳ nước nào can thiệp được vào đường lối đối nội, đối ngoại của ta. Mặt khác, đường lối đối ngoại của Việt Nam luôn “nhẹ nhàng nhưng cương quyết”, “mềm dẻo nhưng kiên định”, sẵn sàng làm bạn và hợp tác tích cực với mọi đối tác nhưng quyết không chịu làm tay sai, con bài của bất kỳ thế lực nào, kể cả các cường quốc hàng đầu thế giới. Điều này đã được cả thế giới công nhận và những cường quốc như Pháp, Mỹ, Trung Quốc…hiểu rất rõ điều đó. Đành rằng thái độ “cứng đầu” của Việt Nam làm cho ta chịu nhiều thiệt thòi, đó là các cuộc chiến tranh tàn khốc với Pháp, Mỹ, Trung Quốc, đó cũng là nguồn viện trợ không mấy dồi dào của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN thời chống Pháp và chống Mỹ. Sau 1975, Trung Quốc cắt viện trợ, Liên Xô thì cắt giảm và thay vào đó là cho vay và sau này ta đã phải đàm phán để trả nợ cho LB Nga. Nhưng ở khía cạnh tích cực, các cường quốc cũng đành phải chấp nhận thực tế là sẽ không thể giật dây được Việt Nam, không thể dùng vũ lực cũng như lợi ích kinh tế để khuất phục Việt Nam, chỉ có thể là hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Trong bối cảnh hiện nay, ở khu vực Đông Nam Á, các nước lớn đều ít nhiều bị người Hoa thao túng về kinh tế, chính trị và rất ngại đối đầu với Trung Quốc dù đều biết và đều e ngại sự bành trướng của Trung Quốc đối với khu vực. Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia… đều đang rất lo ngại Trung Quốc sẽ vươn lên và thực hiện các tham vọng của họ làm đảo lộn trật tự quan hệ quốc tế vốn đã định hình và tương đối ổn định từ sau Đại chiến thế giới 2. Vì thế, một mặt Asean coi Việt Nam là “tấm lá chắn” trước mưu đồ thôn tính Đông Nam Á của Trung Quốc, mặt khác, các cường quốc đang coi Việt Nam là một trong những đối tác có thể kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Vì thế, bên cạnh việc hợp tác với Việt Nam về chính trị và quốc phòng, các nước cũng tăng cường hợp tác và hậu thuẫn cho Việt Nam phát triển kinh tế vì, nói như các cụ nhà ta, “có thực mới vực được đạo”. Muốn đảm bảo Việt Nam có khả năng “đề kháng” trước âm mưu thao túng và can thiệp từ Trung Quốc thì kinh tế Việt Nam phải mạnh hơn nữa, đủ sức để vừa củng cố quốc phòng, tăng cường an ninh, thiết lập địa vị chính trị trên trường quốc tế, vừa đủ mạnh để chống chịu được trước những đòn đánh bằng kinh tế của cường quốc hàng đầu thế giới này. Chúng ta thấy rõ ràng, Việt Nam ít được nhận viện trợ cho không, thế nhưng ODA và các khoản tài trợ từ WB, IMF vẫn đang giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh tế phát triển bền vững trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, FDI chảy vào Việt Nam cũng không ngừng tăng lên, nhiều chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, điển hình là Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng FDI vẫn chưa phải là dấu ấn đậm nét nhất về sự hợp tác và hỗ trợ của các cường quốc với Việt Nam. Lĩnh vực nổi bật và giúp Việt Nam tạo nên động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng là thương mại quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã tham gia vào mọi sân chơi đa phương và ký được hiệp định thương mại song phương với hầu hết các đối tác thương mại hàng đầu thế giới, giúp Việt Nam đạt được tỷ trọng xuất nhập khẩu so với GDP khá cao, đứng hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Singapore. Đến nay, Việt Nam đã chiếm lĩnh và vượt lên trong thương mại với các nền kinh tế lớn nhất của thế giới như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… tại các thị trường này, Việt Nam đều đã vươn lên top 3 của khu vực Đông Nam Á, nhiều chỉ số đứng hàng đầu như Xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Thương mại 2 chiều với EU.
Như vậy, từ thực tế quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, cho đến những động thái gần đây đối với Việt Nam của các cường quốc khác. Từ tiếng vọng của lịch sử cho đến những cuộc đối đầu căng thẳng gần đây khi Trung Quốc có những hành động xâm hại chủ quyền của Việt Nam. Từ việc Việt Nam không ngừng củng cố quốc phòng, an ninh và địa vị chính trị trong khu vực và trên trường quốc tế cho tới vấn đề đối nội nhằm ổn định chính trị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tất cả đều cho thấy, Việt Nam đã, đang và sẽ chống chịu được sự thao túng, thôn tính của Trung Quốc. Điều này, vừa là niềm tự hào và là lợi ích to lớn đối với dân tộc Việt Nam, vừa là lý do để các đối tác quốc tế tin tưởng, nể phục và mong muốn tăng cường hợp tác sâu rộng với Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển bền vững và ổn định trong tương lai.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bộ vétTrong hình ảnh có thể có: 1 người, kính mắt, kính râm và cận cảnh
Trong hình ảnh có thể có: 1 ngườiTrong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnhTrong hình ảnh có thể có: 1 người
 

Tân Hoa Xã: Trung Quốc – Việt Nam đẩy mạnh hợp tác toàn diện

      Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh vào hôm qua (12/1). Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực bao gồm khai thác hàng hải và thúc đẩy mối quan hệ song phương.
Tân Hoa Xã cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tổ chức lễ đón tiếp long trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Trong cuộc hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề cập đến sự phát triển của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, những tiến triển trong tình bạn, niềm tin chính trị, hợp tác và trao đổi văn hóa.
Bài viết của Tân Hoa Xã cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ví hai quốc gia Trung Quốc – Việt Nam như “những người đồng chí, anh em”, đồng thời ông Tập cũng khẳng định Bắc Kinh coi mối quan hệ với Hà Nội là chiến lược và lâu dài, cũng như hy vọng hai nước sẽ kiểm soát và dàn xếp các tranh chấp một cách hợp lý.
Lễ đón long trọng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nhân dân. Nguồn: Xinhua
Theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Tập Cận Bình đề nghị củng cố lòng tin chính trị thông qua sự liên lạc chặt chẽ giữ các lãnh đạo hàng đầu của hai nước và hai đảng nhằm đưa ra những định hướng chiến lược trong mối quan hệ này. Ông Tập cũng đề xuất mở rộng hợp tác an ninh và quân sự cùng với các vấn đề toàn cầu khác.
Ông Tập cho biết thêm, hai quốc gia cần thúc đẩy việc trao đổi trực tiếp giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là giữa thanh niên và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, truyền thông, du lịch và thể thao.
Về vấn đề tranh chấp hàng hải, ông Tập đề nghị hai bên tăng cường đối thoại và củng cố niềm tin lẫn nhau nhằm tạo ra một nền tảng chính trị vững chắc để giải quyết các tranh chấp, cùng nhau làm việc trong lĩnh vực hợp tác và khai thác hàng hải.
Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm hôm 12/1. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề cập đến việc mở rộng hợp tác hàng hải, cùng các thành tựu về thương mại, đầu tư, du lịch, quốc phòng, an ninh và trao đổi ở các tổ chức phi chính phủ.
Tân Hoa Xã nhấn mạnh, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 67 năm quan hệ ngoại giao. Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm Trung Quốc kể từ khi ông được tái bầu làm Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng lần thứ 12. Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà ông Tập Cận Bình đón tiếp trong năm 2017, điều đó cho thấy tầm quan trọng trong mối quan hệ đối tác giữa hai nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chúc mừng Chủ tịch Tập Cận Bình vì những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc  khóa 18. Nhắc lại chuyến thăm của hai nhà lãnh đạo hồi năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng sự phát triển trong mối quan hệ giữa hai nước, hai đảng là rất đáng kể và thú vị.
Hai lãnh đạo nhất trí thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước. Nguồn: Xinhua
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam – Trung Quốc là nằm trong lợi ích cơ bản của hai đảng, hai dân tộc và nhân dân. Thúc đẩy quan hệ đối tác với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Việt Nam hy vọng có thể kết hợp kế hoạch “Hai vành đai một hành lang kinh tế” với sáng kiến “Một vành đai một con đường” của Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC 2017 tới đây.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới Bắc Kinh vào sáng ngày 12/1 và sẽ có chuyến thăm bốn ngày tại Trung Quốc.
Tuệ Minh lược dịch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thảo luận về Biển Đông với Chủ tịch Trung Quốc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí kiểm soát bất đồng, giữ gìn hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông.
tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-thao-luan-ve-bien-dong-voi-chu-tich-trung-quoc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam chiều nay đến thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 12 đến 15/1 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc về các định hướng lớn nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước, trong đó có vấn đề trên biển.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng đây là vấn đề tồn tại chủ yếu của quan hệ Việt -Trung, là vấn đề phức tạp và hệ trọng, tác động rất lớn đến cục diện quan hệ hai nước, cũng như cục diện và tình hình khu vực, thế giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”, cùng ASEAN sớm hoàn tất “Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh:TTXVN
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung mà hai nước đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, sử dụng cơ chế đàm phán để tìm kiếm giải pháp chung.
Hai bên cũng nhất trí cần thúc đẩy hợp tác trên biển sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên khẳng định tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả DOC, sớm xây dựng COC, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, nông nghiệp, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017. Chủ tịch Trung Quốc cảm ơn và vui vẻ nhận lời.
Sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình đã chứng kiến Lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tối cùng ngày, tại Đại lễ đường Nhân dân, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.