Tác giả: Nguyễn Xuân Nghĩa

Nội Các và Ban Tham Mưu của Donald Trump
Tác giả: Nguyễn Xuân Nghĩa
Cao ốc với mật độ dày đặc đã và đang mọc lên vội vã, trong bối cảnh quy hoạch Hà Nội được cho là bị làm theo kiểu “băm nát”.
Mỗi 10 giây sẽ giết 1 người chết vì rượu
Trong bảng xếp hạng 20 loại thuốc của ông David Nutt, giáo sư khoa dược lý thần kinh trị liệu thuộc ĐH Imperial London và là một trong những chuyên gia hàng đầu về các loại ma túy, bao gồm cách thức sử dụng, hiệu ứng gây ra cho não, và các thể chế, quy định dành cho ma túy thì rượu chính là loại “ma túy” nguy hiểm nhất cho xã hội. Còn heroin, cocaine đứng thứ hai trong danh sách (chủ yếu vì tác hại đối với cá nhân người sử dụng). Thuốc lá đứng thứ 6, Cần sa (cỏ) đứng thứ 8, còn LSD (tem) và thuốc lắc (ecstasy) đứng cuối cùng.
Trên phương diện xã hội, rượu làm tăng số lượng tai nạn giao thông, đẩy mạnh các hành vi trái với luân thường đạo lý, đồng thời khiến nền kinh tế phải gánh chịu những hậu quả không hay do nó gây ra.Kết quả nghiên cứu trên được rất nhiều chuyên gia thế giới ủng hộ. Trên thực tế, với cá nhân, rượu trực tiếp gây ra rất nhiều loại bệnh, từ bệnh tim mạch đến suy gan, thoái hoá thần kinh, suy giảm hệ miễn dịch.
Còn nhớ một vụ việc gây xôn xao dư luận diễn ra hồi tháng 11/2015 đó là vụ cô người mẫu Kim Seoa gặp nạn khi đang đi du lịch Singapore mà nguyên nhân cũng chỉ bởi do cô uống rượu nhiều quá mức. Nồng độ cồn trong cơ thể cô gái là 310 mg trên 100 ml máu, cao gấp 4 lần mức cho phép lái xe và đủ gây chết người.
30 phút sau, Kim ra ngủ ở ghế sofa. Bỗng nhiên người mẫu 27 tuổi nôn thốc nôn tháo, môi trở nên tím tái, không phản ứng khi được gọi. Quản lý của Kim có mặt tại bữa tiệc nhanh chóng tiến hành cấp cứu nhưng phải dừng lại khi cô tiếp tục nôn ọe. Các nhân viên y tế đến hiện trường lúc gần 2h sáng phát hiện Kim đã ngưng thở, không còn mạch và nhịp tim. Bất chấp nỗ lực của y bác sĩ, cô gái ra đi tại bệnh viện vào ngày hôm sau.Theo nhà chức trách, Kim ít khi uống rượu và tửu lượng hạn chế. Đi du lịch tại Singapore, cô dự bữa tiệc đêm của người đàn ông tên Billy Kon. Nửa đêm ấy, Kon đề xuất trò chơi uống rượu và tuyên bố sẽ thưởng các cô gái 50 USD cho mỗi ly rượu mà họ uống được. Kim tình nguyện tham gia và “nốc” liên tiếp 10-12 ly.
Nguyên nhân cái chết của Kim được xác định là ngộ độc rượu cấp tính. Đây là tình trạng xảy ra khi nạn nhân uống quá nhiều rượu khiến chất độc aldehyde không được chuyển hóa, dẫn đến nhiễm độc hệ thần kinh, gan cùng các cơ quan khác.
Nhận thức chưa đúng
Dù cho rượu có là “ma túy” nguy hiểm nhất, nhưng sự thật là rượu không phải là chất cấm, và tất cả mọi người đều cho rằng những loại thuốc cấm mới nguy hiểm.
Như cỏ (cần sa) – một loại chất gây nghiện bị cấm tại hầu hết các tiểu bang của Mỹ. Nhưng bất chấp một thực tế rằng cỏ không nguy hiểm bằng rượu, Mỹ vẫn tốn tới 20 tỉ USD (khoảng 440 ngàn tỉ đồng) để duy trì tình trạng bất hợp pháp của cỏ, trong khi rượu thì không.
Câu chuyện ở đây không phải là hợp pháp hóa các loại ma túy khác, vì tất cả các loại ma túy đều nguy hiểm. Vấn đề nằm ở việc chúng ta c ần một sự quan tâm đúng mực hơn đến những loại được xem là an toàn, chỉ vì nó hợp pháp.
Việt Nam xếp thứ 29 trong danh sách nước uống rượu bia nhiều nhất thế giới
Việt Nam đang đứng thứ 2 ở Đông Nam Á (sau Thái Lan), thứ 10 ở Châu Á và 29 trên thế giới về lượng rượu bia được sử dụng.
Tuy nhiên, nếu tính riêng về tỉ lệ nam giới sử dụng bia rượu (Việt Nam là khoảng 77%) thì tỉ lệ này của Việt Nam đang đứng đầu tỉ lệ bình quân của khu vực và cả thế giới.
Tỉ lệ nam giới có sử dụng rượu bia ở châu Phi là 44%, nam giới châu Âu trên 73% còn tính chung toàn thế giới thì tỉ lệ này xấp xỉ 48%.
Tác hại của rượu đến sức khỏe con người
1. Ảnh hưởng đến não bộ
Rượu làm tăng hoạt động GABA (gamma – aminobutyric) và ức chế ảnh hưởng của glutamate, khiến thông tin truyền đi trong não bộ chậm hơn bình thường.
Các tế bào thần kinh ở não bộ rất nhạy cảm trước bất cứ chất độc nào, do đó với lượng cồn lớn trong rượu được đưa vào từ đường máu sẽ gây ra những rối loạn trầm trọng trong sự hoạt động của vỏ não và làm cho vỏ não không còn kiểm soát, điều chỉnh được hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó, gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liều lĩnh hơn.
Ngoài ra, lượng cồn có trong rượu còn làm cho trí nhớ của bạn bị suy giảm.
2. Gây hại cho cơ tim
Rượu làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương: Đau đầu xuất hiện, khó thở, mắt cá sưng to. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.
3. Hại dạ dày
Rượu bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm dạ dày cấp, lóet dạ dày và tá tràng.
Nghiện rượu cũng gây ra các biến chứng như thủng dạ dày và chảy máu dạ dày.
4. Tác hại đối với gan
Khi rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến của gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.
5. Ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp
Rượu gây ra thiếu B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức… dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường.
6. Giảm sức đề kháng của cơ thể
Rượu làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà người say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió…
Hơn thế, rượu còn làm thay đổi sự hóa ứng động bạch cầu, số lượng tế bào limpho T, hoạt tính của NK (natural killer cell), do đó người nghiện rượu dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao phổi, nếu không phát hiện sớm có thể tử vong.
7. Ảnh hưởng đến xương khớp
Rượu làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bênh gout. Người uống rượu cũng sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương khớp.
8. Suy giảm ham muốn tình dục và sức khỏe sinh sản
Đối với nam giới, rượu làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, khi kết hợp với trứng để thụ thai dễ dẫn đến suy yếu thế hệ.
Đối với nữ giới, nghiện rượu sẽ làm suy yếu vùng hạ đồi – tuyến yên, buồng trứng dẫn đến trứng không rụng nữa, làm bất thường phát triển nội mạc tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em, gây nguy cơ sinh non cao và là một nguyên nhân gây vô sinh.
Đặc biệt, nếu phụ nữ đang mang thai mà uống nhiều rượu sẽ khiến cho thai nhi phát triển không bình thường, thai nhi dễ bị tổn thương sau khi sinh.
9. Gây ra các bệnh về tâm thần
Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lí rối loạn tâm thần.
Rượu làm hoang tưởng, ảo giác, kích động vận động nặng lên ở giai đoạn cấp của bệnh, mặc dù vẫn tuân thủ điều trị bằng thuốc… nó còn làm tăng lo âu, sầu uất, trầm cảm, làm gia tăng các ý tưởng tự sát hoặc xu hướng kích động tấn công.
Phạm Hậu /Thoibao
Phạm Hậu /Thoibao
Nhiều ‘đại gia’ Việt Nam làm giàu từ kinh doanh bất động sản. HOANG DINH NAM/AFP/Getty
Nhận xét về một phát biểu gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với dự án xây dựng chung cư ở Giảng Võ, ông Nguyễn Quang A nói trong thảo luận hôm 05/11 của BBC Tiếng Việt rằng, ông thấy “hơi lạ” với câu hỏi của đương kim Thủ tướng.
Trong phiên họp Chính phủ hôm 29/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc tới công trình cao ốc dự tính xây ở nơi từng là Trung tâm Triển lãm Giảng Võ và đặt câu hỏi: “Ai cho phép xây cao ốc 50 tầng ở Giảng Võ?”.
Ông Phúc nhấn mạnh: “Không có một lý thuyết quy hoạch nào mà tại Trung tâm Giảng Võ lại xây dựng chung cư 50 tầng, với mấy nghìn căn hộ, làm sao chịu được?”.
Nhà quan sát Nguyễn Quang A nhận xét: “Lúc đó ông ấy đang làm Phó Thủ tướng thường trực, thì phải đặt câu hỏi xem là: Phó thủ tướng thường trực lúc đấy là ai mà không biết?
“Tôi nghĩ cái đáng lên án là lên án những người đương chức đương quyền, còn bản thân các doanh nghiệp họ chạy theo lợi nhuận, đừng đòi hỏi họ là phải có đạo đức, phải thế này thế kia.
“Vì họ chạy theo lợi nhuận và nếu mà họ có thể lũng đoạn được, mua chuộc được giới quan chức thì họ sẵn sàng làm, thì điều đáng chê trách nhất là thể chế này, chế độ này, quan chức đã tạo điều kiện cho sự lũng đoạn chính sách như thế và cái đó một số người gọi là tham nhũng chính sách.”
Tuy nhiên, ông Trần Quốc Quân, Tiến sỹ và là doanh nhân từ Ba Lan cho rằng cũng cần công nhận đóng góp của các doanh nghiệp bất động sản trong việc thay đổi diện mạo đô thị và cung cấp các dịch vụ như siêu thị, trường học, bệnh viện, bãi đỗ xe.
“Nhưng khu đô thị ở Triển lãm Giảng Võ xây đến 8 tòa nhà 50 tầng thì tôi quả thực thấy hoảng sợ. Tôi không đả phá hay ghét bỏ bất cứ doanh nghiệp nào và tôi đánh giá cao sự đóng góp của họ cho xã hội, nhưng điều rất đáng tránh là xây dựng chung cư cao cấp nội đô, mà hiện nay đều đang quá tải.”
Tư duy ‘đánh quả’
Trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt về khả năng cạnh tranh ở nước ngoài của các ‘đại gia’ Việt Nam, doanh nhân, ông Trần Quốc Quân phân tích, với các doanh nhân bất động sản tận dụng được cơ chế ở Việt Nam, cơ hội làm giàu trong nước lớn hơn là đầu tư ra nước ngoài.
Khách mời từ Ba Lan nói trong Bàn tròn thứ Năm rằng, nếu các doanh nghiệp mang tài sản ra nước ngoài, thì có lẽ động lực là “vì một mục đích khác”.
“Việc tận dụng cơ chế sở hữu tài nguyên là toàn dân, sở hữu nguồn nước đập thủy điện cũng toàn dân để biến sở hữu toàn dân đó bằng một giá rất rẻ chuyển thành sở hữu tư nhân thì chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc thì mới có thể làm giàu nhanh được.
“…Với cơ chế ở Việt Nam rõ ràng cơ hội làm giàu hơn là đầu tư ra nước ngoài,” ông Quân nói.
Đồng ý với quan điểm trên, ông Quang A, người cũng từng kinh doanh ở Việt Nam cho rằng nhiều đại gia bất động sản “hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh nếu ra bên ngoài” do nhiều doanh nghiệp giàu lên nhờ “ăn chênh lệch địa tô” – không mấy phổ biến bên ngoài Việt Nam.
“Nhưng nếu những người kinh doanh ấy thực sự có đầu óc kinh doanh, họ tận dụng cơ hội của họ là đã có lưng vốn rất lớn rồi, thì họ có thể nhảy sang các lĩnh vực khác như công nghệ thông tin hay công nghệ cao thì họ có khả năng tiến nhanh.
“Còn với tư duy đánh quả, tận dụng cơ hội móc ngoặc với quan chức nhà nước thì sẽ không bao giờ lớn lên được.”
Trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình Hồng Nga về việc liệu bao giờ Việt Nam sẽ có những sáng chế, công ty khởi nghiệp vươn tầm thế giới, ông Quang A nói điều đó “hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân những người Việt Nam chúng ta.
“Để có những người thành tỷ phú đô la, triệu phú đô la bằng tài năng riêng của mình, tôi nghĩ rằng ở Việt Nam không thể làm được.
“Nhưng với thế giới mở, với sự hội nhập, họ vẫn có thể ngồi ở Việt Nam mà làm ăn ở khắp thế giới, khả năng đó vẫn có với công nghệ, nhất là công nghệ thông tin hay những ngành mũi nhọn như công nghệ sinh học, công nghệ nano, với những người biết nắm bắt.”
Tiến sỹ Nguyễn Quang A tỏ ra không quá ngạc nhiên trước thông tin hơn một nửa số người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, và nói đây là “điều rất đáng mừng”.
“Dư luận quá ồn ào có thể là về chuyện bất công về chuyện làm giàu quá nhanh, nhưng càng nhanh càng tốt chứ sao?
“Có thể người ta e ngại về sự bất công. Tôi nghĩ đó là tàn dư của một thời mà người ta vinh danh khẩu hiệu rằng không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng. Tôi lại nghĩ chỉ sợ thiếu thôi, còn bản thân cuộc sống là không công bằng.
“Bây giờ chúng ta cố gắng làm sao để bớt cái bất công bằng ấy đi mà thôi, những chuyện khác tính sau. Tôi nghĩ là càng nhiều tỷ phú ở Việt Nam càng tốt, tôi chỉ mong là các tỷ phú ấy làm ăn một cách đường hoàng và nghĩ đến trách nhiệm xã hội của mình.”
Ảnh: FB Đoàn Lê Giang
Quyển sách “Petrus Ký – nỗi oan thế kỷ” của GS Nguyễn Đình Đầu là quyển sách được nói đến đã lâu, đến nay mới ra mắt. Petrus Ký là nhân vật gây tranh cãi – tranh cãi từ khi ông còn sống đến nay, cứ có một người khen lại có một người chê, thậm chí có người đã từng chê rồi, tự mình lại khen; hay có người từng khen rồi, tự mình lại chê… Người Pháp khen ông đến mây xanh, nhưng cũng có người Pháp chê ông thậm tệ; ở miền Bắc giới sử học từng chê ông thậm tệ, bây giờ nhiều người lại khen; trong Nam trước 1975 bên cạnh rất nhiều người khen, lại có không ít nhà nghiên cứu đứng đắn, nghiêm cẩn chê như: GS Nguyễn Văn Trung, Phạm Long Điền, Nguyễn Sinh Duy… Bây giờ ở hải ngoại nhiều người khen, nhưng cũng không ít nhà nghiên cứu nghiêm túc lại chê. Nói chung khen chê họ Trương không là độc quyền của ai.
Vậy vấn đề đặt ra đối với một công trình nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký là gì? Đó là phải trình bày tư liệu một cách đấy đủ và khách quan để cho độc giả tự mình suy nghĩ.
1) Độc giả cần một tập sách Trương Vĩnh Ký dày dặn in tất cả các tác phẩm, công trình, bài viết, thư tín của ông có dịch chú cẩn thận. Việc này không đơn giản, vì cho đến nay chưa ai cho biết đích xác Trương Vĩnh Ký đã xuất bản bao nhiêu quyển sách: 108 hay 120 hay 130? Và thế nào là sách? Vì gọi là sách nhưng đến khi cầm lấy trên tay chỉ có 4 trang lại là phiên âm một tác phẩm nổi tiếng của quá khứ. Ví dụ như quyển “Học trò khó phú’ của ông thực ra chỉ là bài “Hàn Nho phong vị phú” của Nguyễn Công Trứ mà gần như ai cũng biết. Đọc Trương Vĩnh Ký không dễ. Tôi đã từng đọc 1 luận án TS về Trương Vĩnh mà người viết dù ngợi ca họ Trương đến mây xanh mà cũng không rõ ông viết gì, và có phải tác phẩm của ông không?
2) Độc giả cần một quyển sưu tầm các bài nghiên cứu nghiêm túc về Trương Vĩnh Ký, đủ mọi quan điểm, từ trước đến nay
3) Độc giả cần một sự giới thiệu đánh giá một cách khách quan về tài năng, học vấn, thái độ chính trị, sự tự phán của Trương Vĩnh Ký, trên cơ sở một thái độ làm việc nghiêm cẩn, dựa trên tư liệu thực chứng, với một tinh thần khoa học, khách quan.
Nếu vậy quyển sách của GS Nguyễn Đình Đầu rất đáng đọc, nhưng vẫn còn xa với kỳ vọng của độc giả.
1) Công trình này sưu tập rất ít công trình và tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, các công trình được sưu tập phần nhiều là công trình quen thuộc đã được xuất bản (Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ, Chuyến đi BK năm Ất hợi, Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài, Một số bài viết cho tạp chí, thư từ…). Nói chung còn thiếu rất nhiều công trình, tác phẩm quan trọng, thiếu nhiều bức thư thân Pháp, yêu cầu quân Pháp đến để cứu giáo dân…Nói chung là thiếu rất nhiều tư liệu bất lợi cho việc đánh giá TVK. Nhiều tên tác phẩm bị viết sai, không biết do soạn giả hay nhà xuất bản, ví dụ: “Thạnh suy bỉ thời phú” (tr.33), là sai, đúng ra là “Thạnh suy bĩ thới phú” (Bài phú về sự thịnh, suy, bĩ, thái); “Hàn Nho phong vị phú” (tr.33), thực ra không có tác phẩm quốc ngữ nào của TVK tên vậy, mà chỉ có “Học trò khó phú”. “Mắc cúm từ” (tr.33) cũng không đúng, mà là “Mắc bệnh cúm từ”… Nói chung công trình cỡ này mà không cẩn trọng thì di hại rất lớn, vì nhiều người tin, cứ nhắm mắt chép theo.
2) Công trình còn dùng những nhận định bốc đồng thiếu kiểm chứng. Ví dụ trong Lời giới thiệu của GS.PHL, có viết: TVK “thông thạo nhiều ngôn ngữ từ Hán, Nôm đến tiếng Latin, Pháp, Anh, Hy Lạp, Ấn, Nhật, Khmer, Thái, Lào”. Tôi biết chắc là TVK biết Hán Nôm khá vừa phải, bằng chứng là bản “Kim Vân Kiều truyện” (1875) của ông tôi không dám đưa cho ai coi để bảo vệ uy tín của ông, vì ông phiên âm, chú thích sai nhiều quá! Ông cũng không biết tiếng Nhật, còn các thứ tiếng Lào, Thái, Ấn kia chỉ ở mức nhập môn, vì ở trường truyền giáo hải ngoại Penang người ta dạy nhiều ngôn ngữ phương Đông nhưng với 3 năm học ở đó, họ Trương chỉ đủ thời gian học vỡ lòng vài thứ tiếng (chào hỏi, hỏi đường…), và các sách dạy tiếng của ông chỉ là kết quả từ nhũng bài học ngôn ngữ ở trường đó. Theo Nguyễn Văn Trung và Vũ Ngự Chiêu, thì TVK biết chừng 7-8 ngoại ngữ, trong đó 3-4 ngôn ngữ thành thục chứ không phải 14-15 ngôn ngữ, thậm chí 26 ngôn ngữ như những huyền thoại về ông. Vũ Ngự Chiêu viết: “Petrus Key có thể biết được năm, sáu thứ tiếng. Sau này, Petrus Key nghiên cứu thêm chữ Hán và chữ Nôm, và có thể biết (đọc, viết hoặc nói) được 7, 8 thứ tiếng là cùng. (Nguyễn Văn Trung, 1993, tr. 138) Nhưng nếu nói thông thạo, thì chỉ khoảng 3, 4 thứ tiếng (Pháp, Việt, Việt Hán và chữ Nôm). Chỉ ngần ấy đã đủ là một học giả trong thế kỷ XIX và XX” (Góp phần nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký).
3) Công trình này phần sưu tập các nhận định khác nhau về Trương Vĩnh Ký, chiếm quá nửa, đến hơn 300 trang. Bên cạnh các tư liệu quen thuộc có thể thấy dễ dàng trên mạng hay trong các khóa luận, luận văn đại học cao học, công trình có đưa vào nhiều tư liệu mới, nhất là tư liệu tiếng Pháp. Tuy nhiên những tư liệu bất lợi cho sự đánh giá TVK chưa phong phú, đầy đủ.
Nói tóm lại công trình này nghiêm túc và có nhiều tư liệu mới, đáng đọc, nhưng vẫn còn quá xa so với mong đợi của người đọc. Thực ra với một nhà nghiên cứu ở tuổi cửu thập rồi thì không thể đòi hỏi nhiều. Việc nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ về TVK vẫn là một đòi hỏi phía trước.
Tên quyển sách là “Petrus Ký nỗi oan thế kỷ”, có vẻ tiểu thuyết quá, nó đánh vào tình cảm nhiều hơn là thuyết phục về lý trí và bằng tư liệu.
Trương Vĩnh Ký là một người đáng quý, một học giả đáng tự hào về học vấn của nước ta, nhất là trong buổi đầu tiếp xúc với phương Tây. TVK từng bị hiểu lầm, từng bị huyền thoại hóa theo âm mưu của thực dân, từng bị khen chê theo yêu ghét cá nhân, theo xu hướng chính trị và thời cuộc. Đã đến lúc chấm dứt tình trạng ấy. Chúng ta ủng hộ tự do học thuật, nên rất cần những công trình nghiêm cẩn, chứ không muốn thêm những công trình thiên lệch hay những huyền thoại mới về ông.
@ Basam Blog