Lượm lặt tin 4-1-2017

Thành công rực rỡ với Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông muốn quay trở lại hỗ trợ ý tưởng, tài chính cho các startup Việt

Trước đó, Nguyễn Hà Đông và Flappy Bird – trò chơi từng làm mưa làm gió trên toàn thế giới năm 2014 đã từng lọt vào cuốn sách Guinness 2016 danh giá.

Mới đây, trên trang Facebook cá nhân của mình, lập trình viên Nguyễn Hà Đông – tác giả của tựa game Flappy Bird đình đám một thời đã công khai việc sẽ cấp vốn khởi nghiệp cho các bạn sinh viên Việt Nam, kể từ năm nay – 2017.
Mục đích của việc cấp vốn khởi nghiệp lần này được Nguyễn Hà Đông gói gọn trong 3 chữ giving back society – tạm dịch: hỗ trợ cho cộng đồng.

“Các bạn sinh viên chỉ cần đề xuất những dự án khởi nghiệp đó với tôi, dù nó tệ đến thế nào”
Thú vị hơn, Nguyễn Hà Đông cho biết sẽ tài trợ tối đa 5 dự án khởi nghiệp mỗi năm, mức hỗ trợ tối đa cho mỗi dự án của các bạn sinh viên Việt Nam là 200 triệu đồng , theo Khoa học và Phát triển .

“Tôi sẽ ưu tiên các dự án thuộc lĩnh vực: Robotics, AI, xã hội, cộng đồng và giáo dục. Tất cả các bạn sinh viên đều có thể tham gia, bao gồm cả trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ”

Ngay lập tức, quyết định cấp vốn khởi nghiệp cho sinh viên Việt Nam của Nguyễn Hà Đông đã nhận được phản hồi tích cực từ phía cộng đồng khởi nghiệp nói chung, cộng đồng lập trình viên nói riêng.

“Một phẩm chất tuyệt vời của sự kiễn nhẵn, lắng nghe, không phán xét, và hơn cả là điều kiện hỗ trợ tài chính…” , một tài khoản trên mạng xã hội Facebook chia sẻ.
Đồng tình với quyết định của Nguyễn Hà Đông, một tài khoản khác biểu dương hành động của anh: “Người tài có khác luôn luôn làm vì lợi ích cho xã hội”.

Nguyễn Hà Đông công khai việc sẽ cấp vốn khởi nghiệp cho các bạn sinh viên Việt Nam, trên trang Facebook cá nhân.

Nguyễn Hà Đông sinh năm 1985. Anh bắt đầu lập trình game từ năm 16 tuổi. Năm 2012, anh thành lập .GEARS Studios và bắt đầu xuất bản các trò chơi dạng arcade trên điện thoại thông minh, phần lớn được thiết kế riêng cho iPhone.

Sản phẩm thành công và nổi tiếng nhất của GEARS tính đến thời điểm hiện tại chính là Flappy Bird. Trò chơi này được đưa lên Apple Store vào tháng 5 năm 2013, bất ngờ nổi tiếng vào tháng 1/2014.

Theo một số nguồn tin, Flappy Bird đem về cho nhà phát triển game trẻ tuổi này khoảng 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng) mỗi ngày từ quảng cáo. Tuy nhiên, tựa game này đã nhanh chóng được Nguyễn Hà Đông gỡ bỏ vào ngày 10/2/2014.

Đầu năm 2015, Nguyễn Hà Đông được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 30 người dưới 30 tuổi nổi bật nhất Việt Nam.

————————

Phần Lan thử nghiệm chia 7.000 USD một năm cho người dân

Quốc gia Bắc Âu vừa khởi động chương trình thử nghiệm cấp 560 euro mỗi tháng cho 2.000 người, dù họ có đi làm hay không.

Chương trình khởi động trong tháng này. Người tham gia sẽ nhận được 560 euro (587 USD) mỗi tháng, bất kể thu nhập, tài sản và tình trạng việc làm.

Ý tưởng của chương trình này là giúp người lao động yên tâm hơn về tài chính, đặc biệt trong bối cảnh máy móc đang dần thay thế con người. Nó cũng cho phép những người thất nghiệp làm việc lặt vặt mà không lo mất trợ cấp.

Chương trình này sẽ kéo dài trong 2 năm. Những người tham gia được lựa chọn ngẫu nhiên, nhưng phải thuộc nhóm đang nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc trợ cấp thu nhập. Số tiền họ được trả trong chương trình này sẽ không bị đánh thuế.

Phần Lan đã bắt đầu thử nghiệm cấp thu nhập cơ bản cho người dân. Ảnh: CNN

Nếu thành công, nó sẽ được mở rộng ra toàn bộ người trưởng thành tại Phần Lan. Chính phủ Phần Lan cho rằng sáng kiến này sẽ giúp họ tiết kiệm tiền bạc trong dài hạn. Do hệ thống phúc lợi tại đây hiện khá phức tạp và đắt đỏ.

Thay đổi này cũng có thể khuyến khích nhiều người thất nghiệp tìm việc làm. Do họ sẽ không lo mất trợ cấp nữa. Nhiều người thất nghiệp tại nước này hiện không muốn làm việc bán thời gian. Vì chỉ cần kiếm được một khoản thu nhập nhỏ, trợ cấp của họ cũng có thể bị mất.

Phần Lan không phải nước duy nhất có ý tưởng này. Livorno (Italy) đã khởi động chương trình này cho 100 gia đình nghèo nhất thành phố từ tháng 6 năm ngoái. Từ Chủ Nhật này, chương trình sẽ được mở rộng thêm 100 gia đình nữa. Họ nhận được 500 euro mỗi tháng.

Các chương trình thử nghiệm cũng đang được bàn bạc tại Canada, Iceland, Uganda và Brazil. Thụy Sĩ năm ngoái cũng cân nhắc cấp cho mỗi người trưởng thành 2.500 USD mỗi tháng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị bác bỏ trong cuộc trưng cầu dân ý.

——————————

Gần 80 người chết, cả nước có 93 vụ tai nạn giao thông trong 3 ngày nghỉ Tết dương lịchTrong 3 ngày Tết dương lịch 2017 (31/12/2016 đến 2/1/2017), Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia thống kê toàn quốc xảy ra 93 vụ tai nạn giao thông, làm chết 79 người, bị thương 54 người. Trong đó, trên 90% tai nạn xảy ra trên đường bộ.Theo thông tin từ Vnexpress, do lưu lượng phương tiện tăng đột biến theo hướng Hà Nội – Ninh Bình và ngược lại, cộng với ý thức tham gia giao thông kém nên nhiều tài xế gây ra va chạm trên tuyến này.

Chỉ trong ngày đầu và cuối kỳ nghỉ, nhiều tuyến đường vành đai và cửa ngõ tại Hà Nội và TP HCM bị quá tải như tuyến Pháp Vân – Cầu Ghẽ; đường dẫn vào cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất…

Căn cứ số liệu của Cục Cảnh sát giao thông, công an các địa phương đã kiểm tra, xử lý gần 9.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông với số tiền phạt trên 8 tỷ đồng. Gần 80 ôtô, 1.200 môtô bị tạm giữ, trên 520 người bị tước giấy phép lái xe.

Nhìn chung, Ủy ban An toàn giao thông nhận định rằng trong kỳ nghỉ vừa qua, tình hình giao thông toàn quốc được duy trì ổn định, an toàn, thông suốt, không xảy ra tai nạn nghiêm trọng liên quan xe khách, không xảy ra ùn tắc kéo dài.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng tăng giá vé, ôtô chở vượt số người quy định trên một số tuyến và tình trạng ùn ứ cục bộ tại một số nút giao thông quan trọng tại Hà Nội và TP HCM.

Cung điện Versailles, biểu tượng sự giàu có và hùng mạnh nhất châu Âu và những con số choáng ngợp ngoài tưởng tượng

Chi tiết mái cung điện Versailles dát vàng

Chi tiết mái cung điện Versailles dát vàng
1
Thời thơ ấu của Louis-Dieudonné – tước hiệu Trữ quân nước Pháp (Dauphin of France)

Xây dựng một vương triều lâu dài nhất, rực rỡ nhất trong lịch sử của châu Âu, nhà vua Louis XIV còn được gọi là “Louis Đại Đế” (Grand Monarch), “Vua Louis Vĩ Đại” (Louis the Great) hay “Vua Mặt Trời” (le Roi-Soleil) khi người ta muốn diễn tả quyền hành chính trị cao nhất của một vương quyền cũng như những thành tựu mà nhà vua mang lại cho lịch sử nghệ thuật thế giới. Dưới triều đại của vua Louis 14, nước Pháp đứng đầu châu Âu và thế giới với nền văn chương, nghệ thuật rực rỡ huy hoàng, và uy quyền cai quản xứ sở.

2
Vua Louis XIV khi còn nhỏ

Vua Louis XIV sinh vào ngày 5 tháng 9 năm 1638, tại Lâu đài Château de Saint-Germain-en-Laye, là con trai của Louis XIII của Pháp và  và Vương hậu Anne của Áo. Cha mẹ của ông đã kết hôn được 23 năm trước khi sinh ra ông. Mẹ ông đã từng mang thai bốn lần, nhưng cả bốn lần đều bị hỏng. Do đó, mọi người coi ông như là một món quà mà Thiên Chúa ban tặng, và ngày sinh của ông là một phép lạ của Chúa Trời.

3
Vua cha Louis XIII cùng vợ và con trai

Ông đã nối nghiệp vua cha là vua Louis 13 khi mới lên 4 tuổi, khi đó quyền nhiếp chính thuộc về mẹ của nhà vua là hoàng hậu Anne và hồng y Mazarin, người cha đỡ đầu khi rửa tội, nhận chức thủ tướng.

Mặc dù tư chất vương giả, lãng mạn, yêu nghệ thuật, nhưng vua Louis 14 lại là một con người cứng rắn bởi vì đã học tập đầy đủ nghệ thuật làm vua, các vi phạm quyền lực hoàng gia đã làm cho nhà vua quyết định phải cai trị xứ sở thật sự, không mềm yếu như vua cha, không ỷ lại vào vị thủ tướng trong mọi quyết định.

Khi hồng y Mazarin qua đời vào năm 1661, vua Louis 14 vào tuổi 23, tuyên bố rằng nhà vua cũng là thủ tướng. Như vậy nền quân chủ chuyên chế của vua Louis 14 đã khác trước, nhà vua nắm quyền lực một cách tuyệt đối.

4
Hình ảnh vua Louis XIV trên lưng ngựa được thiên thần trao cho vương miện nguyệt quế để trị vì muôn dân

Vua Louis XIV cũng là một người rất chăm chỉ, thường làm việc 8 giờ một ngày, say mê công việc hơn ham chơi. Nhà vua đã từng viết rằng “Công việc làm vua thì vĩ đại, cao thượng và thú vị” (the business of being a king is great, noble and delicious). Nhà vua cũng vô cùng trách nhiệm đối với sự an lạc của người dân. Nhà vua đã từng nói: “Đất Nước là ta” (L’état, c’est moi) và coi nhu cầu tập trung quyền lực vào quân vương là để duy trì sự ổn định lãnh thổ. Trong khi tước bớt các quyền lợi của giới quý tộc, nhà vua đã dùng các người thuộc giới trung lưu có tài và có kinh nghiệm vào nhiều công việc quản trị, bổ nhiệm họ làm các quản đốc chịu trách nhiệm về hành chính, thuế vụ và các công tác khác. Việc thu thuế được coi là quan trọng nhất để nuôi dưỡng đạo quân lớn của nước Pháp dưới triều đại vua Louis XIV. …

5
Chân dung vua Louis XIV đẹp đẽ và oai nghiêm

Khi qua đời cách nay 301 năm, Vua Louis XIV (1638 -1715) đã để lại cho Pháp một di sản nghệ thuật khổng lồ, những thành tựu kiến trúc thực sự ấn tượng, như quần thể tòa nhà Les Invalides, Place Vendome và đại lộ Champs-Elysees. Song công trình nổi tiếng nhất được xây dựng trong triều đại của ông là Cung điện Versailles danh tiếng. Cung điện thể hiện quyền lực không giới hạn, sự giàu có của Vua Louis XIV, đồng thời cũng cho thấy tình yêu lớn của ông dành cho nghệ thuật.

Cung điện Versailles – biểu tượng cho sự giàu có và quyền lực hùng mạnh nhất châu Âu và những con số nằm ngoài sức tưởng tượng.

6
Cận cảnh lối vào sảnh chính cung điện

Louis XIV chọn địa điểm xây dựng Cung điện Versailles vào năm 1666, tại khu vực cách Paris 20km về hướng Tây. Năm 1682, Versailles hoàn tất hoạt động xây dựng, trở thành một cung điện hoàng gia tráng lệ nhất thế giới.

Điều đặc biệt của Cung điện Versailles nằm ở chỗ nó nằm giữa đồng trống, không có thành lũy vây quanh. Qua điều này, Louis XIV muốn chứng tỏ ông là một đấng quân vương quyền lực và nhiều ảnh hưởng, không cần đến tường cao, hào sâu để bảo vệ mình.

7
Cung điện không có tường cao hào sâu, đó là một điều đặc biệt
8
Sự tinh tế của cung điện Versailles

Sau khi ra đời, cung điện Versailles trở thành biểu tượng cho sự giàu có và quyền lực của một đất nước hùng mạnh bậc nhất châu Âu. Trên toàn cõi châu Âu, những quân vương khác, kể cả người đang giao chiến với vua Pháp, cũng tìm cách xây cung điện theo nguyên mẫu Versailles.

Ý định xây dựng lâu đài Versailles ban đầu xuất hiện trong một lần ghé thăm một lâu đài nhỏ tại thành phố Versailles mà vua cha trước đó là vua Louis XIII dùng làm nơi nghỉ ngơi trong các chuyến đi săn bắn. Với mong muốn biến Versailles thành một trong những cung điện tráng lệ, huy hoàng nhất ở Châu Âu, vua Louis XIV đã quyết định chuyển dần hoàng gia về Versailles và giao trọng trách xây dựng cung điện cho kiến trúc sư tài hoa Louis Le Vau.

Những con số choáng ngợp ngoài sức tưởng tượng…

Versailles là một công trình có sự chuẩn mực trong kiến trúc và được xây dựng dựa trên sự kết hợp của phong cách kiến trúc Pháp thế kỷ 17,18 và phong cách Baroque. Cung điện bao gồm 700 phòng với nhiều công trình kiến trúc phụ được kết hợp hài hòa trong một quần thể. Kiến trúc của cung điện tuân theo những quy tắc chuẩn mực của chủ nghĩa cổ điển như tính đối xứng của các công trình, các hành lang nhiều cột. Bên tronglà những phòng lớn được thông với nhau bằng các dãy hành lang bao gồm: Phòng lớn của Đức vua, Phòng lớn của Hoàng hậu hay Phòng Gương….

9
Kiến trúc bên ngoài cung điện

Trong đó phòng Gương được xem là phòng lớn nhất của lâu đài với chiều dài 73m và được bao phủ bởi 17 tấm gương cực lớn.

10
Phòng gương mênh mông và lộng lẫy

Ngoài ra, còn có những phòng nhỏ, buồng con và các phòng chức năng khác. Xứng đáng là một trong những công trình kiến trúc có qui mô đồ sộ nhất thế giới, Versailles khiến người xem choáng ngợp trước những con số khổng lồ như: 700 phòng với 2.513 cửa sổ, 352 ống khói, 67 cầu thang, 483 chiếc gương. Ngoài ra, còn có 55 hồ nước lớn nhỏ khác nhau, trong đó lớn nhất là Grand Canal, rộng 23 ha với dung tích 500.000 mét khối, còn phải kể tới 600 vòi phun nước và 35km kênh đào chạy quanh khu lâu đài này.

11
Phòng Hoàng hậu
12
Trần cung điện lộng lẫy với những bức họa thần thánh

Phần công viên bao phủ diện tích 800 héc ta, trong đó có 300 héc ta rừng, 2 vườn cảnh kiểu Pháp (Petit Parc, 80 ha, và Trianon, 50 ha). Phần công viên này có 20 km hàng rào, 42 km đường mòn và 372 bức tượng.

13
Vườn Orangerie
14
Vườn Orangerie

Danh hiệu được trao “miền hoàng gia lớn nhất thế giới,” được đo bằng tổng diện tích đất với sân của Versailles bao gồm 87.728.720 feet vuông (8.150.265 m 2), hoặc 2.014 mẫu Anh, bao gồm 230 mẫu Anh khu vườn. Các cung điện chính nó chứa 721.206 feet vuông (67.002 m 2) của diện tích sàn.

Những con số nằm ngoài sức tưởng tượng của tất cả chúng ta.

Không chỉ đơn thuần là nơi trú ngụ của vua chúa, giới quý tộc mà cung điện Versailles còn là bảo tàng lịch sử lưu giữ và trưng bày 6.123 bức tranh, 1.500 bức phác họa, 15.034 tác phẩm chạm trổ và 2.102 tác phẩm điêu khắc. Để có được một Versailles đồ sộ, lộng lẫy như ngày nay, dĩ nhiên nhà vua phải bỏ ra một nguồn kinh phí không hề nhỏ, ước tính ít nhất 100.000.000 livre (đồng livre thời bấy giờ) và một lượng nhân công khổng lồ khoảng 3600 người trên một năm, 6.000 con ngựa để chuyên chở vật liệu xây dựng Cung điện Versailles.

15
Bức tranh hoàng hậu Marie Thérèse, vốn là công chúa Tây Ban Nha

Không chỉ đồ sộ về quy mô, Versailles còn khiến người chiêm ngưỡng sững sờ trước sự lộng lẫy huy hoàng….

16
Chi tiết mái cung điện Versailles dát vàng

 

17
Phòng Gương

Không chỉ đặc sắc về kiến trúc, đồ sộ về qui mô, Versailles còn khiến người chiêm ngưỡng phải sững sờ trước vẻ lộng lẫy, xa hoa của đồ nội thất nơi đây. Điển hình là phòng Gương Lebrun với 357 miếng gương được ghép lại với nhau tạo thành những tấm gương lớn, chúng được mạ vàng lấp lánh công phu.

Trong khi đó những dàn đèn pha lê lung linh, rực rỡ được trang trí theo hàng và những bức tượng tay cầm nến thiếp vàng được bố trí xung quanh càng làm cho không gian nơi đây trở nên sáng chói, lộng lẫy hơn bao giờ hết. Ngoài ra, vòm trần của cung điện còn được trang trí bởi những tác phẩm hội họa đầy màu sắc được làm từ những tấm gỗ thiếp vàng, bên dưới là sàn được làm từ gỗ quý, điều đặc biệt là chúng được ghép thành từng mảng trang trí khác nhau.

18Mái vòm dát vàng tinh tế tới từng chi tiết

Tất cả được kết hợp một cách tinh tế, hài hòa góp phần tạo nên một cung điện Versailles tráng lệ, lộng lẫy và nguy nga. Nơi đây thường diễn ra những buổi dạ tiệc sang trọng của giới quý tộc, dưới ánh đèn pha lê lung linh, mờ ảo không gian càng trở nên lãng mạn và cuốn hút hơn.

19
Đâu đâu cũng là những đường nét tinh tế dát vàng và những bức tranh tuyệt mỹ

Kiệt tác để đời này mỗi năm đón tới 7 triệu lượt khách tham quan. Đây thực sự là nơi mà bạn nên cố gắng đặt chân tới ít nhất một lần trong đời, đừng bỏ lỡ….

Ở dưới thời huy hoàng của Vua Mặt Trời, dường như bất kỳ việc gì – mọi việc – đều khả thi, nếu dưới văn bản chỉ thị có mang chữ ký cao to “Louis”:

20
Chữ ký của vua Louis XIV

Hà Phương (tổng hợp và biên soạn)

15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam đang có khoảng 1 tỷ USD

Khối tài sản của 15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam đã chính thức lộ diện, với nhiều điểm thú vị. Tổng số này đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, tương đương xấp xỉ 1 tỷ đôla Mỹ.

Tổng tài sản và thứ tự xếp hạng của 15 người phụ nữ giàu nhất không có nhiều sự thay đổi so với phần lớn thời gian năm qua.

[1&2] Xếp đầu trong danh sách là 2 nữ tướng của Vingroup bà Phạm Thu Hương và bà Phạm Thúy Hằng. Bà Hương có tổng tài sản là 4.724 tỷ đồng còn em gái bà có tài sản là 3.155 tỷ đồng.

Bà Phạm Thu Hương sinh ngày 14/6/1969, vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup – doanh nhân giàu thứ nhì trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Vợ chồng bà Hương là cặp đôi giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016 với tổng tài sản khoảng gần 35.000 tỷ đồng.

[3] Đứng vị trí thứ ba là “đại gia thủy sản” Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Bà Lệ Khanh sinh năm 1961, quê tại An Giang. Bà tốt nghiệp ngành Cử nhân Kinh tế – Đại học Tài chính kinh tế TP.HCM. Tổng tài sản của bà là 2.634 tỷ đồng.

So sánh tài sản của 15 người phụ nữ giàu nhất năm 2016. Đồ họa: Hiếu Công.

[4&5] Vị trí thứ 4 và thứ 5 đều vợ của hai “đại gia” khác trên sàn chứng khoán là ông Trần Đình Long (Hòa Phát) và ông Trịnh Văn Quyết (FLC). Nếu như vợ ông Trịnh Văn Quyết, bà Lê Thị Ngọc Diệp, có số tài sản là 2.314 tỷ đồng và xếp ở vị trí thứ 4 thì bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Trần Đình Long) xếp ở vị trí thứ 5 với 2.312 tỷ đồng.

[6] Ở vị trí thứ 6 là bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Masan (MSN).

Bà Yến đang là Thành viên Hội đồng quản trị và Phó Tổng giám đốc CTCP Hàng tiêu dùng Ma San (MSF), Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Ma San (MSN), Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo (Vinhhao), Chủ tịch Hội đồng thành viên CTCP Ma San PQ, Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Ma San, Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Vinacafé Biên Hòa (VCF).

Bà đang năm giữ 28.276.823 cổ phiếu MSN với tổng giá trị 1.832 tỷ đồng.

5/15 người phụ nữ thuộc 4 gia đình giàu có nhất trên thị trường chứng khoán. Và cả 5 người phụ nữ này đều rất kín tiếng với công chúng. Đồ họa: Châu Châu.

[7 đến 10] Các vị trí còn lại trong top 10 còn có bà Lê Thị Thúy Hải (Nhựa Tiền Phong) với 753 tỷ đồng, vị trí thứ 7; bà Cao Thị Ngọc Dung (PNJ) với 663 tỷ đồng, vị trí thứ 8; bà Nguyễn Thị Mai Thanh (REE) với 467 tỷ đồng, vị trí thứ 9 và bà Trương Ngọc Phượng (Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) với 433 tỷ đồng vị trí thứ 10.

[11] Nữ tướng của Vinamilk bà Mai Kiều Liên đang xếp thứ 11 danh sách những người phụ nữ giàu nhất năm qua. Bà Liên đang là Tổng giám đốc Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk). Bà nắm trong tay 3.371.051 cổ phiếu trị giá khoảng 423 tỷ đồng.

[12] 8X duy nhất lọt top 15 người phụ nữ giàu nhất Việt Nam là bà Nguyễn Thái Nga – Cổ đông lớn nhất của Điện Quang. Thái Nga là con gái bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Chủ tịch HĐQT của Điện Quang. Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT của Điện Quang hiện nay là ông Hồ Quỳnh Hưng cũng là cậu của bà Thái Nga. Bà Thái Nga đang có tổng tài sản là 394 tỷ đồng.

8X duy nhất, bà Nguyễn Thái Nga (Điện Quang) lọt vào top 15.

[13-15] Các vị trí cuối cùng của top 15 lần lượt thuộc về bà Nguyễn Thị Như Loan (Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai) với 387 tỷ đồng, bà Phạm Thị Thanh Hương (Công ty Cổ phần Đá thạch anh cao cấp VCS) với 351 tỷ đồng và bà Trần Uyên Nhàn (Thép Nam Kim) với 276 tỷ đồng.

Như vậy, tổng tài sản của 15 người phụ giàu nhất trên sàn chứng khoán đạt khoảng trên 21.000 tỷ đồng. Con số này tương đương với khoảng gần 1 tỷ USD.

Mỹ – Trung sẽ đối đầu vì chủ nghĩa dân tộc?

Phi cơ Trung Quốc
Phi cơ quân sự Trung Quốc tuần tra các vùng biển phụ cận/XINHUA

Những lời nhạo báng Tổng thống tân cử Donald Trump nhắm vào Trung Quốc – mới nhất là đoạn Tweet phê Trung Quốc không giúp kiềm chế Bắc Hàn dù kiếm nhiều tiền từ Mỹ – không còn là ‘sự vụng về ngoại giao’ của nhà tỷ phú chưa từng cầm quyền.

Năm 2017 ngày càng có khả năng trở thành thời điểm Hoa Kỳ ra chính sách mới đối với Trung Quốc và đằng sau học thuyết Trump là sự trỗi dậy của một xu hướng: chủ nghĩa dân tộc Mỹ.

Nhà phân tích Gideon Rachman vừa viết ngày đầu năm 2017 trên trang Financial Times ở Anh:

“Khả năng xung khắc giữa chủ nghĩa dân tộc Hoa Kỳ và Trung Hoa tại vùng Thái Bình Dương có vẻ tăng lên kể từ khi ông Trump thắng cử.”

Nhưng theo ông Rachman, Trump chỉ là người đi sau trong trào lưu này.

Trước khi Donald Trump tung ra khẩu hiệu ‘Làm nước Mỹ vĩ đại lần nữa’ (Make America Great Again) Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra mốt về ‘chủ nghĩa dân tộc hoài niệm’ (nostalgic nationalism).

Ông Tập Cận Bình nêu mục tiêu “Phục hưng dân tộc Trung Hoa”, còn ông Vladimir Putin muốn Nga phục hồi vị thế đại cường như thời Liên Xô.

 

Hiện tượng “ôm ấp hoài niệm về chủ nghĩa dân tộc” đang xảy ra cả ở Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, nhà bình luận của Financial Times viết.

Ông Donald Trump liên tục dùng Twitter phê phán Trung Quốc
Image captionÔng Donald Trump liên tục dùng Twitter phê phán Trung Quốc

Tuy thế, ông Rachman cũng cảnh báo việc đề cao ‘hào quang quá khứ’:

“Trong thập niên 1930, nước Ý của Mussolini đã nhắc lại quá khứ La Mã huy hoàng, còn Đức Quốc xã thì coi họ là người kế thừa của các hiệp sỹ Teutonic thời Trung Cổ châu Âu.”

Nhìn chung, hoài niệm dân tộc đang trở lại sau một giai đoạn nhấn mạnh hiện đại hóa, ‘bắc cầu vào tương lai’.

Lời Twitter của ông Trump nhạo Trung Quốc 'Hay nhỉ!'
Lời Twitter của ông Trump nhạo Trung Quốc ‘Hay nhỉ!’/TWITTER

Trước đây, Gideon Rachman viết, ở Hoa Kỳ “Bill Clinton từng muốn ‘xây cầu vào Thế kỷ 21’, và Barack Obama vận động tranh cử bằng khẩu hiệu ‘Hy vọng và Thay đổi’.

Tại Anh, Tony Blair từng nêu ra một ‘Nước Anh có phong cách’ (Cool Britannia), sau đó David Cameron nhận vai trò là người hiện đại hóa Đảng Bảo thủ.

Nhưng sự dịch chuyển cán cân chính trị và kinh tế về châu Á mang tính toàn cầu đã khiến các nước như Ấn Độ và Trung Hoa, các cường quốc đang trỗi dậy ở châu Á, “làm sống lại tham vọng phục hồi sự vĩ đại dân tộc và văn hóa của họ vốn từng làm lu mờ chủ nghĩa đế quốc Phương Tây”.

Phản ứng trước toàn cầu hóa cũng khiến chủ nghĩa dân tộc lên cao tại châu Âu và Bắc Mỹ tuy ông Rachman cho rằng Canada dưới quyền Thủ tướng Justin Trudeau không rơi vào xu hướng này.

Hết thời ‘đối sách ngoại giao’?

Bên cạnh khả năng căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng năm 2017, một số giới tại Hoa Kỳ và Úc đang vận động để chính quyền Donald Trump ra tay ngăn chặn Trung Quốc tại Biển Đông.

Tổng thống Obama (trái) bị phê là quá 'cẩn trọng' trước Trung Quốc
Tổng thống Obama (trái) bị phê là quá ‘cẩn trọng’ trước Trung Quốc

Theo ABC của Úc (17/12/2016), ông Ross Babbage, tác giả một phúc trình Mỹ – Úc có tựa đề “Chống lại chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa” vừa cáo buộc Bắc Kinh “lợi dụng thái độ cẩn trọng của Obama” để giành quyền kiểm soát hiệu quả (effective control) tại vùng biển này.

Giáo sư Babbage, người Úc, còn cáo buộc Trung Quốc dùng ‘chiến tranh tâm lý’ để làm mềm đi ý chí của Hoa Kỳ và các đồng minh, nhất là giới cầm quyền ở các nước đó.

“Họ dùng các chiến dịch thông tin, loan tải tin sai, họ xây đắp các nhóm thân Bắc Kinh ở những nước đồng minh của Hoa Kỳ, họ trả tiền cho truyền thông in phụ trương của Nhân dân Nhật báo,” Giáo sư Babbage được ABC News trích lời cho hay.

Ngay tại Úc, ông nêu ra chuyện “Viện Khổng tử do Trung Quốc chi ngân sách xuất hiện tại 10 đại học của Úc, và ngoài ra các hoạt động tình báo của Trung Quốc rất năng động ở các nước thân Mỹ, gồm cả Úc.”

Kết luận rằng đối sách ngoại giao hiện nay đã thất bại, tác giả phúc trình này đặt câu hỏi cho chính quyền mới ở Mỹ:

“Câu hỏi quan trọng cho chính quyền Trump là Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực – nhất là Nhật Bản và Úc – có thể làm gì để bóp nghẹt chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh.”

Cần tái lập sự lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương

(The Need for Renewed American Leadership in the Asia-Pacific)

John McCainBình Yên Đông lược dịch

clip_image002

Là một quốc gia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ công nhận rằng hầu hết lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được viết trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Một kỷ nguyên hòa bình và an ninh chưa từng có cho phép hàng trăm triệu người Châu Á thoát nghèo và biến đổi kinh tế trong khu vực. Châu Á này – một Châu Á hòa bình, thịnh vượng và dân chủ – là một sức mạnh đang lên đáng kể nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, cách cư xử của Trung Quốc đe dọa phá vỡ cái trật tự đã tạo ra kỷ nguyên hòa bình và an ninh này. Hoa Kỳ không thể chọn lựa cho Châu Á trong việc duy trì và bảo vệ cái trật tự dựa trên luật lệ đó. Nhưng chúng ta có thể làm cho sự lựa chọn dễ dàng hơn với việc tái lập sự lãnh đạo ở Châu Á – Thái Bình Dương, bằng cách duy trì sự cam kết tích cực trên thế giới như là một đối tác kinh tế và an ninh không thể thiếu được. Trong buổi Thuyết trình B.C. Lee 2016, John McCain nói về việc làm thế nào để Mỹ duy trì vai trò lịch sử như là một sức mạnh Thái Bình Dương lâu dài trong tương lai.

Tôi rất vui khi được gặp lại bạn bè ở The Heritage Foundation. Tôi cảm ơn sự tiếp đón ân cần và sự lãnh đạo liên tục trong việc ủng hộ những nguyên tắc bảo thủ của Chủ tịch, Thượng nghị sĩ [TNS] Jim DeMint.

Quả là một đặc ân được có mặt trong buổi Thuyết trình B. C. Lee ngày hôm nay. Tôi thành thật cảm ơn gia đình Lee đã hỗ trợ chương trình này, với một truyền thống tự hào của các diễn giả đại diện cho một số tiếng nói hàng đầu về chánh sách của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương, kể cả Henry Kissinger và Condoleeza Rice. Chỉ một lần The Heritage Foundation hạ thấp tiêu chuẩn của nó là khi mời TNS Joe Lieberman nói chuyện.

Tôi cũng cảm ơn khách mời của chúng ta, Đại sứ Ahn của Hàn Quốc, đã đến dự ngày hôm nay. Và tôi lấy làm vinh dự được thấy một số đại sứ từ các quốc gia trong khu vực và những thượng khác khác ở đây ngày hôm nay.

Châu Á: Quá khứ, Hiện tại, và Tương lai

Là một quốc gia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ công nhận rằng hầu hết lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được viết trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Những cơ hội to lớn ở trước mặt, và tôi tin rằng chúng ta có thể nắm lấy chúng nếu chúng ta vẫn giữ những nguyên tắc đã đưa chúng ta đến thời điểm thuận lợi trong lịch sử Châu Á.

70 năm trước, từ đống tro tàn của thế chiến, Mỹ cùng đồng minh và đối tác của chúng ta đã xây một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ [rules-based international order] – một trật tự dựa trên những nguyên tắc quản trị tốt và luật pháp, dân tộc tự do và thị trường tự do, vùng biển và vùng trời tự do, và niềm tin rằng chiến tranh xâm lấn phải được trả lại cho quá khứ đẫm máu. Nói đơn giản: Những khái niệm này đã thay đổi vận mệnh của Châu Á mãi mãi.

Một kỷ nguyên hòa bình và an ninh chưa từng có cho phép hàng trăm triệu người Châu Á thoát nghèo và biến đổi kinh tế trong khu vực. Châu Á nay là một trung tâm đông đúc của mậu dịch toàn cầu. Nay, có nhiều công dân Châu Á được tự do phát biểu ý kiến và được chọn lựa theo ý họ. Và khi họ được bảo đảm những quyến căn bản này, hàng triệu người Châu Á đã bầu lãnh đạo của chính họ, sống trong luật pháp do họ đặt ra, và ủng hộ các chánh phủ dân chủ. Gộp chung với nhau, tôi tin Châu Á này – một Châu Á hòa bình, thịnh vượng và dân chủ – là một sức mạnh đang lên đáng kể nhất trên thế giới hiện nay.

Lãnh đạo của Mỹ và Tương lai của Châu Á

Không có điều nào được sắp đặt trước. Đúng là một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đã thành công vì sự quyến rũ cố hữu của những giá trị của nó và những lợi ích vật chất mà chúng cổ vũ. Nhưng những khái niệm vĩ đại cần một người vô địch. Và đó là cái mà Mỹ và các quốc gia của khu vực này đã cùng làm. Chúng ta đã tập họp sức mạnh và ảnh hưởng. Chúng ta đã trả giá cho những hy sinh. Chúng ta đã chọn lựa để bảo vệ những nguyên tắc của trật tự dựa trên luật lệ ở Châu Á. Nay, chúng ta phải chọn lựa một lần nữa.

Và chúng ta không chọn lựa một mình. Tất cả các quốc gia Châu Á cần phải quyết định cái tương lai nào họ mong muốn.

Họ có chọn cho chính họ để đầu tư và bảo vệ những khuôn mẫu khung, tiêu chuẩn, luật lệ, và luật pháp đã là căn bản cho an ninh, thịnh vượng, và tự do của Châu Á trong 7 thập niên qua hay không? Hay họ sẽ kết luận rằng cái giá phải trả quá cao và những hậu quả quá thê thảm, và rồi cho phép một trật tự mới bén rễ – cái giống như quá khứ đen tối của khu vực, lúc sức mạnh là chân lý và những kẻ áp bức đặt ra luật lệ và vi phạm chúng.

Trung Quốc và tương lai của Châu Á

Dựa trên thái độ gây hấn trong những năm gần đây, tôi chỉ có thể kết luận rằng Trung Quốc đang làm bất cứ chuyện gì họ có thể làm để bảo đảm rằng Châu Á sẽ có lựa chọn thứ hai.

Tôi rất buồn khi kết luận như thế. Và điều lạ lùng là không một quốc gia nào đã hưởng lợi từ cái trật tự dựa trên luật lệ nhiều hơn Trung Quốc. Chỉ trong một thế hệ, Trung Quốc đã trở thành một siêu cường kinh tế và một vai chánh trong bang giao quốc tế. Và không quốc gia nào đã ủng hộ cho sự thành công của Trung Quốc nhiều hơn Liên bang Mỹ.

Một Trung Quốc cam kết “trỗi dậy trong hòa bình” sẽ là một đối tác quan trọng trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Nhưng, Trung Quốc dường như đang chọn việc sử dụng sức mạnh và vị thế đang lớn của mình để phá vỡ cái trật tự đó. Và họ đã cẩn thận hướng tới một chánh sách dọa dẫm và ép buộc để hỗ trợ cho mục tiêu này, một tiến trình được tăng tốc mãnh liệt dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình.

Trung Quốc đã dùng mậu dịch như một vũ khí trong các vụ tranh chấp với các nước láng giềng.

Trung Quốc đã dùng hệ thống điện toán [cyber] để đánh cắp sở hữu trí tuệ từ doanh nghiệp ngoại quốc để trục lợi cho nền công nghiệp của chính mình.

Trung Quốc đã sách nhiễu ngư dân của Philippines, Việt Nam, Indonesia, và Malaysia.

Trung Quốc tăng cường xâm nhập vũ khí chung quanh Quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản trị ở Biển Hoa Đông.

Trung Quốc đã ngăn chận một cách nguy hiểm các máy bay quân sự đang bay đúng theo luật quốc tế.

Ở Biển Đông, Trung Quốc đã xé bỏ những cam kết với láng giềng trong Tuyên bố Ứng xử 2002 cũng như những cam kết gần đây với chánh phủ Hoa Kỳ, bằng cách tiến hành việc cải tạo trên các điểm tranh chấp và quân sự hóa Biển Đông ở một mức độ sửng sốt và bất ổn định.

Rồi khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết chống lại những mạo nhận rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc hành xử như một kẻ bắt nạt. Nó yêu cầu các quốc gia trong khu vực và toàn cầu im lặng. Và nó đe dọa hậu quả cho những ai ủng hộ phán quyết quốc tế. Phán quyết đó rất dứt khoát: đường chín đoạn của Trung Quốc không có giá trị và hoàn toàn mâu thuẫn với luật pháp quốc tế. Vì không vừa ý, Trung Quốc nói rằng phán quyết là một âm mưu do Hoa Kỳ cầm đầu và cả quyết không tuân theo.

Tất cả những điều này là một phần của trò chơi một chọi với số còn lại [zero-sum game] đối với sức mạnh và ảnh hưởng trong khu vực. Lãnh đạo Trung Quốc xem hai thế kỷ vừa qua là những lầm lạc của lịch sử. Họ tìm cách để tái lập vị thế của Trung Quốc như là một sức mạnh chiếm ưu thế ở Châu Á – Thái Bình Dương. Như một nhà ngoại giao hàng đầu của Singapore nói trong năm nay, “Trung Quốc không chỉ muốn cứu xét những quyền lợi của họ. Trung Quốc muốn quyền lợi của họ phải được chấp nhận” bởi các quốc gia Châu Á khác.

Nói cách khác, lãnh đạo Trung Quốc muốn ban những luật lệ kinh tế và an ninh cho con đường Châu Á. Và họ xem Hoa Kỳ như là một chướng ngại vật chính yếu trong việc hoàn thành mục tiêu này.

Trung Quốc: Một láng giềng xấu

Vì thế, Trung Quốc đã đưa ra một sự chọn lựa sai lầm cho các quốc gia Châu Á. Anh với chúng tôi, hay anh với Hoa Kỳ? Và những ai, không có sự chọn lựa đúng trong mắt của Trung Quốc, phải chuẩn bị những hậu quả.

Thí dụ như Hàn Quốc. Sau vụ thí nghiệm nguyên tử của Triều Tiên trong tháng 1 năm nay, Hàn Quốc đồng ý bố trí hệ thống tên lửa phòng không THAAD [Terminal High Attitude Area Defense] của Hoa Kỳ – một hệ thống không đe dọa Trung Quốc. Từ đó, Trung Quốc đã dành nhiều sức lực và ảnh hưởng để bắt nạt Hàn Quốc vì nước này có quyết định chủ quyền để tự phòng thủ thay vì dùng ảnh hưởng to lớn của mình đối với Triều Tiên để ngăn chận bước tiến của chương trình nguyên tử của nó. Kết quả của những ưu tiên sai lầm của Trung Quốc được ghi nhận trên địa chấn kế Richter tối hôm qua khi Triều Tiên cho nổ thiết bị nguyên tử thứ 5 của nó.

Việc Trung Quốc hiển nhiên bắt nạt các láng giềng rất đáng lo ngại. Và nó có thể không đạt kết quả mong muốn. Quả thật là những đe dọa và ngoại giao vụng về của Trung Quốc đã tạo nên phản ứng ngược mạnh mẽ. Nhưng điều đó không nói rằng áp lực như thế không thể có hiệu quả.

Trung Quốc chắc sẽ kiên trì trong việc ép buộc các quốc gia Châu Á phải thách thức cái trật tự dựa trên luật lệ. Họ dường như tin tưởng rằng cán cân quyền lực đã biến đổi, và Mỹ đang suy thoái, và rằng nay là lúc để sửa sai những sai lầm lịch sử.

Tôi tin rằng sự đánh giá này sai lầm. Nhưng nếu các quốc gia khác ở Châu Á đều đi đến một kết luận tương tự thì đó là một mối nguy hiểm thật sự.

Lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương

Hoa Kỳ không thể chọn lựa cho Châu Á có hay không nên duy trì và bảo vệ cái trật tự dựa trên luật lệ. Nhưng chúng ta có thể làm cho sự lựa chọn dễ dàng hơn với việc tái lập sự lãnh đạo ở Châu Á – Thái Bình Dương, bằng cách duy trì sự cam kết tích cực trên thế giới như là một đối tác kinh tế và an ninh không thể thiếu được.

Tôi biết có nhiều người thắc mắc là Mỹ được chuẩn bị để cho thấy sự lãnh đạo đó và để thực hiện sự chọn lựa đó hay chưa. Và tôi biết tại sao.

Những ngày đó, Mỹ chia sẻ những thử thách – một tình trạng tài chánh khó khăn lâu dài, những điều chỉnh cấu trúc trong nền kinh tế của chúng ta gây xáo trộn thật sự, ảnh hưởng tàn khốc do việc cắt giảm ngân sách tự động [sequestration] đối với quân đội của chúng ta và chánh trị bế tắc khiến cho việc giải quyết những vấn đề khó khăn càng khó khăn hơn.

Nhưng thưa các bạn, Mỹ đã đối diện với những thách thức to lớn hơn nhiều trước đây. Và những nghi ngờ về quyết tâm của chúng ta không có gì mới mẻ. Nhưng sau cùng, sự thành công là kết quả của những điều mà chúng ta chọn lựa. Chúng ta chọn đóng một vai trò lãnh đạo trên thế giới, không từ bỏ đồng minh và đối tác của chúng ta, và gánh chịu chi phí để làm như thế. Sự lựa chọn đó, nhiều lúc, đã không được quần chúng ưa thích. Nhưng nó đã là, và vẫn là, một chọn lựa đúng. Và đó chính là sự lựa chọn mà chúng ta phải chuẩn bị để làm ngày hôm nay.

Lãnh đạo của Mỹ: Thực hiện cân bằng quân sự

Hoa Kỳ phải tiếp tục duy trì một sự cân bằng quân sự thuận lợi ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để bảo đảm quyền lợi quốc gia lâu dài của chúng ta, duy trì những cam kết về hiệp ước của chúng ta, và bảo vệ an toàn cho vùng biển tự do và thương mại tự do.

Điều này bắt đầu với một nỗ lực không ngừng để tiếp tục bay, chạy trên biển và hoạt động bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, như chúng ta đã làm ở Tây Thái Bình Dương trong hơn một thế kỷ qua. Tự do hàng hải là một phần quan trọng của cái trật tự dựa trên luật lệ. Nhưng quan trọng nhất, tự do hàng hải là chuyện nằm trong máu của người Mỹ. Tự do hàng hải không phải là sự lựa chọn của Mỹ. Nó là một phần thiết yếu của dân tộc của chúng ta.

Trung Quốc cải tạo và quân sự hóa một số điểm ở Quần đảo Trường Sa, tạo nên một chỗ đứng địa lý mới ở Biển Đông để áp bức các láng giềng của nó. Ngoài Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôi cũng lo ngại về cái ý định của Trung Quốc trong việc chiếm và cải tạo bãi cạn Scarborough như là một địa điểm quân sự thứ ba trong cái tam giác ảnh hưởng Biển Đông của nó. Một kết quả như thế sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng cho đồng minh hiệp ước của chúng ta là Philippines. Nội các đương nhiệm và kế nhiệm phải xem việc ngăn chận sự chiếm đóng Scarborough như là một mục đích chính của chiến lược bảo vệ tự do hàng hải.

Rộng hơn, Hoa Kỳ phải đầu tư mạnh mẽ vào hải quân, không quân, và sự hiện diện trên bộ để cung cấp một “tuyến phòng thủ tiền phương” ở Tây Thái Bình Dương. Chúng ta đã có tiến bộ đáng kể trong vấn đề này trong những năm vừa qua – Thỏa thuận Hợp tác Quốc Phòng Bổ túc [Enhanced Defense Cooperation Agreement] với Philippines, quyền sử dụng căn cứ hải quân mới ở Singapore, Sáng kiến Tiếp cận Lực lượng với Australia, và Hướng dẫn Phòng thủ với Nhật Bản.

Nhưng với những đầu tư quân sự mà Trung Quốc đã thực hiện, thế đứng được hoạch định của chúng ta trong thập niên sắp đến cần được xem xét lại. Đó là lý do tại sao tôi tin nội các kế nhiệm sẽ tiến hành một cuộc duyệt xét thế đứng lực lượng toàn cầu mới, bao gồm một cái nhìn mới mẻ về các bước xa hơn để tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Một phần, chúng ta cần xem kỹ các nghiên cứu gần đây đề nghị lập nhiều vị trí quân sự tiền phương hơn ở Tây Thái Bình Dương, gồm một tàu sân bay thứ hai và Phi đội của nó ở Nhật Bản, một Hạm đội Sẵn sàng Đổ bộ [Amphibious Ready Group] ở một vị trí chẳng hạn như Guam, thêm một số tàu ngầm tấn công ở Guam, và luân chuyển một số chiến hạm lớn ở Đông Nam Á.

Tôi cũng rất khích lệ khi biết rằng Đô đốc Harris, Tư lệnh Thái Bình Dương, đang hướng dẫn việc phát triển những khái niệm hành quân mới để cho các lực lượng bộ binh và không lực hành quân có thể tham chiến trong vùng biển.

Lãnh đạo của Mỹ: Xây dựng Đồng minh vững mạnh

Hoa Kỳ cũng phải tiếp tục giúp cho đồng minh của chúng ta vững mạnh thêm và phát triển những đối tác mới. Khi làm, chúng ta phải chú trọng vào việc hợp nhất những đối tác song phương này vào một hệ thống đối tác khu vực rộng rãi hơn dựa trên quyền lợi và giá trị chung.

Tôi xin nêu một thí dụ mà tôi rất thích và quan tâm: mối quan hệ đang gia tăng của đất nước chúng ta với Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam chia sẻ một loạt những quyền lợi kinh tế và chiến lược. Tôi tin rằng đã đến lúc để hai quốc gia của chúng ta phóng ra một Sáng kiến Hàng hải Việt-Mỹ [U.S.-Vietnam Maritime Initiative] lâu dài hơn. Điều này có thể bao gồm việc nới rộng các cuộc tập trận hỗn hợp trên biển, hoan nghênh Việt Nam trong các cuộc tập trận ở Rìa Thái Bình Dương, và gia tăng các cuộc viếng thăm cảng của Hải quân Hoa Kỳ ở Việt Nam.

Cùng lúc, Thượng viện sẽ tiếp tục phần việc của mình. Năm rồi, TNS Jack Reed và tôi đã cộng tác để thành lập Sáng kiến An ninh Hàng hải [Maritime Security Initiative]. Nỗ lực ½ tỉ đô la này cho phép Bộ Quốc phòng xây dựng khả năng hàng hải cho các đối tác Đông Nam Á của chúng ta. Và tôi rất vui để tường trình rằng, năm nay, Ủy ban hành động trong tư thế lưỡng đảng để nâng cấp sáng kiến này và cung cấp nhiều tài nguyên mới cho nỗ lực.

Song song với nỗ lực này, TNS Graham là Chủ tịch Phân Ủy ban Quốc gia, Hoạt động Hải ngoại và Chương trình Liên hệ [State, Foreign Operations, and Related Programs] đã có những bước để gia tăng đáng kể Tài trợ Quân sự Hải ngoại và Huấn luyện và Giáo dục Quân sự Quốc tế cho đối tác của chúng ta trong khu vực. Đây là một dấu hiệu khác cho thấy sự cam kết của Quốc hội trong việc phát huy những sáng kiến của chúng ta ở Châu Á – Thái Bình Dương.

Lãnh đạo cũa Mỹ: Thực hiện tự do mậu dịch

Nhưng tái lập lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương không chỉ với quân đội của chúng ta. Tôi tin rằng dấu hiệu mạnh nhất mà Hoa Kỳ có thể gởi đi ngay bây giờ về sự cam kết lâu dài với an ninh và thịnh vượng của Châu Á là việc phê chuẩn Đối tác Xuyên Thái bình Dương [Trans-Pacific Partnership – TPP].

TPP tạo một cơ hội lịch sử để giảm thiểu các rào cản mậu dịch, mở thêm thị trường mới, khuyến khích xuất khẩu, và làm cho các công ty Hoa Kỳ cạnh tranh trong một của những vùng kinh tế năng động nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Và tôi tin rằng đó là nhiệm vụ của những người bảo thủ như tôi và các tổ chức bảo thủ như The Heritage Foundation – từ lâu là trọng tâm trí tuệ cho tự do mậu dịch – để giúp lãnh đạo cuộc chiến này. Tổ chức này đã lãnh đạo sự tiến bộ của tự do kinh tế ở trong và ngoài nước trong nhiều thập niên. Heritage từ lâu đã dạy cho chúng ta rằng chúng ta phải tiếp tục cuộc chiến này vì một lý do đơn giản: thị trường tự do và mậu dịch tự do. Chúng mang lợi cho chúng ta.

Mặc khác, nếu TPP thất bại, sự lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ thất bại theo. Tôi vừa hỏi Thủ tướng Singapore chuyện gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ không phê chuẩn TPP. Ông trả lời: “Anh đã chấm dứt ở Châu Á.”

Tôi xin lặp lại: “Anh đã chấm dứt ở Châu Á.”

Khi chúng ta nói, Trung Quốc đang vận động một thỏa thuận mậu dịch vùng của chính nó mà không có Hoa Kỳ. Trung Quốc muốn viết lại những luật lệ kinh tế ở Châu Á bằng phí tổn của chúng ta. Và nếu chúng ta không phê chuẩn TPP, chúng ta để họ tự do làm việc đó.

Vì thế, không còn nghi ngờ gì nữa. Những quyền lợi của TPP rất lớn. Và Mỹ phải hiểu điều đó một cách đúng đắn.

Kết luận: Vững tin vào tương lai của Mỹ

Các bạn thân mến: Trong cuộc đời của tôi, Mỹ đã đối diện với nhiều vấn đề rất to lớn hơn những vấn đề chúng ta đang đương đầu hiện nay, và chúng ta không chỉ vượt qua những thử thách ngày trước, chúng ta trở nên mạnh hơn và tốt đẹp hơn. Chúng ta luôn có mặt trong những buổi bình minh mới tươi sáng hơn ở Mỹ. Mỹ đã bị loại trước đây, nhưng chúng ta luôn luôn chứng minh rằng những người nghi ngờ là sai. Chưa bao giờ có ai thắng cuộc khi đánh cuộc là Mỹ sẽ thua, và thưa các bạn, tôi không nghĩ nay là lúc để bắt đầu.

Tôi rất lạc quan về tương lai của Mỹ. Tôi rất vững tin vào Mỹ vì nền kinh tế của chúng ta vẫn duy trì sự thúc đẩy năng động nhất cho sự phát triển toàn cầu, và khả năng của nó trong việc tái sáng chế và sáng kiến thì thực là không có giới hạn.

Tôi vững tin vào Mỹ vì những kỹ thuật mới đang mở ra những nguồn năng lượng to lớn của đất nước, và Mỹ hiện trên con đường trở thành một nhà xuất siêu về dầu và khí đốt.

Tôi vững tin vào Mỹ vì nền giáo dục đại học của chúng ta là sự thèm muốn của thế giới, vì xã hội của chúng ta tiếp tục đãi ngộ việc chấp nhận nguy cơ và tinh thần đầu tư, và vì chúng ta tiếp tục thu hút tài năng sáng chói nhất và giỏi nhất trên toàn cầu và kết hợp lại trong xã hội đa dạng của chúng ta.

Tôi vững tin vào Mỹ vì quân đội Hoa Kỳ vẫn là một lực lượng chiến đấu được thử thách và hữu hiệu nhất trên thế giới.

Và dù chúng ta, những người Mỹ, luôn có quá nhiều tranh luận hăng say, tôi vững tin vào Mỹ vì hệ thống chánh trị của chúng ta vẫn có khả năng làm nên đại sự có tính sống còn đối với tương lai của Mỹ.

Winston Churchill có nói: “Bạn có thể luôn trông cậy vào Hoa Kỳ để làm đúng – sau khi họ đã thử mọi thứ khác.” Có lẽ điều đó có phần nào đúng. Nhưng khi có sự lựa chọn giữa lôi kéo và duy trì cam kết ở Châu Á và thế giới, tôi tin sự lựa chọn thì rõ ràng. Tôi tin Mỹ sẽ làm đúng để giữ vững vai trò của một sức mạnh Thái Bình Dương lâu dài trong tương lai.

J. M.

John McCain đại diện cho Arizona ở Thượng viện Hoa Kỳ và là Chủ tịch Ủy ban Quân Vụ Thượng viện.

Dịch giả gửi BVN.

Nguồn: http://www.heritage.org/research/reports/2016/12/the-need-for-renewed-american-leadership-in-the-asia-pacific

%d người thích bài này: