Trịnh Xuân Thanh, con dê tế thần (phần kết)

Người Buôn Gió

Tiếp theo: phần 1; phần 2; phần 3; phần 4; phần 5; phần 6; phần 7; phần 8, phần 9; phần 10; phần 11; phần 12; phần 13phần 14

Bây giờ Trịnh Xuân Thanh đã ra nước ngoài cùng vợ và hai đứa con nuôi mà họ nhận từ trại trẻ mồ côi. Một cuộc sống mới đang chờ họ.

Trong nhiều năm qua, có rất nhiều cán bộ cộng sản khi sự nghiệp đổ vỡ đã chạy đi như vậy.  Càng ngày càng nhiều hơn những ngôi nhà của cán bộ cộng sản mọc lên cạnh những khu người Việt đi năm 75.

Không chỉ là cán bộ cộng sản, mà còn nhiều những nghệ sĩ, phi công, doanh nhân cũng gây dựng cuộc sống của mình trên đất nước tự do. Họ đến đấy không phải trên tư cách những người tị nạn, họ đến bằng tư cách của nhà đầu tư, người có công việc, người kết hôn, bảo lãnh…nhiều trường hợp là kết hôn giả và cả giấy tờ giả.

Ngày nay những người như Trịnh Xuân Thanh có thể mua quốc tịch ở xứ Man Tra hay xứ Vale nào đó với giá bèo bọt. Những xứ sở mà khối người trong chính phủ không biết đến xứ An Nam Mít. Đất nước này không có quan hệ ngoại giao gì với xứ An Nam. Muốn dẫn độ một người quốc tịch xứ đó mà gốc ở xứ An Nam, hai nước phải thiết lập quan hệ ngoại giao, rồi bươc tiếp theo ký kết những thoả thuận nhiều thứ, bao giờ trong những hiệp ước đó dẫn độ cũng được coi trọng ở mức thấp nhất.

Từ quốc tịch xứ Man Tra hay Vale hay Cô Dăm An Giê Bích Zai này, họ có thể đầu tư vào Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Ca Na Đa và chuyển đến đó sống.

Nếu không phải là khủng bố hay tội phạm chiến tranh, chẳng ai làm gì họ cả.

Việt Nam ký dẫn dộ được bao nhiêu nước trên thế giới.?

Nếu tôi nhớ không nhầm, thì trong khối các nước tiến bộ Việt Nam ký kết được với Tây Ban Nha mà thôi. Các nước như  Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Úc, Ca Na Đa, Na Uy. Đan Mạch….đều không có.

Câu chuyện hoàng đế Trọng lú xứ An Nam Mít đề nghị nước nào đó trong khối kia dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, nhà đầu tư  mang quốc tịch xứ Man Tra phải đưa về An Nam chịu tội. Là một câu chuyên hoang đường, nhưng nhiều người không biết tưởng rằng chế độ cộng sản An Nam Mít làm được.

Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi làm những việc này để xin tị nạn chính trị ư?

Hoang đường nốt, làm sao Trịnh Xuân Thanh có thể thông qua một bloger như tôi để tạo cho mình đủ chứng cứ được chấp nhận tị nạn chính trị? Anh ta phải nhờ những tổ chức quốc tế, những hãng truyền thông quốc tế và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Từng đó cũng chưa chắc đã đủ để anh ta được xác nhận. Câu chuyện tị nạn chính trị của người Việt Nam bây giờ khác xa trước kia mấy chục năm,  không phải cái thời chỉ giả bộ đi biểu tình sứ quán, thuê người viết vài bài trên mấy tờ báo cộng đồng là đủ chứng cứ tị nạn. Ngay như nhà báo Nguyễn Văn Hải, tức bloger Điếu Cày, lúc này anh cũng chỉ trong thời gian chờ xác nhận tị nạn chính trị. Mặc dù hàng chục triệu người sẵn sàng xác nhận anh Hải dủ tư cách.

Nhưng người ta hãy thích đặt ra những điều hoang đường, những tỉ lệ 1 trên 1000 để bàn luận động cơ này nọ của người khác làm.

Tôi viết cho Trịnh Xuân Thanh thế này.

– Tôi nghĩ anh hãy yên lặng, với khả năng anh có, anh dễ dàng tạo được cho mình một cuộc sống ở bất kỳ đâu trên thế giới này. Trọng Lú không thể với tới anh, tội gì anh phải nói hay làm gì nữa cho mệt. Hôm qua Trọng đã sai Huynh chỉ đạo báo chí ngưng đưa tin về anh, hoặc có đưa thì ẩn dưới không được lên trang nhất, ở những vj trí khó tìm.

Anh đừng chú trọng đến chuyện đòi công lý, công bằng, dân chủ nữa, đó là một cuộc chiến dài và hao tổn thể xác cũng như tinh thần.  Cuộc đấu tranh đòi dân chủ là của những nhà dân chủ. Cuộc chiến giữa những phe phái trong đảng là của những phe phái đó tiếp diễn với nhau. Anh đã ra ngoài rồi, sống cuộc sống bình lặng và chăm lo cho hai đứa bé mà anh đã nhận từ trại mồ côi  để chúng lớn khôn, hưởng cuộc sống văn minh. Việc làm khuấy động của chúng ta vừa qua đã ảnh hưởng đến những nhà đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước. Họ đang có những kế hoạch lớn lao, những hoạch định lý tưởng đẹp đẽ …chúng ta ở góc độ nào đó, đã thực sự có lỗi khi đã làm ảnh hưởng đến công cuộc mà họ đã bỏ bao nhiêu tâm sức.

Họ là những nhà tư tưởng, lý luận và chiến lược gia dân chủ hàng đầu như họ tự nhận, đang hướng cả một phong trào dân chủ đang lớn mạnh đi trên con đường chính nghĩa, và dường như họ thấy kết quả sắp thành công. Chúng ta đừng nên vô tình khuấy nước để làm sổng mất con cá của họ. Nếu không cả đời anh và tôi không gánh được, vì anh biết, con cá sổng bao giờ cũng là con cá to nhất, to đến mức không ai hình dung bởi không ai nhìn thấy bởi vì đã bắt đươc đâu mà thấy. Nhưng người ta căn cứ vào cái quẫy đuôi tạo thành sóng để ước lượng con cá to đến đâu. Lúc đó thì cả cuộc đời anh lẫn tôi không bù đắp được, nếu họ thương tình, đời chúng ta đổi được một cái vảy con cá ấy là may mắn lắm rồi.

Và dù họ chưa bắt được con cá dân chủ ấy. Thì như họ nói, họ đang hướng nhân dân cần lao và phong trào đấu tranh dân chủ đi theo một hướng đi sáng ngời chánh nghĩa, hướng đi để mà khi  thời hậu cộng sản, người dân Việt đều đã thấm nhuần lý tưởng dân chủ. Không còn cảnh tranh giành, độc tài, con ông cháu cha, phe cánh, không còn cảnh tham nhũng, hối lộ…

Anh hãy chọn nơi nào đó sống yên bình, cộng sản không thể vượt qua đống hàng rào quan hệ pháp lý quốc tế  để mò đến anh, khi anh ở vai trò nhà đầu tư thế này, chỉ cần anh tạo công việc cho 5 đến 10 người làm là anh yên tâm vị thế của mình ở nước sở tại. Tôi nghĩ, với người đã từng trải qua những chức vụ lo công việc cho cả ngàn người như anh, thì việc tạo công ăn việc làm cho dăm mười người ở đây chả nghĩa lý gì. Chẳng những cộng sản không với được đến anh, mà cả những người chống cộng sản họ cũng không thể làm gì được anh. Nếu họ làm được thì không có chuyện Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập, Phùng Tuệ Châu …nghênh ngang đi lại giữa Bolsa như vậy.

6 tháng sau sẽ không còn ai nhắc đến Trịnh Xuân Thanh, kể cả khen hay chửi, hàng loạt các sự kiện khác sẽ cuốn cái tên của anh vào quên lãng. Chỉ một ít người thân biết đến anh trong vai một ông cbủ công ty xây dựng nhà cửa nhỏ nào đó ở nơi anh định cư. 4 năm nữa việc anh có thể trở về thăm quê hương, hay thậm chí về nhà ở hẳn là điều hoàn toàn được. Lúc Trọng lú về rồi, những người cộng sản còn lại họ cũng chẳng bới ra việc của anh làm gì, khi nó dây dưa đến bao nhiêu người cộng sản khác, chứ không phải riêng anh. Hoặc 4 năm nữa những nhà đấu tranh kia bắt được con cá dân chủ, anh có trở về họ cũng không để ý anh mà, một phó chủ tịch tỉnh. Từ giờ đến lúc ấy sẽ năm này qua năm khác có bao nhiêu phó chủ tịch tỉnh đi lên, luân chuyển, bổ nhiệm. …ai mà để ý đến anh cơ chứ.

Tuy nhiên nếu anh vẫn muốn theo đuổi cuộc chiến của mình, cuộc chiến với Trọng lú hay cuộc chiến đấu tranh đòi sự công bằng. Anh cần có sự liên kết, làm việc với các luật sư quốc tế, luật sư về kinh tế, có chuyên môn am hiểu ngành nghề kinh doanh. Qua những luật sư này, họ sẽ có những liên hệ với các hãng truyền thông quốc tế để hỗ trợ sự vụ.  Rất nhiều người luật sư, nhà báo đang sẵn sàng giúp đỡ anh.

Và lời sau cùng, dù anh có chọn quyết định nào, khi anh cần, tôi vẫn ở bên anh như một người bạn tri kỷ. Với những vừa qua. Ở hai số phận và hai cuộc đời rất khác xa nhau,  định mệnh đẩy chúng ta đi cùng một chặng đường nhỏ ngắn ngủi,  cùng chơi một trận bóng hè đường.  Nhưng đó là một đoạn đường ngắn, một trận bóng nhỏ mà chúng ta có thể mât đi đến cả tính mạng.

Tôi phải trở lại với công việc tầm thường và lặng lẽ hàng ngày khi tôi chưa ” găp ” anh. Tôi viết bài, đi săn đồ, bán sách…nếu dư chút tiền tôi tặng cho những người nào tôi thấy họ khó khăn.

Hẹn ” gặp lại ” anh.

Với những người yêu mến và hy vọng một sự thay đổi nằm trong những câu chuyện tôi viết trong chục ngày qua, tôi xin nói rằng.

Sự thay đổi đang đến, nó đến chính từ phía các bạn, những người quan tâm và chú ý đến câu chuyện. Chính sự quan tâm của các bạn sẽ là sự thay đổi, sự quan tâm càng lớn đến đâu thì sự thay đổi càng nhanh đến đó.  Có hàng trăm câu chuyện khác đang cần sự quan tâm của các bạn, như chuyện Hoàng Sa, Trường Sa, Formosa…có rất nhiều người đấu tranh thực sự đang rât cần sự quan tâm của các bạn.

Sẽ không có phần sau mang tên như thế này nữa, bởi bây giờ mọi việc không cần thiết phải để nhiều người hỏi có thật hay không, văn bản thật không, giấy tờ thật không. Bây giờ mọi việc nếu tiếp diễn, sẽ là  Trịnh Xuân Thanh với những luật sư, và nếu là những luật sư thì tuỳ mỗi luật sư có quan hệ với hãng truyền thông nào, hãng đó sẽ đưa tin cho các bạn biết.

Tuy nhiên thì tôi sẽ đóng vai ngoài lề, hóng hớt và ghi chép theo cái lối quê mùa ít học của mình để phục vụ một số bạn đọc ít ỏi thích hợp ở một dạng khác.

Trịnh Xuân Thanh và cú vồ hụt của Nguyễn Phú Trọng

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

h1Như một vở hài kịch được sắp sẵn, nhưng vừa đưa ra diễn bị cháy, vụ việc Trịnh Xuân Thanh đang là tâm điểm dư luận mấy ngày qua tại Việt Nam. Nhiều báo chí và mạng xã hội tập trung vào chủ đề này, thậm chí đến mức quên đi cả điều hết sức lớn lao đang từng ngày gây nhức nhối xã hội như Thảm họa Biển Miền Trung – cho đến nay đã gần nửa năm, người dân vẫn không được đền bù thiệt hại.

Trịnh Xuân Thanh – Một cán bộ là con cựu cán bộ cao cấp, được trung ương chăm bẵm, nâng niu ưu tiên đủ thứ, công danh leo vòn vọt từ chức nọ đến chức kia, con đường quan lộ ít ai so bì được, may ra chỉ có con của Thủ tướng.

Bỗng dưng báo chí lôi ra vụ dùng biển xanh lắp vào xe biển trắng rằng là vi phạm luật, là nọ, là kia… cứ như những việc đó ở Việt Nam là lạ lắm không bằng. Gì chứ việc quan chức lạm quyền và làm những điều ngang ngược, coi pháp luật không bằng cái quần lót ở Việt Nam thì chỉ là chuyện bụi bám áo quần. Tưởng rồi  chuyện cũng qua đi như bao chuyện tương tự hoặc hơn thế nhiều.

Nhưng không phải thế.

Cú ra đòn bẩn thường thấy

Người dân thấy ngạc nhiên là chuyện cái biển xanh gắn xe biển trắng được báo chí đưa lên, ông Tổng bí thư lại quan tâm yêu cầu kiểm tra. Nghe tin này, người dân cứ tưởng hồi này ông TBT tiến sĩ xây dựng đảng không có việc làm nên có đọc báo và quan tâm những chuyện bụi đường?

Thế rồi bắt đầu báo chí được phép khai thác, móc chuyện cũ về bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, rồi việc thua lỗ ở công ty anh ta từng làm… Thậm chí cả việc con anh ta được cất nhắc từ thằng nhân viên quèn lên làm quan chức.

Thế rồi lại TBT chỉ đạo quyết liệt moi ra việc anh ta được bổ nhiệm dù “đúng quy trình”, dù có cả ý kiến của bộ máy đảng, là “tinh hoa dân tộc” có “trăm tay nghìn mắt”, “sáng suốt tài tình” đồng ý và phê duyệt cất nhắc anh ta, thì lỗi vẫn thuộc về anh ta. Nghe chuyện này, người dân cứ nghĩ đến chuyện đảng đang kỷ luật con dao, còn người cầm dao đâm chết người thì vô can!

Rồi đảng cho khai thác chuyện ở PVC, nơi anh ta được bổ nhiệm năm 2009 làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Đến lúc này, người ta mới biết rõ rằng cái Công ty PVC thuộc ngành dầu khí này đã thua lỗ trầm trọng trong những năm đó.

Oái oăm thay, chính năm đó, PVC lại được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới! Mà để đạt được danh hiệu này, thì đơn vị đó phải có những tiêu chuẩn “nghiêm ngặt” của Nghị định Số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Trong đó quy định chỉ tặng cho các đơn vị “có thành tích đặc biệt xuất sắc, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là tấm gương sáng, mẫu mực về mọi mặt.”?

Vậy thì việc khen thưởng của tổ chức do đảng sáng suốt lãnh đạo bao năm nay đã thành trò đùa hoặc trò lừa bịp người dân cả nước. Một lần nữa vạch trần việc phong tặng, khen thưởng là trò bịp bợm sau vụ Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế bị tước danh hiệu Anh hùng do bị chính đồng đội y tố cáo dối trá, bịa đặt, lấy tội làm công để được phong anh hùng.

Thế rồi dù kết quả của cuộc bầu cử “dân chủ đến thế là cùng” mà anh ta trúng vào Quốc hội với số phiếu rất cao, thì Ủy ban bầu cử Quốc gia vẫn không công nhận anh ta là đại biểu Quốc hội, chỉ vì Ban Kiểm tra trung ương yêu cầu. Có nghĩa là cái Ban này hơn cả đám “nhân dân” mà đảng vẽ ra bấy lâu nay.

Thế mới hiểu thêm một điều: Cái gọi là bầu cử, ý dân, nguyện vọng của nhân dân, sự sáng suốt bầu người có tài, có đức vào Quốc hội mà đảng luôn khua chiêng, gõ mõ bấy lâu nay chỉ là một trò hề.

Và việc bầu anh ta vào chức vụ trong bộ máy tỉnh Hậu Giang đã phải dừng lại.

Xem xét cái “quy trình” của vụ này, người ta nhớ đến những việc đảng vẫn hay làm với các nhà đấu tranh cho dân chủ hoặc bất đồng chính kiến. Người ta nhớ đến vụ án “Hai bao cao su đã qua sử dụng bỗng nhiên thành chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam” của Cù Huy Hà Vũ hoặc vụ án “Trốn thuế trở thành Tuyên truyền chống Nhà nước”  của Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày.

Thì vẫn bài cũ, tuồng tích cũ diễn lại, dù là đồng chí, đồng đảng với nhau.

Thế nhưng, qua vụ các đồng chí chơi nhau theo kịch bản này, lại là dịp cho người dân được “đảng cho ta sáng mắt, sáng lòng”.

Thực chất của vở bi hài kịch

Người dân biết rõ rằng câu ca dao: “Mèo tha miếng thịt thì đòi. Hổ tha con lợn, mắt coi trừng trừng” là chuyện ngày càng được chứng minh trong chế độ này.

Ai cũng biết rằng, Trịnh Xuân Thanh, với vai trò và chịu trách nhiệm của người đứng đầu trong một đơn vị làm ăn và đốt của người dân đến hơn 3.000 tỷ đồng là tội đáng chém. Thế nhưng, số vụ việc và quan chức làm hại đất nước cỡ Trịnh Xuân Thanh trở lên ở Việt Nam thì “đông như quân Nguyên”, nếu bị móc ra trừng trị, thì nói như Nguyễn Sinh Hùng là “lấy đâu ra cán bộ mà làm việc”.

Đơn giản là ngay Nguyễn Phú Trọng, khi còn là người đứng đầu Hà Nội, với vai trò Bí thư Thành ủy – một ông vua tại Thủ đô, thì chỉ riêng Dự ánCiputra đã trốn thuế đến 3.000 tỷ đồng, nhưng rồi vẫn rơi vào im lặng. Vậy trách nhiệm của ông ta là người đứng đầu, lãnh đạo toàn diện… để ở đâu? Liệu ông ta có bị khai trừ đảng?

Chỉ nói riêng trong ngành dầu khí Việt Nam, thời Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu ngành dầu khí là Đinh La Thăng, thì ngành này đã đốt bao nhiêu tiền dân? Chỉ nêu vài phi vụ “làm ăn” của ngành này sẽ hiểu.

Hàng trăm tỷ đồng mà ngành Dầu khí đổ vào Sân Golf Hoàng Gia, Ninh Bình, để rồi thu lại được con số âm hàng trăm tỷ. Cũng tương tự, ngành dầu khí đã đầu tư và mất trắng 800 tỷ đồng tại OceanBank thì đã sao.

Cứ tưởng con số mất trắng 800 tỷ đồng đã là lớn ư? Chưa ăn thua. Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ với con số 7.000 tỷ đồng do Tập đoàn Dầu khí đầu tư để rồi… đắp chiếu. Chỉ sau hơn một năm hoạt động, nhà máy liên tục “đắp chiếu”, lỗ hơn 1.700 tỉ đồng và đứng trước nguy cơ phá sản.

Những tưởng sự thiệt hại, thất thoát, đến con số đó là khủng khiếp và dừng lại? Xin thưa là chưa.

Dự án mà Ngành Dầu khí Việt Nam đầu tư ở Venezuela góp 40% vốn trong tổng mức đầu tư giai đoạn 2009-2014 là 1,825 tỷ USD, đã buộc phải dừng lại vào cuối 2014. Con số 40% Dầu khí Việt Nam góp vốn tại đây giai đoạn này là 730 triệu dola, nghĩa là 16.200 tỷ đồng tiền của người dân Việt Nam đã được “gửi hương cho gió”.

Thế thì đã sao? Đinh La Thăng vẫn được điều sang làm Bộ trưởng một ngành huyết mạch hơn, nắm nhiều tiền của hơn, vung tay thoải mái hơn: Bộ Giao thông Vận Tải.

Và khi số tiền 16.200 tỷ tại Venezuela chính thức phá sản, thì Đinh La Thăng vẫn ung dung vào Bộ Chính Trị.

Có thể nói không ngoa điều này: Ngay trong Trung ương Đảng Cộng sản, nếu lấy tội trách nhiệm làm lãng phí, phá hoại, tham nhũng, hối lộ ra mà xét thỉ thử hỏi, mấy người thoát tội? Và thử hỏi cả ngàn Ủy viên Trung ương Đảng, có được mấy người hoặc nói cụ thể hơn là có tìm được người nào dám đứng thẳng, hiên ngang không sợ xấu hổ rằng: Tôi thanh bạch, tôi không tham nhũng, hối lộ mà tôi chỉ sống bằng đồng lương và những đồng tiền chân chính của tôi?

Có lẽ, đó lại là câu chuyện trong Kinh Thánh về thành Sodom và Gomorrah bị tiêu diệt vì không tìm ra được chỉ 10 người công chính.

Trên hết, tất cả những tham nhũng, thì vật chất, tiền bạc… vẫn chưa gây hậu quả lớn bằng việc tham nhũng quyền lực, chiếm cứ ngôi vị, vị thế quyền lực nhằm phục vụ phe nhóm mình và làm đất nước tụt hậu, nghèo nàn và đời sống người dân đi vào cùng khổ, dân tộc đi vào con đường nô lệ. Mà điều này, không cần nói thì ai cũng biết Đảng CS và dẫn đầu là Nguyễn Phú Trọng chiếm giải quán quân.

Thực chất của vụ việc chỉ là sự thanh trừng phe nhóm nội bộ của đảng. Những chuyện nhân danh chống tham nhũng, nhân danh vì sự trong sạch, liêm khiết của đảng, lấy lại lòng tin với người dân… cứ như những vở tuồng diễn lại bao năm nay đã không còn lạ với người dân Việt Nam vốn đã có thời gian thừa thãi lòng tin và giờ đây thấm đòn.

 Cú vồ hụt và vị thế của Nguyễn Phú Trọng

Tưởng rằng, việc đứng ở vị trí đỉnh cao của quyền lực độc tài, TBT Nguyễn Phú Trọng mở màn vụ thanh trừng bằng nút mở Trịnh Xuân Thanh dễ như trở bàn tay. Để rồi từ đó, đường dây phe nhóm dần dần bị lôi ra khỏi vị thế của mình và ông Trọng một mình một ngựa.

Đâu ngờ mọi việc không như mong đợi.

Dù đã chuẩn bị công phu bằng tuyên giáo, báo chí mở màn bằng những bài viết mổ xẻ, kết tội Trịnh Xuân Thanh. Dù đã chỉ thị, yêu cầu và thậm chí họp xét khai trừ Trịnh Xuân Thanh khỏi Quốc hội, khỏi đảng và các chức vụ… cứ tưởng như Trịnh Xuân Thanh chỉ còn chờ ngày bị người ta thò tay vào giỏ để lôi ra.

Đùng một cái, Trịnh Xuân Thanh biến mất.

Thế rồi anh ta làm nóng cư dân mạng xã hội bằng đơn, thư, hình ảnh… từ nước ngoài hoặc nơi bí mật nào đó, kể tội không chỉ Nguyễn Phú Trọng mà cả đám bộ sâu Trung ương đảng.

Điều này nói lên hai khả năng:

Thứ nhất, là cuộc chiến phe nhóm lợi ích và quyền lực ngày càng gay gắt và đến hồi quyết liệt. Đã có những thanh toán nhau bằng súng, bằng nhiều cách và giờ đây là thanh toán trực tiếp bằng Chỉ thị.

Thứ hai, là vị thế của Nguyễn Phú Trọng nói riêng, Đảng CS nói chung đã không đủ để làm người ta khiếp sợ và cung cúc chấp nhận những sự bất minh mà điều này vốn đã thành lệ xưa nay.

Qua vụ việc này, nếu có chút suy nghĩ, hẳn Nguyễn Phú Trọng sẽ nhìn thấy khả năng, uy tín hiện đang ở đâu, không chỉ trong lòng dân mà ngay cả trong lòng các “đồng chí” của mình.

Hà Nội, ngày 15/9/2016

Xác người bó chiếu: Trách nhiệm thuộc về ai?

FACEBOOKER TUNG HAI

BBC

Những hình ảnh một thi thể quấn chiếu sơ sài nằm vắt ngang đằng sau xe máy ở tỉnh Sơn La xuất hiện trên Facebook cách đây ít hôm khiến nhiều người cảm thấy sốc.

Được biết đó là thi thể một phụ nữ 40 tuổi, bị bệnh nặng, gia đình xin xuất viện để được về nhắm mắt xuôi tay tại nhà bên người thân, nhưng bệnh nhân đã tử vong sau khi rời Bệnh viện Lao – Phổi Sơn La trên xe máy được 30km, và còn cách nhà chừng 100km nữa.

Bà Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng, nói với BBC Tiếng Việt về sự việc có thể nói là chưa từng xảy ra ở Việt Nam, mà theo bà là “như một lời cảnh tỉnh xã hội”:

‘Tình trạng cùng quẫn, bần cùng hóa’

Ở Việt Nam, người chết rất được tôn trọng. Thi thể người chết luôn được tôn trọng, bảo vệ, nâng niu.

Cho dù điều kiện kinh tế, học vấn ra sao, thì trong đạo lý của nguời Việt, bất kể tầng lớp xã hội, bất kể giàu nghèo hay trình độ học vấn, việc tôn trọng thi thể người chết là thứ đạo lý phổ cập.

Người ta cũng tin vào linh hồn người chết, coi việc người chết có linh hồn – linh hồn đó rất được trân trọng. Niềm tin đó có ở mọi trình độ.

Gia đình xin đưa bệnh nhân về nghĩa là người ta muốn làm thủ tục mai táng, tiễn đưa linh hồn người chết về thế giới bên kia. Tôi tin chắc là gặp phải hoàn cảnh rất bần cùng, bất đắc dĩ họ mới làm như vậy.

Để đến mức người ta phải quấn chiếu chở đằng sau xe máy, chắc gia đình họ thực sự không còn lựa chọn nào khác.

Điều khiến chúng ta suy nghĩ ở đây là điều gì đã làm cho người ta phải hành xử như thế với thi thể của một người đã chết? Cách đối xử với thi thể người chết mới chính là điều làm dư luận bức xúc, chứ không chỉ là cách hành xử hay những gì đã diễn ra ở bệnh viện.

Có thể nói đó là tình trạng bần cùng hóa, có lẽ gia đình bệnh nhân đã quá cùng quẫn.

Vai trò của nhà nước và các tổ chức xã hội

Image GETTY

Câu chuyện này là một lời cảnh tỉnh xã hội. Nó phản ánh vấn đề đạo đức xã hội. Để một người chết phải bị đối xử như vậy thì mỗi người chúng ta đều phải suy nghĩ, từ các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo, các cấp chính quyền cho tới những người dân.

Đây chỉ là hiện tượng của một vấn đề. Nhưng ẩn đằng sau, nguyên nhân sâu xa là gì thì mỗi chúng ta cần phải suy nghĩ, tìm cách giải quyết.

Về mặt chính sách, nhà nước có rất nhiều chính sách nhân văn, như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo, cho người nghèo vay vốn, hay chương trình hỗ trợ người bị HIV được điều trị miễn phí v.v…

Tuy nhiên, trên thực tế có hai vấn đề.

Thứ nhất là không một nhà nước nào có khả năng đi đến mọi ngóc ngách xã hội để giải quyết, hỗ trợ từng trường hợp đơn lẻ.

Nếu xã hội phát triển hơn, như ở nhiều nước khác, người ta vận động sự tham gia của xã hội dân sự, của các tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng, các tổ chức thiện nguyện, để có thể giúp đỡ tối đa những trường hợp cần giúp.

Ở Việt Nam, các tổ chức xã hội cũng đã được thành hình, nhưng còn rất lẻ tẻ.

Sự ủng hộ của nhà nước đối với các chương trình hoạt động đó cũng chưa rõ rệt, cho nên các tổ chức xã hội chưa phát huy được vai trò của mình. Nếu nhà nước ủng hộ hơn, khuyến khích hơn các hình thức huy động cộng đồng, sẽ có nhiều trường hợp khó khăn sẽ có thể được hỗ trợ nhiều hơn.

Thứ hai, rất nhiều chính sách của nhà nước trên lý thuyết là rất tốt đẹp, nhưng trong quá trình thực hiện thì không phải lúc nào cũng tốt như theo lý thuyết.

Hiệu quả của các chương trình hỗ trợ cho người nghèo, những người yếu thế vẫn còn đang rất hạn chế, dẫn đến tình trạng những người gặp khó khăn chưa được giúp đỡ nhiều như lẽ ra họ đã có thể nhận được, nếu tính trên nguồn lực của đất nước, với sự quan tâm của người dân trong xã hội.

Ai chịu trách nhiệm?

Image AFP

Trách nhiệm của nhà nước là phải lo cho dân. Một trong những cách để lo cho dân là huy động lực lượng có khả năng đóng góp vào việc đó. Các lực lượng khác có thể tham gia nhưng Nhà nước phải chủ động trong việc đảm nhận, thực hiện trách nhiệm này.

Theo tôi, trong vụ việc cụ thể này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền tỉnh Sơn La.

Bệnh nhân tử vong giữa đường là người dân của Sơn La, vừa xuất viện khỏi bệnh viện của Sơn La, cho nên những người chịu trách nhiệm phải là thuộc tỉnh.

Tôi tin là họ cũng cảm thấy rất chua xót, và cũng phải cảm thấy mình phải có trách nhiệm trong việc chưa làm tròn bổn phận của mình.

Một chính quyền quản lý tốt, một chính quyền lo cho người dân, làm việc hiệu quả, thì bệnh viện sẽ không để xảy ra những trường hợp để bệnh nhân ra về theo cách như vậy, gia đình bệnh nhân cũng không phải tới mức hành xử như thế với người thân đã chết của mình.

“Phải lôi đầu Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng ra bêu trước tiên”

FB Trương Nhân Tuấn

Ông luật sư Vũ Đức Khanh cắc cớ rủ Trịnh Xuân Thanh qua Canada tổ chức “họp báo quốc tế”. Ông Khanh nói vầy, hỏi thử có cắc cớ hay không: “tôi bảo đảm với ông rằng một khi tôi chính thức thụ lý hồ sơ của ông, mọi thông tin chi tiết liên quan đến vụ việc ông xin tỵ nạn chính trị sẽ được cá nhân tôi và các đồng sự bảo mật tối đa.”

Cá nhân tôi cực lực phản đối vụ này. Mấy cha “bảo mật tối đa” thì đâu còn chuyện để chúng tôi hưởng ứng lời kêu gọi “xây dựng văn hóa khinh bỉ” của lãnh đạo nữa.

Phong trào “văn hóa khinh bỉ bọn tham nhũng” do đảng khởi xướng, nhờ Trịnh Xuân Thanh mà nở rộ. Sắp sửa thành “trăm hoa đua nở” chớ chẳng chơi.

Nội bộ đảng thúi um, chuyện bắn giết lẫn nhau để giành ghế ở Yên Bái chưa yên mồ yên mả thì xảy ra chuyện Trịnh Xuân Thanh. Chuyện Trịnh Xuân Thanh rõ ràng là chuyện mấy ông giành ăn với nhau, toan tính lật ghế lẫn nhau, chớ đảng viên thì thằng nào không tham nhũng?

Nếu muốn đả hổ diệt ruồi như người ta thì phải lôi đầu Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng ra bêu trước tiên. Bọn chúng đứa nào cũng “hạm”, cũng “sâu chúa”. Mấy cái đấm thép lỗ hàng chục tỉ đô la sờ sờ, sao không lôi đầu bọn chúng mà xử?

Đảng viên nào cũng tham nhũng, tức đảng viên nào cũng đáng khinh bỉ. Những người cầm viết tham gia vụ Trịnh Xuân Thanh, trong chừng mực cũng là hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo, “khinh bỉ” bọn tham nhũng.

Rốt cục phong trào “văn hóa khinh bỉ” của lãnh đạo trở thành phòng trào “vung đao tự thiến”, tự châm lửa đốt nhà. Vấn đề là bọn DLV cao cấp, muốn chửa lửa cho chủ, (mà hơi ngu), nhân vụ này xuyên tạc “phe dân chủ”.

Vì vậy tôi đề nghị với LS Khanh, chuyện nội bộ của đảng đã lỡ thúi rồi, đã trở thành “văn hóa” rồi, thì cứ để nó tiếp tục thúi luôn, người dân đồng lòng hưởng ứng phong trào khinh bỉ (đảng viên tham nhũng).

Vậy mà có lợi.

CÓ MỘT THẾ LỰC NGẦM SIÊU QUYỀN LỰC?

FB Mạc Văn Trang
Sự kiện mới nhất là vụ Trịnh Xuân Thanh (TXT). Vụ này TBT Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ đạo Ban kiểm ta TƯ, tỉnh ủy Hậu Giang, Bộ CA… kiểm điểm ông Thanh, hủy bỏ tư cách đại biểu QH, đình chỉ công tác để điều tra, rồi khám nhà, truy bắt về tội “Bổ nhiệm sai quy trình và làm thất thoát hơn 3000 tỉ… Trong cuộc tiếp xúc với cử tri ngày 6/8/2016, TBT Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu “Những vụ như Trịnh Xuân Thanh, phải làm chắc chắn, thận trọng, hiệu quả, đồng thời giữ cho được ổn định để phát triển đất nước.”…Diễn biến của nhiều vụ việc trong mấy năm gần đây, cho thấy hình như có một thế lực siêu quyền lực nào đó lởn vởn trên đầu sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng; trên cả hệ thống chính quyền hùng hậu và thiên la địa võng toàn “hệ thống chính trị” tay chân, tai mắt nhằng nhịt của Đảng từ trung ương đến thôn bản.

Đùng cái, TXT đã ở nước ngoài, gửi đơn ra khỏi Đảng và công bố nhiều tài liệu chống lại TBT Nguyễn Phú Trọng, Ban Kiểm tra, Ban Tổ chức … của Đảng. Ồ! Đảng lãnh đạo toàn diện tuyết đối toàn hệ thống chính trị mà để đối tượng đang bị điều tra, trốn ra nước ngoài ngon lành thế ư?

Ngày 10/9/2016, báo Pháp Luật Online dẫn lời thiếu tướng Lê Xuân Viên – Cục trưởng cục Quản lý Xuất nhập cảnh (thuộc tổng cục an ninh, bộ công an) cho biết cơ quan này “chưa nắm được thông tin”. Cục An ninh Cửa khẩu cũng “không rõ”… Như vậy phải có một tổ chức nào đó bịt mắt tất cả các cơ quan chức năng để đưa TXT đi trót lọt và chuẩn bị chiến lược phản công lại TBT Nguyễn Phú Trọng một cách bài bản như vậy chứ. Mình TXT sao làm được.

Trở lại chuyện DƯƠNG CHÍ DŨNG, trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm về tội “Tổ chức cho người khác (Dương Chí Dũng) trốn đi nước ngoài”, nhân chứng Dương Chí Dũng (anh ruột của Dương Tự Trọng) khai rằng: chính Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines báo tin cho mình biết việc bị khởi tố và bị bắt tạm giam. Ông Dũng khai rằng được ông Ngọ khuyên nên tránh đi một thời gian…

Trong phần tuyên án “Dương Tự Trọng và đồng bọn tổ chức đưa người đi trốn”, chủ tọa Trương Việt Toàn đã công bố quyết định sẽ khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật Nhà nước và yêu cầu VKS điều tra làm rõ hành vi nhận 510.000 USD để chạy tội cho Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines…(tức là điều tra Thượng tướng Phạm Quý Ngọ).

Ông Nguyễn Bá Thanh Trưởng Ban Nội chính TƯ dự phiên tòa (chắc là trực tiếp chỉ đạo vụ trọng án này, vì trước đó ông đã tuyên bố “hốt hết”). Mà ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố như vậy là có sự hậu thuẫn của TBT và nhiều nhân vật quan trọng khác. Nhưng đùng cái, ông Phạm Quý Ngọ lâm bệnh nặng và “chết đúng quy trình”. Vụ án đến đó là cụt. Thế rồi ông Nguyễn Bá Thanh khỏe như vâm, vẫn ra sân bóng đá đọ sức với thanh niên, đùng cái mắc bệnh bí hiểm, đi chữa bệnh bí hiểm và chết bí hiểm!

Hai anh em Dương Chí Dũng ngồi trong tù nhưng mối hận vẫn nung nấu cháy bỏng trong lòng, chờ dịp phải làm cho tóe loe ra, liên quan đến mấy ông to đùng… Thế thì đùng cái, lại nghe tin đồn Dương Chí Dũng chết đột ngột tại nhà giam Quảng Trị rồi. Phải có một thế lực nào siêu quyền lực bao trùm lên tất cả hệ thống chính trị mới làm được những việc “đúng quy trình” như vậy chứ?

Lại mới đây, vụ Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn bị bắn chết, cũng lạ. Tại buổi họp báo chiều 18/8/2016 do bà Phạm Thị Thanh Trà – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, chủ trì đã xác nhận: ông Đỗ Cường Minh Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm là người trực tiếp vào từng phòng bắn chết 2 đồng chí cấp trên rồi tự sát. Ông Đặng Trần Chiêu Giám đốc CA tỉnh Yên Bái nói: “Chúng tôi xác định Minh bắn ông Cường trước, sau mới bắn ông Tuấn, có nhân chứng thấy Minh đi vào phòng ông Tuấn còn chào hỏi. Sau thấy tiếng nổ mới vào thì phát hiện cả 2 thiệt mạng”.

Tin tức được thông báo: Đỗ Cường Minh là thủ phạm gây án và sau đó tự sát. Vụ án khép lại. Ba đám tang được tổ chức gấp gáp. Tưởng thế là xong. Nhưng dư luận lại rộ lên: Đỗ Cường Minh bị bắn từ sau gáy đạn xuyên ra phía trước. Không ai lại tự sát kiểu đó được? Vậy có bàn tay nào đứng sau, bắn vào gáy Cường Minh? Vậy động cơ gây án là gì? Những ai liên quan? Tất cả chìm trong im lặng, bặt tăm…

Rồi người ta lại hỏi: Vụ bắn chết 2 cán bộ chủ chốt của Yên Bái có liên quan gì đến vụ Tư lệnh quân khu 2, uỷ viên trung ương đảng – thiếu tướng quân đội Lê Xuân Duy đã đột ngột qua đời ở tuổi 54 không? Có phải xâu chuỗi tất cả lại, có một thế lực nào đó gây ra “khủng hoảng cho Yên Bái” không? Nhằm mục đích gì?

Còn rất nhiều sự việc khác gây nghi ngờ: có một thế lực “siêu quyền lực” nào đó hoạt động ngầm trong xã hội, luồn lách, vượt qua sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước? Trong một môi trường xã hội mù mờ, mất kiểm soát như vậy, người dân sao có thể an lòng.

Tự do yêu đương thời nhà Trần

  Nhà Trần là triều đại khoan dung và tự do nhất trong lịch sử dân tộc. Tự do yêu đương chỉ là một trong những biểu hiện.

Đọc lịch sử ít ai để ý vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có một “vết xấu” mà các sử gia Lê – Nguyễn chê bai. Đó là chuyện ông yêu công chúa Thiên Thành, nhưng Thiên Thành lại bị vua đem gả cho Trung Thành Vương. Trần Quốc Tuấn không chịu, “đương đêm lẻn vào tư thông với công chúa” (ĐVSKTT). Chuyện “hủ hóa” này không những không bị vua Trần Thái Tông trị tội mà còn đem Thiên Thành gả luôn cho ông. Vua Trần Thái Tông tôn trọng tự do yêu đương, nhưng Ngô Sĩ Liên cho đây là cuộc “hôn nhân bất chính”, còn Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán nhà Nguyễn thì bình luận: “Trần Quốc Tuấn là người văn võ toàn tài, đủ cả trung lẫn hiếu, duy phải một vết xấu này, nên không được là người hoàn toàn. Có lẽ thói chung chạ của nhà Trần đã ăn sâu vào đầu óc người ta, đến nỗi họ cho việc ấy là tự nhiên, không có gì là quái lạ”.

Chuyện bắt đầu từ Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung, người mà giáo sư Trần Quốc Vượng bảo là đã để cho dòng họ mình “bám váy” vào triều đình, từ đó khai sinh ra nhà Trần. Bà Trần Thị Dung có nhiều mối tình lãng mạn trước khi trở thành hoàng hậu của nhà Lý và sau khi nhà Trần thay nhà Lý bà lại tái giá với thái sư Trần Thủ Độ. Hai người con gái của bà với vua Lý Huệ Tông là công chúa Chiêu Thánh (tức nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng) lấy Trần Cảnh, sau đó nhường ngôi cho Trần Cảnh, và công chúa Thuận Thiên lấy anh của Trần Cảnh là Trần Liễu. Vì lo lắng cho tương lai của triều Trần khi Chiêu Thánh chậm sinh con, Trần Thủ Độ và bà đã bàn với nhau ép Trần Liễu nhường công chúa Thuận Thiên khi ấy đã mang thai về làm vợ Trần Cảnh, rồi ép Trần Cảnh phế hoàng hậu Chiêu Thánh, đem Chiêu Thánh gả cho Lê Phụ Trần. Kết quả của cuộc cưỡng ép hôn nhân trái khoáy nhất trong lịch sử này là công chúa Thuận Thiên trở thành mẹ của vua Trần Thánh Tông và là bà nội của vua Trần Nhân Tông. Bà Trần Thị Dung chính là bà ngoại và bà cố ngoại của hai ông vua anh minh này. Bà không những có công khai mở triều Trần mà còn có công lớn đối với đất nước, là người trực tiếp tổ chức hậu cần cho cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông.

Các sử gia nho sĩ thời Lê – Nguyễn đã lên án kịch liệt “thói chung chạ” này, gọi đó là “đầu têu dâm loạn”. Chuyện Trần Thủ Độ vì quốc gia đại sự mà ép Trần Cảnh lấy chị dâu của mình ngày nay có thể còn nhiều tranh cãi, bản thân Trần Cảnh lúc ấy cũng phản đối cuộc hôn nhân trái khoáy này, nhưng việc bà Trần Thị Dung và công chúa Chiêu Thánh tái giá thì rõ ràng là thể hiện sự tôn trọng khát vọng làm vợ làm mẹ chính đáng của người phụ nữ.

Phải thừa nhận vua quan nhà Trần rất “thông thoáng” trong chuyện trai gái, điển hình là chuyện của Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thụy. Trần Khánh Dư là một vị tướng quân tài giỏi, vua Trần Thánh Tông vì mến tài nên nhận làm con nuôi (Thiên tử nghĩa nam), được phong làm Nhân Huệ Vương. Công chúa Thiên Thụy là vợ của Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, là con dâu của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, thế mà Trần Khánh Dư lại ngang nhiên “thông dâm” với công chúa Thiên Thụy. Tội lớn đó không thể tha, vua lại sợ làm phật lòng Trần Quốc Tuấn, nên “sai đánh chết” Khánh Dư, nhưng lại dặn đánh nhẹ tay không để chết, sau đó tước hết quan chức đuổi làm dân thường, về làm nghề đốt than và buôn bán ở Chí Linh. Sau này Khánh Dư được vua Trần Nhân Tông phục chức, ông đã lập công lớn bằng việc đánh chìm đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn, bẻ gãy xương sống của quân xâm lược, tạo bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông. Trong chuyện “thông dâm” này rõ ràng không thể là chuyện đơn phương của Trần Khánh Dư mà chắc chắn là phải có sự chủ động của công chúa, điều này cho thấy những người con gái thời Trần “thông thoáng” như thế nào trong chuyện yêu đương, chẳng khác mấy so với con gái bây giờ

Dù “thông thoáng” trong chuyện yêu đương trai gái nhưng nhà Trần lại hết sức chú trọng bảo vệ sự bền chặt của gia đình. Bản thân các vua Trần là tấm gương về lòng hiếu thảo, về tình anh em. Không những vậy, vào tháng 5-1315, vua Trần Minh Tông ngay sau khi lên ngôi đã ban chiếu “cấm cha con, vợ chồng và gia nô không được tố cáo lẫn nhau”. Lần đầu tiên trong lịch sử đã có một chiếu lệnh nhân văn như vậy. Đến thời Lê, vua Lê Thánh Tông đã kế thừa truyền thống đó và đưa vào bộ luật Hồng Đức. Tiếc rằng, truyền thống nhân văn này một thời gian dài đã bị bãi bỏ gây ra biết bao nhiêu bi kịch, điển hình là việc con tố cha vợ tố chồng thời cải cách ruộng đất, mãi cho đến năm 1999, Quốc Hội nước ta mới đưa tinh thần “người thân không tố cáo nhau không có tội” vào Bộ luật hình sự năm 2000 để kế thừa truyền thống nhân văn của tổ tiên.

Cần biết, thời nhà Trần, nho giáo chưa thống trị xã hội, tự do cá nhân chưa bị câu thúc, những người khai sinh triều Trần lại xuất thân là những người đánh cá có cuộc sống phóng khoáng. Bản thân vua Trần Thái Tông không muốn làm vua, ông coi ngai vàng như “chiếc giày rách”, ông từng rời bỏ nó lên Yên Tử, do  Trần Thủ Độ và quần thần đến cầu khẩn, lại được thiền sư Viên Chiếu khuyên “phàm làm bậc nhân quân thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình” (*), ông đành miễn cưỡng lên ngôi vua trở lại, nhưng ông cũng chỉ ở ngôi đến 40 tuổi thì thoái vị. Theo gương ông, các vua Trần không ai tham quyền cố vị, không ai ở ngôi quá tuổi 40, trừ trường hợp đặc biệt là Trần Nghệ Tông 49 tuổi mới làm vua nhưng chỉ ở ngôi 2 năm thì nhường lại cho con.

Và người coi ngai vàng như “chiếc giày rách” đó đã mở ra một triều đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc với ba lần đánh thắng đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ là quân Nguyên – Mông. Nhà Trần còn là triều đại khoan dung và tự do nhất trong lịch sử dân tộc mà tự do yêu đương chỉ là một trong những biểu hiện.

(còn tiếp)

Hoàng Hải Vân

(*) Dẫn từ Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Thái Tông, NXB tổng hợp TP.HCM, 1999.

Ảnh: Một phần của bức thư họa “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ” vẽ cảnh Phật Hoàng (vua Trần Nhân Tông) đang trên đường xuống núi giáo hóa chúng sinh. 

Sự thật tàn nhẫn: Tình yêu không là tất cả

Năm 1967, John Lennon sáng tác bài hát “Tất cả những gì bạn cần là tình yêu”. Ông là người đã bạo hành hai người vợ, bỏ rơi một người con, lăng mạ người quản lý vì đồng tính và gốc gác Do Thái của ông ta.

35 năm sau, Trent Reznor từ ban nhạc Nine Inch Nails đã viết bài hát “Tình yêu không là tất cả”. Reznor, mặc dù nổi tiếng với những màn trình diễn gây sốc, những video lố bịch và quấy rối của mình, đã cai nghiện thành công, cưới một người vợ, có hai đứa con, từng hủy toàn bộ album và tour diễn của mình để ở cạnh vợ con và làm một người chồng, người cha tốt.Một trong hai người đàn ông trên có góc nhìn rõ ràng và thực tế về tình yêu. Người còn lại thì không.

Một người lý tưởng hóa tình yêu như liều thuốc tiên, là giải pháp cho mọi vấn đề. Người còn lại thì không.

Một trong hai người là thằng khốn chỉ biết yêu bản thân. Người còn lại thì không.

Trong thời đại này, nhiều người trong chúng ta có xu hướng lý tưởng hóa tình yêu. Chúng ta nhìn nhận nó như phương thuốc tiên có thể chữa trị mọi vấn đề trong cuộc sống. Phim ảnh, tiểu thuyết và lịch sử đều tôn thờ tình yêu như mục tiêu tối thượng của cuộc sống, là câu trả lời cho mọi nỗi đau và vấn đề. Chính vì lý tưởng hóa tình yêu, chúng ta đã đánh giá quá cao nó. Kết quả là hôn nhân của ta lãnh đủ mọi hậu quả.

Khi ta tin rằng “Tất cả những gì bạn cần là tình yêu” thì giống như Lennon, chúng ta đã lãng quên những phẩm chất khác: lòng tự trọng, tính khiêm nhường hay sự gắn kết với người mà ta yêu. Nếu tình yêu có thể giải quyết mọi thứ, việc gì một người phải cố gắng rèn luyện những đức tính khác?

Thế nhưng nếu nghĩ như Reznor và tin rằng “tình yêu không là tất cả”, ta hiểu rằng một mối quan hệ bền vững cần nhiều thứ hơn là những rung động và đam mê nhất thời. Chúng ta hiểu rằng có nhiều thứ trong cuộc sống quan trọng hơn là tình yêu. Chuyện tình của bạn êm đẹp và bền vững là nhờ những giá trị sâu sắc và quan trọng hơn này.

BA SỰ THẬT TÀN NHẪN VỀ TÌNH YÊU

Vấn đề khi lý tưởng hóa tình yêu là nó làm chúng ta có kỳ vọng không thực tế về những gì tình yêu có thể mang đến. Những kì vọng này dần phá hủy mối quan hệ ta mà vốn nâng niu. Tôi sẽ làm rõ hơn điều này:

1. Tình yêu không đồng nghĩa với việc hoàn toàn chấp nhận.

Chỉ tình yêu thì không thể biến người ấy thành người đồng hành tuyệt vời cho bạn suốt về sau. Yêu là về mặt tình cảm, trong khi tương hợp là về logic. Đừng nhầm lẫn 2 khái niệm này.

Bạn vẫn yêu ai đó không đối xử tốt với bạn, người luôn khiến bạn cảm thấy bản thân thật tồi tệ. Họ không tôn trọng bạn như cách bạn tôn trọng họ, hoặc họ có một cuộc sống quá phức tạp đến nỗi khiến bạn khổ sở theo.

Bạn vẫn yêu một người có những lý tưởng và mục tiêu cuộc sống hoàn toàn trái ngược với bạn, người có những niềm tin, tín ngưỡng hay cách nhìn nhận sự vật khác hẳn với bạn.

Bạn vẫn yêu một người chỉ đem lại những điều tệ hại cho bạn.

Điều này nghe có vẻ bất hợp lý, nhưng nó vẫn diễn ra.

Khi tôi xem xét lại những chuyện tình không đẹp mình biết, tôi nhận thấy rằng đa phần mọi người bắt đầu yêu với những cảm xúc đơn giản – họ thấy rung động và cứ thế mà yêu. Họ quên rằng anh chàng họ yêu là một con chiên cuồng tín hay cô nàng họ phải lòng cực kỳ phân biệt giới tính. Họ nghĩ rằng mọi việc sẽ ổn.

Và rồi sáu tháng sau, khi anh chàng nói trên cầu nguyện 12 lần mỗi ngày để xin Chúa tha thứ, hay cô nàng kia quẳng mọi đồ đạc của anh ấy ra ngoài đường, họ nhìn nhau và tự hỏi “Ôi trời, mọi chuyện đã đi chệch hướng tự lúc nào?”

Sự thật là nó đã sai đường ngay từ khi bắt đầu rồi.

Khi hẹn hò, bạn phải dùng không chỉ trái tim mà cả đầu óc nữa. Đúng là bạn muốn tìm một người khiến tim bạn rung động và nhìn thấy sự dễ thương trong những thói quen xấu của bạn. Nhưng bạn cũng nên đánh giá những phẩm chất khác của người ấy, cách họ đối xử với bản thân và những người gần gũi với họ, ước mơ hoài bão cũng như cách nhìn vạn vật của họ. Bởi vì nếu bạn yêu một ai đó không tương hợp với bạn, thì như nhân viên hướng dẫn trượt tuyết ở công viên South Park từng nói, bạn sẽ có một khoảng thời gian tồi tệ.

2. Tình yêu không thể giải quyết những cuộc cãi vã.

Chuyện tình đầu của tôi rất cuồng nhiệt, nhưng chúng tôi sống ở hai thành phố khác nhau và không đủ tiền để gặp nhau thường xuyên, cả hai gia đình hai bên đều ghét nhau, và chúng tôi cũng cãi nhau liên tục hàng tuần liền.

Mỗi khi cãi nhau, chúng tôi làm hòa ngay ngày hôm sau, nhắc nhở nhau tình yêu chúng tôi sâu đậm như thế nào và tất cả những thứ vừa qua không quan trọng. Chúng tôi rất rất yêu nhau nên cả hai sẽ tìm ra cách để giải quyết và mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Tình yêu khiến chúng tôi cảm thấy rằng mình có thể vượt qua mọi thứ, nhưng thực tế: không có điều gì thay đổi cả.

Bạn biết đấy, không một vấn đề nào của chúng tôi được giải quyết. Những trận cãi vã cứ thế lặp lại. Và tranh luận càng lúc càng tồi tệ hơn. Thậm chí việc không chịu nhìn mặt nhau luôn tiếp diễn, chúng tôi không thể trò chuyện với nhau một cách hiệu quả được. Chúng tôi gọi điện cho nhau hàng giờ mà không nói được chuyện gì ra hồn. Bây giờ nhìn lại tôi mới thấy rằng lúc đó không có bất cứ hi vọng gì có thể cứu vãn mối quan hệ. Vậy mà chúng tôi đã kéo dài tới tận 3 năm!

Nhờ tình yêu cả đó!

Không ngạc nhiên lắm khi mối quan hệ ấy rạn nứt và tan nát như một chiếc Hindenburg đang bốc lửa. Và một bài học tôi rút ra được từ việc này là: tình yêu có vẻ khiến bạn cảm thấy chuyện tình mình đẹp hơn, nhưng thực sự nó không giải quyết được gì cả.

Những cung bậc của cảm xúc tựa như men rượu: mỗi cảm giác hạnh phúc đều khiền bạn lâng lâng và hưng phấn, nhưng trừ khi mối quan hệ của bạn có một nền tảng vững chắc, không thì những con sóng cảm xúc sẽ lớn dần thành song thần và cuốn trôi tất cả.

3. Tình yêu không phải lúc nào cũng đáng để bạn hi sinh bản thân mình.

Mọi người thường nghĩ một trong những phẩm chất khi yêu ai đó là việc bạn phải lo lắng cho họ hơn cả bản thân mình. Nhưng có một câu hỏi thường không được đặt ra đó là bạn đang hi sinh vì cái gì và nó có xứng đáng không ?

Khi yêu nhau, sẽ khá là bình thường nếu cả hai thỉnh thoảng hi sinh mong muốn, nhu cầu hay thời gian của bản thân cho nửa còn lại của mình. Tôi thấy rằng đây là một việc bình thường, lành mạnh và khiến cho chuyện tình của bạn đẹp thêm.

Thế nhưng khi nói đến việc hi sinh lòng tự tôn, cái tôi, hoài bão, mục đích sống hay thậm chí là thể xác chỉ để ở cạnh một người, đây rõ rang là thứ tình yêu thật đáng quan ngại. Một mối quan hệ đáng lẽ ra phải giúp trám những phần khuyết của bạn, chứ không phải là bào mòn những phần hiện tại bạn có. Nếu bạn thấy bản thân mình đang ở trong tình trạng chịu đựng sự không tôn trọng và bị lợi dụng, vấn đề thực chất là ở bạn: cho phép tình yêu ăn mòn bản thân và bỏ rơi chính mình, để rồi một ngày ta chỉ còn là chiếc vỏ rỗng sau khi bị bóc lột hết những gì bên trong.

NẾU ĐÓ LÀ BẠN MÌNH THÌ …

Một trong những lời khuyên về tình yêu thường thấy trong sách vở đó là “Hãy xem người yêu như bạn thân.” Đa phần mọi người nhìn nhận lời khuyên này theo hướng tích cực: Tôi nên dành thời gian cho người yêu, nên trò chuyện một cách thoải mái, nên vui đùa với người yêu của mình như với bạn thân của tôi.

Thế nhưng mọi người cũng nên nhìn nhận nó ở một góc nhìn thực tế hơn: Nếu bạn mình có những tật xấu như người yêu, mình có chịu nổi không?

Thú vị là, nếu chúng ta tự hỏi chính mình câu hỏi này khi chúng ta đang có một mối quan hệ không bền vững, câu trả lời sẽ là :”Không”.

Tôi quen một người phụ nữ trẻ vừa mới kết hôn. Cô ấy yêu say đắm chồng của mình mặc dù anh ấy thất nghiệp trong gần một năm nay, không hứng thú gì khi nghe đến chuyện đám cưới và thường hay bỏ rơi cô ấy để đi lướt ván với bạn bè. Gia đình và bạn bè cô luôn nghi ngại liệu anh ấy có xứng không, nhưng cô vẫn vui vẻ lấy anh ta.

Thế nhưng một khi những cảm xúc thăng hoa của đám cưới qua đi, cô bắt đầu phải đối diện với thực tế. Một năm sau đám cưới, anh ấy vẫn chẳng màng đến chuyện kiếm việc, nằm dài ở nhà trong khi cô ấy phải đi làm và còn nổi giận mỗi khi cô không nấu bữa tối. Nếu cô ấy phàn nàn thì anh ta lại bảo rằng cô thật “ngỗ ngược” và “tiểu thư”. Và anh ta vẫn bỏ rơi cô để đi lướt ván với bạn của mình.

Cô ấy rơi vào tình cảnh này chỉ bởi vì cô ấy đã bỏ qua ba sự thật tôi đề cập ở trên. Cô ấy lý tưởng hóa tình yêu. Mặc dù đã bị dội một gáo nước lạnh bởi những thói quen xấu của anh khi hai người hẹn hò, cô vẫn tin rằng tình yêu có thể sữa chữa những bất đồng ấy. Không hề. Khi bạn bè và gia đình cô bày tỏ mối lo ngại về đám cưới, cô ấy tin rằng tình yêu cuối cùng sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Không hề. Và bây giờ khi mọi thứ trở nên vô cùng tồi tệ, cô ấy tìm kiếm lời khuyên nơi bạn bè mình rằng cô phải hi sinh đến mức nào nữa thì anh ta mới chịu hiểu.

Và sự thật là, anh ta sẽ không bao giờ hiểu.

Vì sao có những hành vi ta không bao giờ chấp nhận nơi bạn mình, nhưng lại chấp nhận nó ở người yêu?

Hãy thử tưởng tượng cô bạn thân dọn vào ở chung, không chịu kiếm việc làm, không phụ tiền thuê nhà, yêu cầu bạn nấu ăn cho, và tức giận la mắng bạn mỗi khi bạn than phiền. Tình bạn đó chắc hẳn sẽ kết thúc còn nhanh hơn sự nghiệp diễn viên của Paris Hilton.

Hay trong một tình huống khác: một người bạn gái ghen tuông tới nỗi cô yêu cầu bạn trai phải cho mình biết mọi mật khẩu tài khoản và nằng nặc đòi phải cho cô đi theo chuyến công tác để chắc chắn rằng anh ấy không bị quyến rũ bởi một người phụ nữ khác. Cuộc sống của anh ta đúng nghĩa được giám sát 24/7 và bạn có thể thấy được sự khốn khổ của anh ấy. Gía trị cá nhân của anh ấy gần như là con số không. Cô ấy không tin tưởng anh ấy trong bất cứ việc gì. Thế nên anh cũng mất niềm tin mỗi khi muốn làm gì đó.

Thế nhưng anh ấy vẫn ở với cô ấy? Vì sao? Vì anh ta đang yêu!

Hãy nhớ lấy điều này: Để có thể tận hưởng trọn vẹn tình yêu, bạn phải có một thứ gì đó quan trọng hơn tình yêu trong cuộc sống của bạn.

Bạn có thể yêu rất nhiều dạng người trong suốt cả cuộc đời của mình. Bạn có thể yêu một ai đó đối xử tốt hoặc tệ với bạn. Bạn có thể yêu trong tỉnh táo, có thể không. Bạn có thể yêu khi đang trẻ hay về già. Tình yêu không độc nhất, không đặc biệt và cũng không hề khó kiếm.

Nhưng lòng tự trọng của bạn thì có. Kể cả nhân phẩm của bạn nữa. Bạn có thể sẽ trải qua nhiều mối tình trong cuộc đời, nhưng một khi bạn đánh mất lòng tự trọng, sự tự tin, những thứ đó rất khó để bạn tìm lại một lần nữa.

Tình yêu là một trải nghiệm tuyệt vời. Nó thậm chí là một trong những trải nghiệm tuyệt nhất cuộc sống mang lại cho bạn. Và đó là thứ mà mọi người nên cảm nhận và tận hưởng.

Nhưng cũng giống như bất kì trải nghiêm nào, nó có thể tốt hoặc xấu. Và cũng như bất kì trải nghiệm nào, nó không thể định hình tính cách cũng như mục đích sống của ta. Ta không nên để nó tác động đến mình. Chúng ta không thể hi sinh danh dự cũng như giá trị bản thân cho nó. Bởi vì khoảnh khắc ta làm như thế, ta đã đánh mất tình yêu và cũng đánh mất chính mình.

Bởi vì bạn cần nhiều thứ hơn là tình yêu trong cuộc sống. Tình yêu rất tuyệt vời. Tình yêu rất cần thiết. Tình yêu là vô cùng đẹp đẽ. Nhưng tình yêu không là tất cả.

Gyps

Dịch từ: http://markmanson.net/love

Về tác giả:

Mark là một cây bút chuyên viết về các chủ đề tâm lý. Anh có nhiều bài viết chất lượng cho các trang tin hàng đầu như Huffington Post,CNN Travel, Forbes, và Good Men Project. Anh chán ghét lối viết truyền thống “Tôi là chuyên gia, bạn là người có vấn đề. Làm như thế này để sửa lỗi đi” và dùng cách viết “Tôi cũng như bạn, cũng mắc đầy lỗi. Mỗi khi gặp sự cố, tôi làm thế này này, bạn áp dụng thử xem có hiệu quả không. Vẫn không hiệu quả? Kệ m* nó đi”. Lối viết này của anh khiến mọi người rất thích thú và luôn hào hứng đón đọc bài viết mới của anh.

Theo ANTAO.VN

Bài học cuộc sống: Làm điều mình thích, tiền sẽ tự đến

Bài học cuộc sống: Làm điều mình thích, tiền sẽ tự đến

Tiền bạc không làm cho bạn hạnh phúc, đừng bao giờ làm việc gì chỉ vì tiền.

Donny Deutsch là một trong những tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực truyền thông đại chúng của nước Mỹ. Ông từng là Chủ tịch Công ty quảng cáo Deutsch Inc (được mua lại bởi Interpublic Group vào năm 2000 với giá 265 triệu USD), là người thực hiện chương trình truyền hình “The Big Idea with Donny Deutsch” trên CNBC, chương trình truyền hình hài hước “Donny!” trên USA Network, chương trình radio “Sirius XM” và là tác giả của nhiều cuốn sách về động lực sống.

Trong buổi trò chuyện với Reuters về đề tài “Những bài học cuộc sống”, Deutsch đã chia sẻ nhiều điều thú vị ông đã học được trong nhiều năm “chinh chiến” trên thương trình và hoạt động trong lĩnh vực truyền thông – quảng cáo:

* Cha mẹ đã dạy ông những gì về tiền bạc?

– Tiền bạc thực sự chưa bao giờ là một đề tài thảo luận lớn trong gia đình tôi. Vấn đề quan trọng không phải là tiền bạc hay vật chất mà là tìm kiếm những gì bạn yêu thích. Nếu bạn tìm thấy được điều khiến mình hạnh phúc, tiền bạc sẽ tự đến. Đừng bao giờ làm điều gì chỉ vì tiền.

* Ban đầu cha ông kinh doanh quảng cáo, nhưng sau khi “kế vị”David Deutsch Associates (sau này đổi tên thành Deutsch Inc), ông đã đưa công ty phát triển vượt bậc lên một cấp độ cao hơn nhiều so với ban đầu. Ông đã học được gì về quản lý tài sản?

– Tôi chưa bao giờ lên kế hoạch cho sự giàu có. Tuy nhiên, tôi nhận thấy, lợi ích thực sự của việc sở hữu tài sản là bạn sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều về tiền bạc nữa. Tôi học được rằng sự bảo thủ rất quan trọng. Bạn có thể kiếm tiền thật nhanh, bạn cũng có thể đánh mất tiền với tốc độ nhanh không kém. Tôi không bao giờ “dốc cạn túi” và không nợ ai một đồng nào cả. Về khoản này, tôi là kiểu người khá bảo thủ.

* Sau khi bán Deutsch Inc cho Interpublic với giá 265 triệu USD vào năm 2000, ông đã sử dụng hiệu quả số tiền của riêng mình từ thương vụ này như thế nào?

– Tôi đã có một số vốn lớn, và tôi không chắc sau này mình còn có cơ hội sở hữu bất kỳ số vốn nào lớn như vậy nữa hay không. Vì vậy, tôi tiếp cận số tiền đó với tâm thế “Đây là số tiền mình dành cho cả phần đời còn lại” nên đã đầu tư với một sự dè dặt nhất định.

* Bí quyết để ông chọn đội ngũ quản lý tài chính cho mình?

– Tôi bắt đầu với những người thông minh và những người tôi tin tưởng. Nhưng dù bạn có thuê một kế toán vĩ đại hay một luật sư vĩ đại, bạn cũng vẫn phải là người đứng ở vị trí trung tâm. Bạn phải thiết lập cho mình những mục tiêu riêng, sau đó mới tìm những người giỏi về để họ thực hiện chuyên môn cho mình.

* Sai lầm lớn nhất về tiền bạc ông từng mắc phải?

– Sai lầm lớn nhất tôi từng mắc phải là khi chúng tôi di chuyển văn phòng đến quận Meatpacking, New York (Mỹ). Lúc đó, chưa có nhiều công ty hoạt động ở đây. Lẽ ra tôi nên mua một tòa nhà để đầu tư, nhưng tôi đã khá ngây thơ và không hiểu gì về bất động sản. Đó là một bài học đáng giá.

* Việc ra mắt các chương trình truyền hình riêng đã dạy ông những gì về tinh thần doanh nhân và việc tự tiếp thị?

– Trong chương trình “The Big Idea with Donny Deutsch”, tôi đã phỏng vấn hàng ngàn doanh nhân, từ Bill Gates, Ron Perelman, P. Diddy đếnHoward Schultz. Tất cả những doanh nhân này đều chia sẻ rằng, hãy theo đuổi những giấc mơ và để bị “bao vây” bởi những người thông minh hơn mình. Hãy tự đứng dậy sau mỗi thất bại.

Về lĩnh vực tự tiếp thị, tôi học được rằng, cần phải đặt bản thân ra khỏi phạm vi công ty. Việc đóng vai trò quan trọng trong ngành quảng cáo đã giúp tôi rất nhiều trong kinh doanh.

* Ông dạy con cái những bài học gì về tiền bạc?

– Bài học quan trọng về tiền bạc là: tiền bạc không quan trọng. Tiền bạc không làm cho bạn hạnh phúc. Nó có thể giải quyết một số vấn đề nhất định và làm cho nhiều thứ trở nên dễ chịu hơn, nhưng hãy luôn chuẩn bị tâm thế cho những rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

@DoanhnhanSaigon

Chủ tịch Yên Bái bổ nhiệm em làm GĐ Sở

BAO TAI NGUYEN MOI TRUONG
Ông Phạm Sỹ Quý, tân Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái

Báo trong nước cho hay bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái, vừa ký quyết định bổ nhiệm chức Giám đốc Sở Tài nguyên – Mội trường cho em bà là ông Phạm Sỹ Quý.

Quyết định nói trên được ký hôm 9/9, ba tuần sau vụ bắn người gây chấn động ở tỉnh này.

Thông tin về việc bổ nhiệm thoạt tiên được báo Lao Động đăng tải, dẫn nguồn ông Chu Đình Ngữ, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Yên Bái; và được nhiều báo đăng lại.

Tuy nhiên vài tiếng sau, các báo đã rút bỏ bài viết.

Chiều 14/9 giờ Hà Nội, bà Phạm Thị Thanh Trà được báo Người Lao Động dẫn lời giải thích rằng việc bổ nhiệm cán bộ “là quyết định của tập thể Thường trực Tỉnh uỷ và Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Yên bái, theo quy trình cực kỳ chặt chẽ”.

“Từ việc lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ công chức trong cơ quan, kể cả người lao động cũng được bỏ phiếu để giới thiệu, rồi ra đến thường trực, tập thể thường vụ đều đảm bảo các bước trong quy trình bổ nhiệm cán bộ. Còn việc tôi ký bổ nhiệm là thừa hành theo luật định ở vị trí Chủ tịch UBND tỉnh chứ không phải là quyết định cá nhân.”

Bà Trà được trích lời nói: “Quy trình bổ nhiệm là cực kỳ chặt chẽ, không có gì để gọi là ưu ái trong trường hợp này”.

Vụ bắn người gây rúng động

NGUOI LAO DONG
Bà Phạm Thị Thanh Trà nói việc bổ nhiệm em trai bà không phải quyết định cá nhân

Trước khi được bổ nhiệm làm giám đốc, ông Phạm Sỹ Quý đã có nhiều năm làm Phó giám đốc Sở kiêm Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái.

Mới rồi, trung tâm này sáp nhập với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất của tỉnh, thành Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái.

Theo bà Phạm Thị Thanh Trà, “việc bổ nhiệm ông Phạm Sỹ Quý lẽ ra đã tiến hành từ trước vì trống ghế Giám đốc Sở TN-MT lâu rồi”.

Tuy nhiên bà nói vì vụ bắn người xảy ra hôm 18/8 nên việc quyết định của Thường vụ Tỉnh ủy đã bị chậm trễ.

Sáng hôm 18/8, Chi cục trưởng Kiểm lâm Đỗ Cường Minh đã dùng súng quân dụng K-59 bắn chết Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn. Sau khi bắn hai ông, ông Minh đã tự sát.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã chính thức khởi tố “vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng” nhưng hiện chưa công bố kết quả.

Không rõ tại sao ông Đỗ Cường Minh có hành động trên, nhưng trước đó Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Yên Bái đã có chủ trương sáp nhập chi cục kiểm lâm (nơi ông Minh làm việc) và chi cục phát triển lâm nghiệp.

Bằng cách này Donald Trump có thể làm Trung Quốc “bốc hơi” 420 tỷ USD

Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể là cơn ác mộng với kinh tế Trung Quốc.

Theo một nghiên cứu mới của Kevin Lai, kinh tế gia trưởng phụ trách Châu Á của Daiwa Capital Markets, nếu Donald Trump thực hiện cam kết áp thuế xuất khẩu lên Trung Quốc , nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ có nguy cơ mất hàng trăm tỷ USD.

Lai ước tính rằng, đề xuất đánh thuế 45% với hàng Trung Quốc của ông Trump sẽ làm xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 87%, tương đương với 420 tỷ USD. Điều này sẽ làm GDP của Trung Quốc sụt 4,82%. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc sẽ giảm 426 tỷ USD nếu các công ty tháo chạy khỏi nước này.

“Việc tăng trưởng GDP sụt giảm với quy mô lớn như vậy sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp cho Trung Quốc. Dù trên thực tế, ông Trump và chính quyền của mình có thể nương tay với mức thuế nhỏ hơn”, Lai nhận định.

Tuy nhiên, kể cả khi mức thuế giảm xuống 15%, GDP của Trung Quốc vẫn sẽ mất tới 1,8%. Đấy là chưa tính đến tác động của việc các công ty nước ngoài tháo chạy khỏi quốc gia này. Theo Lai, mức thuế trên sẽ được áp dụng cho phạm vi hàng hóa lớn, từ máy móc, thiết bị gia dụng cho đến đồ chơi.

Mức thuế trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Trung Quốc, cũng như các công ty đa quốc gia đang hoạt động ở đây. Những công ty này có thể phải lên kế hoạch chuyển sang nước ngoài. Trung Quốc sẽ bị mất “miếng cơm” vào các nước đang phát triển không bị ông Trump nhắm tới.

Những thiệt hại Trung Quốc phải đối mặt sẽ không dừng lại ở đó. Lai cho rằng, cán cân thanh toán của Trung Quốc sẽ gặp nguy vì các dòng vốn tháo chạy khỏi nước này. Mức thuế trên sẽ tăng thêm áp lực và khiến FDI tháo chạy, làm thâm hụt tài khoản vốn của Trung Quốc thêm trầm trọng. Kết hợp lại, những yếu tố này sẽ đẩy giá đồng nhân dân tệ lao dốc không phanh.

Theo những tuyên bố trên website tranh cử, ông Trump sẽ xếp Trung Quốc vào nhóm các nước thao túng tiền tệ. Ông cũng cam kết lấy lại hàng triệu việc làm cho người Mỹ và phục hồi ngành sản xuất của nước này, bằng cách chấm dứt hoạt động trợ giá xuất khẩu bất hợp pháp và các quy định môi trường và lao động lỏng lẻo của Trung Quốc.

Ứng viên đảng Cộng hòa này cho rằng, đồng nhân dân tệ đang được định giá thấp hơn 40% để tăng lợi thế cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc trong khi gây bất lợi cho các nhà sản xuất của Mỹ.

Lai cho biết, cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và hoạt động can thiệp thường xuyên của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã kìm giá đồng nhân dân tệ trong 20 năm qua. Trong khi đó, chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Mỹ đã cung cấp cho Trung Quốc nguồn USD dồi dào với chi phí thấp.

Tựu chung lại, chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ tăng thêm áp lực rất lớn cho Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế nước này đang giảm tốc. “Rõ ràng, rủi ro Trung Quốc phải đối mặt là rất lớn”, Lai nói.

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg