Cận cảnh khu tứ giác “vàng” trên phố đi bộ Nguyễn Huệ sắp về tay bà Trương Mỹ Lan

Khu tứ giác này có diện tích 1,31 ha, dự kiến sẽ được đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu cho liên doanh nhà đầu tư là Công ty Larkhall Holding và Công ty CP Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1 kéo dài từ toà nhà UBND TP. HCM đến bến Bạch Đằng (gần 700m) – là nơi đắc địa “độc nhất vô nhị” tại Sài Gòn đối với bất kỳ dự án bất động sản nào. Đây là tuyến phố đi bộ tập trung nhiều khách sạn, cao ốc như Rex Hotel, Sun Wah Tower, BIDV Tower, Kim Đô Hotel, Palace Hotel…

Trong đó, riêng gia tộc giàu có Trương Mỹ Lan đã sở hữu tới 2 công trình được cho là sang trọng bậc nhất Sài Gòn là Times Square và Union Square. Mới đây nhất, khách sạn Duxton cũng nằm trên con phố này được cho là đã thuộc quyền sở hữu của Vạn Thịnh Phát, thông qua thương vụ thâu tóm của một công ty có “họ hàng” với tập đoàn này.

 Vị trí khu đất tứ giác vàng trên đường Nguyễn Huệ bất cư công ty địa ốc nào cũng thèm muốn
Vị trí khu đất tứ giác vàng trên đường Nguyễn Huệ bất cứ công ty địa ốc nào cũng thèm muốn

Thực tế, thông tin về việc đầu tư vào tứ giác vàng Nguyễn Huệ – Hồ Tùng Mậu – Huỳnh Thúc Kháng – Ngô Đức Kế xuất hiện từ tháng 6/2015, khi Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có văn bản gửi UBND TP.HCM xin chủ trương xây công trình cao tối đa 40 tầng tại đây. Đây là khu đất vàng thứ hai được tập đoàn của đại gia Trương Mỹ Lan nhắm đến trong năm nay. Trước đó tập đoàn này cũng xin chủ trương đầu tư vào khu đất bến Bạch Đằng (quận 1).

Khu tứ giác này có diện tích 1,31 ha, dự kiến sẽ được đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu cho liên doanh nhà đầu tư là Công ty Larkhall Holding và Công ty CP Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát. Được biết, khu đất này nằm cạnh toà nhà cao nhất TP.HCM là Bitexco và trung tâm văn phòng Sunwah, đối diện toà cao ốc Sai Gon Times Square ở phía bên kia phố đi bộ Nguyễn Huệ và cách khách sạn Duxton chỉ khoảng 300m.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện có gần 200 hộ dân đang sinh sống và kinh doanh tại khu tứ giác này, trong đó đa phần nhà được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Trong số này, hiện có trên 60% hộ dân cho thuê lại mặt bằng để kinh doanh nhiều loại hình ăn uống, giải trí.

Nhiều người cho biết, khu đất này có được triển khai đầu tư thành khu phức hợp trung tâm thương mại bậc nhất TP.HCM như Sai Gon Times Square hay không phụ thuộc rất lớn vào tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng.

Theo tìm hiểu, giới kinh doanh địa ốc cho rằng giá đất đền bù ở đây không theo bất kỳ một quy luật nào, mà hoàn toàn là “thuận mua vừa bán”. Theo đó, đất mặt tiền phố Nguyễn Huệ có người đòi từ 3-5 tỷ đồng/m2, còn mặt tiền đường Hồ Tùng Mậu hiện có giá khoảng 900 triệu đồng/m2.

 Góc đường Ngô Đức Kế, nằm cạnh là toà tháp cao nhất TP.HCM Bitexco Financial Tower
Góc đường Ngô Đức Kế, nằm cạnh là toà tháp cao nhất TP.HCM Bitexco Financial Tower
 Một toà văn phòng xây dựng dang dở nằm trong khu tứ giác vàng đang được thành phố thu hồi để giao cho nhà đầu tư có năng lực
Một toà văn phòng xây dựng dang dở nằm trong khu tứ giác vàng đang được thành phố thu hồi để giao cho nhà đầu tư có năng lực
 Mặt đường Hồ Tùng Mậu, cạnh đó là một khu đất vàng cũng chuẩn bị được đầu tư thành khu phức hợp văn phòng cao cấp
Mặt đường Hồ Tùng Mậu, cạnh đó là một khu đất vàng cũng chuẩn bị được đầu tư thành khu phức hợp văn phòng cao cấp
 Đối diện khu tứ giác là toà cao ốc Sai Gon Times Square cũng của Vạn Thịnh Phát
Đối diện khu tứ giác là toà cao ốc Sai Gon Times Square cũng của Vạn Thịnh Phát
 Nằm cạnh khu tức giác là một loạt trung tâm thương mại - văn phòng hiện đại như Bitexco, Sunwah...
Nằm cạnh khu tức giác là một loạt trung tâm thương mại – văn phòng hiện đại như Bitexco, Sunwah…
 Một góc đường Hồ Tùng Mậu, nơi đang tập trung nhiều khu đất vàng chưa được triển khai dự án
Một góc đường Hồ Tùng Mậu, nơi đang tập trung nhiều khu đất vàng chưa được triển khai dự án
 Nằm gần khu tứ giác vàng là khách sạn Duxton cũng vừa thuộc quyền sở hữu của gia tộc này
Nằm gần khu tứ giác vàng là khách sạn Duxton cũng vừa thuộc quyền sở hữu của gia tộc này
 Khu đất nằm ngay ngã ba Nguyễn Huệ - Huỳnh Thúc Kháng, vị trí vô cùng đắc địa còn lại ở trung tâm thành phố

Khu đất nằm ngay ngã ba Nguyễn Huệ – Huỳnh Thúc Kháng, vị trí vô cùng đắc địa còn lại ở trung tâm thành phố.

Theo Trí thức trẻ

Ông bố Hà Nội làm ngôi nhà tròn kỳ lạ theo ước mơ của con

Anh Quỳnh tự thiết kế nhà gồm 4 khối cầu phủ kín cây xanh để tặng con trai 6 tuổi.
ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con

Anh Nguyễn Ngọc Quỳnh (Hà Nội) được nhiều người biết đến qua việc giả làm ăn xin ở Nepal để thử lòng người qua đường. Không chỉ đam mê du lịch, anh còn là người thích tìm tòi, tự chế ra những sản phẩm sáng tạo.

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-1

Trong số đó có ngôi nhà 80 m2 anh xây dựng ở Láng – Hòa Lạc (Hà Nội) trên mảnh đất 500 m2. Ý tưởng xây nhà bắt nguồn từ ước mơ của con trai anh khi ngồi vẽ tranh. Bé nói với bố: “Con mong có một ngôi nhà hình tròn”.

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-2

Làm công việc liên quan tới công nghệ thông tin, anh Quỳnh không có nhiều kiến thức về xây dựng. Nhưng anh vẫn mày mò đưa ra những bản vẽ đơn giản và mô hình về ngôi nhà. Tuy nhiên, các đội thợ đều từ chối khi anh Quỳnh không có bản vẽ chi tiết của ý tưởng kỳ lạ.

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-3

Ông bố 31 tuổi đành mày mò tự nghiên cứu thêm và thuê hai người thợ vững tay nghề hỗ trợ mình.

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-4

Quá trình tự xây gặp nhiều khó khăn, như lúc làm tới đỉnh của hình cầu (4,5m), người thợ phải đỡ gạch cho tới khi vữa khô mới xây được viên tiếp theo. Bởi vậy, phải sau 2 năm, công trình mới hoàn thành.

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-5

Dù mất công sức, tốn thời gian nhưng anh Quỳnh vẫn rất hạnh phúc vì kịp hoàn thành món quà đặc biệt dành cho con trai. Bé được tham gia cùng bố từ khi hình thành ý tưởng, đặt viên gạch đầu tiên cho tới khi dây leo phủ kín các khối nhà.

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-6

Nhà có đầy đủ các không gian chính đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Mỗi khối tròn tương ứng với một phòng: Phòng khách-bếp ăn liền kề, phòng làm việc, phòng ngủ, khu WC.

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-7

Chi phí làm phần thô khoảng 100 triệu đồng còn phần nội thất được hoàn thiện dần.

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-8

Sàn phòng ngủ được nâng cao để có khoảng trống phía dưới làm kho để đồ.

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-9

Anh Quỳnh đặt tên cho ngôi nhà của mình là ToMoBio (ToMo là Tò Mò còn Bio là sự sống).

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-10

Trên khoảng đất trống bao quanh nhà, anh Quỳnh làm vườn rau xinh xắn có hệ thống tưới tự động.

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-11

Chủ nhà chụp ảnh chung với những nông sản trong vườn. Anh Quỳnh hiện tự cho mình “nghỉ hưu” với những chuyến đi khắp nơi, làm các công việc ngắn hạn. Anh đang nghiên cứu thêm về các loại sản phẩm, đồ gỗ thông minh, dự án có ích cho cộng đồng.

ong-bo-ha-noi-lam-ngoi-nha-tron-ky-la-theo-uoc-mo-cua-con-12

Dù phải tạm xa bố tới nơi xa lạ, con trai anh Quỳnh đã có nhiều ngày ý nghĩa khi cùng bố tạo dựng được một ngôi nhà thú vị. Ông bố trẻ muốn cho con nhận ra rằng: “Có niềm tin thì ước mơ sẽ biến thành hiện thực”.

Quá trình xây dựng ngôi nhà tròn

Hồng Liên
Ảnh: Ngọc Quỳnh

Số phận của ông Trịnh Xuân Thanh đã được định đoạt

RFA Blog
Kami

Những tin tức và các tài liệu của blogger Người Buôn Gió công bố, do ông Trịnh Xuân Thanh cung cấp đã gây chấn động dư luận. Có người thắc mắc rằng “… không hiểu tại sao họ lại chọn ông (Bùi Thanh Hiếu) để đưa tin mà không chọn báo, đài như: VOA, RFA, RFI, Ba Sàm, Dân Luận, Tin tức Hàng ngày Online, Thời báo Việt Nam etc…?”.

Theo tôi, những những người bảo kê cho ông Trịnh Xuân Thanh họ đã tính toán rất kỹ trước khi chọn để cung cấp những tin tức và các tài liệu của blogger Người Buôn Gió. Với lý do là, những người như ông Trịnh Xuân Thanh và blogger Người Buôn Gió là người nhẹ dạ, cả tin và kinh nghiệm non nớt. Dẫu rằng blogger Người Buôn Gió là một kẻ khí khái, nghĩa hiệp kiểu giang hồ song cũng chính vì cái đó sẽ dễ bị mắc lừa. Tôi nói như vậy vì chính blogger Người Buôn Gió từng nói với tôi rằng, ông thích bênh kẻ yếu, hơn nữa ông cũng là kẻ căm ghét Nguyễn Phú Trọng.

Trong những ngày gần đây, việc ông Trịnh Xuân Thanh nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã chủ động xin ra khỏi Đảng CSVN, với lý do như ông Trịnh Xuân Thanh viết trong lá đơn gửi cho Ủy Ban Kiểm tra TW Đảng CSVN không chỉ là, bản thân ông “không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Mà việc một cán bộ lãnh đạo từng giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, kiêm Tỉnh Ủy viên, cũng là người vừa đắc cử ĐBQH khóa XIV với số phiếu 198.392 phiếu, đạt tỷ lệ 75,28% số phiếu hợp lệ và trở thành người trúng cử với số phiếu được bầu chọn cao nhất tại Hậu Giang. Cũng trong lá đơn nêu trên, ông Trịnh Xuân Thanh đã không ngần ngại quy kết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là “tự cho mình quyền quyết định ngược lại với nhân dân”. Nguyên văn: “Tôi được nhân dân Hậu Giang tín nhiệm bầu với số phiếu cao, các đồng chí tự cho mình quyền quyết định ngược lại với nhân dân và loại tôi khỏi danh sách đại biểu quốc hội là vi phạm pháp luật và vi hiến”.

Thậm chí, trong bức thư gửi gửi Tỉnh uỷ Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh chỉ rõ “… ông Trọng đã làm những điều mà ai cũng biết là sai trái, vô trách nhiệm, làm mất uy tín của UBKTTW, Ban Bí thư và của Đảng. Với kết luận như vậy của Ban Bí thư và UBKTTW thì các anh cũng biết, Bộ Công An cũng không còn con đường nào khác là ra một bản án sai lệch trái với pháp luật. Chính vì vậy thời gian vừa qua em đã không thể vào Tỉnh và phải tránh ra nước ngoài, nếu không có thể sẽ bị bắt và tạm giam bất cứ lúc nào với những lý do mà ông Trọng đã chỉ đạo, yêu cầu Ban Bí Thư và UBKT, báo chí đang làm.

Kính thưa các Anh/Chị, những tổ chức cấp cao như Ban Bí thư và UBKTTW mà kết luận vội vàng, sai lệch, không có lập luận, chụp mũ, trái với pháp luật hiện hành thì liệu ông Trọng và họ có tồn tại được hay không?”

Theo blogger Người Buôn Gió đánh giá rằng “Bây giờ Trịnh Xuân Thanh tiếp tục đứng ra đối đầu với Nguyễn Phú Trọng.”

Những điều kể trên đã cho thấy, ông Trịnh Xuân Thanh dám cả gan vuốt râu hùm như vậy là bằng chứng cho thấy ông Thanh không đơn độc và đã có những thế lực “tầm cỡ” trong Đảng đang tìm mọi cách sử dụng ông Trịnh Xuân Thanh để hạ uy tín của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với mục đích buộc ông Trọng phải rời chức vụ Tổng bí thư sớm nhất để nhường lại cho Chủ tịch Nước Trần Đại Quang kiêm luôn hai chức vụ.

Việc trong lúc ông Trọng chỉ đạo Bộ Công an khởi tố và bắt giam ông Trịnh Xuân Thanh, song tỉnh Hậu Giang vẫn cử người ra nhà riêng ông Trịnh Xuân Thanh để tìm ông Thanh là một điều nực cười; cũng như việc Thiếu tướng Lê Xuân Viên, Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh, Tổng cục An ninh, thuộc Bộ Công An, khẳng định rằng “cho tới nay ông Trịnh Xuân Thanh chưa bị cơ quan chức năng cấm xuất cảnh”, vì cơ quan xuất cảnh “chưa nhận được thông báo về việc cấm xuất nhập cảnh đối với ông Thanh.”. Những cái đó đã cho thấy Bộ Công An đã “án binh bất động” một cách khó hiểu? Điều đó chứng tỏ rằng, trong vấn đề này Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực sự bất lực, do không thể điều hành được Bộ Công An và đây cũng chính là mục đích của nhóm người hiện đang đứng đằng sau ông Trịnh Xuân Thanh.

Để hiểu rõ về nguyên nhân và mục đích của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc xử lý ông Trịnh Xuân Thanh, mới đây trong bài viết “Vì sao Tổng BT Trọng khó có thể xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh?” trên trang website RFA, tôi đã chỉ rõ, đó là“Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng muốn dùng vụ việc Trịnh Xuân Thanh để tạo ngòi nổ trong việc thanh trừng các thành phần thân Mỹ trong ban lãnh đạo Đảng CSVN còn lại sau Đại Hội Đảng 12. Mà trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng, một cái gai trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng lâu nay…. để tấn công ông Đinh La Thăng, thì trước hết phải xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh để lấy cớ “thịt” tiếp ông Vũ Quang Thuận để tạo đà xốc tới.”. Nói vậy để thấy, ông Trịnh Xuân Thanh trước sau chỉ là một con tốt trên bàn cờ giữa 2 phe trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN. Mà người chơi trong ván cờ này là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và một bên là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đại diện một thế lực đang muốn thay đổi bàn cờ chính trị VN. (chi tiết sẽ viết cụ thể trong bài sau).

Tuy vậy, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và bộ tham mưu của ông ta, khi khởi động việc dùng vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh để tạo ngòi nổ trong việc thanh trừng các thành phần thân Mỹ trong ban lãnh đạo Đảng CSVN còn lại sau Đại Hội Đảng 12, đến nay đã hết sức lúng túng trước việc ông Trịnh Xuân Thanh được người ta “xúi” đi những nước cờ táo bạo và bất ngờ. Đến thời điểm này đã cho thấy, việc xử lý đối với ông Trịnh Xuân Thanh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không dễ chút nào, một khi Bộ Công An cứ giả ngơ, giả điếc. Tuy vậy dẫu thế nào thì số phận của ông Trịnh Xuân Thanh chắc chắn cũng đã được định đoạt.

Tại sao lại nói như thế?

Thời gian qua, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị báo chí nhà nước biến thành một tội phạm tham nhũng, là người phải chịu trách nhiệm trong việc Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) lỗ 3.500 tỷ đồng.

Hơn thế nữa, ông Trịnh Xuân Thanh là con ông Trịnh Xuân Giới – nguyên phó trưởng Ban Dân vận trung ương, là thành viên trong Ban Soạn thảo Văn kiện Đại hội Đảng và người quên thân với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Có dư luận đã đánh giá rằng “Con đường của Trọng đi lên chức TBT ngày hôm nay có phần công lao giúp đỡ của Trịnh Xuân Giới, cha đẻ Trịnh Xuân Thanh. Trong nhiều năm ở trong tổ chuẩn bị văn kiện đại hội trước kia, Trịnh Xuân Giới đã có nhiều cống hiến cho kẻ hậu sinh Nguyễn Phú Trọng hoàn thành trách nhiệm soạn thảo văn kiện. Nhờ đó Trọng có được điểm son để đi những bước sau này.”.

Song đến nay vì tư thù mà ông Trịnh Xuân Thanh đã chấp nhận đối đầu với người bạn của phụ thân mình. Những điều kể trên cho thấy, khó có ai hoặc bên nào dám ủng hộ hoặc bao che cho ông Trịnh Xuân Thanh một con người thiếu liêm khiết và đạo đức như vậy khi vụ việc ngã ngũ.

Đây là điều cho thấy, ông Trịnh Xuân Thanh chưa biết mình đang làm gì và hậu họa đối với ông sẽ ra sao khi ông bị lợi dụng làm vật tế thần mà không hề hay biết?

Mà dù có biết, ông Thanh cũng không còn sự lựa chọn nào khác. Một đằng là “chết” nhanh theo chỉ đạo xử lý của ông Trọng, một đằng là trở thành quân cờ cho phe chống đối để rồi “chết từ từ”

Người xưa đã có câu rằng: “Giảo thố tử tẩu cẩu phanh; cao điểu tận lương cung tàn”. Có nghĩa là: “Thỏ khôn chết chó săn bị mổ làm thịt; chim bay cao hết cung tốt vất bỏ”. Từ đó suy ra sẽ thấy, dẫu 2 phe kể trên bên nào thắng thì ông Trịnh Xuân Thanh cũng là kẻ bại.

Vì những kẻ đang che chắn và chống lưng cho ông Trịnh Xuân Thanh hôm nay cũng không dại gì mà cứu một người như thế, nếu có họ sẽ mắc tội vào bao che thuộc hạ sai trái. Đây là cái mà không phe cải cách nào làm, vì họ cần nhân dân ủng hộ cho các bước đi tiếp the

Nghĩa là họ vẫn truy tố ông Trịnh Xuân Thanh như bình thường sau khi để dư luận thấy rằng ông Nguyễn Phú Trọng, dù muốn dù không, đã mất kiểm soát tình hình, có thể do sai lầm về đường lối, do mất uy tín vì hứa mà không làm, hoặc do sức khỏe…

Nói tóm lại là phe chống đối muốn cho quần chúng biết ông Trọng không còn đủ tầm trên vị trí lãnh đạo cao nhất của đất nước và thể chế

Trong các lá đơn và thư gửi đi các nơi, ông Trịnh Xuân Thanh luôn khẳng định rằng “Để đảm bảo an toàn cho bản thân, tôi đã xin nghỉ phép để đi chữa bệnh ở nước ngoài”, nhưng điều đó đối với người có hiểu biết thì hoàn toàn là không có cơ sở.

Vì hiện nay, ông Trịnh Xuân Thanh đang ở chỗ mà những người bảo kê cho ông họ thừa khả năng bảo vệ. Ai dại gì cho ông thoát khỏi tay họ – công an, họ không cấm ông Thanh xuất cảnh cũng vì họ biết ông có cánh cũng không thoát được khỏi tay họ.

Ông Thanh cũng chẳng đi nước ngoài nào, tin tung ra theo tôi là để phe ông Trọng thêm nản chí trong việc truy tìm, cũng như tạo ra cái cớ cho phe bao che ông Thanh lý luận là vì ông Thanh đã ra đi nên khó tìm.

Song cuối cùng, khi quả chanh vắt hết nước thì những kẻ ấy người ta cũng sẽ không tha thứ cho ông Trịnh Xuân Thanh. Dẫu đến hôm nay ông Trịnh Xuân Thanh có biết điều này thì tất cả cũng đã quá muộn

Ngày 10/09/2016

Ông Trịnh Xuân Thanh bị khai trừ Đảng, nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì sao?

GDVN

Quốc Toản

Trao quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh (ngoài cùng bên trái) làm Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương. Ảnh: Báo Công thương.

Những vi phạm liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh chắc chắn phải có tính hệ thống, có sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là đơn vị quản lý…

Cần làm rõ trách nhiệm của ông Vũ Huy Hoàng 

Ngày 8/9, Ban Bí thư đã họp để xem xét thi hành kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011- 2016.

Sau khi xem xét Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư kết luận: Trong thời gian từ năm 2007-2013, trên các cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), mặc dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh cùng với Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng Công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành.

Thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong tổng công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự.

Kết luận của Ban Bí thư cũng chỉ rõ, ông Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở PVC, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Ông Trịnh Xuân Thanh không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Thông báo kết luận số 146-TB/TW, ngày 4/10/2013 của Bộ Chính trị khóa XI.

Nhưng ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đề nghị và để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện sự thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về xử lý đảng viên vi phạm, Ban Bí thư đã nhất trí rất cao (biểu quyết 100% bằng phiếu kín) quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh.

Nhiều ý kiến cho rằng, khi PVC thua lỗ, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh vẫn được đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển lên các vị trí lãnh đạo là có dấu hiệu bất thường.

Câu hỏi đặt ra là: Việc ông Trịnh Xuân Thanh gây thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng nhưng vẫn được  điều lên làm Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương, điều về Hậu Giang làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang! Vậy trách nhiệm của ông Vũ Huy Hoàng – nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương tới đâu?

Về việc này, hôm 9/9, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền – Ủy viên thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, ngoài việc xem xét trách nhiệm của ông Trịnh Xuân Thanh, cần thiết phải xem xét trách nhiệm của người đứng đầu, liên quan trực tiếp về công tác quản lý, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

“Những vi phạm liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh chắc chắn phải có tính hệ thống, có sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền, trong đó đặc biệt là đơn vị quản lý.

Một mình ông Thanh không thể làm được việc đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ. Bản thân ông Thanh chỉ là đối tượng được đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển”, Đại biểu Bùi Văn Xuyền nêu quan điểm.

h1Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền – Ủy viên thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội (ảnh: Báo Thanh tra).

Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho biết thêm, việc PVC xảy ra thua lỗ có trách nhiệm của ông Trịnh Xuân Thanh. Mặt khác, quá trình thực hiện đề bạt bổ nhiệm, ông Thanh không trung thực thông tin trong hồ sơ là lỗi do cán bộ này.

“Lỗi của ông Thanh một phần, thế nhưng việc tổ chức kiểm tra không đến nơi đến chốn mới xảy ra việc “con voi chui lọt lỗ kim”.

Do đó, phải làm rõ trách nhiệm của từng giai đoạn một, từ việc đề xuất đến việc quyết định đề bạt, bổ nhiệm, tiếp nhận.

Những người có liên quan tới việc đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển ông Thanh cũng cần phải làm rõ”.

Từ vụ việc nêu trên, Đại biểu Bùi Văn Xuyền nhận định, cơ chế chịu trách nhiệm của người đứng đầu là khâu yếu nhất trong công tác cán bộ hiện nay.

“Chế độ làm việc tập thể, phân công phân nhiệm, trách nhiệm quản lý từng lĩnh vực không rõ ràng, dẫn tới việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu chưa đầy đủ. Lỗi này có tính hệ thống.

Cứ có “tội” là… ốm

Trước đó, trong cuộc trao đổi với báo giới Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh cho biết: “Hiện tại, ông Trịnh Xuân Thanh đang trong giai đoạn xin nghỉ phép để đi chữa bệnh”.

Tuy nhiên, ông Thanh sau khi hết phép vẫn không có mặt tại cơ quan để làm việc.

Tiếp đó, hôm 8/9, Thường trực Tỉnh ủy đã có công văn triệu tập ông Trịnh Xuân Thanh để báo cáo những vấn đề có liên quan.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu vẫn còn là ẩn số.

Trước những thông tin nêu trên, PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII (đoàn Hà Nội) phân vân: “Tôi thấy rất kỳ lạ! Tất cả mọi người khi được đề bạt hay bổ nhiệm thì rất vui, phấn khởi. Nhưng đến lúc bắt đầu xảy ra chuyện liên quan tới mình thì kiểu gì cũng có sự cố. Lý do có thể là ốm đau, bệnh tật…

Tất nhiên có những chuyện bất ngờ, đột biến xảy ra với con người là điều bình thường. Nhưng hiếm có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào xảy ra nhiều lần, đối với nhiều người và đúng thời điểm đến vậy. Tôi nhớ rằng từng cấp đều có ban quản lý, theo dõi sức khỏe cán bộ cả đấy!”.

h1PGS.TS Bùi Thị An (ảnh: NGỌC QUANG).

Về việc đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh, PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan.

“Rõ ràng trong quản lý hoạt động kinh tế, công tác cán bộ, ông Trịnh Xuân Thanh là người có lỗi. Nhưng ông Thanh chỉ có quyền đề đạt nguyện vọng, nêu ý kiến của mình.

Bản thân ông Thanh làm sao có thể tự ý ký quyết định bổ nhiệm, luân chuyển cho mình được. Do đó, phải làm rõ từng khâu trong công tác cán bộ liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh.

Bên cạnh đó, phải làm rõ ai đã “chống đỡ” cho ông Trịnh Xuân Thanh trước những vi phạm nêu trên. Vấn đề này, Bộ Công thương phải giải trình rõ và quy trách nhiệm đến cùng. Như vậy mới công bằng”, PGS.TS Bùi Thị An cho biết.

____

Mời xem thêm: “Cần làm rõ ông Trịnh Xuân Thanh được ai bao che, nâng đỡ?” (LĐ).

Trung Quốc đã từng bước mua Campuchia như thế nào

James Kynge, Leila Haddou, và Michael Peel

Thời báo Tài chính, 8/9/2016

Phnom Penh đã nổi lên như một đồng minh chí cốt, và để đánh đổi lại Bắc Kinh đang đẩy mạnh phát triển đất nước này.

 
Thủ tướng Hun Sen và ông Fu Xianting, một doanh nhân Trung Quốc

LND: Đây là bản dịch bài phóng sự điều tra của các nhà báo James Kynge, Leila Haddou,  Michael Peel, và Tat Oudom, đăng trên Thời báo Tài chính của Anh (How China Bought its way into Cambodia, Financial Times, September 8, 2016). Bài báo này cho thấy các nhà đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc đã được sử dụng như công cụ của Đảng, chính phủ và quân đội Trung Quốc trong chiến lược thâu tóm và thao túng quốc gia này như thế nào. Campuchia đã trở thành đồng minh tin cậy để Trung Quốc không những phân hóa và vô hiệu hóa ASEAN mà còn biến những dự án đầu tư tại đây thành các căn cứ quan trọng trong bàn cờ chiến lược Biển Đông. Một lần nữa, Campuchia lại trở thành con dao nhọn chĩa vào mạng sườn Việt Nam, trong thế bị bao vây và đe dọa cả ba phía. Những gì diễn ra tại Campuchia có thể diễn ra tại Việt Nam. Liệu còn ai hồ đồ và ảo tưởng vào “tình hữu nghị viển vông” với người bạn vàng phương Bắc, hay người hàng xóm chí cốt phía Tây Nam? Đây là bức tranh thật hay “luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch” hòng vu cáo Trung Quốc và Campuchia để chia rẽ tình đoàn kết giữa những người bạn cùng vì “đại cục”?

NQD. 10/9/2016 

Trong cộng đồng kinh doanh người Hoa tại Campuchia, “Ông anh Fu” là một cái tên được kính nể. Là một cựu sĩ quan Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA), thân hình to béo và giọng nói oang oang của ông Fu càng làm tăng thêm quyền lực của cái tên húy đó. Nhưng hình dáng của ông cũng không to bằng những mối quan hệ chính trị của ông. Hầu như không có nhà đầu tư nước ngoài nào trong cái đất nước Đông Nam Á nhỏ bé nhưng quan trọng về chiến lược này lại được hưởng nhiều đặc ân như ông Fu Xianting.

Trong các dịp đại lễ, ông Fu thường đeo tấm băng khánh tiết màu đỏ có gắn huy hiệu vàng, một sắc phục chứng tỏ quan hệ giữa ông với Hun Sen, thủ tướng độc tài Campuchia. Quan hệ của ông Fu với thủ tướng gần đến nỗi chỉ huy đơn vị cận vệ riêng đã gọi ông là “người anh em” và hứa sẽ “tạo điều kiện đi lại an toàn cho mọi nỗ lực của ông Fu”. (Còn nhớ, một số thành viên của đơn vị này đã bị cáo buộc tấn công dã man các nghị sĩ đối lập).

Các mối quan hệ này đã giúp ông Fu và công ty của ông (Unite International) giành được các ưu đãi hiếm có để phát triển một trong những bãi biển đẹp nhất Campuchia trở thành một điểm du lịch trị giá 5,7 tỷ USD. Nói rộng ra, điều này cho thấy các khoản tiền lớn, móc ngoặc bí mật, và sự chống lưng từ cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giúp Phnom Penh chắc chắn nằm trong vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Trong khi Trung Quốc tìm cách nắm quyền kiểm soát Biển Đông, một số nước Đông Nam Á đã tăng cường quan hệ với Mỹ, bao gồm Việt Nam và Philippines. Campuchia là đối trọng kiên cường của Trung Quốc, làm đất nước 15 triệu dân này có một vai trò quan trọng hơn cả tầm vóc của nó, trong một khu vực tranh chấp về địa chính trị gay gắt nhất thế giới. Với quyền phủ quyết hiệu quả trong ASEAN, Campuchia là vũ khí giấu mặt của Trung Quốc.

Câu chuyện của ông Fu cho thấy các công ty tư nhân của Trung Quốc, được các nguồn lực ngoại giao của Bắc Kinh và nguồn lực tài chính vô địch của các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc chống lưng, đã mở đường cho chiến lược kinh doanh như thế nào để đặt nền móng cho các tham vọng chính trị và chiến lược của Trung Quốc.

Ông Phay Siphan, Quốc vụ Khanh trong Hội đồng Bộ trưởng Campuchia đã nói, “Về tiền, Trung Quốc là số một… Quyền lực của Trung Quốc ngày càng lớn hơn nhiều…Chúng tôi chọn Trung Quốc vì [đầu tư của họ] không kèm theo điều kiện”.

Ông Phay còn nói thêm, “Một số khoản đầu tư của các nước phương Tây thường có điều kiện kèm theo… [Họ đòi] chúng tôi phải có dân chủ, phải có nhân quyền. Nhưng ở Campuchia, chúng tôi đã trải qua nội chiến và chúng tôi hiểu rằng nếu bạn không no bụng thì bạn không thể có nhân quyền.”

Một cuộc điều tra của Thời báo Tài chính  cho thấy đặc ân mà các công ty Trung Quốc giành được từ lãnh đạo Campuchia là được nhượng quyền sử dụng đất vượt xa quy mô được quy định, rõ ràng bỏ qua nghị định nhà nước cho nhà đầu tư Trung Quốc được hưởng, và được chính quyền hỗ trợ để chống lại sự phản đối của nông dân mất đất.

Phân tích các văn bản của nhà nước cho thấy trong nhiều trường hợp, đầu tư của Trung Quốc được hậu thuẫn bởi bản thân ông Hun Sen, một người đã cầm quyền 31 năm và bắt mọi người phải gọi ông ta là “Đức ông Thủ tướng và Tư lệnh Tối cao”. Trong một báo cáo năm nay, một tổ chức vận động của Anh là Global Witness, đã nói rằng thủ tướng đứng đầu một “mạng lưới làm ăn bí mật và gia đình trị khổng lồ” đã cho phép gia đình ông nắm các ngành kinh doanh hàng đầu và giúp “củng cố pháo đài chính trị của thủ tướng”.

Chính phủ Campuchia đã lên án tổ chức Global Witness có mưu đồ và từ chối không bình luận về những gì tổ chức này công bố. Ông Phay Siphan đã nhiều lần không trả lời điện thoại và email về bản báo cáo của Global Witness.

Sự hỗ trợ cá nhân của Hun Sen là quyết định trong việc giúp ông Fu, 67 tuổi, có được bước khởi đầu sớm. Một bức thư của Thủ tướng đề 10/2009 đã chúc mừng ông Fu “thành công mỹ mãn” trong việc phát triển một khu vực ven biển rộng tới 33 km2, với thời hạn cho thuê là 99 năm, mặc dù một phần đất nằm trung khu vực vườn quốc gia được bảo vệ. Thủ tướng còn lập ra một ủy ban đặc biệt có đại diện của 7 bộ để hỗ trợ triển khai dự án này.

Trong bức thư, ông Hun Sen viết (Thời báo Tài chính đã được xem), “Tôi bày tỏ cảm ơn và ủng hộ cá nhân đối với công ty của ông đã triển khai dự án du lịch này”. Bức thư đó được viết 9 tháng sau khi công ty của ông Fu tặng 220 chiếc xe mô tô cho đơn vị cận vệ của Hun Sen, một đội quân riêng gồm 3.000 người, được trang bị xe bọc thếp, giá phóng tên lửa, và súng máy của Trung Quốc. Đó là món quà gần đây nhất trong số các món quà tặng cho đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ Thủ tướng và vợ là bà Bun Rany, được biết đến một cách chính thức là “Nhân tài Vinh quang và Chính trực nhất” (“Most Glorious and Upright Person of Genius”).

“Người anh em nhiều năm”

Theo lời kể lại về lễ trao tặng xe mô tô đó – được đăng trên trang mạng của công ty Trung Quốc – phó Thủ tướng Sok An được trích dẫn đã phát biểu, “cám ơn tập đoàn Unite về món quà 220 xe mô tô và những món quà khác trước đó để hỗ trợ vật chất cho đơn vị cận vệ của Hun Sen… đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho chính phủ hoàng gia”.

Tập đoàn Unite đã thiết lập một “liên minh quân sự-thương mại” với đơn vị cận vệ vào tháng 4/2010, một sự dàn xếp rất bất bình thường đối với một công ty nước ngoài tại Campuchia. Tại một lễ kỷ niệm liên minh này, Trung tướng Hing Bunheang, tư lệnh đơn vị cận vệ và một trong số những cộng sự gần gũi nhất của Hun Sen đã hết lời khen ngợi ông Fu.

Trung tướng Hing Bunheang đã phát biểu trong một băng video, được lồng tiếng Trung Quốc, “Ông Fu là người anh em nhiều năm của chúng ta, đã đóng góp xuất sắc vào sự phát triển của Campuchia… Công việc của ông Fu là công việc của chúng ta. Chúng ta sẽ tạo điều kiện đi lại an toàn cho mọi nỗ lực của ông Fu.”

Những lời khen như thế là một điểm sáng trong sự nghiệp kinh doanh của ông Fu, chứng kiến bước chuyển đổi từ một thập niên phục vụ trong quân đội trở thành giám đốc và chủ tịch một tập đoàn kinh tế nhà nước (theo tài liệu của công ty). Công việc kinh doanh của ông tại Campuchia bắt đầu từ đầu thập niên 1990 khi ông tổ chức triển lãm máy nông cụ Trung Quốc. Ông giữ một chức vụ tại Bắc Kinh trong một ủy ban là “Hội Liên lạc Hữu nghị Quốc tế” (China Association of International Friendly contact), trực thuộc Bộ Ngoại Giao. Nhưng lý lịch doanh nghiệp của ông tại Trung Quốc dường như không tồn tại, với dữ liệu về các công ty chỉ có một chi tiết về ông là  “đại diện hợp pháp” của Beijing Tian Yi Hua Sheng Technology, một công ty chỉ có 2 triệu đồng Nhân dân Tệ (khoảng 300.000 USD) trong vốn điều lệ.

Nhưng tại Phnom Penh, ông Fu có lẽ là doanh nhân có ảnh hưởng lớn nhất của Trung Quốc, một cố vấn chính thức của Hun Sen và một nhân vật được tặng những danh hiệu cao quý của nhà nước và quân đội. Nhưng bất chấp những mối quan hệ được mạ vàng này, việc đầu tư của ông Fu tại Campuchia đã chứng tỏ có nhiều tranh cãi.

Trung Quốc đang đổ tiền vào đất nước này với một nhịp độ chưa từng có, nhưng theo các báo cáo điều tra của James Kynge trên Thời báo Tài chính, không phải mọi người đều được lợi từ các khoản đầu tư hàng tỷ USD này.

Các nhóm hoạt động môi trường đã phản đối việc công ty Trung Quốc này đã giành được đặc quyền thuê đất trong khu vực Công viên Quốc gia Ream, được bảo vệ bằng một nghị định của hoàng gia không cho phát triển chỗ đó. Licadho, một tổ chức nhân quyền Campuchia đã phàn nàn rằng hàng trăm gia đình nông dân đã bị đuổi khỏi nhà của họ. Dân làng đã biểu tình phản đối làm ảnh hưởng đến công việc triển khai của công ty.

Vào tháng 5/2010, một nghị định của Hội đồng Bộ trưởng đã rút giấy phép của công ty ông Fu để phát triển Golden Silver Gulf, tên của dự án nghỉ dưỡng (theo một bản sao của nghị định này mà Thời báo Tài Chính đã có được). Văn bản này đã chuyển trách nhiệm về khu đất đó cho Bộ Môi trường, nhưng chưa rõ liệu dự án có bị đình lại không.

Liên lạc bằng điện thoại và email với ông Fu đều bị ông từ chối bình luận về nghị định đã rút lại giấy phép, nhưng nói rằng việc chấp thuận mà ông có được từ Chính phủ của ông Hun Sen là do uy tín của ông là một doanh nhân được tín nhiệm tại Campuchia và không liên quan gì đến “liên minh quân sự-thương mại” với đơn vị cận vệ.

Năm nay, một công ty con của Unite International, là Yeejia Tourism, đã công bố mấy thỏa thuận liên quan đến dự án này, một dấu hiệu là dự án sẽ tiếp tục hoạt động.

Quan hệ nồng ấm

Ông Hun Sen không phải lúc nào cũng thân Trung Quốc. Đã có lúc ông ấy gọi Trung Quốc là  “nguồn gốc của mọi thứ xấu xa” bởi vì Bắc Kinh ủng hộ bọn Khmer Đỏ diệt chủng, đã giết hại khoảng 1,7 triệu người Campuchia trong thập niên 1970.

Nhưng 15 năm qua, nhà lãnh đạo Campuchia này đã trở thành người ủng hộ Trung Quốc khả tín nhất ở Đông Nam Á, chủ trì việc bán những tài sản có giá trị nhất cho các công ty Trung Quốc, thiết lập mối quan hệ quân sự và ca ngợi Bắc Kinh là “người bạn đáng tin nhất”.

Việc nồng ấm với Trung Quốc đã có lúc biến thành lạnh nhạt với Mỹ, như Tổng thống Barack Obama đã chứng kiến khi tham dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Phnom Penh năm 2012. Khi Tổng thống đương chức đầu tiên của Mỹ thăm Campuchia đến gần tòa nhà chính phủ, ông đã nhìn thấy hai băng khẩu hiệu lớn, “Cộng hòa Nhân dân Trung hoa muôn năm!”.

Trong 20 năm kể từ 1992, khi phương Tây bắt đầu giúp xây dựng nền dân chủ ở Campuchia, các nước tài trợ đã viện trợ khoảng 12 tỷ USD, gồm cả không hoàn lại – phần lớn trong đó không được sử dụng cho phát triển mà ngược lại được dùng để trả lương cho những nhà tư vấn đắt tiền (theo Sebastian Strangio, tác giả của cuốn Hun Sen’s Cambodia).

Để so sánh, Trung Quốc đã đầu tư 9,6 tỷ USD trong thập niên trước năm 2013; và khoảng 13 tỷ nữa sẽ đầu tư tiếp (theo viện nghiên cứu “Hợp tác và Hòa Bình” của Campuchia).

Nhưng sự hấp dẫn của Trung Quốc không chỉ có nguồn vốn đầu tư. Các công ty Trung Quốc do Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và các tổ chức hùng hậu khác chống lưng, có tiếng là triển khai nhanh các dự án hạ tầng quan trọng, thường bị chậm trễ do dư luận về nhân quyền và bảo vệ môi trường phản đối.

Một ví dụ là dự án xây đập thủy điện “Lower Sesan” trị giá 800 triệu USD được xây dựng bởi  HydroLancang, một công ty nhà nước của Trung Quốc. Công trình 400MW này đã bị phản đối bởi hàng ngàn dân làng phải tái định cư hoặc mất nguồn sinh sống, nhưng dự án vẫn được triển khai theo đúng tiến độ để hoàn thành vào năm 2019.

Trong số 8 triệu hectares (80.000 km2) được giao cho công ty này từ năm 1994 đến 2012, gần 60% tức 4,6m hectares  – một vùng rộng hơn cả nước Hà Lan – đã trở thành tài sản của Trung Quốc (theo ước tính của Trung Tâm Nhân Quyền Campuchia, một tổ chức được tài trợ chủ yếu bởi các nhà tài trợ phương Tây).

Một hình thái móc ngoặc bí mật dựa vào quan hệ với chính quyền cũng lộ rõ trong hai dự án đầu tư lớn khác của Trung Quốc được Hun Sen và thuộc hạ cho phép (theo văn bản của nghị định). Một dự án gồm 360 km2 nhượng địa đổi lấy 3,8 tỷ đầu tư của Tập đoàn Union Development Group, một chi nhánh của tập đoàn Wanlong Group, một nhà đầu tư bất động sản lớn của Trung Quốc. Một dự án khác gồm 430 km2 nhượng địa để đổi lấy 1 tỷ USD đầu tư của tập đoàn Heng Fu Sugar, một trong những nhà sản xuất đường lớn nhất Trung Quốc. Tổng hợp quy mô của những nhượng địa này lớn hơn cả thủ đô Phnom Penh.

Cả hai dự án đầu tư này đã gây ra một làn sóng phản đối của người dân và cả hai dự án đều vượt quá giới hạn luật cho phép là 100 km2 nhượng địa cho mỗi công ty. Tập đoàn Heng Fu Sugar đã tránh né quy định này bằng cách lập ra 5 công ty riêng biệt để mỗi công ty nhận một nhượng địa nhỏ hơn quy định một chút (theo các văn bản về nhượng địa).

Mặc dù mỗi công ty trong số 5 công ty đó đều có tên riêng – như  Heng Rui, Heng Yue, Heng Non, Rui Feng and Lan Feng – nhưng các giám đốc công ty thừa nhận tất cả thực chất đều do Heng Fu Sugar sở hữu. Ông Tan Jiangxia, đại diện cho công ty quản lý một nông trường tại Preah Vihear, một tỉnh miền trung, đã giải thích công ty ông đã tránh né hạn chế đó thế nào. Ông Tân nói, “Điều này liên quan đến một điều khoản trong luật nhượng địa. Mỗi công ty chỉ được phép nhận tối đa 10.000 hectares, cho nên chúng tôi đã phải giảm diện tích đất do mỗi công ty nắm dưới mức quy định là 10.000 hectares”.

Có một người bạn tốt

Các giao dịch đầu tư lớn không chỉ gắn kết quan hệ của Bắc kinh với Phnom Penh, mà còn giúp đạt được các lợi ích chính trị cho Trung Quốc khi họ áp đặt những tuyên bố chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông. Khi các chiến hạm của Mỹ tuần tra gần các đảo do Trung Quốc bồi đắp và được trang bị tên lửa chống hạm, Biển Đông đã trở thành một trong các điểm nóng dễ xung đột nhất trên thế giới.

Khi căng thẳng khu vực tăng lên thì giá trị của Campuchia đối với Bắc kinh cũng tăng theo. Đặc biệt lả việc sử dụng vai trò thành viên của Phnom Penh trong khối Asean. Bởi vì Asean làm việc theo nguyên tắc đồng thuận, việc phản đối của một thành viên có thể phá hỏng bất cứ sáng kiến nào của cả khối Asean.

Campuchia đã sử dụng quyền phủ quyết hiệu quả này để bảo vệ Trung Quốc trong tháng 7/2016, khi Asean định ra tuyên bố chính thức về phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế là các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không có cơ sở theo luật biển của Liên Hợp Quốc. Nhưng sau khi Campuchia phủ quyết, thông cáo cuối cùng của Asean đã bị dội một gáo nước lạnh, không nhắc gì đến phán quyết đó.

Trước hội nghị Asean vài ngày, Trung Quốc đã hứa viện trợ cho Campuchia 600 triệu USD, nên Phnom Penh đã phản ứng tích cực tỏ ý biết ơn và công khai vui mừng. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói Bắc Kinh “đánh giá cao” lập trường của Campuchia tại hội nghị mà lịch sử sẽ chứng tỏ là “đúng đắn”. Vài ngày sau hội nghị, Bắc Kinh tuyên bố sẽ xây dựng tòa nhà Quốc hội trị giá 16 triệu USD tại Phnom Penh.

Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đã nói, “Vì Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết bất lợi cho Trung Quốc tháng 7, Trung Quốc đã viện trợ cho Campuchia 600 triệu USD, và để đổi lại Campuchia ít nhất đã hai lần cản đường Asean ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc…Để đánh đổi, Campuchia đã nhận được rất nhiều. Họ nhận được viện trợ. Họ được xóa nợ, và đối với một chính phủ phụ thuộc quá nhiều vào viện trợ nước ngoài, họ nhận được viện trợ sống còn của Trung Quốc. Và người Trung Quốc không đòi hỏi gì về nhân quyền”.

Tat Oudom đưa tin thêm:

Có tham vọng lớn

Một công ty Trung Quốc hoạt động với sự hỗ trợ ngoại giao của Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA), sắp xây dựng xong một cảng nước sâu tại một dải bờ biển Campuchia dài 90 km (theo các quan chức công ty và tài liệu dự án).

Cảng đó đủ sâu để tiếp nhận các tàu chở khách lớn, các tàu chở hàng lớn hoặc các tàu hải quân có trọng tải tới 10.000 tấn cập bến. Nó nằm ngay bên Vịnh Thái Lan, chỉ cách khu vực đang tranh chấp tại Biển Đông vài trăm cây số.

Ông Soeng Songang, một giám đốc của tập đoàn Tianjin Union Development Group (UDG), là công ty Trung Quốc đang làm dự án phát triển một khu vực rộng 360 km2 tại tỉnh Koh Kong, nói “Cảng đó sắp xong rồi”. Khu vực này được Phnom Penh cho thuê 99 năm, với giá ước tính là 3,8 tỷ USD. Ông Soeng nói, “Các tàu buôn lớn có thể cập bến, cảng này sâu tới 11m, có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải tới 10.000 tấn.”

Các nhà phân tích cho rằng hải cảng này là ví dụ gần đây nhất chứng tỏ nỗ lực của Trung Quốc để trở thành cường quốc hàng hải hàng đầu ở Châu Á, bằng cách xây dựng, đầu tư hoặc giành quyền sử dụng một mạng lưới các hải cảng trong cả khu vực.

Ông Geoff Wade, một chuyên gia về Châu Á tại trường Đại học Quốc gia Úc (ANU), nói “Các hải cảng cực kỳ quan trọng đối với việc Trung Quốc theo đuổi mục đích bá quyền khu vực”. Ông Wade cho biết thêm rằng Bắc Kinh đang đầu tư phát triển hoặc kiểm soát một loạt hải cảng tại Hambantota ở Sri Lanka, Gwadar ở Pakistan, Kyaukpyu ở Myanmar và Chittagong ở Bangladesh, cũng như các cảng khác ở Thailand và Indonesia.

Ngoài ra, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti, vùng Sừng Châu Phi (Horn of Africa), chiếm lĩnh một vị trí chiến lược sống còn ngay tại cửa ngõ phía Nam của Biển Đỏ tiếp giáp với Ấn Độ Dương, với 30% số lượng tàu thuyền của thế giới phải đi qua đó.

Bắc Kinh chưa có ý kiến liệu họ có kế hoạch sử dụng hải cảng mới tại bờ biển Tây Campuchia vào mục đích quân sự hay không, nhưng ông Wade nói rằng hải cảng này đủ lớn để nếu cần có thể tiếp nhận hầu hết các khinh hạm và tuần dương hạm của Trung Quốc.

Tập đoàn đầu tư UDG được chống lưng bởi các thế lực chính trị và quân sự cấp cao tại Bắc Kinh, bởi vì công ty tư nhân này (có trụ sở tại thành phố Thiên Tân, ở phía bắc TQ) đã giành được quyền sử dụng một diện tích đất rất lớn một cách đặc biệt, kiểm soát tới 20% tổng chiều dài bờ biển Campuchia, vào năm 2008.

Ông Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli), một ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị của Trung Quốc, là cơ quan đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã chủ trì lễ ký kết dự án đầu tư của UDG (theo tài liệu mà Thời báo Tài chính có được).  Từ đó, dự án này (có tên là Dara Sakor, bao gồm kế hoạch xây một sân bay quốc tế, các bệnh viện, trường quốc tế, khách sạn và khu nhỉ dưỡng 5 sao) đã được lãnh đạo quân sự của hai nước thông qua.

Vào tháng 11/2015, ông Liao Keduo, lúc đó là chính ủy bộ tư lệnh quân khu Thiên Tân của PLA đã gặp bộ trưởng quốc phòng Tea Banh của Campuchia, trong chuyến thăm Thiên Tân. Theo một trang mạng của UDG có đăng hình hai nhân vật nói trên, ông Liao đã bày tỏ “hy vọng dự án Dara Sakor, một bông hoa của tình hữu nghị được vun đắp bởi hai đất nước Trung Quốc và Campuchia, có thể nở hoa kết trái một ngày gần đây”.