7 lý do Hà Lan là nước văn minh số 1 thế giới

Trong số những nước phát triển được bầu chọn là văn minh nhất thế giới, bên cạnh các nước châu Âu như Đan Mạch, Na uy, Thụy Điển… còn có Hà Lan. Vậy quốc gia xa xôi ấy có điểm gì mà khiến họ lọt vào hàng top những quốc gia có mức sống như thiên đường vậy?

Để chứng minh Hà Lan là một trong những quốc gia văn minh và đáng sống nhất thế giới, chúng ta hãy thử tìm hiểu 7 điều thú vị về quốc gia ấy như sau:

1. Đó là quốc gia duy nhất mà không có thú cưng nào bị chủ bỏ rơi.

Ha Lan van minh 1

Theo thống kê hiện tại thì không hề có chó mèo bị bỏ rơi hay ngược đãi tại Hà Lan. Chính phủ nước này đã có những công tác thiết thực ưu tiên dành các loài động vật, và dĩ nhiên, họ còn đặt ra cả quyền lợi cho chúng và người chủ có thể bị xử phạt hay chịu trách nhiệm nếu đối xử tệ với thú cưng của mình.

2. Hà Lan là nước đầu tiên trên thế giới có làn đường đi xe đạp được lát pin mặt trời.

Ha Lan van minh 2

Dự án ‘Làn đường pin mặt trời’ là kết quả của sự kết hợp giữa chính phủ, các nhà kinh doanh, và viện hàn lâm. Phần đầu tiên của con đường được cho phép đi lại từ năm 2015. Mục đích chính của dự án là lấy năng lượng ấy dùng cho việc thắp sáng các con phố và sạc pin các phương tiện đi lại.

3. Điểm sạc pin cho các xe chạy bằng điện được đặt cách nhau 50m trên đường

Ha Lan van minh 3

Một trong những thế mạnh của Hà Lan đó là hệ thống giao thông vận tải hiệu quả và bền vững. Do vậy, họ đã dừng sản xuất các phương tiện chạy bằng xăng dầu hay khí diesel để không làm ô nhiễm môi trường, thay thế vào đó là các xe ô tô, xe đạp… chạy bằng điện. Vì lẽ đó nên cứ cách 50m trên đường phố, họ lại đặt một cột sạc điện để thuận tiện cho người dân di chuyển.

4. Ở Hà Lan, có một thị trấn mà không có ai đi xe ô tô

Ha Lan van minh 4

Thị trấn Houten được coi là nơi an toàn nhất thế giới. Vào đầu những năm 1980, 4.000 cư dân ở đây đã được khuyến khích đạp xe thay vì đi xe ô tô. Dần dần, tất cả cư dân đã chuyển qua dùng xe đạp và không còn bóng dáng 1 chiếc ô tô nào ở đây nữa.

5. Các nhà chức trách cấm tất cả những ai bán các phương tiện dùng xăng dầu hay diesel để chạy

Ha Lan van minh 5

Các ô tô dùng xăng và dầu diesel được dự tính sẽ không còn tồn tại ở Hà Lan vào năm 2025. Bên cạnh đó những chủ phương tiện dùng các nhiên liệu thay thế sẽ không phải đóng thuế cho các phương tiện của mình. Chính vì lẽ đó mà các ô tô thân thiện với môi trường được mua với giá rẻ hơn bình thường tới 15.000 Euro.

6. Các nhà tù tại Hà Lan phải đóng cửa vì thiếu tù nhân

Ha Lan van minh 6

Rất lâu về trước, chính phủ Hà Lan đã có những chính sách mạnh tay để giảm thiểu những ca phạm tội, và kết quả thì thật tuyệt vời. Với việc thiếu tù nhân ở các nhà tù, 19 trại giam đã phải đóng cửa từ năm 2009.

7. Tại Hà Lan, bạn sẽ được trải nghiệm môi trường thân thiện giữa con người và động vật hoang dã ở trong rừng.

Ha Lan van minh 7

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ Hà Lan đó là bảo vệ các con thú hoang dã và môi trường của chúng. Do vậy, có rất nhiều những cầu vượt hay công trình được bắc ngang qua các cánh rừng, cắt ngang con đường quốc lộ để đảm bảo sự an toàn của người lẫn động vật khi đi qua đường.

Sau khi đọc xong những điều thú vị ở Hà Lan, chắc hẳn không ít người sẽ mong muốn được du lịch hay sống ở đây. Tuy nhiên trước khi muốn đặt chân tới một nước nào, các bạn nên chuẩn bị thay đổi tư tưởng và cách hành xử ra sao cho phù hợp với luật pháp và nếp sống của họ. Thường thì không ít người sẽ bị sốc văn hóa sau khi ra nước ngoài đấy.

Theo Brightside

Câu chuyện về món socola Việt “ngon nhất thế giới” của 2 ông chủ không có quốc tịch Việt Nam

Samuel Maruta, người đồng sáng lập ra Công ty sản xuất sôcôla Marou mà báo New York Times từng gọi là “loại sôcôla ngon nhất mà bạn chưa từng thử”.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp – Việt 2016 tại TP.HCM nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Hollande tới Việt Nam sáng 7/9, ông Samuel Maruta, đồng sáng lập công ty sôcôla Marou, đã có những chia sẻ thú vị về cách ông “dụ” nông dân Việt Nam trồng cây cacao thay vì cà phê, hồ tiêu. Sôcôla Marou từng báo New York Times từng gọi là “loại sôcôla ngon nhất mà bạn chưa từng thử”.

Theo ông Maruta, người mang 2 dòng máu Pháp – Nhật, Việt Nam là quốc gia phát triển mạnh về nông nghiệp nhưng cây cacao không thể bì được với cafe, tiêu hay hạt điều. Không ít người cho rằng Việt Nam trồng nhiều cây cacao nhưng thực tế, sản lượng ở Việt Nam chỉ chiếm 0,1% của thế giới.

“Người trồng cacao luôn có áp lực và suy nghĩ rằng sẽ trồng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Cây cacao phải 4 đến 5 năm mới cho thu hoạch. Vấn đề ban đầu của chúng tôi là làm sao để thuyết phục nông dân yên tâm trồng cacao, rằng trồng loại cây này là có lợi?” cha đẻ của socola Marou nói.

Ông Samuel Maruta (thứ 2 từ phải qua trái) tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt – Pháp.

Ông Maruta và người đồng sáng lập ra Công ty sản xuất sôcôla Marou đã có rất nhiều trăn trở khi nhiều nông dân chặt cacao đi để trồng tiêu. Họ đã có những phân tích, đánh giá và truyền cảm hứng cho nông dân rằng: Cacao mới là cây của tương lai. Hiện thế giới ngày càng cần cacao.
Ông Maruta đã đưa ra một so sánh rằng mỗi ngày người ta ăn bao nhiêu tiêu trong khi có thể ăn đến vài chục gram socola. Thị trường cacao lớn hơn tiêu rất nhiều.

Xuất hiện tại Pháp vào cuối thế kỷ 19, cây cacao hiện có thể được tìm thấy tại Tây Nguyên và các tỉnh tiểu vùng sông Mekong – nơi đang đóng góp hơn 50% sản lượng cây lương thực cho Việt Nam và chiếm 27% GDP của đất nước.

Với những người như ông Hồ Văn Lâu – một nông dân ở Tiền Giang, cacao được xem là loại cây mang lại sự đổi đời cho họ. Với những khoản viện trợ từ nước ngoài, những nông dân như ông Lâu có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn để trồng và mở rộng hoạt động canh tác. 10 năm trước, cacao phủ rộng trên chỉ 2.000 hecta tại Việt Nam nhưng hiện giờ con số này đã lên tới 54.000 hecta.

Về việc hợp tác cùng Marou, ông Lâu cho biết: “Phía Marou luôn muốn những hạt cacao sạch nhất và tôi khẳng định cacao của mình không có thuốc trừ sâu và chất bảo quản”.

Marou đặt tên 5 loại socola của hãng theo 5 tỉnh cung cấp nguồn hạt cacao là Tiền Giang, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bến Tre.

Năm 2013, socola Tiền Giang 70% của Marou đã giành huy chương Bạc ở hạng mục “loại socola đen bean-to-bar ngon nhất” của Viện Hàn lâm Socola (Academy of Chocolate) tại Anh, còn socola Bến Tre 78% cũng của họ thì được huy chương Đồng.

Năm 2015, gia đình ông Lâu bán được 840kg cacao – trị giá 3.200 USD cho Marou. So với nhiều hộ gia đình khác, đây quả thực là một kỳ tích. “Mọi việc đang diễn ra rất tốt đẹp”, ông Lâu hồ hởi nói.

4 năm trước, Sam Maruta – một người Pháp gốc Nhật đã có 8 năm sống tại Việt Nam đón người bạn Vincent Mourou ghé thăm Việt Nam quyết định mua 2kg hạt cacao từ một trang trại ở ngoại ô TP Hồ Chí Minh với ý định về khách sạn và tự tạo ra một loại socola .

Lý do là bởi đến lúc này họ vẫn chưa hề biết quy trình tạo ra một loại socola cũng như sự khác biệt giữa các loại socola nếu như dùng hạt cacao khác nhau.

Tối hôm đó, Mourou đã thực hiện quy trình tạo ra socola tại căn bếp của Sam. Lúc này, Sam cho rằng: “Ý tưởng về việc tạo ra một loại socola rất thú vị. Không chỉ sản xuất, tôi còn muốn tạo ra những thanh socola từ chính cacao Việt Nam”.

Chính vì vậy, Sam Maruta, 41 tuổi và Vincent Mourou, 43 tuổi khi ấy đang làm trong lĩnh vực ngân hàng và quảng cáo đã quyết định bỏ việc để thành lập nên Marou Faiseours de Chocolat – một công ty chuyên về các loại socola single-origin (loại sôcôla được sản xuất 100% từ hạt cacao thu hoạch trên một nông trại hoặc một vùng đất nhất định) được đặt tại ngoại ô TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Lúc đó, tham vọng của 2 nhà sáng lập là tạo ra loại socola bean-to-bar đầu tiên của Việt Nam. Socola Bean-to-Bar là loại sôcôla được cùng một nhà sản xuất thực hiện toàn bộ từ khâu xử lý hạt cacao đến khi xuất xưởng thanh sôcôla).

cauchuyenvemonsocolavietngonnhatthegioicua2ongchukhongcoquoctichvietnam

4 năm sau đó, Marou đã gây bất ngờ cho toàn thế giới với một thương hiệu thanh socola cao cấp Marou, điều hành doanh nghiệp có lợi nhuận và còn góp phần giúp Việt Nam có mặt trong bản đồ socola thế giới.

Ngay trong những tháng đầu hoạt động, Sam đã nỗ lực tìm kiếm nhà đầu tư cho công ty. Ông tới gặp Jonathon Waugh – một nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Baring Asset Management, Jardine Fleming và JP Morgan Chase và nói rằng: Tôi biết có thị trường rất rộng lớn dành cho những loại socola cao cấp và tôi quyết định thành lập một công ty sản xuất socola. Anh có muốn đầu tư tiền vào đây hay không?”.

Waugh không vội vàng trả lời mà nói rằng: “Hãy để tôi thử loại socola đó trước đã”.

Đến tối muộn hôm đó, Waugh đã tới căn bếp của Sam và thưởng thức loại socola thương hiệu Mauro. Anh nhớ là hương vị không tệ và nhanh chóng đưa ra quyết định đầu tư. Nhớ lại ngày hôm đó, Waugh nói rằng anh không nghĩ ngợi nhiều và chỉ đơn giản tin tưởng ở Sam.
Dẫu vậy, những gì Marou mang lại cho Waugh vượt mọi kỳ vọng. Bản thân Waugh khẳng định rằng:“Trong tất cả các khoản đầu tư của tôi, Marou là công ty mang lại sự hài lòng và nhiều ngạc nhiên nhất”.

Trong năm đầu tiên hoạt động (2012), doanh thu của Marou đạt 120.000 USD. Và năm nay họ hy vọng nâng con số này lên 1 triệu USD. Hiện tại, Marou có khoảng 20 nhân viên và nhà máy đặt ở Thủ Đức với công suất 100kg socola mỗi ngày.

Năm ngoái, công ty này sản xuất ra 3 tấn socola và 70% trong số đó được xuất khẩu ra hơn 20 thị trường trên khắp thế giới, chủ yếu là châu Âu.

Thị trường lớn nhất của họ chính là nước Pháp – quê hương của nhà sáng lập Sam. Năm ngoái, Marou cũng đã mở một cửa hàng bánh socola gần chợ Bến Thành.

Tại Nhật, trong khi dân số không ngừng giảm thì doanh thu từ bán lẻ sô-cô-la vẫn tăng 7%, lên 405 tỷ Yên – tương đương 3,7 tỷ USD – trong năm 2015, theo số liệu của Euromonitor. Đối với người Nhật, sô-cô-la là một loại đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe.
Thế Trần

Ông Trịnh Xuân Thanh tung ảnh chụp lên facebook chứng minh mình an toàn

Ông Trịnh Xuân Thanh, tỉnh ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, gửi đơn xin ra khỏi Đảng Cộng sản trong thời gian đang bị điều tra khiến dư luận nghi ngờ cựu giới chức của tỉnh này đã ‘hạ cánh’ an toàn ở nước ngoài sau khi gây ra những thất thoát lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Báo Thanh Niên cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã chủ động gọi điện thoại cho phóng viên của báo này vào chiều 6/9 và khẳng định đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng Cộng sản

Cùng lúc, trên mạng xã hội cũng đang lan truyền lá đơn xin ra khỏi đảng được ký tên Trịnh Xuân Thanh. Trong đơn nêu lý do xin ra khỏi đảng là “vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư”, tức ông Nguyễn Phú Trọng.

Trịnh Xuân Thanh nói thêm rằng “để đảm bảo an toàn cho bản thân, tôi đã xin nghỉ phép để đi chữa bệnh ở nước ngoài” và “do các cơ quan chịu áp lực chỉ đạo, tôi thấy rất khó để có được sự thật”.

Mới đây ông đã tung hình ảnh của mình lên mạng đang ngồi trong ô tô ở 1 địa điểm bí mật để chứng tỏ mình an toàn.

Ông Trịnh Xuân Thanh đang ở “một địa điểm bí mật”

(Ảnh fb Thanh Hieu)

Tấm ảnh được chụp vào trời tối nên nhìn ra ngoài khung kính xe, thật khó biết ông Trịnh Xuân Thanh đang ở Việt Nam hay nước ngoài.

Toàn văn lá đơn của ông Thanh gửi cộng đồng mạng và báo chí:

Ghế đại biểu Quốc Hội CSVN được mua với giá $1.5 triệu

Người Việt

Bà Châu Thị Thu Nga. Hình: VietNamNet.

Bà Châu Thị Thu Nga. Hình: VietNamNet.

HÀ NỘI (NV) – Một nữ doanh nhân ở Hà Nội đang bị giam giữ và tiếp tục điều tra về tội lừa đảo hàng trăm tỉ đồng, khai rằng bà đã phải chi $1.5 triệu cho cái ghế đại biểu Quốc Hội.

Một số báo tại Việt Nam đưa tin cơ quan điều tra của Bộ Công An đã chấm dứt giai đoạn một của cuộc điều tra đối với bà Châu Thị Thu Nga, nữ doanh nhân bị hàng trăm người tố cáo là đã nhận tiền mua nhà nhưng suốt một thời gian dài chẳng thấy nhà đâu.

Bà Châu Thị Thu Nga, 51 tuổi, gốc Huế nhưng trúng cử đại biểu Quốc Hội khóa 2011-2016 đơn vị Hà Nội. Bà Nga bị bắt từ đầu năm ngoái và đến tháng 6, 2015 thì bị lột chức đại biểu Quốc Hội.

Bà Nga được truyền thông tại Việt Nam cho hay là có học vị tiến sĩ, với một tiểu sử kinh doanh và chính trị rất “cộm cán.”

Liệt kê thấy gồm: Chủ tịch công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group). Trước khi “trúng cử” đại biểu Quốc Hội khóa 13, bà là phó trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam khu vực miền Bắc-Cục Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Ðộng Sản-Bộ Xây Dựng; Chủ tịch câu lạc bộ Vườn Ươm Doanh Nhân-Hội Liên Hiệp Thanh Niên thành phố Hà Nội; Chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất; Ủy viên Ban Thường Trực nhóm nữ đại biểu Quốc Hội Việt Nam; Thành viên tổ chuyên gia liên ngành – Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về chính sách nhà và thị trường bất động sản; Ủy viên thường vụ Ban Chấp Hành Hiệp Hội Bất Ðộng Sản Việt Nam; Ủy viên tổ chức Nghị Sĩ Hữu Nghị Việt Nam-Ðức; Phó chủ tịch Hội Bảo Trợ Người Tàn Tật và Trẻ Mồ Côi thành phố Hà Nội; Ủy viên Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội.

Có thể với những chức vụ chính trị và vai trò đại biểu Quốc Hội đã giúp cho bà tạo uy tín để kinh doanh.

Cuối năm 2000, bà Nga thành lập công ty cổ phần đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) với 3 xí nghiệp, cung cấp sản phẩm chính là gạch, ngói không nung. Dần dần, bà nổi tiếng trong giới bất động sản với vai trò chủ tịch tập đoàn Housing Group.

Với 3 xí nghiệp ban đầu, Housing Group phát triển hệ thống thành 5 công ty thành viên gồm: Công ty TNHH Nội Thất Housing, Công ty Cổ phần Ðầu tư Xây dựng Công nghiệp Ðô thị, Công ty Xây lắp Housing, Công ty Truyền thông Housing, Công ty Ðầu tư Xây dựng Bất động sản Á Châu.

Ngoài ra, tập đoàn của bà còn có sàn giao dịch bất động sản cùng một số chi nhánh tại các tỉnh thành và phát triển theo hướng đa ngành, mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế.

Theo tin các báo tại Việt Nam, bản kết luận điều tra lần 1 của cơ quan điều tra nói rằng, “Mặc dù chưa được giao làm chủ đầu tư, cấp phép dự án B5 Cầu Diễn nhưng bà Châu Thị Thu Nga đã chỉ đạo nhân viên thực hiện chủ trương huy động vốn của khách hàng theo hình thức ký hợp đồng vay vốn với tổng số tiền hơn 377 tỷ đồng. Sau đó, bà Nga đã trả lại hơn 28 tỷ đồng cho một số nhà đầu tư rút vốn.”

Trong số 349 tỷ đồng còn lại, bà Nga khai đã dùng 85 tỷ đồng trả cho các đơn vị ký hợp đồng một số hạng mục tại dự án B5 Cầu Diễn; chi hơn 80 tỷ đồng cho mục đích cá nhân gia đình bà Nga; chi 25 tỷ đồng cho các dự án khác… Còn lại 157 tỷ đồng, bà Nga khai dùng để “bôi trơn” dự án.

Theo tờ Tiền Phong kể, “Tại kết luận lần này, cơ quan điều tra đã làm rõ 6 nội dung trong vụ án theo yêu cầu Viện KSND Tối Cao. Ðáng chú ý, về nội dung khoản tiền hơn 157 tỷ đồng, bà Nga không có tài liệu gì chứng minh, không ký nhận chứng từ. Khi đối chất với bà Nga, các cá nhân liên quan đều phủ nhận việc nhận tiền.”

Trong những số tiền mà Châu Thị Thu Nga khai với cơ quan điều tra có số tiền $1.5 triệu (tương đương 30 tỉ đồng Việt Nam) mà bà giao cho một công ty vàng bạc đá quý ở Hà Nội giúp “chạy” cái ghế “đại biểu Quốc Hội” khóa 13. Tin cho hay, sếp của ông ty này cũng đã phủ nhận.

“Phải làm rõ đưa cho ai, đưa bao nhiêu, đưa làm gì? Nếu có thực thì đó là chuyện tày trời.” Ông Nguyễn Hạnh Phúc, tổng thư ký Quốc Hội CSVN nói với báo giới về số tiền bà Nga chi ra để “chạy ghế.”

Dịp này, ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, “Văn Phòng Quốc Hội chưa nhận bất cứ thông tin nào về việc này. Thông tin này cũng chưa được kiểm chứng vì đang chờ cơ quan công an điều tra.”

Theo những bài viết về “tội trạng của bà Nga, dự án mà bà Nga thực hiện mới chỉ có chủ trương để xây nhà tái định cư 13 tầng, nhưng bà Nga đã lập thành dự án nhà thương mại với 33 tầng, đã rao bán hết và số người nộp tiền (theo đơn của nhóm người bị hại) là 1,036 người là nạn nhân, số tiền đã thu là hơn 400 tỷ đồng.

Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, từ khi ra đời, tập đoàn Housing Group đưa ra phương châm hoạt động: “Uy tín là tài sản quan trọng nhất…” Tuy vậy, “trong nhiều năm qua tập đoàn Housing Group của bà Nga đã đi ngược lại với chính phương châm đặt ra. Khi tham gia đầu tư nhiều dự án, họ vẫn thu tiền của khách hàng nhưng lại để dự án trì trệ, kéo dài trong nhiều năm.”

Ðể bà Châu Thị Thu Nga có thể dùng một bãi đất trống ở phía Nam huyện Từ Liêm Hà Nội làm mồi nhử lấy tiền mua nhà, đầu năm ngoái, báo Kiến Thức đã liệt kê một loạt sở, ngành, và chức sắc của địa phương đã quay mặt đi để bà Nga đi chạy thuốc, biến một dự án chung cư cao ốc 13 tầng dành để “tái định cư” thành một dự án 33 tầng, nhà ở và thương mại.

Ðể chứng minh được những số tiền “bôi trơn,” bà Châu Thị Thu Nga đã chi ra trong thế giới cái gì cũng phải chạy và bằng tiền mặt hay vàng, đào đâu ra chứng cớ nếu không có video và audio clips?

Cuối cùng thì cái “chuyện tày trời” này, có lẽ, sẽ có cuộc họp báo nói “không có bằng chứng”? (TN)