MC Thanh Mai diện áo dài duyên dáng khi dự tiệc đón Tổng thống Pháp

( Thời trang ) – Khi tham dự buổi tiệc nhân dịp Tổng thống Pháp Francois Hollande đến Việt Nam, MC Thanh Mai đã diện áo dài nền nã, tôn lên nét đẹp của người con gái Việt.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đang có chuyến thăm Việt Nam. Nhân dịp này, Lãnh sự quán đã tổ chức cho các doanh nhân Pháp tại Việt Nam gặp gỡ Tổng thống Pháp vào tối 6/9. MC Thanh Mai vinh dự được mời tham dự sự kiện này.

Khi tham dự buổi tiệc này, Thanh Mai diện áo dài duyên dáng với họa tiết hoa nổi ở eo. Ngoài ra, nữ MC còn thay bộ áo dài in họa tiết rồng rực rỡ. Cô diện trang phục truyền thống vì muốn giới thiệu nét đẹp của người con gái Việt đến bạn bè quốc tế.

MC Thanh Mai vui vẻ chia sẻ khi được gặp vị nguyên thủ quốc gia nổi tiếng: “Đây là lần thứ hai mình được gặp Tổng thống Pháp, lần đầu tại trường quay ở nước Pháp. Lúc đó mình để ý nhiều đến MC, kỹ thuật ánh sáng, máy quay… (bệnh nghề nghiệp). Thường thì các Tổng thống sẽ già hơn trong nhiệm kỳ của mình nhưng Tổng thống Hollande vẫn giữ được phong độ. Kính chúc ông nhiều sức khoẻ và nhiều kỷ niệm đẹp khi đến Việt Nam”.

Thanh Mai vui vẻ trò chuyện và chụp hình cùng Tổng thống Pháp

Tiên Nguyễn (Ngoisao/Giadinhvietnam.com)/Khoevadep

Kinh nghiệm sống sót của bác sĩ bị ung thư phổi giai đoạn cuối

5 năm sau khi phát hiện ung thư phổi di căn, bác sĩ Đỗ Quốc Hùng ở Viện Tim mạch Quốc gia (Hà Nội) vẫn sống khoẻ, đi làm, trồng hoa, xem phim hài, tập thiền, tự nấu cơm mang đi ăn trưa

Cũng bị bệnh tình hành hạ đau đớn, cũng trải qua liệu trình điều trị giống như đa phần bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam khi đã ở giai đoạn muộn, thế nhưng phó giáo sư Đỗ Quốc Hùng, nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia đã làm được điều mà ít ai làm được, đó là sống sót sau gần 5 năm phát bệnh.

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính, dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng khả năng sống rất thấp. Bệnh phát triển âm thầm, ít hoặc không có triệu chứng. Người bệnh nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót lên tới 70%. Được phẫu thuật ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư phổi có thể đạt 40-50%. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn (không còn khả năng phẫu thuật), tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng tới một năm là 90%.

kinh-nghiem-song-sot-cua-bac-si-bi-ung-thu-phoi-giai-doan-cuoi

Phó giáo sư Đỗ Quốc Hùng, nguyên trưởng phòng C7, Viện Tim mạch Quốc gia (Hà Nội). Ảnh: Nam Phương. 

Ở tuổi 62, hiện nhìn bác sĩ Hùng vẫn miệt mài làm chuyên môn, đi khám từ thiện…, ít ai biết được ông bị ung thư phổi. Không biết bao nhiêu lần điều trị hóa chất, 36 liều xạ trị, 5 năm thì đến 3 lần ung thư tái phát, có lần khối u di căn vào xương chậu khiến ông đau đớn không thể đi lại được phải ngồi xe đẩy. Lần tái phát cam go nhất là vào năm ngoái khi khối u di căn lên não.

Khi đó mắt trái dần nhìn mờ đi, có hiện tượng bong võng mạc, bác sĩ Hùng mới đi chụp PET/CT, cộng hưởng từ… thì phát hiện khối u trong não phía sau nhãn cầu kích thước 3×4 cm. Việc xử lý khối u trong não phức tạp hơn nhiều, điều kiện tiên quyết là phải loại bỏ được nó, sau đó tiếp tục điều trị hóa chất nhưng không thể mổ. Các bác sĩ đã tiến hành xạ phẫu bằng dao gamma quay thực chất là dùng tia phóng xạ để xử lý khối u.

“Rất nhiều người hỏi tôi kinh nghiệm chiến thắng ung thư, tôi cho rằng yếu tố tâm lý rất quan trọng. Tôi coi chuyện như bình thường, mình mắc bệnh ung thư nhưng không khác gì một căn bệnh bình thường khác. Tâm lý tôi rất thoải mái, có khi người thân còn lo hơn”, bác sĩ Hùng chia sẻ.

Từ kinh nghiệm bản thân mình, ông cho rằng, yếu tố tâm lý quyết định ít nhất 50% trong việc điều trị bệnh ung thư. Ngày xưa cứ nghe đến bệnh ung thư là nghĩ đến chết, nhưng với sự phát triển y học ngày nay nhiều trường hợp có thể cứu được.

Bản thân ông luôn xác định ung thư giống như bệnh mãn tính, điều trị đợt này tốt nhưng không phải là hết, sẽ có những đợt tái phát. Bệnh nhân ung thư cần hiểu rằng đây là cuộc chiến dài lâu. Xác định như vậy nên ông không bao giờ cho phép mình được chán nản, không nghĩ đến bệnh tật mà phải sống thật vui, luôn lạc quan yêu đời, xem phim hài. Khó ngủ thì ông tụng kinh, uống thuốc cho dễ ngủ. Rảnh rỗi sắp xếp được thời gian, ông lại cùng đồng nghiệp rong ruổi đi khám bệnh từ thiện.

kinh-nghiem-song-sot-cua-bac-si-bi-ung-thu-phoi-giai-doan-cuoi-1

Trên sân thượng, bác sĩ Hùng tự trồng rau vào thùng xốp. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

“Trên sân thượng ở nhà, tôi trồng rau, trồng hoa, mùa nào thức ấy, đơn giản chỉ là thùng xốp trồng rau muống, dền, mồng tơi, xà lách đôi khi ít rau mùi, mùi tàu, rau húng… Những khi có thời gian tôi lại ngồi thiền, tập thở để tâm được tĩnh”, bác sĩ Hùng chia sẻ.

Bên cạnh đó, chế độ ăn của ông cũng thay đổi rất nhiều, chia nhỏ bữa ăn, ngày ăn 5 bữa, ăn ít chất bột đường, bữa phụ cũng chỉ ăn rau quả. Ông ăn rất nhiều rau và hoa quả, đặc biệt các loại rau như súp lơ xanh, măng tây, rau chân vịt… Hoa quả thì ông ăn nhiều mãng cầu xiêm, bơ, cam, chanh… Với thịt, bác sĩ chỉ sử dụng thịt gia cầm, thịt có màu trắng, không ăn thịt màu đỏ. Bữa cơm ở viện, ông không ăn ngoài mà tự mang cơm ở nhà đi, phòng làm việc có sẵn lò vi sóng.

Trong điều trị, ông tuân thủ tuyệt đối phác đồ các bác sĩ đưa ra. Ông cũng tự mình tìm tòi, định kỳ sang Singapore mua thuốc điều trị trúng đích mà trong nước chưa nhập để uống duy trì. Bên cạnh đó, ông cũng uống sâm ngọc linh, thực phẩm chức năng chiết xuất từ lá đu đủ…

Việc tập luyện thể dục cũng rất quan trọng, giúp cơ thể được dẻo dai, duy trì tốt sức khỏe. Ông chỉ mới nghỉ tập gym vì không có thời gian. Hiện nay, hằng ngày ông tập dịch cân kinh.

Bác sĩ Hùng khuyên, những bệnh nhân mắc ung thư như ông nên điều trị trong nước nếu không có điều kiện. “Tôi biết có người sang Singapore chữa trị, tiêu hết 8 tỷ đồng mà vẫn không ăn thua. Ngược lại ở trong nước, người bệnh vẫn được hưởng những dịch vụ kỹ thuật cao như: PET/CT, xạ trị điều biến liều, thuốc trúng đích…, lại được bảo hiểm chi trả”. Theo ông, điều trị ở trong nước bao giờ cũng hơn ở ngoài nước, có sự động viên của đồng nghiệp, người nhà trong khi tâm lý rất quan trọng trong điều trị.

Trong điều trị các bệnh hiểm nghèo, trong đó có ung thư, Việt Nam đã áp dụng những kỹ thuật điều trị hiện đại tiên tiến như trên thế giới. Phó giáo sư Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) coi câu chuyện chiến thắng ung thư của bác sĩ Hùng như một kỳ tích, một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Điều ông ấn tượng nhất ở bệnh nhân đặc biệt này là tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị. Với bệnh ung thư, bệnh nhân sống sót sau 5 năm phát hiện bệnh đã được coi là khỏi bệnh.

Ung thư phổi và gan là 2 trong 10 loại ung thư phổ biến nhất khu vực Đông Nam Á cũng như tại Việt Nam. Ở nước ta tình hình bệnh ung thư phổi khá nặng nề, số bệnh nhân ngày càng tăng. Tại Hà Nội, ước tính trong 100.000 người dân thì có 40 người được chẩn đoán bị ung thư phổi, trong khi đó tại TP HCM con số này là 30 người.

Để phòng bệnh, không nên hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc lành mạnh, cần thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có các triệu chứng ho kéo dài, đau ngực… Bệnh khó sàng lọc phát hiện sớm. Những người có nguy cơ cao (nghiện thuốc lá, thuốc lào) nên làm xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, xét nghiệm máu tìm một số chất chỉ điểm khối u (CEA, cifra 21-1, SCC…) và chụp X-quang phổi hàng năm.

Nam Phương /VNExpress

Việt Nam đừng mừng nếu làm công xưởng cho thế giới

Trong khi cả thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức và công nghệ, thì Việt Nam lại đang hài lòng với một nền kinh tế có mức độ gia công ngày càng lớn hơn.

Khoảng thời gian ngắn ngủi vài tháng vừa qua kể từ khi Chính phủ mới bắt đầu hoạt động là một trong những giai đoạn mà kinh tế Việt Nam có những bước chuyển quan trọng nhất trong vòng vài năm trở lại đây, trên hầu khắp các lĩnh vực quan trọng. Nó vừa là điều đáng mừng nhưng cũng vừa là điều đáng lo. Đáng mừng ở chỗ nền kinh tế vốn cồng kềnh, nặng nề và thiếu hiệu quả của Việt Nam cuối cùng cũng đã chịu nhúc nhích; nhưng đáng lo ở chỗ thời gian cho chúng ta còn lại không nhiều, khi mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã tới hạn và ngưỡng chịu đựng chỉ còn rất mong manh. Đây là thời điểm mà kinh tế Việt Nam phải lựa chọn hướng đi đúng đắn.

Những vấn đề được các chuyên gia kinh tế đặt ra tại hội thảo “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” do Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, đang khiến chúng ta không khỏi lo ngại về tương lai của nền kinh tế cũng như tương lai đất nước. Trong đó, vấn đề chính yếu được nhiều chuyên gia cùng đặt ra là nền kinh tế Việt Nam hiện đang ở ngưỡng giới hạn chịu đựng khi mô hình tăng trưởng cũ gần như đã cạn kiệt. Tác động tổng hợp này đang đẩy nền kinh tế Việt Nam đến chân tường, và nhất là phía sau chúng ta đã gần như không còn đường lùi.

Về khía cạnh tài chính, nền kinh tế của Việt Nam là một nền kinh tế không hiệu quả. Mức độ hiệu quả trong đầu tư là rất thấp, đặc biệt là ở khu vực kinh tế quốc doanh, tình trạng thất thoát lãng phí ngày càng trầm trọng, bội chi ngân sách tăng cao buộc chính phủ phải tăng cường vay nợ. Trong vòng 5 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng nợ công của Việt Nam đã tăng rất nhanh, và hiện đã sát ngưỡng giới hạn cho phép là 65% GDP. Ở thời điểm hiện tại Việt Nam không những không được phép vay nợ thêm nếu như không muốn vượt ngưỡng 65% GDP, đồng thời phải giảm bội chi ngân sách nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng. Đó là một nhiệm vụ gần như bất khả, khi một nền kinh tế có thói quen tiêu xài hoang phí và ưa thích vay mượn để chi dùng thì khó có chuyện vừa chấm dứt được sự hoang phí mà vẫn có đủ tiền để đầu tư để ổn định tăng trưởng.

Về khía cạnh cơ cấu nền kinh tế, thì Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc nặng nề hơn vào khu vực FDI trong khi hai bộ phận quan trọng khác là khu vực quốc doanh và khu vực tư nhân đang có dấu hiệu sụt giảm về quy mô. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI hiện đang chiếm gần 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng hiệu quả và mức đóng góp của khu vực này vào nền kinh tế lại đang có chiều hướng suy giảm. Tỷ trọng giá trị gia tăng trong các ngành sản xuất công nghiệp mà khu vực FDI chiếm vị trí chủ đạo đang giảm mạnh từ mức 34,7% (năm 2000) xuống còn 21,7% (năm 2013) (theo The Saigon Times).

Nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam càng mở cửa chào đón các doanh nghiệp FDI, ngành sản xuất càng tăng trưởng mạnh, xuất khẩu hàng hóa càng nhiều, nhưng lợi ích thực mà Việt Nam nhận được lại đang ngày càng ít, trong khi các rủi ro về môi trường và ổn định thì lại đang ngày càng tăng lên. Một nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi lợi ích nhận được thì ngày càng ít ỏi hơn, là một nền kinh tế sớm muộn cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng bị vắt kiệt và bị vứt bỏ bất cứ lúc nào.

Về khía cạnh mô hình tăng trưởng, Việt Nam đang đi ngược lại với xu hướng phát triển của thế giới khi đang tiếp tục bám víu vào mô hình tăng trưởng cũ kỹ và không hiệu quả. Trong những năm qua, khi mà thế giới đang theo đuổi sự gia tăng về trình độ và công nghệ, thì Việt Nam vẫn đang chọn cách tăng trưởng theo chiều rộng bằng cách sử dụng vốn, tận dụng lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên.

Nền kinh tế Việt Nam kiếm cơm bằng cách dễ dàng nhất nhưng cũng lạc hậu nhất và nhiều nguy cơ nhất. Trong khi cả thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức và công nghệ, thì Việt Nam lại đang hài lòng với một nền kinh tế có mức độ gia công ngày càng lớn hơn. Thế giới tự hào với vai trò những chuyên gia công nghệ và nhà khoa học, thì Việt Nam tự hào với vai trò người làm thuê. Tình trạng gia công hóa nền kinh tế này sẽ còn tiếp tục gia tăng trong tương lai gần, khi các hiệp định thương mại quan trọng mà Việt Nam đã ký kết sẽ chỉ khiến cho ngày càng nhiều các doanh nghiệp gia công nước ngoài chọn Việt Nam làm điểm đến mà thôi.

Nói cách khác, một tương lai vô cùng bấp bênh và đầy bất trắc đang chờ đợi nền kinh tế Việt Nam. Nếu ví von kinh tế Việt Nam với một cá nhân, thì đó là một con người vừa lười nhác, không có một công việc ổn định và có thu nhập trung bình thấp, nhưng lại có thói quen tiêu xài hoang phí và nhất là đang nợ ngập đầu. Và đây có thể chính là thời khắc sẽ quyết định tương lai của nền kinh tế và đất nước, khi mà chúng ta đã đứng ở sát chân tường và phía sau đã không còn đường lùi. Một vài cải cách mang tính đơn lẻ trong thời gian qua sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu như xét trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang cần những thay đổi triệt để về căn bản. Đây là thời điểm mà những cải cách nửa vời cũng không khác gì một sự thất bại.

Nhàn Đàm

Hội nghị G20 tại Trung Quốc đã trở thành ‘đại hội đấu tố’

Hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh với sự góp mặt của hầu hết các nhà lãnh đạo quyền lực nhất toàn cầu này được xem là một cơ hội hoàn hảo để cùng vạch ra một hướng đi cho nền kinh tế thế giới vốn đang rơi vào trì trệ và ảm đạm. Nhưng thay vì đoàn kết và hợp tác, các quốc gia tại hội nghị G20 lại đang có xu hướng quay sang chỉ trích lẫn nhau.

Sự kiện quan trọng nhất và được chú ý nhất trong nền kinh tế thế giới những ngày này là hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc. Hội nghị thượng đỉnh này không chỉ quy tụ các nhà lãnh đạo cao nhất của 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới và lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), mà nó còn có sự tham gia của lãnh đạo các tổ chức chính trị và kinh tế hàng đầu thế giới khác như chủ tịch ASEAN, chủ tịch liên đoàn châu Phi, Ngân hàng thế giới (WB) và Qũy tiền tệ quốc tế (IMF),…

Nói cách khác, hội nghị thượng đỉnh với sự góp mặt của hầu hết các nhà lãnh đạo quyền lực nhất toàn cầu này được xem là một cơ hội hoàn hảo để các nền kinh tế đoàn kết, cùng vạch ra một hướng đi cho nền kinh tế thế giới vốn đang rơi vào trì trệ và ảm đạm. Nhưng, tất cả đã đảo lộn hoàn toàn, khi thay vì đoàn kết và hợp tác, các quốc gia tại hội nghị G20 lại đang có xu hướng quay sang chỉ trích lẫn nhau.

Chủ đề chính thức của hội nghị thượng đỉnh G20 lần này là “Xây dựng kinh tế thế giới sáng tạo, năng động, liên kết và bao dung”, nhưng có vẻ như tinh thần chung đó lại không được thể hiện trong những gì diễn ra tại hội nghị ở Hàng Châu lần này. Những sự cố và rắc rối của hội nghị thượng đỉnh G20 lần này thậm chí diễn ra từ trước khi phiên khai mạc chính thức bắt đầu, khi một sự cố đã xảy ra với phái đoàn của tổng thống Mỹ Barack Obama ở sân bay Hàng Châu.

Một số quan chức Trung Quốc đã có hành vi khiếm nhã và hách dịch với những nhân viên Nhà Trắng tháp tùng ông Obama ở sân bay, thậm chí cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cũng là nạn nhân của sự cố này, và phải đến khi mật vụ Mỹ can thiệp thì mọi chuyện mới được giải quyết. Việc các quan chức Trung Quốc tỏ ra hách dịch ngay cả với những nhân vật cấp cao của phái đoàn Mỹ được cho là xuất phát từ việc tổng thống Obama giờ đây đã không còn có vị thế như trước, khi chỉ vài tháng nữa là ông sẽ hết nhiệm kỳ.

Nói cách khác, Trung Quốc cảm thấy không cần e ngại trước một vị tổng thống vịt què (thuật ngữ để chỉ các tổng thống Mỹ sắp hết nhiệm kỳ). Điều tương tự có lẽ cũng xảy ra đối với các nền kinh tế lớn khác sẽ bước vào cuộc bầu cử vào năm sau như Đức hay Pháp. Sự sút giảm vị thế của các nhà lãnh đạo hàng đầu do bầu cử như Mỹ, Đức, Pháp, hoặc vì mới lên nhậm chức như Anh là lý do khiến nhiều nhà phân tích nhận định rằng hội nghị thượng đỉnh G20 lần này sẽ không đạt được nhiều hiệu quả trên thực tế. Sẽ không ai bàn bạc những vấn đề quan trọng và có ảnh hưởng lâu dài với những nhà lãnh đạo có thể sắp phải rời nhiệm sở.

Và thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Thay vì tập trung thảo luận vào các vấn đề kinh tế toàn cầu, thì các quốc gia tham dự hội nghị G20 lần này lại có xu hướng quay sang chỉ trích lẫn nhau. Là nước chủ nhà, thậm chí gây ra sự cố đối với phái đoàn Mỹ tại sân bay, Trung Quốc không có gì phải e ngại khi chỉ trích các nền kinh tế lớn khác đang có xích mích với nước này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công khai phê phán Úc vì nước này đã từ chối bán cổ phần mạng lưới điện Ausgrid trị giá 7,7 tỉ USD cho một công ty Trung Quốc cách đây ít tuần, đồng thời cũng chỉ trích chính phủ Anh vì đã ngưng dự án điện hạt nhân Hinkley Point trị giá 24 tỉ USD (trong đó Trung Quốc góp 1/3 số vốn) một cách vô cớ. Theo quan điểm của chính phủ Trung Quốc tại hội nghị, thì các hành động trên được xem như những động thái mang tính bảo hộ thương mại và cần bị lên án.

Ở chiều hướng ngược lại, những lời chỉ trích Trung Quốc cũng không phải là ít. Chủ tịch ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tuyên bố Trung Quốc nên tìm cách giải quyết vấn đề dư thừa công suất trong các ngành công nghiệp của mình thay vì đẩy sản phẩm dư thừa sang thị trường châu Âu mà các mặt hàng thép là điển hình. Nhật Bản và Mỹ thì công kích việc Trung Quốc can thiệp vào tỷ giá đồng nhân dân tệ, gây ra những tác động không nhỏ đối với lĩnh vực xuất khẩu trên toàn cầu, và nhất là việc Trung Quốc chưa có những động thái đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu tương xứng với vị trí nền kinh tế số hai thế giới của mình.

Nhật Bản và Anh cũng là hai nền kinh tế nhận được nhiều sự chú ý tại hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, liên quan đến cuộc chiến chống giảm phát và Brexit. Một mặt, các nhà lãnh đạo Nhật Bản khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các chính sách nới lỏng tiền tệ đối với sự tăng trưởng kinh tế nước này, mặt khác lại chỉ trích Anh về những hệ quả mà Brexit gây ra đối với những tập đoàn và doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại châu Âu.

Hiện các tập đoàn và công ty Nhật tại châu Âu phần lớn có trụ sở ở London, và đang tạo ra khoảng 400.000 việc làm; Brexit đang khiến cho các công ty Nhật phân vân về nơi đặt trụ sở mới và cơ hội tiếp cận thị trường của cả châu Âu lục địa lẫn của Anh. Trong khi đó, thủ tướng Anh Theresa May có lẽ là người phải chịu nhiều sức ép lớn nhất tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, khi vị tân thủ tướng Anh không chỉ phải tìm cách xoa dịu Trung Quốc vì sự cố nhà máy điện hạt nhân Hinkley, nối lại các kênh đàm phán về kinh tế-thương mại với các nhà lãnh đạo EU, mà còn phải trấn an lãnh đạo các nền kinh tế lớn khác về những hậu quả kinh tế-thương mại do Brexit gây ra.

Dù đạt được một số kết quả nhất định với thông cáo chung vào cuối hội nghị, trong đó các nước đồng thuận rằng có thể sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết (bao gồm cải cách tiền tệ, tài khóa và cơ cấu kinh tế) để đạt được tăng trưởng bền vững, thì một thực tế là hội nghị thượng đỉnh ở Hàng Châu lần này đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận chung đáng kể nào.

Đã không có một thỏa thuận chung có ý nghĩa nào trong việc vực dậy nền kinh tế thế giới mang tính đột phá, thay vào đó hội nghị G20 lần này lại có xu hướng trở thành nơi để các nền kinh tế lớn cãi vã với nhau nhiều hơn, vì những vấn đề mang tính cá nhân của mình hơn là vì các vấn đề mang tính toàn cầu.

Nhàn Đàm (theo Reuters) /Motthegioi

Việt Nam sẽ “phủ sóng” xe buýt tới 100% tỉnh thành vào năm 2020

Xe buýt đã được phát triển tại 57/63 tỉnh thành. Ảnh VGP

Xe buýt đã được phát triển tại 57/63 tỉnh thành. Ảnh VGP

Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, trong đó cho biết đến năm 2020 toàn bộ các tỉnh, thành sẽ có xe buýt.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc phát triển xe buýt tại tất cả các tỉnh, thành là nhằm mục đích nâng cao thị phần của loại hình vận tải này, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, đề án trên xác định: Đến năm 2020 đảm bảo 100% các tỉnh, thành trên cả nước có hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xây dựng quy hoạch liên quan đến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Bên cạnh đó, những tỉnh, thành đã có hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thì phải tăng tỷ lệ đảm nhận của loại hình này.

Cụ thể, thủ đô Hà Nội phải nâng tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt lên 10-15% tổng nhu cầu đi lại đến năm 2020; TP.HCM phải nâng tỷ lệ này lên 9-12%; Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ phải nâng lên 5-10%; các tỉnh, thành phố khác là 1-3%.

Hiện tại, Việt Nam có 57 trong tổng số 63 tỉnh, thành có hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, trong đó Hà Nội và TP.HCM có mạng lưới lớn nhất.

Các tỉnh không có xe buýt hiện là Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái và Bình Phước.

Hạo Nhân tổng hợp