30 mẫu kiến trúc kỳ quái khiến bạn không thể không ‘bật cười’

Kiến trúc là một ngành sản xuất chuyên nghiệp, mặc dù vậy trong không gian kết cấu của mỗi công trình cũng ẩn chứa rất nhiều xếp đặt thiết kế nghệ thuật.

Bề ngoài các công trình, kiến trúc sư có thể tuân thủ chặt chẽ yêu cầu kết cấu cơ bản. Nhưng cũng có lúc họ muốn thay đổi tư duy về những kết cấu phổ biến đang tồn tại để tạo ra phong cách của riêng mình. Vậy nên, những công trình đặc biệt này có thể mang đến một diện mạo mới ấn tượng cho cảnh quan đô thị.
Vì để phát triển ý tưởng rộng hơn, kiến trúc sư Victor Enrich của Tây Ban Nha đã từ bỏ vị trí công việc đang làm tại cơ quan. Ông chụp lại một loạt công trình kiến trúc và sử dụng kỹ xảo 3D để biến những công trình đó thành những bản thiết kế kiến trúc đặc biệt giống như những tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh những công trình tuyệt đẹp này.
Không giới hạn trong kết cấu cửa sổ, công trình mang hơi hướng của một túi khoai tây chiên đã được bóc ra vô cùng hấp dẫn.


Giống như sự đảo ngược của công trình, càng lên cao thì càng nhiều căn hộ hơn.

Biến tòa nhà Metropolitan Opera House khô cứng thành phong cách gần gũi với tự nhiên hơn.


Thậm chí còn giúp tòa nhà Ferris mang kiến trúc hình bánh xe khá thú vị.


Túp lều bãi biển biến thành vị thần Hy Lạp cổ đại.


Sẽ là phi lý nếu nhân đôi tòa nhà như thế này ở trên không trung. Tuy nhiên công trình cũng khá đặc sắc phải không?


Cửa sổ được thiết kế hướng lên trời, bất cứ lúc nào người trong nhà cũng có thể nhìn được bầu trời rộng lớn.


Sơn màu vàng tươi sáng trong chỗ lõm, tòa nhà đột nhiên mang phong cách vui vẻ của nhạc Pop.


Tòa nhà tách đôi và uốn cong giống như đang cúi chào người đi đường vậy.


Khách sạn bay, nếu bạn đang ở bên trong hẳn sẽ nghĩ mình đang diễn bộ phim “Harry Potter”.

Từ trong căn nhà đi ra ngoài dạo phố hoặc mua sắm, bạn không chỉ đi thang máy, thang bộ mà bạn còn có thể đi cả thang trượt nữa. Nhưng bạn nên lưu ý đến xe cộ trên đường nhé!


Tòa nhà đang há nhiều miệng giống như hướng đến người phương xa mà nói chuyện vậy.


Kiến trúc với những thang lầu kéo dài giống như đang vươn tới các vì sao.


Kiến trúc tòa nhà này thật nghênh ngang, nó khiến cho ngay cả ô tô trên đường cũng phải nhường đường và đi vòng.


Hai tòa tháp chọc trời giống như người khổng lồ đang vươn hai cánh tay của mình lên bầu trời vậy.


Nhìn vào công trình kiến trúc không theo quy tắc và hỗn độn như vậy, nó khiến chúng ta tiến vào hành trình giả tưởng.


Một chân nâng đỡ tòa nhà. Cảnh quan thật vô cùng ngoạn mục!


Đường cái bay, hẳn người chơi thể thao mạo hiểm cũng muốn đến đây để thử cảm giác.


Trong khung cảnh ảm đạm, tự nhiên mọc lên hai công trình kiến trúc màu đỏ tạo cảm giác rất đặc sắc.


Một tòa nhà đảo ngược, một tòa nhà nghiêng mình cúi chào. Nó hẳn sẽ giúp người đi đường tránh được mưa gió và ánh nắng mặt trời.


Với các góc độ nghiêng khác nhau của kiến trúc, trông tòa nhà vô cùng mềm mại.


Kiến trúc như một lá cờ cực lớn đang tung bay trên bầu trời.

Góc xoắn hoàn hảo của tòa nhà trong không trung tạo nên khung cảnh giống như một con tàu lượn.


Với rất nhiều đường gấp khúc trong kiến trúc khiến cho tòa nhà nhìn đơn giản nhưng không kém phần thú vị.


Hai chiếc sừng to lớn đặc sắc của công trình khiến chúng ta liên tưởng đến Ngưu Ma Vương tái sinh, rất hùng dũng như xắp bay lên trời.


Chỉ với 2 góc trên cùng của tòa nhà hỗ trợ chống đỡ, nếu nó xuất hiện thật sự trong khu phố, hẳn là không an toàn rồi.


Hai tòa nhà màu đỏ xuất hiện như vậy trong khung cảnh tạo nên một cảm giác như không gặp tai nạn về hiệu ứng nghệ thuật.


Nhìn từ một góc độ khác, tôi nghĩ kiến trúc tòa nhà này như một chiếc kính thiên văn của người khổng lồ.

Kiến trúc với các đường uốn lượn hoàn hảo, nó chẳng phải là một tác phẩm nghệ thuật sao?


Mỗi tác phẩm kiến trúc dường như không thực tế, tuy nhiên nó lại khiến con người chú ý.


Toàn bộ những biến hóa trong các kiến trúc như vậy sẽ là nguồn cảm hứng sáng tạo giúp các công trình mang theo hơi thở nghệ thuật hơn.

Bài học ý nghĩa từ câu chuyện của người đàn ông và 4 cô vợ

Có một người đàn ông thành đạt có đến bốn người vợ. Hãy xem cách ông ta đối xử với từng người vợ và kết quả như thế nào.

Ông ta rất yêu thương cô vợ thứ tư, luôn quan tâm, chăm sóc cô ta, mua cho cô ta rất nhiều quần áo đẹp, rất nhiều thức ăn ngon. Tóm lại, ông ta đã dành cho cô vợ thứ tư những gì tốt đẹp nhất.

Với cô vợ thứ ba, ông ta cũng rất nâng niu, chiều chuộng. Ông cho cô sự sung sướng, luôn quan tâm, chăm sóc cô trước mặt bạn bè. Tuy nhiên, ông lại luôn lo sợ rằng cô sẽ bỏ đi theo người khác.

Ngoài ra, ông cũng yêu thương cô vợ thứ hai của mình. Hơn thế, cô còn được xem là tri kỷ và mỗi lần khi ông gặp chuyện gì, ông đều tìm đến cô để chia sẻ. Người vợ thứ hai đã giúp ông vượt qua rất nhiều mặt khó khăn về tinh thần.

Với người vợ thứ nhất – một người bạn đời chung thủy, cô quán xuyến từ của cải, nhà cửa và hỗ trợ cho sự nghiệp của ông. Tuy nhiên, cho dù người vợ này có thương yêu, hi sinh vì ông như thế nào đi nữa, thì ngược lại, ông chẳng hề yêu cô và dường như bỏ rơi cô.

 Một ngày nọ, người đàn ông lâm bệnh nặng. Nằm trên giường, ông hỏi người vợ thứ tư:

– Ta đã yêu em nhất, em sẽ đi cùng ta đến Thiên đường chứ?

“Không bao giờ”, cô vợ thứ tư nói xong rồi bỏ đi một mạch.

Nghe vậy, ông rất đau lòng và quay sang hỏi tiếp người vợ thứ ba “cả cuộc đời này ta đã rất chiều chuộng em, em sẽ đi cùng với ta chứ?”

“Không, sau khi ông chết thì tôi sẽ tái giá”, cô vợ thứ ba lạnh lùng đáp.

“Ta rất sợ cô đơn, xin em hãy đi cùng với ta”, người đàn ông tha thiết nói với cô vợ thứ hai.

“Xin lỗi, em không thể, tuy nhiên em sẽ đưa anh đến phần mộ của anh”, cô vợ thứ hai trả lời.

Lúc này, cô vợ thứ nhất mới lên tiếng “Em sẽ đi cùng anh, bất kể là nơi đâu”.

Người đàn ông nhìn thấy cô vợ thứ nhất gầy gò, ốm yếu, ông đã thực sự rất hối hận vì khi còn sống đã không đối xử tốt với cô.
Bài học từ cuộc sống:

Trên thực tế, chúng ta đều có bốn người vợ này:

Người vợ thứ tư là cơ thể của chúng ta. Bất kể khi nào chúng ta đều tốn không ít thời gian để chăm sóc nó. Một ngày nào đó, khi sắp lìa đời, cơ thể chúng ta cũng sẽ rời bỏ chúng ta.

Người vợ thứ ba là của cải, quyền lực, địa vị. Một ngày nào đó khi chúng ta chết, những thứ này sẽ rơi vào tay người khác.

Người vợ thứ hai là người thân, bạn bè. Cho dù chúng ta đối xử với họ tốt như thế nào, họ cũng chỉ đưa ta đến huyệt mộ mà thôi.

Người vợ thứ nhất là tâm hồn, chỉ có tâm hồn mới theo ta đến tận chân trời góc biển.

Nếu là bạn, bạn sẽ thương yêu người vợ nào?.
Sưu tầm

Forbes: 5 dấu hiệu cho thấy VN giống Trung Quốc 10 năm trước

Tạp chí uy tín Forbes mới đây đã đăng bài viết của chuyên gia theo dõi các vấn đề châu Á Ralph Jennings với nhận định: Việt Nam rất giống Trung Quốc 10 năm trước.

Tham nhũng, thích khoe của cải, giao thông ngày càng tệ, lao động nhảy việc thường xuyên, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ,… đang diễn ra Việt Nam được xem là những nét tương đồng với những gì đã diễn ra tại Trung Quốc của 10 năm trước.

Theo Ralph Jennings, vào khoảng cuối thế kỷ trước đầu thế kỷ này, Trung Quốc chưa đủ nguồn lực để sản xuất. Tuy nhiên, các ưu đãi về thuế, nhân lực phong phú, nhân công giá rẻ… đã thu hút nhà đầu tư từ nước ngoài đổ tiền vào nước này, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khoảng 10% mỗi năm cho đến năm 2010.

Nhưng sau 10 năm, các lợi thế này không còn tồn tại ở Trung Quốc và rất nhiều doanh nghiệp đang tìm cách dịch chuyển khỏi quốc gia này. Khi chi phí nhân công tại Trung Quốc tăng lên, Việt Nam được xem là địa chỉ mới mà nhà đầu tư nhắm tới khi tìm kiếm thị trường tại châu Á. GDP của Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 6% mỗi năm.

Tuy nhiên, Ralph Jennings cũng chỉ ra 5 mặt trái tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc 10 năm trước khi đang ở giai đoạn đầu của đà phát triển mạnh mẽ.

Việt Nam theo quan sát của Forbes có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc 10 năm trước. Ảnh AFP

1. Tham nhũng

Bài viết cho biết: “Nếu xin giấy phép kinh doanh mất quá nhiều thời gian và cán bộ cơ quan nhà nước nói bạn phải chờ hơn một tháng nữa mới được cấp phép, điều đó có nghĩa là bạn phải chi một số tiền “bôi trơn” hành chính cho các cán bộ này. Cảnh sát giao thông thì nhận tiền và không xử phạt lỗi vi phạm của người tham gia giao thông”.

Trung Quốc đã từng rất nổi tiếng với những khoản hối lộ mà các công ty nước ngoài phải là người chi tiền khi tham gia kinh doanh tại nước này. Tình trạng hối lộ vẫn tiếp tục diễn ra tại Trung Quốc nhưng đã ít dần đi khi chiến dịch dịch chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc chính thức khởi động kể từ năm 2012.
2. Vi phạm bản quyền và thương hiệu

Ralph Jennings chia sẻ rằng: “Trong tháng này, tôi có nghe một câu chuyện tại TP HCM về một nhà cung cấp hạt điều sử dụng logo của Taco Bell (một chuỗi đồ ăn nhanh) in trên danh thiếp của mình. Người kể chuyện này nói với tôi rằng việc nhái nhãn hiệu ở Việt Nam là chuyện xảy ra bình thường”.

Trung Quốc từng cho phép một chuỗi cửa hàng cà phê lấy nhãn hiệu “Starsbuck” (hãng cà phê nổi tiếng của Mỹ) hoạt động tại thành phố biển Thanh Đảo. Trung Quốc cũng cho phép các cửa hàng thời trang tại Bắc Kinh bán trang phục trông giống với sản phẩm của thương hiệu Gpa và ngang nhiên gắn mác Gpa.

Các công ty nước ngoài đang kinh doanh tại Trung Quốc thường phàn nàn rằng những vấn đề họ gặp phải trong bảo hộ nhãn hiệu là kết quả của những kẻ làm hàng giả nhãn hiệu, quan chức tham nhũng và sự yếu kém trong thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Trong hai thập kỷ qua, các nhà vận động hành lang nước ngoài đã gây sức ép để Trung Quốc dỡ bỏ việc kinh doanh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong khi đó, các công ty Trung Quốc lại là những người kiện lại chính các nhãn hàng này.

3. Giao thông ngày càng tệ

Ở TP HCM, trung tâm tài chính của cả nước, và các đô thị lớn, tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng phức tạp và diễn ra thường xuyên. Người đi đường có khi phải chờ đợi nhiều lượt để qua được một đèn đỏ. Giao thông tại các khu vực đông dân cư ở Bắc Kinh và Thượng Hải cũng rơi vào tình trì trệ như vậy vào khoảng năm 2000 khi ôtô xuất hiện trên đường nhiều hơn.
4. Lao động nhảy việc để kiếm thêm chút tiền

Ralph Jennings kể rằng: “Khi tôi sống ở Bắc Kinh trước năm 2005, bạn bè của tôi ở đây làm việc cho một công ty duy nhất cho đến khi họ tìm thấy một nơi khác trả lương cao hơn. Thời gian cho một công việc nhất định có thể chỉ đến nửa năm. Các công ty nước ngoài thường trả lương cao hơn các công ty địa phương, dẫn đến làn sóng nhảy việc tìm lương cao của người lao động. Tuy nhiên, họ không trung thành với bất cứ ai.

Trong khi đó, Ralph Jennings cho hay nhân viên văn phòng Việt Nam, những người rất khó để có thể tuyển dụng hoặc còn thiếu kỹ năng, cũng đang làm điều đó.
5. Thích khoe của

Ông Oscar Mussons, chuyên viên tư vấn kinh doanh quốc tế thuộc công ty tư vấn Dezan Shira & Associates tại TP HCM, nhận định: “Nếu bạn bước vào một ngôi nhà của người Việt Nam, họ có thể không có nhiều đồ đạc, họ có thể ngồi ăn trên sàn nhà, nhưng họ vẫn “xài sang” khi dùng điện thoại cao cấp như iPhone hay mua sắm các loại xe mới của của các thương hiệu nổi tiếng như Honda hoặc Yamaha vì đây là những thứ mà họ có thể trưng ra bên ngoài. Người Việt cũng chọn lui tới những nhà hàng phục vụ ẩm thực nước ngoài, đắt hơn so với thức ăn địa phương.

Trước khi diễn ra chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình, người tiêu dùng Trung Quốc nổi tiếng vì lối tiêu tiền không run tay với các bữa tiệc xa hoa hay đi mua sắm hàng hiệu xa xỉ ở nước ngoài. Đến nay, nhiều người Trung Quốc trở nên e dè khi móc hầu bao vì lo sợ trở thành mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi”, ngành kinh doanh mặt hàng xa xỉ ở Trung Quốc cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Vì sao dự án của Trung Quốc bị “đào thải” ở nhiều nước?

Các dự án của Trung Quốc đang bị “đào thải” khỏi các quốc gia khắp thế giới với những lo ngại khác nhau của chính quyền các nước. Điều này cho thấy vấn đề gì?

Dự án đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh sử dụng vốn Trung Quốc đang đặt ra nhiều thách thức về quản lý chất lượng, chi phí và môi trường. Ảnh infonet.vn

Reuters đưa tin vào ngày 11-8-2016, Chính phủ Úc đã từ chối bán cổ phần trong mạng lưới điện Ausgrid cho hai nhà thầu gồm tập đoàn State Grid của Trung Quốc và tập đoàn Cheung Kong Infrastructure ( CKI ) của Hồng Kông vì những lo ngại về vấn đề an ninh. Hai nhà thầu này dự định sẽ mua 50,4% cổ phần của Ausgrid.

Cách sự kiện này gần hai tuần, vào ngày 30-7-2016, tân Thủ tướng Anh Theresa May đã đưa ra quyết định tạm ngừng phê chuẩn dự án xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Hinkley Point trị giá gần 24 tỉ đô la Mỹ có vốn đầu tư Trung Quốc do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia.

Trước đó, vào ngày 9-6-2016, Công ty XpressWest của Mỹ đã tuyên bố hủy hợp đồng xây dựng đường sắt cao tốc với tập đoàn Đường sắt quốc tế Trung Quốc (CRI). XpressWest cho biết nguyên nhân chính là do “vấn đề thời gian và khó khăn của CRI trong việc đáp ứng yêu cầu của chính quyền trong việc triển khai dự án”, theo LA Times. Dự án này trước đó dự kiến sẽ dài 370 ki lô mét nối liền hai thành phố Los Angeles và Las Vegas của Mỹ. Mặc dù phía CRI không đưa ra tuyên bố chính thức nhưng sau đó Tân Hoa xã đã dẫn lời một quan chức của CRI cho biết phía Mỹ đã “vô trách nhiệm” khi đơn phương hủy hợp đồng trong khi hai bên vẫn đang trong quá trình thương lượng, theo Reuters.

Tại Nam Mỹ, vào tháng 4-2016, Nhà máy Lọc dầu quốc gia Costa Rica (RECOPE) cũng đã hủy dự án xưởng lọc dầu trị giá hơn 1 tỉ đô la Mỹ của Trung Quốc đầu tư tại nước này. Trên thực tế, dự án này có số phận “lênh đênh” trong suốt chín năm qua, bất chấp phía Trung Quốc chấp nhận cho Chính phủ Costa Rica vay 900 triệu đô la Mỹ.

Ngoài ra, dự án kênh đào tham vọng của Trung Quốc tại Nicaragua cũng đã rơi vào tình trạng “đắp chiếu”. Được khởi công cuối năm 2014, dự án 50 tỉ đô la Mỹ được xem là đối trọng với kênh đào Panama. Tuy nhiên, đến tháng 11-2015, dự án vẫn giậm chân tại chỗ. Người phát ngôn của Ủy ban kênh đào Nicaragua trả lời: “Kênh đào tạm hoãn không phải vì vấn đề tài chính mà là vì vấn đề thời gian kỹ thuật (cho những nghiên cứu môi trường)”, theo Financial Times.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một quốc gia ngừng hợp tác với Trung Quốc. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR, bốn nguyên nhân chính lần lượt liên quan đến vấn đề môi trường; vấn đề xã hội; sự thiếu minh mạch trong đấu thầu và lo ngại về an ninh.

Đầu tiên, những dự án phớt lờ tác động đến môi trường đã khiến cho người dân các nước phản đối. Bên cạnh dự án kênh đào Nicaragua kể trên, chính phủ Campuchia, Myanmar, Canada và Sri Lanka cũng đã ngừng cho phép Trung Quốc thi công các dự án sau khi đánh giá lại tác động môi trường.

Thứ hai, những ảnh hưởng về mặt xã hội cũng khiến các quốc gia không còn mặn mà với các nhà thầu Trung Quốc. Đơn cử, tại Myanmar, trước làn sóng phản đối của người dân, chính phủ của cựu Tổng thống Thein Sein đã hoãn ba siêu dự án từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, vấn đề lao động cũng tác động không nhỏ. Đặc điểm của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) sử dụng vốn Trung Quốc là quy mô lớn và sử dụng chủ yếu lao động Trung Quốc. Do đặc điểm sinh sống và làm việc của người Trung Quốc tương đối tập trung theo nhóm, hay hình thành các “Chinatown” nên đặt ra nhiều thách thức đối với chính quyền sở tại trong việc quản lý.

Thứ ba, sự thiếu minh bạch đang khiến Trung Quốc mất điểm. Việc các nhà thầu Trung Quốc vận động hành lang mạnh để giành được các dự án CSHT cũng khiến chất lượng công trình bị giảm sút. Thông thường, khi lựa chọn nhà thầu Trung Quốc, quốc gia sẽ được vay vốn của Trung Quốc để đầu tư. Tuy nhiên, lựa chọn này dễ dẫn đến tình trạng “lợi bất cập hại”. Việt Nam chẳng hạn, đã gặp thách thức đối với việc quản lý, kiểm tra chất lượng, kiểm soát chi phí và xử lý các vấn đề môi trường, xã hội tại các dự án trọng điểm như Nhà máy Nhiệt điện Ninh Thuận, đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh.

Cuối cùng và quan trọng hơn cả, sự trỗi dậy của Trung Quốc về quân sự và những căng thẳng về chủ quyền với các nước láng giềng khiến chính phủ các nước nghi ngại các dự án đầu tư CSHT sẽ được sử dụng như vũ khí chính trị. Trước sự nhiệt tình thái quá của Trung Quốc trước các dự án đầu tư trọng điểm, như trong trường hợp Nhà máy Điện hạt nhân Hinkley Point hay mạng lưới điện Ausgrid, các quốc gia phải cân nhắc thận trọng và rõ ràng, để đảm bảo an ninh quốc gia, họ buộc phải từ bỏ các nhà thầu Trung Quốc.

Những siêu dự án của Trung Quốc có thể sẽ trở thành những lâu đài trên cát nếu nó còn tồn tại những gót chân Achilles như vậy.

Thụy Điển /ThoibaokinhteSG

Mỹ và Trung Quốc bàn luận những gì bên lề G20?

Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã họp song phương bên lề Hội nghị G20
Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc

Tập Cận Bình đã họp song phương bên lề Hội nghị G20 (Ảnh: Getty Images)

Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đã bàn luận những gì tại cuộc họp song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 – đây là điều mà giới quan sát quốc tế đều nghe ngóng. 
Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo từ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới chính thức bắt đầu vào hôm nay (4/9) tại Hàng Châu ở miền đông Trung Quốc, nhưng một loạt các cuộc họp song phương đã diễn ra trong suốt ngày hôm qua.
Biển Đông
Theo Sputnik News, Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố rằng Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã “trao đổi thẳng thắn” về phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực mới đây bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuyên bố cho biết: “Tổng thống [Obama] đã tái khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ làm việc với tất cả các nước trong khu vực để giữ gìn nguyên tắc của luật pháp quốc tế, hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở, và tự do hàng hải và hàng không“.
Cũng trong hôm qua, một cựu lãnh đạo Hải quân Hoa Kỳ đã viết một bài xã luận đại diện cho Viện nghiên cứu Hudson, dự đoán rằng xung đột hải quân với Trung Quốc là không thể tránh khỏi, theo Sputnik News.
“Một điều quan trọng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống tiếp theo phải bao gồm việc ép buộc Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế. Nếu không, chúng ta có thể phải đối mặt với một cuộc xung đột với một lực lượng hải quân ngày càng lớn mạnh vào thời điểm khi mà chúng ta lại đang giảm dần về quy mô“, Cựu Phó Thứ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Seth Cropsey khẳng định.
Nhân quyền
Ngoài vấn đề Biển Đông, ông Obama cũng ra sức ép đối với Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Đó không phải là chủ đề mới mẻ, nhưng lại đặc biệt nổi cộm gần đây khi chính quyền Trung Quốc bị phanh phui tội ác mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.
Hôm 13/6, Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công và hoạt động mổ cướp nội tạng ghê rợn. Nghị viện Châu Âu cũng ra thông cáo lên án tội ác diệt chủng này vào ngày 27/7.
Nhiều người dân thế giới và các luật sư nhân quyền đã đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới gây sức với Trung Quốc. Hôm 20/7, người dân Canada, bao gồm cả cựu Quốc vụ khanh David Kilgour đã kêu gọi Thủ tướng Canada Justin Trudeau khi tham dự Hội nghị G20 cần hối thúc Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng.
Người dân Canada luyện Pháp Luân Công tại Montreal vào ngày 9/5/2015
Người dân Canada luyện Pháp Luân Công tại Montreal

vào ngày 9/5/2015 (Ảnh: Nathalie Dieul / Đại Kỷ Nguyên)

An ninh mạng và thương mại
Tại cuộc họp song phương, ông Obama cũng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc không tuân thủ các cam kết an ninh mạng trước đó. Trung Quốc được biết đến rộng rãi về lực lượng tin tặc quân đội tấn công vào mạng lưới của các chính phủ, các doanh nghiệp và cá nhân, đem lại nguồn lợi không lồ cho nước này.
Không chỉ Mỹ là đối tượng tấn công thường xuyên của tin tặc Trung Quốc, Australia gần đây cũng công bố cuộc điều tra cho thấy những hệ thống mạng quan trọng của nước này là nạn nhân của hoạt động tin tặc của Bắc Kinh trong nhiều năm qua.
Vấn đề thương mại cũng được đề cập đến. Ông Obama lên tiếng đề nghị Trung Quốc  đảm bảo một “sân chơi bình đẳng” ở Trung Quốc, bảo vệ quyền lợi của các công ty Mỹ.
Quân nhân Trung Quốc trên một chiếc xe buýt tại quảng trường Thiên An Môn ngày 3/9/2015. Trung Quốc từ lâu đã phát triển một lực lượng tin tặc quân đội
Quân nhân Trung Quốc trên một chiếc xe buýt tại quảng trường Thiên An Môn ngày 3/9/2015. Trung Quốc từ lâu đã phát triển một lực lượng tin tặc quân đội (Ảnh: Andy Wong/Getty Images)
Triều Tiên
Chủ đề duy nhất mà cả ông Tập và ông Obama nhất chí cao là chương trình tên lửa của Triều Tiên. Cả hai nguyên thủ đều nhất chí rằng việc Bình Nhưỡng theo đuổi vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo đã đặt ra một mối đe dọa cho khu vực. Hai nhà lãnh đạo cũng tuyên bố sẽ hợp tác nhằm đạt được phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên theo như nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Mai Lan
(Đại Kỷ Nguyên VN)

Sợ gián điệp Trung Quốc nhìn trộm, nữ thủ tướng Anh phải trùm mền thay đồ

Sợ gián điệp Trung Quốc, nữ thủ tướng Anh phải trùm mền thay đồ

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20, nữ thủ tướng Anh được yêu cầu phải trùm mền thay đồ để tránh nguy cơ bị điệp viên Trung Quốc theo dõi.

Theo tờ Daily Mail, nữ thủ tướng Anh Theresa May đã được yêu cầu đặc biệt cẩn trọng trước nguy cơ gián điệp Trung Quốc khi đến Hàng Châu dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
Bà thậm chí còn được yêu cầu khi thay đồ thì phải trùm mền mà thay, chứ không được đứng thay thoải mái bình thường trong phòng.
Sợ gián điệp Trung Quốc, nữ thủ tướng Anh phải trùm mền thay đồ - Ảnh 1.
Trong chuyến công du G20, bà Theresa May có thể sẽ trao đổi với ông Tập về dự án điện hạt nhân Hinkley đang bị trì hoãn
Đội an ninh của nữ thủ tướng cũng đã được cảnh báo về các nguy cơ bị điệp viên Trung Quốc dùng “mỹ nhân kế” để khai thác thông tin.
Trong một buổi tóm tắt tình hình an ninh, các nhân viên tháp tùng thủ tướng Anh được giao cho điện thoại chỉ dùng trên đất Trung Quốc, và được yêu cầu không nhận bất kỳ một món quà nào vì sợ bị cài “bọ nghe lén”.
Toàn bộ đoàn tháp tùng bà Theresa May đều được cảnh báo đặc biệt cẩn trọng về tình trạng bảo mật thông tin. Họ được cho biết căn phòng của họ cũng không phải là nơi an toàn.
“Họ bảo rằng, nếu chúng tôi ngại bị nhìn thấy khỏa thân, thì tốt nhất nên trùm mền mà thay đồ”, một nhân viên trong đoàn công du Anh cho biết.
Vào năm 2008, khi thủ tướng Gordon Brown sang thăm Trung Quốc, một quan chức Anh cũng từng bị “dính bẫy”. Vị quan chức tháp tùng này khẳng định đã bị đánh thuốc mê và bị ai đó trộm mất điện thoại cùng tài liệu mật.
Các nhân chứng cho biết, lần cuối cùng được nhìn thấy trước khi biến mất, vị quan chức này đang tản bộ cùng một phụ nữ Trung Quốc xinh đẹp.
Kiệt Anh/ PhapluatTPHCM

TRUNG HOA CỘNG SẢN ĐÓN ÔNG OBAMA BẰNG CÁC TRÒ TIỂU NHÂN

TQ “chơi khăm” Obama, không cấp xe thang xuống máy bay? 

Quang Minh /Dân Việt
Mới tới Trung Quốc chưa đầy một ngày mà phái đoàn của Obama đã phải hứng chịu rất nhiều phiền hà và rắc rối liên quan tới thủ tục ngoại giao.

 
Obama ban đầu không thể xuống Không lực Một vì không có thang.

Vấn đề nảy sinh ngay khi Tổng thống Barack Obama vừa đặt chân tới đất Trung Quốc. Không hề có xe thang nào chờ ông ở cửa chiếc Không lực Một.Trên đường băng, nhân viên tổng thống Mỹ vất vả tìm kiếm một chiếc thang giúp Obama xuống đất. Khi cánh báo chí Nhà Trắng đứng vào hàng để đợi nghi thức tiếp đón từ nước chủ nhà, những gì họ nhận được chỉ là một cán bộ Trung Quốc đang la hét với đoàn Mỹ.

Nhân viên an ninh kiểm tra đường băng.

Người đàn ông Trung Quốc yêu cầu báo chí Nhà Trắng phải đi khỏi khu vực sân bay. Phía Mỹ phải cố giải thích rằng đây là máy bay của Barack Obama và họ tháp tùng tổng thống. Tuy nhiên, người đàn ông Trung Quốc hét lên: “Đây là đất nước của chúng tôi”.

Obama gặp gỡ phái đoàn Trung Quốc ở sân bay.
Người này sau đó tìm cách ngăn cản cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice và phụ trách báo chí Ben Rhodes đến gần chiếc Không lực Một.
Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chuyến thăm lần này của ông Obama tới Hàng Châu dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ là lần cuối cùng trong nhiệm kỳ 8 năm làm tổng thống. Suốt 8 năm qua, mối quan hệ giữa hai bên Trung Quốc-Mỹ chưa bao giờ có dấu hiệu yên ổn. Chính sách hướng đông của Mỹ khiến Trung Quốc rất lo ngại trong tham vọng vươn lên bá chủ toàn cầu.

Ngày 3.9, một số quan chức Nhà Trắng Mỹ tới trước đón Obama đã bị các nhân viên Trung Quốc chặn cửa. “Tổng thống Mỹ sẽ tới đây trong một giờ nữa”, một nhân viên Nhà Trắng giải thích trong vô vọng. Thậm chí, suýt chút nữa một cuộc ẩu đả đã diễn ra giữa phái đoàn Mỹ và những nhân viên người Trung Quốc. Một quan chức Mỹ nói: “Bình tĩnh nào, làm ơn. Xin hãy bình tĩnh”.

 
Hai bên hội đàm nhưng không thu được kết quả khả quan.

20 phút trước khi Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có mặt, hai bên vẫn tranh cãi bên ngoài căn phòng lãnh đạo hai cường quốc gặp mặt. Trung Quốc cương quyết nói rằng không đủ chỗ cho 12 nhà báo tháp tùng Obama. Phía Mỹ phủ nhận, chỉ tay về phía chỗ trống và khẳng định đã sắp xếp qua đường ngoại giao từ rất lâu.

Sau khi 2 nguyên thủ kết thúc cuộc hội đàm và chuẩn bị có cuộc đi dạo thì phía Trung Quốc bất ngờ cắt giảm số lượng nhà báo Mỹ đưa tin sự kiện từ 6 người xuống 3 người. Sau đó, chỉ 1 người duy nhất được phép tham gia.

 
Obama thưởng trà ở nhà khách chính phủ Hồ Tây ở Hàng Châu.

“Đây là sự sắp xếp của chúng tôi”, một quan chức Trung Quốc đáp lạnh tanh với các nhân viên Nhà Trắng.

“Nhưng các ông liên tục thay đổi sắp xếp”, nhân viên Nhà Trắng đáp lời. Cuối cùng, sau những cuộc tranh cãi nảy lửa giữa hai bên, Trung Quốc miễn cưỡng đồng ý cho 2 nhà báo tới đưa tin về cuộc dạo chơi trong tối hôm đó của hai nguyên thủ.

——–

Hình ảnh tố Trung Quốc cố tình tiếp đón Obama kiểu ‘bình dân’

Huyền My /Dân Việt

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từ chối thảm chào đón đỏ ở Hàng Châu, Trung Quốc mà các nhà lãnh đạo thế giới khác nhận được, hay Trung Quốc cố tình đón tiếp như vậy?

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tiếp tục sứ mệnh ngoại giao của mình ở Trung Quốc trong ngày Chủ Nhật khi gặp gỡ đối tác đến từ Vương quốc Anh và Thổ Nhĩ Kỳ – hai đồng minh quan trọng của Mỹ.

Đây là ngày thứ 2 của ông Obama ở Hàng Châu, Trung Quốc khi ông tham dự Hội nghị thưởng đỉnh G-20. Một ngày trước đó, khi ông Obama đến Hàng Châu, màn chào đón ông ở sân bay đã gây ra một “cúc sốc” ngoại giao khi nhân viên an ninh Trung Quốc la hét quan chức Mỹ, không cấp cầu thang máy bay để đón ông Obama.

 

Cầu thang đón Tổng thống Obama không có thảm đỏ như các nhà lãnh đạo khác đến dự G-20. Hình ảnh bên phải là lễ đón Thủ tướng Anh Theresa May tại sân bay Hàng Châu. Ảnh CNN

Trên đường băng, nhân viên tổng thống Mỹ vất vả tìm kiếm một chiếc thang giúp Obama xuống đất. Khi cánh báo chí Nhà Trắng đứng vào hàng để đợi nghi thức tiếp đón từ nước chủ nhà, những gì họ nhận được chỉ là một cán bộ Trung Quốc đang la hét với đoàn Mỹ.

Hình ảnh của hãng tin CNN chụp được cho thấy, những nhà lãnh đạo thế giới trước đó đến Hàng Châu dự hội nghị G-20 đều được phía Trung Quốc trải thảm đỏ đón từ cầu thang máy bay.

Chia sẻ suy nghĩ về sự cố đón tiếp ở sân bay, Tổng thống Obama cho rằng, Mỹ sẽ không bao giờ xin lỗi về yêu cầu để truyền thông Nhà Trắng ở sân bay, nhưng cho biết ông hiểu lý do tại sao các quan chức Trung Quốc có thể phản ứng với nhu cầu của người Mỹ.

Chia sẻ sau cuộc gặp với Thủ tướng ANh Theresa May, Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi đã có rất nhiều máy bay, máy bay trực thăng, rất nhiều xe ô tô và rất nhiều mật vụ, an ninh, nhân viên Nhà Trắng…Và như bạn biết, nếu bạn là một nước chủ nhà, đôi khi nó có thể khiến bạn cảm thấy hơi nhiều.”