Những người thích ở một mình thường có 5 đặc điểm “đáng gờm” sau

Số đông cho rằng ở một mình là cô đơn, là tự cách ly khỏi xã hội, là lập dị thiểu năng. Thực tế, người sống được một mình chính là người tự do và tài năng nhất.

Nhiều người thích ở một mình , chẳng phải vì tâm trí của họ đơn điệu mà thực ra, đầu óc họ sáng tỏ hơn khi chỉ có một mình.

1. Chẳng cần ai cho họ hạnh phúc, sống một mình là hạnh phúc lớn nhất của họ rồi
Hầu như ai cũng có một suối nguồn, một động lực mà nhờ đó họ có tinh thần để sống tiếp cuộc đời mình. Nhưng n ếu cứ nhìn ngó ra bên ngoài thì làm sao mà hạnh phúc lâu dài được. Người một mình thường lục lọi vào bên trong nội tâm để tìm kiếm hạnh phúc của mình. Họ d ành thời gian để liên kết với nội tâm, từ đó giúp họ thích nghi và cân bằng trong mọi hoàn cảnh. Khi nội tâm đã cân bằng thì tác động từ bên ngoài chỉ như gió thoảng mây bay.

Cụ thể, người sống một mình vốn dĩ họ chẳng cần sự thừa nhận của bất kì ai. Họ không cần phải có người sùng bái, tán dương, cho tiền cho bạc thì mới thấy mình là vua. Thực tế, họ xử trí cảm xúc ở một tầng lớp sâu sắc hơn và bản thân họ đã là vua một cõi.

2. Họ chẳng bao giờ lãng phí thời gian vào những chuyện vô thưởng vô phạt
Trong công việc, họ không muốn chỉ mãi là “cắc ké”, những hoạt náo viên, những kẻ mua vui. Họ luôn tận dụng hiệu quả nhất thời gian của mình. Vì thế, những cuộc trò chuyện mà họ hứng thú tham gia phải kích thích sự phát triển, mở mang tư duy và cho họ những trải nghiệm lí thú. Mục tiêu lớn của họ là khai thác hết tiềm năng của mình.

Dù không có ai bắt ép, dù thành tích của họ đã luôn vượt trội hơn người nhưng họ luôn thúc ép bản thân phải sáng tạo hơn nữa. Họ chẳng bao giờ quan tâm đến những cuộc tán gẫu vô thưởng vô phạt . Chỉ có những cuộc trò chuyện trí tuệ mới là món quà gợi cảm và tò mò nhất đối với họ. Người thích phát triển luôn tìm kiếm những cơ hội mới. Họ tham gia vào các cuộc trò chuyện để biết người khác đã phát triển đến đâu, và cũng để chứng minh mình không hề thua kém.
3. Chẳng cần hỏi nhiều họ cũng biết rõ về người khác

Vì họ đã dành rất nhiều thời gian để hiểu rõ bản thân mình, nên việc đọc vị người khác đối với họ rất dễ dàng. Đôi khi họ còn hiểu người khác hơn cả chính bản thân người đó. Họ thích đào sâu vào tâm trí người khác để xem mình sẽ khám phá ra điều quý giá gì.

Những người nội tâm khám phá thế giới xung quanh ở những tầng lớp thâm sâu nhiều chiều. Vì thế dù không hề nói nhiều, không cần hỏi nhiều, họ lại biết rành rẽ về người khác và hoàn toàn có thể chinh phục đối phương bằng những cuộc nói chuyện sâu sắc , bằng bộ não tâm lý khiến người ta giật mình.
4. Chẳng bao giờ họ thấy buồn chán
Những người sống một mình có cái nhìn rất khách quan về cuộc sống. Họ rất dễ chiều và không cần phải có những hoạt động kích thích liên tục. Họ không bao giờ thấy buồn chán chỉ vì chẳng có ai để nói chuyện, chẳng có chỗ để đi chơi… Tâm trí họ vốn dĩ đã là một thế giới quá sôi nổi và bận rộn rồi.

Người nội tâm sống rất chọn lọc. Không có nhiều thứ tác động được tới tâm trí họ, vì thế nội tâm của họ rất sáng trong và yên bình, không dễ gì mà “rúng động”. Họ luôn đơn giản hóa mọi vấn đề, chứ không thích “drama hóa” những chuyện còn chưa rõ trắng đen.
5. Họ thông minh hơn
Vì sao họ cứ thích hành động một mình? Vì sao họ thích đi chơi một mình thay vì đi với bạn bè? Một bộ não thông minh sẽ khuyến khích những hành động thông minh. Các nghiên cứu cho thấy người thông minh thường dành rất ít thời gian giao lưu xã hội vì họ quá bận rộn vào những mục tiêu dài hạn. Họ không muốn mất thời gian vào những hoạt động hời hợt không dẫn tới cái kết quả mà họ mong muốn.

Nếu cũng thích sống một mình thì xin chúc mừng bạn, vì có rất nhiều người lạc lối không biết mình muốn gì, thành ra độ tập trung của họ bị rời rạc, nên họ không thể thành công và cũng chẳng có thực lực như bạn.
Nguồn: Lifehack

Hồ sơ mật về tình trạng ăn thịt người trong thời Cách mạng Văn hóa

(Ảnh: Internet)

Nhân kỷ niệm 50 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động Cách mạng Văn hóa, Giáo sư Tống Vĩnh Nghị thuộc Đại học California (Mỹ) chuẩn bị xuất bản sách “Hồ sơ mật tại Quảng Tây thời Cách mạng Văn hóa”, sách ghi chép lại câu chuyện ăn thịt người trong thời Cách mạng Văn hóa ở tỉnh Quảng Tây.

Theo VOA đưa tin, sách “Hồ sơ mật tại Quảng Tây thời Cách mạng Văn hóa” chuẩn bị xuất bản vào tháng Sáu tới, gồm 7 triệu chữ với 18 tập, 36 quyển.

Theo Giáo sư Tống Vĩnh Nguyên giới thiệu trên VOA, thời Cách mạng Văn hóa, số người chết bất thường có danh tính cụ thể ở tỉnh Quảng Tây là 150.000 người, số người chết không rõ danh tính là 30.000 người, ngoài ra còn hơn 30.000 người mất tích. Trong số người chết này, chết vì xung đột giữa các phe phái chưa tới 5%, còn lại 95% là bị chính quyền bức hại đến chết.

Trong những cái chết bất thường này, rất nhiều người chết vì tình trạng người ăn thịt người. Theo sách ghi chép, thảm cảnh người ăn thịt người xảy ra trên địa bàn 27 huyện của tỉnh Quảng Tây (chiếm 2/3 số huyện của tỉnh Quảng Tây). Nhưng tình trạng người giết người và ăn thịt nhau không phải xảy ra ở những người dân thường với nhau, mà chính ông Trưởng ban Vũ trang của huyện đích thân chỉ huy giết người. Nhiều kẻ ăn thịt người chính là Trưởng ban Vũ trang của các xã, cán bộ Đảng viên và dân quân vũ trang.

Giáo sư Tống Vĩnh Nguyên đã dẫn ra nhiều ví dụ dẫn chứng.

“Trung tuần tháng 10/1968, ông Trưởng ban Vũ trang của huyện Thượng Tư là Vương Chiêu Đằng đã công khai giết người. Tên đồ tể này đã chỉ huy 5 tên dân binh mổ bụng moi gan 5 người và nấu chín để cùng nhau ăn. Ngày hôm sau tên này lại giết 4 người và cho mổ bụng moi gan, sau đó mang chia gan cho đội sản xuất cùng ăn. Có thể gọi đây là chính quyền ăn thịt người theo đúng nghĩa đen của nó.”

“Có 5 loại đối tượng chính bị xử lý: địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu, phái hữu. Một người sau khi bị thanh toán còn lại hai người con (11 tuổi và 14 tuổi), bọn cán bộ Đảng viên và dân binh vũ trang nói phải diệt cỏ tận gốc, thế là chúng giết chết và ăn thịt cả hai cháu bé.”

Trong những đối tượng này, đối tượng chủ yếu bị ăn thịt vẫn là địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu và con cái của họ, nhưng nhiều trường hợp không phải phần tử loại này cũng vẫn bị nạn như thường. Ví dụ ngày 14/9/1968, có 3 thanh niên trí thức tham gia đội sản xuất vạch tội người phụ trách Trà Quảng làm nhục nữ thanh niên trí thức. Kết quả người phụ trách đã dẫn một số dân binh giết chết 3 thanh niên trí thức này và moi gan của họ ra nấu ăn, uống rượu mua vui. Sau khi việc này xảy ra, hơn trăm thanh niên trí thức của xã không ai còn dám ho he một tiếng, họ trở thành không khác gì con vật nuôi của bọn ác bá, bất cứ lúc nào cũng có thể bị chúng giết chết ăn thịt.

Giáo sư Tống Vĩnh Nghị chỉ ra, những phong trào chính trị trong thời Cách mạng Văn hóa không chỉ phá hoại toàn diện nền tảng pháp trị cơ bản mà còn kích động chính quyền giết người, theo đó bọn ác bá vô học không còn biết phân biệt ranh giới giữa thú và người.

Theo Secretchina /Daikynguyen
Tinh Vệ biên dịch

 

Dự án trường đại học Hoa Lư hơn 400 tỷ thành nơi chăn bò

Dự án Đại học Hoa Lư (Ninh Bình) được phê duyệt tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng bỏ hoang ba năm nay sau hơn 2 năm thi công. Người dân khu vực tận dụng khu đất này để chăn thả trâu bò.
w1

Dự án Đại học Hoa Lư (xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) được phê duyệt đầu tư năm 2010 trên diện tích 15 ha, với tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và Chương trình mục tiêu quốc gia. Dự án do trường Đại học Hoa Lư làm chủ đầu tư và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn xây dựng Thống Nhất làm đơn vị thi công.

w2

Dự án gồm hai khu nhà 5 tầng làm phòng học, một dãy nhà hiệu bộ 9 tầng. Công trình này bắt đầu khởi công vào năm 2011 và dự kiến hoàn thành sau 5 năm. Tuy nhiên cho đến nay, dự án mới chỉ hoàn thành được một số hạng mục như phần thô của nhà điều hành 9 tầng, tường bao, móng 2 dãy phòng học và một số hạng mục phụ trợ.

w3

Cạnh nhà điều hành 9 tầng là khu nhà chức năng đã được đổ móng kiên cố với hàng chục trụ cột xi măng, lõi thép dang dở.

w4

Người dân sống tại khu vực cạnh dự án cho hay, trong hai năm đầu thi công, công trình được triển khai rầm rộ, công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, thời gian sau không hiểu vì lý do gì công trình triển khai chậm và cho đến nay đã bỏ hoang.

w5

Theo đơn vị thi công, từ năm 2013 đến nay, dự án chậm tiến độ do thiếu vốn. Mỗi năm UBND Ninh Bình chỉ cấp khoảng 10 tỷ đồng. Cứ có vốn, nhà thầu xây dựng, hết vốn lại dừng. Tổng số vốn đã giải ngân khoảng 170 tỷ đồng.

w6

Bên trong tầng 1 căn nhà 9 tầng có nhiều đồ đạc, vật liệu xây dựng phủ bạt, “đắp chiếu”.

w7

Để bảo vệ khu tòa nhà này, đơn vị thi công dùng hàng rào lưới thép, nhiều tấm tôn chắn bao quanh.

w8

Nền sân cạnh tòa nhà thành các vùng trũng lầy lội, ngập đầy nước mưa, cây cỏ dại mọc um tùm.

w9

Đất đá ngổn ngang, nhếch nhác.

w10

Bao quanh toàn bộ dự án là tường rào được xây cao hơn 1 m. Hạng mục này cũng đang xây dang dở thì dừng lại, chưa có thép chắn.

w11

Nhiều hộ dân địa phương cho hay, do không thấy dự án tiếp tục triển khai nên họ đã tận dụng để chăn thả trâu bò. “Trước kia khu vực này là đồng ruộng của chúng tôi. Do mong muốn con cháu có chỗ học ở cơ sở mới gần nhà nên bà con mới nhường đất cho dự án. Đến giờ dự án bỏ hoang thì thật lãng phí tiền bạc của nhà nước” – bà Hảo (xã Ninh Nhất) nói.

w12

Ông Lê Xuân Giang, Hiệu trưởng Đại học Hoa Lư cho hay, vài năm gần đây số lượng sinh viên theo học giảm mạnh, mỗi năm trường chỉ tuyển được 300-500 chỉ tiêu. Số sinh viên ít nên ngôi trường hiện tại (Trường Đại học Hoa Lư cũ cách dự án mới 300 m) vẫn đảm bảo công tác giảng dạy.

Theo Zing

Từ Formosa Hà Tĩnh đến HSG Cà Ná

Blog RFA

VietTuSaiGon

Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận. Ảnh: báo TP

Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận. Ảnh: báo TP

Câu chuyện biển nhiễm độc, hải sản chết hàng loạt ở biển Bắc miền Trung bởi một cú xả nước rửa ống của Formosa Hà Tĩnh dường như chưa hề nguội trong nhân dân thì liền sau đó, biển Nam miền Trung cũng chuẩn bị đón thêm một mối họa bởi tập đoàn Hoa Sen Group chính thức đầu tư xây dựng nhà máy luyện cán thép với công suất 16 triệu tấn mỗi năm. Ngoài ra, bời biển Cà Ná còn gánh thêm 25 cụm cảng và hàng loạt công trình khác. Xem như bờ biển này chính thức bị công nghiệp hóa.

Và chẳng biết chuyện gì xảy ra tiếp theo. Người quan tâm chỉ nhớ một điều là trước đây, bài phát biểu trong buổi khởi công xây dựng Formosa, Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng nói như đinh đóng cột rằng bảo đảm công nghệ xử lý nước thải của Formosa hiện đại hàng đầu thế giới. Và cái hiện đại hàng đầu thề giới mà Thủ tướng Dũng nói đó cũng rất rõ ràng, vì nó quá hiện đại nên xả một phát súc ống thì cả biển miền Trung đi toi! Giờ biết kêu ai, ông Dũng về hưu, bận “làm người tử tế” rồi!

Tới lượt ông Phúc, ông cũng tuyên bố như đinh đóng cột là phải đảm bảo xử lý nước thải để làm sao “cá có thể bơi được trong nước thải”! Hay nói như một lãnh đạo Cộng sản là nước thải có thể múc lên rửa mặt được, rửa rau và luộc rau được. Xin lỗi, đây chỉ là tư duy của các lãnh đạo Cộng sản, kiểu tư duy của Phạm Văn Đồng rằng một ký rau muống có hàm lượng chất bổ ngang với một ký lô thịt bò.

Và cũng kiểu lý luận này, có một thời người ta ác ý với nhau bằng kiểu phân biệt người Bắc, người Nam bằng câu chuyện hai anh em kết nghĩa, một người Bắc, một người Nam, họ thân thiết và quí mến nhau đến mức cùng mặc chung một kiểu áo quần, để chung một kiểu tóc, ngày Tết thì mặc chung bộ áo quần màu đỏ, có in hình ngôi sao vàng. Tình bạn của họ tượng trưng cho mối hợp nhất Bắc – Nam chung một nhà. Một tình bạn được xem là mẫu mực và lý tưởng nhất trong lịch sử.

Thế rồi đôi bạn lịch sử này bị tai nạn trên đường sắt Bắc – Nam, vụ tai nạn cũng kinh hoàng ở mức lịch sử. Người ta không tài nào phân biệt đâu là người bắc, đâu là người Nam bởi không còn nhận dạng thân thể được. Cuối cùng, buộc phải làm pháp y, phân tích mẫu gen. Công an đang làm việc thì có một ông mới đi cải tạo về, bán cà rem, đi ngang qua, cũng dừng lại xem. Nhìn một hồi, ổng nói: Cái này dễ như chơi, có chi đâu mà phải phân tích gen cho nó mệt. Nhìn là biết ai Bắc ai Nam liền!”.

Công an nghe vậy quát: “Ông đừng có mà đứng đó nói dóc! Mau đi bán cà rem về nuôi vợ con!”. Ông cà rem tỉnh bơ: “Nếu cán bộ mua hết thùng cà rem cho tôi là tôi chỉ ngay ai Bắc ai Nam! Tôi nói thật chứ không có dóc đâu!”. Ông cán bộ công an nói: “Ông mà chỉ được, tôi mua hết thùng cà rem cho ông!”. Ông cà rem bảo, cán bộ chịu khó mở quần của người chết ra xem đi!”. Ông sĩ quan công an mở quần ra. Ông cà rem chỉ: “Cái anh này là Bắc, còn anh kia là Nam”. Tay công an quát: “Ông giỡn ,mặt với tôi hả? Nhìn qua môt cái rồi nói sàm vậy là được à!”. Ông cà rem tỉnh bơ: “Không có nói sàm, nói có cơ sở luận chứng về sinh học và văn hóa học đàng hoàng. Xác ông Bắc còn dính cọng rau muống ngoài sau mông, xác ông Nam có cái gì đó tựa như miếng thịt bò. Vì ngài Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rằng một ký rau muống bổ ngang với một ký thịt bò, giá tiền cũng bằng nhau. Nhưng do thói quen, ông Nam chọn thịt bò còn ông Bắc chọn rau muống. Thói quen và văn hóa là thứ mang theo cho đến lúc chết!”.

Câu chuyện kết thúc với tình huống ông cà rem bán hết thùng cà rem nhưng không kết luận ông ấy chỉ đúng hay chỉ sai. Và có vẻ như câu chuyện đó kéo dài mãi cho đến bây giờ, nó không còn nguyên vạn câu chuyện thời bao cấp mà biến tấu theo nhịp điệu kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chuyện cán bộ kiểm tra chất thải, nước thải bằng cách lấy tay không vốc lên một vốc rồi đưa lên mũi ngửi, khẳng định biển sạch, cá sạch bằng cách cởi áo nhảy xuống biển tắm và cùng nhau ăn cá, chụp hình, quay phim. Hay gần đây là Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng với một đám cán bộ khác cởi áo nhảy xuống biển tắm để khẳng định nước đã sạch, đã an toàn. Tất cả kiểu làm việc, trình diễn của họ đều cho thấy thứ tư duy “trực quan sinh động xã hội chủ nghĩa” vẫn còn chiếm vị trí rất lớn trong hệ thống công quyền.

Và dường như khoa học không có chỗ trong các quyết định của hệ thống cầm quyền Cộng sản Việt nam. Mà vấn đề then chốt trong các quyết định từ đầu tư cho đến cải cách vẫn là cảm tính. Chỗ nào ông lớn thấy có hứng là đưa ra quyết sách, có hứng thì phát biểu, có hứng thì ký cái rụp, cho tiền đầu tư, cho vay vốn, cho làm… Hoàn toàn không cần đến cơ sở khoa học của nó. Bởi nếu có cơ sở khoa học, người ta nhất định phải buộc lòng cần nhắc giữa cái lợi của một tập đoàn với cái lợi của môi trường, của đời sống cả một khu vực.

Bởi muốn nói gì cũng được nhưng có một vấn đề không thể chối cải là kinh tế Việt Nam tuy là kinh tế nông nghiệp nhưng mũi nhọn và tiềm lực phát triễn của nó vẫn là kinh tế biển. Ngư nghiệp chiếm chỉ số thu nhập rất cao. Và những ngành du lịch hay nuôi trồng thủy sản đều [phải dựa lưng vào biển. Một khi biển có vấn đề thì nguyên một dải đất một bên là núi, một bên là biển hình chữ S này sẽ khủng hoảng trầm trọng. Bài học về cú xả thải súc đường ống của Formosa là một bài hco5 xương máu. Tuy nhiên, hình như nó chẳng xi-nhê gì đối với giới lãnh đạo Việt Nam thì phải!

Và người ta vẫn tiếp tục cho đầu tư khu công nghiệp gần bờ biển. Trong khi đó, chỉ cần suiy nghĩ thấu đáo một chút thì chẳng mấy ai tin rằng nhà đầu tư lại đi chọn những diện tích sát bờ biển để mở nhà máy thép. Bởi giả sử như nhằm mục đích dễ vận chuyển, dễ đưa ra cảng thì cũng không bù nổi khoản khấu hao máy móc và chất lượng sản phẩm mau xuống nước, hoen gỉ vì hơi muối từ nước biển. Chỉ có một hướng duy nhất để người ta chọn nhà máy gần biển, đó là xả thải. Nếu làm nhà máy trong khu vực đồng bằng, lượng chất thải sẽ bị quan sát rất kĩ do nguồn thải là những chất cực độc như cyanua, asen, phenol… Và khi thải nó ra biển thì chỉ cần một đường ống là coi như xong. Bởi xây dựng một hệ thống xử lý chất thải như vậy tốn kém vô cùng.

Và nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra lượng tiền bằng một phần ba lượng tiền xử lý nước thải để bôi trơn hệ thống công quyền là coi như mọi việc xong xuôi tất. Và họ đã thành công với lối làm việc này tại Việt Nam. Cho dù là nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước gì cũng thế, chỉ cần có tiền bôi trơn là coi như xong mọi việc!

Và, bù vào đó, lối tư duy của lãnh đạo Cộng sản Việt nam là lối tư duy đầy cảm tính, không cần luận chứng khoa học. Một kiểu tư duy làm sao để cá bơi trong nước thải hoặc làm thế nào để nước thải có thể dùng rửa mặt, rửa rau, luộc rau, rồi một ký rau muống bổ ngang với một ký thịt bò… Rất tiếc, vẫn có rất nhiều nhà khoa học, tiến sĩ, phó tiến sĩ, thay vì phản biện, thay vì đưa ra những luận cứ để chứng minh rằng một ký rau muống cho dù có hô biến kiểu gì thì cũng không thể bổ bằng một ký thịt bò, hoặc tắm biển và hội nghị thì không thể làm biển sạch… Mà họ chỉ biết ton hót, nịnh bợ và xun xoe giới quan chức để được cho ăn, được vinh thân phì gia.

Đất nước này ngày càng nát bét bởi đám quan chức có lối tư duy thời đồ đá và đám nhà khoa học mang sự thật ra đánh đổi bữa ăn, lấy sự quì gối làm đà thăng tiến. Thực sự, chẳng biết rồi đây sẽ ra sao?!

TỪ HỘI NGHỊ NGOẠI GIAO – LO LẮNG VỀ THẾ NƯỚC HÔM NAY

Từ Hội nghị ngoại giao lần thứ 29

Bài 2: VIỆT NAM LIỆU CÓ BỊ BỦA GIĂNG TỨ PHÍA

Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng

Sau một phần tư thế kỷ từ khi Liên bang Xô-viết tan rã, giờ đây, tình thế chung chiêng như chuông treo chỉ mành liệu có lặp lại? Hàng loạt sự kiện trong mùa hè này cho thấy, trật tự khu vực và thế giới đều đang chuyển động khá mạnh. Một số quốc gia điều chỉnh các ưu tiên đối ngoại. Sát nách Việt Nam, chính sách của lân bang cũng khó dự đoán, không loại trừ những lối rẽ bất ngờ. Việt Nam đối phó ra sao trước những đợt sóng ngầm? Câu hỏi ngày càng trở nên thời sự sau Hội nghị ngoại giao diễn ra tại Hà Nội từ 22—26/8/2016.

“Ở bên ngoài, môi trường chiến lược của nước ta đã và đang nổi lên nhiều thách thức chưa từng có, tác động trực tiếp đến các lợi ích an ninh và phát triển.”[1] Người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam tuyên bố như thế tại Hội nghị nói trên, hai năm tổ chức một lần. Hãy khoan xét đến những sự kiện như xu thế Brexit ở châu Âu, hay mùa bầu cử của Mỹ bên kia đại dương và làn sóng khủng bố của IS đang bao phủ toàn cầu. Dù ngày nay, khoảng cách xa gần của các sự kiện đâu còn là vấn đề có thể ru ngủ chúng ta. Nhưng hãy chú ý đến những tin tức đang “thúc vào mạng sườn”. Trung Quốc và nước Nga của “Đại đế Putin” lần đầu tiên chính thức tuyên bố sẽ tập trận chung trên Biển Đông từ 9—12/9. Cuộc tập trận mang tên “Liên hợp trên biển 2016” (Joint Sea 2016) nhằm chiếm lại một số đảo trong khu vực Biển Đông (đảo nào? từ Việt Nam hay Philippines?). Còn khả năng xung đột Trung – Mỹ thì sao? Theo một tuyên bố từ Nhà Trắng, tình hình căng thẳng leo thang do những tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng sẽ là một chủ đề chính trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) vào ngày 3/9 tới. Trước đây, một Hội nghị do Đại học RMIT (Úc) và Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) tổ chức tại Melbourne, quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đã thảo luận về một cuộc chiến không thể tránh khỏi giữa Trung Quốc với Mỹ. “Đây là vấn đề về quyền lực”, Giáo sư Josheph Siracussa thuật lại: “Lầu Năm Góc đang chuẩn bị theo hướng để đối phó với Trung Quốc. Biển Đông vì thế trở thành điểm nóng có thể bùng phát chiến tranh”. Về phần mình, Bắc Kinh cũng sẵn một kế hoạch quân sự tổng thể, trong đó có cả hoạt động bồi đắp đảo và ngăn cản quân đội Mỹ, vị giáo sư RMIT cho biết[2]. 

Căng thẳng tứ bề

Tuần qua, quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đột nhiên trở nên bất thường. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, vấn đề biên giới giữa hai nước sẽ nóng lên… Giới đối lập tại Phnom Penh liên tục tung ra luận điệu xuyên tạc chính quyền đương nhiệm “nhượng đất cho Việt Nam”. Các cuộc xung đột giữa dân chúng hai bên biên giới ngày càng nhiều và mức độ càng lúc càng nghiêm trọng… Chính phủ Hun Sen vừa loan báo đã gửi công hàm cho Hà Nội để phản đối việc xây dựng một đồn biên phòng (trên đất Việt Nam) tại khu vực giáp với huyện O’yadaw, thuộc tỉnh Ratanakkiri. Tuần qua, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố Campuchia sẽ mở một tuyến đường quanh khu vực giáp biên giới Việt Nam[3]. Tại hội nghị diễn ra ngày 22/8/2016, Thủ tướng Hun Sen yêu cầu chính quyền các tỉnh nằm dọc biên giới  với Việt Nam tổ chức di dân đến cư trú ở khu vực cận biên, coi đó là cách tốt nhất để bảo vệ lãnh thổ của đất nước chùa Tháp. Cũng trong tuần qua, ông Va Kim Hong, Chủ tịch Ủy ban biên giới tiếp tục phản đối điều mà ông này dựng lên là “Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Campuchia”. Trong một trả lời phỏng vấn, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Vannarith Chheang cũng nhận định, quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Sở dĩ chính quyền cứng rắn một cách khác thường như vậy là vì Samdech Hun Sen muốn tiếp tục làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa (nhiệm kỳ thứ năm). Từ nay đến tháng 7/2018, thời điểm diễn ra cuộc tổng tuyển cử, ông Hun Sen muốn chứng tỏ với dân chúng rằng ông ta là người duy nhất có thể bảo vệ chủ quyền của Campuchia[4].

Trong khi đó, từ đầu hè này Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc đã đạt được đồng thuận với Campuchia và Lào trong vấn đề Biển Đông. Theo đó, hai nước không phản đối những đòi hỏi của Bắc Kinh ở vùng biển đang tranh chấp này[5]. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc còn nói rằng các nước này đều thống nhất, “tranh chấp lãnh thổ không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và khối ASEAN”. Báo Đảng của Trung Quốc trong một bình luận ngày 31/8 đã đi xa tới mức vứt hẳn cả cái “lá nho” vốn được dùng để che đậy: “Hun Sen và Campuchia có thể giữ vững lập trường (ủng hộ Trung Quốc), hiển nhiên không phải vì các bên đều bỏ tiền mua chuộc, nhưng Bắc Kinh đã trả giá cao nhất(!)”[6].Và cũng hiếm khi nào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lại được dư luận chú ý nhiều như trong dịp này. Trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hiệp Hội các nước Đông Nam Á, Lào tổ chức thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28 (từ 6—8/9/2016) với sự tham gia của lãnh đạo nhiều nước, đặc biệt là sự có mặt của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Đối với chủ nhân Nhà Trắng, thượng đỉnh Vientiane 2016 là cơ hội để tiếp tục thúc đẩy chính sách “xoay trục” của Washington. Tuy nhiên, đã có dấu hiệu cho thấy Lào đang giữ khoảng cách với Trung Quốc: tại hai cuộc họp ASEAN gần đây, khác với phái đoàn Campuchia, đại diện của Vientiane đã dè dặt hơn trong việc bênh vực Bắc Kinh về hồ sơ Biển Đông. Nhưng do quá sốt ruột muốn trở thành “bình ắc quy của khu vực Đông Nam Á”, Vientiane đã có kế hoạch xây dựng khoảng 70 đập thủy điện trên cả dòng chính lẫn dòng nhánh của sông Mekong. Đây sẽ là một căng thẳng mới. Năm 2011, Lào đã xây dựng đập Xayaburi. Trong dự án này, Lào đã “phớt lờ” các nghĩa vụ quy định trong luật pháp quốc tế, cũng như của chính quốc gia này về việc phải thực hiện những đánh giá đầy đủ liên quan đến tác động môi trường sinh thái, cũng như tác động đối với các vấn đề kinh tế – xã hội tại khu vực hạ lưu. Giống như đập Xayaburi, đập Don Sahong đang được tiến hành xây dựng cũng không có sự đánh giá môi trường thích hợp và bỏ qua khâu tham vấn các nước trong khu vực.

Nhưng có lẽ tin được quan tâm nhiều nhất là cuộc tập trận hồi đầu tháng 8 trên biển Hoa Đông của quân đội Trung Quốc (PLAN), nhằm tăng cường sức mạnh tấn công, mức độ chính xác và vận tốc của hải quân trong điều kiện bị áp chế điện tử[7]. Đây là cuộc tập dượt của PLAN nhằm đối phó với nguy cơ nổ ra chiến tranh với Mỹ trên Biển Đông và Hoa Đông. Một biểu hiện khác của việc Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh loại ấy là Bắc Kinh đang tích cực xây dựng các hệ thống radar ở hầu hết các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép suốt thời gian qua. “Chiến tranh điện tử có thể diễn ra rất bất ngờ, ác liệt và nhanh chóng…” là cách miêu tả về một cuộc xung đột tương lai. Theo Tổ chức sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thì một loạt các hệ thống radar đã được bố trí trên 7 bãi đá của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đó là Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven, Vành Khăn, Gạc Ma, Tư Nghĩa và Su Bi. Trạm radar ở đá Chữ Thập và đá Su Bi sẽ được sử dụng để điều hướng các máy bay hoạt động trên các sân bay xây dựng trái phép tại các bãi đá ở đây. Khi kết hợp, chúng cho phép mở rộng tầm kiểm soát Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) cũng như tăng cường khả năng tác chiến điện tử của PLA trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông. 

Vượt cơn sóng dữ

Tại Hội nghị ngoại giao Việt Nam lần thứ 29 (từ 22—26/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu lên một số vấn đề mấu chốt đối với ngoại giao, trong đó ưu tiên hàng đầu là xác lập một tư duy chiến lược cho ngành ngoại giao khi chuyển sang thời kỳ mới. Thủ tướng cũng đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng một nền ngoại giao “kiến tạo”. Nhưng chưa rõ trong Chương trình hành động cụ thểsau Hội nghị, nền ngoại giao “kiến tạo” ấy bao gồm những nội hàm gì và trong hoạt động thực tiễn từ nay, đặc biệt trong các động thái sắp tới, Việt Nam có những chủ trương nào khác trước? Người ngoài khó nắm bắt được những điều này, không chỉ vì sự “kín cổng cao tường” của ngành ngoại giao, như Thủ tướng Phúc đã đề cập, mà thực sự để có được một đột phá nào đó trong hoạt động đối ngoại hiện nay là vấn đề không đơn giản. Vị thế của Việt Nam trong những chuyển động địa – chính trị ở khu vực hiện nay là một tập hợp các trạng thái vừa hợp tác, vừa tranh chấp, trong một số tranh chấp ẩn chứa nhiều mầm mống xung đột. Vấn đề độc lập dân tộc từ nay chỉ có thể được phát huy nếu nó gắn với tiến trình hội nhập quốc tế toàn diện. Thủ tướng cũng nêu lên yêu cầu phải cân bằng được lợi ích của các nước lớn. Nhưng thách thức đối với Việt Nam chính là sự đối kháng về địa – chính trị giữa các nước lớn ngày càng tập trung trên Biển Đông, mà năng lực của Việt Nam để cân bằng lợi ích các cường quốc trên hồ sơ Biển Đông lại khá hạn chế. Những nổi cộm trong quan hệ của Việt Nam với thế giớ đòi hỏi phải thay đổi nhận thức và tư duy đối ngoại mới hy vọng tìm được giải pháp căn cơ cho từng loại vấn đề.

Sau chuyến viếng thăm Việt Nam trong mùa hè vừa qua của Tổng thống Barack Obama, quan hệ giữa Hà Nội và Washington có phần “im ắng” hơn so với cao trào hồi ông Obama đến Việt Nam. Nhân dịp thăm Hà Nội, không thấy có lời nào từ phía Mỹ mời lãnh đạo Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ (Vẫn biết nước Mỹ sắp có tổng thống mới, nhưng ở đây muốn nói tới tính liên tục trong chính sách). Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là chủ trương lớn của Hoa Kỳ nhưng dường như “sự đình đám” của Hiệp định này ở Việt Nam lại gắn với lớp quan chức vừa rời khỏi chính trường. Trái với những sốt sắng trước đây, Mỹ nhận thấy Hà Nội hiện tỏ thái độ dè dặt đối với TPP. Hiệp định được dự tính trình Quốc hội vào tháng 5, nhưng sau đó lùi sang tháng 7 và cuối cùng, giờ đây dời đến tận cuối năm 2016 này. Có những quan ngại từ phía Mỹ cho rằng, nếu quá trình phê duyệt kéo dài, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc có thể lợi dụng thời gian đội lốt các công ty đa quốc gia nào đó để nhảy vào Việt Nam cắm chân sẵn, trước khi Quốc hội phê duyệt TPP. Ba vấn đề nổi cộm Hoa Kỳ muốn hợp tác với Việt Nam, đó là đẩy mạnh cải cách, phối hợp trên hồ sơ Biển Đông và cải thiện nhân quyền. Về cải cách, Mỹ đang đánh giá Việt Nam qua thái độ đối với việc phê duyệt TPP và dự định thành lập siêu Uỷ ban Kinh tế quản lý số vốn hàng triệu tỷ đồng ở các doanh nghiệp Nhà nước. Về Biển Đông, dường như cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều đang thực hiện sách lược “ngoại giao thầm lặng”. Việt Nam vẫn chưa có tuyên bố mới về phán quyết của PCA trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Mỹ phê phán Việt Nam đưa tên lửa ra Trường Sa, nhưng dư luận đặt vấn đề liệu Hoa Kỳ đã hiểu hết những động cơ đằng sau câu chuyện Hà Nội đưa tên lửa ra Trường Sa hay chưa? Về nhân quyền, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã kêu gọi chính quyền Obama công khai điều kiện cho việc hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, đó là quan hệ sắp tới với Việt Nam cần đặt nền tảng trên các nguyên tắc dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Cuối cùng, hãy xem lại làn sóng bỏ nước ra đi trong hơn hai năm vừa rồi của một số người Việt. Từ 1990 đến 2015 có trên 2 triệu rưỡi người Việt di cư ra nước ngoài. Những “phi cơ nhân” hiện đại này có thể được chia thành ba nhóm: Một là giới trí thức và sinh viên, hai là các doanh nhân thành đạt, ba là gia đình các quan chức (thường là tham nhũng). Họ ra đi do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính thường do cảm giác bất an[8]. Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa bức xúc: “Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?” Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận: “Ai cũng định cư ở nước ngoài cả thì đất nước này lấy ai xây dựng đây? Tôi cho rằng nhân tố cảm thấy kém an toàn là nhân tố chính khiến người Việt rời khỏi Việt Nam”. Bà Lan lý giải: “Khi họ có khoản thu nhập không đàng hoàng thì họ có tâm lý nơm nớp sợ bị lộ nên phải tranh thủ khi còn cơ hội, còn quyền lực thì cho con ra nước ngoài…” Theo số liệu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), trong quý I/2015, lượng tiền của người Việt gửi ra nước ngoài đã tăng đột biến lên đến 7,3 tỷ USD. Trong vòng 5 năm (2008—2013) , số tiền từ Việt Nam đã chuyển ra nước ngoài là 33 tỷ USD. Theo hồ sơ Panama, 92 tỷ USD đã được chuyển phi pháp ra khỏi Việt Nam (riêng năm 2015 là hơn 9 tỷ). Đó là những con số quá lớn, trong bối cảnh ngân sách nhà nước thâm hụt quá nhiều do bội chi ngân sách.

*

Ở đây, chưa bàn được hết nhẽ mọi nội tình đất nước. Nhưng đối với đa phần người Việt, giờ đây có lẽ con đường từ bao tử đến nghĩa địa không phải là ngắn mà là cực ngắn, do thảm họa cá biển chết hàng loạt và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khắp cả nước. Kế đến là những xung năng trong xã hội hiện đại đang tạo ra biết bao “chuyển động Brao-nơ” khó dự kiến và khó kiểm soát(Hãy nhớ đến tiếng súng Yên Bái và giờ đây là những căng thẳng đang âm ỉ ở một số tỉnh khác).Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và đặc biệt là hiệu ứng của các chuyển động quốc tế đang đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với công cuộc đổi mới khởi xướng từ 30 năm nay. Bàn cờ khu vực và thế giới ngày nay là một ma trận (matrix), trong đó, mỗi quân cờ đều có một “tọa độ” địa – chính trị riêng. Là một trong các bên tham gia cuộc cờ, giờ đây, Việt Nam chọn thế cờ nào để phát huy tối đa lợi thế và giảm thiểu rủi ro khi tổ hợp các “tọa độ” giữa các quân cờ? Rõ ràng nỗ lực “muốn làm bạn với tất cả các nước” đã không mang lại những kết quả đón đợi. Phương Tây hay phương Đông chỗ này đều suy nghĩ như nhau: “Lúc hoạn nạn mới rõ bạn hay bè” (A Friend in Need is a Friend Indeed).  Trong chiến tranh Lạnh gay gắt, Singapore vẫn có giao thương tốt với ta. Trong kiến quốc và bảo vệ chủ quyền hiện nay, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ốtxtrâylia và châu Âu… đã và đang giữ vai trò không thể thay thế. Ở đây, dù là “đối tác chiến lược”hay “đối tác toàn diện” thì phải thực sự là bạn chí cốt. Chí cốt nghĩa là “của tin gọi một chút này”cũng phải “ghi”, là thực sự tôn trọng lợi ích lâu dài của nhau. Nếu không sẽ là “gửi trứng cho ác”…

Đinh Hoàng Thắng

[1] http://phambinhminh.chinhphu.vn/Home/Nang-cao-hieu-qua-cong-tac-doi-ngoai-va-hoi-nhap-quoc-te–Thuc-hien-thang-loi-Nghi-quyet-Dai-hoi-Dang-lan-thu-XII/20168/22520.vgp

[2] http://thanhnien.vn/the-gioi/giao-su-uc-chien-tranh-trungmy-o-bien-dong-khong-the-tranh-khoi-574377.html

[3] http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/campuchia-lam-duong-doc-bien-gioi-voi-viet-nam-3317138/

[4] http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160824_cambodia_border_vietnam\

[5] http://thanhnien.vn/the-gioi/lao-campuchia-da-qua-mat-asean-trong-van-de-bien-dong-696066.html

[6] http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Thoi-bao-Hoan-Cau-binh-luan-vu-ong-Hun-Sen-doi-co-voi-facebooker-nguoi-Viet-post170516.gd

[7] http://soha.vn/nong-chien-tranh-dien-tu-dang-no-ra-o-bien-dong-20160829121839256.htm

[8] https://kimdunghn.wordpress.com/2016/08/26/di-hay-o-bi-kich-cua-mot-quoc-gia/