Cùng với bộ kimono, các cô dâu Nhật Bản không quên trùm thêm chiếc mũ trắng to kín đầu khi làm các thủ tục hôn lễ…
Trang phục truyền thống của cô dâu Nhật Bản luôn luôn là chiếc kimono, kèm thêm chiếc khăn to trùm đầu. Kimono màu trắng thường được mặc lúc làm lễ. Những bộ kimono cưới có hoa văn và màu sắc khác được thay liên tục trong suốt tiệc cưới, tùy vào sở thích cô dâu.
Trang phục cưới của cô dâu chú rể Ghana có màu sắc bắt mắt. Mỗi gia đình sẽ tự tạo cho mình những mẫu vải riêng.
Hiện nay, đại đa số các bạn trẻ Romania đều thích những trang phục cưới hiện đại. Tuy nhiên, những đám cưới theo nghi thức truyền thống vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở vùng xa xôi. Họ thường có bộ quần áo riêng, đặc sắc cho cô dâu, chú rể.
Đỏ thẫm hay hồng là màu sắc truyền thống trong váy cưới của các cô dâu Ấn Độ.
Trong đám cưới ở Scotland, chú rể sẽ mặc chiếc váy kẻ caro. Cô dâu quấn một chiếc khăn có họa tiết tương tự quanh vai.
Ethiopia là quốc gia duy nhất ở châu Phi coi Kitô giáo là tôn giáo chính thức. Những lễ cưới ở đây tương tự như của người Hy Lạp hay người Nga.
Màu sắc nhã nhặn, kiểu dáng đẹp khiến những cô dâu, chú rể ở Caucasus (nằm giữa châu Âu và châu Á) như bước ra từ những câu chuyện cổ tích.
Màu đỏ với họa tiết rồng phượng là nét đặc trưng không thể thiếu trong các đám cưới kiểu truyền thống ở Trung Quốc.
Tại Malaysia, hầu hết các lễ cưới được tổ chức theo truyền thống Hồi giáo. Các cô dâu thường chọn một chiếc váy cưới với tông màu tím hoặc màu kem.
Đám cưới ở đảo Bali, Indonesia chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên bởi sự lộng lẫy, phong phú, tỉ mẩn trong từng chi tiết. Trong thời gian diễn ra hôn lễ, cả chú rể và cô dâu thường đội vương miện vàng trên đầu.
Xanh lá là màu chủ đạo trong trang phục truyền thống của cô dâu Na Uy.
Bắt đầu tìm hiểu công nghệ thông tin khi mới 5 tuổi, Reuben Paul khiến chính cha mình, một chuyên gia về an ninh mạng, phải ngạc nhiên. 9 tuổi, cậu trở thành CEO công ty và được mời phát biểu ở nhiều sự kiện công nghệ.
Reuben Paul phát biểu tại một sự kiện công nghệ ở New Delhi, Ấn Độ – Ảnh chụp màn hình The Hindu
Reuben Paul sinh năm 2006, là cậu bé gốc Ấn Độ, hiện sống và học tập ở Mỹ. Em đang theo học Trường Khoa học Harmony ở bang Texas, Mỹ.
Như bao cậu bé 10 tuổi khác, Reuben cũng hiếu động, thích võ thuật, bơi lội và rong chơi cùng các bạn. Nhìn vẻ ngoài nhỏ nhắn, trẻ con nên ít ai ngờ cậu là một thần đồng công nghệ.
Mới lớp 3 đã làm chuyên gia an ninh mạng
Reuben trở thành hacker và chuyên gia an ninh mạng khi mới 9 tuổi. Với khả năng tài tình, cậu bé mới học lớp 3 khi đó có thể xâm nhập vào điện thoại và hệ thống thông tin cá nhân mà người dùng không hề hay biết.
Vào tháng 10.2015, Reuben đã khiến nhiều người ngạc nhiên tại hội nghị an ninh mạng BSides ở thành phố Austin, bang Texas, Mỹ. Bằng cách sử dụng một mã độc núp bóng ứng dụng hợp lệ, cậu bé có thể xâm nhập vào điện thoại sử dụng hệ điều hành Android.
Sau đó, Reuben đã thao tác lên danh bạ và nhật ký cuộc gọi, cho chạy một loạt các video trên thiết bị và định vị được vị trí người dùng.
Dù có khả năng hack vào thiết bị người khác nhưng Reuben không có ý định xâm phạm quyền riêng tư hay đánh cắp thông tin cá nhân. Cậu hy vọng điều đó có thể giúp mọi người ý thức rõ những lỗ hổng công nghệ để cẩn thận và có phương pháp bảo mật thông tin tốt hơn, tránh bị thiệt hại về sau.
Các cuộc tấn công trên mạng có thể xảy ra với mọi người. Điều quan trọng là phải hướng dẫn cho họ cách để bảo vệ thông tin cá nhân trước các mối đe dọa, Reuben nói với iDigital Times .
Tài năng xuất chúng
Thế nhưng, làm sao mà một cậu bé mới 9 tuổi khi đó có thể làm được điều này ? Theo cha của Reuben, ông Mano Paul, niềm đam mê với an ninh mạng của cậu bé bắt đầu từ rất sớm và chưa bao giờ em ngừng học hỏi.
“Khi thằng nhóc được 5 tuổi, nó có thể sử dụng những từ chuyên ngành công nghệ như tường lửa. Khi đó tôi đã vô cùng ngạc nhiên, tự hỏi tại sao một thằng bé có thể hiểu và sử dụng chúng”, ông Mano Paul kể lại.
Bản thân ông Mano cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng. Ông hiện là giám đốc điều hành của SecuRisk Solutions. Công ty chuyên cung cấp các giải pháp an ninh mạng, đào tạo và phát triển các sản phẩm công nghệ tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Nhận thấy tiềm năng đáng kinh ngạc của con trai, Mano bắt đầu dạy cậu bé về an ninh mạng và lập trình. Khi Reuben 7 tuổi và đang học lớp 2, cậu bé và các bạn được giáo viên yêu cầu thiết kế một trò chơi phát triển kỹ năng học tập và trình bày cho cả lớp xem.
Các bạn cùng lớp chỉ thiết kế những sản phẩm làm từ hình vẽ trên giấy hoặc bìa cứng cắt thành từng thẻ nhỏ. Reuben đã viết hẳn thành một ứng dụng và đặt tên là Shuriken Math.
Đây là một trò chơi rèn luyện kỹ năng toán học. Người chơi có thể dùng shuriken, một loại vũ khí hình ngôi sao của ninja, trong ứng dụng để phóng vào đáp án đúng.
Lập công ty công nghệ và thành CEO
Học sinh và thầy cô trong trường rất thích trò Shuriken Math. Phía nhà trường khuyên Reuben nên phát hành game này trên cửa hàng trực tuyến App Store của Apple .
Lúc đó, cha mẹ cậu đã giúp con trai thành lập công ty phát triển game và ứng dụng Prudent Games. Reuben nắm quyền giám đốc điều hành (CEO).
Shuriken Math sau đó được Reuben viết lại để tương thích với ngôn ngữ lập trình của App Store. Trò chơi chính thức có mặt trên kho ứng dụng của Apple vào cuối mùa hè năm 2015.
Tài năng của cậu bé đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia. Đáng chú ý nhất là từ Hord Tipton, Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu bảo mật Internet SANS (ISC) ở Mỹ. Tipton đã đề nghị cậu viết một ứng dụng dạy về an ninh mạng.
Với sự giúp đỡ của cha mình, Reuben đã viết thành công ứng dụng đầu tiên cho ISC. Ứng dụng có tên Cracker Proof, dùng để dạy cho trẻ em cách tạo một mật khẩu khó bị xâm nhập.
Tài năng của Reuben sau đó nhanh chóng lan đi trong lĩnh vực bảo mật thông tin. Không lâu sau, cậu được mời đi phát biểu tại nhiều sự kiện công nghệ ở Mỹ và nhiều nước khác. Ngọc Quý/ThoibaoToday
Ngày 30/8, đã đưa tin vụ bắt giữ lượng thực phẩm chức năng nghi làm giả cực lớn tại Hà Nội. Số lượng sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ nhập khẩu bị giữ này, theo thốnh kê sơ bộ lên tới hàng chục ngàn đơn vị. Đáng nói, nhiều nhà thuốc, quầy thuốc đã “giúp” tiêu thụ nguồn hàng này.
Theo báo cáo nhanh chiều ngày 31/8 về vụ việc kiểm tra mặt hàng thực phẩm chức năng (TPCN) của Công ty TNHH Thương mại Slim HMN Việt Nam (gọi tắt là Công ty Slim HMN Việt Nam), Chi cục Quản lý Thị trường (QLTT) và Phòng An ninh kinh tế (PA81) Công an thành phố Hà Nội cho biết, có hàng chục nghìn sản phẩm TPCN không có hóa đơn, chứng từ nhập khẩu và bị nghi làm giả. Đồng thời, QLTT cũng đã phát hiện nhiều nhà thuốc, quầy thuốc bán TPCN của công ty trên cùng nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, hóa đơn chứng từ. Lượng hàng không có hoá đơn, nghi làm giả quá lớn
Kiểm tra tại trụ sở của Công ty Slim HMN Việt Nam và 2 kho hàng hóa tại xã Tam Hiệp, H. Thanh Trì, Đội QLTT số 7 đã tạm giữ 9.924 sản phẩm của 32 loại TPCN chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Ngoài ra còn có 1.937 kg vỏ hộp, tem nhãn các loại; 280 vỏ nhựa; 900 lọ nhựa không nhãn mác.
Lực lượng liên ngành thu giữ nhiều thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ cùng nhiều tang vật làm giả. Ảnh:ANTV/Ban 389 quốc gia
Khám kho hàng hóa tại một địa điểm ở khu đô thị Văn Phú, Phú La, Q.Hà Đông, lực lượng chức năng tạm giữ hơn 2.830 hộp TPCN ; 3.986 lọ thực phẩm bảo vệ sức khỏe do nhiều công ty tại Việt Nam sản xuất; 1.550 lọ đựng viên nang sản xuất từ nhiều nước như Úc, Nhật Bản, Đức; 2.860 chai siro cùng nhiều bao bì, 104 kg nhãn mác các loại, máy ép màng, máy sấy nhiệt các loại… Các hàng hóa trên đều không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Tại thời điểm khám xét kho hàng hóa, có mặt ông Vi Văn Hoài. Tuy nhiên ông này cho biết chỉ được thuê đến quản lý hàng hóa. Chủ hàng là ông Trung (Tam Điệp, Ninh Bình) song ông Hoài không thể liên lạc được. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa và yêu cầu ông Hoài có trách nhiệm liên hệ với chủ sở hữu hàng hóa tới trụ sở Đội QLTT số 26 làm việc.
Khám kho của Doanh nghiệp tư nhân vận tải Anh Lộc số 213 Trương Định, Q.Hoàng Mai do bà Đào Thị Kim Dinh là người đại diện theo pháp luật, cơ quan chức năng phát hiện và tạm giữ 800 hộp TPCN Glucosamine 1600mg do Công ty Slim Việt Nam phân phối.
Kiểm tra các cửa hàng kinh doanh, tại điểm kinh doanh của Công ty Slim HMN Việt Nam số 18 dãy 1C ngõ 1 Cầu Bươu, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Đội QLTT số 7 tiếp tục tạm giữ 10.744 sản phẩm là TPCN do nước ngoài sản xuất; 331 kg vỏ, bao bì ngoài sản phẩm, 15 kg tem sản phẩm và 10 kg nhãn phụ tiếng Việt. Nhiều nhà thuốc Hà Nội tiếp tay
Ngoài việc kiểm tra đột xuất đơn vị nhập khẩu, phân phối chính tại Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Ban Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, lực lượng liên ngành của Hà Nội đã kiểm tra và thu giữ số lượng lớn lượng TPCN không có hóa đơn chứng từ tại nhiều nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội.
Những sản phẩm TPCN bị thu giữ. Ảnh (ANTV/Ban 389 quốc gia)
Kiểm tra Nhà thuốc Hải Bình II số 6B tổ 87 phường Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, lực lượng chuyên ngành đã tạm giữ 4 hộp TPCN , trong đó 02 hộp MAXNANO HA 1200 60 viên và 02 hộp MAXNANO HA 1200 100 viên do Công ty Slim HMN Việt Nam nhập khẩu và phân phối. Số hàng hóa trên khi bị kiểm tra, chủ nhà thuốc chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ.
Ở quầy thuốc số 1, địa chỉ 95 Láng Hạ, cơ quan chức năng thu được 10 hộp TPCN GLUCOSAMINE USA (nhập khẩu Mỹ) do Công ty Slim HMN Việt Nam nhập khẩu và phân phối. Tuy nhiên, quầy thuốc này chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ.
Kiểm tra đối với Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị y tế Bình Minh tại số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Q.Thanh Xuân, Hà Nội, lực lượng chức năng tạm giữ 32 lọ Glucosamine sit 1600 (sản xuất từ Mỹ) và rất nhiều loại TPCN khác không có hóa đơn chứng từ nhập khẩu.
Thực hiện kiểm tra đối với Nhà thuốc Phú Mỹ tại phường Mỹ Đình 2, Q.Nam Từ Liêm, tạm giữ lượng TPCN không có hóa đơn chứng từ, gồm 3 lọ TPCN HMN Collagen xuất xứ Mỹ, 2 lọ TPCN Glucosamine; 2 lọ TPCN Women’s Happiness; 1 lọ TPCN Plus men USA, 1 lọ TPCN HMN Collagen USA, 1 lọ TPBVSK Nano Calcium USA (đều nhập Mỹ) và được phân phối bởi Công ty Slim HMN Việt Nam.
Tại Nhà thuốc Minh Đức, số 112 đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, Đội QLTT số 33 đã ra quyết định tạm giữ số hàng hóa không có nguồn gốc nhập khẩu và có hóa đơn, chứng từ. Trong đó có 3 hộp TPCN Glucosamine USA; 02 hộp TPBVSK UBB Cartiligins Shark Cartilage và 02 hộp TPBVSK UBB Cartiligins Shark Cartilage (đều được nhập Mỹ) do hai Công ty Slim HMN Việt Nam và Công ty TNHH dược phẩm Việt Ích Phú phân phối.
Theo lời một quan chức cao cấp của Ban chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia), đây là một vụ đặc biệt nghiêm trọng. Những chứng cớ ban đầu, nhất là số lượng hàng lớn không có hoá đơn, chứng từ trong việc mua bán, nhập khẩu, tiêu thụ số hàng này đã cho thấy những sai phạm nhất định.
“Hiện lực lượng chức năng vẫn tiếp tục kiểm đếm và chúng tôi đã yêu cầu Bộ Y tế kiểm định, sớm công bố chất lượng mẫu sản phẩm bị thu giữ. Nếu đủ yếu tố cho thấy đây là hàng giả thì cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên qua về mua bán, tiêu thụ hàng giả”, ông này nói.
BBCChủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang nêu quan điểm về an ninh ở Biển Đông trong bài phát biểu tại Viện ISEAS ở Singapore hôm 30/8/2016.
Chủ tịch Việt Nam, ông Trần Đại Quang, đã ‘không nói suông’ và thông điệp của Việt Nam ‘muốn báo động’ với một ‘nước nào đó càng ngày càng gây hấn’ về khả năng Việt Nam ‘sẵn sàng tự bảo vệ quyền lợi của mình’.
Đó là một trong những ý kiến trong Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 01/9, nói về bài phát biểu ở Diễn đàn của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) trong chuyến thăm tới Singapore của ông Trần Đại Quang từ ngày 28 tới 30/8/2016.
Từ Đại học Maine của Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà phân tích chính trị quốc tế, nói với Bàn tròn:
“Đây là một diễn văn rất quan trọng, một diễn văn cho thấy chủ động về phía Việt Nam để vận động Asean cũng như thế giới.
“Bởi vì Việt Nam là một nước rất quan trọng trong khu vực Biển Đông, mà nếu Việt Nam thụ động, thì không thể đẩy Asean đi thêm được nữa.
“Việc ông chủ tịch báo động là có thể chiến tranh xảy ra sẽ bất lợi cho tất cả, tôi nghĩ đây không phải là lời nói suông.
“Tôi nghĩ có thể ông biết có một nước nào đó có thể đi đến việc càng ngày càng gây hấn, ông muốn báo động và ông muốn cho biết Việt Nam sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình, nếu nước kia, hay nước nào đó tiếp tục đe dọa an ninh.
“Mặt khác, tôi cũng thấy trong diễn văn này có một điều rất quan trọng là ông nói về vấn đề cần được sự ủng hộ, gia tăng sự ủng hộ của người dân trong nước, không những trong nước Việt Nam thôi mà các nước Asean, để tham gia vào quá trình đẩy mạnh an ninh trong khu vực,” học giả Ngô Vĩnh Long nói với Bàn tròn thứ Năm.
Từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết bình luận thông điệp của Chủ tịch Việt Nam tại Singapore mà theo nhà lãnh đạo Việt Nam nếu xung đột vũ trang nổ ra trên Biển Đông thì sẽ không có ai thắng, mà ‘tất cả đều thua’.
“Tôi đặt bối cảnh phát biểu của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong bối cảnh mà ông nói là bối cảnh khu vực Đông Nam Á, của Biển Đông và ở khu vực này chúng ta đều biết Trung Quốc là một nước đang phô trương sức mạnh của mình và họ có lẽ là người chắc mẩm phần thắng khi xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông.
“Tôi cho rằng ý kiến của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhằm tới đối tượng như thế, tức là nhằm tới Trung Quốc, để nói với họ rằng không nên nghĩ rằng có thể giải quyết các vấn đề bằng vũ trang, bằng bạo lực và nếu xảy ra xung đột vũ trang, thì người tưởng là thắng cũng chưa chắc đã thắng mà là thua, bởi vì khi đó cũng phải trả giá rất đắt cho chiến tranh, chứ không phải là chuyện đơn giản.
“Và ngay cả một cường quốc dù thắng hay dù thua trong một cuộc chiến tranh dai dẳng, thì cường quốc đó cũng có những vết đau không bao giờ có thể khắc phục được, hoặc hết sức khó khắc phục,” Giáo sư Thuyết nói với Bàn tròn.
‘Sự tàn phá vô cùng lớn’
Phát biểu của ông Trần Đại Quang thực chất nhấn mạnh những yếu tố, nguy cơ xảy ra mất ổn định khu vực và xung đột vũ trang, theo nhà nghiên cứu từ Hà Nội.
Cũng từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện ISEAS về chính trị Việt Nam và khu vực, nói với BBC:
“Ý kiến phát biểu của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thực chất nhằm nhấn mạnh rằng có những yếu tố, có những nguy cơ xảy ra mất ổn định khu vực và xung đột vũ trang.
“Và tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết rằng nếu để xảy ra xung đột vũ trang, đặc biệt là chiến tranh, mức cao nhất của xung đột vũ trang là chiến tranh, thì đúng là sự tàn phá vô cùng lớn và không thể xác định được bên nào thắng c
“Đấy là ý mà tôi nghĩ là ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang muốn nói.
“Đồng thời ông muốn nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng lớn là các nước trong khu vực, cũng như các bên liên quan ở trên trường quốc tế, cần phải cùng nhau giữ được ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương, trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Biển Đông.
“Để làm sao giữ được ổn định đã, đừng để xảy ra xung đột vũ trang, đấy là nhấn mạnh của ông.
“Ông cũng nhấn mạnh một câu sau nữa trong bài phát biểu ấy là Việt Nam kiên định đi theo con đường xử lý và giải quyết các xung đột bằng các biện pháp hòa bình,” ông Hà Hoàng Hợp nói với Bàn tròn thứ Năm.
Những nước ‘chia sẻ giá trị’
TS. Jonathan London cho rằng cách nói của Chủ tịch Việt Nam về chính trị Biển Đông ‘đơn giản’ nhưng ‘rất phù hợp’.
Từ Hà Lan, PGS. TS. Jonathan London, nhà quan sát xã hội Việt Nam và chính trị quốc tế đưa ra bình luận nhân dịp này:
“Chúng ta đã bước vào một giai đoạn mới, một giai đoạn chúng ta thấy rất rõ những hạn chế của Asean như thế nào, từ trước tới nay đã có nhiều thành viên của Asean, trong đó có Việt Nam, Singapore và các nước khác muốn Asean đóng một vai trò quan trọng, để đề cập những tranh chấp trong Biển Đông.
“Nhưng bây giờ thấy rõ hơn bao giờ hết rằng vị trí của Campuchia không cho phép để khối Asean có một vai trò quyết định và như thế, tôi cũng như nhiều người khác nữa đã nói từ lâu mà tốt nhất là có sự hình thành của một số nước, một nhóm, gọi nó là liên minh thì không cần thiết,
“Chỉ là những nước thực sự có quyền lợi cùng nhau không cho phép một nước như Trung Quốc đô hộ Biển Đông.
“Và như thế, khi ông Trần Đại Quang có nói là có những bài học có thể học được qua kinh nghiệm của Singapore, trong đó không chỉ là mô hình chính trị, kinh tế của Singapore, mà cũng là mô hình hợp tác với Mỹ. Vì như chúng ta biết, sự hợp tác giữa Mỹ và Singapore rất lâu và cũng rất mạnh, nhưng đó không phải là điều mà Singapore nêu ra liên tục, đó chỉ là thực tế, cũng như Việt Nam.
“Và như thế cách nói của Chủ tịch nước Trần Đại Quang có thể là rất phù hợp, chỉ nói đơn giản thôi, sẽ chẳng có ai thắng, sẽ có những người thua, và tôi tin rằng chúng ta đang trong giai đoạn hình thành của một nhóm các nước thực sự chia sẻ những giá trị cùng nhau,” PGS. TS Jonathan London nói với BBC.
‘Có thể dọa kiện chủ quyền’
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng bài phát biểu của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang có ba điểm mới đáng lưu ý.
Từ Viện ISEAS, nơi đang là nghiên cứu viên khách mời, GS. Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Đại học George Mason, Mỹ, nói với Bàn tròn về vài điểm mới trong thông điệp của nhà lãnh đạo Việt Nam ở Singapore.
Ông nói: “Ý kiến thứ hai của ông Trần Đại Quang có nói về quy chế đồng thuận của Asean là tốt, nhưng ông đề nghị có quy chế mới, quy chế bổ sung cho đồng thuận cũ để cho hình thức ngoại giao của Asean không bị tê liệt.
“Bởi chính sách đồng thuận này trước kia lợi cho Việt Nam, vì Việt Nam thường thuộc về thế thiểu số, bây giờ có một số ‘ông thiểu số’ khác nhỏ hơn mà ngáng chân, thì Việt Nam không muốn cơ chế đồng thuận nữa. Bây giờ ông muốn một cơ chế bổ sung kiểu mới.
“Điểm thứ ba là khi ông Trần Đại Quang nói đến giải pháp hòa bình thông qua ngoại giao và pháp lý, thì chữ pháp lý này có nghĩa là có thể Việt Nam cũng có triển vọng có thể dọa kiện nếu cần.
“Còn điều thứ ba mà các học giả nói chiến tranh ai cũng thiệt, chiến tranh tôi nghĩ nói toạc ra là ông Quang cũng nói là nếu Trung Quốc muốn chiến tranh thì Việt Nam cũng sẵn sàng chấp nhận chiến tranh.
“Điều này do một người khác nói thì không quan trọng, nhưng nó là phát biểu của một ông Chủ tịch Nước, thì điều đó nói lên tầm quan trọng của nó.
“Đó là những điều mà tôi nói về những cái mới của bài diễn văn của ông Trần Đai Quang,” Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói với BBC.
Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc Tọa đàm Bàn tròn hôm 01/9/2016 về quan điểm của Chủ tịch Việt Nam tại đây.
Một video quay lại cảnh đụng độ giữa những người dân xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam với lực lượng cảnh sát cơ động được đưa lên mạng ngày 30/08/2016. Nhiều người dân đa số là phụ nữ đội nón lá đã ném đất đá về phía CSCĐ.
Dân đụng độ CA bảo kê khai thác cát – Lão nông vác đá nện công an (Ảnh chụp từ video đăng trên YouTube).
Nguyên nhân được cho là do người dân bức xúc về việc các tàu hút cát ven sông Hồng từ lâu làm sạt lở bờ kè và đất đai sản xuất nông nghiệp của bà con.
Theo báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, việc khai thác cát đã diễn ra từ lâu. Năm 2013 UBND tỉnh Hà Nam cấp giấy phép hoạt động cho ba công ty khai thác cát trên địa bàn xã và Công ty TNHH xây dựng và đầu tư Phúc Lợi Hà Nội (thuộc Bộ NN&PTNT). Công ty Phúc Lợi dưới danh nghĩa nạo vét, cải tạo sông Hồng nhưng lại hoạt động khai thác cát “rầm rộ” cả ngày lẫn đêm.
Một người dân cho biết: “Không những các công ty khai thác hoạt động vào ban ngày mà còn cả buổi đêm. Đã nhiều lần tôi và nhân dân trong thôn đánh trống khua chiêng để đuổi nhưng không ăn thua. Việc hút cát đã làm các con rồng, trụ đá gia cố đê kè sông Hồng bị lún và nước cuốn trôi. Theo tôi được biết, tiêu chuẩn được phép nạo vét và khai thác cát cách bờ gần nhất là 197m, còn xa bờ thì 215m. Nhưng khi họ nạo vét và khai thác cát, có nhiều hôm dân chúng tôi thấy các tàu hút cát cách bờ 20m làm đất nông nghiệp của người dân bị sụp lún”.
Do bức xúc trước những hành động nạo vét, hút cát của Công ty Phúc Lợi Hà Nội, ngày 3/1/2016 có hơn 100 người dân đã ra tận văn phòng đại diện của công ty đóng trên địa bàn đòi ngừng mọi hoạt động nạo vét, hút cát. Sau đó bị nhân viên công ty mang can xăng 20 lít và bình ga ra đe dọa. Hậu quả ông Trần Đăng Trào bị té xăng vào mắt nên bị bỏng giác mạc độ 2 phải cấp cứu tại bệnh viện mắt tỉnh.
Trước đó, vào ngày 17/04/2016, người dân đã đánh chìm một chiếc tàu đang hoạt động ở đây.
Khai thác cát là việc hái ra tiền. Theo tính toán của giới kinh doanh vật liệu, giá cát hiện nay trên thị trường là 70 đến 80.000 đồng/1m3. Bình quân mỗi chiếc xe tải chở được 10 m3 cát. Nếu một ngày có 100 chuyến ra khỏi bãi là đã thu về hàng trăm triệu đồng.
Việc khai thác cát, nạo vét … phải do bộ TNMT, NN, GTVT và chính quyền hoạch định, cấp phép, xử lý. Khai thác ở đâu, bao lâu, như thế nào? Người dân bức xúc phản đối là lại đưa CSCĐ về đàn áp là sao?