Charlie Hebdo lại châm ngòi khủng bố khi đăng tranh biếm họa đạo Hồi.

Charlie Hebdo lại châm ngòi khủng bố khi đăng tranh biếm họa đạo Hồi

Bức tranh biếm họa về một người đàn ông và một phụ nữ Hồi giáo của Charlie Hebdo.

Một tổ chức Hồi giáo cực đoan đã gửi những lời đe dọa tàn sát tới Tạp chí châm biếm Charlie Hebdo (Pháp Quốc), sau khi tờ báo này cho xuất bản một bức tranh biếm họa về đạo Hồi.

Mới đây, Tạp chí châm biếm Charlie Hebdo lại cho xuất bản một ấn phẩm có bìa là bức biếm họa về một người đàn ông,  và một phụ nữ Hồi giáo. Theo đó, người phụ nữ được vẽ với tấm khăn trùm đầu, và người đàn ông có bộ râu dài, mang đậm phong cách Hồi giáo.

Tuy nhiên, cả hai người đều trong tình trạng khỏa thân, và đang vô tư cười nhảy hí hửng, đi kèm theo hình ảnh đó là dòng chú thích, “Musulmans de-xu-CEZ-vous”, có nghiã là “Những cải cách của đạo Hồi. Hồi giáo đã cởi mở !”. Thậm chí, bức biếm họa này còn được đăng làm ảnh đại diện cho trang Facebook của Charlie Hebdo.

Sau khi ấn phẩm được phát hành, thì ngay lập tức các nhân viên của Tạp chí đã nhận được những lá thư đe dọa viết tay với nội dung: “Các ngươi sẽ chết !!!.” Đứng trước những lời đe dọa, Charlie Hebdo đã phải gửi đơn cầu cứu đến cảnh sát Paris, và cũng cũng cho biết thêm rằng: họ đã bị đe dọa tấn công từ hồi đầu mùa hè rồi !.

Hiện nay, bức biếm họa này cũng đang làm dấy lên làn sóng chỉ trích trong nước. Đồng thời, nó cũng biến nước Pháp trở thành mục tiêu khủng bố của các lực lượng Hồi giáo cực đoan nữa.

Như đã biết, Tạp chí châm biếm này từng rất nhiều lần rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm, do xuất bản những hình ảnh khiêu khích liên quan đến các vấn đề nóng bỏng. Ví dụ như việc vẽ biếm họa những đứa trẻ Syria bị dạt vào bờ biển trong hành trình tị nạn, hay châm biếm về cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu …

Nhưng cộng đồng quốc tế dường như không thấy buồn cười trước những hình ảnh đó, mà ngược lại nó đã làm dấy lên những làn sóng phẫn nộ cho công chúng, vì trở thành mục tiêu của những kẻ khủng bố.

Còn nhớ, ngày 7/1/2015, trụ sở của Tạp chí Charlie Hebdo tại Paris đã bị các phần tử khủng bố có vũ trang xả súng, khiến 12 người thiệt mạng, 11 người bị thương, trong đó có 4 người bị thương nặng. Những kẻ khủng bố cho biết: vụ tấn công là để trả thù cho việc Tạp chí này xuất bản loạt truyện tranh biếm họa có tính chất lăng mạ nhà Tiên tri Mohammed.

Sau vụ xả súng đó, các nhân viên của Charlie Hebdo đã luôn phải làm việc dưới sự bảo vệ của cảnh sát. Và giờ đây, sau khi bức tranh biếm họa mới nhất được đăng tải, họ lại liên tiếp nhận được khoảng 60 thư đe dọa, khiến cho sự lo lắng về một cuộc thảm sát hàng loạt có nguy cơ tái diễn ở Pháp trong tương lai.  ./.

Hành trình từ anh đạp xích lô nghèo đến đại gia BĐS nghìn tỷ

Không may mắn được thừa kế gia sản kếch xù, vị tỷ phú này đã vươn lên từ hai bàn tay trắng. Từ anh đạp xính lô nghèo ông đã trở thành doanh nhân sở hữu khối tài sản khổng lồ lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Vị đại gia mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là ông Nguyễn Hữu Đường, ông chủ của Hòa Bình Group. Ông Đường đi lên từ nghề bia với biệt danh Đường bia, Đường malt…nhưng bất động sản mới chính là con đường đưa ông trở thành đại gia nghìn tỷ.

Còn nhớ những năm 1979, sau 5 năm phục vụ trong quân ngũ ông Đường trở về với đời thường. Ngay sau khi lấy vợ, năm 1981 ông bắt đầu sự nghiệp với công việc của một người đạp xích lô làm việc tại HTX vận chuyển bia. Thời gian đó, ông Đường là người xích lô thứ 100 và cũng là người “khóa sổ” cho biên chế xích lô chở bia của Nhà máy Bia Hà Nội.

Ông Đường làm việc tại đây cho đến năm 1989. Trong quá trình đạp xich lô, ông Đường được giao phụ trách một tổ vận chuyển khoảng 10 người chuyên chở bia cho các cơ quan. Trong những năm chở bia ông kiếm được số tiền cũng kha khá vì khi đó bia là của hiếm và lại được trả công bằng bia.

“Có ngày đi làm kiếm được bằng 1 tháng lương kỹ sư”- ông Đường từng chia sẻ. Đến khi nhà nước cho phát triển nhiều thành phần kinh tế được sản xuất bia thì ông Đường mạnh dạn đứng ra thành lập Tổ hợp thương binh nặng Hoà Bình vào năm 1987.

Doanh nhân Nguyễn Hữu Đường.

Trải qua hơn 20 năm trên thương trường về kinh doanh bia, ông Nguyễn Hữu Đường, ông chủ của Hòa Bình Group đã được người nhiều người biết đến với sản phẩm bia của ông, rồi họ thường gọi ông với cái tên thân thiện là “Đường bia, Đường malt”, nhưng giờ đây ông Đường lại đang tâm huyết với lĩnh vực kinh doanh mới là bất động sản.

Ông được xếp ngang hàng với các đại gia có tên tuổi tại Hà Nội khi là ông chủ và rất thành công với dự án đầu tay là tháp đôi Somerset Hòa Bình (106 Hoàng Quốc Việt, giá thuê căn hộ dịch vụ ở đây cao nhất nhì Hà Nội khoảng 87 triệu đồng mỗi tháng), chung cư cao cấp khu Vĩnh Phúc, Ba Đình, và nay là Hòa Bình Green City (505 Minh Khai).

Năm 2014, giới BĐS Hà Nội xôn xao khi vị doanh nhân này cho dát vàng thành lan can căn hộ, phào chỉ ở sảnh và cửa thang máy ở dự án Hoà Bình Green City (Minh Khai, Hà Nội). Lúc đó, không ít người nghĩ đây chỉ là chiêu đánh bóng tên tuổi, nhưng ông Đường làm thật dù chi phí cho dát vàng thành lan can của mỗi căn hộ tốn thêm 20 triệu đồng và người mua nhà lại không phải trả tiền.

Nhưng đại gia vốn nổi tiếng về kinh doanh bia hơi còn khiến mọi người sốc hơn khi quyết định dát vàng cho cả … nhà vệ sinh của tất cả các căn hộ của toà nhà thứ 2 thuộc tổ hợp này. Theo đó, những chỗ nào làm bằng kim loại trong nhà vệ sinh như vòi nước, nút ấn, thanh treo đều được mạ vàng.

Năm 2015, đại gia bất động sản Đường bia lại tiếp tục gây sốc dư luận khi quyết định đầu tư xây dựng chuỗi trung tâm thương mại (TTTM) thương hiệu V+ trên khắp cả nước để miễn phí tiền thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam. Mô hình này được ông áp dụng ban đầu với 25.000m2 sàn TTTM thương hiệu V+ ở dự án Hòa Bình Green City.

Lý do mà ông Đường đưa ra cho kế hoạch này là bởi ông muốn hỗ trợ ngành sản xuất trong nước phát triển, cạnh tranh với các công ty nước ngoài mà ông cho rằng hiện đang chiếm lĩnh thị trường. Cũng chính vì lý do này mà ông Đường đã quyết định “lấn sân” sang lĩnh vực nước ngọt có ga mà chỉ có Coca Cola và Pepsico hiện đang chiếm lĩnh 100% thị phần Việt Nam.

Mới đây, doanh nhân này tiếp tục gây sốc tại Đà nẵng khi công bố xây dựng một tổ hợp quy mô 1.000 căn hộ và khách sạn 5 sao trên khu đất 12.627m2 ngày dưới chân cầu Thuận Phước (ngay sông Hàn nhìn ra biển và bán đảo Sơn Trà).

Điều khiến người ta ngỡ ngàng là khả năng “chơi chội” của ông chủ Hòa Bình Group khi xây bể bơi vô cực lớn nhất Việt Nam trên nóc tòa nhà này. Không những thế, ông Đường còn xây cả một khu công viên gồm 10 kỳ quan thế giới thu nhỏ, trong đó Tháp Rùa, Khải Hoàn Môn, Kim Tự Tháp được dát vàng 24K. Toàn bộ lan can căn hộ cũng được dát vàng 18K, các thiết bị vệ sinh, khoá cửa đều được phủ vàng 24K.

Theo Trí thức trẻ

9 tỷ phú đôla không chính danh tại Việt Nam

Nắm giữ khối tài sản lên tới cả tỷ USD nhưng những doanh nhân này chưa xuất hiện trên bảng xếp hạng của tỷ phú thế giới. Tài sản của họ nằm ở những công ty chưa niêm yết hoặc được đứng dưới tên tổ chức hay người khác mà khó lần ra nguồn gốc chính xác.

Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Anova

Tốt nghiệp địa học tại Mỹ, ông Nhơn về Việt Nam kinh doanh thuốc thú y thông qua công ty TNHH Thương Mại Thành Nhơn.

Sau này, công ty được tách thành 2 tập đoàn lớn là Novaland Group và Anova Corporation, chuyên kinh doanh bất động sản tại thị trường miền Nam và sản xuất thuốc thú y, hóa chất, nguyên liệu dược…

Chủ tịch HĐQT tập đoàn Him Lam – Chủ tịch LienVietPostBank – Chủ tịch HĐQT chứng khoán Liên Việt

Từng là sỹ quan thuộc Bộ Quốc Phòng, ông Minh ra kinh doanh riêng từ những năm 1990. Kinh qua nghề buôn xoài, làm dịch vụ giấy tờ đất, doanh nhân này thành lập tập đoàn Him Lam từ năm 1994.

Hiện Him Lam là tập đoàn kinh doanh đa ngành với 20 công ty con, công ty liên kết trong các lĩnh vực từ bất động sản, tài chính ngân hàng.

Chủ tịch HĐQT tập đoàn Tuần Châu

Nổi lên như cồn nhờ ý tưởng “điên rồ” là bỏ 80 tỷ đồng mua đất đổ xuống biển làm đường nối đảo, ông Đào Hồng Tuyển hiện là chủ tịch công ty sở hữu nhiều công trình khu du lịch, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng quốc tế tại đảo Tuần Châu.

Phó Chủ tịch kiêm CEO HDbank – CEO Vietjet Air – Cổ đông sáng lập của Sovico Holdings

Dấn thân vào nghiệp kinh doanh khi còn là sinh viên năm thứ 2 tại Nga, bà Thảo trở thành triệu phú USD vào năm 21 tuổi nhờ nghề kinh doanh máy fax và nhựa cao su.

Năm 2000, bà cùng chồng về Việt Nam, kinh doanh dưới tên tập đoàn Sovico Holdings, lập nên ngân hàng HDbank và hãng hàng không Vietjet Air.

Vietjet Air có lãi chỉ sau 3 năm hoạt động, hiện giữ 37% thị phần hàng không nội địa.

Chủ tịch HĐQT tập đoàn Masan – Phó chủ tịch Techcombank

Từ người dạy dân Nga ăn mì gói và tương ớt, vị này mở công ty tại Việt Nam năm 2001, kinh doanh ngành hàng tiêu dùng. 90% người Việt đang dùng ít nhất 1 sản phẩm của Masan.

Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Bà Lan thành lập Vạn Thịnh Phát vào năm 1992, với nghề kinh doanh ban đầu là nhà hàng và khách sạn.

Sau đó, Vạn Thịnh Phát chuyển sang kinh doanh trên nhiều lĩnh vực liên quan tới bất động sản, từ xây khách sạn tới chung cư, cao ốc căn hộ, sở hữu nhiều đất vàng tại khu vực TP HCM.

Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn BRG – SeAbank – Intimex Việt Nam

Xuất hiện trong danh sách những phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2015 của Forbes Việt Nam, bà Nga hiện điều hành tập đoàn BRG – đơn vị góp vốn vào công ty xây dựng tháp truyền hình 900 triệu USD, nắm vốn tại nhiều khách sạn 5 sao và ngân hàng.

Chủ tịch công ty Bitexco

Vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống kinh doanh ở Thái Bình với ngành dệt, tên tuổi ông Hội ban đầu gắn với thương hiệu nước khoáng đóng chai nổi tiếng một thời –Vital. Sau đó, vị này chuyển sang kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, với cú huých là tòa nhà Bitexco – thiết kế được coi là biểu tượng của TP HCM.

Hiện tại, tập đoàn Bitexco là công ty tư nhân thuộc sở hữu gia đình ông kinh doanh đa ngành, từ phát triển bất động sản, cơ sở hạ tầng, đến năng lượng thủy điện, sản xuất hàng tiêu dùng, thương mại, khai thác và thăm dò khoáng sản.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Hoàn Cầu – Cố vấn NamAbank

Khởi nghiệp tay trắng, chưa học hết lớp 5 nhưng “lão bà’ này đã xây dựng lên tập đoàn Hoàn Cầu – nhà đồng tài trợ cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới năm 2008, đơn vị đã mời được nữ ca sĩ Lady Gaga đến biểu diễn trong đêm chung kết.

By: Pha Lê – Hạ Minh | Designed by: Hương Xuân – 7PM | Developed by: Hà Trần

Trí Thức Trẻ/Soha

Lạm bàn về con đường đi tới của quốc sách tẩy não

Lưu Trọng Nghĩa

Tẩy não. Nguồn: internet

Những người trí thức bị tẩy não quá nặng đến mức không thể giải độc được nữa thì có nhiều khả năng trở thành “trí thức lưu manh”.

Theo Nguyễn Thế Duyên bàn về “Trí thức lưu manh” ở Việt Nam Thư quán, thì đó là những nhà trí thức nói và làm những điều mà trong thâm tâm họ thừa biết là sai nhưng họ vẫn cứ nói, cứ làm. Tất nhiên, khi rao giảng những điều mà chính họ biết là sai thì không giống với những người vô học, họ tìm cách ngụy biện bằng những cụm từ thật kêu, thật triết lý, để hù dọa những người thiếu kiến thức, chẳng hạn họ nói “đó là biện chứng” hoặc “đó là tất yếu lịch sử”, thậm chí họ còn có thể xuyên tạc sự thật mà mọi người trong xã hội đều biết. Vụ khai thác bôxit ở Tây Nguyên, vụ Formosa Hà Tĩnh đã cho chúng ta khá nhiều dẫn chứng về loại người này.

Thời Karl Marx viết bộ “Tư bản” ở thế kỷ thứ 19, chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển mạnh, ông có nói về tầng lớp “Vô sản lưu manh” nhưng không thấy ông nói đến tầng lớp “Trí thức lưu manh”. Theo cách mô tả của Mác thì tầng lớp vô sản lưu manh là lớp người vô sản bị bần cùng hoá, vô học, không có nhân cách, đến mức họ luôn luôn tin rằng những lời nói và việc làm của họ là đúng, cho dù cả xã hội lên án những lời nói và việc làm của họ.

So với vô sản lưu manh thì trí thức lưu manh khác nhau về điều kiện xuất thân. Vô sản lưu manh xuất hiện từ những người vô sản bị bần cùng hóa và vô học, còn trí thức lưu manh thì ngược lại, họ không phải là lớp người bị bần cùng hóa và họ có học, thậm chí học rất nhiều, lên đến tiến sĩ, giáo sư. Cả hai giống nhau ở tính cách là nói và làm những điều mà xã hội đều lên án là sai và đều không có nhân cách hoặc không còn nhân cách, như PGS. TS Phạm Quang Long gọi là những nhà trí thức không biết đến văn hóa xấu hổ. Tuy vậy về tính cách, trí thức lưu manh có khác tính cách vô sản lưu manh ở một điều quan trọng, là trí thức lưu manh biết lời nói và việc làm của mình là sai nhưng vẫn cứ nói sai và làm sai, còn ở vô sản lưu manh thì đó có thể là do ngộ nhận.

Mác không nói đến thành phần “Trí thức lưu manh” có thể ở xã hội mà Mác sống, số người loại này không nhiều đến mức trở thành một thành phần xã hội, chỉ đến khi xuất hiện các quốc gia cộng sản dựa vào quốc sách tẩy não để thống trị xã hội và tồn tại thì mới xuất hiện thành phần “Trí thức lưu manh”.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam thường nói đến “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Vậy Hiền tài ở đâu ra? Chẳng phải Hiền tài từ tầng lớp trí thức mà ra hay sao? Nhưng một khi tầng lớp trí thức đã bị tẩy não đến mức trở thành “trí thức lưu manh”, nói và làm những điều mà chính họ biết là sai thì khi họ được giao phó những chức vụ soạn thảo kế sách quốc gia, chúng ta liệu có thể tin tưởng vào những chính sách của quốc gia do họ thiết kế hay không? Có lẽ đến nay các nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương ở Việt Nam đã thấm đòn về hậu quả này. Khi tầng lớp trí thức bị tẩy não, bị lưu manh hóa thì có thể tìm “Nguyên khí quốc gia” ở đâu và đất nước sẽ đi về đâu trong thế kỷ 21 là thế kỷ kinh tế trí thức này?

Việt Nam trước 3 lựa chọn chiến lược để đối phó với Trung Quốc

Blog RFA

Tuấn Khanh

Tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam có tên là Hà Nội, được mua của Nga. Ảnh chụp ngày 3-1-2014. Nguồn: Vietnam News Agency/AFP/Getty Images

Trên tờ Forbes, bài viết mang tên Vietnam’s Three Strategic Options của nhà phân tích thời sự Anders Corr đã có một cái nhìn khá rõ ràng về vấn đề biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt làm ảnh hưởng đến các quốc gia chung quanh. Bài viết đáng đọc này, trích từ bài thuyết trình hội nghị 17-08-2016 tại thành phố Nha Trang, Việt Nam. Các hội nghị, được tài trợ bởi Đại học Phạm Văn Đồng và Đại Học Nha Trang, với chủ đề ‘Tình trạng pháp lý của đảo và đá Trong Luật Quốc Tế Và Thực hành Trong Biển Đông.

Các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang ngày càng đầy tính quân sự. Còn Việt Nam thì đang trở thành một quốc gia dễ xâm lấn từ Trung Quốc, do cách chọn đứng một mình, thiếu các hiệp ước liên kết chặt chẽ để tạo đồng minh. Trong tình hình an ninh đang xấu đi của Việt Nam, việc đối phó với Trung Quốc có thể  cần lựa chọn một trong ba chiến lược sau: 1) Tiếp tục các chiến lược hiện tại đi dây giữa các mối quan hệ Mỹ, Trung Quốc và Nga; 2) Liên kết đồng minh với Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc; hoặc 3) Phát triển khả năng quân sự của Việt Nam, bao gồm cả tiềm năng về vũ khí hạt nhân.

Hành động của Trung Quốc lúc này, đang nhắm vào lãnh thổ của Việt Nam, và từ cách đối phó của Việt Nam, kết quả của sự đối đầu qua lại này, sẽ tạo ra một hiệu ứng toàn cầu. Nếu giả sử Trung Quốc đánh thắng Việt Nam, hậu quả này sẽ khiến các nước khác lo ngại và nhượng bộ phần nào với Trung Quốc. Về mặt quân sự thì Trung Quốc lúc đó cũng sẽ nổi bật hơn. Vì lẽ này, các quyết định chiến lược của Việt Nam đối phó với Trung Quốc trong những năm tới, cần được xem như mối quan tâm chính trị chung của thế giới.

Mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam, là âm mưu chiếm lấy vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), vốn là quyền sở hữu mà Việt Nam đã được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật dự trữ Biển (UNCLOS) nhìn nhận. Nhưng đến nay, Việt Nam chỉ có khả năng giải quyết các mối đe dọa này, bằng cách điều đình và ngăn cản. Tương lai thì Việt nam chỉ còn có thể chọn lựa một trong ba chiến lược đã nói trên.

Tất cả ba chiến lược này, cái nào cũng buộc phải chịu về chi phí, kèm những theo rủi ro, và rất có thể sẽ gây ra những thay đổi cơ bản trong chính trị và kinh tế của Việt Nam. Sự lựa chọn của Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều diễn biến trong nước và quốc tế, trong tương lai gần, bao gồm việc Trung Quốc sẽ tăng cường sự hiện diện của nước này trên lãnh hải của Việt Nam, ảnh hưởng sự ổn định của lãnh đạo hiện nay của Việt Nam, cũng như các ứng phó của Trung Quốc đối với các nước khác.

Chiến lược hiện nay của Việt Nam, đi dây giữa các mối quan hệ Mỹ, Trung Quốc và Nga, là phức tạp nhất, nhưng ít có khả năng dẫn đến các xung đột ngoại giao, kinh tế, hoặc quân sự. Việt Nam là rất có khả năng đi theo lộ trình này. Vì cách này bao gồm các yếu tố tương đối vô hại: luôn để mở các cuộc đàm phán, nhận tài trợ phát triển và có được các hợp đồng mua bán với tất cả các đồng minh tiềm năng, bao gồm Mỹ. và Trung Quốc. Việt Nam chỉ cần giữ mối hợp tác quốc phòng với Mỹ và các đồng minh một cách vừa phải, có cơ hội mua và mua thêm vũ khí mới như một cách răn đe.

Việc quá nghiêng về một phía của một trong ba chiến lược có thể sẽ dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn. Cách tính quá kỹ của Việt Nam sẽ khiến họ bị xa lánh bởi các đồng minh lớn, và làm mất khả năng thuyết phục Hà Nội có thể là một đồng minh đáng để cam kết. Liên minh quá chặt với Mỹ. chống lại Trung Quốc sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa của Trung Quốc và có lẽ thêm cả Nga. Còn nếu nghĩ đến việc tạo một khả năng răn đe hạt nhân thì ắt sẽ gây ra nhiều phản ứng ngoại giao tiêu cực, ít nhất là từ cả Mỹ.

Chính sách đi dây có thể làm giảm nguy cơ của một cuộc chiến, nhưng khiến Việt Nam yếu đuối và dễ bị tổn thương khi ảnh hưởng từ Trung Quốc gia tăng. Vì lẽ Trung Quốc muốn đẩy mạnh sức mạnh kinh tế và quân sự của nước này ở châu Á, ảnh hưởng của nước này với Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Và khi đó, Việt Nam có thể lại phải nhượng bộ các mặt chính trị, ngoại giao và kinh tế với Trung Quốc trong vòng hai thập kỷ tới.

Nếu Việt Nam lựa chọn chính sách đi dây như một chiến lược chính, thì Hà Nội sẽ phải đối mặt với các đòi hỏi của Trung Quốc, nhượng  Trung Quốc trong đường 9 đoạn. Từ đó sẽ cùng cam kết phát triển chung và chia sẻ doanh thu tài nguyên, hydrocarbon và đánh bắt cá, và thậm chí Bắc Kinh có thể hình thành  kín đáo việc đánh thuế thương mại hàng hải của Việt Nam. Nhưng chịu ảnh hưởng Trung Quốc tại Việt Nam, và các kiểu nhượng bộ sẽ tạo ra sự bất mãn trong dân chúng Việt Nam, thậm chí gây rủi ro ổn định chính trị và nhiệm kỳ của các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay.

Chiến lược thứ hai là giả thuyết về việc đa số lãnh đạo của Việt Nam muốn loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam, và dựng mối quan hệ đồng minh chặt chẽ với Mỹ và các nước khác, bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc và Ấn Độ. Một phần của chiến lược này, là Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế, thông qua UNCLOS. Chiến lược thứ hai này sẽ giúp duy trì sự độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Nhưng các đồng minh mới được gần gũi của Việt Nam sẽ theo thời gian, cũng sẽ có ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam về vấn đề cải cách dân chủ hóa và tự do ngôn luận.

Việc cải cách dân chủ có thể dẫn đến các phong trào xã hội, yêu cầu lãnh đạo hiện tại ra đi để ưu tiên cải cách hiến pháp, và cuối cùng là một chính phủ dân chủ bầu. Những người chống lại chiến lược thứ hai này, thường vẽ ra một viễn cảnh về hỗn loạn chính trị, nội chiến, cũng như làm ảnh hưởng mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, vốn được coi là rất ấn tượng.

Chiến lược thứ ba là phát triển khả năng quân sự của Việt Nam đến mức Trung Quốc không muốn tấn công nữa. Hiện Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm kilo-class từ Nga trong vài năm qua. Có nhiều loại phi đạn tấn công trên đất liền có thể với tới đảo Hải Nam, thậm chí là các thành phố sát biển như Thượng Hải. Đây là sự đa dạng diesel-điện im lặng, và mang tên lửa hành trình đất tấn công có khả năng đạt các căn cứ hải quân của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, thành phố ven biển lớn như Thượng Hải. Việt Nam lần lần có thể mua hoặc phát triển đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa này.

Chiến lược tăng cường quân sự có một điểm lợi cho Hà Nội, là ít có khả năng gây ra sự thay đổi chế độ. Nhưng nó sẽ mất thời gian, kích động một cuộc chạy đua vũ trang, vốn đã có ở châu Á. Và nếu là vũ khí hạt nhân, thì chắc chắn sẽ kéo theo những chi phí rất lớn từ các cuộc phản ứng ngoại giao quốc tế cũng như các đòn trừng phạt kinh tế.

Tuy nhiên, chiến lược này cũng có tính rủi ro cao. Việc xây dựng hệ thống vũ khí hạt nhân của Việt Nam, có thể khiến Trung Quốc nảy sinh việc muốn tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sử dụng các chiến thuật đối với Việt Nam như đâm tàu chìm, khiêu khích một cuộc chiến tranh, mà bình thường Trung Quốc cũng chưa tính tới.

Trung Quốc cũng có thể nhấn mạnh ưu thế riêng của mình trong một cuộc chiến tranh toàn diện với Việt Nam, kích động xung đột quân sự cường độ thấp để chứng tỏ quyết tâm của mình. Điều này có thể sẽ khiến Việt Nam phải nhượng bộ, dù có vũ khí hạt nhân hay không. Chạy đua quân sự thì tốn kém và mệt sức về chính trị, nhưng lại không mấy hiệu quả đối với một Trung Quốc đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Thật vậy, Trung Quốc đã chứng minh một sự thèm khát mạnh mẽ đối với rủi ro trong vài năm qua. Do lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam khác hơn những nước khác là không may phải đối mặt với các lựa chọn khó khăn. Các lựa chọn tốt nhất cho giới lãnh đạo và nhân dân Việt Nam, theo ý kiến của tôi, là liên minh chặt chẽ với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc và Ấn Độ, trong khi vẫn tăng cường khả năng quân sự của mình.

Giới lãnh đạo của Việt Nam hiện nay đang trong tay một cơ hội mang tính lịch sử. Nếu biết nắm bắt đúng lúc, nhân dân Việt Nam chắc chắn dành sự trọng vọng trong bài khải hoàn ca, cho những người xứng là người hùng của tổ quốc

(Lược dịch)

THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?

FB Mạnh Kim

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tờ The Guardian cho biết, sinh viên tốt nghiệp khoa Anh ngữ Đại học Stanford, Jodie Archer, đã phát triển được mô hình máy tính có thể dự báo những tác phẩm bán chạy nhất của New York Times. Nghiên cứu này giúp Jodie Archer được tuyển làm việc ngay cho Apple iBooks và có thể tạo ra cuộc cách mạng ngành ấn loát. Những câu chuyện tương tự giúp thay đổi cuộc sống có thể thấy hàng ngày.

Thế giới đang đi tới với tốc độ chóng mặt. Năm 1998, khi Kodak có 170.000 công nhân và chiếm 85% thị trường phim nhựa toàn cầu, chẳng ai có thể hình dung rằng, chỉ ba năm sau, phim nhựa sẽ dần biến mất và Kodak sẽ phá sản. Ngày nay, không chỉ phim nhựa chết, máy ảnh gia đình cũng đã gần như mất tích. Năm 2007, khi lần đầu tiên chạm vào màn hình iPhone thế hệ thứ nhất, tôi không thể kìm được cảm giác kinh ngạc và thán phục. Cái gì thế này? Đây không phải là điện thoại. Nó là một “thiết bị” và nó rất thông minh. Nó hiển thị chính xác cả nơi tôi đang ngồi. Quả là kỳ diệu. Ngoài sức tưởng tượng.

Thế giới không dừng lại ở chiếc iPhone 2007. Năm nay, 2016, một máy tính đã đánh bại kỳ thủ cờ vây xuất sắc nhất thế giới – sớm hơn 10 năm trù tính. Bạn có bao giờ nghe đến hệ thống điện toán siêu thông minh IBM Watson? Hãy tìm hiểu về nó. Đặt theo tên Thomas J. Watson (CEO đầu tiên của IBM), hệ thống IBM Watson có thể giải đáp gần như mọi câu hỏi chuyên đề. Với IBM Watson, chúng ta có thể tìm được lời khuyên pháp lý chỉ trong vài giây với mức độ chính xác 90% so với 70% của giới luật sư tư vấn chuyên nghiệp! Ngay thời điểm hiện tại, IBM Watson có thể giúp chẩn đoán ung thư (chính xác gấp bốn lần y tá chuyên nghiệp). Cũng thời điểm hiện tại, Facebook đã có phần mềm nhận diện khuôn mặt chính xác hơn người!

Năm 2018, xe hơi tự hành sẽ xuất hiện chính thức ngoài thị trường. Mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người chết bởi tai nạn xe hơi khắp thế giới. Tính trung bình, mỗi 100.000 km có một tai nạn xe hơi. Với xe hơi tự hành, 10 triệu km mới có thể xảy ra một tai nạn. Dù khó có thể dự báo chừng nào có xe hơi in ba chiều (3D) nhưng ngày càng bắt đầu có nhiều sản phẩm in 3D. Tất cả hãng giày lớn đều đã tung ra giày 3D.

Tiến bộ nhanh nhất, có thể thấy từng ngày, là sự bùng nổ các phần mềm ứng dụng (app). Tôi vốn thích “vọc” app điện thoại. Sự xuất hiện liên tục các ứng dụng thông minh luôn mang đến sự kinh ngạc không có điểm dừng. Với “Photomath”, chỉ cần rọi camera vào một phương trình toán học, nó sẽ cho ra tức thì lời giải. Với “Camera Translator”, cũng chỉ cần rọi camera lên một hàng chữ Hoa, nó sẽ dịch sang ngôn ngữ yêu cầu (thông thường là tiếng Anh). Chưa bao giờ việc dạy kèm cho trẻ tiểu học đơn giản và tiện lợi hơn lúc này, bằng phần mềm ứng dụng. Nó không chỉ giúp thay đổi phương pháp dạy. Nó còn giúp thay đổi tư duy học. Nhờ các app như “Parrot Japanese”, “Minna No Nihongo”, “Japanese Fun Easy Learn”, tôi đã có thể giúp con mình học tiếng Nhật (nói và viết chữ Hiragana, thậm chí Kanji) một cách dễ dàng và hiệu quả.

Ngày nay, chúng ta có thể “gọi” taxi hoặc thậm chí xe ôm bằng app. “Hãng taxi” Uber không sở hữu một chiếc xe nào. Nó là một app và hiện là hãng taxi lớn nhất thế giới, hoạt động toàn cầu! Airbnb (đọc là “air+b+n+b” theo cách phát âm tiếng Anh) không có bất kỳ bất động sản nào nhưng nó là công ty dịch vụ khách sạn lớn nhất thế giới. Airbnb cũng chỉ là một ứng dụng. Amazon là siêu thị lớn nhất thế giới. Nó là một trang web.

Thế giới đang thay đổi rất nhanh. Năm 1999, Bill Gates viết quyển sách mang tựa “Business @ the speed of thought”. Tốc độ tư duy ở đây là tốc độ của một cái nhấp chuột. Nó đòi hỏi phải tư duy liên tục và phải nắm bắt cơ hội với tốc độ một cái nhấp chuột.

Thế giới đang đi rất nhanh. Nó không chờ ai cả. Cách đây vài tháng, một số tờ báo Mỹ đã làm “lễ truy điệu” cho băng VHS. Loại video tape này, ra đời cách đây 40 năm, từng tạo ra cuộc cách mạng chấn động công nghiệp giải trí. Sài Gòn cách đây khoảng 30 năm từng có một thời bùng nổ cửa hàng cho thuê băng video phim quay lậu. Thế rồi DVD đánh bại VHS. Đến nay thì cả DVD cũng chết mòn. Nó được thay bằng BlueRay. Hơn nữa, người mê điện ảnh bây giờ hầu như chỉ thích xem phim online hoặc từ các app.

Cái chết của VHS, hoặc vô số trường hợp tương tự, là cái chết của kỹ thuật lạc hậu. Cái chết của lạc hậu là cái chết của tư duy cũ kỹ. Tự loại mình khỏi dòng chảy thời đại cũng là một cái chết luôn có thể nhìn thấy trước.