Thí sinh Nam Định điểm cao nhất kỳ thi THPT quốc gia

Về điểm số, Nam Định là tỉnh có điểm trung bình tất cả các môn thi cao nhất với mức điểm 5,32.

Tiếp theo là các tỉnh Bắc Giang (5.11), Hải Dương (5.09), Bắc Ninh (5.03), Ninh Bình (5.02).

TP.HCM xếp ở vị trí thứ 6 với mức điểm 5. Cùng mức điểm này có tỉnh Hà Nam.

Thành phố Hà Nội xếp ở vị trí thứ 18 với mức điểm trung bình 4,78.

Những tỉnh thành nổi tiếng “đất học” như Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lần lượt xếp ở các vị trí 10, 12, 13 và 43.

Tỉnh có điểm trung bình thấp nhất là Lạng Sơn (4,08), Trà Vinh (4,11). Các mức điểm này thấp hơn 1 điểm so với các tỉnh xếp ở tốp đầu.

Mức điểm trung bình của cả nước là 4,71.

Với môn Toán, tỉnh có điểm trung bình cao nhất vẫn là tỉnh Nam Định với mức điểm khá cao là 5,82.

Các tỉnh xếp tiếp theo là Bắc Ninh (5,44), Hải Dương (5,34), Hà Nam (5,12).

Hà Nội xếp ở vị trí thứ 10 với mức điểm 4,78. TP Hồ Chí Minh đứng ở vị trí thứ 7 với mức điểm 5,01.

Các tỉnh có vị trí cuối bảng về môn Toán là Hà Giang (2,99), Lạng Sơn (3), Điện Biên (3).

Điểm trung bình môn Toánn của cả nước là 4,45.

Với môn Ngoi ng, tỉnh có điểm trung bình cao nhất là Lào Cai với mức điểm 4,4, cao hơn mức trung bình của cả nước hơn 1 điểm.

Mức trung bình cả nước môn Ngoại ngữ là 3,23.

Xếp ở vị trí tiếp theo về môn Ngoại ngữ là các tỉnh Cao Bằng (4,2), Đăk Nông (4,16) và Lai Châu (4,16).

Thành phố Hồ Chí Minh có mức điểm trung bình môn Ngoại ngữ là 4,11, xếp ở vị trí thứ 5.

Nếu chỉ tính các tỉnh, thành có lượng thí sinh dự thi trên 10.000 thì TP.HCM là địa phương có điểm trung bình môn Ngoại ngữ cao nhất.

Hà Nội xếp ở vị trí thứ 13 với mức điểm trung bình là 3,56, xếp sau Đăk Lăk (3,62).

Thành phố Đà Nẵng có mức điểm trung bình môn Ngoại ngữ là 3,53, xếp ở vị trí thứ 15.

Các tỉnh xếp cuối bảng trong môn Ngoại ngữ là Lạng Sơn (2,57), Hà Tĩnh (2,6), TháiNguyên (2,74). Có 30 tỉnhcó mức điểm trung bình môn Ngoại ngữ dưới mức trung bình chung của cả nước.

Với môn Ng văn, tỉnh có điểm trung bình cao nhất là tỉnh An Giang với mức điểm 5,97.

Các tỉnh xếp ở vị trí tiếp theo là Bắc Giang (5,61), Hà Nam (5,55), NinhBình (5,54).

TP.HCM có mức điểm trung bình môn Ngữ văn là 5,12, xếp ở vị trí thứ 15.

Hà Nội chỉ có mức điểm trung bình là 3,56, thấp hơn mức trung bình chung là 4,93, xếp ở vị trí thứ 23.

Tỉnh xếp cuối bảng là Quảng Nam với mức điểm trung bình là 3,99. Tiếp theo là Đăk Lăk (4,14), Đà Nẵng (4,17). Có 39 tỉnh thành phố có mức điểm dưới mức trung bình chung của cả nước.

Với môn Lch s, tỉnh có điểm trung bình cao nhất là tỉnh Yên Bái đạt mức 5,9 điểm, cao hơn mức trung bình chung của cả nước 1,4 điểm.

Mức điểm trung bình cả nước của môn Sử là 4,5.

Các tỉnh xếp ở vị trí tiếp sau là Bắc Kạn (5,7), Ninh Bình (5,6), Nam Định (5,3), Thanh Hóa (5,3).

Các tỉnh xếp ở cuối bảng là Trà Vinh (2,9), Long An (2,9), Tiền Giang (2,9). Có 32 tỉnh, thành phố có điểm trung bình thấp hơn mức trung bình chung của cả nước.

Hà Nội có số lượng thí sinh dự thi đông nhất với 75.178 thí sinh. Tiếp theo là TP.HCM với 63.211 thí sinh dự thi. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Đồng Nai xếp ở các vị trí tiếp theo về số lượng thí sinh.

Tỉnh Lai Châu Bắc Kạn có số lượng thí sinh dự thi ít nhất, lần lượt là 3.372 và 3.454 chỉ bằng chưa tới 5% của Thành phố Hà Nội.

Lượm lặt tin tức kinh tế

Bội chi ngân sách lên mức 105.6 ngàn tỷ đồng

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/7/2016 ước tính đạt 606.4 ngàn tỷ đồng, bằng 47.6% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 89.4 ngàn tỷ đồng, bằng 35% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 88 ngàn tỷ đồng, bằng 35%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao gồm cả chi cải cách tiền lương) đạt 435.5 ngàn tỷ đồng, bằng 52%; chi trả nợ và viện trợ đạt 81.6 ngàn tỷ đồng, bằng 52.6%.

Trong đó, thu nội địa đạt 397.3 ngàn tỷ đồng, bằng 50.6%; thu từ dầu thô đạt 21.6 ngàn tỷ đồng, bằng 39.6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 80.4 ngàn tỷ đồng, bằng 46.8%.

Như vậy, bội chi ngân sách từ đầu năm đến giữa tháng 7/2016 đang ở mức khoảng 105.6 ngàn tỷ đồng./.

Việt Nam thu hút hơn 200 dự án FDI mỗi tháng

dau tu

Trong 7 tháng đầu năm 2016, trung bình mỗi tháng Việt Nam có thêm hơn 200 dự án FDI được đăng ký mới và gần 100 dự án khác đăng ký tăng vốn.Con số trên được tính ra khi số liệu thống kê cho thấy Việt Nam đã cấp phép mới cho 1.408 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký 8,7 tỷ USD trong giai đoạn từ đầu năm đến thời điểm 20/7, tăng gần 32% về số dự án và tăng gần 26% về vốn so với cùng kỳ năm 2015.

Ngoài ra, có 660 lượt dự án đã đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 4,25 tỷ USD.

Như vậy, tổng vốn của các dự án đăng ký mới và tăng vốn trong 7 tháng đạt 12,94 tỷ USD, tăng gần 47% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, số vốn giải ngân trong 7 tháng đầu năm ước đạt 8,6 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ.

Hiện ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực nhận được nhiều vốn đầu tư FDI nhất với tổng cộng hơn 9,1 tỷ USD. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với gần 957 triệu USD.

Hàn Quốc là nước có nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt Nam nhất trong 7 tháng với 446 dự án, tiếp đến là Nhật Bản với 196 dự án và Trung Quốc với 159 dự án.

Xét về số vốn đầu tư, Hàn Quốc cũng đứng đầu với 3,3 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, tiếp đến là Singapore với 1,1 tỷ và Hồng Kông với 755,3 triệu USD.

Các dự án FDI chủ yếu được tập trung đầu tư ở các thành phố lớn, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 458 dự án, tiếp đến là Hà Nội với 232 dự án. Tuy nhiên, Hải Phòng lại là địa phương thu hút vốn nhiều nhất với 1,84 tỷ USD trên tổng số 28 dự án được cấp phép.

Hơn 6,400 doanh nghiệp hoàn tất giải thể trong 7 tháng đầu năm, tăng 17.7%

Trong tháng 7, cả nước có 9,621 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 69.2 ngàn tỷ đồng, giảm 1.4% về số doanh nghiệp và giảm 11.6% về số vốn đăng ký so với tháng trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 7.2 tỷ đồng, giảm 10.3%. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 99 ngàn người, giảm 12%.

So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 7 tăng 46%; số vốn đăng ký tăng 78%; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp tăng 22%.

Tính chung 7 tháng năm nay, cả nước có 64,122 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 497 ngàn tỷ đồng, tăng 23% về số doanh nghiệp và tăng 54.7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 7.7 tỷ đồng, tăng 25%. Bên cạnh đó còn có 895 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn, nâng tổng số vốn đăng ký và bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2016 đạt 1,392 ngàn tỷ đồng.

Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng năm nay là 36,206 doanh nghiệp, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 13,656 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, tăng 36% và 22,550 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký, tăng 1.1%./.

Cảm nghĩ về lời phát biểu của bà Nguyễn Thị Kim Ngân ngày 23.07.2016

Thạch Đạt Lang

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Nguồn: internet

Trên trang Anh Ba Sàm ngày 26.07.2016 có đăng một bài viết của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, phê bình những lời phát biểu của bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong buổi họp báo ngày 23.07.2016.

Theo tôi, bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã chỉ trích bà Kim Ngân hơi “nặng nề” nhưng chưa đủ liều lượng. Theo truyền thống phương Tây, không bao giờ đánh một người phụ nữ dù bằng một cành hoa, đằng này bs Quế lại “đánh” bà Ngân bằng cả một bài viết mà càng đọc tôi càng thấy “bức xúc” cực kỳ. Do đó tôi đành phải tham gia, viết thêm vài giòng, nói ra cảm nghĩ của mình cho nhẹ “bầu tâm sự”.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế mắng bà Ngân láo là không đúng “truyền thống”. Bà Ngân là chủ tịch “cuốc hội”, dưới chế độ CSVN thì chủ tịch quốc hội là cha mẹ của toàn dân, ông Hồ Chí Minh mới ngoài 50 đã xưng bác với tất cả mọi người, không thấy sao? Nên khi bà Ngân ví von toàn dân như con cái trong nhà, còn chính quyền mà bà đang phục vụ là cha mẹ thì cũng hợp lý thôi.

Nhớ lại, khi bà Kim Ngân vừa được “cuốc hội” khóa 13 bầu làm chủ tịch “cuốc hội” khóa 14 trong tháng 4.2016, đã có một facebooker họ Lê, khá nổi tiếng trong cộng đồng VN, khen bà có vẻ đẹp nức nở, đẹp rụng rời tay chân, đẹp sáng chói, đẹp phúc hậu, đẹp đến độ “khó có thể làm ác”.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế tiếc thay, lại không được ga-lăng (gallant) như facebooker này, nên đã hơi “nặng tay”, nhưng theo tôi vẫn chưa đủ đô (dose) khi viết về bà chủ tịch QH, bởi lý do bà Ngân là một người của công chúng (public figure).

Thú thật lúc đầu tôi cũng chưa đồng ý lắm với nhận định của facebooker nói trên, nhưng sau nghe bà Ngân, khi đi vận động bầu cử, tiếp xúc với cử tri ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ, ngày 04.05.2016 trong vấn đề tranh chấp biển, đảo với Trung Cộng trả lời rằng: “Chúng ta không cam chịu, không cúi đầu”. Tôi đã cảm phục bà Ngân, nữ lưu xứ dừa Bến Tre quá sức lẽ mình và đồng ý với Facebooker nói trên 200%.

Tò mò tìm hiểu thêm, tôi vào Google search tìm đọc tiểu sử bà Kim Ngân. Không đọc thì thôi, càng đọc tôi càng tá hỏa tam tinh (không có hải cẩu bổ thận hoàn) khi biết rằng bà có bằng thạc sĩ kinh tế (MBA), cử nhân chính trị (Diploma Political Scientist).

Mèng ơi, bà Ngân thông minh, tài giỏi hết biết, hèn chi bà phát biểu câu nào, nghe ớn chè đậu câu đó luôn. Chỉ có điều hơi lạ, trong suốt tiểu sử của bà Ngân ở Wikipedia, không thấy ghi bà Ngân học cử nhân trường nào, thời gian nào, năm nào tốt nghiệp thạc sĩ, ở đâu…?

Nhưng thôi nhằm nhò gì ba cái chuyện lẻ tẻ đó, bằng cấp đâu có nói lên giá trị con người. Bill Gates, Steven Jobs… có tốt nghiệp trường đại học nào đâu, sao vẫn làm thay đổi được cả thế giới?

Đó cũng chính là lý do mà tôi phục bà Ngân hết biết khi bà nhận xét về những người biểu tình phản đối Trung Cộng xâm chiếm đất đai, biển đảo của VN: “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình”.

Thiệt tài và cũng thiệt tình. Đúng thế! Những người, tổ chức biểu tình phản đối Trung công chỉ giỏi hô hào thật to, kích động dân chúng thế này thế khác, nhưng chưa làm được gì cả ngoài chuyện “gây rối” thêm tình hình.

Phát biểu của bà Ngân đúng đứt đuôi con nòng nọc, đúng hết xẩy con cào cào. Tuy nhiên, nếu nghĩ lại cho chín chắn, đám người đi biểu tình chống Trung Quốc kia có “mẹ” gì ngoài cái miệng?

Họ không có vũ khí, không có roi điện, hơi ngạt, tầu ngầm, phi cơ chiến đấu, xe tăng… thì hỏi họ phải làm sao ngoài chuyện kêu gào cho to, đánh thức tâm lý nô lệ, não trạng ù lì, sợ hãi chiến tranh, hoang mang, hèn nhát trước kẻ thù của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cũng như sự thờ ơ của người dân trước họa mất nước?

Ngay cả quyền tọa kháng, chỉ ngồi trước cửa nhà cầm tấm bảng ghi Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam để phải đi tù 4 năm như cô gái bé nhỏ Phạm Thanh Nghiên cũng không có thì phải làm sao để biểu lộ lòng yêu nước đây hả trời?

Hỏi họ đã làm được gì cho đất nước ư? Dễ thôi! Việc kêu gào (cho to) của họ tuy chưa làm thiệt hại gì đến kinh tế, văn hóa, xã hội… của kẻ thù nhưng cũng làm cho lãnh đạo của lũ bá quyền là Tập Cận Bình cảm thấy bực tức, giận dữ, mất mặt với quốc tế, ăn không ngon, ngủ không yên.

Vì thế lũ bá quyền đã ra lệnh cho những kẻ bán nước, tay sai, đàn em phải dẹp tan sự chống đối, tranh chấp chủ quyền từ trong trứng nước khiến cho lũ này lồng lộn, điên cuồng đàn áp, bắt giữ, đánh đập những người biểu tình kể cả phụ nữ, trẻ em, không thương tiếc, ân hận.

Kết quả việc lên tiếng, kêu gào, đòi hỏi chủ quyền biển đảo Hoàng – Trường Sa là của Việt Nam của họ tuy chưa đạt được thắng lợi cuối cùng, nhưng ít nhất cũng gây được những tiếng vang, đánh động được quốc tế, phơi bày được bộ mặt thật của tên láng giềng khổng lồ đầy tham vọng và cực kỳ gian ác cũng như sự hèn nhát của nhà cầm quyền VN.

Lẽ ra những người như Kim Ngân, Phú Trọng, Đại Quang, Xuân Phúc… nên thầm cám ơn họ đã rửa mặt cho mình thay vì đặt câu hỏi mách qué như bà Kim Ngân.

Một chuyện khác nữa là bà Ngân có thấy tấm gương Philippines không? Nước nhỏ, người ít, không nhiều kinh nghiệm chiến tranh nhưng lại thừa can đảm đối chọi với tên khổng lồ Trung Quốc bởi họ có lãnh đạo khôn ngoan, có bản lãnh.

Còn “cuốc hội” của bà Ngân đã làm được gì trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo nói trên? Theo tôi, cái “cuốc hội” mà bà Ngân đang làm chủ tịch nên từ chức hết (mẹ) nó đi, giao lại quyền hành cho người dân, đồng thời đảng CSVN nên từ bỏ sự lãnh đạo độc tôn, tự tung, tự tác như bên Miến Điện, cho bầu cử dân chủ, tự do, không đàn áp, bịt miệng những ý kiến đối lập.

Chứ cứ bốc phét, trơ trẽn mị dân là ta phải tranh đấu ôn hòa trên cả ba mặt thực địa, khuyến khích ngư dân bám biển, kiên trì tuyên truyền, đấu tranh chính trị với Trung Quốc bla bla bla… khi mà chỉ trong 2 năm, từ 2014 đến nay đã có 4.000 tàu, thuyền đánh cá của ngư dân VN bị tàu Trung Quốc đâm chìm, hàng ngàn người thiệt mạng nhưng truyền thông, báo chí lề đảng ém, đưa tin nhỏ giọt, rồi lại còn trơ mặt ra hỏi móc họng người dân: Đã làm được gì cho đất nước? Thật đáng tởm lợm lắm.

Nhưng nói chơi vậy thôi chứ đời nào những người như bà Kim Ngân hay Trọng, Quang, Phúc và tất cả đảng viên CS khác đủ liêm sỉ, lòng tự trọng, nhân cách để từ chức, từ bỏ đảng khi còn đang chấm mút, rỉa rói được tài sản của đất nước, của người dân.

Hơn 41 năm từ ngày thống nhất được đất nước bằng bạo lực, hi sinh hơn 4 triệu thanh niên hai miền Nam-Bắc trong cuộc chiến kéo dài 21 năm, chế độ CSVN, bà Kim Ngân cùng Trọng, Quang, Phúc với lũ tư bản đỏ đã làm được rất nhiều điều, đó là tàn phá đất nước, để cho 93 triệu dân với nền kinh tế lụn bại, sắp sửa phá sản, với vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn bị hạn hán, bờ biển ô nhiễm cùng cực, cùng một nền văn hóa suy đồi, một xã hội bất an về mọi mặt từ thực phẩm đến cơ sở hạ tầng…

Nếu ngày nào người dân VN chưa dám vùng lên lật đổ chế độ CS, lôi cổ bọn bán nước, hại dân mà đứng đầu là Trọng, Quang, Ngân, Phúc xuống, đưa ra tòa án xét xử, dẹp bỏ đảng CS thì ngày đó dân tộc VN, đất nước VN sẽ còn mãi đắm chìm trong bóng tối mờ mịt với tương lai chắc chắn là sẽ trở thành một khu tự trị của Trung Quốc.

Trước khi xẩy ra chuyện đó một thời gian ngắn, thế nào Kim Ngân cũng như Trọng, Quang, Phúc và nhiều cán bộ, đảng viên đảng CSVN khác sẽ chạy đôn đáo hỏi nhau: Đã làm gì cho gia đình, vợ chồng, con cái chưa? Đã có thẻ xanh chưa? Đã mua nhà, chuyển ngân, tẩu tán tài sản vơ vét bấy lâu nay sang Mỹ, Âu Châu, Malta… chưa?

Ông Nguyễn Đăng Quang, Masan thâu tóm mỏ Núi Pháo như thế nào?

Nguyễn Tuân /infonet
Ngay lập tức sau khi có thông tin Bộ TN&MT thanh tra toàn diện về tài nguyên môi trường của Công ty Núi Pháo, cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan đã giảm 0,7% trong phiên giao dịch ngày 26/07/2016 về mức 66.500 đồng/cổ phiếu.

Như báo chí đã đưa tin, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ tiến hành ngay việc thanh tra toàn diện về tài nguyên môi trường của công ty Núi Pháo bắt đầu từ đầu tháng 8 tới. Việc thanh tra sẽ bao gồm một số lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như: bảo vệ môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đất đai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu công ty Núi Pháo đánh giá toàn diện tác động tới môi trường, cuộc sống của người dân do các hoạt động của công ty gây ra. Trên cơ sở đó sẽ phối họp với UBND tỉnh Thái Nguyên xem xét phạm vi các hộ dân tại xóm 3, xóm 4 xã Hà Thượng, huyện Đại Từ có thể phải di dời; báo cáo chi tiết về quá trình thực hiện và các nội dung thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ khai thác và chế biến (làm rõ việc từng chủng loại và khối lượng hóa chất sử dụng) so với báo cáo đánh giá tác động môi trường  đã được phê duyệt. Đồng thời lập kế hoạch đầu tư, lắp đặt, vận hành hệ thống quan trắc liên tục, tự động đối với nước thải theo quy định.

Trước đó, người dân sinh sống quanh khu vực mỏ Núi Pháo đã nhiều lần kiến nghị về tình trạng ô nhiễm do khai thác vonfram tại mỏ Núi Pháo nhưng không được giải quyết dứt điểm. Dự án Núi Pháo có diện tích hơn 9 km2, là một trong những mỏ vonfram đa kim có trữ lượng lớn nhất thế giới. Dự án này được giao cho CTCP Tài nguyên Masan – Masan Resources (thuộc tập đoàn Masan) quản lý và khai thác.

Chân dung ông chủ quyền lực của Masan

Nhắc đến đế chế Masan không thể không nhắc đến ông chủ quyền lực Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group. Ông được biết đến là người giàu thứ hai trên thị trường chứng khoán với tổng tài sản hơn 10.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đăng Quang trong một sự kiện nội bộ của MSN.

Ông là cổ đông lớn nhất sở hữu 46% cổ phần của CTCP Masan, công ty mẹ trực tiếp và gián tiếp nắm giữ 51% cổ phần của CTCP Tập đoàn Masan. Bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ ông Quang, là Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Masan Group, Thành viên HĐQT của Masan Consumer. Với gần 22 triệu cổ phiếu MSN đang nắm giữ, bà Nguyễn Hoàng Yến hiện là người giàu thứ 4 trên TTCK Việt Nam.

Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963, ông có bằng Tiến sỹ vật lý và thạc sỹ quản trị kinh doanh. Hiện ông đang giữ các chức vụ như:

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Masan

Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group – MSN)

Chủ tịch HĐQT Masan Consumer

Phó Chủ tịch thứ nhất Techcombank

Chủ tịch Công ty TNHH Masan (US) LLC

Chủ tịch Công ty Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo

Thành viên HĐQT Vinacafe Biên Hòa

Thành viên HĐTV Tecom Capital

Tài sản của gia đình ông được tính thông qua việc ông và vợ sở hữu 46,09% cổ phần của CTCP Masan (Masan Corp); Vợ ông Quang, bà Nguyễn Hoàng Yến sở hữu 21,78 triệu cổ phiếu MSN, tương đương 2,93% cổ phần của Masan Group, trị giá xấp xỉ 1.800 tỷ đồng; ông cũng sở hữu trên 10% cổ phần của CTCP Khoáng sản Minh Tiến. Ngoài ra, ông Quang cùng gia đình sở hữu 1,5% cổ phần của Techcombank.

Ông Nguyễn Đăng Quang được giới truyền thông gọi là “người dạy người Nga dùng mì gói và tương ớt” khi những lô mì gói đầu tiên của ông đã thành công trên thị trường Nga cách đây khoảng 20 năm. Đến năm 2002, ông Quang đưa Masan trở về quê nhà bằng việc tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên: Nước tương Chin-su. Sang năm 2003 thì bắt đầu có thêm nước mắm Chin-su. Đến năm 2007, Masan mới bắt đầu đánh chiếm thị trường mì gòi bằng sản phẩm Omachi. Hiện tại, Masan Consumer đang thống lĩnh thị trường nước mắm, nước tương với hơn 3/4 thị phần. Trong phân khúc mì ăn liền, thị phần của công ty đến cuối năm 2011 vào khoảng 16%, đứng thứ 2 sau Acecook Việt Nam.

Mới đây, Công ty con của MSN là Masan Nutri Science công bố mua nốt 30% cổ phần tại CTCP Nông nghiệp Quốc tế (Anco) và nâng tỷ lệ sở hữu lên 100%. Trước đó, Anco cũng đã mua thêm 10,9% cổ phần của Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) và nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,9%. Để đạt được thương vụ này, Anco đã bỏ ra bình quân 106.000 đồng/cp với tổng số tiền là khoảng 2.136 tỷ đông để mua 24,9% cổ phần Vissan. Mục tiêu của Masan Nutri Science là trực tiếp vận hành và tích hợp toàn bộ chuỗi giá trị đạm độc vật từ thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, giết mổ và chế biến thịt có thương hiệu. Theo đó việc mua Anco và Vissan là một trong các bước thực hiện chiến lược này.

“Phả hệ” nhà Masan. Đây mới chỉ là những công ty do MSN trực tiếp sở hữu.

Thương vụ M&A phức tạp và đình đám

Trước đó, công ty Núi Pháo được thành lập năm 2004 và được cấp giấy phép khai thác năm 2005, thời điểm này đối tác nước ngoài là Tibron Canada đang nắm giữ 70% mỏ Núi Pháo, Việt Nam chỉ có 30%. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế khiến Tibron năm 2007 đã bán lại Núi Pháo cho Quỹ đầu tư Dragon Capital, thế nhưng Dragon Capital cũng không thể lo liệu vốn để khai thác dự án và buộc phải tạm dừng khai thác vào năm 2008.

Những biến cố trên của Núi Pháo là cơ hội để ông Nguyễn Đăng Quang, bấy giờ là Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Chủ tịch tập đoàn Masan tham gia vào dự án Núi Pháo với việc tập đoàn này mua lại toàn bộ 70% cổ phần tại Công ty Núi Pháo từ tay Dragon Capital vào năm 2010. Đến thời điểm hiện tại, Masan Group công bố đã nắm giữ 74,3% vốn tại dự án Núi Pháo.

Trong các ngành công nghiệp như: ô tô, khai thác mỏ, điện tử, chế tạo vũ khí…, vonfram là kim loại cứng không thể thay thế. Năm 2016, Masan Resources dự kiến doanh thu trong khoảng 4.500-5.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 220 – 660 tỷ đồng. Sở dĩ lợi nhuận được dự kiến trong biên độ rộng là vì giá vonfram biến động khó lường. Masan Resources hiện chiếm 36% thị phần vonfram thế giới và mục tiêu của công ty là 50% vào năm 2020.

Thương vụ Masan mua lại dự án Núi Pháo được xem là một thương vụ M&A kéo dài thời gian và phức tạp nhất từ trước đến nay với một loạt các giao dịch phát hành hối phiếu nhận nợ, quyền chọn mua, quyền chọn bán. Phải đến cuối năm 2013, thương vụ này mới chính thức được hoàn tất.

Để khai thác siêu dự án này, Masan đã thành lập tới 4 pháp nhân để tiếp quản dự án Núi Pháo, gồm Masan Horizon, Masan Resources, Masan Thai Nguyen Resources và Nui Phao Mining. Trong đó, Masan Resources (MSR) là công ty nắm vai trò đầu mối và Nui Phao Mining là công ty trực tiếp được cấp giấy phép khai thác thay cho liên doanh Nuiphaovica trước đây.

Để vận hành mỏ Núi Pháo, MSN cần tới 4 công ty con.

Tại ĐHCĐ thường niên 2016, Masan Group đặt kế hoạch doanh thu là 42.000-45.000 tỷ đồng, tăng trưởng 37%-47%. Trong đó, doanh thu của Masan Resource dự kiến đạt 200-230 triệu USD, tăng trưởng 57%- 80% nhờ sản lượng khai thác tăng. Kế hoạch lợi nhuận sau  thuế năm 2016 của Masan Group là 1.900-2.000 tỷ đồng, tăng trưởng 29%- 35%, trong đó dự kiến lợi nhuận sau thuế của Masan Resources từ 10-30 triệu USD, tăng trưởng 44,7%-344% với giả định giá bán vẫn ở mức thấp.

Năm 2015, Masan Group đạt 30.628 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 90% so với năm 2014. Doanh thu thuần của Masan Resources giảm nhẹ còn 2.658 tỷ đồng, giảm 5,9% so với năm 2014 do giá bán giảm mặc dù sản lượng tăng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế vẫn ở mức tốt là 84 tỷ đồng, tăng trưởng 136,5%.

Kết thúc quý 1/2016, sản lượng sản xuất của mỏ Núi Pháo cải thiện nhưng giá bán giảm đã làm hạn chế khả năng sinh lời của dự án này. Dù vậy, Masan Resources vẫn đạt lợi nhuận sau thuế 11 tỷ đồng trong quý 1/2016 so với khoản lỗ 89 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Trong quý 1/2016, Masan Group đạt 8.770 tỷ đồng doanh thu, tăng 145% so với cùng kỳ năm ngoái, và 253 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế . Trong khi đó, mỏ Núi Pháo tiếp tục có dòng tiền tự do âm do trả lãi cao và đầu tư xây dựng cơ bản 435 tỷ đồng, chủ yếu để xây dựng hồ xử lý nước thải và các dự án khác nhằm cải thiện hiệu suất khai thác mỏ.