Chiêm ngưỡng nhà gỗ “khủng” của nguyên Chủ tịch huyện ở Đắk Lắk

Khu nhà gỗ của ông Trần Ngọc Quang ở huyện nghèo Ea Súp (Đắk Lắk) khá nổi bật trong huyện. Ông Quang là nguyên Chủ tịch UBND huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, vừa nghỉ hưu từ 2016.

Ea Súp là một huyện của tỉnh Đắk Lắk cách thành phố Buôn Ma Thuột 85km theo tỉnh lộ 1 đi về phía Tây Bắc. Huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, dân cư thưa thớt. Do địa bàn của huyện chủ yếu là rừng nên đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, sự xuất hiện của khu nhà toàn gỗ to tại vùng này khiến người dân không khỏi chú ý.

Tiếp chúng tôi tại khu nhà, ông Trần Ngọc Quang cho biết, ông làm căn nhà này mất 3 năm. Hiện căn nhà vừa hoàn thành. Trước đó, Dân Việt đã có dịp mục sở thị một số căn nhà gỗ của nhiều doanh nghiệp, quan chức và cựu quan chức các địa phương, nên có thể nói, căn nhà mà một số người dân gọi là “phủ ông Quang” là căn nhà gỗ vào loại hoành tráng của Tây Nguyên.

Căn nhà nằm sát bên Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp, bất cứ ai đến Hạt làm việc cũng thấy.

Ông Quang cho biết, nhóm thợ gỗ miền Trung đã về thị trấn Ea Súp làm ròng rã 3 năm mới xong. Trong nhà, ông Quang bày trí bộ bàn ghế rất to. Ông cho biết, trị giá bộ bàn ghế là một tỷ đồng. Khi chúng tôi hỏi vì sao bàn ghế quá lớn mà chỉ có một tỷ đồng, ông Quang nói rằng, nhờ gỗ ông đã mua từ trước.

Nhìn từ xa, nhà ông Trần Quang xây tường bao rất cao, phía trên bờ tường là lưới thép gai và những mũi thép nhọn hoắt.

Trụ cổng nhà là trụ vuông, có bề ngang khoảng 3 gang tay, là gỗ căm xe. Để có được những trụ vuông này, thợ rừng phải tuyển chọn những cây căm xe lâu năm tuổi.

Lối đi vào nhà toàn cột gỗ cỡ lớn.

Nhà thủy tạ bên tay phải dùng để thưởng trà.

Công trình phụ dọc lối đi.

Trước nhà là kênh thủy lợi.

Một lối đi dẫn vào công trình phụ bên phải cũng toàn gỗ to.

Tường cao, lưới thép bảo vệ căn nhà.

Vách căn nhà cũng là gỗ.

Bộ ghế gỗ rất to bằng gỗ cẩm chỉ, ông Quang nói có giá một tỷ đồng và gỗ ông mua từ trước.

Phóng viên thử nằm trên tấm ván nguyên khối, rất lớn, không rõ gỗ gì.

Cựu CEO FPT Trương Đình Anh đưa cả nhà sang Mỹ sống

Hôm qua, Chủ tịch một công ty con của FPT đã viết lời chia tay tới cựu tổng giám đốc FPT trên trang cá nhân, cùng lời chúc may mắn và thành công trên đất Mỹ. Thông tin này đã khẳng định việc ông Trương Đình Anh cùng cả nhà sang Mỹ định cư và làm việc lâu dài.

Là người đặt nền móng và xây dựng FPT Telecom, FPT Online, cựu Tổng giám đốc Trương Đình Anh rời FPT từ tháng 9/2012. Sau đó, trên mạng truyền thông, tên của vị này được nhắc đến bên cạnh một startup về thanh toán điện tử được rót vốn đầu tư 28 triệu USD vào đầu năm 2016.

Ngày 23/7, trên trang cá nhân của một người bạn, một nhân viên cũ (hiện giữ chức Chủ tịch một công ty thuộc FPT, nguyên là Phó tướng của cựu CEO FPT) xuất hiện lời chia tay tới ông Trương Đình Anh, cùng câu ví von: “Cá kình phải bơi ra biển lớn”.

CEO FPT, trương đình anh, tổng giám đốc fpt, thành viên hđqt, hội đồng quản trị fpt

Trong ngày thứ bẩy, cả gia đình Trương Đình Anh (vợ chồng, cùng 4 con trai) đã bay sang Mỹ. Trước đó, các tin đồn về việc cựu CEO FPT sẽ sống và làm việc dài hạn ở Mỹ đã lan truyền, nhưng ngày 23/7, thông tin này được khẳng định với lời chia tay từ “Phó tướng” trước đây của Trương Đình Anh.

Trên trang cá nhân, nữ phó tướng này viết: “Chúc cả nhà thượng lộ bình an. Chúc các bạn Rồng, Rắn, Dế, Kiến (tên gọi thân mật của 4 cậu con trai cựu CEO FPT) sẽ thoả sức vẫy vùng và đạt nhiều thành công trên đất Mỹ”.

Trương Đình Anh nhận được quyết định bổ nhiệm giữ chức CEO của tập đoàn này vào tháng 2/2011. Tuy nhiên, khi đó, người đang giữ chức vụ Phó tổng giám đốc của FPT từ chối việc bổ nhiệm với lý do mình sẽ không đủ quyền quyền hành động như một CEO thực sự – điều ông vẫn làm tại FPT Telecom.

Tuy nhiên, 2 tháng sau, ngày 25/3/2011, CEO Trương Đình Anh chính thức tiếp quản chiếc ghế của người tiền nhiệm Nguyễn Thành Nam.

Khi đó, mục tiêu lớn của FPT trao cho ông là thực hiện tái cơ cấu tập đoàn, đưa FPT lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu của Forbes (trong Forbes Global 2.000) trong vòng 10 năm tới.

Tuy nhiên, những khác biệt về định hướng chiến lược và nước đi cho FPT vẫn là rào cản giữa CEO và nhiều thành viên HĐQT của FPT.

Tháng 9/2012, sau gần 2 tháng xin nghỉ phép, CEO Trương Đình Anh xin từ nhiệm với lý do những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành với Hội đồng quản trị FPT không thể giải quyết.

Sau khi rời khỏi FPT, cái tên Trương Đình Anh xuất hiện trên báo chí gắn liền với ứng dụng chuyện nhận tiền trực tuyến Ví điện tử Momo do Công ty cổ phần M_Service sở hữu. Theo hồ sơ của công ty này, ông Trương Đình Anh đầu tư tại đây từ tháng 4/2013.

Tháng 3/2016, Momo nhận được khoản đầu tư 28 triệu USD từ quỹ quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity (SCPE) và Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs.

Ngoài ra, trên trang trang cá nhân Linkedin, ông Trương Đình Anh cho biết, tháng 10/2013, ông đã gia nhập quỹ đầu tư ATAMS với cương vị Giám đốc. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về quỹ này có thể tìm hiểu trên Internet.

Theo Tri thuc tre

——————-

Quái nhân Trương Đình Anh: Phát ngôn ngông cuồng, sở thích ‘nghèo nàn’

Được gọi là “quái nhân” với những phát ngôn ngông cuồng nhưng ông Trương Đình Anh lại có sở thích “nghèo nàn”.

Phát ngôn ngông cuồng

Tại FPT, bên cạnh “huyền thoại” Trương Gia Bình, Trương Đình Anh là một trong những cái tên đình đám nhất. Không chỉ nổi danh nhờ tài lãnh đạo, ông Đình Anh còn được nhắc tới vì những phát ngôn ồn ào, thậm chí là ngông cuồng.

Khi còn rất trẻ, ông Đình Anh từng tuyên bố “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”. Ước mơ lớn lao của ông không nhận được sự đồng cảm từ nhiều người. Ngược lại, đa số cho rằng ông quá ngạo mạn, ngông cuồng.

Và thực tế cho thấy dù ông Trương Đình Anh là người thực tài nhưng tuyên bố “trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi” mãi chỉ là ước mơ viển vông. Cho tới 2015, khi đã 45 xuân xanh, ông Đình Anh vẫn còn dang dở với hai ước mơ lớn trong đời.

Dù vậy, nhiều người cho rằng ông Trương Đình Anh chưa hẳn đã từ bỏ hai ước mơ lớn này vì ông đặt tên cho con trai đầu là… Trương Đình Anh. Có vẻ như vị doanh nhân này kỳ vọng con sẽ thay ông làm nốt những việc ông chưa thực hiện được.

Điều này hoàn toàn có lý khi ông từng nói: “Chúng tôi đặt tên Anh cho con của mình với kỳ vọng chúng sẽ làm được những điều chúng tôi chưa thể hoàn thành”.

Phát ngôn liên quan đến tiền của ông Trương Đình Anh cũng được cư dân mạng chú ý. Khi được hỏi ông sẽ ứng xử thế nào khi có nhiều tiền, ông cho biết: “Tôi rất hâm mộ nhiều doanh nhân thành đạt đã dùng phần lớn thời gian và tài sản để phục vụ xã hội, chỉ có như vậy 90% tài sản kia mới được sử dụng một cách nhân bản, hiệu quả và có ích – thay vì cứ giữ chặt chúng ở trong két sắt hay trong ngân hàng.

Đối với gia đình tôi, 5% những gì chúng tôi có là hoàn toàn đủ để chúng tôi sống tốt. 5% nữa có thể giúp chúng tôi sống một cách thoải mái hơn. Vậy 90% còn lại, tôi có thể làm gì để cuộc sống của mình có ích hơn, phù hợp với những gì mình tâm huyết?

Tôi dự kiến trong tương lai, khi rời khỏi việc điều hành doanh nghiệp sẽ quyên phần lớn tài sản của mình vào một Quỹ và dành toàn bộ thời gian để phát triển và phục vụ cho nhiều lợi ích xã hội”.

Hiện tại, ông Trương Đình Anh chưa rời khỏi việc điều hành doanh nghiệp nên chưa thể biết được liệu ông có thực hiện theo đúng “tuyên ngôn” của mình hay không.

Không chỉ có những phát ngôn ngông cuồng, ông Trương Đình Anh còn là người không ngại nói thật dù sự thật có thể khiến nhiều “ông lớn” phật lòng. Trong bài phát biểu nhậm chức Tổng giám đốc FPT, ông Trương Đình Anh thẳng thắn giải mã nguyên nhân tình hình kinh doanh của FPT không khả quan.

Ông Trương Đình Anh nói: “Việc FPT niêm yết thành công trên sàn chứng khoán vào 13/12/2006 đã đem lại thành công tài chính cho nhiều cá nhân nhưng cũng dẫn tới nhiều hệ lụy. Các cán bộ điều hành của chúng ta đã giàu lên nhanh chóng, đã trở thành những tỷ phú. Khi đó, những đồng lương, thưởng trước đây hấp dẫn thì nay chỉ còn là một con số nhỏ trong bảng tổng tài sản.

Chúng ta nhìn nhận một thực tế là chúng ta ở nhà to hơn, đi xe đẹp hơn, trong túi có nhiều tiền hơn nhưng lại mang trong mình ít khát vọng hơn. Tinh thần chiến đấu của nhiều người FPT đã bị giảm sút”.

Vừa “vạch ra” yếu điểm của người nhà, ông Trương Đình Anh vừa “chấm” đối thủ. Khi Viettel tuyên bố đang nhắm tới vị trí số ‘ trong làng công nghệ thông tin, ông Trương Đình Anh – Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cho rằng câu chuyện này không đơn giản. Ông quả quyết không phải làm giỏi một thứ là có thể làm giỏi mọi thứ khác.

Trong nội bộ FPT, ông Đình Anh cũng đã khiến không ít người giật mình thon thót với những tuyên bố kiểu như “Nếu đặt chữ Tình lên cao nhất, hệ thống sẽ không hoạt động được”, “Không có kẻ thù nào vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn” hay “Sẽ cách chức những ai trong 3 quý không hoàn thành kế hoạch.

Hành động quyết liệt

Tuyên bố “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi” của ông Trương Đình Anh không thành sự thật không có nghĩa tất cả phát ngôn sốc của ông Đình Anh chỉ là “nói cho vui miệng”.

Thực tế, ông Trương Đình Anh luôn có những hành động vô cùng quyết liệt để thực hiện những phát ngôn sốc của mình. Ông quyết liệt tới mức độc tài. Ngay khi nhậm chức Tổng giám đốc, ông đã tuyên bố “Sẽ cách chức những ai trong 3 quý không hoàn thành kế hoạch”. Và ông thực hiện “lời hứa” của mình. Ông sẵn sàng sa thải nếu nhân viên không hoàn thành kế hoạch, hoặc không làm đúng những gì ông yêu cầu.

Vì vậy, một vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT nhận xét về Trương Đình Anh: “Số lượng người ghét Trương Đình Anh trong FPT nhiều không kém số người thích anh ta”.

“Phũ phàng” trong đối nhân xử thế và táo bạo trong việc đưa ra quyết định là điểm nổi bật khi nói về vị doanh nhân đặc biệt này. Trong suốt quãng thời gian dài làm việc tại FPT, ông Đình Anh có nhiều thời điểm giúp FPT có cú lội ngược dòng ngoạn mục.

Đến năm 2003, FPT Telecom phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khi đó, Trương Đình Anh là người duy nhất đưa ra phương án táo bạo: vừa tự kéo cáp vừa tiến hành những thủ tục xin cấp phép của Nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc, FPT Telecom đối diện với nguy cơ thua lỗ lớn nếu bị xử phạt.

Khi đó, hơn 90% ý kiến đưa ra không đồng tình với quyết định của tổng giám đốc. Ông Trương Đình Đình Anh đã phải lấy quyền cao nhất của mình để “phủ quyết” cho bước đi này, đưa FPT Telecom vực dậy và liên tục đạt mức tăng trưởng tốt.

Năm 2013 và 2014 là khoảng thời gian ông Trương Đình Anh “gây bão” khi liên tục rút lui khỏi các vị trí lãnh đạo cấp cao tại FPT. Song song với việc “bỏ ghế”, ông Trương Đình Anh bán gần hết cổ phiếu FPT. Giữa tháng 6/2014, ông Đình hoàn toàn rút lui khỏi FPT trong nhiều ồn ào.

Không phải đến khi có “chức sắc” tại FPT ông Đình Anh mới quyết liệt. Ngay khi mới 14 tuổi, ông đã đầu tư và thu về khoản tiền không nhỏ. Nhưng phải đến khi đầu tư mạo hiểm vào Phú Mỹ Hưng, ông Đình Anh mới có cơ hội thành triệu phú.

Nhưng dù ghét hay yêu, không ai có thể phủ nhận khả năng bẩm sinh “nhìn ra tiền” và điều hành kinh doanh hiệu quả của ông.

Sở thích “nghèo nàn”

Có bảng thành tích phong phú và đáng nể trên thương trường nhưng sở thích cá nhân của ông Trương Đình Anh lại khá “nghèo nàn”. Ông không mê siêu xe, ông thích nhậu nhẹt, ông thích “đốt tiền”.

Khi được hỏi khi có nhiều tiền ông sẽ làm gì, ông Trương Đình Anh viết: “Tôi cùng từng suy nghĩ rất nhiều khi tự đặt cho mình câu hỏi này. Lúc chưa có tiền, tôi nghĩ mình sẽ tậu nhà to, sẽ chơi siêu xe, sẽ ăn tiêu thỏa thích.

Từ khi tay trắng đến khi có tiền, cách sống của tôi rất ít thay đổi. Khi bạn tự tay kiếm ra từng đồng tiền, bạn sẽ ít khi tiêu chúng một cách hoang phí. Tôi cũng không định dành cho các con mình một sự khởi đầu “xa xỉ”. Tôi mong muốn các con mình được học hành đầy đủ và rồi tự tìm cho mình một con đường, để gắn bó lâu dài, trung thành như tôi đã từng trải nghiệm ở FPT”.

Không đốt tiền vào siêu xe nhưng ông là người đầu tiên trong tập đoàn mua ô tô riêng (Mazda 323). Ông giải thích rất đơn giản: “Các ông Giám đốc khác thì có đủ thứ để mê như chơi tennis, đánh golf, nhậu nhẹt… Tôi thì không có những sở thích đó. Tôi thích ô tô và tôi mua chiếc xe mình thích. Thế thôi”.

Không thích chơi golf, không thích nhậu nhẹt nên đa số thời gian còn lại ông Trương Đình Anh đều dành cho gia đình. Ngay sau khi hết việc tại công ty, Trương Đình Anh về thẳng nhà với vợ, chơi với con và gần như không giao du với ai sau giờ làm việc.

Đây cũng là một lý do khiến ông có rất ít bạn bè và không nhận được mối thiện cảm từ chính các đồng nghiệp tại FPT, những người rất hay tham gia các hoạt động tập thể.

Nhiều người đặt cho ông câu hỏi, dường như ông là một vị giám đốc chỉ biết đến máy tính và vợ con, Trương Đình Anh khẳng định: “Tất nhiên, mỗi người chỉ có 24h mỗi ngày. Chúng ta sẽ cân bằng cuộc sống thế nào?

Tôi nghĩ thành công của mỗi người gồm cả hai phía, một phía là sự thành đạt được ghi nhận trong xã hội, sự thành đạt về tài chính, về tiền bạc, hay về danh vọng. Nhưng một mặt khác phải xem chúng ta có hạnh phúc hay không khi chúng ta không tổ chức được một cuộc sống gia đình yên ấm, ngăn nắp”.

(Theo VTC News)

 

Báo cáo nội bộ ĐCS Trung Quốc: 2,2% Đảng viên đạt tiêu chuẩn, nguy cơ vong Đảng đã cận kề

Trong báo cáo nội bộ thường niên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày 1/7/2016, giới lãnh đạo Bắc Kinh cho biết, chỉ có 2,2% Đảng viên đạt tiêu chuẩn và Đảng đang đứng trước nguy cơ sụp đổ lớn chưa từng có.

Dang cong san trung quoc,

Theo nguồn tin từ giới truyền thông Hong Kong, trước đêm ngày 1/7/2016, trong bản báo cáo tổng kết nội bộ của Cục Chính trị Trung ươngỦy ban Kỷ luật Trung ương và Bộ tổ chức Trung ương tiết lộ, những đảng viên đạt tiêu chuẩn hiện nay chỉ là 2,2%, điều này cảnh báo dấu hiệu chế độ Cộng sản Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ “vong Đảng” trước nay chưa từng có.
Tạp chí Tranh Minh số tháng 7 của Hong Kong cho biết, trước đêm 1/7 hàng năm, Tổng cục lãnh đạo Bắc Kinh đều sẽ công khai một bản báo cáo tổng kết liên quan đến công tác xây dựng tổ chức Đảng và công tác xây dựng đội ngũ Đảng viên của chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Báo cáo năm nay chủ yếu dựa vào kết quả khảo sát được phản hồi của hàng trăm tổ tuần tra, tổ công tác, tổ điều tra mở rộng của chính quyền Trung ương.
Bản báo cáo chỉ ra, trong Đảng viên tại chức hiện nay, số Đảng viên tại chức đạt tiêu chuẩn chỉ là 2,2%, còn những cán bộ đã nghỉ hưu đại bộ phận cũng không đạt tiêu chuẩn.
Chính quyền cộng sản Trung Quốc lung lay tận gốc
Tuần giữa tháng 6/2015, trong hội nghị sinh hoạt mở rộng của Cục chính trị được tổ chức ở Trung Nam Hải đã đưa ra một bản báo cáo, nêu ra 6 nguy cơ lớn dẫn đến “vong Đảng”, trong đó bao gồm các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, tín ngưỡng, văn hóa, v.v.;
Báo cáo đã chỉ ra những nguy cơ trong hệ thống chính trị cục bộ, nguy cơ xã hội đều đã lâm vào trạng thái bộc phát, lan tràn và chuyển biến xấu. Tập Cận Bình cũng lập lại cảnh báo nguy cơ này trong hội nghị.
Dựa theo báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá từ các cuộc thanh tra cơ sở Đảng cấp địa phương cho đến trung ương,  tỷ lệ đạt tiêu chuẩn bình quân của các quan chức cấp cao địa phương và chính quyền trung ương chỉ vào khoảng 1/4. Đặc biệt thang số không đạt chuẩn ở các đơn vị cơ sở địa phương, Đảng ủy cấp huyện kém hơn rất nhiều. Báo cáo đánh giá các đơn vị lãnh đạo cần phải qua cải tổ lên đến hơn 90%, trên thực tế điều này đã phản ánh gốc rễ bộ máy của chế độ cầm quyền Trung Quốc đã mục nát triệt để.
Giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ nhiều lần đề cập đến nguy cơ “vong Đảng”
Trên thực tế, Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn, Hồ Cẩm Đào, …v.v, trong nhiều trường hợp khác nhau đã thừa nhận chế độ Cộng sản Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ “vong Đảng”.
Tháng 8/2004, Hồ Cẩm Đào đương thời đảm nhiệm chức tổng bí thư ĐCSTQ đã đưa ra cảnh cáo nguy cơ “vong Đảng” trong hội nghị công tác ở Bắc Đới Hàn .
Năm ngoái, Vương Kỳ Sơn, chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong hội nghị Thường ủy Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng, lần đầu tiên đã công khai thừa nhận thể chế chế độ Cộng sản Trung Quốc đã đến điểm giới hạn gần như sụp đổ.
Ngày 17/11/2012, Tập Cận Bình tại lần học tập tập thể lần thứ nhất của cục Chính trị Trung ương lần thứ 18 nhấn mạnh, nếu như mặc cho vấn đề hủ bại càng lúc càng nghiêm trọng, cuối cùng ắt sẽ “vong Đảng”.
Thượng tuần tháng 8/2015, các quan chức cấp cao của Đảng đã triệu tập hội nghị Bắc Đới Hàn, trong khoảng thời gian này đặc biệt triển khai tọa đàm dành cho các quan chức cấp cao đã về hưu.
Các quan chức đã về hưu nhấn mạnh: “Trong nội bộ Đảng viên hủ bại, ngoài xã hội người dân trách móc căm phẫn”.  Khi nhắc đến nguy cơ “vong Đảng”, trong hội nghị có nhiều người đã bật khóc đau đớn do đó mà cuộc họp nhiều lần bị gián đoạn.
Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc từ chối đóng Đảng phí, cảm thấy xấu hổ với thân phận Đảng viên
Hiện nay, đã xuất hiện hiện tượng Đảng viên từ chối đóng Đảng phí, thậm chí có Đảng viên cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận bản thân mình là Đảng viên Cộng sản.
Ngày 9/5, trang mạng của Bộ giám sát Ủy ban Kỷ luật Trung ương cho hay, có những Đảng viên trong cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cơ quan tài chính không đóng Đảng phí đúng thời hạn. Hơn 20 doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Sơn Tây đã phải đóng bù 89 triệu Nhân Dân tệ tiền Đảng phí, hơn 60 doanh nghiệp ở Thiên Tân đã phải đóng bù hơn 200 triệu Nhân Dân tệ tiền Đảng phí.
Không chỉ như vậy, giới truyền thông Trung Quốc đại lục đã trích dẫn Báo cáo liên quan của cơ quan Kỷ luật Trung ương có nội dung: “Có sinh viên đại học khi nộp đơn xấu hổ khi nhắc đến thân phận Đảng viên” làm dẫn chứng đề nói rằng Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc cảm thấy xấu hổ với thân phận Đảng viên.
Nhật báo Hồ Bắc tháng 3/2016 đưa tin, 8 cán bộ Đảng viên thuộc chính quyền thị trấn của tỉnh này, vì để xuất nhập cảnh thuận lợi, đã giấu giếm thân phận Đảng viên, khi làm giấy tờ đã điền vào mục chính trị là không phải Đảng viên, điền vào đơn vị công tác là “hộ cá thể” hoặc ” không nghề nghiệp”. Nhưng sau khi du lịch trở về, họ lấy lại thân phận Đảng viên một lần nữa, dùng số tiền chi phí du lịch mà cơ quan cấp cho vào việc thanh toán tài chính cá nhân.
Bài viết này cũng cho hay, có sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp ra trường xin việc làm, cũng cảm thấy xấu hổ khi nhắc đến thân phận Đảng viên của mình.
Theo Secretchina