Lợi thế của những người đàn ông sợ vợ

Các nhà nghiên cứu đúc kết rằng, nếu biết sợ vợ, đàn ông có thể tận dụng được các ưu thế như: tiết kiệm tiền tốt hơn, thăng tiến tốt hơn, sống lành mạnh hơn…

dan-ong-so-vo-song-tho-hon

Ảnh minh họa: News.

Theo Health Sina, đàn ông sợ vợ thường cảm thấy xấu hổ vì bị bạn bè châm chọc là “núp váy đàn bà”. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy sợ vợ chính là nét tính cách giúp nam giới có lối sống lành mạnh, địa vị xã hội tốt hơn và đời sống tinh thần ổn định, ít gặp các vấn đề về sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu đúc kết 9 lợi ích đó như sau:

Sợ vợ giúp đàn ông khỏe mạnh hơn

Hầu hết bà vợ không muốn chồng hút thuốc, uống rượu, không sống buông thả, tan sở phải về nhà sớm. Trong trường hợp này, đàn ông nghe lời vợ sẽ có lối sống quy củ, thay đổi được nhiều thói quen xấu trước khi kết hôn. Họ cũng chăm chỉ làm việc nhà và rèn luyện cơ thể nhiều hơn nên tự khắc sức khỏe sẽ tốt lên và sống lâu hơn.

Đàn ông sợ vợ thường có cuộc sống trên mạng lành mạnh

Người sợ vợ ý thức được sự cám dỗ của các trang web xấu, vì vậy có trách nhiệm và cẩn trọng hơn khi chat hoặc trò chuyện. Vì sợ vợ buồn, anh ta tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích giúp nâng cao chất lượng đời sống vợ chồng và sức khỏe cho gia đình. Để làm vợ vui, họ còn dành thời gian tìm kiếm những ca khúc hay, mẩu chuyện thú vị hài hước, công thức nấu ăn ngon để chia sẻ với bạn đời.

Sợ vợ giúp tiết kiệm tiền

Đàn ông sợ vợ thường lấy bà xã làm cớ để cự tuyệt những cuộc ăn chơi tốn kém của bạn bè. Họ tiết kiệm được tiền rượu, bia, thuốc lá, sớm đạt các mục tiêu lớn như mua nhà, xe hơi.

Sợ vợ để bảo vệ sự ổn định xã hội

Ổn định gia đình là nền tảng cho sự ổn định xã hội. Bạo lực gia đình giảm mang lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia. Lực lượng công an, cảnh sát không phải hao tốn nhiều sức lực và thời gian để giải quyết các vụ mâu thuẫn vợ chồng, tỷ lệ ly hôn giảm cũng giúp tòa án tập trung sức lực để xử lý những vụ án quan trọng khác.

Sợ vợ có lợi cho công việc

Người sợ vợ sau một thời gian dài thường được rèn luyện tính cẩn thận chu đáo, tốc độ phản ứng nhanh. Đặc điểm này rất thích hợp cho những công việc có tính bảo mật cao. Khi viết hồ sơ xin việc đừng ngại ghi thêm chi tiết này vào. Nếu người sử dụng lao động bỏ qua chi tiết này thì rõ ràng họ không khôn ngoan.

Sợ vợ là biểu hiện của người có địa vị

Người sợ vợ trước khi làm bất cứ việc gì đều lên kế hoạch, tìm ra lối thoát cho những trường hợp ngoài ý muốn. Đây là một trong những tố chất không thể thiếu của các chính trị gia. Tổng thống Bill Clinton là một bằng chứng. Người sợ vợ thường giỏi giữ lời hứa với vợ, điểm này cũng thích hợp với các chính trị gia khi đối diện với cử tri.

Sợ vợ là sự thay đổi tư tưởng gia trưởng

Thái độ sợ vợ đã thay đổi tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ trong gia đình Đông Á từ nghìn xưa. Những người đàn ông sợ vợ thường hy sinh cái tôi của mình để giữ gìn hạnh phúc và nếp sống gia đình.

Sợ vợ thực chất là yêu vợ

“Sợ” ở đây đúng nghĩa là “yêu”, chứ không phải sợ hãi. Sợ vợ thực chất là tôn trọng ý kiến của người bạn đời, nhận ra những ý kiến đó hợp lý để giúp bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Ví dụ khi bạn đi làm, nếu sợ sếp thì làm việc nghiêm túc hơn, chủ tiệm sợ mất lòng khách thì phục vụ chu đáo hơn, quan sợ mất lòng dân thì đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.

Sợ vợ có lợi cho mối quan hệ cha con

Khi người đàn ông trụ cột gia đình không ngại làm bất cứ công việc nhà nào như dọn dẹp nhà cửa, thay tã, dỗ con thì sẽ trở thành tấm gương thiết thực cho con trai mình về việc tự lập và tôn trọng phụ nữ. Đây là cách tốt nhất để dạy con trai biết cách chia sẻ, đồng thời giúp con gái thêm tin tưởng vào cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.

Thi Trân

Formosa chôn lấp chất thải ở đâu

Đến 23/7, nhà chức trách đã phát hiện 8 điểm chôn lấp và xử lý chất thải của Formosa Hà Tĩnh trên đất liền, tập trung ở thị xã Kỳ Anh, các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Phù Ninh (Phú Thọ).
Formosa chôn lấp chất thải ở đâu

Việt Chung – Đức Hùng

Đàng Trong qua khảo cứu nước ngoài: Hải cảng ở Đàng Trong

Về hải cảng thì thật là lạ lùng, chỉ trong khoảng hơn một trăm dặm một chút

mà người ta đếm được hơn sáu mươi cảng, tất cả đều rất thuận tiện để cập bến và lên đất liền.

Là vì ở ven bờ có rất nhiều nhánh biển lớn.

Hội An phồn thịnh

Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam. Người ta cập bến bằng hai cửa biển: một là Đà Nẵng và một là Hội An.

Các cửa biển cách nhau chừng ba hay bốn dặm, kế đó biển chia thành hai nhánh đi sâu vào đất liền chừng bảy hay tám dặm, làm thành như hai con sông luôn tách rời nhau để rồi cuối cùng gặp nhau và đổ vào một con sông lớn. Tàu bè từ hai phía tới cũng đi vào con sông này (Hội An ở phía bắc sông Thu Bồn, gần cửa sông – Cửa Đại. Hàng từ sông Thu Bồn, sông Vĩnh Điện, sông Trường Giang chuyển đến cũng dễ dàng – chú thích của người dịch).

Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật, người Tàu chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán như chúng ta đã nói. Thành phố này gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói được là có hai thành phố, một phố người Tàu và một phố người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng, và sống theo tập tục riêng. Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu và người Nhật cũng vậy.

Sự cởi mở của chúa đàng trong

Chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hóa của họ.

Vì thế, người Bồ ở Macao mới có ý định sai một sứ giả tới chúa để nhân danh mọi người khẩn khoản chúa trục xuất người Hà Lan là địch thù của họ. Để làm việc này, họ dùng một thuyền trưởng tên là Ferdinand de Costa. Ông này đã thành công, dĩ nhiên với nhiều khó khăn. Ông đã làm cho chúa ra sắc lệnh cấm người Hà Lan tới gần lãnh thổ ngài, nếu không nghe thì nguy tới tính mạng.

Nhưng vì người Bồ ở Macao sợ sắc lệnh đó không được tuân thủ nghiêm chỉnh, nên họ lại sai một phái đoàn mới tới Đàng Trong, để nắm chắc lệnh cấm đó. Họ cũng căn dặn đoàn đại biểu phải làm cho chúa hiểu là, vì ích lợi của ngài và nếu ngài không cẩn thận thì e rằng, với thời gian, người Hà Lan vốn rất khéo léo và rất quỷ quyệt sẽ dám xâm chiếm một phần xứ Đàng Trong như chúng đã làm ở mấy nơi trong nước Ấn Độ. Nhưng có mấy người am hiểu tình hình xứ này bàn là không nên nói thế với chúa, cách xử thế đích thực phải dùng là cho phép người Hà Lan tới buôn bán trong xứ và mời cả nước Hà Lan tới nữa.

Phương châm của người Đàng Trong là không bao giờ tỏ ra sợ một nước nào trên thế giới. Thật là hoàn toàn trái ngược với vua Trung Hoa, ông này sợ tất cả, đóng cửa không cho người ngoại quốc vào và không cho phép buôn bán trong nước ông. Các sứ giả phải nại nhiều lý do mới được như ý sở cầu.

Chúa Đàng Trong vẫn tỏ ra thích để cho người Bồ đến buôn bán ở nước ngài một cách lạ lùng. Và đã mấy lần ngài cho họ ba hay bốn địa điểm ở nơi phì nhiêu nhất và phong phú nhất trong vùng hải cảng Đà Nẵng, để họ xây cất một thành phố, với tất cả những gì cần thiết, cũng như người Tàu và người Nhật đã làm. Và tôi mạn phép nói lên cảm tưởng về việc này với hoàng đế công giáo, tôi xin nói rằng ngài nên ra lệnh cho người Bồ nhận lời đề nghị rất lịch thiệp chúa Đàng Trong đưa ra và sớm xây cất ở đó một thành phố tốt đẹp, làm nơi an toàn và cư trú, lại dùng để nhanh chóng bảo vệ hết các thuyền tàu đi Trung Quốc. Cũng có thể giữ một hạm đội sẵn sàng chống lại người Hà Lan. Họ đi Tàu hay đi Nhật, dù muốn dù không, họ bó buộc phải qua eo biển nằm trong bờ biển xứ này thuộc về các hoàng tử trấn thủ Phú Yên và Quy Nhơn.
Cristophoro Borri
(Trích từ Xứ Đàng Trong năm 1621, Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch, NXB Tổng hợp TP.HCM)

Lưu Vân Sơn nỗ lực thổi bùng dư luận sau phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông

Đại Kỷ Nguyên

Tác giả: Phương Hiểu, ET Hoa ngữ

Dịch giả: Daniel Nguyen

Sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết liên quan đến vấn đề Biển Đông, Lưu Vân Sơn – một bộ hạ thuộc hệ thống Giang phái nắm trong tay hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại được một phen lên sân tái diễn. (Getty Image)

Cuộc phân tranh giữa biển Đông và những nỗ lực thổi bùng dư luận của Lưu Vân Sơn

Sau khi vấn đề biển Đông được Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết, bộ đôi Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường trong thời gian đầu cũng tỏ vẻ không đồng ý, nhưng vẫn luôn cật lực cố gắng hiệp thương và giải quyết hòa bình. Ngược lại, hệ thống truyền thông chính phủ của ĐCSTQ luôn cao giọng “khai hỏa”, thổi bùng lòng sục sôi của dân chúng, đồng thời nêu cao giọng điệu “chiến tranh” để uy hiếp. Lưu Vân Sơn – Ủy viên Thường trực Bộ chính trị thuộc hệ thống Giang phái từ trước tới nay vốn khống chế hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ lại có một cơ hội mới để lên sân tái diễn.

Thời gian đầu, hai họ Tập – Lý không chấp nhận, nói rằng phải giải quyết hòa bình

Theo phán quyết cuối cùng của Tòa án Trọng tài quốc tế La Hague, phủ định hoàn toàn khẳng định chủ quyền của Trung Quốc nằm trong đoạn lưỡi bò 9 khúc, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường đã có lời phát ngôn khá hiếm thấy trong ngày, nhấn mạnh rằng không chấp nhận phán quyết này của Tòa Trọng tài, mà sẽ căn cứ vào Luật pháp Quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề.

Tập Cận Bình cường điệu “các đảo ở Nam Hải (Biển Đông) từ trước đến nay đều là lãnh thổ của Trung Quốc”, “Trung Quốc không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào từ phán quyết của Tòa Trọng tài”. Trung Quốc luôn cố gắng cùng với các nước có liên quan “trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử, căn cứ vào luật pháp quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình giải quyết vấn đề đang tranh cãi”.

Lý Khắc Cường biểu thị, Trung Quốc không chấp nhận, không thừa nhận cái mà Philipines gọi là  “phán quyết”, phải căn cứ luật pháp quốc tế, thông qua đàm phán và giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

Truyền thông chính phủ ĐCSTQ “khai hỏa”, thổi bùng dư luận dân chúng

Tất cả các tờ báo chính phủ của ĐCSTQ vào ngày 13 tháng 7 đều cùng giật tít vấn đề Biển Đông lên trang nhất, chỉ trích phán quyết của Tòa Trọng tài là hoàn toàn vô hiệu, lời lẽ sực mùi hỏa pháo.

Bài viết mang tên “Chớ lấy ‘giấy vụn’ làm tên đạn” được đăng trên Nhân Dân nhật báo đã phê phán phán quyết của Tòa trọng tài với một giọng điệu hùng hổ, nói rằng phán quyết này là để vừa lòng Philipines và “một số thế lực quốc tế nào đó”, đồng thời Nhân Dân nhật báo đã phân tích bối cảnh hình thành của phiên tòa này, cho rằng bản chất của tòa án này là do “Nước Mỹ đứng đằng sau thao túng, Philipines chỉ đứng trước khán đài mà biểu diễn trò náo nhiệt”.

Tờ “Bán đảo buổi sáng” ở Đại Liên đã giật tít chữ lớn “Một tờ giấy bỏ  – một màn hài kịch” để hình dung vụ kiện, còn có rất nhiều những tờ báo khác lấy “không chấp nhận, không thừa nhận, không chấp hành” để giật tít trên trang đầu; tờ Nhân Dân nhật báo đã cho đăng bài bình luận và chuyên mục “tiếng chuông bình luận”, đã phê phán Mỹ một cách bóng gió, tiếng chuông bình luận nói Toà án “từ lúc bắt đầu đã không đúng với phương hướng công chính khách quan, là công cụ của một số người và một số quốc gia”; tờ Trung Cộng quân báo đã cho đăng  bài viết ngay trang đầu tiên nói rằng, Tòa trọng tài là “quân bài chính trị khoác trên mình chiếc áo pháp luật”.

Ngày 14 tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ lớn tiếng rằng “đem vấn đề Nam Hải để gây áp lực cho Trung Quốc, sẽ khiến cho Nam Hải trở thành cái nôi của chiến tranh”, tướng lĩnh quân đội ĐCSTQ cũng lớn tiếng trên “Hoàn Cầu thời báo” rằng “nếu như Nam Hải khai chiến, rất nhiều hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ không trở về”.

Truyền thông Hồng Kông đưa tin nói, phía quan chức chính phủ ĐCSTQ sử dụng truyền thông để tiến hành “cuộc chinh phạt miệng” là điều dễ hiểu.

Tập Cận Bình từng biểu thị “hiếu chiến tất vong”

Phiên bản tiếng Trung của BBC đưa tin, ngày 7 tháng 11 năm 2015, sau khi vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, ông Tập Cận Bình đã có buổi thuyết trình tại Đại học Quốc lập Singapore, đã đề cập đến nhiều vấn đề, đồng thời cường điệu những đảo ở biển Đông là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Trong buổi diễn thuyết, ông Tập Cận Bình bày tỏ rằng, Trung Quốc sẽ kiên định con đường phát triển, hữu nghị hợp tác cùng các đồng minh châu Á, ủng hộ các đồng minh châu Á phát huy tác dụng chủ đạo tại khu vực đông Á. Ông nói: “Trung Quốc biết rõ đạo lý dù có là quốc gia lớn, nhưng hiếu chiến tất sẽ bại vong…”

Lúc đó, vấn đề Biển Đông vẫn không ngừng nóng lên, một số đoàn thể ở Việt Nam đã tổ chức hoạt động phản đối, trên mạng cũng xuất hiện những lời kêu gọi chống Trung.

Ông Tập Cận Bình lúc công du đến Việt Nam cũng từng có bài diễn thuyết tại Quốc hội, trong bài diễn thuyết ông Tập cũng không ngừng nhấn mạnh rằng Việt – Trung là “láng giếng tốt”, đồng thời còn kêu gọi hai nước Việt – Trung cần phải giúp đỡ lẫn nhau, không cho phép “bất cứ người nào” “chia rẽ” quan hệ giữa hai nước. Nhưng theo nguồn tin được biết, ông Tập không hề có một chữ nào nhắc đến những vấn đề vẫn còn đang nóng hổi tại Biển Đông.

Dân mạng Trung Quốc đòi “vác súng nhập ngũ” dưới lời kích động của truyền thông chính phủ

Dưới sự sách động của truyền thông chính phủ, mạng thông tin đại lục rầm rộ xuất hiện những tiếng nói “không” dậy trời rợp đất đối với phán quyết của Tòa trọng tài. Bộ phận cư dân mạng quá khích còn đề nghị, Trung Quốc nên khai chiến đối với Philipines: “Tổ quốc cần tôi, tôi sẽ nhập ngũ!” Ngoài ra còn có cư dân mạng kêu gọi sự bình tĩnh, hai xu hướng này tranh cãi kịch liệt.

Còn một phương diện khác, trên mạng Sina Weibo, những từ khóa liên quan đến “trọng tài Nam Hải” và “Quả xoài khô” trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, câu nói “Trước mắt quốc gia sẽ không còn xoài khô” trở thành câu phổ biến nhất, ám chỉ rằng thị dân Trung Quốc tẩy chay sản phẩm nông nghiệp của Philipines, có người còn lớn tiếng kiến nghị Trung Quốc sử dụng binh lực để ra uy: “Nếu như Tổ quốc cần tôi, tôi sẵn sàng vác súng đi bảo vệ quốc gia”.

Còn có cư dân mạng cho rằng, Mỹ chính là kẻ đứng đằng sau tất cả mọi vấn đề ở biển Đông, dân mạng Trung Quốc lại bắt đầu phát khởi phong trào đập phá sản phẩm Apple của Mỹ, đăng hình ảnh đập vỡ iPhone, hấp dẫn rất nhiều người bắt chước theo. Đồng thời cũng có cư dân mạng kêu gọi sự bình tĩnh: “Yêu nước một cách lý trí, không gây chuyện, không cực đoan”.

Dân mạng “chửi oan” cho Liên Hiệp Quốc

Dưới sự sách động của truyền thông chính phủ, dẫn đến cư dân mạng đã đem Tòa trọng tài La Hague, Liên Hiệp Quốc và Peace Palace (trụ sở của Tòa Trọng tài tại Hà Lan) gộp chung lại với nhau thành một “trung tâm tà ác”, tất cả đều tung ra những lời chửi rủa thóa mạ điên cuồng lên các trang mạng của Liên Hiệp Quốc và Peace Palace.

Ngày 13, mạng Weibo của Liên Hiệp Quốc không thể không sử dụng một phương thức “thanh minh”, họ dán trên tường một tấm ảnh chụp Peace Palace, thêm tiêu đề ở dưới: “Tòa án Quốc tế là cơ quan tư pháp chủ chốt của Liên Hiệp Quốc, được thành lập theo căn cứ của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trụ sở đặt tại Peace Palace, La Hague, Hà Lan.

Tòa kiến trúc này được xây dựng dưới sự tài trợ của quỹ Carnegie – một tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng riêng cho tiền thân của Tòa án Quốc tế thường trực, Liên Hiệp Quốc sử dụng tòa kiến trúc này mỗi năm đều phải quyên góp cho quỹ Carnegie. Một “khách thuê” khác của Peace Palace là Tòa án Trọng tài Quốc tế được thành lập vào năm 1899, Toà Trọng tài này không có quan hệ gì với Liên Hiệp Quốc”

Cư dân mạng ở Trung Quốc đại lục mới hiểu ra, Tòa trọng tài Quốc tế không hề có bất cứ quan hệ gì với Liên Hiệp Quốc, có cư dân mạng còn nói “may mà các người nói rõ, nếu không các người ngày ngày đều không xong với tôi”, “hóa ra Tòa trọng tài chỉ là cái tập đoàn tài phiệt! Bao luôn cả nhà khách của Liên Hiệp Quốc!”

Ngoài ra, Tòa án Quốc tế cũng cho đăng tin trên trang chủ của mình, thanh minh rằng phán quyết về bản án ở biển Đông là do một phiên tòa trọng tài đặc biệt của Tòa trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc đưa ra. Tòa án Quốc tế là một cơ cấu khác và hoàn toàn không tham dự vào bản án này.

Sàn diễn của Lưu Vân Sơn

Hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn nằm trong tay Lưu Vân Sơn – một bộ hạ thuộc hệ thống Giang phái. Sau khi Tập Cận Bình lên nhậm chức, Lưu Vân Sơn không ngừng quấy phá, không chỉ nhiều lần phong bế hay xuyên tạc ngôn luận của Tập Cận Bình, ở bất cứ chỗ nào ông ta cũng đối đầu với Tập Cận Bình, ngoài ra họ Lưu còn nhiều lần lợi dụng “thủ đoạn cấp cao” để cho truyền thông o bế, bôi nhọ Tập Cận Bình.

Đơn cử một ví dụ, hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ trong tay Lưu Vân Sơn đã không ngừng thăng cấp sự định tính cho cuộc “vận động dù” của người Hồng Kông, cuộc vận động này đã được nâng lên thành “cách mạng dù” và động loạn, nhằm tiến thêm một bước sử dụng vũ lực trấn áp, thổi bùng không khí dư luận, khiến cho tình hình ở Hồng Kông không khác gì phong trào Thiên An Môn trước ngày tắm máu. Giang phái mưu đồ đẩy sự kiện này đến mức đổ máu, kích phát làn sóng truy cứu trách nhiệm của quốc tế lên Tập Cận Bình, để cho Giang phái có cơ hội lèo lái ép Tập Cận Bình xuống đài.

Đồng thời Giang phái còn mưu đồ kích động chiến tranh, tiện bề nước đục thả câu, trong loạn lạc đoạt lấy quyền bính. Năm 2012, chính họ đã từng đạo diễn sự kiện đảo Điếu Ngư và cái gọi là cuộc “tuần hành kháng Nhật”.

Đương thời, Giang phái đã tạo áp lực cho các đời lãnh đạo Hồ, Ôn – Tập, Lý, muốn thông qua vấn đề đảo Điếu Ngư rồi dẫn dụ chiến tranh, thực thi chế độ quân quản, đẩy quốc gia đến tình trạng chiến sự đặc biệt, cuộc giao ban quyền lực cho “thập bát đại” sẽ bị kéo dài, quyền lực còn lại của Giang phái nằm trong Thường ủy có thể vớt vát ít lâu. Nhưng âm mưu của bọn họ cuối cùng cũng đã thất bại.

Nhắm thẳng vào những mưu đồ “quậy bùn đáy ao” của các quan chức thuộc hệ thống Giang phái, các cơ quan dưới quyền Tập Cận Bình đã không ngừng phản kích, tiếp tục tước bỏ thực quyền của Lưu Vân Sơn.

Tan hoang giấc mơ ô tô Việt Vinaxuki

 chiếc xe cả đời “đau đáu”. Ảnh: Hồ Như Ý
  Trong khi thị trường ô tô vẫn đang “nóng” với câu chuyện tiếp tục thực hiện hay dừng các quy định của Thông tư 20/2011/TT-BCT về điều kiện kinh doanh xe nhập khẩu, thì ở một xã nông thôn ngoại thành Hà Nội, một “ngọn cờ” của phong trào “giấc mơ ô tô Việt” đang thoi thóp.

“Ngọn cờ” bị gãy cột

Một ngày nắng như đổ lửa giữa tháng 7, Lê Thanh Toàn (Tam Dương, Vĩnh Phúc) ngồi một mình trong quán nước chè vắng khách trước cửa Nhà máy ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Quán nước chè này Toàn thuê đất rồi dựng tạm lên bằng tôn mạ từ tháng 4.2015 để “sinh nhai” sau khi nghỉ không lương ở nhà máy Vinaxuki. Rót nước mời PV, Toàn kể, ngay khi nhà máy bắt đầu xây dựng năm 2004, anh đã gia nhập “đội quân” Vinaxuki để xây dựng “giấc mơ ô tô Việt”.

Ban đầu, Toàn làm ở bộ phận lắp ráp, sau đó không lâu chuyển sang làm trưởng bộ phận bảo hành. “Ở thời điểm cực thịnh, tôi đi bảo hành cho khách suốt. Khắp các tỉnh đều có dấu chân. Có những khi tôi đi cả tháng trời, về công ty vài tiếng rồi lại đi ngay”, Toàn kể. Lúc ấy, bộ phận bảo hành có khoảng 20 nhân sự, làm không hết việc, lương cao. Toàn được ban lãnh đạo tin tưởng, tập huấn bên Trung Quốc cũng được cử đi cùng lãnh đạo.

Ở thời kỳ “đỉnh cao”, những năm 2007-2009, lượng xuất xưởng của Vinaxuki trung bình 50-60 xe mỗi ngày, có thời điểm lên tới 100 xe. Đến năm 2011, lượng tiêu thụ xe tải (dòng xe chính của Vinaxuki) vào Top đầu thị trường. Xe lắp đến đâu, bán hết đến đấy. Thậm chí, các đại lý còn cử người về trọ ngay trong xã Tiền Phong chỉ để trực chờ xe xuất xưởng là lấy ngay. Nhưng đến năm 2012, công ty thiếu hụt vốn lưu động, vay ngân hàng không được vì các ngân hàng cho rằng việc Vinaxuki đầu tư vào nội địa hóa là “mạo hiểm”.

Do không có vốn sản xuất, từ năm 2013-2014, công việc của Toàn cũng như hàng nghìn công nhân ở đây ít dần rồi thưa hẳn. Đến tháng 4.2015, Toàn chủ động xin nghỉ không lương. Không chỉ Toàn, hơn 1.000 công nhân cũng không có việc làm.

“Lúc tôi xin nghỉ, bác Huyên (Tổng giám đốc Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên – PV) cũng không muốn cho nghỉ đâu nhưng tình hình công ty khó khăn, tôi xin ra ngoài để tự làm ăn, khi nào công ty ổn định tôi lại về. Ngay cả anh Kiên (Phó tổng giám đốc Bùi Ngọc Kiên – PV) cũng không muốn vì anh em rất gắn bó”, Toàn ngậm ngùi nhớ lại và cho biết, khi đó, rất nhiều máy móc của nhà máy bị mang bán phế liệu để duy trì cuộc sống cho công nhân.

 Nhà máy khó khăn, hơn một năm nay, Toàn bán trà đá, cà phê kiếm sống qua ngày. Một thợ bảo hành lực lưỡng, ra Bắc vào Nam giờ ngồi một chỗ làm bạn với con gà chọi và mấy lồng chim. Toàn cho hay, một số công ty trong xã và khu công nghiệp bên cạnh mời Toàn về làm nhưng anh từ chối.

“Những anh em khác bị thúc ép bởi cuộc sống gia đình, chăm lo cho vợ con, tôi đã xin việc giúp. Tôi đi đâu cũng tìm được việc nhưng tôi vẫn muốn đợi nhà máy hoạt động trở lại rồi làm. Khó khăn là khó khăn chung không phải chỉ mình tôi”, Toàn tha thiết.

Sự đổ vỡ của Vinaxuki khiến người dân địa phương hụt hẫng

Đây là tâm sự rất thật của Phó chủ tịch xã Tiền Phong Nguyễn Văn Gối. Ông Gối cho biết, dù không đóng góp trực tiếp vào ngân sách xã nhưng những năm qua, lãnh đạo nhà máy đã hỗ trợ công tác an sinh xã hội địa phương các dịp như ngày 27.7, lễ, Tết… “Khi có nhà máy thì cảnh quan, bộ mặt của địa phương được nâng lên. Người dân cũng được bổ túc về công nghệ…”, ông Gối nói và cho biết thêm, bên cạnh đó, đời sống người dân trong xã cũng khá lên nhờ cho thuê nhà trọ, bán hàng ăn… Nhưng nay, khu chợ của xã vốn dài hàng trăm mét dồn lại chỉ còn một góc. Hàng loạt nhà trọ đóng cửa, quán xá không có người mua.

Ông Phạm Văn Nhật, trú gần nhà máy, giơ bàn tay nhẫy mỡ đang chuẩn bị món lòng dồi lợn bán hàng ăn trưa ra bắt tay PV. Ông Nhật kể, năm 2004, ông xây 4 phòng trọ cho công nhân của Vinaxuki thuê với giá 300 nghìn đồng/phòng. Giá hợp lý, tính ông lại cởi mở nên phòng lúc nào cũng kín. Nhưng từ cuối năm 2014, nhà máy nợ lương, công nhân bỏ đi nơi khác tìm việc. Cả 4 phòng trọ nhà ông theo đó đều đóng cửa, không có người thuê. “Có người tôi còn nợ tiền thuê trọ chưa trả”, ông Nhật nói.

Khoảng sân này trước đây xếp kín xe. Ảnh Lưu Thủy

Bên trong Nhà máy Vinaxuki vắng tanh, nắng chiếu oi ả khiến toàn bộ khoảng sân trống trơn vốn trước kia xếp kín xe chờ xuất xưởng, cũng không còn cảnh công nhân nhộn nhịp tan tầm – càng thêm hoang hoải. Quanh nhà máy cỏ đã mọc um tùm. Phía cổng phụ, mấy chiếc xe thu gom phế liệu hoen gỉ dựa vào hàng rào sắt cũng hoen gỉ. PV liên hệ với ông Bùi Ngọc Huyên với mong muốn chia sẻ câu chuyện Vinaxuki, ông Huyên không nghe điện thoại. Sau đó rất lâu, ông Huyên chỉ nhắn tin hẹn một dịp khác.

Ông Lại Văn Hoạt, bảo vệ tại nhà máy hơn 4 năm nay bảo, ông Huyên lâu rồi không tiếp xúc với ai. “Ông ấy ở một mình. Căn nhà nằm ngay trong khuôn viên của nhà máy. Ông ấy là người tâm huyết. Chuyện nhà máy khiến ông ấy rất buồn và hầu như không đi ra ngoài. Cơm nước thì đến giờ nhà bếp mang lên. Tôi muốn mang giấy tờ nhận được vào cũng phải gọi điện xin phép trước mới gặp được”, ông Hoạt kể.

Cũng theo ông Hoạt, hiện nay nhà máy chỉ còn khoảng 10 công nhân xử lý nốt một số công việc của những chiếc xe cuối cùng. Bản thân ông Huyên đã từng thừa nhận với báo chí sự thất bại của Vinaxuki là do không vay được vốn từ các ngân hàng ngay cả khi có sự chỉ đạo của Chính phủ theo chính sách ưu đãi cho ngành Ô tô. Chính sách vốn cùng với chính sách thuế thực hiện không sát chủ trương, theo ông Huyên là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của ngành Công nghiệp ô tô.

Đến giờ cơm trưa, hai công nhân bê mâm cơm lên ăn cùng bác bảo vệ. Thức ăn gồm một đĩa măng chua xào, một đĩa rau luộc và một đĩa chả thịt lợn mua ngoài chợ. “Trước đây, nhà máy bao ăn công nhân ngày bốn bữa: Sáng, trưa, tối và đêm. Đồ ăn cũng nhiều. Nhưng nay khó khăn chỉ còn một bữa trưa thế này thôi”, ông bảo vệ già của Vinaxuki nói.

Theo công suất thiết kế ban đầu của nhà máy Vinaxuki, nhân sự lên tới 6.000 người, trong đó Thái Nguyên 300 người, Thanh Hóa 3.000 người và còn lại là Mê Linh (Hà Nội).

Về quy mô, riêng nhà máy tại Mê Linh được xây dựng trên diện tích 200.000 m2 tại hai xã là Tiền Phong (Mê Linh) và Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội). Nếu đủ vốn, hoạt động hết công suất, nhà máy có thể tạo công ăn việc làm cho hơn 9.000 lao động, sản xuất ra 30.000 xe/năm.

Về tỷ lệ nội địa hóa, Vinaxuki có thể nội địa hóa xe 4 chỗ với tỷ lệ 50%, xe tải trên 40%. Ngoài thế mạnh về xe tải, công ty cũng tạo ra dòng xe 4 chỗ “made in Vietnam” được đặt tên VG 150 với thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, sơn 5 lớp bằng công nghệ sơn robot tự động… nhưng cần thêm nội thất mới có thể xuất xưởng. Đến hết năm 2014, nợ của Vinaxuki lên tới 1.600 tỷ đồng, hơn 17 tỷ đồng tiền thuế và gần 10 tỷ đồng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Năm 2015, Vinaxuki đã phải rao bán nhà máy ở Mê Linh để trả nợ, thậm chí bán phần lớn phế liệu, phụ tùng, máy móc để duy trì lương công nhân.

Kiến nghị thu hồi đất nhà máy Vinaxuki tại Thanh Hóa

Dự án cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Vinaxuki Song Lộc (Thanh Hóa) được cấp phép đầu tư từ năm 2010 có diện tích gần 100 ha trên địa bàn hai xã Đại Lộc và Triệu Lộc (huyện Hậu Lộc), tổng mức đầu tư 1.360 tỷ đồng, quy mô sản xuất và lắp ráp 15.000 xe tải, 400 xe buýt, 75.000 tấn phụ tùng mỗi năm.

Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ cụm nhà máy của Vinaxuki Thanh Hóa chỉ còn trơ trọi những khung sắt, cỏ mọc um tùm. Lý giải về việc này, ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HĐQT Vinaxuki cho biết, đầu năm 2011, do khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, phía Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là đơn vị tài trợ cho Vinaxuki đã cắt vốn đầu tư, phá vỡ hợp đồng tín dụng.

Vì vậy, mặc dù đến năm 2010, công ty đã san lấp, xây dựng gần xong 40.000 m2 nhà xưởng, nhưng công ty đã phải dừng sản xuất và “chết yểu” đến bây giờ. Nhìn về “cơ ngơi” của Vinaxuki, ông Ngọ Văn Trị (53 tuổi) cho biết: “Nhà tôi khi nhận 48 triệu đồng tiền đền bù cộng thêm vay mượn cũng đã xây dựng 6 phòng trọ với tổng giá trị 120 triệu đồng để cho công nhân của nhà máy thuê ở, song chả có công nhân nên giờ chủ yếu nuôi gà và đựng các đồ lặt vặt”. Tương tự như vậy, bà Vũ Thị Hội (54 tuổi) trót đầu tư 6 nhà trọ giờ cũng bỏ hoang.

Trao đổi với PV, ông Ngô Quang Mẫn, Chủ tịch UBND xã Đại Lộc cho hay: “Sau khi có ý kiến của cử tri, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị UBND huyện giải pháp thu hồi đất của Vinaxuki tránh gây lãng phí tài nguyên và bức xúc cho người dân”.

Phúc Tuấn

Theo Cao Sơn/Báo Giao thông