XEM TRANH NHỚ MẸ XƯA…

Xem tranh của Nguyễn Khắc Chinh gợi nhớ biêt bao kỷ niệm về mẹ tôi xưa.Những người đàn bà trong tranh vẽ của Chinh là hình ảnh những người phụ nữ Vietnam xưa lặng lẽ và rất hiền.
Làm Clip này với bài hát “Bâng khuâng phố Cổ” càng gợi nhớ nhiều về quê…
Mời các bạn cùng thưởng thức nhé.

Chủ tịch QH: Vì danh dự và lòng tự hào dân tộc

– Ngay sau lời tuyên thệ, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu nhậm chức.

Theo công bố của ban kiểm phiếu sáng nay, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã tái cử với 483/490 (97,77%) số phiếu tán thành.

Nhân sự cấp cao, tuyên thệ,  Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ
Nhân sự cấp cao, tuyên thệ,  Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân

4 Phó Chủ tịch QH cũng tái đắc cử với tỉ lệ tán thành là: Ông Đỗ Bá Tỵ 97,98%, bà Tòng Thị Phóng 97,57%, ông Phùng Quốc Hiển 97,17%, ông Uông Chu Lưu 96,76%.

13 ủy viên UB Thường vụ QH khóa 14 cũng được các ĐB tán thành. Người trúng cử có tỉ lệ cao nhất là ông Hà Ngọc Chiến, 98,57%, vào chức danh Chủ tịch Hội đồng Dân tộc.

Ngay sau khi QH biểu quyết thông qua nghị quyết công nhận kết quả bầu trên, Chủ tịch QH khóa 14 Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên thệ nhậm chức.

Nhân sự cấp cao, tuyên thệ,  Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
Đội nghi lễ tiến vào vị trí

Nghi lễ tuyên thệ bắt đầu bằng việc Đội nghi lễ tiến vào vào vị trí, sau đó các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tất cả các ĐBQH trong hội trường Diên Hồng được mời đứng lên.

Các Phó chủ tịch QH cũng rời khỏi bàn Đoàn chủ tịch để di chuyển xuống phía dưới, đứng bên cạnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nhân sự cấp cao, tuyên thệ,  Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
4 Phó Chủ tịch QH đứng bên bà Nguyễn Thị Kim Ngân
Nhân sự cấp cao, tuyên thệ,  Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
Chủ tịch QH cúi chào lá cờ Tổ quốc

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cúi chào lá cờ Tổ quốc trước khi lá cờ được đưa lên cao khi bà bắt đầu đọc lời tuyên thệ, với tay phải giơ lên và tay trái đặt trên cuốn Hiến pháp.

“Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước QH và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch QH nước CHXHCN Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, Chủ tịch QH nói.

Nhân sự cấp cao, tuyên thệ,  Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
Chủ tịch QH đặt tay phải lên trái tim

Bà đặt tay phải lên trái tim và cúi chào sau khi hoàn thành lời tuyên thệ.

Ngay sau lời tuyên thệ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu nhậm chức:

“Kính thưa QH. Tôi trân trọng cảm ơn QH đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức vụ Chủ tịch QH nước CHXHCN Việt Nam khóa 14.

Với niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao, trước đồng bào cử tri cả nước, trên cương vị là người đứng đầu cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, tôi sẽ cùng với tập thể UB Thường vụ QH và tất cả các ĐBQH khóa 14 phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang của QH Việt Nam, thực hiện có hiệu quả các chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nhân sự cấp cao, tuyên thệ,  Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân

Tôi sẽ cùng với các vị ĐBQH phấn đấu tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động của QH, để QH ta thực sự là một QH đoàn kết, sáng tạo và hành động, vì lợi ích của nhân dân, vì danh dự và lòng tự hào của dân tộc, vì sự phát triển bền vững của đất nước”.

Nhân sự cấp cao, tuyên thệ,  Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
Chủ tịch QH, các Phó Chủ tịch QH và các ủy viên Thường vụ QH

Chung Hoàng – Ảnh: Phạm Hải – Hoàng Long

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường và chồng: Quyền lực “song kiếm” hiếm có

Năm 2006, Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Việt Nam (VID Group) chính thức được thành lập do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (SN 1970) làm Chủ tịch HĐQT.
Đâu là quyền lực thực sự?
Năm 2006, Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Việt Nam (VID Group) chính thức được thành lập do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (SN 1970) làm Chủ tịch HĐQT. Trong khi đó, chồng bà, ông Trần Anh Tuấn (SN 1969) đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc.
Ban đầu, VID Group có 6 công ty thành viên, cho đến nay, tập đoàn này được giới thiệu là có 12 công ty thành viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, cung ứng các dịch vụ và thực hiện các dự án bất động sản.
Nếu như trước đây, hoạt động của VID Group chỉ gói gọn trong phạm vi thành phố Hà Nội thì đến năm 2007, các công ty con của VID Group đã có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Trong đó nổi bật là việc tập đoàn này đầu tư và quản lý 9 khu công nghiệp lớn ở miền Bắc như: Quang Minh, Đài Tư (Hà Nội); Tân Trường, Phúc Điền, Nam Sách (Hải Dương); Minh Quang, Cụm Công nghiệp Lifan (Hưng Yên) và Đồng Văn II (Hà Nam). Bên cạnh mảng hoạt động chính là đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư, Tập đoàn đã mở rộng thêm hoạt động sang lĩnh vực cung cấp các dịch vụ phụ trợ bao gồm dịch vụ tư vấn hỗ trợ đầu tư, dịch vụ tư vấn thiết kế và dịch vụ bảo vệ nhằm cung cấp cho các khách hàng và các dự án do tập đoàn đầu tư.
VID Group có trụ sở tại 115 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm và Văn phòng Giao dịch tại tầng 11 tòa nhà A, Sky City, 88 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật là Tổng Giám đốc Trần Anh Tuấn. Ông Tuấn còn được biết đến trong vai trò Chủ tịch HĐQT Maritime Bank và được giới trong ngành đánh giá cao khi chèo lái “con tàu” Maritime Bank thoát khỏi khủng hoảng do Vinalines để lại. Kết quả kinh doanh của Maritime Bank theo từng năm, trong đó có dấu ấn rõ rệt của ông Trần Anh Tuấn.
Tại VID Group, hai vợ chồng ông Tuấn đã thay nhau đảm nhiệm những chức vụ quan trọng nhất khi hoán đổi vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT. Ông Tuấn làm Tổng Giám đốc VID Group từ năm 2006 và chính thức thôi chức vụ này để làm Chủ tịch VID Group từ ngày 18/10/2014. Khi rời vị trí Tổng Giám đốc, ông Trần Anh Tuấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị VID Group thay vợ – bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Bà Hường đồng thời là Chủ tịch Hội đồng sáng lập của Marime Bank noiw ông Tuấn chồng bà làm Chủ tịch HĐQT.
Ba Nguyen Thi Nguyet Huong va chong: Quyen luc “song kiem” hiem co
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường nổi tiếng là người phụ nữ quyền lực, giàu có và xinh đẹp.
 Ông Trần Anh Tuấn có bằng Cử nhân khoa học địa chất của Học viện Địa chất Quốc gia Moscow và sau này bổ sung thêm tấm bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của Đại học Griggs, Mỹ. Ông từng học tập và khởi nghiệp tại CHLB Nga 10 năm trước khi trở về nước vào năm 1996 để tham gia kinh doanh và đầu tư khi Việt Nam mở cửa, hội nhập với quốc tế. Trước khi hình thành nên VID Group (hiện giờ được đổi tên thành TNG Holdings Việt Nam), ông Tuấn nắm vai trò lãnh đạo tại CTCP Nam Thắng. Còn bà Nguyệt Hường(cùng học tại CHLB Nga cùng thời gian với ông Tuấn) là kế toán của công ty chuyên sản xuất giày da xuất khẩu này. Có thể thấy cặp đôi này luôn song hành trong các thương vụ. Do vậy, khó có thể nói quyền lực thực sự của đế chế VID Group và Maritime Bank thuộc về tay cá nhân nào.
Maritime Bank và dấu ấn Trần Anh Tuấn
Năm 2007, VID Group mua cổ phần chi phối tại Maritime Bank từ Vinalines và các cổ đông khác (trên 80% cổ phần), ông Trần Anh Tuấn được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Tháng 10/2008, ông trở thành Tổng Giám đốc Maritime Bank. Tới đầu năm 2012, ông giành được ghế Chủ tịch HĐQT ngân hàng này.
Một trong những biện pháp mạnh tay nhất của ông Tuấn kể từ khi quyền lực gần như tuyệt đối tại Maritime Bank về tay ông là việc cắt giảm nhân sự và giải quyết nợ xấu. Đến năm 2015, theo báo cáo của ngân hàng này, nằm trong tốp đầu các ngân hàng tự giải quyết nợ xấu về dưới mức 3% theo yêu cầu của NHNN.
Năm 2015, ngân hàng này mua lại Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam và nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kong (MDB). Sau thương vụ sáp nhập MDB, vốn chủ sở hữu của Maritime Bank tăng 44% so với đầu năm 2015, đạt 13.616 tỷ đồng.
Dù vậy các con số báo cáo của Maritime Bank cũng còn khiêm tốn.
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 mới đây, Maritime Bank cho biết, năm 2015 huy động 65.913 tỷ đồng và chỉ hoàn thành 93,76% kế hoạch. Dư nợ đạt 50.126 tỷ đồng, tăng 27,4% so vơi năm 2014, trong đó cho vay khách hàng cá nhân đạt mức tăng trưởng 2,6 lần so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 158 tỷ đồng, giảm 2,45% so năm trước do tăng cường trích lập, xử lý nợ xấu. Tính đến cuối năm 2015, nợ xấu của Maritime Bank ở mức 2,16%
Năm 2016, Maritime Bank đặt kế hoạch dư nợ tăng 25% trên 62.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng 20% so với 2015, nợ xấu dưới 3%. Tuy nhiên, ngân hàng tiếp tục giữ lại lợi nhuận và không chi trả cổ tức 2015. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp cổ đông của ngân hàng không được nhận cổ tức.
Bên cạnh đó, dịch vụ khách hàng của maritime Bank được người dùng đánh giá là chưa có sự chuyên nghiệp như các ngân hàng TMCP top đầu. Điển hình là khách hàng còn than phiền nhiều về thái độ phục vụ của nhân viên thiếu chu đáo. Đặc biệt, Maritime bank là ngân hàng hiếm hoi dứt khoát không trả lãi đối với số dư tài khoản ATM của khách hàng.

HÀ TĨNH PHÊ DUYỆT CHO FORMOSA THUÊ ĐẤT THỜI HẠN 70 NĂM LÀ KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

FB Thông tin Chính phủ

H1

Ngày 22/7, tại cuộc họp báo quý II/2016 của Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết từ năm 2014 và năm 2015, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra và kết luận thanh tra về công tác chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có dự án Formosa.

Kết luận thanh tra thời điểm đó đã chỉ rõ việc Hà Tĩnh phê duyệt cho Formosa thuê đất thời hạn 70 năm là không đúng quy định pháp luật. Theo quy định pháp luật trước năm 2014, cấp tỉnh chỉ được cấp phép cho thuê đất trong 50 năm, nhưng tỉnh Hà Tĩnh đã cho Formosa thuê 70 năm.

Luật Đầu tư năm 2005 quy định thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không được quá 70 năm. Tuy nhiên, dự án Formosa thời điểm đó chưa có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết thêm, kết luận thanh tra đã kiến nghị xử lý trách nhiệm. Tuy nhiên, đến nay, việc kiểm điểm trách nhiệm của các lãnh đạo Hà Tĩnh chưa được nghiêm túc. Hiện Thanh tra Chính phủ cùng một số cơ quan liên quan được Chính phủ giao làm rõ một số việc cụ thể liên quan đến hoạt động của Formosa để đưa ra giải pháp, bảo đảm quyền lợi cho người dân.

Đọc thêm ở đây :Vũng Áng – Formosa: Thanh tra “chém” Thủ tướng “che”  —  TT Nguyễn Tấn Dũng đứng sau vụ chính quyền Hà Tĩnh cho Cty Formosa thuê đất dài hạn với giá rẻ mạt?  —  Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn ‘quyết liệt’ ủng hộ Formosa Hà Tĩnh?

Chống tham nhũng hay tranh đoạt quyền lợi nhóm

Nam Nguyên, phóng viên RFA

000_DD9MZ-622.jpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại kỳ họp đầu tiên quốc hội khóa 14 hôm 20/7/2016. (ảnh minh họa)

Bộc lộ nhiều góc khuất

Chiến dịch làm trong sạch Đảng, chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang bộc lộ nhiều góc khuất. Từ uy lệnh của Tổng Bí thư, báo chí vào cuộc khui ra nhiều chuyện bi hài liên quan đến nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và thời gian 9 năm giữ trọng trách của ông.

Báo Đất Việt bản tin trên mạng ngày 20/7, đưa tin VAFI Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam có thêm cáo giác 5 điểm, về những sai phạm của nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trong suốt thời gian tại chức.

Tóm tắt những sai phạm này bao gồm, thứ nhất bổ nhiệm các chức danh chủ chốt tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công thương quản lý đã không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm và thành tích quản trị cao. VAFI đưa thí dụ ở 3 tập đoàn kinh tế lớn là Sabeco, Habeco và Vinataba. VAFI mô tả hành vi bổ nhiệm này là sai Luật Doanh nghiệp và Luật quản lý vốn nhà nước. Được biết, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lúc tại chức còn vun quén để đưa con trai là Vũ Quang Hải về làm thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc SABECO.

Những sai phạm khác bao gồm, chậm bàn giao một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa về cho SCIC Tổng Công ty kinh doanh vốn nhà nước quản lý. Nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ Công thương trốn tránh niêm yết và dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, phong trào cổ phần hóa đi xuống.

Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ một lần chỉ đạo các cơ quan của Đảng và Chính phủ phải điều tra tới nơi tơi chốn, về vai trò và những thủ thuật lắt léo của cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trong việc bao che sai phạm và điều chuyển một số người vào vị trí lãnh đạo. Thí dụ đưa ông Trịnh Xuân Thanh một người có thành tích rất xấu về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, hoặc đưa con trai ông là Vũ Quang Hải, một cán bộ trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm quản lý vào chức vụ cao cấp ở Sabeco Tổng Công ty rượu bia và nước giải khát Sài Gòn. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận, Ông Trịnh Xuân Thanh trách nhiệm quản lý Tổng Công ty xây lắp dầu khí (PVC) làm thua lỗ 3.000 tỷ đồng, nhưng được lên chức ở Bộ Công thương và sau đó điều chuyển về vị trí lãnh đạo tỉnh Hậu Giang.

Ngày 20/7/2016, báo điện tử Giáo dục Việt Nam gây ngạc nhiên cho độc giả với bài viết “Nhóm lợi ích đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư?”. Tờ báo cho người đọc hiểu rằng, những kết luận nghiêm khắc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương với vụ Trịnh Xuân Thanh và những người liên quan như ông Vũ Huy Hoàng có thể được các cơ quan chấp pháp của Chính phủ có hành động dơ cao đánh khẽ.

Tờ báo cho rằng, Tổng Bí thư đã tiên liệu những khó khăn của cơ quan giữ cây roi kỷ luật của Đảng. Tờ báo trích lời Tổng Bí thư yêu cầu, theo đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra xem xét, kết luận bảo đảm đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tâm, khách quan, trong sáng không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức cá nhân nào.

Phải chăng đang có sự thử thách đối với quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo? TS Phạm Chí Dũng, nhà hoạt động xã hội dân sự và phản biện độc lập từ Sài Gòn nhận định:

“Có lẽ không phải sự thử thách quyền lực của Đảng mà thực chất là thử thách đối với sự phân hóa quyền lực của Đảng. Tại vì sự phân hóa đã diễn ra từ lâu, chúng ta đã chứng kiến sự phân hóa diễn ra rất mạnh từ trước Đại hội XII. Một trong những nguồn cơn chính của những xung đột chính trị là lợi ích, nhóm quyền lực cũ hiện nay vẫn còn giữ một mảng thị phần rất lớn, những thị trường màu mỡ làm ăn đa ngành và những nhóm lợi ích mới, những nhóm quyền lực mới đương nhiên phải chú ý chuyện đó… thực chất đây không phải là sự xung đột chỉ về mặt quyền lực mà còn vì lợi ích kinh tế.”

bao-giao-duc-400.jpg
Ngày 20/7/2016, báo điện tử Giáo dục Việt Nam gây ngạc nhiên cho độc giả với bài viết: Nhóm lợi ích đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư? Screen capture.

Những vấn đề mà báo Giáo Dục đặt ra về điều gọi là “nhóm lợi ích đối phó Tổng Bí thư”, TS Phạm Chí Dũng cho rằng báo chí với sự nhạy cảm đương nhiên của mình, không những báo chí cảm thấy mà có thể hiểu rõ là ai chống ai và những lực lượng đang muốn đối chọi với Tổng Bí thư là ai. TS Phạm Chí Dũng tiếp lời:

“Đó là những vấn đề phe phái nội bộ, chứ không phải chuyện chống tham nhũng sẽ mạnh hơn, hay là tự do báo chí hơn. Tôi không cho là như vậy, nó xuất phát từ chuyện báo chí là cái loa của một phe nào đó, hay những phe nào đó muốn sử dụng những tờ báo nào đó trở thành kênh thông tin phương tiện truyền thông cho mình. Ví dụ liên quan tới bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường trúng cử đại biểu Quốc hội vừa bị phát hiện có hộ chiếu Malta. Chúng ta thấy báo nhà nước, một vài tờ báo đặt ẩn ý về chuyện bỏ của chạy lấy người hay là “chạy làng” trong ngoặc kép

Những nhận định của TS Phạm Chí Dũng, người từng có chuyên môn về phân tích thông tin cho Thành ủy TP.HCM trước khi ông từ bỏ Đảng, thể hiện nhiều cơ sở. Trong bài “nhóm lợi ích đối phó Tổng Bí thư”, báo Giáo Dục Việt Nam mô tả tình trạng gọi là cát cứ của các đại phương, tờ báo dẫn lời Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị nguyên Trưởng ban Kinh tế Trung ương, từng đặt vấn đề cần phải khắc phục tình trạng 63 tỉnh, 63 nền kinh tế.

“Đả hổ diệt ruồi”

Một trong những sự kiện nổi bật về nghi vấn bảo vệ quyền lợi nhóm, được báo Giáo Dục mô tả trong vụ đường ống dẫn nước Sông Đà phục vụ người dân Thủ đô đã 18 lần vỡ ống, không những làm ngân sách Nhà nước tiêu tốn hàng chục tỷ đồng để sửa chữa chắp vá, mà còn làm hàng chục vạn người dân, trường học, bệnh viện… thiếu nước sinh hoạt, làm mất niềm tin của nhân dân và cán bộ đảng viên.

Báo Giáo Dục nhấn mạnh tới sự kiện, 5 nhân vật chóp bu của Vinaconex đã được miễn truy tố hình sự, mặc dù kết quả điều tra của Công an xác định là 5 người này đã có dấu hiệu của tội vi phạm qui định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật hình sự.

Báo Giáo Dục đã mỉa mai rằng, mấy cháu thiếu niên Hải Phòng giật mũ của bạn suýt bị tù mấy năm, hai thanh niên đói giật hai cái bánh mì cũng suýt bị từ 3 đến 10 năm tù. Tuy vậy 5 nhân vật của Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Vinaconex có tội nặng lại được miễn truy tố. Lý do là vì Liên ngành Tư pháp Trung ương thấy không cần thiết phải xử lý hình sự vì họ có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu.

Chúng tôi xin trích lại chi tiết về việc định rõ trách nhiệm của nhóm lãnh đạo Vinaconex từ báo Petro Times : “Cơ quan CSĐT xác định, năm 2004 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Vinaconex là ông Phí Thái Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân – Tổng Giám đốc và 3 ủy viên là Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm khi thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình, quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh khi chưa thẩm định, lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực, thiếu kinh nghiệm, cung cấp sản phẩm cho dự án không đảm bảo chất lượng nên công trình liên tục bị hư hỏng trong quá trình vận hành, khai thác.”

Qua mô tả của báo chí Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thể hiện việc làm trong sạch Đảng qua các vụ bê bối Trịnh Xuân Thanh và người đỡ đầu là cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng bật đèn xanh cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước, về việc điều tra nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nếu có dấu hiệu vi phạm.

Nhưng vấn đề lớn nhất là Formosa gây ra thảm họa môi trường, ảnh hưởng cho kinh tế Việt Nam nói chung và hàng trăm ngàn người ở 4 tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng, lại chưa thấy ông Tổng Bí thư hạ lệnh đập con ruồi nào, nói theo sự ví von bên Trung Quốc Tập Cận Bình “Đả hổ diệt ruồi”.

Khi vụ bê bối Trịnh Xuân Thanh, rồi Vũ Quang Hải con trai cựu bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng xảy ra vào trung tuần tháng 6 vừa qua, việc chuẩn bị dư luận báo chí được cho là khá rõ rệt. Lúc đó TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động dân quyền ở Hà Nội đã nhận định:

“Ông Nguyễn Phú Trọng muốn học ông Tập Cận Bình để đả hổ diệt ruồi, nhưng tình hình ở Việt Nam khác với Tàu. Ông Nguyễn Phú Trọng khó có thể tập trung quyền lực một cách thô bạo như Tập Cận Bình để mà làm được những việc của một nhà độc tài khủng khiếp như ông Tập Cận Bình. Nhiều khả năng, đây cũng là những việc làm cho xì bớt những bức xúc của người dân, rồi đâu cũng vào đấy… vì nếu mà đả hổ diệt ruồi hết cả Việt Nam thì là họ tự dẹp họ, nói chung là không khả thi.”

Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo nhận định của TS Phạm Chí Dũng là tranh chấp giữa các nhóm quyền lực mới và cũ để thâu tóm các thị trường làm ăn lớn và nhiều lợi nhuận. Người đọc báo nhận thấy một điều, những mũi tấn công vòng ngoài qua vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải sau cùng đều dẫn tới ông cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, một người có hai nhiệm kỳ cùng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trò chơi dối trá của Trung Quốc ở Biển Đông bị giáng một đòn mạnh

Đại Kỷ Nguyên

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times

Dịch giả: Hoàng Anh

Các tàu nạo vét của Trung Quốc làm việc trên công trường của các đảo nhân tạo trên và xung quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông ngày 2 tháng 5. Hải quân Hoa Kỳ gần đây gửi một tàu chiến để tuần tra gần các đảo nhân tạo của Chế độ Trung Cộng. (US Navy)

Cơ sở của vấn đề pháp lý của Chế độ Trung Cộng và chiến lược để khai thác Biển Đông là dựa trên một chủ quyền lịch sử mang tính giả tưởng – và vào ngày 12 tháng 7, một Tòa trọng tài ở La Hay đã tuyên bố rằng cơ sở này là sai.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhanh chóng đáp trả. Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ coi quyết định của Tòa trọng tài là “vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc” và tuyên bố rằng họ “không chấp nhận hay công nhận nó”.

Bất chấp những sự ồn ào phát đi từ Bắc Kinh, ĐCSTQ đã mất đi kênh chính của nó để tuyên truyền và cơ hội tốt nhất để thiết lập một nền tảng lý luận cho vị thế của mình ở Biển Đông.

Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu cao cấp Dean Cheng tại Trung tâm nghiên cứu về Asian tại tổ chức Heritage Foundation [Một tổ chức nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Mỹ] thì “quan trọng là cần nhìn nhận rằng vấn đề này chưa kết thúc đâu”.

Một cuốc chiến của sự dối trá

Một trong những chiến lược mà ĐCSTQ triển khai ở Biển Đông là cái được gọi là “Tam chiến” bao gồm chiến tranh pháp lý, chiến tranh tâm lý và chiến tranh truyền thông.

Chiến lược này hoạt đồng bằng cách nhào nặn ra các lập luận “pháp lý”, tạo ra áp lực tâm lý lên đối thủ, thao túng truyền thông đưa tin tức. Văn phòng Đánh giá Mạng lưới (ONA) – một Think tank [tổ chức nghiên cứu và tư vấn] của Lầu năm góc, mô tả chiến lược này trong một báo cáo tháng 5 năm 2013 như là một “quá trính gây chiến mà tạo thành chiến tranh bằng những phương tiện khác” và nó sử dụng dối trá như là một cách để “chuyển biến môi trường chiến lược theo một phương thức mà tạo ra một kiểu động lực giao tranh [từ sự] phi lý.”

Ông Cheng nói rằng việc ĐCSTQ sử dụng chiến tranh pháp lý “thực ra đã không là một vấn đề như điều mà nhiều cơ quan pháp lý khác nói”. Ông lưu ý rằng đã có những Giáo sư luật học Trung Quốc và những người khác cố gắng để làm mất tín nhiệm của Tòa trọng tài, và họ nói rằng nó [Tòa] đã bị bại hoại hoặc là không có thẩm quyền.

Cốt lõi của chiến lược “Tam chiến”của ĐCSTQ là việc đưa ra thông tin sai lạc – một phương thức tuyên truyền hoạt động bằng cách nhào nặn ra một lời nói dối và thêm thắt vào trong đó chút ít sự thật, sau đó sử dụng lời nói dối này như là cơ sở để tạo ra những lập luận có vẻ như chính đáng và hợp pháp. Mục tiêu chính của việc đưa ra thông tin sai lạc là đạt được sự đưa tin bởi các hãng tin tức uy tín và các Think tank, chúng có thể được sử đụng để tạo ra các lập luận bổ sung.

Ở Biển Đông, chiến lược này thể hiện ở các tuyên bố của ĐCSTQ là nó có chủ quyền lịch sử trên gần như toàn bộ khu vực, điều này cho phép nó tạo ra các đảo, tuyên bố chu vi phòng thủ quanh các đảo nhân tạo của nó và xua đuổi tàu các nước khác ra khỏi khu vực.

Con đường phía trước

Website của Tòa trọng tài đóng cửa một thời gian ngắn sau thông báo, nhưng một bản lưu trữ thông cáo báo chí của nó vẫn còn tiếp cận được.

Theo thông cáo báo chí này, ĐCSTQ đã tẩy chay Tòa trọng tài, tuy nhiên thậm chí cả khi Trung Quốc vắng mặt, Tòa trọng tài vẫn tiếp tục “kiểm tra tính xác thực của tuyên bố bởi Philippines”, nó phát biểu. Điều này bao gồm chất vấn phía Philippines, bổ nhiệm chuyên gia độc lập để “báo cáo với Tòa trọng tài về những vấn đề kỹ thuật” và “thu thập chứng cứ lịch sử liên quan đến các thực thể ở Biển Đông và cung cấp nó cho các bên liên quan để cho ý kiến”.

Cuối cùng, Tòa trọng tài tìm thấy một sự thuyết phục hoàn toàn rằng tuyên bố của Trung Quốc là sai. Tòa nói trong thông cáo báo chí rằng họ “tìm thấy rằng tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử đối với các tài nguyên là không tương thích với sự phân bổ chi tiết về các quyền và khu vực hàng hải” trong Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển, và bất kỳ quyền lịch sử nào ĐCSTQ đã có với tài nguyên ở Biển Đông bị “phủ nhận bởi sự có hiệu lực của Công ước trong phạm vi mà chúng [quyền có tính lịch sử từ tuyên bố của Trung Quốc] không tương thích với hệ thống khu vực hàng hải của Công ước”.

H1Những yêu sách của các quốc gia khác nhau trên Biển Đông (VOA)

Tuy nhiên, bất chấp phán quyết, ĐCSTQ liên tục tuyên bố rằng nó sẽ “không chấp nhận hay tham giự vào vụ việc trọng tài được đơn phương khởi xướng bởi Philippines”, theo thông cáo báo chí.

Theo ông Cheng, Chế độ Trung Cộng không tham dự vào các buổi điều trần vì một lý do đơn giản “họ biết vụ việc của họ sẽ không đứng vững trước các quy định hiện hành của luật pháp quốc tế”.

Nhưng cũng theo ông Cheng cho biết, “Trung Quốc đã không thực hiện bất kỳ sự nhượng bộ nào ở Biển Đông trước đây và cũng sẽ không có ý định làm vậy lúc này”.

Ông cho biết thêm rằng “Không có nhiều quốc gia tin vào vị thế của Trung Quốc để tham gia cùng”.

Sắp tới có nhiều khả năng ĐCSTQ sẽ tạo ra một sự tuyên truyền mới nhằm hạ thấp uy tín của Tòa trọng tài, nó có thể sẽ cố gắng để nhạo nặn một dòng tin tức sai lạc để hỗ trợ cho tuyên bố của nó. Có nhiều khả năng CCP sẽ tạo ra một cuộc công kích mạnh hơn hoặc là bằng sức mạnh quân sự hoặc là bằng việc khởi động nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh dân sự hơn nữa ở Biển Đông.

ĐCSTQ có 4 chiếc mặt nạ nó có thể đeo vào trong cuộc xung đột ở Biển Đông: một cái là dọa dẫm quân sự, một cái là các hoạt động đầu tư kinh doanh hòa bình, một cái là lợi ích tài chính và cái còn lại cho sự dối trá mang tính chiến lược.

Phán quyết của Tòa trọng tài đã đặt một vết lõm trên chiếc mặt nạ dối trá chiến lược của ĐCSTQ, nhưng những mặt nạ khác của nó phần lớn vẫn còn nguyên vẹn.

“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ sử dụng thẻ du lịch”, ông Cheng nói, lưu ý đến việc nước này đã thực hiện các chuyến bay du lịch tới Biển Đông. Ông nói rằng ĐCSTQ cũng sẽ nhiều khả năng tạo ra nhiều đợt công kích mới với sức mạnh quân sự và có thể cũng sẽ tìm kiếm các yếu tố kinh tế để biện minh cho các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp trong khu vực.

Ông lưu ý rằng ĐCSTQ có thể sẽ cố gắng thực hiện một sự tiếp cận ngoại giao và xây dựng đồng minh của nó, đó có thể bao gồm Lào, Campuchia và Brunei. Ông nói nó có thể đề nghị những quốc gia này một thỏa thuận theo kiểu “lên tiếng, làm việc với chúng tôi các bạn sẽ đạt được điều gì đó, phản đối chúng tôi bạn sẽ không nhận được gì cả”.