
Lê Hùng (Đồ họa: Futurism)
Lê Hùng (Đồ họa: Futurism)
Có một chữ ‘Đức’ thấm đẫm trong văn hóa cổ xưa, xuyên suốt cả Đông Tây kim cổ. Đức sáng, tâm sáng, đó chính là nền tảng của một phẩm giá thanh cao và một nhân cách cao thượng.
Năm 1793, tại Quảng trường Cách mạng ở Paris, vị vua và hoàng hậu nước Pháp bị đưa lên đài tử hình. Khi bước chân đến đoạn đầu đài, hoàng hậu Marie Antoinette vô tình dẫm lên chân của kẻ đao phủ, ngay lập tức bà nói: “Tôi xin lỗi, thưa ông”. Cũng cùng ngày hôm ấy, chồng bà, cựu vương Louis XVI đã để lại những lời nói điềm tĩnh và cao thượng trước đông đảo công chúng Paris:
“Ta chết một cách vô tội bởi những tội danh được gán cho ta. Ta tha thứ cho kẻ đã gây ra cái chết của ta, và cầu Chúa rằng máu của ngươi sẽ không bao giờ rơi trên đất Pháp.”
Tại nước Nga xa xôi, vào năm 1910 một người đàn ông 82 tuổi đã quyết định tặng toàn bộ tài sản của mình cho người nghèo để giải thoát họ khỏi cuộc sống đau khổ. Ông bước ra khỏi tòa biệt thự của mình, và rồi cuối cùng phải chết như một người vô gia cư trong nhà ga nhỏ hoang vắng. Người đàn ông ấy tên là Lev Tolstoy, tác giả cuốn tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” nổi tiếng. Nhiều năm sau, nhà văn Áo Stafan Zweig đã ca ngợi rằng: “Nếu ông không chịu đựng đau khổ thay cho chúng ta thì ông không có được tiếng thơm toàn nhân loại như vậy”.
Trở lại với phương Đông để cùng nhìn lại phẩm hạnh cao quý của các bậc tiền nhân. “Tả truyện” kể rằng, vào năm Tống Tương Công 15, có một người nhận được miếng bạch ngọc không tì vết liền mang đến tặng cho đại phu Tử Hãn. Tử Hãn không nhận mà trả lời rằng: “Ngọc bội là bảo bối của ngươi, còn ‘không tham’ lại là bảo bối của ta. Nếu như ta nhận bảo bối của ngươi thì cả hai ta đều bị mất bảo bối rồi. Ngươi hãy cầm đi đi!”
Có một câu chuyện về tướng quốc Án Anh của nước Tề như sau: Khi được vua Tề Cảnh Công ban tặng lụa là châu báu, Án Anh đều nhất mực khước từ. Sau, vua Tề lại có nhã ý ban cho ái nữ, bởi phu nhân của Án Anh khi đó đã già nua xấu xí. Án Anh chắp tay mà rằng: “Lúc trẻ người ta lấy mình là mong về già có nơi nương tựa. Thần thiếp của thần tuy già xấu nhưng vẫn đáng trân trọng, thần không dám phụ bạc”. Câu nói ấy của Án Anh khiến vua Tề vô cùng nể phục, lại thêm tin tưởng và trọng dụng vị hiền thần của mình hơn nữa.
Nói đến cốt cách thanh cao, những tấm gương sáng, đức sáng của người Việt ta không phải là hiếm. Sách sử vẫn còn ghi chép về những vị vua anh minh, những vị quốc thần liêm chính, những nàng công chúa hiếu thảo, và những bậc cao tăng giữ lòng trong sạch, không vướng bụi trần. Ở đây chỉ xin kể lại câu chuyện về một vị thiền sư vào thế kỷ 19.
Thiện Thành Liễu Đạt là vị sư ở ngôi chùa Đại Giác, nổi tiếng với dung mạo tuấn tú, tư chất thông minh, phẩm hạnh cao quý, và kiến thức Phật học uyên thâm. Tài năng và đức độ của ngài đã khiến công chúa Ngọc Anh rung động, người vẫn thường hay lui tới Phật đường để được gặp mặt thiền sư.
Thế nhưng, vì tấm lòng kiên định theo Phật Pháp mà nhà sư tìm mọi cách tránh né. Ngài thậm chí còn nhập tịnh thất hai năm, đóng cửa để gõ mõ tụng kinh.
Công chúa Ngọc Anh với mối tình đơn phương đã lặn lội khắp chốn để đi tìm thiền sư. Cuối cùng, khi tìm được tới tịnh thất, nàng vẫn không thể gặp mặt ngài.
Không còn cách nào khác, công chúa bèn quỳ trước cửa tịnh thất và thưa rằng: “Nếu hòa thượng không tiện ra tiếp, xin hãy cho con nhìn thấy bàn tay của hòa thượng, đệ tử sẽ hân hoan mà ra về”. Im lặng vài phút, thiền sư đưa bàn tay ra cửa nhỏ nơi đưa thức ăn vào thất. Công chúa vội ôm bàn tay rồi sụp xuống lạy và khóc.
Đêm hôm ấy vào khoảng canh ba, khi mọi người đang yên giấc, bỗng tịnh thất của thiền sư bốc cháy. Chỉ còn lại bài thơ của thiền sư trên vách chánh điện viết rằng:
THIỆT đức rèn kinh vẹn kiếp trần
THÀNH không vẩn đục vẫn trong ngần
LIỄU tri mộng huyễn chơn như huyễn
ĐẠT đạo mình vui đạo mấy lần.
Nhục thân hòa tan vào ngọn lửa, nhưng vẫn còn đó tấm lòng kiên định vào Phật pháp cùng con đường tu hành không vướng bụi trần của thiền sư.
Hồng Liên tổng hợp/Daikynguyen
HN 21.7.2016.
Tên thật: Nguyễn Thị Lâm.
SN: 01.11.1981, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Tình trạng hôn nhân: đã ly hôn và có 1 con gái 5.5t.
Nơi ở: xã Cổ Điển, Đông anh, HN
Nghề nghiệp hiện tại: kinh doanh hải sản, Hải sản 3 miền Bắc Trung Nam: Trung Định .văn phòng tại chợ Hải Bối, ĐA, HN.
Đã từng làm: NVKD, HDVDL, lễ tân, thu ngân, làm nail tóc, dạy bơi, kinh doanh tự do Mỹ phẩm,… miễn là to make money!
Tôi chưa bao giờ nói với bạn tôi là ai vì tôi hiểu rằng các bạn quan tâm đến thông tin trên fb của tôi chứ không phải là quan tâm đến cá nhân tôi, bởi vì tôi chỉ là dân thường chứ không phải người nổi tiếng. Đó là những lời rất thật lòng. Nhưng giờ thì đã đến lúc tôi muốn được chia sẻ như một cách làm vơi đi những áp lực
Tôi đã từng sống như một cái máy: làm việc, làm việc đến mười mấy giờ đồng hồ một ngày. Làm việc ban ngày và đi làm cả đêm (hải sản bán hàng buổi đêm). Tôi và chị gái kinh doanh Hải sản tại chợ Long Biên, HN …
Tôi sinh ra ở Vĩnh Phúc trong một gia đình không thể giàu có sau ít nhất 2 lần đổi tiền mà tôi còn nhớ được, ông bà ngoại tôi là những địa chủ giàu có trước 1975 nhưng họ rất tốt bụng. Thậm chí cha tôi hồi đó chỉ là một đứa trẻ mồ côi ‘ người làm thuê cho ông bà, nhưng ông bà vẫn gả mẹ tôi – con gái rượu duy nhất cho người làm thuê nghèo khó.
Cải cách ruộng đất, ông bà mất hết cả, đường làng chạy qua giữa ngôi nhà của ông bà tôi ngăn ra thành 2 nửa đến bây giờ vẫn còn ở Chấn Hưng Vĩnh Phúc. Bố mẹ tôi là những tiểu thương đã trở nên giàu có mua được nhà, xe đầu tiên ở Vĩnh Yên khi đèn điện đối với người dân vẫn còn là thứ xa xỉ phải dùng tiết kiệm… Sau 2 lần Nhà nước “đổi tiền”mà bản chất là cướp sạch của dân đối với những người am hiểu về tài chính, nhà tôi thành trắng tay! Tôi còn nhớ, lúc đó nhà tôi có nhiều tiền lắm, bố tôi đã từng bị bắt lên đồn CA tra hỏi về việc vì sao lại có Rượu để uống, vì sao lại “ có vẻ” có nhiều tiền? Tôi mười mấy tuổi, đêm đó nhìn người thân của tôi lặng lẽ khiêng một bao tiền ném xuống hồ. HỒ đó ngày trước gọi là Hồ Láp, dưới chân dốc Dốc Láp không xa nhà tôi ở… xong Tôi chưa bao giờ hiểu được chuyện gì đã xảy ra cho đến 2 năm gần đây khi bắt đầu quan tam đến chính trị VN một cách tình cờ từ vụ án Cù Huy Hà Vũ 2015…
Tôi bắt đầu viết fb như một cách thỏa mãn cá nhân và chia sẻ những tin tức mà tôi quan tâm trong vòng 9 tháng cho đến khi nhiều người công nhận là fb này đã trở nên hot. Tôi không quan tâm đến điều đó nếu như không phải vì hot mà nó bị tấn công mạnh mẽ. Ngày nào cũng nhận được thông báo bị hack, report, bị đổi mật khẩu … từ khắp các thể loại trình duyệt…. tôi đã từng bị mất quyền kiểm soát fb này trong khoảng 15 ngày mới lấy lại được và đó lý do tôi sử dụng thêm fb Khanh Nguyenn
Đòi lại được nick tôi viết một stt tuyên bố sử dụng cả 2fb để chống cộng “hai tay hai súng”.
Tôi chỉ xuống đường với ACE khi tôi đã hiểu rõ là mình có quyền biểu tình, tôi đang tiến và tôi sẽ không dừng lại.
Nổi tiếng là mong ước của nhiều người, song đối với những “phản động”theo cách gọi của CSVN thì vô cùng khổ sở: bị CA bắt bớ vô cớ, bị thanh tra thanh mẹ cơ sở làm ăn, bị mất việc, bị mất chỗ ở, bị bôi nhọ, bị cô lập và tung tin đồn nhảm, đánh phá đời tư…
Tôi lập fb này ban đầu là nick ảo, ẩn danh ẩn mặt, chủ yếu là tránh bọn ANCS chứ không phải vì muốn lừa dối người khác. Sau lần đầu tiên xuống đường phản đối vụ xử tù Nguyễn Viết Dũng, tôi bắt đầu sử dụng avata là chính mình!
Nhiều ACE đấu tranh đã được gặp con gái tôi khi bé ở HN.
Như thế cho đến nay, tôi bị CA CS bắt giữ lần đầu tiên (bắt nguội) 8.5 sau thành công nức tiếng của cuộc biểu tình phản đối Formosa ngày 1.5 vừa qua trên truyền thông quốc tế …
Như một qui luật tất yếu dưới chế độ độc Đảng của CSVN, các bằng cấp của tôi bị xếp xó với kỹ năng ngoại ngữ dần dần mai một. Vì những mưu sinh và tôi là một người cầu tiến …
CS VN không thể khuất phục được tôi bởi vì tôi là người có bản lĩnh sống, vốn sống từ một gia đình có truyền thống làm kinh tế dù chỉ là các tiểu thương. Hầu hết người nhà tôi đều làm kinh doanh tư nhân.
Nhưng bây giờ tôi biết là tôi đang muốn gì. Tôi muốn học English giỏi như trước đây và phải giỏi hơn trước đây để có thể mang tiếng nói của dân VN trong nước ra quốc tế. Tôi muốn mình không phải ngớ ngẩn cả người khi vô tình tiếp xúc với khách nước ngoài tại HN mà không hiểu họ đang nói gì. Tôi đặt một câu hỏi : tại sao Người Mỹ có thể đi khắp thế giới mà gần như không cần visa (công dân toàn cầu), trong khi người VN đi đến đâu cũng gặp khó khăn, và đi phỏng vấn visa tại các ĐSQ nước ngoài thì thôi rồi là … trượt.
Tại sao nước VN giàu tài nguyên với vị trí địa lý “quyến rũ”như một cô gái đẹp, người VN thông minh có tiếng, cộng đồng người Việt hải ngoại thành công không thua kém các cộng đồng người Nhật, người Hàn … mà VN giờ đây tụt hậu hơn cả Lào và Cam? Vừa đau đáu vừa tiếc nuối và cay cú!
Và mỗi ngày tôi nhìn thấy những bất công, những xấu xa tràn lan trên đất nước này, đã tan hoang dưới quyền cai trị của ĐCS! Tôi dần dần thấy rõ mục tiêu, lý tưởng của cuộc đời mình. Không sức mạnh nào hạ gục được tôi, tôi sẽ sống, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì một VN không phải là của CS.
Tôi có niềm tin “chế độ chỉ là nhất thời, Tổ Quốc và nhân dân mới là vĩnh viễn”. Tôi tỉnh ra khi mình đã không còn ở thời trẻ sung sức nhất, nhưng tiếng nói nhỏ bé từ lương tri vẫn có sức lan tỏa mãnh liệt.
Chỉ mong thời gian hãy đợi tôi để mọi thứ không là quá muộn. Cái án tử 2020 sát nhập Tàu đang lơ lửng trên đầu. Còn là con dân nước Việt, ai có thể ngồi im?
Tại sao tôi chống Cộng? Ở với Trung quốc thì sống còn khổ hơn chết. Nếu đằng nào cũng chết thì tại sao lại không lựa chọn một cái chết cho oanh liệt!
Ps: con gái và những tấm bằng có thể đem đốt của tôi.
HN 21.7.2016
Không chỉ phản bội niềm tin của cử tri, nhập quốc tịch vào “thiên đường trốn thuế” Malta để tẩu tán số tiền khổng lồ lên tới hàng trăm triệu Euro, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường còn cao tay hơn các đại gia Nguyễn Đức Kiên, Phạm Công Danh khi lợi dụng đặc quyền và tư cách ĐBQH để thực hiện các phi vụ làm ăn phi pháp, thâu tóm ngân hàng và hàng ngàn hecta đất, đẩy rất nhiều nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.
Sự phát triển “thần kỳ” của VID Group
Từ một công ty được thành lập năm 2006 chỉ chưa đầy 6 nhân viên, chưa đầy một năm sau (thời điểm bà Hường trúng tuyển ĐBQH khóa đầu tiên), tập đoàn VID Group của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã bành trướng hệ thống “chân rết” đến nhiều tỉnh thành khắp miền Bắc.
Lợi dụng đặc quyền và tư cách ĐBQH, bà Hường liên tục thực hiện các phi vụ làm ăn phạm pháp, thâu tóm ngân hàng và hàng ngàn hecta đất, đẩy rất nhiều nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.
Chỉ sau 3 năm thành lập (2009), bà Hường đã cấu kết với Tập đoàn Lifan của Trung Quốc làm chủ đầu tư của 9 khu công nghiệp (hiện con số này đã tăng đến 11 KCN), gồm 3 KCN ở Hà Nội, 1 ở Hà Nam, 3 ở Hải Dương và 2 KCN ở Hưng Yên. Diện tích đất và số lượng khu công nghiệp mà bà Hường chiếm giữ nhiều đến nỗi trong giới kinh doanh, bà Nguyệt Hường được ví von là “bà đỡ của các khu công nghiệp”.
Đã có biết bao nông dân Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và ở Hà Nội phải rơi nước mắt “nhường” lại đất với giá rẻ mạt cho gia đình bà làm dự án! Sự thành công của gia đình bà Hường đã đẩy biết bao gia đình nông dân ở các vùng quê vào cảnh “màn trời chiếu đất”, khiếu kiện khắp nơi!
Đó là chưa kể VID Group còn nắm giữ 60% vốn tại Công ty CP Bất động sản Hanovid, bà Hường cũng được biết đến là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TNG Holdings, có cổ phần lớn tại CTCP Đầu tư và phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam, sở hữu nhiều tổ hợp BĐS có tổng giá trị lên tới vài chục ngàn tỷ đồng.
Tại sao VID Group, chỉ sau 1 năm thành lập lại có thể “bành trướng” hoạt động trải khắp miền Bắc? Phép màu nào đã giúp tập đòan này thành công với tốc độ kỳ diệu như thế? Có hay không việc bà Hường lợi dụng đặc quyền của ĐBQH để quan hệ, thao túng, trục lợi ?
Phải chăng, bà Hường cùng chồng là Trần Anh Tuấn tuồn tài sản ra nước ngoài và đang “chuẩn bị” tẩu thoát sau hàng loạt phi vụ phạm pháp? (Ảnh chụp hộ chiếu ghi rõ Quốc tịch Malta của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, được cấp ngày 22/6/2016 do Văn phòng Hộ chiếu Malta cấp. Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung)
Tiếp theo dưới đây là một số phát hiện “hay ho”, phơi bày những thủ đoạn thâu tóm và lũng đoạn kinh tế của vợ chồng bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Trần Anh Tuấn trong thời gian bà Hường đương nhiệm ĐBQH.
Thâu tóm Maritime Bank
Ngân hàng Maritime Bank (MSB) được thành lập từ năm 1991 và trở thành ngân hàng đại chúng vào năm 2006. MSB bắt đầu tái cơ cấu bộ máy, thấy đây là cơ hội ngàn vàng, vợ chồng bà Hường lập tức tung tiền thâu tóm và trở thành nhóm cổ đông mới (ông Tuấn – bà Hường) nắm giữ vị trí then chốt tại MSB.
Ngay tại Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên đầu tiên sau khi trở thành ngân hàng đại chúng, ông Trần Anh Tuấn (khi đó còn là Tổng Giám đốc VID Group) đã nhảy vào HĐQT nhiệm kỳ 2007-2011 và giữ chức danh Phó Chủ tịch MSB, dù trước đó quản lý ngân hàng vẫn còn là một điều xa lạ đối với ông. Từ tháng 10/2008, ông chiếm chức vụ Tổng Giám đốc và giữ vị trí đó cho đến khi nắm được chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2012-2016, còn bà Hường nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Sáng lập MSB.
Không chỉ giống các đại gia Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) và Phạm Công Danh thực hiện các thủ đoạn để thâu tóm ngân hàng, lũng đoạn kinh tế, bà Hường còn sử dụng tư cách Đại biểu Quốc hội để làm “tấm chắn” cho các phi vụ làm ăn lừa đảo, phi pháp.
Ảnh chụp hộ chiếu ghi rõ Quốc tịch Malta của chồng bà Nguyệt Hường – ông Trần Anh Tuấn được cấp ngày 22/6/2016 bởi Văn phòng Hộ chiếu Malta. (Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung)
Ảnh chụp hộ chiếu ghi rõ Quốc tịch Malta của con trai bà Hường – Trần Anh Đức, được cấp ngày 22/6/2016 bởi Văn phòng Hộ chiếu Malta. (Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung)
Cú phốt “siêu lừa” Huyền Như
Trong đại án Huỳnh Thị Huyền Như gây chấn động giới tài chính năm 2014, “siêu lừa” Huyền Như đã lừa đảo chiếm đoạt 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Công ty Hưng Yên với tổng số tiền 1.598.069.274.709 đồng. Liên quan vụ việc này, Bản án hình sự sơ thẩm số 46/2014/HSST ngày 27/1/2014 vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, kết luận “Như biết có một số công ty “sân sau” của Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) có nguồn vốn muốn gửi để kiếm tiền lời nhiều và cần gặp trực tiếp để đàm phán”. Như vậy, chính bản án và nhận định của Hội đồng xét xử trong phiên sơ thẩm đã khẳng định những sai phạm của ngân hàng Maritime Bank liên quan đến “siêu lừa” Huyền Như.
Câu hỏi đặt ra là: Tỷ lệ lợi ích của Maritime Bank tại 3 công ty này là bao nhiêu? Trách nhiệm của ông Tuấn (Chủ tịch HĐQT) và bà Hường (Chủ tịch Hội đồng Sáng lập) đối với vụ việc này đến đâu? Tại sao những sai phạm nghiêm trọng của Maritime Bank liên quan trong vụ Huyền Như lại chìm xuồng? Phải chăng, bà Hường đã sử dụng tư cách ĐBQH để đạt được quyền miễn trừ trách nhiệm hình sự, không bị khởi tố, phục vụ lợi ích cá nhân?
Đối chiếu với sự việc của Maritime Bank trong Đại án Huyền Như, cũng như Nguyễn Đức Kiên và các lãnh đạo ACB đã phải “trả giá” cho các sai phạm lũng đoạn nền kinh tế, vậy thì bao giờ lãnh đạo Maritime Bank, trực tiếp là ông Tuấn – bà Hường phải chịu trách nhiệm về các sai phạm này ?
Vợ chồng bà Hường dưới lớp vỏ là Đại biểu Quốc hội, nhiều năm qua đã liên tiếp thâu tóm, thực hiện nhiều hành vi lũng đoạn nền kinh tế. Chiếc vòi bạch tuộc mọc ra từ VID Group và Maritime Bank của vợ chồng bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Trần Anh Tuấn đã rút không biết bao nhiêu tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân cũng như tài nguyên đất nước.
Và nay, bà Hường đã lên kế hoạch “tẩu tán” toàn bộ tài sản khổng lồ sang “thiên đường trốn thuế” Malta trước khi bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý theo pháp luật. Không thể để bà Hường và ông Tuấn dễ dàng “tháo chạy” như thế. Đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, điều tra và xử lý những sai phạm vợ chồng bà Hường đã gây ra.
Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung
_____
Đảng đối lập chính của Malta đã kêu gọi thủ tướng nước này phải giải thích rõ vì sao một cựu đại biểu quốc hội Việt Nam lại có thể được cấp hộ chiếu của nước này.
Báo chí Malta dẫn lời thông cáo của Đảng Dân tộc nói rằng Thủ tướng Joseph Muscat “không thể tiếp tục giữ im lặng” về vụ việc liên quan tới bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường sau khi nữ doanh nhân này bị tước tư cách đại biểu quốc hội Việt Nam.
Theo truyền thông Malta hôm 21/7, đảng đối lập này cáo buộc rằng việc cấp hộ chiếu cho bà Hường đã không được cân nhắc kỹ càng.
Truyền thông của quốc đảo nằm ở châu Âu còn đưa tin thêm rằng không chỉ cựu nữ đại biểu quốc hội Việt Nam, mà cả gia đình bà đã có quốc tịch Malta.
Báo chí Việt Nam hôm 17/7 đưa tin Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp đột xuất và đưa ra quyết định không xác nhận tư cách đại biểu quốc hội đối với bà Hường.
Theo Văn phòng Quốc hội, lý do là bà vi phạm Luật Quốc tịch của Việt Nam, khi có thêm quốc tịch Malta mà không kê khai trong hồ sơ ứng cử.
Nữ doanh nhân 46 tuổi này là chủ tịch Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chuyên đầu tư vào các khu công nghiệp.
Năm 2014, Malta bắt đầu chương trình Nhà đầu tư cá nhân, trao quốc tịch cho các công dân nước ngoài.
Theo Malta Today, Times of Malta
Dù chưa đi vào vào hoạt động chính thức, nhưng chất thải của doanh nghiệp này đang hiện diện từ biển đến đất liền. Ở Kỳ Anh, người dân, báo chí liên tục phát hiện những điểm chôn trộm chất thải của đại doanh nghiệp này ở khắp mọi nơi. Chiều nay, từ một nguồn tin đáng tin cậy, tôi được biết 100 tấn chất thải chôn ở Kỳ Trinh, 145,5 tấn chất thải nguy hại nghi ngờ được đưa ra Phú Thọ, hàng nghìn tấn chôn rải rác ở khắp Kỳ Anh, ở công viên, ở khu dân cư, chưa phải là số chất thải cuối cùng có thể được tìm thấy có nguồn gốc từ Formosa được xả bừa bãi ở Hà Tĩnh.
Tôi tự hỏi: tại sao một doanh nghiệp, một dự án có số vốn đầu tư lớn như vậy, lại hành xử như một kẻ vô học với phông văn hoá về môi trường thấp đến mức khó tin như vậy? Tiếp cận báo cáo Đầu tư năm 2008 của dự án này, với những dữ liệu liên quan đến việc dẫn dắt, mời gọi tới khi phê duyệt và nhận được giấy phép đầu tư của một đại dự án mới thấy điều gì cũng có lý do của nó cả. Các mẹ ạ, tốc độ phê duyệt cái đại dự án này, còn nhanh hơn cả dân Việt tử tế xin xây cái chuồng gà, mới thấy là cái thằng FHS này nó định làm ăn tử tế như nào trên đất của ta!
Chưa bàn đến sự thay đổi – chủ yếu là đốt cháy giai đoạn, tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô công nghiệp thép, chiếm trọn cảng Sơn Dương – cảng trung chuyển chiến lược của miền Trung (trước đó người anh em thân thiết Lào xin mãi hem cho đấy!) thì theo báo cáo đầu tư năm 2008 Dự án này có tổng mức đầu tư (cả hai đợt) hơn 15 tỷ đô la, có diện tích chiếm đất và mặt nước 4.448 ha, nhưng đã được chuẩn bị đầu tư (kể từ khi nhà đầu tư thăm quan Khu kinh tế Vũng Áng; lập, phê duyêt báo cáo đầu tư; phê duyệt ưu đãi; đến khi có cam kết cho vay vốn của các ngân hàng) chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng. Trong đó, báo cáo đầu tư được Formosa lập trong vòng 3 ngày; còn nếu tính cả việc thẩm định phê duyệt dự án và thương thảo về các ưu đãi đầu tư (do UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện) – trong vòng hơn 1 tháng.
Một chuyên gia có tiếng cho rằng, ở vụ việc này, không cần bình luận, chỉ xin nêu những mốc thời gian quan trọng có liên quan cũng có thể thấy được sự vớ vẩn trong quản lý, cấp phép, thẩm định môi trường của FHS, của các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh thời điểm đó (và cả thời điểm hiện tại khi mất hút con mẹ hàng lươn mấy tháng nay. Vài ngày vừa rồi anh Đinh có liên tục lên tiếng thì hoá ra anh cũng không ngoài cái sự vớ vẩn trong quản lý môi trường tại địa phương này. Chuyện này em nói ở tập sau!)
Ngày 22/10/2007: Formosa có cuộc gặp đầu tiên với UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 09/11/2007: Formosa gửi “thư tay” (không có dấu, không logo, không biển hiệu) cho UBND tỉnh Hà Tĩnh thừa nhận “vị trí, cảng biển và các điều kiện của khu kinh tế Vũng Áng là ‘excellent’”. Đồng thời Formosa thông báo có kế hoạch đầu tư ở đây một nhà máy thép công suất giai đoạn I là 7,5 triệu tấn/năm và giai đoạn II thêm 7,5 triệu tấn/năm nữa. “Formosa hy vọng được được thảo luận về kế hoạch đầu tư này với các sở có liên quan của tỉnh Hà Tĩnh và thu xếp gặp báo cáo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để được cấp giấy phép”.
Ngày 12/12/2007: Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ký công văn số 3182/UBND-CN2 v/v “đầu tư vào Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa” với nội dung “đề nghị Tập đoàn (Formosa) tiến hành khảo sát, lập hồ sơ các dự án báo cáo Chính phủ Việt Nam, các Bộ, ngành Trung ương có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để kịp thời hoàn chỉnh thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành”.
Ngày 24/12/2007: phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiếp và nghe Đại diện của tập đoàn Formosa “báo cáo về các dự án sản xuất thép sản lượng 15 triệu tấn và Cảng nước sâu Sơn Dương”. Tại buổi làm việc này, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo Formosa phải xây dựng Báo cáo đầu tư.
Sau đó 3 ngày, ngày 27/12/2007: ông Ngô Quốc Hùng- tổng giám đốc thay mặt Tập đoàn Formosa có thư gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chúng tôi đã xây dựng báo cáo đầu tư về hai dự án trên để đệ trình lên chính phủ Việt Nam…. Nay chúng tôi xin gửi đến ngài báo cáo đó, rất mong được Ngài và các cơ quan hữu quan của Chính phủ Việt Nam sớm chấp thuận”. Đồng thời Formosa khẳng định: “Ngay sau khi nhận được sự chấp thuận của chính phủ Việt Nam, chúng tôi sẽ triển khai việc lập báo cáo tiền khả thi và tháng 3 năm 2008 sẽ trình lên các cơ quan hữu trách của Việt Nam. Nếu cuối tháng 5 năm 2008 nhận được giấy phép đầu tư, tháng 6 năm 2008 chúng tôi sẽ chính thức khởi công công trình”.
Sau đó 19 ngày, ngày 15/01/2008 tổng giám đốc Formosa gửi thư cho “ngài Ngyễn Tấn Dũng- thủ tướng nước cộng hóa xã hội chủ nghía Việt Nam khẳng định: “chúng tôi đã … hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án”.
Sau đó 1 ngày, ngày 16/01/2008, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh- Võ Kim Cự đã ký công văn số 102/UBND-CN2 gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo: “Qua nghiên cứu thực tế và hồ sơ cho thấy Formosa là Tập đoàn có các nguồn lực và kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là dự án cảng biển và luyện thép”.
Ngày 04/3/2008 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký văn bản “hỏa tốc” số 323/TTg-QHQT thông báo: “Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
– Đồng ý chủ trương Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa- Đài Loan lập Dự án đầu tư Nhà máy liên hợp thép tại Khu kinh tế Vũng Áng và Cảng nước sâu Sơn Dương tỉnh Hà Tĩnh như đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại công văn nêu trên.
– UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành có liên quan chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng hướng dẫn nhà đầu tư lập dự án đầu tư và hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tổ chức thẩm định Dự án và hồ sơ theo quy định hiện hành của Luật đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.
Sau đó hơn 1 tháng, ngày 09/4/2008, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ký văn bản số 858/UBND-CN2 gửi Tập đoàn Formosa v/v “xác nhận ưu đãi đầu tư cho Tập đoàn Formosa”, trong đó khẳng định: “… Thời gian cho thuê đất là 70 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, nếu có nhu cầu Formosa sẽ được ưu tiên tiếp tục thuê đất”;
Sau đó 2 ngày, ngày 11/4/2008, Formosa đã nhận được “thư khẳng định hợp tác của các ngân hàng với Formosa trong đầu tư liên hợp gang thép và cảng tại Hà Tĩnh”.
Và chỉ gần 2 tháng sau, ngày 12/6/2008, Formosa chính thức có giấy phép đầu tư – anh Võ Kim Cự, một lần nữa ký tên vào giấy phép!
Ngày 30-6-2008, tức vỏn vẹn 18 ngày sau, Formosa đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đến đây, các mẹ tự suy luận xem ai là kẻ cõng rắn cắn gà nhà! Em tạm thời dừng lại phát đã! Stt mang tính thử nghiệm xem một đứa suốt ngày bị chê béo và xấu ko thể làm Hotgirl có thể thu hút sự chú ý không? Nhiều like em sẽ tiếp tục chuyển tới thông tin liên quan đến người đã được đề cập đang ở đâu, làm gì, và trả lời ra sao khi được hỏi về Formosa, có clip, đảm bảo Hot hơn cả em phỏng vấn anh Chu Xuân Phàm!
Khuyến mãi các mẹ cái thư hoan nghênh!
Nguyễn Trọng Bình /Viet-Studies
Ngày 18/7, hàng loạt cơ quan truyền thông chính thống nước nhà đồng loạt đưa tin Việt Nam bác bỏ thông tin của báo chí Trung Quốc về buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14-7-2016 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) liên quan đến vấn đề về tranh chấp ở biển Đông [1]. Tất cả các bản tin đều dẫn nguồn từ Thông tấn xã Việt Nam như thể giải thích với nhân dân trong nước là không nên “hiểu lầm” lập trường của chính quyền Việt Nam ngay sau khi có phán quyết từ Tòa trọng tài Thường trực (PCA) về vụ kiện của người Philippines ngày 12/7/2016.
Đọc lại các bản tin có liên quan về vấn đề này từ phía truyền thông Việt Nam người viết bài này không thể không đặt ra câu hỏi: Truyền thông Trung Quốc có thực sự xuyên tạc hay vì sự lập lờ nước đôi của lãnh đạo chính quyền Việt Nam mới là nguyên nhân chủ yếu?
Trước hết, có thể thấy, kể từ khi PCA đưa ra phán quyết không công nhận “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc, phản ứng của lãnh đạo chính quyền nước nhà đến thời điểm này chủ yếu chỉ được thể hiện qua bản tin duy nhất được phát đi từ phía Bộ ngoại giao Việt Nam ngay sau đó. Nội dung của bản tin vẫn như thường lệ là những lời lẽ chung chung, mềm mỏng, nhẹ nhàng quen thuộc. Mới nghe qua nghe tưởng chừng khôn khéo nhưng nếu ngẫm kỹ lại thì không hẳn như vậy.
Đành rằng chỉ nói “hoan nghênh phán quyết cuối cùng của PCA” và không nói ủng hộ hay chúc mừng Philippines là sự khôn ngoan (vì giữa Việt Nam và Philippines cũng đang tồn tại quan điểm khác nhau về chủ quyền một số đảo). Tuy vậy, không một lời nào đề nghị, yêu cầu Trung Quốc xóa bỏ yêu sách về “đường lưỡi bò” thì cũng khó mà thuyết phục dân chúng và bè bạn quốc tế. Dư luận có quyền đặt câu hỏi tại sao không nhân cơ hội này thể hiện rõ lập trường quan điểm của mình với dư luận quốc tế là Việt Nam không bao giờ chấp nhận đàm phán song phương (nếu thực sự nghĩ vậy)? Trong cuộc gặp gỡ bên lề ở Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) sau đó cũng vậy, tại sao không thẳng thắn và mạnh mẽ đề nghị họ nghiêm túc thực thi phán quyết của PCA về yêu sách đường chính đoạn vô căn cứ mà lại “đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất tháng 10-2011 nhằm thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả, toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.”
Về mặt câu chữ, đành rằng không có lời nào nói “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương” nhưng cứ lập lờ nước đôi “đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất…” thì cũng khó mà trách họ suy diễn theo nghĩa tương đương? Nếu trước đây, khi PCA chưa đưa ra phán quyết, ở phương diện nào đó nói như trên còn có thể chấp nhận được nhưng đã biết PCA chính thức “cắt đường lưỡi bò” rồi mà vẫn nói như thế thì có phải rất sai lầm và xuẩn ngốc không? Nếu đã thừa hiểu họ gian manh, xảo quyệt và bất chấp thủ đoạn mà vẫn mềm mỏng, nhẹ nhàng, nước đôi như thế thì trách sao dư luận người ta không xầm xì bàn tán là nhu nhược và yếu hèn?
Còn nhớ năm 2015, tác giả Nguyễn Hồng Thao trong bài viết “Chiến tranh dư luận trên biển Đông và sức mạnh của tác phẩm hư cấu” đăng trên báo Thanh Niên số ra ngày 20/5/2015 như thể “tư vấn” cho chính quyền và Nhà nước về những đối sách mang tầm chiến lược nhằm đối phó với người Trung Quốc trong cuộc “chiến tranh dư luận” trên biển Đông. Theo đó, Nguyễn Hồng Thao cho rằng “Chiến tranh dư luận” hay còn gọi là chiến tranh thông tin, chiến tranh tư tưởng công chúng tạo nền tảng giành lấy thế thắng áp đảo trên phương diện chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý. Đó là kiểu chiến tranh hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ nhắm đến tác động nhận thức và thái độ. Chiến tranh dư luận nhấn mạnh đến tất cả các công cụ truyền tin và ảnh hưởng công chúng như phim ảnh, truyền hình, sách báo, internet, và mạng lưới truyền thông toàn cầu” [2].
Nhằm góp thêm tiếng nói với Nguyễn Hồng Thao, người viết bài này ngay sau đó cũng có bài viết đặt vấn đề mang tính cảnh báo:“Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong cuộc chiến tranh dự luận về biển Đông?” [3]. Thế nhưng, có thể thấy xem ra những chuyện này hoàn toàn không được chính quyền, nhà nước lắng nghe, tiếp thu và điều chỉnh.
Từ đây, nhìn lại việc Thông tấn xã Việt Nam phải khổ sở “đính chính” sự xuyên tạc của truyền thông Trung Quốc với người dân trong nước càng cho thấy rõ hơn sự lúng túng của lãnh đạo nước nhà trong việc “định hướng” dư luận trên mặt trận thông tin, ngoại giao. Hay nói khác đi, thời gian qua trên mặt trận “chiến tranh dư luận” nhằm tuyên truyền cho dân chúng về tình hình thật sự ở biển Đông, chính quyền lãnh đạo nước nhà đã và đang mắc nhiều sai lầm.
Nhìn chung trên tổng thể, có thể nói, trong vấn đề tuyên truyền về chủ quyền Biển Đông hiện nay, các cơ quan tuyên truyền của Việt Nam (đứng đầu là Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo…) đang dần mất khả năng đánh chặn chứ đừng nói chi là ra đòn phản công lại trước sự xuất kích gần như liên tục từ phía chính quyền Trung Quốc. Giống như mới đây một số người chỉ biết ngồi than vãn trong sự bất lực về vấn đề từ rất lâu rồi Trung Quốc đã tiến hành các phong trào, chiến dịch nhồi nhét về “đường lưỡi bò” phi pháp cho dân chúng họ khi còn là những đứa trẻ cấp một. Vấn đề vốn không mới, nhưng các bài viết chỉ dừng lại ở đó thì vẫn chưa cho thấy hết bản chất của vấn đề nêu như thực sự muốn tìm giải pháp để giải quyết. Đọc những bài viết như thế này chỉ càng cho thấy sự yếu kém, “ngụy biện và xuẩn ngốc” của những người có trách nhiệm ở Việt Nam. Vì lẽ, ở chiều ngược lại, thử hỏi từ xưa đến nay chính quyền Việt Nam có nhồi nhét dân chúng mình không? Có lẽ không nói thì mọi người cũng đã biết câu trả lời. Thế hệ trẻ ở Việt Nam từ lâu vốn cũng bị nhồi nhét y hết như thế hệ trẻ ở Trung Quốc có chăng chỉ là sự khác nhau về nội dung nhồi nhét mà thôi. Cụ thể cho đến nay thế hệ trẻ nước Việt vẫn đang bị nhồi vào đầu óc non nớt nhưng nội dung như: phải luôn luôn ghi nhớ và căm thù Pháp, Mỹ; “sự tài tình và sáng suốt của Đảng ta”. Đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc thì đây là người “anh em”, “đồng chí”, “láng giềng tốt”… Những chuyện tàn ác của họ như năm 1979 mang 60 vạn quân sang giết hại đồng bào ta ở các tỉnh phía Bắc, năm 1974 đánh cướp Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa, năm 1988 một lần nữa đánh chiếm đảo Gạc Ma… thì kiên quyết không đưa vào sách giào khoa, không cho thế hệ trẻ biết sự thật… Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, thế hệ trẻ đang được nhồi là phải nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm bạo loạn lật đổ của các “thế lực thù địch”…
Chưa hết, mấy năm gần đây, khi “người bạn vàng” liên tục quấy rối và ức hiếp, dân chúng phản ứng quá thì thỉnh thoảng Ban tuyên giáo Trung ương cũng bật đèn xanh cho các cơ quan truyền thông nước nhà viết bài phản kháng nhưng chủ yếu là mang tính phong trào, thời vụ (với thái độ mềm mỏng, nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng đến “đại cục”). Riêng những ai bất bình mà xuống đường tuần hành, phản đối trong ôn hòa thì nhất định là “bọn phản động” hoặc không cũng là bị bọn phản động mua chuộc, lôi kéo.
Ngoài ra, ở phương diện tuyên truyền khác, thỉnh thoảng cũng cho mang một số bản đồ, tư liệu cổ thể hiện rõ chủ quyền biển đảo đi triển lãm, trưng bày tại các viện bảo tàng, khu hội chợ nhân các dịp lễ lạc. Nhưng khốn nỗi, với các khu bảo tàng thì dân chúng nước nhà từ lâu vốn không có thói quen lui tới; còn ở các hội chợ thì người dân chủ yếu vui chơi, mua sắm chứ ít người vào dòm ngó. Mà cho dù có vào dòm ngó thì những bản đồ, tư liệu cổ toàn chữ Hán, chữ Nôm dân chúng không biết nhìn vào cũng chẳng hiểu gì, muốn lên tiếng hỏi thì cũng chẳng biết ai mà hỏi…
Chưa hết, sách nghiên cứu, chuyên khảo về chủ quyền Hoàng Trường Sa thì các Nhà xuất bản yếu in khổ lớn, bìa cứng, có cái còn mạ vàng và dĩ nhiên giá cả mỗi cuốn ít nhất cũng từ vài trăm ngàn trở lên… Nên những đối tượng lẽ ra cần phải đọc và tìm hiểu như công nhân, học sinh, sinh viên, giáo viên… dù có muốn tìm hiểu cũng ít ai dám chịu bỏ tiền ra mua. Thành ra cuối cùng những cuốn sách như thế này chỉ số ít các nhà nghiên cứu mua về đọc và nói cho nhau nghe; hoặc cũng có một số cơ quan tuyền truyền Nhà nước mua về đặt vô cái tủ kính tại văn phòng làm việc cho nó oai…
Có thể nói, phán quyết không công nhận “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tham lam tự vẽ ra của Tòa trọng tài thường trực (PCA) ngày 12/7 vừa qua, thật ra là kết quả đã được nhiều người dự đoán từ trước. Vấn đề quan trọng là cách phản ứng cùng thái độ hành xử sắp tới đây của các bên có liên quan trong đó có Việt Nam (chính xác hơn là lãnh đạo, chính quyền Việt Nam). Về phía chính quyền của ông Tập đương nhiên sẽ không bao giờ thừa nhận và tuân thủ phán quyết của PCA như rất nhiều lần họ đã ngang ngược và xấc láo tuyên bố trước đó. Chắc chắn họ sẽ tiếp tục gây rối ở biển Đông cho dù danh dự quốc gia có bị giảm sút trên trường quốc tế như một số chuyên gia đã phân tích. Nhưng nói cho cùng thì Tập Cận Bình và bộ sậu của ông ta không phải cũng đã tính toán và lường trước kịch bản này rồi sao? Danh dự tuy cũng quan trọng nhưng ngẫm kỹ lại thì là chuyện rất mơ hồ và nhỏ nhoi nếu so với giấc mộng bá quyền đã ăn vào máu họ mấy ngàn năm qua. Hơn nữa, trong hoàn cảnh hiện nay họ hoàn toàn có thể vung tiền ra để mua danh dự từ những quốc gia nhỏ, nghèo nhưng đang được/bị dẫn dắt bởi một bộ máy chính quyền, những quan chức tham lam và ngu xuẩn. Số lượng các nước nhỏ như thế này gần đây được các cơ quan truyền thông nước nhà điền vào hai cái tên – cũng là hai người láng giềng khác – Campuchia và Lào. Kể ra cũng khó mà trách họ. Bởi cái nghèo thường đi chung với cái hèn! Hơn nữa, nếu mình nghĩ về họ như thế thì họ cũng nói về mình như vậy, chẳng thằng nào hơn thằng nào về cái khoản nghèo và hèn này. Cho nên, nếu không muốn bị thiên hạ xầm xì thì phải thể hiện rõ quan điểm của của mình chứ không nên lập lờ, chơi trò đi dây trong chính sách ngoại giao để rồi sau đó “thanh minh, thanh nga” này nọ.
Đó là về đối ngoại. Còn với nhân dân trong nước, trong hoàn cảnh đất nước hiện có không biết bao nhiêu chuyện quan trọng, bức bách phải giải quyết mà đến giờ chuyện bầu bán, phân chức, phân quyền, phân ghế vẫn chưa xong về mặt hình thức; hay như trước đó mấy tháng đã “chuẩn bị nhân sự cấp cao”, bầu bán và tuyên thệ rồi giờ lại bỏ ra thêm 6 ngày để làm cái việc mà ai cũng biết mọi chuyện sẽ vẫn như cũ thì khó mà trách nhân dân hiểu nhầm về tính chính danh cũng như những lời hứa “vì dân, vì nước”. Vẫn biết làm chính trị đôi khi phải bất chấp thủ đoạn nhưng chẳng lẽ cứ diễn hài cho dân chúng coi hoài sao? Cái gì cũng có giới hạn của nó! Không thể đùa với nhân dân được đâu!
—————
Chú thích nguồn:
[1]: “Bác bỏ thông tin sai lệch của báo chí Trung Quốc về Biển Đông”. Xem tại: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160718/bac-bo-thong-tin-sai-lech-cua-bao-chi-trung-quoc-ve-bien-dong/1139152.html
[2]: “Chiến tranh dư luận trên biển Đông và sức mạnh của tác phẩm hư cấu” . Xem tại: http://thanhnien.vn/thoi-su/chien-tranh-du-luan-tren-bien-dong-va-suc-manh-cua-cac-tac-pham-hu-cau-564534.html
[3]: “Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong cuộc chiến tranh dự luận về biển Đông?”. Xem tại: http://www.viet-studies.info/kinhte/NTrongBinh_ChienTranhDuLuan.htm