Đội tàu Mỹ-Nhật và gần 2000 quân đã đến Đà Nẵng

Hồ Xuân Mai
Chiều 15/7, gần 2.000 sỹ quan, thủy thủ thuộc đội tàu USNS Mercy (T-AH19, quân đội Mỹ), tàu Shimokita (Hải quân Nhật Bản) cùng tàu bệnh viện Khánh Hòa (Việt Nam) đã đến Đà Nẵng, chính thức bắt đầu chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016.
 
Cận cảnh hạm đổ bộ Shimokita LST 4002 của Nhật Bản tại Đà Nẵng 
Cận cảnh hạm đổ bộ Shimokita LST 4002 của Nhật Bản tại Đà Nẵng
 
 
Chiều ngày 15/7, gần 2.000 sỹ quan, thủy thủ thuộc đội tàu USNS Mercy (T-AH19, quân đội Mỹ), tàu Shimokita (Hải quân Nhật Bản) cùng tàu bệnh viện Khánh Hòa (Việt Nam) đã đến Đà Nẵng, chính thức bắt đầu chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016.

Ngoài ra còn có các chuyên gia, quan sát viên đến từ các nước Mỹ, Nhật, Úc, Anh và Newzealand cũng tham dự Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016 (PP16) do Mỹ dẫn đầu.

Đúng 14h, đội tàu gồm tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH19, quân đội Mỹ), tàu Shimokita (Hải quân Nhật Bản) cùng tàu bệnh viện Khánh Hòa (Việt Nam) đã đưa gần 2.000 quân cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), chính thức bắt đầu Chương trình đối tác Thái Bình Dương 2016 trong 14 ngày tại Đà Nẵng.

 
Đúng 14h, đội tàu gồm tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH19, quân đội Mỹ), tàu Shimokita (Hải quân Nhật Bản) cùng tàu bệnh viện Khánh Hòa (Việt Nam) đã đưa gần 2.000 quân cập cảng Tiên Sa.
 

Lễ đón được tiến hành ngay tại chân cầu cảng với sự tham dự của đại diện Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ Chỉ huy quân sự TP, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP, Sở Ngoại vụ, các cơ quan liên quan và đại diện chỉ huy, sỹ quan của đội tàu.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp chương trình Đối tác Thái Bình Dương đến với Đà Nẵng với sự tham gia của gần 2.000 sỹ quan thuộc biên chế tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH19) và sỹ quan trên tàu Shimokita (Hải quân Nhật Bản), cùng sỹ quan trên tàu bệnh viện Khánh Hòa (Việt Nam).

 
Chương trình đối tác Thái Bình Dương 2016 có sự tham gia của tàu bệnh viện Khánh Hòa (Việt Nam)
 

Chương trình đối tác Thái Bình Dương (Pacific Partnership–PP) là chương trình huấn luyện hỗ trợ nhân đạo đa quốc gia được thực hiện hàng năm tại khu vực châu Á và châu Đại Dương do Chính phủ Hoa Kỳ khởi xướng với sự tham gia tích cực các nước trên thế giới.

Chương trình PP16 nhằm mục đích hỗ trợ thành phố Đà Nẵng nâng cao năng lực y tế, điều trị bệnh cho người dân, tăng cường năng lực đối phó thảm họa và hỗ trợ cộng đồng. Các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình góp phần thắt chặt mối quan hệ nhân dân với nhân dân và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước đối tác tham gia Chương trình.

 
Cuộc họp báo nhanh về chương trình diễn ra ngay tại chân cầu cảng với sự tham dự của lãnh đạo Sở Ngoại vụ, chỉ huy các tàu và chỉ huy chương trình huấn luyện.
 

Trong khuôn khổ PP16, các nước tham gia còn tiến hành các hoạt động hội thảo ứng phó thảm họa thiên tai; diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; trao đổi chuyên môn y tế trên tàu USNS Mercy; nâng cấp, sửa chữa các cơ sở y tế; chăm sóc răng miệng cho người dân; giao lưu thể thao; biểu diễn âm nhạc đường phố…

Thiếu tá Jason Dao, sĩ quan Mỹ phụ trách địa bàn Việt Nam, cho rằng chương trình đa quốc gia năm nay sẽ mở rộng thêm cơ hội đào tạo và hợp tác so với năm trước. “Phạm vi của phái đoàn nhiệm vụ năm nay hơi khác so với các năm trước đây. Trong khi PP16 tiếp tục các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HA/DR), các dự án về y tế, xây dựng và quan hệ cộng đồng, thì phái đoàn năm nay còn có tàu Nhật Bản Shimokita và Tàu bệnh viện Khánh Hòa của Hải quân Nhân dân Việt Nam”.

PP16 nhằm tiếp tục tăng cường năng lực ứng phó và xử lý khủng hoảng như PP15,  đội ngũ cán bộ PP16 và đội ngũ cán bộ phía Việt Nam sẽ tổ chức một hội thảo 7 ngày về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HA/DR), kết thúc bằng một cuộc diễn tập xử lý khủng hoảng. Nội dung cuộc diễn tập bao gồm: công tác chuẩn bị ứng phó thảm họa, ứng phó ở mức độ khu vực và quốc gia, y tế bờ biển, tìm kiếm và cứu trợ hàng hải.

 
Các thành viên chụp ảnh lưu niệm, đánh dấu mốc chính thức bắt đầu chương trình Đối tác Thái Bình Dương năm 2016 tại Đà Nẵng
 

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho biết: “PP16 là một ví dụ cụ thể cho các hoạt động mang lại lợi ích chung mà Tổng thống Obama đã thảo luận trong chuyến thăm của ông hồi tháng 5. PP16 xây dựng niềm tin và minh chứng cho cam kết của Hoa Kỳ với Việt Nam và khu vực. Chúng tôi mong muốn giúp đỡ Việt Nam thành công và chúng tôi sẽ ở lại đây lâu dài. Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đang phát triển tích cực, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực”.

Sau khi kết thúc chương trình tại Đà Nẵng vào ngày 28/7, chương trình Đối tác Thái Bình Dương 16 sẽ tiếp tục đến Malaysia và Indonesia.

Hai điều ‘ngu ngốc’ nhất bạn không nên làm để ngày càng thành công

Trong cuộc sống chúng ta thường vô tình làm một số việc rất ‘ngu ngốc’, nhưng có hai điều ‘ngu ngốc’ nhất là: Không chịu đọc sách, đánh mất linh hồn; Không vận động, đánh mất sức khỏe!

Khi ta tức giận là khi phúc đức sẽ rời xa ta! Cái đẹp ở mỗi người là khả năng biết kiềm chế bản thân. Nói năng xúc phạm người khác là hành vi rất ngu ngốc. Người kiếm chế được bực tức còn vĩ đại hơn một anh hùng.
Con người mất 2 năm để học nói nhưng phải mất đến hàng chục năm để học im lặng. Có thể thấy: Nói – là một dạng kỹ năng nhưng không nói – là một dạng trí tuệ.

Socrates – một triết học gia người Hy Lạp cổ rất giỏi về diễn thuyết, ông thường hay dạy mọi người cách làm thế nào để trò chuyện. Một hôm, có một thanh niên đến và nhờ ông dạy những kỹ năng diễn thuyết, bàn về tính trọng yếu của diễn thuyết như thế nào. Sau một thời gian dài chờ đợi chàng thanh niên nói xong, Socrates tỏ ý muốn thu tiền học phí của anh gấp đôi, anh ta hỏi nguyên nhân tại sao. Socrates trả lời: “Bởi vì, ngoài việc dạy anh diễn thuyết, tôi còn phải dạy thêm anh cách để ngừng nói”.

Một người thực sự có học thức thường khiêm tốn, không dạy khôn người khác; Người thực sự giàu có thường khiêm nhường, ít khoe khoang; Người thực sự có đức hạnh thường từ tốn, ít thể hiện; Người thực sự có trí tuệ thường khoan dung, độ lượng; Người thực sự có phẩm chất tốt thường tự do tự tại, không lươn lẹo, lừa dối; Người thực sự có tu dưỡng thường trầm tĩnh, không tranh giành, tranh đấu.

Sức hút lớn nhất của con người là tâm thái vui vẻ. Người hay bực bội nhan sắc nhanh già, sắc mặt luôn u ám. Khi có tâm thái thoải mái sẽ không còn âu lo, phiền muộn, mọi việc đến và đi đều thuận theo tự nhiên.
Tâm trong sáng con người sẽ không bị ràng buộc; Tâm không bị ràng buộc khi đi đứng, hành động đều khoan dung, nho nhã. Một người nho nhã lại biết dưỡng tâm, dưỡng tính sẽ luôn tạo ra sức hút. Dung mạo ưa nhìn, tâm tính vui vẻ mới là cái đẹp toàn diện.

Chỉ khi hiểu được độ rộng lớn của thế giới mới thấy hiểu biết của mình quá hạn hẹp, vì thế nếu mình không hiểu được người khác, người khác cũng không hiểu được mình thì có nghĩa rằng mình đang cô độc trong cuộc sống này, bạn đang tự thu mình và rời xa mọi người.

Khi tinh thần mệt mỏi, hãy thay đổi cách nhìn cuộc sống; Khi áp lực đè nặng, hãy thay đổi mổi trường; Khi bối rối, hãy nghĩ theo hướng khác; Khi do dự, hãy chọn theo một tư duy khác; Khi buồn chán, hãy tìm niềm vui ở một nơi khác; Khi phiền muộn, hãy giải tỏa bằng suy nghĩ khác; Khi oán trách, hãy thay đổi cách nhìn vấn đề; Khi tự ti, hãy hành xử theo cách khác. Thay đổi góc nhìn, cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn!
Thân an không bằng tâm an; Phòng rộng không bằng tâm rộng. Dưỡng thân thuận theo tự nhiên; dưỡng tinh thần bằng một cơ thể vui vẻ. “Biết sợ hãi” là chuẩn tắc cơ bản nhất của lương tâm làm người.
Hạnh phúc không phải là giàu có về tiền bạc mà là giàu có về tinh thần. Làm người đầu tiên phải đề cao nhân phẩm rồi mới đến tài năng; Làm việc, phải đề cao sự sáng suốt rồi mới đến sự chăm chỉ. Sống trên đời phải học cách không phàn nàn, không ỷ lại, không mù quáng.
Đời người nói dài là dài, nói ngắn là ngắn. Cho dù cuộc sống rơi vào hoàn cảnh nào cũng không nên buông xuôi bản thân. Thực ra, có rất nhiều việc ngay lúc đó ta không thể hiểu nhưng thời gian trôi đi ta sẽ thấy nó không còn quan trọng nữa. Hãy để bản thân được nghỉ ngơi, tâm tư thoải mái, từng bước học cách xem nhẹ mọi việc để cuộc sống luôn mỉm cười với ta.
Ngưỡng mộ người khác không bằng tự hoàn thiện bản thân. Ngưỡng mộ, so sánh, bắt chước người khác là tự biến bản thân thành cái bóng của người đó, việc đó chẳng thể đem lại niềm vui, chỉ mang đến phiền muộn; không mang lại hạnh phúc, chỉ đem đến nỗi buồn.
Mỗi người trong chúng ta phải hiểu rõ về bản thân mình, tìm được vị trí thuộc về mình, đi trên con đường của mình, cuộc sống, càng cố gắng sẽ càng may mắn!

@ Thoibao Today

Ai biến Hà Tĩnh thành bãi rác của Trung Cộng?


Một phần diện tích rừng 327, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã nghiễm nhiên trở thành nơi chứa rác thải kể từ khi Dự án Formosa xuất hiện. Ông Phạm Văn Hùng, Trưởng phòng TN&MT thị xã Kỳ Anh nói với phóng viên báo chí rằng ông không hề hay biết về vụ việc này. Trong khi đó, ông Trần Anh Đàn, Chủ tịch UBND P. Kỳ Trinh thì nói rằng “chính quyền có biết bãi rác này”. Nhưng vì người ta… “đổ vào ban đêm, lâu ngày đổ một xe nên chính quyền rất khó kiểm soát, bắt giữ. Đúng, rừng không thể là nơi đổ rác thải được. Còn về nguồn gốc rác chưa kiểm tra nên không biết”.
Theo tường thuật của phóng viên Báo điện tử Infonet, lối rẽ vào đường mòn tới rừng 327, những đống rác cao tới 1m nằm khắp nơi trong mọi ngõ ngách khu rừng. Sâu trong rừng là một bãi đất rộng chừng 5ha được chọn làm nơi tập kết những bãi rác khổng lồ. Có hàng chục đống rác cao hơn 2m, mỗi đống chừng 10m3, ước tính lượng rác lên tới hơn 100 tấn.

Photo: T.Hoa (Infonet)

Người dân ở đây cho rằng, rác này có nguồn gốc từ Formosa, do chính Cty CPXD Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh cho xe chở đến đổ tại khu rừng này. Rác không chỉ được đổ ở trong rừng, hai bên đường mòn dẫn vào rừng mà một lượng rác lớn được đổ ngay tại các khe suối, trên thượng nguồn, đồng nghĩa việc chất độc đã len lỏi vào hàng ngàn hộ dân sinh sống gần đó. Sau mỗi trận mưa, chất thải trôi xuống hồ Mục Hương, nơi cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho các hộ dân tại 2 phường Kỳ Trinh, Kỳ Long.

Photo: T.Hoa (Infonet)

Người ta quan sát trong các đống rác khổng lồ có những bộ quần áo, đồng phục lao động giống với trang phục của công nhân Formosa. Nhiều loại vật dụng có in nhãn mác bằng chữ Trung Quốc.

Photo: T.Hoa (Infonet)
Photo: T.Hoa (Infonet)

Trước đó, Công ty CPXD môi trường đô thị là đơn vị hợp đồng nhận xử lý 267 tấn rác thải công nghiệp, dạng bùn đen của Formosa. Tuy nhiên công ty này đã đem hàng trăm tấn chất thải trên chôn vào vườn nhà dân thay vì đưa đi xử lý.

Sự việc vô cùng nghiêm trọng và gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người dân xã Kỳ Anh nhưng không một hành vi tội ác nào bị xử lý. Thay vào đó, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tỏ ra rất sắt máu trong việc ngăn chặn, trấn áp, đàn áp những người dân lên tiếng bảo vệ môi trường.

Nếu chủ nhân những đống rác “khổng lồ” này là Formosa, thì Công ty ngoại bang này không chỉ giết biển Việt Nam, mà còn giết người Việt Nam trên đất liền. Và không chỉ ngoại bang, kẻ chủ mưu và tiếp tay giết đồng bào mình chính là giới chóp bu cộng sản

Nguồn : DÂN LÀM BÁO

Lê Thanh Hải, Nguyễn Tấn Dũng và vụ cướp 15 tỷ USD tại khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2 TPHCM

n đen

 to-3[1].jpg
Ông Lê Thanh Hải lúc tái đắc cử vị trí Bí Thư Thành phố Hồ Chí Minh (VnExpress

Vì không có điều kiện kiểm chứng, Dân Luận xin đăng bài viết này với sự dè dặt cần thiết. Con số 270.000.000.000.000 đồng chênh lệch từ thu hồi đất của dân quá lớn, khiến chúng tôi nghi ngờ tính chân thực của bài viết. Nếu độc giả nào có thông tin liên quan đến sự kiện trong bài, xin mời bổ sung..

Thủ đoạn cướp đất và vụ Vinasin 2

Khu đô thị mới Thủ Thiêm – Quận 2 – TPHCM là mảnh đất rộng 930ha nằm ngay bên bờ con sông Sài Gòn, đối diện khu trung tâm sầm uất sang trọng số 1 thành phố. Do có vị trí tuyệt đẹp như vậy nên Thủ Thiêm tất yếu đã trở thành miếng mồi thơm hấp dẫn các đại gia bất động sản và một số quan chức biến chất của TP Hồ Chí Minh và Trung Ương. Từ 2002, lãnh đạo thành phố mà lúc đó ông Lê Thanh Hải là chủ tịch thanh phố đã vội vã ra lệnh thu hồi đất khi chưa thực hiện những quy định bắt buộc của pháp luật. Sự vô trách nhiệm thấy rất rõ khi dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm được gọi một cách mỉa mai là dự án BỐN KHÔNG: “không dự án đầu tư, không quy hoạch chi tiết, không phương án bồi thường, không nhà tái định cư”. Không dừng lại ở đó, với dã tâm ‘thu hồi đất với chi phí thấp nhất’, Lê Thanh Hải đã chỉ đạo đàn em lấy giá đất từ năm 1995 (theo quyết định 05 ngày 4/1/1995) để bồi thường cho dân từ năm 2002 đến giờ bất chấp các quy định của Quốc hội và Chính phủ bồi thường sát giá thị trường.
Sự bất hợp lí ở đây là chênh lệch giá bồi thường và giá thị trường vượt quá sức tưởng tượng của mọi người, theo quyết định 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002 của UBND TPHCM, giá bồi thường đất ở là khoảng 2 triệu đồng một mét vuông, đất nông nghiệp 200.000 đồng một mét vuông, còn giá thị trường thì cao vót, đất ở trong dự án 70 triệu đồng, đất nông nghiệp bằng 40% khoảng 28 triệu đồng. Trong lúc Quốc hội và Chính phủ trịnh trọng thông cáo với quốc dân rằng từ năm 2003 sẽ bồi thường đầy đủ những thiệt hại mà nhà nước gây ra khi thu hồi đất của dân, bồi thường sát giá thị trường, thì ở Sài Gòn, Lê Thanh Hải lại bất chấp hết tất cả quy định của cấp trên để neo giá bồi thường hơn chục năm quá vô lý làm hại dân đen. Chênh lệch giá bồi thường lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm lần chắc chắn phải làm đem đến những quyền lợi khổng lồ nhưng hoàn toàn phi pháp cho Lê Thanh Hải và ê kíp. Tính sơ sơ mỗi mét vuông đất các quan làm ‘vênh’ ra được 30 triệu đồng thì tỗng số tiền dân Thủ Thiêm bị ‘nẫng’ mất sẽ là một con số với vô số những số 0 đằng sau: 270.000.000.000.000 đồng tương đương (lớn gấp 3 lần số tiền thiệt hại của vụ án Vinasin. Không còn nghi ngờ gì nữa, vụ ‘cướp đất’ ở Thủ Thiêm và vụ Vinasin là 2 vụ án tham những lớn nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Năm 2008, sau khi làm sóng phẫn nộ của người dân Thủ Thiêm về các quy định bồi thường quá vô lí ‘nổ tung’ trên các tờ báo uy tín của cả nước, thành phố và quận 2 đã tìm cách ‘xoa dịu’ nhân dân và một bản dự thảo sữa đổi bổ sung chính sách bồi thường được đưa ra trưng cầu ý kiến cử tri cho có vẻ dân chủ. Cử tri, trong đó có nhiều cựu chiến binh và đảng viên trung kiên, đã thẳng thừng bác bỏ dự thảo này vì lý do dự thảo không bồi thường sát giá thị trường theo luật Đất Đai 2003 và nghị định 197 của Chính Phủ mà hỗ trợ theo kiểu bố thí cho thêm chút đỉnh không đáng kể. Cho dù nhân dân đã bác phương án sữa đỗi bổ sung nhưng ‘chính quyền của dân do dân vì dân’ quận 2 mà đứng đầu là Bí thư quận Tất Thành Phong và Chủ tịch quận Lê Trọng Sang (đều là những đệ tử thân tín của Lê Thanh Hải) vẫn cứ đệ trình thành phố và thanh phố vẫn cứ ngang nhiên phê duyệt một quyết định vừa trái quy định của trên vừa trái ý cử tri (quyết định 06 ngày 21/1/2009). Đừng nghĩ đầu óc lãnh đạo ta ‘đậu phụ’ mà lầm to, để đảm bảo an toàn cho mình, trước khi liều mình đặt bút ký vào một quyết định trái luật của UBND, Nguyễn Thành Tài – Phó CT UBND TPHCM đã yêu cầu Lê Thanh Hải chủ trì cuộc họp của tập thể Thường trực thành ủy vào tháng 12/2008 để thông qua chủ trương không thực hiện theo luật Đất Đai 2003 và các nghị định của Chính Phủ, chỉ hỗ trợ thêm cho dân Thủ Thiêm. Thế là tập thể thành ủy TPHCM đã quyết, mà có quyết sai đi chăng nữa thì cũng chẳng thể nào xử được cả tập thể thành ủy. Phương thức ‘phạm tội có tổ chức’ theo luật hình sự là tình tiết tăng nặng nhưng theo luật của Đảng thì chính là một tình tiết giảm nhẹ (thậm chí nhẹ như không), vì vậy phương thức này được đem ra vận dụng thường xuyên.
Nói tóm lại là những gì mà lãnh đạo TPHCM đã quyết thì sẽ mãi mãi không thay đổi mặc rằng luật và nghị định có thay đổi thế nào và bao nhiêu lần đi nữa. Cứ yên tâm vậy đi!
Nhờ ơn chính sách mới của ông Hải gia đình tôi hơn 8 trăm mét vuông đất cách đường Đồng Khởi mắc nhất Sài Gòn hơn 200 mét sẽ chỉ mua được hơn 2 mét vuông đất ở đường Đồng Khởi. Quả là cuộc sống của tôi còn tủi nhục rẻ rúng hơn kiếp nô lệ?
Ra hàng
Sau khi đã thu gom được một diện tích đất khá lớn, bước tiếp theo phải tính là ‘ra hàng’ hay nói theo giọng của giới kinh doanh là ‘hiện thực hóa lợi nhuận’. Lãnh đạo thành phố đã chọn mặt Đặng Thành Tâm để gởi vàng, mà Đặng Thành Tâm là ai, là nhà tư bản giàu số một VN, là chủ tịch tịch hoặc giám đốc của các công ty kếch sù như Sài Gòn Invest, Kinh Bắc, Tập đoàn Tân Tạo (bà Hai Tâm chị ruột của thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng làm chủ tịch), Đặng Thành tâm đã xin được bộn các dự án nhờ vào những mối quan hệ ‘tế nhị’ với các vị lãnh đạo đất nước trong đó có nhân vật chính của vụ Vinasin-Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo tiết lộ của báo chí, trong lúc giá đất thị trường quận 2 liên tục sốt nóng thì lãnh đạo thành phố lại tính cho Công viên Phần mềm của Đặng Thành Tâm một cái giá không thể ‘lạnh’ hơn: 10 triệu đồng một mét vuông (1.500 tỷ cho diện tích 15,9ha). Cũng theo báo chí, Đặng Thành Tâm đã đem đất này đi góp vốn pháp định với đối tác nước ngoài được 1.500USD một mét vuông. Ly kỳ hơn nữa là tháng 07 năm 2009 (một năm sau khi mua đất và tiến hành dự án), chủ đầu tư dự án Công viên phần mềm vẫn chưa đóng một xu tiền đất cho nhà nước. Sẽ còn rất nhiều dự án nữa được giao đất và tiền đất của dân sẽ tiếp tục ùn ùn chảy ra khỏi túi dân vô túi các tư bản thân hữu và các quan chức tham nhũng. Đống tiền khổng lồ kiếm được từ vụ áp phe Thủ Thiêm sẽ đóng vai trò thế nào trong vụ chạy ghế trong các đại hội sắp mở màn thời gian tới?
Cổ nhân có nói ‘Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan’. Vẫn biết quan thì phải ‘cướp’ mới là quan nhưng cướp với mức độ chóng mặt như vậy thì dân có mà cạp đất mà ăn.
Lộ diện ô dù: Nguyễn Tấn Dũng
Tình hình cướp bóc đang xuôn xẻ thì năm 2006 ông Nguyễn Minh Triết trúng cử chức Chủ tịch nước và bắt đầu sinh hoạt tổ đại biểu Quốc hội tại quận 2. Từ khi sinh hoạt tại đây ông Triết không có được một ngày tận hưởng cuộc đời chủ tịch nước mà suốt ngày phải ‘lãnh đủ’ những bức xúc của cử tri Phường Thủ Thiêm vì bị bóc lột một cách quá tàn bạo bởi ‘bàn tay sắt’ của chính quyền. Quá bực mình chịu không nổi những tâm tư trách móc của dân, trong buổi sinh hoạt cử tri Thủ Thiêm tháng 11/2007, ông Triết giơ nắm đấm lớn tiếng tuyên bố: không ngờ vụ đô thị mới Thủ Thiêm lại nghiêm trọng như vầy, tôi cảm thấy rất xót xa, tôi sẽ về yêu cầu Thủ tướng đưa đoàn thanh tra Chính phủ liên nghành vào thanh tra toàn diện khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hãy đợi đấy! (Coi bộ mới xem phim hoạt hình của Nga!).
Biết trước tình hình bất ổn, Lê Thanh Hải đã cầu cứu ô dù của mình là Nguyễn Tấn Dũng và một kịch bản thường gặp đã diễn ra trước mắt của ông Triết chủ tịch nước và toàn dân: thành phố xin được nghiêm khắc tự thanh tra và ông Dũng đã ‘vui vẻ nhận lời’ (không cho Thanh tra Chính phủ vô thanh tra thành phố vì lí do Thanh tra… bận). Chắc là Thanh tra Chính phủ chỉ chuyên làm những vụ án ‘chuột nhắt’, không làm ‘chuột cống’. Trong lịch sử cách mạng của đất nước, Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có quyết định tương tự là cản trở thanh tra Chính phủ vô thanh tra con cưng Vinasin, kết cục là Vinasin đã chìm ngay khi chuẩn bị ra khơi kéo theo gần 5 tỷ USD tiền thuế của dân.
Tiếp nối hành động bao che cho tập đoàn tham nhũng Lê Thanh Hải, cá nhân Thủ tướng Dũng đã qua mặt tập thể (không đúng thẩm quyền) chính phủ ngang nhiên hợp thức hóa cho sai phạm của TPHCM bằng công văn 977/VPCP-KNTN ngày 3/10/2008 cho phép TPHCM thu hồi đất khu đô thị mới Thủ Thiêm mà không cần làm phương án bồi thường như nghị định của Chính phủ đã qui định.
Bắt được tín hiệu tốt từ ngài Thủ tướng, được nhận những đồng tiền hậu hĩnh mà chính quyền gọi là ‘tiền dự án’, cán bộ quận 2 thi nhau đàn áp ép dân kết hợp với lừa phỉnh để dân nhẹ dạ kí chấp nhận chính sách bồi thường bất lương. Quốc hội thì như đã bịt mắt bịt tai trước vụ án lớn nhất lịch sử đất nước.
Dân đen chúng tôi muốn Quốc hội phải chứng tỏ sự dũng cảm mà mội đại biểu đều có trong trái tim mình tổ chức thanh tra 2 vụ án siêu nghiêm trọng là vụ Vinasin và khu đô thị mới Thủ Thiêm. Còn nhiều chi tiết chấn động nữa, nếu Quốc hội muốn biết chân tơ kẽ tóc vụ tiêu cực này xin cứ hỏi đồng chí chủ tịch Triết là biết hết. Chúng tôi mong nhận được thông tin địa chỉ nơi ở của các lãnh đạo thành phố và quận 2 có dính líu đến vụ Thủ Thiêm và gia đình để có dịp sẽ viếng thăm và vận động thuyết phục các ‘đồng chí’ trở về đúng con đường mà đảng đã chọn. Cầu trời khấn phật phù hộ cho kẻ thù của nhân dân là Lê Thanh Hải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Trung Tính,Tất Thành Phong, Lê Trọng Sang đột nhiên có liêm sỉ và tự nguyện không ứng cử trong đại hội đảng thành phố và trung ương tới đây.

Nguồn : Dân Luận

Hàng loạt dự án nghìn tỷ tai tiếng của các “ông lớn” thuộc Bộ Công Thương

BizLIVE – Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên là một trong số nhiều dự án nghìn tỷ đồng của các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương trong tình trạng “đắp chiếu”, thường xuyên xin ưu đãi, càng làm càng thua lỗ.

Hàng loạt dự án nghìn tỷ tai tiếng của các “ông lớn” thuộc Bộ Công Thương

Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên “nằm” chờ nhà thầu Trung Quốc. Ảnh TL

“Chính phủ sẽ không tiếp tục ném tiền vào những gang thép Thái Nguyên mấy nghìn tỷ”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của Bộ Công Thương.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng, cơ chế hỗ trợ của nhà nước cũng phải thay đổi theo hướng chấm dứt cơ chế xin cho, không bao cấp và hỗ trợ cho sự yếu kém.

Thực tế, gang thép Thái Nguyên được Thủ tướng đề cập đến là một trong số nhiều dự án nghìn tỷ đồng của các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương rơi vào tình trạng “đắp chiếu” chờ nhà thầu Trung Quốc, thường xuyên xin ưu đãi từ Chính phủ, từng đặt ra kỳ vọng lớn về kế hoạch sản xuất, kinh doanh tuy nhiên, càng làm lại càng thua lỗ.

Gang thép Thái Nguyên, “Vinashin” ngành thép

Cụ thể như, dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên, chủ đầu tư là CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) công ty con thuộc Tổng công ty thép Việt Nam (nắm giữ 42,1%) vốn điều lệ.

Tisco lâm vào cảnh “hấp hối” và được ví như “Vinashin” trong ngành thép sau 7 năm đầu tư mở rộng nhà máy dở dang giai đoạn 2. Năm 2014, Chính phủ đã đồng ý với hàng loạt đề nghị của Bộ Công Thương, yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo ngân hàng Phát triển cơ cấu lại các khoản nợ khoảng 1.000 tỷ đồng, chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) rót vốn 1.000 tỷ đồng qua việc mua trái phiếu phát hành tăng vốn và nguồn vốn lấy từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương.

Sau khi có được nguồn tiền từ ngân sách và việc cơ cấu lại khoản nợ rất lớn từ ngân hàng, Tisco đã được phép tăng tổng mức đầu tư từ 3.843 tỷ đồng lên 8.104 tỷ đồng.

Mới đây, Tisco đã có đơn cầu cứu gửi Tổng cục Hải quan, Tổng cục Môi trường và Cục hải quan Hải Phòng nhằm tháo gỡ khó khăn và giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu thép phế liệu trong khi đang làm thủ tục xin giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Trước đó, hồi đầu tháng 4/2016, SCIC cũng đã có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng về việc xin hàng loạt ưu đãi của TISCO như xin miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, dụng cụ nhập khẩu phục vụ dự án, thuế nhà thầu, không tính phần thuế VAT.
Đồng thời, miễn, giảm chi phí lãi vay trong thời gian dự án dừng hoạt động với giá trị xin ưu đãi thêm là 1.159 tỷ đồng trong đó xin các ưu đãi về thuế là 529 tỷ đồng, chi phí lãi vay trong thời gian dừng hoạt động là 629 tỷ đồng.

Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên được khởi công xây dựng vào năm 2007 với công suất dự kiến 0,5 triệu tấn/năm, tổng vốn ban đầu là 3.843 tỷ đồng. Tháng 7/2007, Tisco ký hợp đồng tổng thầu EPC (E-thiết kế, P-cung cấp thiết bị, C-xây dựng công trình), với Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC).

Tuy nhiên, sau 5 năm, năm 2012 khi dự án gặp khó khăn về tài chính, nhà thầu MCC đã rút về nước và đem theo hơn 90% tiền thanh toán phần thiết bị mà chưa bàn giao các hạng mục quan trọng cho chủ đầu tư. Đến nay, sau gần 10 năm kể từ ngày ký hợp đồng, nhà máy vẫn chỉ là đống sắt gỉ “đắp chiếu”.

Đạm Ninh Bình: Nhà máy 12.000 tỷ thua lỗ 2.000 tỷ sau 4 năm

Năm 2005, Tổng công ty Hoá chất, nay là Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đã kiến nghị và được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất phân đạm urê từ than cám, công suất 560.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 667 triệu USD, tương đương khoảng 12.000 tỷ đồng.

Sau khi đàm phán, Vinachem đã quyết định chọn vay vốn từ Trung Quốc 250 triệu USD với Tập đoàn China Huanqiu Contracting & Enginneer làm tổng thầu thực hiện.

Mặc dù nhà máy sử dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới được giới thiệu như công nghệ khí hoá của Shell (Hà Lan), công nghệ tinh chế khí của Linder (Đức), công nghệ tổng hợp amoniac của Topsoe (Đan Mạch), công nghệ phân ly không khí của Air Liquide (Pháp)… nhưng các thiết bị lại được phía nhà thầu Trung Quốc cung ứng.

Theo tính toán, sau khi hoàn thành vào giữa năm 2011, nhà máy sẽ đạt sản lượng 1.760 tấn urê/ngày nhưng đến 30/3/3012 Đạm Ninh Bình mới cho ra tấn urê đầu tiên và vận hành thương mại từ 15/12/2012.

Theo báo cáo của Vinachem, năm 2012, Đạm Ninh Bình lỗ 75 tỷ đồng, năm 2013 lỗ 759 tỷ đồng, năm 2014 nhà máy lỗ khoảng 500 tỷ đồng và năm 2015 vừa qua lỗ trên 370 tỷ đồng.

Năm 2014, Vinachem đã từng đưa ra hàng loạt kiến nghị gửi Bộ Công Thương và Tài chính để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Đạm Ninh Bình như đề nghị tạm dừng nhập khẩu phân bón biên mậu, nhập khẩu tiểu ngạch; tăng thuế suất thuế nhập khẩu phân bón urê lên mức 7%; giải quyết theo cơ chế giá bán than cám 3 và 4 bằng với giá bán than cám 5, cám 6 TKV bán cho các nhà máy nhiệt điện trong nước…

Nhà máy sản xuất xăng sinh học nghìn tỷ “đắp chiếu”

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) từng cho biết chiến lược phát triển nhiên liệu sinh học mang tính “đi trước, đón đầu”, đầu tư xây dựng ba nhà máy sản xuất Bio-Ethanol đặt tại Bắc, Trung, Nam với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Nhà máy sản xuất xăng sinh học nghìn tỷ hoạt động cầm chừng đến “đắp chiếu” 

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, nhà máy ethanol Tam Nông (Phú Thọ) vốn đầu tư (tạm tính) 2.484 tỷ đồng từ cuối năm 2011 đã dừng thi công, toàn bộ hệ thống nhà xưởng tạm thời đóng cửa, thuê lực lượng bảo vệ, bố trí một số người bảo dưỡng.

Nhà máy sản xuất ethanol Bình Phước vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng sau gần 2 năm thi công đã đi vào chạy thử nghiệm nhưng khi xăng sinh học ethanol được sản xuất ra lại không có nơi tiêu thụ, công nhân nghỉ việc, nhà máy phải tạm ngưng hoạt động.

Trong khi, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất với tổng mức đầu tư 2.219 tỷ đồng, công suất của nhà máy đạt 100 triệu lít ethanol/năm cũng phải hoạt động cầm chừng, sống “thoi thóp” từ tháng 4/2015.

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ nghìn tỷ “bất động”

Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ của Công ty Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex) do Tập đoàn Dầu khí PVN nắm giữ trên 75% vốn cổ phần, tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (tương đương gần 7.000 tỷ đồng) nhưng ngay từ khi chạy thử và vận hành vào tháng 5/2014, nhà máy này liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất.

Dự án dùng nguyên liệu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi với mục đích giúp Việt Nam tự chủ một phần nguyên liệu dệt may, cụ thể đáp ứng 40% thị phần thị trường sản phẩm xơ và 12% sợi trong nước, hỗ trợ ngành dệt may giảm nhập khẩu, chủ động về nguyên liệu…

Tuy nhiên, dự án đã chậm tiến độ tới 2 năm, khi đi vào hoạt động, vận hành khoảng 7 tháng đã lỗ hơn 1.085 tỷ đồng, doanh thu không đủ bù chi phí tối thiểu.

PVTex đã dừng vận hành từ 17/9/2015 do khó khăn, đầu năm 2016 PVTex lên kế hoạch hoạt động trở lại trong quý I/2016 tuy nhiên, nhà máy vẫn “nằm bất động”

Trước thực tế thua lỗ liên tục, PVN đã từng đề nghị Nhà nước cần có hỗ trợ bằng cơ chế đặc thù đưa nhà máy hoạt động ổn định và thu hồi vốn đầu tư.

Dù có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ngành dệt may nhưng để doanh nghiệp trong nước tăng mua sản phẩm của PVTex, PVN đã đề nghị Bộ Tài chính áp thuế nhập khẩu và hạn ngạch đối với sản phẩm sơ sợ polyester nhập khẩu.

Bên cạnh đó, PVN cũng từng đề nghị miễn giảm thuế giá trị gia tăng, miễn giảm chi phí điện nước, chi phí thuê đất, chi phí quản lý, xử lý nước thải của khu công nghiệp Đình Vũ với PVTex trong hai năm…

NGUYỄN THẢO

GS Ngô Vĩnh Long trả lời phỏng vấn ngày 12-7-2016 của phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân

Viet-studies

Phán quyết của PCA. Ảnh: internet

Câu hỏi 1: Xin cho biết ý kiến về việc Tòa bác các quyền lịch sử và đường 9 đoạn của Trung Quốc?

Thông cáo báo chí của Toà Trọng tài Thường tực (11 trang) và bản phán quyết (501 trang), trình bày rất chi tiết quá trình quyết định của Toà và khẳng định vùng độc quyền kinh tế (EEZ) của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS, năm 1982) đối với các nước ven biển. Từ đó Toà kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi chủ quyền và các tài nguyên ở các khu vực biển trong phạm vi đường chín đoạn, tức đường lưỡi bò.

Kết luận trên đi đôi với điểm thứ hai là các cấu trúc hiện đang tranh chấp trong toàn vùng Trường Sa tự nó trong dạng tự nhiên không có khả năng nuôi dưỡng con người và đời sống kinh tế cho nên chỉ có thể là các bãi đá (rocks) hay bãi đá ngầm (reefs) và chỉ có được tối đa là 12 dặm chủ quyền. Phán quyết nầy nhấn mạnh là toàn bộ Trường Sa không có vùng độc quyền kinh tế (Exlusive Economic Zone, EEZ) 200 dặm. Như thế tất cả các vùng biển nằm ngoài các cấu trúc đang được tranh chấp đều là vùng nước quốc tế.

Do đó việc Trung Quốc đã dùng lý luận “quyền lịch sử” và đường lưỡi bò để chiếm đóng các bãi đá của nước khác rồi từ đấy đòi chủ quyền các vùng biển xung quanh các thực thể nầy là phi pháp.

Câu hỏi 2: Phán quyết của Tòa có lợi như thế nào với Phi-líp-pin?

Phán quyết nói rõ là các bãi ngầm như Scarborough không có 12 dặm chủ quyền. Thêm vào đó là nó nằm trong EEZ của Phi, nên thuộc chủ quyền Phi. Việc Trung quốc cấm Phi đánh cá là trái phép. Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Phi.

Câu hỏi 3: Tân Tổng thống Phi-líp-pin Rodrigo Duterte được cho là có thái độ mềm mỏng với Trung Quốc hơn so với người tiền nhiệm. Xin cho biết dự báo về chính sách của Phi-líp-pin tại Biển Đông trong thời gian tới?

Tân Tổng thống Rodrigo Duterte được cho là có thái độ mềm mỏng có thể là vì ông ấy là “phe tả” và chống Mỹ như có một số bài báo đã viết. Nhưng cũng có thể là ông ấy đã biết Philippines sẽ thắng kiện nên không muốn để cho Trung Quốc có cơ hội leo thang. Việc ông ấy đã nói là sẽ đàm phán với Trung Quốc và sẽ sẵn sàng cộng tác với Trung Quốc trong việc phát triển các vùng biển tranh chấp thì tôi thấy bề ngoài có vẻ nhượng bộ, nhưng khi đàm phán hợp tác trên vùng biển mà theo phán quyết là của Philippines thì tôi nghĩ Trung Quốc sẽ khó bắt chẹt hơn trong tương lai.

Câu hỏi 4: Trung Quốc vẫn thực thi chính sách 3 không với vụ kiện – không tham gia, không thừa nhận và không thực thi. Xin cho biết ý kiến về tính pháp lý của vụ kiện?

Chính sách 3 không của Trung Quốc chỉ làm cho Trung Quốc không được sự đồng tình của thế giới thôi. Phán quyết của Toà Thường trực cho thấy hai vế đầu (không tham gia và không thừa nhận) đã thất bại rồi. Trung Quốc cho rằng phán quyết không có tính ràng buộc, nhưng phán quyết nói rõ là có tính cách ràng buộc trên phương diện pháp lý. Lẽ dĩ nhiên Toà án không có thực lực để bắt Trung Quốc thực thi, nhưng toà án công luận thế giới sẽ gây sức ép nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục ngoan cố.

Câu hỏi 5: Phán quyết của Tòa ảnh hưởng tới Trung Quốc như thế nào? Xin cho biết dự báo về những bước đi tiếp theo của Trung Quốc sau phán quyết?

Phán quyết của Toà rõ ràng cho biết là Trung Quốc đã cố tình vi phạm các điều khoản của luật quốc tế mà Trung Quốc đã ký kết. Bước đi tốt nhất sắp tới cho Trung Quốc là từ từ chấp nhận phán quyết nầy bằng cách đàm phán với các nước trong khu vực và ASEAN để tạo điều kiện giảm căng thẳng và xây dựng hợp tác mới trong trình trạng hoà bình. Nếu Trung Quốc cứ khăng khăng tiếp tục chính sách hiện nay thì tôi nghĩ các nước trên thế giới sẽ phải tìm cách giúp cho Trung Quốc hiểu biết hơn.

Câu hỏi 6: Phán quyết của Tòa có lợi hay hại gì cho Việt Nam? Việt Nam cần phải làm gì trong thời gian tới?

Phán quyết của Toà phần lớn là có lợi cho Việt Nam. Một là vì Việt Nam có bờ biển, lãnh hải và vùng độc quyền kinh tế dài nhất và rộng nhất ở khu vực Biển Đông. Hai là Việt Nam chiếm đóng nhiều thực thể nhất ở Trường Sa. Theo phán quyết thì Việt Nam được toàn quyền hưởng EEZ tính từ bờ biển vì không có chồng lấn với ai, và Việt Nam hoàn toàn có quyền khai thác dầu hỏa ở các khu vực như khu Tư Chính mà Trung Quốc đã đem tầu ra dọa đuổi làm các nước khác sợ phải rút. Trung Quốc, sau phán quyết, khó có thể sử dụng đường lưỡi bò để tiếp tục liếm các vùng lãnh hải và vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như đe doạ các thực thể ở Trường Sa.

Trong thời gian tới Việt Nam nên sử dụng một cách hữu hiệu phán quyết nầy để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên các vùng chủ quyền của mình cũng như quyền lợi của người dân Việt Nam, trong đó có ngư dân, trên biển cả. Xin nhắc lại là điểm 2 của phán quyết đã đề cập đến ở trên khẳng định là tất cả các thực thể ở Trường Sa, trong đó có đảo Itu Aba (Ba Bình) là đảo có tranh chấp lớn nhất không chỉ ở Trường Sa và Hoàng Sa, cũng chỉ được 12 dặm chủ quyền vùng biển chung quanh. Do đó, bất chấp ai nắm chủ quyền Hoàng Sa, cũng không có quyền đe doạ các thuyền bè hay đánh đắm tàu cá của ngư dân khi đến gần 12 hải lý như Trung Quốc đã làm đối với ngư dân Việt Nam.

Câu hỏi 7: Phán quyết của Tòa có ảnh hưởng thế nào tới các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông?

Các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trước hết là có thể trở lại Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để khẳng định chủ quyền và đàm phán với nhau về những chồng lấn. Không được dựa vào việc dùng vũ lực xâm chiếm rồi từ đó đòi hỏi đàm phán.

Câu hỏi 8: Xin cho biết ý kiến về bước đi tiếp theo của Mỹ, ASEAN trong thời gian tới?

Mỹ sẽ tiếp tục kêu gọi mọi bên tuân thủ phán quyết của Toà Thường trực và sẽ tiếp tục có sự hiện diện trên Biển Đông, trong đó có việc cho tàu đi tuần tra để phòng ngừa sự leo thang bất ngờ của Trung Quốc. Còn đối với ASEAN thì Trung Quốc sẽ tiếp tục gây chia rẽ cũng như lũng đoạn. Nhưng các nước có lợi ích trực tiếp vì thế sẽ phải lên tiếng mạnh hơn để vận động dư luận thế giới.

Câu hỏi 9: Tình hình Biển Đông trong thời gian tới dự báo sẽ thế nào?

Trung Quốc sẽ tiếp tục vùng vẫy và khiêu khích. Nhưng Mỹ, EU, Nhật, Úc, Ấn Độ, và nhiều nước khác đã cảnh báo Trung Quốc là làm như thế thì Trung Quốc sẽ tự cô lập hoá chính mình thôi. Các nước trong và ngoài khu vực sẽ cố gắng hoà hoãn để Trung Quốc không có cớ leo thang, nhưng nếu Trung Quốc vẫn cứ cố tình gây hấn thì các nước bắt buộc phải có chính sách thiết thực với Trung Quốc vì đây là vấn đề an ninh của toàn thế giới cũng như vấn đề cốt lõi của luật pháp quốc tế.

Câu hỏi 10: Xin cho biết trong lịch sử đã có vụ kiện nào tương tự như vậy hay không? Nếu có, các bên đã thực thi phán quyết ra sao?

Đã có nhiều vụ kiện tương tự, tuy không giống hoàn toàn, mà chính phán quyết có đề cập đến từ trang 400 trở đi. Phần lớn các phán quyết được thi hành, tuy các nước lớn cậy mạnh nên ít thi hành hơn. Một trong những trường hợp đó là vụ Nicaragua kiện Mỹ năm 1986 trước Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) về việc đào mỏ trong vùng biển của nước nầy và Mỹ bị xử thua nhưng không thực thi phán quyết. Nhưng việc không thực thi nầy đã làm cho Quốc hội Mỹ phải cắt hết các tài khoản mà chính quyền Tổng thống Ronald Reagan dùng để chống chính thể Sandanista ở Nicaragua cũng như đã thúc đẩy các nước Trung Mỹ (Central America) tìm giải pháp hoà bình cho Nicaragua.

Vấn đề hiện nay cũng tương tự như vụ kiện ở trên. Tuy Toà án Thường trực không có cơ chế để cưỡng chế Trung Quốc thực thi và Trung Quốc sẽ không rời bỏ các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây cất, áp lực của dư luận thế giới sẽ dần dần có ảnh hưởng tích cực.

Cân nhắc bãi bỏ Thường ủy: phải chăng Tập Cận Bình đang nghĩ về thể chế Tổng thống?

Đại Kỷ Nguyên

Tác giả: ET Taiwan

Dịch giả: Daniel Nguyen

Học giả cho rằng, người lãnh đạo Trung Quốc hiện thời đang cố gắng gọt bỏ bớt quyền lực của “Đảng”, tăng cường sức mạnh cho “Chính phủ”, rất có thể trong tương lai Trung Quốc sẽ chuyển sang thể chế Tổng thống. (AFP)

Tuần báo châu Á vào ngày 5 tháng 5 đưa tin, gần đây có nguồn tin từ trong giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh cho biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện thời Tập Cận Bình có thể sẽ bãi bỏ chế độ Thường ủy, bãi bỏ phương thức “đời trước chỉ định người tiếp quản cho đời sau” vào mùa thu năm sau, cũng chính là thời điểm diễn ra kỳ Đại hội thứ 19. Dường như cách làm này của Tập Cận Bình đã cho thấy ngọn gió chính trị Trung Quốc sẽ đổi hướng sang dân chủ.

Giáo sư khoa Chính trị, đại học Quốc lập Đài Loan Minh Cư Chính bày tỏ, kẻ thù của ông Tập chính là trận doanh của Giang phái, vì để có thể giành lại quyền lực từ nay cho đến mùa thu năm sau, đối với Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn mà nói họ phải triển khai những đợt tiến công quyết liệt nhất, có thể phải dùng đến cả những kiểu hoạt động ám sát chính trị; nếu ông Tập Cận Bình trực tiếp phế bỏ thể chế Thường ủy Bộ Chính trị, cũng bằng như ông ta đang cực lực làm yếu “đảng” mà làm mạnh cho “chính phủ”, điều này cũng cho thấy ngày Trung Quốc đi sang thể chế Tổng thống đã trở nên gần hơn.

Trong bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có một cái quy tắc bất thành văn là “bảy lên tám xuống” (tức 67 tuổi thì vẫn có thể lưu nhiệm, 68 tuổi thì phải về vườn), điều này đã khiến cho ông Vương Kỳ Sơn – công thần trong cuộc “đả hổ đập ruồi” dưới trướng ông Tập Cận Bình phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi Thường ủy, một khi ông Vương Kỳ Sơn rời đi, cuộc “đả hổ đập ruồi” sẽ bị phản kích ngược trở lại. Giáo sư Minh Cư Chính nói, Tập Cận Bình phải tìm cách dẹp bỏ “bảy lên tám xuống” mới có thể giữ Vương Kỳ Sơn ở lại, nhưng đó là con dao hai lưỡi, phe đối địch là Giang phái cũng sẽ vin vào đó mà giữ lại Lưu Vân Sơn – một đối thủ có sức mạnh đáng gờm.

Theo nguồn tin được biết, Lưu Vân Sơn đã nằm trong hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ đến hơn 40 năm, nắm giữ tất cả những phương tiện kiểm duyệt, chuyển giao tin tức, thậm chí cả trên phương diện hình tượng đối ngoại, thậm chí những phương diện nào không thuộc quyền quản lý cũng phải dính dáng đến lĩnh vực chính trị và tài chính. Các giới cho rằng, cuộc khủng hoảng thị trường cổ phiếu của Trung Quốc chính là do Lưu Vân Sơn và con trai ông ta là Lưu Nhạc Phi cố ý gây ra. Lưu Vân Sơn là nơi để giới tài tài chính, thông tin trong Đảng đâm cành bắt rễ tạo thành một hệ thống câu kết của giới quyền quý, thế lực rất lớn.

Nếu như không phế bỏ “bảy lên tám xuống”, thì sẽ có 5 trong số 7 ủy viên thường trực trong ban bệ quyền lực hạt nhân cao nhất của Bộ Chính trị sẽ phải bầu lại trong hội nghị “Thập cửu đại” vào năm 2017. Ông Minh Cư Chính bày tỏ, do không chịu đựng nổi cuộc “đả hổ đập ruồi”, Giang Trạch Dân luôn muốn kéo Tập Cận Bình rơi xuống.

Trong thời gian diễn ra những cuộc “hiệp thương không chính thức” của hội nghị Bắc Đới Hà từ nay cho đến năm sau, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn sẽ phải nhận lại những cuộc tiến công mãnh liệt nhất, “ám sát chính trị đã xảy ra rồi, Lý Khắc Cường bị một chiếc xe leo núi ám sát, lần tới điều gì xảy ra sẽ không ai biết được, có thể sẽ sử dụng vũ khí hóa sinh khiến cho tử thương vô số”.

Còn một phương diện nữa, Tập Cận Bình trong tay nắm giữ chức Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổ trưởng tổ Yếu vụ do Trung ương ĐCSTQ thành lập, tập quyền cao độ, bị người ngoài phê bình không ngớt. Giáo sư Minh Cư Chính đã phân tích từ nhiều góc độ, “giả sử như, Quách Đài Minh kiêm nhiệm cả chủ tịch tập đoàn Hồng Hải, Tổng giám đốc, cho đến giám đốc bộ phận nghiệp vụ, bộ phận khai phát, bộ phận nhân sự, bộ phân quan hệ công chúng, ngoài ra còn kiêm nhiệm luôn cả giám đốc sản xuất, thế thì Hồng Hải có thể vận hành chăng?”

Giáo sư Minh Cư Chính chỉ ra, hiện tượng “tập quyền” của Tập Cận Bình trên thực chất là để cắt gọt bớt ảnh hưởng “cơ cấu nội bộ đảng”, bởi vì “đảng” và “chính” là hai hệ thống, “nếu như chuyển đổi một chút thì là thể chế Tổng thống rồi, nhưng mà sự chuyển đổi đó cần một sự biến hóa kinh thiên động địa, phế bỏ Thường ủy Bộ Chính trị. Một khi phế bỏ Thường ủy Bộ Chính trị, thì cũng giống như đã làm suy yếu nền chuyên chính của Đảng, và tăng cường chức năng của chính phủ, đó mới là một cuộc cải cách to lớn vô cùng”.

Động thái này của Tập Cận Bình có thể dẫn Trung Quốc đi sang hướng tự do dân chủ, và đồng thời cũng sẽ đụng phải sự phản kháng quyết liệt của hệ thống Giang phái nhằm bảo vệ quyền lợi, như gửi thư yêu cầu Tập Cận Bình từ chức, tạo ra bạo động hoặc ám sát chính trị, vân vân. Ông Minh Cư Chính nói, Tập Cận Bình cũng rất rõ tình cảnh này, từ tháng 3 đã cho thành lập những tổ ứng biến 3 người, đến tháng 4 năm nay đã xác lập ra 4 loại tình huống: “Tập Cận Bình gặp bất trắc, Tập – Lý gặp bất trắc, Tập – Vương gặp bất trắc, Tập – Vương – Lý gặp bất trắc”, đều có những an bài sắp xếp cụ thể.

Giáo sư Minh Cư Chính còn bày tỏ, từ tình thế trước mắt có thể nhìn thấy, Tập Cận Bình muốn cải cách nhưng không nhất định sẽ thành công. Giang phái đã bị dồn ép đến bước phải dùng tới biện pháp ám sát chính trị, có thể thấy một điều khá chính xác rằng, việc ông Tập Cận Bình phế vứt bỏ Đảng Cộng sản, chuyển hướng sang dân chủ, phế bỏ thể chế Thường ủy chính là biểu hiện cho sự chuẩn bị đi sang thể chế Tổng thống.