Có người cứ chầm chậm
Tưởng là rất ngô nghê
Hóa ra thật đằm thắm.
Có người hơi đỏng đảnh
Tưởng là rất đanh đá
Nhưng ruột để ngoài da.
Có người hay dại dột
Thua thiệt rất nhiều đường
Nhưng đầy tình yêu thương.
Có người nói rất nhiều
Tưởng mình thật là hay
Nhưng đầu thì trống rỗng.
Có người lặng lẽ buồn
Thích một mình một góc
Sống chẳng cần tới ai.
Có người lười một cây
Chỉ được cái bẻm mép
Lừa thiên hạ khắp nơi.
Mỗi người một hoàn cảnh
Mỗi người một tính cách
Yêu , ghét cũng từ đây…Ha !
FB LeAn
Chiếc xe ô tô điện tự chế điều khiển bằng smartphone đã được sản xuất tại Campuchia trong khi đó ngành sản xuất, chế tạo ô tô Việt lại tỏ ra thua kém khi ngay cả ốc vít, dây điện cũng không thể sản xuất được.
Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Angkor EV 2014, được phát triển từ Angkor EV 2013, ra mắt tại nhà máy ở thị trấn Takhmao, tỉnh Kandal của đất nước Chùa Tháp.
Đây được coi là thành tựu lớn của ngành chế tạo còn non trẻ của Campuchia, đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Còn tại Việt Nam, thời gian vừa qua Madaz rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa.
Xe có thể được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số radio (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60 km/giờ.
Chiếc xe, do nhà sáng chế Nhean Phaloek thiết kế, có vẻ ngoài khá bắt mắt cùng hệ thống cửa dựng độc đáo.
Khu vực điều khiển chính tập trung ở trung tâm xe. Trên cùng là một màn hình thông tin với nhiều ứng dụng hiện đại.
Ngoài hệ thống đèn LED bên ngoài, Angkor EV 2014 còn sử dụng đèn phản quang bên trong nội thất.
Trước đó, vào giữa năm 2013, chiếc xe Angkor EV 2013, sản phẩm đầu tay của nhà thiết kế Nhean Phaloek, đã ra đời trong một dự án trị giá 20 triệu USD của công ty Heng. Với mức giá dưới 10.000 USD, vẫn còn cao so với giá xe cũ.
Lý giải việc Campuchia sản xuât được xe ô tô điều khiển bằng smartphone còn ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn thua kém, nhiều độc giả cho rằng nguyên nhân do lợi ích nhóm và đặt câu hỏi Tiến sỹ đã ở đâu.
Độc giả Hùng thẳng thắn chỉ trích: “ Việt Nam có cả viện hàn lâm, viện KH này nọ… TS,KS của VN nhiều như nấm, thế mà xe đạp điện vẫn nhập khẩu, nồi cơm điện, bàn ủi vẫn phải lắp ráp từ linh kiện của nước ngoài” .
Bẵng đi một thời gian, người ta tưởng đã bớt đi nhiều lời cầu khẩn, xin xỏ cho thêm “sữa”, cho thêm ưu đãi của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước như nhiều năm trước đây. Nhưng chỉ trong vài tháng qua, lại xuất hiện những lời đề nghị xin-cho thật khó nghe từ một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
Đầu tiên là Vinalines (Tổng công ty Hàng hải VN). Vâng, vẫn lại Vinalines-một doanh nghiệp mà một thời người ta cũng coi đó là “quả đấm thép” về vận tải biển. Nhưng, đã trên 10 năm rồi, “ông kẹ” này chỉ biết thua lỗ và thua lỗ, đến nỗi, có nhiều người trong ngành vận tải biển hay gọi nó bằng cái tên Tổng công ty “hạng hai” (chứ không phải hàng hải) Việt Nam.
“Ông kẹ” này vừa đưa ra đề nghị hỗ trợ: Được tạo cơ hội cho đội tàu biển tham gia vận chuyển than – một đề nghị mà nhiều doanh nghiệp khác cho rằng, nếu chấp thuận, chẳng khác gì cho phép “sung” rụng thẳng vào mồm cho Vinalines.
Ấy thế nhưng, Bộ Giao thông vận tải cũng vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ “tạo cơ hội cho đội tàu Việt Nam (của Vinalines) tham gia vận chuyển và nâng cao thị phần hàng hoá xuất nhập khẩu” mà ý tứ chính của nó, là xin Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty trong nước thuê Vinalines tàu chuyên chở hàng. Bộ cũng không quên “nhắc” Chính phủ là đã từng chỉ đạo ưu tiên để tàu Vinalines chở hàng của doanh nghiệp Việt, nhưng vì nhiều lý do, Vinalines vẫn chưa được hưởng ưu tiên này.
Ngoài Vinalines, gần đây cũng có một số doanh nghiệp nhà nước lớn khác cũng liên tục “xin xỏ” chính sách. Ngày 6/7, Dân trí đã đưa tin Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên (Tisco) có công văn “kêu cứu khẩn cấp” trong việc nhập khẩu sắt, thép phế liệu chỉ vì chưa được cấp giấy xác nhận bảo vệ môi trường-một yêu cầu cần thiết phải có với bất cứ doanh nghiệp nào trong việc nhập khẩu phế liệu.
Trước đó, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên cũng gây “sóng” dư luận khi xin 1000 tỷ đồng để hỗ trợ dự án cải tạo, mở rộng nhà máy giai đoạn II, trong khi, đã có nhiều cơ sở, bằng chứng cho thấy, sau 9 năm đầu tư, dự án có qui mô lên tới 8000 tỷ đồng này gần như trong tình trạng phá sản, tiền có đổ vào bao nhiêu đi nữa cũng như “gió vào nhà trống”.
Một loạt doanh nghiệp thép của Nhà nước vừa qua cũng kêu cứu tăng thuế để bảo hộ sản xuất trong nước. Một số nhà máy đường trong nước, giá bán cao cũng xin bảo hộ, không cho nhập khẩu đường ăn (với thuế suất bằng 0%) của Hoàng Anh Gia Lai từ Lào về với giá rẻ hơn nhiều.
Tất cả những đề nghị như vậy, ở thời điểm này, khó có thể nói gì hơn, đó là những đề nghị khá “trơ trẽn” bởi sự quá vô lý của chúng. Các doanh nghiệp này, vốn dĩ đã nhận được quá nhiều ưu đãi của nhà nước: Từ mặt bằng sản xuất (đất)-thường có diện tích lớn, ở vị trí đắc địa, được vay ngân hàng (với những chính sách ưu đãi), thường được xem xét ưu đãi về thuế… Nay còn kêu gọi để xin các chính sách tạo nguồn hàng, bảo hộ sản xuất để đỡ phải chiến đấu, cạnh tranh với doanh nghiệp khác, chẳng khác gì xin Nhà nước mang “sữa ” đến, rót thẳng vào miệng.
Vấn đề là lẽ ra từ lâu, Nhà nước phải dứt khoát nói không với những lời “cầu xin” như vậy, đặt các “ông kẹ” này ra thương trường, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Với những ưu thế có sẵn về vốn, về đất đai, tài sản như hiện nay, doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh sẽ đứng vững và vẫn phát triển mạnh như Viettel, Vinamilk…
Nhưng những doanh nghiệp nào, đã quá yếu kém, Nhà nước đã hỗ trợ, giải quyết đủ mọi chính sách như giãn nợ, giảm thuế… như đã áp dụng cho Vinalines, Vinashines … mà vẫn không thể tự chủ kinh doanh được thì cũng nên cho phá sản, tạo sân chơi cho các doanh nghiệp khác phát triển.
Nhưng nhìn vào danh sách các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước được bảo lãnh vay vốn với tổng mức vốn vay được bảo lãnh lên tới 21 tỷ USD như Bộ Tài chính mới có báo cáo, trong đó có hàng loạt doanh nghiệ p được bảo lãnh nhưng kinh doanh kém hiệu quả, chậm trả nợ như: Xi măng Hạ Long, Xi măng Thái Nguyên, Xi măng Sông Thao, Nhà máy Giấy Phương Nam… cho thấy, sự dứt khoát với việc ưu đãi cho các doanh nghiệp khu vực nhà nước vẫn chưa rõ ràng. Đó thực sự là điều rất đáng lo ngại.
Hội nghị Trung ương 3 khóa 12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN đã không đề cập tới tình hình an ninh Biển Đông và vụ Formosa gây nhiễm độc môi trường Biển của Việt Nam, theo tác giả, nhà văn Phạm Viết Đào.
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhóm họp bốn ngày từ ngày 4-7 tháng Bảy 2016 theo báo chí Việt Nam đưa tin giống như các hội nghị khác là khẩn trương và nghiêm túc.
Tại hội nghị TW lần này, theo thông tin báo chí có 4 nội dung đưa ra bàn và quyết định:
1-Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII; 2-Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII;-Quy định thi hành Điều lệ Đảng; 3-Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng; và 4-Về tổ chức bộ máy và giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021;
Dường như hai vấn đề an ninh liên quan tới Việt Nam đã không được Đảng xem xét.
Trong bốn nội dung của hội nghị TW3 không thấy nêu hai vấn đề liên quan tới an ninh của Việt Nam;
Hai vấn đề này đang làm chấn động dư luận thế giới và liên quan tới đời sống vật chất tinh thần của hàng triệu người dân Việt Nam: đó là vấn đề an ninh Biển Đông và thảm hoa môi trường biển miền trung sau thảm họa Formosa.
Đối với an ninh Biển Đông, chưa bao giờ nóng như hiện nay do các hành động của Trung Quốc. Vấn đề này xảy ra đúng vào thời điểm tổ chức hội nghị TW 3.
Hầu hết các thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và nhiều quốc gia đã vào cuộc, đều lên tiếng như Mỹ, Nga, EU v.v…Trước đó, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Nga đều đưa các phương tiện quân sự hiện đại nhất vào Biển Đông không phải để triển lãm, chào hàng.
Tòa án quốc tế La Haye cũng đã vào cuộc để phán xử đơn kiện của Philippines. Ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Kimoon cũng đã bay sang Trung Quốc để tìm cách làm dịu bớt tình hình… Trong khi đó, nhiều nhà binh luận quốc tế lo ngại xung đột Biển Đông có thể ‘châm ngòi’ cho đại chiến thế giới thứ 3…
Không một câu chữ
Trong khi cá thế giới đang lo sợ về một cuộc đại chiến trên biển Đông thì không thấy bóng dáng một câu chữ nào trong 4 nội dung của hội nghị TW lần 3 khóa XII của Đảng CS Việt Nam đặt ra cho các vấn đề.
Trước hết, về an ninh môi trường hậu vụ Formosa, thảm họa môi trường biển miền trung có thể được thấy là hệ lụy của chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư thiếu chặt chẽ của Đảng; khiến hiện đang là tâm điểm nóng của dư luận trong nước và thế giới…
Báo chí trong nước và thế giới hàng ngày đưa tin dày đặc về hệ lụy sau thảm họa Formosa… Tác nhân của hệ lụy là do Việt Nam cho phép nhà đầu tư Đài Loan, vì lợi ích đầu tư đã không tuân thủ các quy chuẩn nghiệm ngặt về bảo vệ môi trường của ngay Luật Biển Việt Nam và Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam;
Thêm vào đó là thái độ và cung cách kiểm tra giám sát tác trách của các cơ quan chức năng Việt Nam, khiến dẫn đến hậu quả làm tổn hại môi trường hàng trăm km bờ biển của Việt Nam, đe dọa sinh kế, tập quán sinh hoạt của hàng triệu người dân ven biển miền trung…
Trong khi nhà đầu tư Tập đoàn Formosa đã ‘cúi đầu nhận lỗi’ và ‘đã chịu bồi thường’ một phần thiệt hại; hội nghị TW lần này không thấy một câu, dòng nào liên quan đến vai trò lãnh đạo của đảng, chẳng hạn như lãnh đạo đảng, trung ương (kể cả cũ lẫn mới) có liên quan gì, có trách nhiệm gì, có biện pháp gì để kịp thời ngăn chặn, khắc phục hay để chỉ có một lời an dân thôi, chẳng hạn, rằng “Ban chấp hành Trung ương của Đảng (BCHTƯ) đã biết, đã bàn, sẽ có giải pháp cấp bách?
Phải chăng 2 vấn đề an ninh Biển Đông và an ninh môi trường biển không được coi là quan trọng? Phải chăng những chuyện này là không đáng bàn, không cần bàn, không thuộc phạm vi trách nhiệm của BCHTW khóa XII ?
Hay vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia này thuộc về những quyết sách tối mật, không nên công bố rộng rãi? Rằng mọi công việc này hãy để riêng Đảng và nhà nước lo?
TBT Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhiệm vụ chấn chỉnh bộ máy và công tác nhân sự cao cấp sau Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân khóa mới, tại Hội nghị TƯ3 của Đảng CSVN mới họp từ ngày 4-7/7/2016, theo tác giả.
Trên thực tế, Hội nghị TW 3 không bàn gì đến các vấn đề hệ trọng ấy, nhất là về tranh chấp, bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong tình hình sôi bỏng của Biển Đông và cũng như về môi trường sống của nhân dân, ngư dân, nông dân v.v… kể cả môi trường, sinh thái thiên nhiên đã bị hy sinh, bị để mặc cho tàn phá, nhiễm độc.
Không khỏi ngạc nhiên
Các nhà quan sát không thể không ngạc nhiên về một trong 4 nội dung được nêu trong Thông báo của Hội nghị BCHTW khóa XII, đó là sửa đổi quy chế, lý do để sửa quy chế làm việc của BCHTW:
“Phát huy tốt hơn nữa dân chủ trong sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tạo cơ sở để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng…”(theo Thông báo của BCHTW khóa XII
Qua những động thái trên, có thể thấy, thứ nhất Đảng CSVN ra đời đã 80 năm rồi, 12 kỳ đại hội như vậy mà bây giờ quy chế, lề lối làm việc vẫn phải bàn thảo sửa đổi lại để “phát huy dân chủ cho BCHTW”?
Thế phải chăng quy chế cũ đã không phát huy được hay sao mà phải sửa? Cái nội hàm của cái mục tiêu phát huy dân chủ trong cơ quan này cũng chỉ để “ tạo cơ sở để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”… nghe cũng rất mờ nhạt?
Nội dung thứ 4 của hội nghị đã bàn và quyết định: ”Về tổ chức bộ máy và giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021..”
Với hai nội dung đã nêu, khiến cho nhân dân hiểu rằng: trong tình hình sôi bỏng của đất nước liên quan tới thế giới và Việt Nam, BCHTW Đảng tổ chức cuộc họp để bàn chuyện sắp xếp ghế cho nhau; bàn việc soạn quy chế để quan hệ nội bộ BCHTW phải dân chủ với nhau, không có vị này áp chế vị kia, nhóm này áp chế nhóm kia… Thế thôi!
Còn đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, một bộ phân nhân dân đang bị đè nén, đang bị đe dọa quyền sống, quyền tự do sơ đằng, bị tước đi môi trường làm ăn, sinh sống, thì Đảng tảng lờ, không bàn đến…
Hay dân dự lo?
Tại hội nghị này, trong phiên bế mạc, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:
“Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, đạt được mức tăng trưởng khá, an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được tích cực triển khai và đạt nhiều kết quả tốt; chủ động, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”
Dân thì đang lo Trung Quốc ‘đánh sang’ thì lấy gì mà chống trả; Quân đội mua được một vài máy bay được cho là hiện đại nhất thì hai chiếc mới bay ‘men men’ bờ biển đã bị nổ tung;
Một phi công, quan chức bộ Quốc phòng nói và đặt giả thuyết nguyên nhân là do không thạo nhảy dù trên biển, bị dù quấn nên đã hy sinh; Còn chiếc CASA 212 thì do phi công có thể do chưa quen bay thấp trên biển nên xảy ra tại nạn?
Trình độ tác chiến như thế thì làm sao bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ?
Cuối cùng, thêm một điều nữa, nhưng không kém phần quan trọng, đó là về kinh tế, các chuyên gia đánh giá tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2016 có khả năng không đạt chỉ tiêu đã đặt ra vì đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đảng chỉ lo ‘dân chủ’ cho quan chức của đảng, quyền lợi, công việc, vị trí của bộ máy cao cấp của Đảng là chính; thế thì ai lo dân chủ cho gần 90 triệu dân còn lại?
Hay là để dân tự lo lấy dân chủ cho mình chăng? Thiết nghĩ, nếu Đảng không lo được thì cho dân biết, bằng không thì nên xem lại điều mà lâu nay Đảng vẫn luôn nói là luôn coi mình là ‘lực lượng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối với đất nước, của dân tộc Việt Nam’.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà văn, blogger, đang sinh sống tại Hà Nội.
Image captionTrung Quốc rất quan tâm đến tiến trình cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Liên hiệp quốc, chứ không phải là ngược lại, theo TS. Vũ Cao Phan.
Ngay từ đầu, Trung Quốc đã đứng ngoài vụ kiện của Philippines.
Họ khẳng định Tòa Trọng tài không có quyền phán xử vụ này hoặc nếu cứ lập đàn tố tụng thì mọi kết quả đều vô giá trị. Như một sự nhất quán, ông Bộ trưởng Ngoại giao nước này mới đây gọi vụ kiện là một “trò hề” và yêu cầu “cần chấm dứt ngay”.
Một người tiền nhiệm của ông, trong vai trò dẫn dắt một hội thảo còn tuyên bố, “các phán quyết cũng chỉ là một tờ giấy bỏ” mà thôi.
Lô-gíc của lập trường này tất phải cho ra một thái độ dửng dưng, hoặc khoanh tay đứng nhìn hoặc bỏ đi chỗ khác chơi.
Nhưng không, người ta đã không làm vậy, ít nhất là cho đến gần đây, khi ngày phán quyết đã tới gần và nhiều dấu hiệu cho thấy, phán quyết này sẽ nghiêng về bên thưa kiện.
Tận dụng mọi diễn đàn, mọi cơ hội, người ta đề cập đến vụ kiện với tất cả sự phủ định có thể. Cả một chiến dịch được thực hiện để lôi kéo, tập hợp lực lượng khá nhọc công, mệt sức.
Thậm chí, một cuộc dàn binh diễn trận thị uy ngay trước giờ G trên một khu vực trọng yếu ở Biển Đông. Vân vân và vân vân…
Tất cả những điều đó chứng minh điều ngược lại: Trung Quốc rất quan tâm đến tiến trình cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Liên hiệp quốc.
Muốn gây sức ép
Tại sao? Khó có thể nhận định, bằng tất cả sự phản ứng quyết liệt của mình, Trung Quốc muốn gây sức ép lên năm vị thẩm phán Tòa Trọng tài.
Nhưng dù là nước lớn, Trung Quốc cũng không thể một mình chống đỡ cả thế gian. Và một điều rất quan trọng khác là họ cần trấn an, cần giải thích, cần hướng dẫn dư luận cho cả tỉ thần dân trong nước.
Từ cách thức phản ứng của Trung Quốc, nhiều nhà quan sát đã đưa ra dự báo về những kịch bản có thể, một khi có phán quyết chính thức của Tòa Trọng tài.
Thái độ và ứng xử của Philippines dưới sự lãnh đạo của tân Tổng thống Rodrigo Duterte ‘là có thể hiểu và chấp nhận được’, theo tác giả.
Tuy nhiên trong vấn đề này, có lẽ nên tìm đến một sự nhìn nhận bình tĩnh. Phản ứng như những ngày qua của Trung Quốc mang tính nhất thời, vì những mục đích cụ thể. Còn phản ứng trước phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ mang tính chiến lược, có tác động lâu dài đến vị trí của Trung Quốc và quan hệ quốc tế mà quốc gia này theo đuổi.
Một quốc gia tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình, một quốc gia đang nổi lên với tất cả sức mạnh của mình, một quốc gia không dấu giếm tham vọng được nhìn nhận như một siêu cường chia sẻ vai trò lãnh đạo thế giới sẽ biết cần phải phản ứng như thế nào để không những không bị chê cười mà vẫn dành đủ đất trống cho cuộc chơi.
Tôi không cho rằng Trung Quốc sẽ rút ra khỏi Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS). Chưa phê chuẩn (như Mỹ) là một việc, còn rút khỏi Công ước lại là một việc hoàn toàn khác.
Chưa nói Trung Quốc đã tham gia rất cẩn thận và chi tiết (dường như tiên lượng trước tương lai?) trong quá trình hoàn chỉnh Công ước này.
Việc thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) cũng vậy, chưa đề cập phản ứng quốc tế, mà ngay việc xác định tính pháp lý của phạm vi khu vực nhận diện và quản lý nó cũng không hề là một công việc dễ dàng. Trung Quốc sẽ phải cân nhắc giữa được và mất.
Thái độ Philippines
Thái độ và ứng xử của Philippines trước ngày phán quyết là có thể hiểu và chấp nhận được.
Tổng thống mới của nước này, ông Duterte chọn cách im lặng trước lời kêu gọi của Trung Quốc gạt bỏ vụ kiện để bắt đầu đàm phán giữa hai nước về các tranh chấp ở Biển Đông.
Những tuyên bố của Tổng thống cho thấy, ông tỏ ra khá mềm dẻo, chấp nhận đàm phán, nhưng là trên cơ sở những gì mà Philippines nhận được qua phán quyết của Tòa Trọng tài. Cũng là trên cơ sở những gì là di sản của Aquino để lại.
Vấn đề Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Asean và Trung Quốc, nhưng rõ ràng là một vấn đề liên quan đến an ninh khu vực, một trong ba trụ cột mà ASEAN tuyên bố trong ngày ra mắt Cộng đồng kinh tế của mình (AEC), 22/11/2015.
Asean có thể tránh né các tranh chấp chủ quyền nhưng không thể tránh né trước những nguy cơ bất ổn về an ninh khu vực do tranh chấp biển đảo gây ra. Hy vọng Asean sẽ ra được tuyên bố chung về vấn đề này sau phán quyết của Tòa Trọng tài, ít nhất cũng tại cuộc gặp gỡ giữa họ cuối tháng bảy này tại thủ đô Viên Chăn (Lào).
Tác giả đặt câu hỏi liệu Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở khu vực Hoàng Sa, mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974, thì Việt Nam sẽ làm gì?
Tôi không bình luận về những gì Việt Nam sẽ nhận được hay không nhận được từ phán quyết của Tòa Trọng tài, đơn giản vì việc này chưa diễn ra.
Nhưng trước lời kêu gọi “tha thiết” của Trung Quốc về đàm phán song phương tại sao Việt Nam không kiên quyết nắm lấy và bắt đầu ngay với Hoàng Sa? Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu đàm phán về quần đảo này. Được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa, tờ Hoàn Cầu bình luận:
“Họ làm theo thông lệ” thôi. Cũng có thể hiểu tờ báo này muốn ám chỉ từ “chiếu lệ”.
Đề cập đến khả năng Trung Quốc có thể lập ADIZ trên Biển Đông, một giáo sư từ Học viện Hành chính công Đại học Quốc gia Singapone cho rằng, khả năng ấy sẽ đến rõ nhất với quần đảo Hoàng Sa vì nơi này không có tranh chấp và nằm dưới quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc nên cả Asean và các nước lớn sẽ không thể có phản ứng gì?
Việt Nam nghĩ sao?
Bài viết phản ánh văn phong và thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu chính trị và bang giao quốc tế từ Đại học Bình Dương, Việt Nam.