“Bồ” có thực sự hấp dẫn hơn vợ?

Người ta vẫn hay bảo rằng, “bồ” luôn là người hấp dẫn hơn các bà vợ, bởi nhìn vợ thì khô cằn, còn “bồ” thì luôn tràn trề sức sống. Vậy, thử giải mã xem “bồ” có thực sự hấp dẫn không nhé!

Trong mắt đàn ông đã có vợ, một trong số họ nhìn nhận vợ mình như: vợ giống như cơm nguội, là bà chằn, hay đại loại như “rước nhầm” một bà thím già khó tính chứ không phải vợ… Còn với bồ, họ nhìn bồ như một thứ quý hiếm, là đồ hiệu, là thứ đồ mà họ muốn với tới.
Nhưng, ngược lại, những cô, bà, thím,… dưới cái tên của các ông chồng ấy lại được ví von như “trái cấm” mà những người đàn ông khác không chạm đến được. Bởi, ở họ luôn toát ra một vẻ đẹp khó cưỡng.
Và đàn ông các anh đã biết chưa, hầu hết nam giới độc thân đều từng mơ tưởng tới phụ nữ có chồng đấy. Vì vậy, đừng cố mà so sánh vợ mình với nhưng cô bồ, người tình của anh.
Theo Boldsky , thực tế, trong nhiều nghiên cứu, nam giới cởi mở chia sẻ rằng họ từng phải lòng cô nàng đã có gia đình ở chung xóm hay làm cùng văn phòng. Đàn ông bị thu hút trước những phụ nữ này hơn bởi nhiều lý do.
Mặc dù hiếm khi họ dám theo đuổi công khai, họ vẫn thầm mơ tưởng tới những “bông hoa có chủ” mà không thể hiện ra. Và càng nghĩ về điều đó như một “trái cấm”, họ càng thấy khó cưỡng lại sự quyến rũ, hấp dẫn của những phụ nữ đã “yên bề gia thất”.
Và các ông chồng này, khi phán xét về người vợ của mình, các anh đã biết hết những mặt tốt của họ chưa và nguyên nhân tại sao họ lại trở nên “dè chừng và hung dữ” như các anh thường nói? Tôi nghĩ, một phần là do cách các anh đối xử với họ như thế nào thôi.

Trước khi trở thành một người vợ, người mẹ của gia đình anh, những người phụ nữ ấy cũng từng là “bồ”, là người tình… của anh đấy.
Bởi, ở một người phụ nữ gia đình, là người vợ của anh, họ có rất nhiều điểm hấp dẫn khác để các anh phải trân trọng và yêu quý hơn đấy:
Sức hấp dẫn của vợ
Một người phụ nữ có chồng toát lên sự tự tin, và sự tự tin đó đã khiến họ trông rất hấp dẫn. Ở lứa tuổi chín chắn, họ sẽ biết cách tỏa sáng những điều còn tiềm ẩn trong nhiều lĩnh vực cuộc sống và điều đó khiến họ trông xinh đẹp, hấp dẫn hơn.
Không như các cô gái trẻ, dịu dàng và yểu điệu. Họ không quá mảnh mai. Đây là điều tuyệt nhất ở phụ nữ có chồng trong mắt nam giới. Họ thẳng thắn, phụ nữ đã có gia đình thường thành thật khi trò chuyện bởi họ đã chín chắn và biết nêu những vấn đề trọng tâm một cách hiệu quả.
Người phụ nữ có gia đình thường thực hiện hai vai trò. Họ biết cách quyến rũ người đàn ông bằng những nét cuốn hút của bản thân và đồng thời cũng biết cách chăm sóc người đàn ông đó (hay con cái mình) một cách chu đáo. Sự kết hợp hai vai trò đó chính là “vũ khí chết người”.

Họ biết đàn ông muốn gì. Những người đã lấy chồng có nhiều kinh nghiệm, họ thường hiểu rõ tâm lý và nhu cầu tình cảm của nam giới. Vì thế, họ có thể nhanh chóng đánh giá một người đàn ông và phát triển mối quan hệ.

Sức hấp dẫn của “bồ”
Ngược lại, một người chồng không thương yêu, không biết giúp đỡ vợ những việc lặt vặt, để vợ rảnh rang như bồ, thì hẳn nhiên anh ấy đâu xứng đáng có được hiền thê xinh đẹp, lúc nào cũng mượt mà, ăn nói có duyên…
Này nhé, bồ mỏng manh như cánh én e ấp, cần được bảo vệ, đâu có như vợ lúc nào cũng sồn sồn, đứa nào động đến cứ liệu cái thần hồn, đi viện chứ chả đùa. Mà quái lạ, sao cứ phải cố gồng mình lên mạnh mẽ làm gì nhỉ?
Trong khi đó, giọng nói của bồ nhẹ như hơi thở, phả vào gáy đối phương, người quân tử nào cầm lòng cho đặng, chả nhũn như con chi chi. Đến hùng dũng như bậc vương chúa ngày xưa, còn đem dâng không biết bao thành trì vì đám yểu điệu thục nữ nữa là kẻ người trần mắt thịt.

Bồ chỉ để yêu thôi. Theo lý thuyết bồ và vợ cách xa nhau hàng nghìn cây số!
Là bồ, tức là được bỏ qua thời kỳ quá độ ban đầu vất vả sinh nhai, tích lũy để cuộc sống ngày một khấm khá hơn.
Giờ mọi thứ bày sẵn đấy, bồ chỉ cần tốn thời gian lựa chọn, cân nhắc xem ăn mặc quyến rũ thế nào, chiếc áo khêu gợi ra làm sao để đối tượng (tất nhiên phải là tay có bát ăn bát để) tối mắt vào, về ruồng rẫy vợ con, trao tặng bồ toàn bộ gia sản cơ nghiệp, để bồ tiếp tục bay bổng, hưởng thụ và làm đẹp cho kẻ đang mê dại vì tình.
Khi cặp bồ, thì thời gian vụng trộm, gặp nhau còn khó, lấy đâu ra mà hờn dỗi cáu bẳn, lải nhải, kể lể rác tai, nên là vui vẻ lắm. Chả thế mà chuyện tình yêu được các bồ thêu dệt đẹp như cổ tích, trong đó “đôi uyên ương” phải vượt qua bao nhiêu sóng gió, cách trở, ngăn đường của vợ con nheo nhóc mới đến được với nhau.
Bồ, càng cấm càng lăn xả vào, như giống trẻ con ấy, cho chưa chắc nó đã ham. Phải ngăn cản, cấm đoán mới kích thích bọn chúng. Đâu đó từng phổ biến câu nói, tình yêu như con quái vật, cho ăn no nó sẽ chết…
Cứ thế, vừa thèm thuồng, vừa lén lút tìm mọi cách kiếm cớ, từ trừu tượng, sinh động cho đến hèn mạt nhất, để lừa vợ dối con, mong mau đến với tình yêu vượt biên giới kia, nghĩa cử cao đẹp, siêu nhiên đến thế kia mà.
Bồ thảnh thơi như chưa bao giờ phải động não nghĩ ngợi, vướng tâm, bận lòng. Bụng cô ấy chưa bị rạn, đuôi mắt chưa nhăn, trán chưa hằn vết dọc… Những cái hóa đơn hàng tháng, lịch học, thời gian biểu của con, quan hệ nội ngoại đôi bên chẳng hề có trong tâm trí.
Bồ rất hiền dịu, dễ thương cho đến khi cô ấy “may mắn” hoàn thành mục tiêu của mình, là được làm vợ, làm mẹ, bên kẻ tâm phúc mà bồ đã cố giành giật, thì bồ lại chẳng còn hấp dẫn được như… bồ.
Vậy các ông chồng à, “bồ” có thực sự hấp dẫn hơn các bà vợ như các anh vẫn thường hay nghĩ không? Nên nhớ rằng, trước khi trở thành một người vợ, người mẹ của gia đình anh, những người phụ nữ ấy cũng từng là “bồ”, là người tình của anh đấy!

Đài Loan đã làm gì để đạt thu nhập đầu người ngang Nhật Bản sau 4 thập kỷ?

Trong khoảng 10 năm từ 1970 đến 1980, mỗi năm hàng nghìn kỹ sư Đài Loan được gửi sang Mỹ học. Và điểm đáng chú ý là lãnh đạo Đài Loan vẫn tiếp tục đầu tư mạnh tay cho các chương trình gửi kỹ sư đi Mỹ học bất chấp việc 10 người sang Mỹ chỉ có 1 người về lại Đài Loan ngay sau khi học.

Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người của một nước được xem là cao khi đạt 12.735 USD trở lên (số liệu tính đến năm 2014). Và chiếu theo định nghĩa đó thì đến tháng 7/2015, trên thế giới có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp vào nhóm này.Tại Đài Loan (Trung Quốc), thu nhập bình quân đầu người năm 2015 vào khoảng 46,8 nghìn USD/năm (theo thống kê của CIA – The World Factbook), ngang ngửa so với Nhật, Úc.

Những thập kỷ gần đây, lĩnh vực điện tử luôn là động lực tăng trưởng kinh tế chính của Đài Loan. Lĩnh vực bắt đầu được phát triển vào đầu thập niên 70 khi Đài Loan muốn phát triển công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Khi lãnh đạo Đài Loan lựa chọn con đường phát triển ngành điện tử công nghệ cao, môi trường kinh doanh khi đó cực kỳ bất lợi.

Các công ty nội địa không muốn bước vào ngành công nghệ mới, trên thị trường quốc tế, các công ty lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc thâu tóm thị trường. Đó là chưa kể đến việc với tiềm lực tài chính hạn hẹp hơn rất nhiều so với Nhật, Hàn, sẽ khiến Đài Loan gặp nhiều khó khăn khi muốn mở rộng quy mô sản xuất.

Để vượt qua tất cả những trở ngại trên, lãnh đạo Đài Loan đã đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với hoàn cảnh của riêng mình: Tập trung vào phát triển các công ty vừa và nhỏ, thiết lập mối quan hệ thân tình với các tập đoàn đa quốc gia. Lãnh đạo Đài Loan không nhờ đến các công ty đa quốc gia để học hỏi công nghệ mà thành lập những viện nghiên cứu riêng để phát triển công nghệ mới của riêng Đài Loan. Đài Loan gửi hàng nghìn kỹ sư sang các nước có công nghệ cao, đặc biệt là Mỹ để học tập.

Trong khoảng 10 năm từ 1970 đến 1980, mỗi năm hàng nghìn kỹ sư Đài Loan được gửi sang Mỹ học. Và điểm đáng chú ý là lãnh đạo Đài Loan vẫn tiếp tục đầu tư mạnh tay cho các chương trình gửi kỹ sư đi Mỹ học bất chấp việc 10 người sang Mỹ chỉ có 1 người về lại Đài Loan ngay sau khi học.

Nhiều người Đài Loan được gửi sang Mỹ học đã ở lại Mỹ khá nhiều năm, mãi cho đến tận giữa và cuối thập niên 1980. Rất nhiều trong số họ đã vươn đến vị trí quản lý cao cấp tại nhiều công ty công nghệ tại thung lũng Silicon của Mỹ.

Và rồi người ra đi cũng đến ngày trở về. Sau đó không lâu, khi đã cảm thấy tích lũy đủ công nghệ, kiến thức và kỹ năng tại Mỹ, rất nhiều kỹ sư Đài Loan về nước mở doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử và họ thành công. Những người như họ đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của ngành điện tử Đài Loan.

Trong khoảng thời gian trên, lãnh đạo Đài Loan đồng thời cũng hết sức nỗ lực để phát triển các viện nghiên cứu. Năm 1973, lãnh đạo Đài Loan thành lập Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI), tổ chức chuyên khuyến khích phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực điện tử.

Đến năm 1978, Nhóm tư vấn công nghệ và khoa học cho chính quyền (STAG) được thành lập để tư vấn cho lãnh đạo cao cấp về chiến lược phát triển ngành điện tử. STAG đã vận động để lập ra công viên công nghệ Hsinchu vào năm 1980.

Một trong những hoạt động quan trọng của ITRI là thương thuyết để mua lại bản quyền công nghệ hoặc tìm kiếm đối tác để ký kết các hợp đồng chia sẻ công nghệ. Ngoài ra họ cũng chịu trách nhiệm tìm những công ty Mỹ có lĩnh vực hoạt động phù hợp với mục tiêu phát triển của Đài Loan và gửi người Đài Loan sang học.

Sau đó, các doanh nghiệp lập ra sẽ được dựa trên nguyên tắc góp vốn như sau: Khoảng 40 đến 50% vốn đến từ chính quyền, số còn lại do tư nhân tự góp. Sau đó, các cơ quan chuyên trách của chính phủ vẫn tiếp tục theo sát để hỗ trợ công nghệ cho nhóm doanh nghiệp mới thành lập này, thậm chí có thể sử dụng các hạ tầng nghiên cứu tại tổ chức nghiên cứu do chính quyền Đài Loan lập ra nếu muốn.

United Microelectronics Company (UMC) là một trong những công ty đầu tiên được thành lập theo phương thức chia sẻ công nghệ với RCA, một công ty công nghệ lớn tại Mỹ thời kỳ giữa thập niên 1970. Trong chỉ vài năm sau khi thành lập công ty, khoảng 259 kỹ sư đã được gửi đến RCA đào tạo và sau đó trở về xây dựng cho UMC.

Trong sự phát triển của UMC, nguồn tiền từ chính quyền giữ một vai trò quan trọng. Thế nhưng ngay cả như vậy, nhà đầu tư tư nhân vẫn khá ngại ngần rót vốn cho các công ty công nghệ mới. Chính quyền Đài Loan đã phải âm thầm vận động và gây sức ép, đồng thời liên kết để tạo thị trường xuất khẩu cho sản phẩm.

Giai đoạn thập niên 1970 và 1980, các cơ quan nghiên cứu và đầu tư của Đài Loan đã lập ra ít nhất khoảng 18 công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc ngành công nghệ bán dẫn.

Tất cả những nỗ lực của lãnh đạo Đài Loan đã được đền đáp.

Lĩnh vực công nghệ của Đài Loan phát triển nhanh chóng, khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Năm 2013, UMA là công ty lớn thứ 3 trong ngành bán dẫn với 10% thị phần. Công ty đứng đầu ngành bán dẫn thế giới năm 2013 đồng thời là công ty TSMC của Đài Loan, một công ty khác được thành lập bởi các cơ quan đầu tư và nghiên cứu do chính quyền Đài Loan lập ra.

Thành tích này được duy trì cho đến hiện tại, thống kê năm 2015 cho thấy trong số 20 tập đoàn/công ty ngành bán dẫn lớn nhất thế giới có đến 3 công ty Đài Loan, còn lại chủ yếu là Nhật, Mỹ và Hàn Quốc, những nước đã đi trước Đài Loan rất lâu trong lĩnh vực này.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Từ biệt Hồng Kông!

Jonathan London

Ảnh của tác giả chụp ngày 1/7/2016

Trong tháng vừa rồi tôi đã khá là im. Không viết bài nào. Kiêng FB. Vì sao? Một phần mình đã thấy mệt mỏi ngay sau khi chuyến thăm của Obama đến Việt Nam và nhất vụ tranh cãi xoay quanh chuyện B. Kerrey nổi lên sau đó.

Tất nhiên tôi vẫn theo dõi những sự kiện ở Việt Nam.

Nhưng lý do chủ yếu tôi đã im là vì tôi đã đang bắt đầu quá trình chuyển nhà từ Hồng Kông sang Hà Lan. Sau 20 năm sống và làm việc ở Đông Á đây là một chuyển đối rất lớn cho tôi, từ đời sống hàng ngày cho đến môi trường việc làm, cũng như cách xa Việt Nam. Về khoảng cách đừng lo. Chả đi đâu cả. Vẫn sẽ sang Việt Nam, có mặt trên mạng v.v.

Sau tám năm sống và làm việc ở Hồng Kông, tôi đã có những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng, tôi đã nhận thấy một điều rất rõ: Đã đến lúc từ biệt Hồng Kông.

Trong gần tám năm sống ở Hồng Kông tôi đã có nhiều kinh nghiệm đáng nhớ và thú vị. Tôi đã làm bạn với nhiều người địa phương cũng như nhiều người đồng nghiệp từ các nước khác nhau tại Đại Học Thành Thị Hồng Kông. Ngoài ra, trong đời sống cá nhân và gia đình cũng đã có những kinh nghiệm tuyệt vời mà sẽ mãi nhớ tới.

Rõ ràng Hồng Kông đã và còn một nơi đặc biệt và duy nhất. Nhưng rõ ràng nơi nay đang thay đổi nhanh và, như nhiều người thấy, một cách khá là buồn.

Tiếc nhất là cảm giác cũng như thực tế rằng Hồng Kông đang chìm, đang xuống, đang thành một bộ phận của Hoa Lục. Tôi sẽ không bao giờ lãng mạn về lịch sử thuộc địa của Hồng Kông. Ở dưới cả hai chế độ Anh và TQ, người dân Hồng Kông – dù sống trong một địa phần giầu có – đã không hề được quyền để chọn chính phủ của chính mình. Điều đó đã và sẽ rất khó để thay đổi.

Như đã phân tích trước, về mặt chính trị Hồng Kông là hơi hiếm vì dù rằng không có một cơ chế dân chủ thì tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, và tự do học thuật đã được bảo vệ khá là ok… cho đến nay.

Thế nhưng, trong 2-3 năm vừa rồi và nhất trong vòng một năm vừa qua Hồng Kông càng ngày càng chán. Vì sao chán? Chán vì những nhà “lãnh đạo” của địa phận đã cuối cùng bán hết những nguyện vọng chính đáng của đại đa số người dân Hồng Kông. Chán vì tính tự do, độc lập đã giảm rất mạnh và rất nhanh. Chán vì tờ báo SCMP càng giống tờ báo China Daily và càng ngày phải đọc và thấy điều đó. Trong khi đó, môi trường học thuật trong các Trường Đại Học càng dở đi.

Khi trường tôi khuyến khích những giáo sư khoa học xã hội hãy nghiên cứu về công trình “Một vành đai, Một con đường” thì chắc chắn giờ đã muộn rồi.

Đối với thường dân Hồng Kông, họ đã và đang chịu nhiều khó khăn.

Từ nhiều năm, thái độ của dân Hồng Kông là sẵn sàng vất vả, nhưng phải được tôn trọng, phải được sống một cách có nhân phẩm. Và chắc chắn phải có tiếng nói. Việc dân Hồng Kông đã bị những người giàu có bóc lột là chả có gì mới. Nhưng cách bóc lột của tầng lớp chóp bu Hồng Kông đang quá là vô liêm sĩ. Từ việc liếm giày của Bắc Kinh về mọi điều cho đến việc tự chối cấp bảo trợ xã hội cho người cao tuổi, tôi không ấn tượng lắm với hành vi của họ…. Tạm phác họa vậy. Tôi có thể viết cả ngày nhưng cũng không muốn viết dài quá. Tôi không muốn nói buồn quá về những gì đã thấy.

Tôi sẽ luôn luôn chúc mọi điều tốt nhất cho người dân Hồng Kông và chúc họ thành công trong mọi việc, và nhất là sống theo lương tâm của chính minh. Trong khi đó, sự quan tâm của tôi đối với Việt Nam tuyệt đối sẽ không giảm chút. Để lấy một thí dụ ngắn: Tháng sau tới đây tôi cùng khoảng 10 cộng sự sẽ bắt đầu tiến hành một công trình nghiên cứu sáu năm, quy mô lớn về làm sao nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng học tập tại Việt Nam. 

Đúng rồi. Đối với Việt Nam thì chắc chắn không bỏ được. Còn Hồng Kông?

Thôi. Chú phải đi.