8 bí quyết ăn uống lành mạnh của người Pháp

Để giữ gìn sức khỏe và vóc dáng, người Pháp ưu tiên những thực phẩm tươi chưa qua chế biến sẵn và thường xuyên ăn cá, uống rượu vang.

Ẩm thực Pháp nổi tiếng toàn cầu không chỉ nhờ cách chế biến, hương vị thơm ngon mà còn vì sự lành mạnh. Theo thống kê, chỉ khoảng 20% dân số Pháp béo phì, tỷ lệ tương đối thấp ở các nước giàu có.

Vậy làm thế nào để ăn như người Pháp? Dưới đây là 8 nguyên tắc dinh dưỡng được các nhà khoa học từ Cơ quan Sức khỏe Thực phẩm, Môi trường và Nghề nghiệp Pháp đưa ra trên tờ British Journal of Nutrition.

8-bi-quyet-an-uong-lanh-manh-cua-nguoi-phap

Ảnh: ethnicfoodsrus.com.

Kiểm soát khẩu phần

Người Pháp là bậc thầy kiểm soát khẩu phần ăn. 23% dân số nước này ăn theo chế độ “nhỏ”, nghĩa là nhiều loại thức phẩm nhưng với số lượng ít. Nhờ đó, họ hạn chế được lượng calo hấp thụ.

Không sợ chất béo

Pho mát, món ưa thích ở đây chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Tuy nhiên, ăn một chút pho mát mỗi ngày không những không có hại mà còn giúp ổn định cân nặng.

Ăn ít đồ chiên rán và chế biến sẵn

Trong một tuần, chỉ 29% dân Pháp đụng đến thực phẩm chiên rán và chế biến sẵn.

Ăn cá

70% người Pháp ăn cá tươi hàng tuần.

Uống rượu

Nước Pháp nổi tiếng đam mê rượu. 68% người dân uống đồ uống có cồn hàng tuần, trong đó chủ yếu là rượu vang.

Chọn dùng thực phẩm lành mạnh

Ở Pháp, chế độ dinh dưỡng lành mạnh phải bao gồm bánh mì ngũ cốc, súp, trái cây, trà, thực phẩm ít mỡ và đặc biệt là đồ ngọt. Bánh kẹo là một phần không thể thiếu trong bữa ăn người Pháp.

Không thích thức ăn nhanh

Cư dân đất nước Tây Âu uống rượu và ăn xúc xích, phô mai, bánh mì, thịt đỏ, đồ ngọt nhưng rất ít khi bước vào các cửa tiệm bán đồ ăn nhanh.

Giữ mọi thứ đơn giản

10% người Pháp thực hiện chế độ ăn cơ bản với thực phẩm chưa qua chế biến sẵn như pho mát, trứng, khoai tây, bơ, sữa chua, một chút mỡ động vật, mì ống và bánh mì.

Minh Nhật

NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ TÀU …

Ghét Tàu quá mà không làm được gì thì nói xấu nó cho bõ ghét! Xin kể vài “ngộ nhận” của chính bản thân mình về dân Trung Quốc, mà khi qua đấy nhiều mới hiểu là những định kiến của mình đôi khi sai 180 độ (vì sách vở, vì tuyên truyền mồm, vì …không rõ) để có thể có ai đó còn chưa biết:

Tàu mua bán rõ ràng, giá cả niêm yết đâu ra đấy: thực ra đó là bề nổi, chứ họ buôn bán chỉ mong “nhất bản vạn lợi”- về nói thách thì chúng nó là “cụ” của người VN, và cái kiểu hướng dẫn viên du lịch của ta hay dẫn đoàn (ta hay nước ngoài bất kể) vào các cửa hàng đồ lưu niệm, cửa hàng ăn kiểu “cơm tù”…rồi sau quay lại lấy % là học của Tàu.
Ở Tàu vào bất kỳ khách sạn nào nhìn giá phòng niêm yết bao nhiêu đều mặc cả được, càng nhiều sao càng mặc cả xuống nhiều, bình thường là 4-5 lần! Hình như tiếng Tàu gọi khách sạn là “điếm”.
Mua đồ càng tránh mua ở khách sạn 5 sao. Có lần đi với thằng em thạo tiếng Tàu, nó mặc cả hộ mua cái chuỗi tràng hạt để đeo cổ bằng đá quý, mặc cả từ 18000 “tệ” xuống 50 “tệ” bán luôn, ở khách sạn 5 sao tại Vương Phủ Tỉnh, Bắc Kinh!

12189647_956399847755286_7277423706834614519_n

Ăn cơm Tàu ngon

Ai nói thế chắc chưa ở Tàu quá 5 ngày! Cơm Tàu ăn bữa đầu khá, bữa thứ hai ngấy, bữa thứ ba như tra tấn! Ai ở đó hơi lâu cũng phải tìm cách tự nấu hoặc đi “đánh dậm” mấy em sinh viên đồng hương hay sứ quán VN! Đồ Tàu khác đồ Việt ở chỗ không tươi ngon, cả nước chỉ có 1 loại rau là cải thảo, 1 loại củ quả là dưa chuột, hết!
Hồng Kông dễ ăn hơn hẳn, và cơm Tàu ở VN được ảnh hưởng nhiều của Hồng Kông, nên còn nuốt được!

Tửu lượng 

Cứ ngỡ Trung Quốc toàn “anh hùng hảo hán” như các nhân vật Thủy Hử, hay chí ít cũng như chưởng Kim Dung, uống rượu cả đấu lớn, suốt ngày này qua tháng khác, hóa ra bọn này uống chả bằng một góc thằng VN mới mổ ruột thừa! Đi Tàu bao nhiêu bận mà chỉ gặp có 1 thằng uống hơn mình-mà mình là loại bét VN rồi-riêng chuyện uống thì anh em “Uê Nán” cứ yên tâm mà bóp chết chúng nó đê!
Miêu tả thế này để bà con rõ chúng nó uống thế nào: mình sang đấy có thằng em Việt dặn trước nên tự tin lắm, gạ Tàu đi uống rượu ngay. Tàu tưởng mình “lão bản”, tập trung độ 15 “lão bản” địa phương để nghênh tửu. Mỗi thằng có một thằng đệ tử đứng sau, chạm cốc một phát chuyển cho thằng đệ uống cạn-được cái thằng đệ Việt Nam bên mình nó khỏe, chơi luôn 15 cốc Mai Quế Lộ. Đến vòng thứ hai, 15 thằng đệ Tàu kia toi từ cốc đầu rồi, nên bảo rót cho quan thầy chúng nó toàn nước lọc, thằng đệ mình vẫn máu, chơi tiếp rượu. Thế mà Tàu chả biết ngượng, còn làm tiếp vài vòng, hể hả lắm, bố khỉ…(không phải chúng nó tiểu xảo, mà bên ấy chấp nhận cả bầy uống nước để tiếp thằng uống rượu!)
Tất nhiên rượu kém thì bia cũng quá kém luôn. Bọn Tàu sang đây có thằng uống được, vì hoặc được rèn luyện, hoặc gốc 79. Bia Thanh Đảo uống được, may mà VN đồn đại thế nào ta không uống…

Hảo xực

Tàu ít ăn cơm (lúc đầu không biết, cứ tưởng tượng Tàu dân ăn gạo nhiều, đến hết bữa vẫn chưa thấy mang cơm ra, hóa ra chúng nó cả ngày không ăn cơm, toàn cháo với bánh bao!). Dân tàu được cái ăn thì vô địch thiên hạ, thùng bất chi thình, mấy quán “gà Mạnh Hoạch” dọc đường 5 mà đón được xe khách TQ thì trúng to, mỗi thằng bất kể to lớn hay loẻo khỏe đều gọi 1 con luộc, 1 con rán (trong khi dân mình ăn 1 suất = ½ con thôi).

To mồm  

Dân Tàu thích chém gió hơn dân ta nhiều, cả trai lẫn gái, chỉ có 2 đứa cũng ầm ầm như họp hội đồng Liên Hiệp Quốc, còn “tả a lô” thì người xung quanh điếc tai, vô duyên hơn cả Việt mình. Thế nên đt bên Tàu thằng nghe cũng phải mất tiền-mông muội thế chứ-thế mà chúng nó vẫn “tả” nhiệt tình!

Vịt quay Bắc Kinh:

Beijing có hàng vạn quán vịt, nhưng nổi tiếng nhất có hai quán. Vào cửa đã thấy đồng hồ báo mình là khách thứ một trăm triệu lẻ bao nhiêu từ khi thành lập quán, lại thêm phấn khởi tự hào vì thấy treo ảnh toàn nguyên thủ nước ngoài! Cứ nghĩ đến vịt luộc chấm nước mắm ớt tỏi ở nhà mà nhỏ dãi. Lên phòng sạch đẹp, ngồi chờ mãi mang ra rượu thì nặng như cồn, thơm như nước hoa (Mao Đài, Mai Quế Lộ tả bủ xiểng), bia thì uống cốc bé bằng cái chén Tống, chả ra làm sao. Bao giờ cũng phải đặt ít nhất 2 con, thấy bê dần các món lên, có tí chân rút xương thì ăn cũng được, vèo phát hết, rồi mấy thứ vớ vẩn, rồi thịt cắt lát thật mỏng cuốn vào bánh tráng, ăn cũng được, vèo phát hết. Mình cứ canh me lúc nào nó vác thịt ra phải xơi cái phao câu cho sướng mồm, tiết canh thì chắc quay nên không có…Rồi đến cháo đậu xanh, ăn cũng được, vèo phát hết…Hỏi thịt luộc hay quay của tao đâu rồi, thì bảo chỉ nhà quê mới ăn thịt vịt, bọn tao chỉ phục vụ da là chính! Đói hơn lúc đi vào, lại mất mấy ngàn tệ, pú hảo!
Ra phố thấy nhiều quán treo con vịt, vào ăn chống đói, thì thấy chỉ năm bảy chục tệ, cũng có bánh tráng mà cuốn, nhưng thôi xẻ thịt ăn luôn, cũng tạm ổn, chỉ được gần bằng mấy quán vịt quay Hồng Kông bây giờ đang mọc ra như nấm ở Hà Nội. Mấy thằng ăn hai con khá no, làm thêm mấy bát mỳ kéo bằng tay loại vài tệ một bát, hấn hảo! Cạch mặt mấy cái quán vịt quay Bắc Kinh thương hiệu mạnh kia…

Mátxa

Dân Tàu không bao giờ bơi, hạn chế tắm tối đa thì tôi kể rồi (chắc học tập Mao chủ tịch chỉ lau người). Được cái khí hậu bên đó cũng không phải ngày tắm hai bận như ở VN. Nhà tắm công cộng của Tàu thì hay, châu Âu còn chạy dài, mấy cái kiểu như ở khách sạn Oasis nhà mình làm là bắt chước vụng về của bên đó thôi. Mấy đứa VN hay đi lại bên Tàu có kinh nghiệm đến thành phố lạ không cần thuê khách sạn cho tốn, cứ vào đấy vừa rẻ vừa sạch, có chỗ ngủ chỗ ăn ngon, chỗ nằm nghe nhạc sống, có đứa đấm bóp, ở vài ngày cũng được…VN chưa có những chỗ to như thế, nhưng ở Tàu thì vùng nhà quê hẻo lánh cũng có. Ở Bắc Kinh mấy chú Tàu dẫn đến chỗ có vẻ to nhất ở đây, 5 tầng to như đại siêu thị Aeon, chắc là người cả quận Hoàn Kiếm tắm vẫn thừa chỗ. Vào cửa thấy nhân viên phục vụ mang ra hai cái áo khoác lụa đỏ cho mình và thằng Tàu, mấy đứa nhân viên Tàu của nó thì áo khoác bông màu xám, mình chọn áo xám cho sướng thì bạn Tàu bảo không được, chỉ có tao là “lão bản” và mày là khách thì mới mặc áo này vì phải mua (độ 100 đô), còn đàn em của tao có tiền cũng không được phép mua khi đi với tao, áo xám kia không mất tiền…thế là đã thấy lằng nhằng. Trai gái tắm riêng, vào đấy đi loạn lên chả hiểu tầng mấy nữa, sạch sẽ lắm rồi thì Tàu mời mát xa. Phấn khởi nghĩ rằng đấy mới là “chương trình”, chắc nó đãi mình oai lắm đây, mà đúng là “chương trình” thật, nó tống mình vào một phòng khác đóng cửa lại. Trong đấy có mấy cái giường sắt như ở bệnh viện, một thằng to khỏe lột truồng mình, vứt lên giường rồi xịt nước cực mạnh, y như tắm lợn, bôi xà phòng tứ tung, bóp cho phát nào đau điếng phát ấy. Rồi nó lấy cái dao (sợ quá chả nhìn nó bằng gì nữa) cạo mình từ đầu đến gót chân, sồn sột đúng như cạo lông lợn, sợ chết khiếp nên nằm im re, vì không biết tiếng nên chả xin nó thôi được. Cạo lợn xong nó phun nước đuổi ra, ra ngoài mừng quá bảo bạn Tàu cho về luôn, không ăn chơi gì trong ấy nữa. Ra cửa gió thổi vi vu, lúc ấy thì sướng, vì lỗ chân lông bị nó cạo sạch, mở hết toang hoang ra, thích lắm nhưng nghĩ đến “cạo lợn” lại sợ, tự hứa không chơi mátxa với bọn Tàu này nữa, sang Việt Nam mình đãi nó mátxa thì ngon thế mà của chúng mày như shit…Về rồi vẫn có thằng chạy theo ra đưa cái áo khoác lụa đã gấp cẩn thận làm kỷ niệm, tỉu nà ma lần sau ông cạch!

Thuốc lá

Đàn ông Tàu đứa nào cũng hút, mà hút dã man luôn, có thể vì chống lạnh (Tàu không bao giờ đội mũ, mình đã đến Cáp Nhĩ Tân lạnh âm 40 độ mà thấy chúng nó cũng đầu trần, chân đi giày hè!). Nhưng ngoài ra “ăn hút” còn để thể hiện đẳng cấp, quan hệ, giàu sang…nữa. Có loại rượu riêng, thuốc lá riêng cho “Trung Ương cục” (thằng đệ dịch thế, chả biết đúng không, mình chả đọc được!)-nhưng thấy khoe là đại gia có tiền cũng khó mua, dân Tàu trông thấy là sợ vãi tè. Tuy không hút nhưng thấy thằng quen mình khoe thế, mình cũng bảo Tàu đưa tao một chai và mấy bao thuốc, tao mang về có việc, cũng để thử xem Tàu có bốc phét mình không nữa. Mang về Nga rồi mời mấy chú Tàu đến uống, cho thêm mỗi thằng một bao thuốc, thấy các chú ấy xì xồ ghê lắm, sau đòi nợ thấy cũng dễ thật, chẳng nhẽ chúng nó chuộng bề nổi thế à, hay là…?

Con và Chó:
Tàu cấm đẻ 2 con một gia đình, nên dân số khai là 1,2 tỷ nhưng thực tế lên 1,6-1,8 tỷ, cụ thể chả ai biết, tất nhiên lắm hệ lụy kèm theo. Ở nông thôn miền núi có thể xuê xoa, chứ ở thành phố mà đông con chắc chắn phải loại “tay to”. Một lần ở Bắc Kinh gặp một thằng mà thấy mấy chú Tàu khác xun xoe, tôi mới hỏi thằng này sao mà oai thế, thì bọn kia thầm thì: “nó có hai con và mấy con chó đấy!”. Hóa ra muốn có thêm đứa con nữa phải quen biết rộng lắm, chưa kể tốn khoảng 50-100 ngàn $ nữa. Nhưng chưa oai bằng có giấy phép nuôi chó, cũng phải quan hệ và tốn 15-30 ngàn $ (lúc đó đang sắp Olympic, nay không biết đắt rẻ thế nào, nhưng hồi đó là vậy). Thấy bảo muốn sắm cái mô tô xịn thì còn khó nữa… Mình nghĩ bụng, ở quê tao 2 bánh đầy, chó thiếu chó gì, còn con chỉ sợ thiếu trứng…

Đồ uống
Tàu rượu bia đã kém rồi mình đành xoay sang uống đồ khác. Chúng nó tự hào Đại Hán, không uống ba cái nước Cola, Pepsi…(thôi cái đó kệ chúng mày) nhưng lại toàn uống cái nước của “Khang sư phụ” mà sau này THP khuân về VN đấy, uống cứ lợ lợ. Cafe thì kém toàn tập rồi, ngoài phố có quán cafe thì toàn bán nước ngọt, cafe Tàu ít khi uống, dân mình thèm quá uống thử thì như nước sái ba của cà phê phin, trên dưới trăm tệ một ly. Chè thì càng đắt uống càng nhạt nước, mà đắt lòi mắt, vài ngàn đô/túi mà Tàu vẫn mua, nâng niu lắm! Đành đi ăn ở đâu thì tranh thủ uống cái nước chè khuyến mại không mất tiền còn ngon hơn, rót biểu diễn bằng cái ấm vòi dài như cái que, đứng xa 2m vẫn rót không trượt như Phạm Ngũ Lão rót dầu…

Phong kiến

Cứ tưởng đàn ông Tàu oai phong lắm, năm thê bảy thiếp là thường, dạy vợ bằng roi, nhất hô bá ứng…Thằng em ở bên đấy lâu nó giải thích: nước Tàu phía bắc con gái dữ như cọp, đàn ông sợ vợ như giời, bọn dát nhất là đàn ông Thượng Hải, cả nước trêu nhưng mà không khá lên được đâu, truyền thống rồi. Còn bọn miền Nam tương đối giống trai Hà Nội, cũng to mồm ở ngoài chứ về nhà nem nép, tuy thế là đã uy phong hơn bọn miền Bắc nhiều! Mình chưa tin, bảo là Tàu toàn trang hảo hán, sao mà sợ vợ? Tối hôm ấy đi uống rượu với một thằng “lão bản”-thằng Tàu mà mình thấy duy nhất nó uống hơn mình vì bên Nga nó uống được 2 chai vođka-nó mang vợ theo (hay vợ nó bắt mang theo thì không biết). Đang uống dở mồm, mình với thằng đệ cùng với nó uống mới được một chai, vừa đủ khởi động thì vợ nó đứng lên, chả hiểu nói gì mà thằng này cum cúp xin về luôn…Hôm sau nó xin lỗi rối rít, bảo nước tao đàn bà dữ lắm, nhất là bọn quê ở Nội Mông, đánh chửi chồng như két, vợ tao cũng quê ở đấy…

Mátxa

Dân Tàu không bao giờ bơi, hạn chế tắm tối đa thì tôi kể rồi (chắc học tập Mao chủ tịch chỉ lau người). Được cái khí hậu bên đó cũng không phải ngày tắm hai bận như ở VN. Nhà tắm công cộng của Tàu thì hay, châu Âu còn chạy dài, mấy cái kiểu như ở khách sạn Oasis nhà mình làm là bắt chước vụng về của bên đó thôi. Mấy đứa VN hay đi lại bên Tàu có kinh nghiệm đến thành phố lạ không cần thuê khách sạn cho tốn, cứ vào đấy vừa rẻ vừa sạch, có chỗ ngủ chỗ ăn ngon, chỗ nằm nghe nhạc sống, có đứa đấm bóp, ở vài ngày cũng được…VN chưa có những chỗ to như thế, nhưng ở Tàu thì vùng nhà quê hẻo lánh cũng có. Ở Bắc Kinh mấy chú Tàu dẫn đến chỗ có vẻ to nhất ở đây, 5 tầng to như đại siêu thị Aeon, chắc là người cả quận Hoàn Kiếm tắm vẫn thừa chỗ. Vào cửa thấy nhân viên phục vụ mang ra hai cái áo khoác lụa đỏ cho mình và thằng Tàu, mấy đứa nhân viên Tàu của nó thì áo khoác bông màu xám, mình chọn áo xám cho sướng thì bạn Tàu bảo không được, chỉ có tao là “lão bản” và mày là khách thì mới mặc áo này vì phải mua (độ 100 đô), còn đàn em của tao có tiền cũng không được phép mua khi đi với tao, áo xám kia không mất tiền…thế là đã thấy lằng nhằng. Trai gái tắm riêng, vào đấy đi loạn lên chả hiểu tầng mấy nữa, sạch sẽ lắm rồi thì Tàu mời mát xa. Phấn khởi nghĩ rằng đấy mới là “chương trình”, chắc nó đãi mình oai lắm đây, mà đúng là “chương trình” thật, nó tống mình vào một phòng khác đóng cửa lại. Trong đấy có mấy cái giường sắt như ở bệnh viện, một thằng to khỏe lột truồng mình, vứt lên giường rồi xịt nước cực mạnh, y như tắm lợn, bôi xà phòng tứ tung, bóp cho phát nào đau điếng phát ấy. Rồi nó lấy cái dao (sợ quá chả nhìn nó bằng gì nữa) cạo mình từ đầu đến gót chân, sồn sột đúng như cạo lông lợn, sợ chết khiếp nên nằm im re, vì không biết tiếng nên chả xin nó thôi được. Cạo lợn xong nó phun nước đuổi ra, ra ngoài mừng quá bảo bạn Tàu cho về luôn, không ăn chơi gì trong ấy nữa. Ra cửa gió thổi vi vu, lúc ấy thì sướng, vì lỗ chân lông bị nó cạo sạch, mở hết toang hoang ra, thích lắm nhưng nghĩ đến “cạo lợn” lại sợ, tự hứa không chơi mátxa với bọn Tàu này nữa, sang Việt Nam mình đãi nó mátxa thì ngon thế mà của chúng mày như shit…Về rồi vẫn có thằng chạy theo ra đưa cái áo khoác lụa đã gấp cẩn thận làm kỷ niệm, tỉu nà ma lần sau ông cạch!

An ninh
Đến Thủ đô Tàu thấy bảo tuyệt đối an ninh, mà đúng thế thật, chả thấy lưu manh trộm cắp đâu, công an cũng lịch sự, dân Nga sống buôn bán cả một khu quần thể láo nháo ầm ĩ mà vẫn bao năm nay tồn tại, cái trò để mũ công an trong xe ô tô là VN bắt chước Tàu! Hóa ra chỉ Beijing được thế thôi, vùng khác thì tùy. Xuống đến cái thành phố nhỏ sát Quảng Châu, nơi bà con ta hay “đánh quần bò” sang Đông Âu, lúc nào cũng có cả trăm “đại diện” người Việt sống ở đấy, thì được dặn ngay là “đi đâu tuyệt đối đừng mang cái gì, vì nó cướp”. Đơn giản nhất là điện thoại, phải dùng loại “cùi bắp”, đi đâu con gái phải cho vào cái túi ni lông để đựng thực phẩm xách tòng teng trông nhếch nhác thì nó tha…Bao năm rồi mà chả thấy chính quyền làm gì được xã hội đen, bách nhục!

Gái mú
Tất nhiên Tàu cũng tệ nạn kinh người, nhưng nó phải theo quy hoạch đâu ra đấy, không “tả bủ xiểng” như VN được, mất hết cả hay! Các thành phố lớn muốn chơi bời gì thì cũng phải qua karaoke (nó cứ ghi là KTV cho sang mồm!)- như shit, đắt lòi mắt mà vào đấy toàn tiếng giun dế không đọc không hát được, lại tuyệt đối cấm động chạm chân tay, ngu thế chứ…
Tung Quảng là thành phố vệ tinh của Quảng Châu, nơi nghệ thuật ăn chơi được đưa lên đỉnh cao mà không Thái Lan nào so được… Hôm đi xuống đấy thì lại đúng dịp báo động đỏ (và sau đó toi luôn cả một “khu công nghiệp”). Số là đang có dịch cúm gà, UBND thành phố mới gửi điện báo cáo lên Bộ Y tế về tình hình ABC, nhưng lại fax nhầm sang Bộ Công An. Mà tiếng Tàu “gà” là “cave” thế nên Công an trên bộ lập chuyên án, về đập cho tan nát cả một rừng hoa, đến nay vẫn chưa hồi phục…Thảo nào Tàu thích sang VN thế!

Hang nhái, hàng giả
Phải nói lại một thực tế, là Tàu cái gì cũng làm giả, làm nhái được hết, từ thô sơ cho đến siêu tinh vi, từ phụ tùng tên lửa máy bay cho đến đồng hồ siêu xịn. Cái tàu mới chìm trên sông Trường Giang không biết có bao nhiêu % phụ tùng rởm nữa. Có lẽ các anh tay đeo Patek Philipe, Frank Muller hay Rolex, các chị õng ẹo khoác LV, dùng đồ Versace nên nhớ lại mình mua đồ ở đâu, vì khả năng vô tình hay cố ý ẵm phải đồ giả là trên 90%! Nhưng trắng trợn nhất là giữa thủ đô Bắc Kinh có một tòa nhà cực nổi tiếng, cao 5 tầng, to gấp chục lần cái Tổng hợp Tràng Tiền, bán toàn đồ hiệu từ túi đánh golf đến áo cá sấu với giá khoảng vài % giá thật, đã bao năm nay bất chấp các tập đoàn đồ xa xỉ lừng danh kia tìm mọi cách tác động để tiêu diệt mà không được, chứng tỏ nhà nước nó phải bật đèn xanh!
Tàu nó lại quái ác ở chỗ nó chỉ làm hàng nhái để cho chúng ta-tức là phần còn lại của nhân loại! Chả bao giờ bạn thấy đứa Tàu nào dùng những cái điện thoại Vertu rởm như ở VN, mặc đồ Adidas cố tình in sai một chữ hay mấy ông xe kéo mặc áo Moschino cả, thế mới căm…Tức là ta đã kịp học nó cái xấu-làm giả đủ trò-mà chưa học được cái tính kiêu hùng kia của dân Tàu!

Đồng hương
Ta cứ ngộ nhận cho là dân Tàu đoàn kết tương trợ nhau lắm, nhất là ở nước ngoài, chả giống dân ta vừa cục bộ vừa ích kỷ…Đi sâu vào mới biết chúng nó cũng “bóp nhau ra bã”, thậm chí sẵn sàng tiêu diệt đồng hương nếu vướng đường làm ăn, có thể bề ngoài không “phũ phàng” như dân Nga, dân Ý…nhưng về độ “thâm nho” thì Tàu vẫn xứng danh số một!
Giàu nghèo thì phân cách quá lớn rồi (VN mười năm nữa cũng thế). Bọn giàu có nói về tiền bạc hay dùng từ “ức vạn”-chả rõ là bao nhiêu tỷ như ta hay dùng nữa, trong khi công nhân mặt bằng chung hơn VN một tý thôi, đa số là chỉ lấy tiền 1-2 lần trong năm thôi (tết Nguyên Đán), còn bình thường đủ ăn ở là may rồi…Nghe quen quen!
Trung Quốc quá lớn, vấn đề “vùng, miền” như của ta, nhưng bình phương lên, vùng này nói vùng kia nghe chả hiểu được thổ ngữ, thế nên về lâu về dài không tan vỡ thì mới là chuyện lạ…

12189758_956399021088702_6567622548194319195_n

Đại Hán
Nói đi cũng phải nói lại, dân tàu đa phần khá chân chất, chịu khó làm ăn, dễ thích nghi…nói chung là không đến nỗi nào, dân ta được thế cũng đã tốt. Nhưng…
Nói chuyện gì động đến dân tộc, lập tức thằng Tàu bất kỳ nào cũng trợn mắt, ngoạc mồm, dậm chân bành bạch, vỗ ngực thậm chí nhổ nước bọt xuống đất mà nói to như hét, rằng “Tao là dân Đại Hán nhé, không như chúng mày, chúng nó…đâu”. Chúng mày, chúng nó là ai thì đây:
Dân Tàu ghét số một là Nhật! Mở tivi ra thì đa số là phim “chiến đấu”, toàn cảnh Nhật lùn vác kiếm chém người, đốt nhà, hãm hiếp dân Tàu…ngày này qua ngày khác! Thế nên chả mấy khi thấy thằng Tàu nào dùng đồ Nhật, kể cả Sony, mối thù đã thấm vào xương tủy rồi (thế nhưng trẻ con lại đang mốt trông phải giống anime của Nhật…). Mỹ đỡ ghét hơn, thôi thì dân Tàu dùng điện thoại Motorola hay iPhone, nhưng chúng tao mới là nhất, rất nhiều Cty nọ kia của Tàu hay bắt đầu bằng “SINO”-Đại Hán đấy-kiểu Vina nhà mình (cứ thấy Vina y rằng trước sau gì cũng phá sản)! Dân tộc Triều Tiên cũng ghét nốt, trong lịch sử đánh nhau mãi rồi, trong phim cổ trang bọn này cũng hay gây tội ác lắm. Dân Mông Cổ thì lịch sử ghê gớm rồi, nhưng cuối cùng cũng bị người Hoa đồng hóa về lâu về dài, chả thèm chấp. Nước Nga-“Ya lao sư”-thì là khách hàng lắm tiền thôi, chứ về lâu về dài từ Siberi đổ về đến Thái Bình Dương trước sau cũng bị Tung Của chiếm về-vì xưa kia đây là đất tổ tiên nhà Tàu mà. “Thằng” Hồng Kông đã phải quy phục rồi, còn “thằng” Đài Loan đấy, thử buông thằng Mỹ xem, đánh luôn! “Thằng” Uê Nán-tức VN- thì láo quá rồi, chúng mày thực chất là một tỉnh, thậm chí chỉ là một vùng đất phía Nam, mà ngang bướng, đánh cho một trận năm 79 chưa chừa đâu, liệu hồn…

Vậy đấy, cứ uống rượu tâm tình với bất cứ thằng Tàu nào về chính trị thì câu chuyện sẽ như thế đấy, hỏi sao có thể tin tưởng gì cái thằng láng giềng đểu này, anh em gì chúng mày! Đừng ngộ nhận…

P.S. Bài này đã viết mấy năm trước, chỉ đăng trong group với tiêu đề “Tàu đểu”-tất nhiên đây là đánh giá của bản thân tác giả, có nhiều phần chủ quan và ngộ nhận, chưa kể mang tính hài hước, hôm nay lôi ra “xào” lại. Đó không phải là một phân tích xã hội học hay mang tính chính trị, mà là cảm nhận thật của bản thân người viết, để chia sẻ với những bạn chưa hay ít sang Trung Quốc…Chứ thực ra đất nước này cũng đã từng cho người viết nhiều người bạn tốt, nhiều phút giây may mắn và hạnh phúc!

@ Cafe Kubua

 

Bố trí quân lực của Mỹ xung quanh Biển Đông

Quân nhân và khí tài Mỹ hiện diện suốt từ Nhật, Hàn xuống Philippines, thẳng xuống Australia, vòng ôm sang tây ở Thái Lan, vươn qua đông ở Guam. Bố trí lực lượng này khiến Trung Quốc cho rằng họ bị bao bọc bởi quân lực Mỹ.
Bố trí quân lực của Mỹ xung quanh Biển Đông

Việt Chung/VNExpress

Chính phủ nợ gần 86 tỷ USD

Dư nợ của Chính phủ liên tục tăng nhanh qua các năm và đến hết 2014 đã vượt con số 1,8 triệu tỷ đồng, tương khoảng 86 tỷ USD.

Theo bản tin nợ công vừa được Bộ Tài chính công bố, dư nợ Chính phủ đến hết năm 2014 đã lên 1,826 triệu tỷ đồng (gần 86 tỷ USD). Theo định nghĩa của cơ quan quản lý, đây là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài nước được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền. Với số nợ này, chỉ riêng năm 2014, chi phí trả là hơn 260.000 tỷ đồng.

Con số này tăng mạnh so với mức 1,5 triệu tỷ đồng của năm 2013. Còn nếu so với năm 2010 – khi dư nợ chỉ ở mức hơn 889.000 tỷ đồng, số vay nợ trong năm 2014 đã tăng gấp đôi.

Các hoản vay do Chính phủ bảo lãnh cũng liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2014. Nguồn: Bộ Tài chính.

Theo cơ cấu, nợ trong nước vẫn lớn hơn so với nợ nước ngoài. Cụ thể, năm 2014, nợ nước ngoài là trên 810.000 tỷ đồng còn nợ trong nước trên một triệu tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết năm 2015, nợ Chính phủ ước tính ở mức 50,3% GDP. Trong khi ấy, giới hạn trần nợ cho phép giai đoạn năm 2011-2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua trong đó có nợ Chính phủ không quá 50% GDP. Như vậy, nợ Chính phủ trong năm 2015 đã vượt trần 0,3%.

Tin HOT: CỰU BÍ THƯ HÀ TĨNH VÕ KIM CỰ BẮT ĐẦU LỘ DIỆN

Ông Võ Kim Cự, cựu Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Ông Võ Kim Cự nói về việc cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa
Cafe
Về việc cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] đã có kết luận và không sai.

Tại họp báo chính phủ mới đây, Người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chính thức thông báo:

Sau quá trình làm việc cẩn trọng, khoa học, khách quan, bài bản, ngày 28/6/2016, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận trách nhiệm gây ra sự cố môi trường trên làm cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Liên quan đến thông tin này, trao đổi với chúng tôi vào sáng nay (4/7), ông Võ Kim Cự, hiện là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, kết luận của các cơ quan chức năng đã rất rõ ràng, ông không có ý kiến gì.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố vào tháng 3/2015, dự án nhà máy Formosa được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Về thông tin này, ông Võ Kim Cự nêu rõ: “Không, Thủ tướng kết luận rồi, đồng chí xem lại hồ sơ, Thủ tướng có văn bản kết luận rồi. Đúng thôi. Trước đây, Thanh tra làm 2 – 3 đợt”.

Ông Cự cũng cho biết đang bận họp nên không thể trả lời thêm các thông tin có liên quan.

.

Ông Võ Kim Cự (áo xanh, thứ 2 từ trái sang, hàng trước) khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đang kiểm tra dự án Formosa. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Trước đó, tại buổi công bố kết luận Thanh tra của Thanh tra Chính phủ về dự án Formosa, theo Thanh tra Chính phủ, căn cứ Điều 52, luật Đầu tư năm 2005, thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm.

Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không được quá 70 năm.

Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, theo Thanh tra Chính phủ, Chính phủ chưa có ý kiến cho phép thời hạn hoạt động của dự án trên 50 năm.

Đáng chú ý, đây là dự án FDI nằm trong khu vực khá nhạy cảm (cảng biển khu vực liên quan đến an ninh quốc phòng) nên cần phải được xác định rõ để tạo ra sự đồng thuận cũng như trong quá trình triển khai và quản lý hoạt động dự án sau đầu tư.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Võ Kim Cự, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận việc Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là không phù hợp.

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ.

“Sau khi xem xét báo cáo và giải trình của tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm trong giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho dự án”, ông Cự, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh nói.

Trong kết luật thanh tra lúc đó, Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ, Hà Tĩnh đã mắc một số khuyết điểm trong việc quy hoạch, chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra thực hiện tiến độ dự án tại “dự án cấp thoát nước cho khu kinh tế Vũng Áng”.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, tại một số dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt và việc quản lý, sử dụng đất đai ở một số dự án đầu tư khác trên địa bàn, Hà Tĩnh cũng mắc phải một số hạn chế, thiếu sót trong công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng.

Liên quan đến những nội dung này, ông Võ Kim Cự và các lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã thừa nhận kết luận của Thanh tra Chính phủ là khách quan và cam kết sẽ nghiêm túc tiếp thu, khắc phục, chấn chỉnh những sai phạm.

Ông Cự cho biết: “Có cái đã xử lý, có cái đang xử lý và sẽ xử lý một cách nghiêm túc những khuyết điểm trên”.

Người được coi là đã có dấu ấn rất lớn trong quá trình triển khai xây dựng khu kinh tế Vũng Áng cũng như tổ hợp của Formosa chính là ông Võ Kim Cự. Ông từng là Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng, sau đó là Chủ tịch UBND tỉnh rồi Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Trong “đại chiến dịch” giải phóng mặt bằng cho dự án khu liên hợp Formosa, rất nhiều câu chuyện thú vị và cả kịch tính đã được các cấp lãnh đạo Hà Tĩnh, trong đó có hình ảnh ông Cự, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên có mặt trong những điểm nóng để chỉ đạo trực tiếp.

Sau này, như chính thừa nhận của một đại diện Formosa, nếu không có cách vào cuộc quyết liệt của các cấp lãnh đạo, việc giải phóng mặt bằng khó lòng đạt được kết quả như kỳ vọng.

Theo Hoàng Đan
Trí thức trẻ/Sohanews

Vân Lâm: Thủ phủ Formosa, tâm điểm của ung thư

Zing

Thanh Tuấn

H1

Zing.vn đến thủ phủ khu công nghiệp hoá dầu Formosa tại huyện Vân Lâm, Đài Loan, vùng nông nghiệp nghèo thay đổi nhờ đầu tư của Formosa nhưng bùng phát căn bệnh ung thư.

Khi Wu Song-lin, chàng giáo viên tiếng Anh, trở về Vân Lâm vào tháng 8/2012 sau gần 10 năm lưu lạc ở Đài Bắc, với mong muốn phát triển nền nông nghiệp sạch không thuốc trừ sâu cho quê nhà.

Vùng quê nghèo Vân Lâm của anh vốn là một trong 4 vựa lương thực nổi tiếng nhất Đài Loan (cùng với Đài Nam, Chương Hóa và Gia Nghĩa). Giấc mơ làm nông nghiệp sạch cho quê là giấc mơ ấp ủ từ lâu của anh.

Nhưng anh Wu, 35 tuổi, cùng những người bạn của mình nhanh chóng phát hiện ra vùng đất quê hương đã rơi vào tình trạng ô nhiễm quá nặng mà nguyên nhân vì tổ hợp điện – dầu khí – naphtha khổng lồ của Formosa nằm cách nơi anh ở chưa đầy 10 km.

Xã Mạch Liêu, nơi anh đang ở và làm việc, hiện là địa phương có tỷ lệ ung thư cao nhất toàn Đài Loan. “Chúng tôi trước đó đã nghe về ô nhiễm nhưng không ngờ tình trạng lại kinh hoàng đến vậy”, anh Wu kể với Zing.vn trong căn phòng khách cũ với những mảng trần bong tróc.

Bùng phát ung thư

Năm 1994, tập đoàn Formosa lần đầu tới vùng quê nghèo Vân Lâm ở phía Nam Đài Loan để xây dựng khu hoá dầu Naptha số 6 của mình – sau khi thất bại không xin phép được ở Nghị Lan và Đào Viên ở phía Bắc trong suốt 8 năm trời (đều bị từ chối vì lý do môi trường).

H1Các xã Đài Tây, Đông Thế, Luân Bội, Tứ Hồ, Bao Trung và Mạch Liêu quanh nhà máy của Formosa bắt đầu xuất hiện các làng ung thư. Đồ họa:Google Maps

Lãnh đạo Vân Lâm khi đó chấp nhận dự án với hy vọng thay đổi đời sống người dân cùng lời hứa mang hàng trăm nghìn việc làm thêm cho địa phương của tập đoàn Formosa.

Tới năm 1998, nhà máy khai thác naptha của Formosa chính thức hoạt động trên vùng đất lấn biển ở phía Tây của Vân Lâm. Cùng lúc đó khu tổ hợp công nghiệp này nhanh chóng được mở rộng lên 2.604 hecta với nhà máy hoá dầu, nhà máy điện… trở thành một trong những khu công nghiệp lớn nhất Đài Loan với hơn 100.000 công nhân.

Nhưng chỉ mười năm sau khi Formosa vào hoạt động, những thông tin đầu tiên về bùng phát ung thư ở Vân Lâm bắt đầu được giới khoa học và báo chí Đài Loan đưa tin.

Trong bán kính 10-20 km quanh Formosa, những làng ung thư bắt đầu xuất hiện ở các xã như Đài Tây, Đông Thế, Luân Bội, Tứ Hồ, Bao Trung và Mạch Liêu.

H1Anh Wu Songlin nói về những trường hợp người dân bị ung thư ở Vân Lâm. Ảnh: Thanh Tuấn

‘Nhà tôi mỗi năm có hai đám tang’

Nhà thầy Huang Yuan-he, trưởng khoa tại Đại học Minh Đạo, có tới 6-7 người thân mất vì ung thư chỉ trong vài năm qua: bố, mẹ, chị họ, anh họ, thím và cậu.

Ngoài người thân, ông còn nhiều bạn bè khác cũng bị mất vì căn bệnh quái ác. Hầu hết những người mất đều vì ung thư gan hoặc ung thư phổi. “Bắt đầu từ năm 2012, người nhà tôi lần lượt qua đời. Năm 2013 cha và anh họ tôi mất, năm 2014 đến lượt mẹ và cậu tôi…,” ông nói.

Từ 2012, mỗi năm, ông Huang lần lượt chứng kiến hai đám tang. Cha mẹ ông Huang đều đã 80 tuổi, nhưng “anh họ, chị họ đều mất lúc khoảng 60 tuổi, với người Đài Loan thì 60 tuổi vẫn còn trẻ,” ông giải thích. (Tuổi thọ trung bình người Đài Loan năm 2015 là 79,84 tuổi với phần lớn người già đều sống trên 80-85 tuổi).

Nhà ông Huang ở Đài Tây cách Formosa khoảng 20 km và trong năm có 8 tháng gió từ Formosa thổi về hướng nhà ông. “Mọi việc Formosa đều phủ nhận hết,” ông nói với Zing.vn.

Trong xã ông độ tuổi người chết ngày một trẻ. “Có những cháu bé bị ung thư não mất lúc mới 14-16 tuổi, hoặc có mấy người mới hơn 30 tuổi đã chết,” ông Huang kể.

H1Bà Hồng Quế Hương, 83 tuổi, qua đời năm 2012 vì ung thư bàng quang, nhiễm độc niệu quản, nhiễm độc máu và suy hô hấp. Người nhà của bà cho biết, những năm gần đây, nguyên nhân lớn khiến người cao tuổi trong vùng qua đời đều là ung thư, trong đó chủ yếu ung thư phổi. Theo thống kê, huyện Chương Hóa, nơi có tỷ lệ ung thư cao nhất, cũng là nơi có tỷ lệ tử vong vì ung thư cao nhất Đài Loan. Ảnh: Pts.org.tw

Năm 2009, giáo sư Chan Chang-chuan của Đại học Đài Loan (NTU) công bố nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ung thư ở các xã lân cận Formosa cao gấp 1,7 lần so với các thành phố và địa phương khác ở Đài Loan.

Tỷ lệ ung thư gan ở xã Đài Tây đã tăng 30% trong vòng 9 năm, trong khi tỷ lệ ung thư nói chung tăng tới 80%. Tới 2012, nghiên cứu của giáo sư Chan cho thấy tỷ lệ ung thư của người dân sống trong bán kính 10 km của dự án trong giai đoạn 2008 – 2010 đã tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 1999 – 2001 (dự án Formosa vận hành từ 1998).

Ông Huang rời xã của mình từ 2008, ban đầu để gần chỗ làm, tiện cho công việc. Sau đó ông không dám trở về quê nữa vì lo sợ nguy hiểm sức khoẻ. “Tôi và nhiều người trong thôn giờ thuộc cảnh ngộ có nhà mà chẳng thể về, thật sự đau lòng,” ông Huang, người giờ ở cách quê nhà gần 60 km, chua chát nói.

3 năm trước, anh trai ông Huang cũng định quay về Vân Lâm ở nhưng thấy nhiều người chết vì ung thư quá nên ko dám về nữa. Theo ông Huang chỉ có một số người đi làm hoặc có ruộng đành phải ở lại và “không phải ai cũng thuê được nhà ở”.

Dân rời bỏ quê – “quay về là bất hiếu”

Ở xã Mạch Liêu, anh Wu dẫn chúng tôi đến đường Trung Chính, trước đây là con đường tấp nập, náo nhiệt nhất thôn. Nhưng trên con đường này giờ chỉ còn lác đác bóng người đi, các hàng quán đều đóng khi phóng viên Zing.vn tới.

“Hầu hết người dân ở đây đều đã rời đi. Những người ở lại thường vì còn làm với Formosa hoặc những người từ địa phương khác tới,” anh Wu, người cùng bạn bè lập một tờ báo mạng nhỏ chuyên nêu những sai phạm của Formosa và về nông nghiệp sạch, giải thích.

Khi chúng tôi tới gần hơn nữa khu công nghiệp khổng lồ của Formosa, mùi cay của dầu và của không khí đặc quyện hoá chất càng nặng và khó chịu. Trước mắt chúng tôi là khu công nghiệp khổng lồ rộng hơn 20 km2 với hàng chục ống khói xả những làn khói trắng cuồn cuộn lên bầu trời.

Cho tới trước năm 2009, theo anh Wu, người dân và gia đình ở đây đều cảm thấy biết ơn Formosa về những thay đổi nhờ dự án này. Nhưng khi phát hiện ra căn bệnh ung thư thì mọi người dần thay đổi quan điểm về Formosa. Rất nhiều người dân ở 6 xã quanh Formosa đã phải rời đi xa hơn để đảm bảo an toàn.

Trung bình mỗi năm ở đây có khoảng 3.000 – 4.000 người rời đi. 10 năm trước, nhân khẩu của Vân Lâm có 740.000 người, thống kê dân số năm 2015 chỉ còn 700.000 dù vẫn có số lượng lớn công nhân từ nơi khác đến làm cho Formosa. “Một số người làm ở Formosa nhưng mua nhà cho vợ con ở Đài Trung. Một số người già giờ nói với con cháu phải đi xa vì quay về chính là bất hiếu với cha mẹ”, anh Wu nói.

H1Trung Chính, con đường chính ở xã Mạch Liêu giờ vắng bóng người. Ảnh: Thanh Tuấn

Người dân ở xã Đài Tây vào năm 2015 đã khởi kiện tập thể đối với tập đoàn Formosa để đòi 70 triệu Đài tệ (2,16 triệu USD) đền bù cho các vấn đề sức khoẻ mà họ phải chịu vì tổ hợp dầu khí của Formosa.

74 nguyên đơn đã tham gia vụ kiện này trong đó đòi đền bù về chi phí y tế, mất khả năng kiếm sống, ảnh hưởng về tinh thần, chi phí lễ tang do các bệnh tật gây ra từ chất thải của Formosa.

Trong số này, có 20 nguyên đơn đã chết vì bệnh ung thư.

Nên kiểm tra sức khoẻ nơi Formosa tới đầu tư

Nghị sỹ Su Chih-feng, có 9 năm làm thị trưởng của huyện Vân Lâm và là người bác dự án thép của Formosa, nói với Zing.vn: “Chúng tôi không làm việc kiểm tra sức khoẻ người dân trước khi Formosa tới đầu tư. Thành ra giờ cáo buộc việc Formosa gây ra ung thư là công việc rất gian truân”.

H1Khu nhà rộng, nơi sinh sống của hai cặp vợ chồng gia đình họ Khang. Ông Khang Vũ Hùng 11 năm trước mất vì ung thư gan. 7 năm sau, người em Khang Thanh Vạn, cả đời không ưa uống rượu, cũng có số phận tương tự. Hai người khi mất mới 57 và 54 tuổi. Chị dâu năm ngoái mất vì tai nạn, ngôi nhà giờ chỉ còn người em dâu Hứa Tú Vân, 56 tuổi, sống một mình.  Ôm di ảnh chồng trong tay và ảnh anh trai chồng đặt ở đằng xa, bà Tú Vân nghẹn ngào kể lại câu chuyện gia đình mình. Ảnh: Pts.org.tw

Lời khuyên của bà cho các địa phương Việt Nam mà Formosa tới đầu tư: “Nên có kiểm tra sức khoẻ người dân toàn khu vực trước khi họ hoạt động. Chỉ như vậy mới xác định chính xác hoạt động của họ gây tác hại thế nào tới người dân nếu như xảy ra chuyện. Như vậy họ mới không cãi được,” nghị sỹ Su, nói.

Bà Su cho biết, việc không kiểm tra sức khoẻ trước cho người dân trước khi Formosa tới hoạt động khiến vụ kiện của người dân liên quan tới vụ Formosa gây ung thư đang gặp khó khăn.

Chia tay ở Vân Lâm, anh Wu nhắc lại chuyện xưa, ký ức của anh về quê nhà là mọi người hay tụ tập trong bầu không khí vui vẻ, náo nhiệt mỗi lần có ngày nghỉ hay lễ hội. “Giờ mỗi lần về chủ đề là bây giờ phải đi thăm ai, người này người kia bệnh tình thế nào, chi phí bệnh viện ra sao. Không khí vui vẻ ngày xưa đã mất rồi,” anh buồn bã.

Thanh Tuấn (từ Vân Lâm, Đài Loan)