Bà Tiên, ông Bụt bất ngờ hiện ra…
Bỗng dưng thế giới toàn là bé con…
Trăng, sao, vũ trụ có còn thế không?
Liệu rằng em có bằng lòng yêu anh?
FB AnLe
( Sưu tầm từ nhiều nguồn )
Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957, con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Từ năm 1976 – 1981: Sinh viên trường Đại học Kỷ Thuật Quân Sự, trường Sĩ quan Thông Tin.
Từ năm 1981 – 2009: phục vụ tại Tổng cục 2, BQP với chức vụ cao nhất cao nhất là Tổng cục trưởng (2002).
Chức vụ hiện tại là Ủy Viên Ban Chấp Hành TƯ/ ĐCSVN, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, hàm Thượng tướng
Khi còn là sinh viên tại trường Khoa Học Kỷ Thuật Quân Sự, nhiều lần trộm cắp trong học viện, rồi bị bắt quả tang khi phá mái nhà kho chui vào ăn cắp quân trang của Học viện bị đuổi học. Sau đó, nhờ uy tín của gia đình, Vịnh xin được vào học trường Sĩ quan Thông Tin, học không được vì không có trình độ, rồi xin vào Bộ Tư Lệnh Thông Tin được vài tháng rồi được chuyển về Cục 2 công tác.
Nhờ lấy con gái của Trung tướng Đặng Vũ Chính, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, Nguyễn Chí Vịnh nhẩy lên làm Tổng Cục Trưởng Tổng cục Tình báo Quân Đội vào năm 2002 là năm bố vợ Đặng Vũ Chính về hưu. Trong thời gian, Đặng Vũ Chính còn tại chức và Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 thành sân chơi riêng với hệ thống tổ chức gia đình trị đã lũng đoạn và thao túng các cấp lãnh đạo của ĐCSVN và nhà nước.
Trong giai đoạn Nguyễn Chí Vịnh làm Tổng Cục Trưởng TC2 (2002-2009) là thời gian Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điên cuồng vơ vét tiền bạc trong mọi lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, khách sạn, hãng taxi…thông qua các Tập đoàn Kinh tế được Nguyễn Tấn Dũng dùng quyền lực chính trị chống lưng.
Với bản chất lưu manh, Nguyễn Chí Vịnh đã không bỏ lở cơ hội, cả hệ thống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng nằm trong tầm ngắm và sổ đen của Tổng Cục 2. Vì vậy, Nguyễn Tấn Dũng phải lôi kéo Nguyễn Chí Vịnh vào phe cánh của mình để củng cố quyền lực. Định mệnh đã đẩy Vịnh lên đỉnh cao quyền lực, dưới một người mà trên mọi người, tha hồ tác oai tác quái: một mặt đàn áp, khống chế các nhân vật chống đối với Nguyễn Tấn Dũng, mặt khác thì lo cũng cố quyền lực, tranh thủ vơ vét làm giàu bất chấp dư luận và nhiều vị cựu lãnh đạo trung kiên dâng sớ xử trảm không biết bao nhiêu lần, Vịnh vẫn an toàn và ung dung từng bước lên đỉnh cao danh vọng. Ngay cả việc Vịnh được phong hàm lên thượng tướng làm Thứ trưởng Quốc Phòng trong sự ngăn cản của nhiều tướng lãnh cao cấp, lão thành cách mạng như Đại tướng Nam Khánh và đặc biệt là tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng, tất cả đều vô dụng nhờ vào sự chống lưng của tình báo Hoa Nam TC.
Những tham vọng của Vịnh đã lọt vào tầm mắt của bọn lãnh đạo Trung Nam Hải. Đã từ lâu, tình báo Hoa Nam của TC đã tìm mọi cách luồn sâu vào hệ thống lãnh đạo ĐCSVN trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát hoặc khống chế các nhân vật chóp bu. Mục tiêu của bọn Bắc Kinh là phải làm ung thối hệ thống lãnh đạo ĐCSVN để dễ bề thao túng, chi phối toàn bộ kinh tế, chính trị, quân sự…làm cho VNCS phải hoàn toàn lệ thuộc Trung Cộng về mọi mặt như một thứ thuộc địa.
Càng ngày Vietnam càng lệ thuộc vào Trung Quốc có phải là từ những nhân vật như thế này ?
Nguyễn Thị Từ Huy
Tiếp theo phần 1: Ân huệ của nhà nước đối với ngành ngoại giao và phần 2:
Nguyễn Thị Từ Huy: Có một điều đáng ngạc nhiên khi quan sát bộ máy quyền lực của Việt Nam, đó là điều mà ông Lê Đăng Doanh tóm gọn trong nhận xét : « Chính phủ có bộ nào, cục ban nào, Đảng có hết tất cả thứ ấy ». Quả thật là bên cạnh Bộ Ngoại giao ta thấy có thêm một Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao (BNG) và Ban Đối ngoại (BĐN) của Đảng gần như tương tự, BNG có Vụ nào thì BĐN cũng có Vụ đó.
Thưa ông, điều mà tôi muốn hỏi là: vậy thì công việc của hai bên có chồng chéo lẫn nhau không ? Tại sao đã có BNG rồi, mà lại còn phải thêm BĐN ? Chức năng, nhiệm vụ của hai bên có gì khác nhau ? Và liệu có phải là BNG phải chịu sự giám sát của BĐN ? Và nếu quả thực BNG làm việc dưới sự giám sát của BĐN thì phải chăng quyền lực của Bộ trưởng BNG sẽ ít hơn quyền lực của Trưởng BĐN ? Hay là BNG và BĐN là hai tổ chức độc lập, hoạt động song song, không liên quan gì đến nhau ?
Đặng Xương Hùng: Cơ cấu hành chính của Việt Nam mang đủ những đặc điểm của một nước cộng sản. Đó là sự chồng chéo nhau giữa bên đảng, bên chính phủ. Điều ông Lê Đăng Doanh tóm gọn hoàn toàn đúng với sự thật. Ban Đối ngoại trung ương của đảng và Bộ Ngoại giao của chính phủ cùng tồn tại là nằm trong sự chồng chéo vô lý và tốn kém này.
Điều vô lý với thế giới bên ngoài, lại là phần « có lý » của một cơ chế độc đảng như ở Việt Nam hiện nay. Đây là cách mà đảng cộng sản thiết lập sự khống chế toàn diện lên toàn bộ xã hội. Ví dụ, Ban Tuyên giáo trung ương quan trọng hơn là Bộ thông tin tuyên truyền. Ông Trương Minh Tuấn là Bộ trưởng Bộ bốn T này, nhưng chỉ là Phó Ban Tuyên giáo. Rõ ràng chúng ta thấy là Ban Tuyên giáo đang vẫn bao trùm lên Bộ TTTT.
Bộ ngoại giao và Ban đối ngoại trung ương cũng thuộc loại chồng chéo chung này. Người ta cũng đã từng tính đến việc sáp nhập hai cơ quan này làm một. Nhưng có thể vì những mắc mớ về quyền lợi, cơ quan nào bao trùm lên cơ quan nào và nhiều khó khăn khác như vấn đề biên chế, người ta đã bỏ qua kế hoạch này.
Ban đối ngoại có từ thời trên thế giới còn tồn tại nhiều đảng cộng sản, và công việc chủ yếu BĐN là phụ trách quan hệ giữa đảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản quốc tế. Nay khi còn rất ít đảng cộng sản, thì nó vẫn còn giữ nhiệm vụ theo dõi và giữ quan hệ với các phong trào « tiến bộ » ở các nước trên thế giới. Do vậy, trên thực tế công việc BĐN không bao trùm lên Bộ Ngoại giao, không giữ vai trò giám sát BNG trong công việc đối ngoại của nhà nước, như trường hợp Ban Tuyên giáo và Bộ TTTT như đã nói ở trên. Trừ thời gian, trước và sau Hội nghị Thành Đô. Do Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, ra mặt chống lại sự bình thường hóa quan hệ bất bình thường với Trung Quốc, nên giai đoạn đó, Bộ ngoại giao có lép vế với BĐN, vai trò của ông Hồng Hà, trưởng BĐN, được đề cao hơn Bộ trưởng Ngoại giao.
Nhưng dù sao BĐN và BNG vẫn là việc tồn tại sự chồng chéo nhau về mặt tổ chức giữa bên đảng và chính phủ. Nó cho thấy bộ máy hành chính của VN rất cồng kềnh, đã thành căn bệnh, nên tạo thêm những gánh nặng cho nền kinh tế VN. Nhưng do nội dung công việc có phần khác biệt như đã nói ở trên, BĐN và BNG là hai tổ chức có tính chất hoạt động tương đối độc lập với nhau. Các đề án, báo cáo của Bộ Ngoại giao được gửi thẳng lên cấp trên, gửi kèm cho BĐN để tham khảo, chứ không có câu chuyện BNG phải báo cáo BĐN.
Cũng chính từ cơ chế này mà thời gian qua, thời gian giữa đại hội 11 và đại hội 12, là một cuộc tranh giành quyền lực giữa hai nhóm đảng và chính phủ do Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Để thiết lập lại sự khống chế của đảng với nhóm chính phủ do ba Dũng đứng đầu, ông Trọng đã kéo Nguyễn Bá Thanh từ Đà nẵng ra, kéo Vương Đình Huệ, từ Bộ Tài chính sang để thành lập Ban Nội chính trung ương và Ban Kinh tế trung ương, với ý định nhằm làm đối trọng và rút dần vai trò của chính phủ về hai Ban này, phần nào muốn vô hiệu hóa vai trò của Ba Dũng. Sau đại hội 12, để giảm vai trò của vị trí thủ tướng, ông Trọng đưa ông Phúc, một thủ tướng kém cỏi hẳn về mọi mặt, để dễ bề quản lý, thao túng. Nhắc lại những câu chuyện này để thấy cơ cấu hành chính của Việt Nam có sự lẫn lộn khá phức tạp.
Cơ cấu hành chính Việt Nam hỗn độn và phức tạp đến mức, việc giảng dạy về cơ cấu này không dành cho người dân bình thường để họ có thể nắm được cơ cấu nhà nước để hiểu được cơ chế hoạt động của chính quyền. Quyển sách hướng dẫn về cơ cấu hành chính là một tài liệu mật -lưu hành nội bộ của Học viện Hành chính quốc gia, chỉ dành cho những chương trình giảng dạy cho cán bộ chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp từ các bộ cử đến học.
Nguyễn Thị Từ Huy: Dư luận đồn đại rằng trong các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, có một bộ phận không nhỏ là an ninh và an ninh mật. Đồn đại này có đúng không, thưa ông ? Nếu đúng thì những an ninh này đến từ đâu : họ là an ninh của quân đội, của công an, hay của Trung ương Đảng ; hay là tất cả các bộ phận an ninh này đều có ở Sứ quán Việt Nam tại các nước ? Và nếu đúng như vậy thì điều đó hẳn phải ảnh hưởng rất lớn đến công việc của các nhà ngoại giao, và ông có thể trình bày những kinh nghiệm cá nhân khi phải làm việc dưới sự giám sát của bộ máy an ninh, hay nói cụ thể hơn, ông có thể miêu tả cách thức mà ông đã tiến hành công việc khi ông còn tại vị ?
Đặng Xương Hùng: Mỗi cơ quan đại diện của Việt Nam ở bên ngoài đều có ít nhất một nhân viên an ninh, dưới vỏ bọc một cán bộ ngoại giao. Phần lớn họ từ Cục đối ngoại Bộ Công An cử sang.
Về công việc, đối với ngành dọc của họ, đó là câu chuyện hoàn toàn bí mật, các cán bộ ngoại giao khác đều khó biết, có lẽ chỉ trừ ông đại sứ. Còn về công việc bề nổi, họ sang các sứ quán phần lớn họ phụ trách công việc liên quan đến lãnh sự và cộng đồng. Qua phần công việc này, họ có thể theo dõi được các đối tượng xuất nhập cảnh Việt Nam, và theo dõi những diễn biến của cộng đồng người Việt tại nước sở tại. Gồm việc theo dõi cả hai đối tượng chính : các tổ chức « phản động » và các tổ chức gọi là Việt kiều yêu nước.
Sự giám sát của họ với những cán bộ ngoại giao còn lại có còn là một nội dung công việc của họ nữa không ? Theo tôi quan sát, nhiệm vụ này đã giảm dần. Trước đây, khi tiếp khách đối ngoại, chúng tôi phải có hai người để giám sát lẫn nhau. Đi đâu hoạt động gì cũng cần phải có hai người. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc này đã không còn là bắt buộc nữa. Các cán bộ ngoại giao đã có thể độc lập tác chiến trên phần công việc của mình.
Tôi cho rằng công việc giám sát của họ giảm dần ở các cơ quan đại diện ngoại giao, nhưng có thể vẫn còn là một phần công việc của họ, dù không là công việc trọng tâm. Đó là công việc mà công an đang áp dụng cho toàn xã hội nói chung hiện nay. Họ đều là những người bạn của tôi. Có người đã từng học với tôi trong trường đại học ngoại giao. Hàng năm Bộ CA vẫn cử sinh viên ngành mình sang trường ngoại giao để học.
Cũng như chúng tôi, việc họ được cử ra nước ngoài, ngoài phần hoàn thành công việc, thì họ cũng đều coi đây là một cơ hội để chú tâm kiếm được số tiền nào đó, người này thì làm giầu lên cho khối tài sản của mình, người khác thì dành đó làm lương khô cho cuộc sống lâu dài của gia đình mình. Mà số tiền đó đều từ phần chia lệ phí visa mà chúng tôi thu được. Họ cũng được chia những khoản visa này.
Khi tôi làm Lãnh sự Việt Nam tại Genève, tôi không có trở ngại gì trong công việc đối với những nhân viên an ninh này. Họ là bạn của tôi. Thậm chí họ phải hỏi thông tin từ tôi về danh sách visa, hộ chiếu và tham khảo với tôi về thông tin cộng đồng người Việt, có thể là họ dùng những thông tin này để làm báo cáo với cơ quan ngành dọc của họ.
Paris – Genève, tháng 6/2016
Lê Minh Nguyên
Hiện tượng cá chết xuất hiện ở bốn tỉnh Miền Trung bắt đầu từ ngày 6/4/2016 và trải dài từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Chất độc theo dòng hải lưu và lây lan sang các tỉnh phía nam như Quảng Nam-Đà Nẵng và đi vào sợi dây chuyền thực phẩm như rong rêu, nghêu, sò, cá, chim, muối… và tiếp tục hiện hữu như trầm tích kéo dài nhiều thập niên để tương tác vào dây chuyền thực phẩm, gây ung thư lên sức khoẻ người dân như đã xảy ra trước đây ở nhiều nơi trên thế giới mà điển hình là vịnh Minamata bên Nhật kéo dài hơn nửa thế kỷ (bit.ly/29dA2I0).
Do đặc tính của chế độ là bưng bít và tuyên truyền nên đại nạn này, nó ảnh hưởng trực tiếp lên sức khoẻ của hàng triệu người dân, phải mất gần ba tháng mới được chính quyền chính thức công bố hôm 30/6/2016. Sự công bố là kết quả của một sự thương lượng kín giữa chính quyền CSVN và công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS – Formosa Hatinh Steel Corporation), nạn nhân hoàn toàn bị gạt ra bên ngoài làm kẻ bàng quan. Theo luật sư Trần Vũ Hải, mặc dù FHS đã chịu trách nhiệm và nhận lỗi, nhưng vẫn chưa chân thành, họ vẫn cho rằng trách nhiệm của họ không lớn mà đó là bởi lỗi của các nhà thầu phụ (bit.ly/29ewRMu).
Số tiền 500 triệu đôla bồi thường là một sự móc ngoặc của CSVN và FHS, nó được nặn ra (mà không cho biết căn cứ vào đâu) để CSVN chứng tỏ là có thực thi vai trò lãnh đạo, hơn là giải quyết một cách có trách nhiệm vấn đề, vì nó quá nhỏ và gần như vô nghĩa so với sự sinh tồn của hàng triệu dân mà nhiều khía cạnh sinh tử khác không được minh bạch chỉ ra. Các chuyên gia cho rằng vụ việc chưa thể kết thúc tại đây vì những tác động lâu dài vẫn còn đó và chưa rõ hướng khắc phục. Cựu Thứ trưởng Tài Nguyên và Môi trường GS Đặng Hùng Võ nói rằng đền bù mới chỉ giải quyết được “cái ngọn của vấn đề” (bit.ly/29dMJ5w).
Luật Sinh Tồn nhấn mạnh đến khía cạnh giao thoa giữa sinh vật với môi trường sống. Môi trường sống quyết định không gian sinh tồn và quan năng biến cải quyết định sự sinh tồn hay sự tuyệt chủng của sinh vật. Hai vấn đề then chốt của sinh tồn là môi trường có còn hổ trợ cho sự sống của sinh vật hay không và sinh vật có khả năng biến cải theo sự thay đổi của môi trường hay không (với điều kiện môi trường tuy thay đổi nhưng còn sinh khí).
Áp dụng vào trường hợp cá chết, ta thấy FHS đã huỷ diệt môi trường sống của ngư dân, điển hình là CSVN nói sẽ dùng một phần trong số tiền này để “chuyển đổi nghề nghiệp sang khu vực dịch vụ, thương mại, nông nghiệp…” cho khoảng một triệu ngư dân bị ảnh hưởng. Nó giết đi ngành nghề chiến lược của một quốc gia biển, nghề vừa phục vụ sự sinh tồn cá nhân của ngư dân, vừa phục vụ sự sinh tồn của dân tộc trong việc bảo vệ ngư trường và biển đảo, giết với giá rẽ mạt $500/người (bit.ly/29dOrUO).
Đây có thể không phải là vô tình mà là chủ ý của FHS, nhưng FHS đã không ngờ rằng thay vì gây ra tác hại từ từ thì độc tố lại giết tất cả trong một vùng rộng lớn, từ sinh vật nước cạn đến sinh vật nước sâu. Sự chủ ý đã được lộ ra mà điển hình là ngay sau khi sự cố nổ bùng, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại FHS, hôm 25/4 trả lời kênh truyền hình VTC News, nói rằng Hà Tĩnh “không thể được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm”, chứng tỏ FHS đã biết điều chết cá này từ trước. Nếu dân không đánh bắt cá được thì làm sao Việt Nam tranh chấp được ở Hoàng Sa, khi đội quân triệu người đã bị đối phương tiêu diệt? (bit.ly/29dQzM8).
Khối dân tộc Việt ở bốn tỉnh Miền Trung giờ đây đứng trước ngã ba của Luật Sinh Tồn, khi vùng đất nước này (hay không gian sinh tồn) đang mất dần sinh khí. Không gian sinh tồn này tồn tại cơ bản là nhờ vào yếu tố biển, vì nơi đây đất hẹp dựa lưng Trường Sơn và khô cằn sỏi đá. Nay yếu tố biển không còn nữa thì quan năng biến cải phải như thế nào nếu không muốn bị diệt vong?
Trước ngã ba đường này Luật Sinh Tồn bảo rằng dân ta phải Tranh Đấu, trong gene của dân tộc Việt thì cái code tranh đấu đã được khắc ghi từ khi dân tộc này hiện hữu. Dân tộc phải tranh đấu với thiên nhiên, với kẻ thù đe doạ sự sinh tồn, dù đó là Trung Quốc, là FHS hay CSVN. Dân tộc ta là dân tộc biển, với bờ biển dài xinh đẹp đã bảo vệ sự sinh tồn của dân ta từ nghìn năm, ngày nay CSVN đã cho dựng lên trên 30 nhà máy gây ô nhiễm thay vì là các trung tâm du lịch, chưa kể các nhà máy điện nguyên tử dự trù xây ở Ninh Thuận sau này. Nó chỉ phục vụ quyền lợi của đảng CSVN qua tham nhũng đậm trong các chương trình xây dựng bạc tỷ đôla và qua phát triển bằng mọi giá để phục vụ việc nắm quyền mà không cần biết đến không gian sinh tồn và dòng sống của dân tộc sẽ bị di hại ra sao!
Luật Sinh Tồn bảo rằng dân ta phải tranh đấu chống chính sách diệt chủng dân tộc Việt Nam của Cộng Sản TQ, chống những kẻ đang tiếp tay cho chính sách này là FHS và CSVN. Và để chiến thắng trong cuộc tranh đấu này, chúng ta phải có sức mạnh, khả năng biến cải và sự hợp quần.
Sức mạnh ở đây là sức mạnh hợp lực của toàn dân ta ở bên trong và bên ngoài Việt Nam. Sự biến cải để chúng ta sử dụng được lợi thế của môi trường như làm sao cho thế giới và nhất là Hoa Kỳ hiệp lực để bảo vệ sự sinh tồn của ta, hay sự đương đầu bất cân xứng (asymmetrical) với đối thủ mạnh hơn ta (David chống Goliath), thí dụ VN có thể trang bị 2,000 hoả tiển BrahMos dọc bờ biển với giá khoảng 2 triệu đôla/chiếc (hay 4 tỷ đôla) để tạo không gian “không cho tiếp cận/từ chối vào vùng” (A2/AD – Anti-Access/Area Denial), một phiên bản MAD của VN (Mutual Assured Destruction) để TQ biết rõ rằng sự sinh tồn của dân VN cũng là sự sinh tồn của dân TQ. Nếu thương lượng được với Ấn Độ để sản xuất tại VN, nó có thể rẽ hơn nhiều và số lượng có thể gấp đôi hơn. Vì có cùng kẻ thù, Ấn Độ có thể chia sẻ bản quyền cho VN. Sự hợp quần gây sức mạnh của dân ta sẽ dễ thực hiện hơn với những quốc gia có cùng cảnh ngộ, như Nhật, Phi, Ấn, vì họ đang là nạn nhân của một TQ xâm lược.
Các đại cường có khuynh hướng làm ra luật của họ chứ không muốn tuân theo luật do nước khác làm ra, hay chấp nhận phán quyết của ai đó cho dù là toà án quốc tế, cũng như không muốn xin lỗi ai. TQ đang có cung cách này và HK đã có từ lâu. Lịch sử của VN phần lớn là đấu tranh sinh tồn với TQ, dân tộc Việt đã tìm cách thoát khỏi sự đồng hoá của TQ nhờ vào năng lực biến cải, từ văn tự đến văn minh. Ông Robert D. Kaplan trong quyển “Asia’s Cauldron” nhận xét rằng nếu dân Việt không biến cải để tiếp cận với các nền văn minh khác như Ấn Độ và Hồi Giáo thì đã bị TQ đồng hoá từ lâu.
Chủ nghĩa cộng sản đặt nặng nghĩa vụ quốc tế hơn quyền lợi quốc gia. Luật Sinh Tồn của dân tộc lấy quyền lợi quốc gia dân tộc làm nền tảng cho sự sinh tồn của công dân. Trong vấn đề cá chết, sự sinh tồn của công dân và của cả dân tộc bị đe doạ, mối đe doạ lớn nhất là chính quyền (qua đảng CSVN) không bảo vệ dân mà chỉ lo độc quyền lãnh đạo, nó đưa đến chính quyền móc ngoặc với tư bản cá mập cá xà và chỉ lo làm đẹp lòng kẻ muốn tiêu diệt dân tộc VN.
Luật Sinh Tồn thôi thúc sự tranh đấu của dân ta và không chấp nhận sự diệt chủng. Để lấy lại không gian sinh tồn, như truyền thống dân tộc đã chứng minh, sự khởi nghĩa thường phát xuất từ các tỉnh Miền Trung, nơi mà sự sinh tồn của dân tộc dễ bị đe doạ và dễ bị ảnh huởng nặng nề, vì không gian sinh tồn khắc nghiệt hơn Miền Bắc và Miền Nam.
Đã đến lúc dân tộc đứng lên bảo vệ sự sinh tồn và các tỉnh đang mất không gian sinh tồn của Miền Trung ra tay phất cờ chủ đạo.
Tịnh Mộc Thường
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố ô nhiễm gây ra cần nghiên cứu của các nhà khoa học trong thời gian dài (ít nhất 5-10 năm). Ví dụ sự cố nổ giàn khoan làm tràn dầu trên vịnh Mexico (ở Mỹ) do công ty BP khai thác, xảy ra năm 2010 làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường trong khu vực (1-6). Cho đến 6 năm sau, tức năm 2016, người ta mới có được dàn xếp cuối cùng ở tòa án và định lượng bằng thiệt hại kinh tế (tầm 20 tỷ USD). BP chi trả bồi thường theo lộ trình 18 năm.
Năm 2000, một sự cố tràn đập nước thải chứa cyanua của một công ty khai thác vàng ở Baia Mare (Romania), gây ô nhiễm nghiêm trọng các dòng dông, đặc biệt là dòng sông Tisza của Hungary (7-11). Hàng trăm nghìn tấn cá chết, môi trường sinh thái của các dòng sông bị tổn thương nghiêm trọng. Các nhà sinh vật và sinh thái học cho rằng cần ít nhất tầm 10 năm để khôi phục môi trường sông nhưng sẽ không bao giờ đạt được lại trạng thái như ban đầu.
Ở Nhật, trong lịch sử có nhiều sự cố do hoạt động công nghiệp gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng môi trường sống của các loài sinh vật, và cả con người. Người ta liệt kê các sự cố môi trường này là nguồn gốc gây ra 4 loại bệnh nguy hiểm cho người (12). Đầu tiên là bệnh itai-itai do nước thải chứa kim loại nặng cadmium (1912). Sau đó là bệnh Minamata do nước thải chứa methylmercury (1956 và 1965). Tiếp theo đó là bệnh hen phế quản do ô nhiễm không khí tạo ra bởi khí SO2 và NO2 (năm 1961). Riêng bệnh Minamata khiến số người chết lên đến hơn 6 nghìn người, tính đến năm 2006. Hậu quả của các sự cố này kéo dài đến vài chục năm và ảnh hưởng đến cả trẻ sơ sinh. Vì sự nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường từ những năm sáu mươi, nên quy định về tuân thủ luật môi trường ở Nhật hiện nay rất nghiêm khắc và chặt chẽ.
Chi phí để phục hồi môi trường và hệ sinh thái do các sự cố chất thải công nghiệp gây ra có thể kéo dài đến chục năm, thậm chí lâu hơn. Theo nghiên cứu khoa học năm 2013 về ảnh hưởng của sự cố tràn đập chứa cyanua xảy ra năm 2000 ở Romania, ảnh hưởng đến sông Tisza nơi mà hệ sinh thái không phục hồi hoàn toàn sau 13 năm. Một số loài cá biến mất khỏi môi trường. Đối với sự cố ở Việt Nam xảy ra ở dọc các tỉnh Miền Trung, chi phí phục hồi hiện trạng môi trường biển cần có chương trình nghiên cứu các giải pháp để phục hồi trong thời gian dài tầm 10 năm. Trên cơ sở đó mới tính được chi phí cho các chương trình phục hồi là bao nhiêu.
Thiệt hại kinh tế trực tiếp của các cá nhân và tổ chức phải được điều tra đánh giá cụ thể. Thông thường các cá nhân và tổ chức bị thiệt hại kinh tế phải tự kê khai hoặc mời các tổ chức đánh giá thiệt hại và yêu cầu Formosa bồi thường. Trong trường hợp Formosa từ chối thì có thể khởi kiện ra tòa để giải quyết. Việc tương tự đã được thực hiện ở Mỹ (đối với sự cố nổ giàn khoan dầu của BP năm 2010). Chính phủ không nên đứng ra dàn xếp với Formosa, mà phải để người dân tự giải quyết với Formosa (thương lượng tự nguyện) hoặc thông qua tòa án.
Chi phí Formosa phải nộp phạt theo quy định của luật Việt Nam. Hiện tại quy định này không đủ mức răn đe. Các nhà lập pháp cần ghi tiền nộp phạt dưới dạng giá trị tương đối (%) so với tổn thất gây ra. Ghi số tiền cụ thể sẽ không lường được mức độ nghiêm trọng của các sự cố trong tương lai.
Thảm họa môi trường do Formosa gây ra đầu tháng 04/2016 làm tổn thương nghiêm trọng môi trường – hệ sinh thái dọc ven biển bốn tỉnh Miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, và Thừa Thiên Huế). Sự tổn thương này khiến cá và các loài sinh vật biển chết với khối lượng lớn trên diện rộng.
Thiệt hại do chất thải công nghiệp gây ra cần được đánh giá đầy đủ để bồi thường. Công ty Formosa gây ra sự cố bắt buộc phải bồi thường các chi phí bao gồm:
Dưới đây chỉ là ước tính thiệt hại kinh tế cho ngư dân các tỉnh. Cần chú ý là ước tính này chỉ là một phần nhỏ, chưa bao gồm thiệt hại cho các hộ nuôi trồng thủy sản, các công ty du lịch và các dịch vụ hậu cần đánh bắt cá dọc bốn tỉnh Miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế. Cũng chưa tính đến chi phí nộp phạt mà Formosa phải chi trả.
Thiệt hại kinh tế chính xác là bao nhiêu thì rất khó ước tính vì người viết không có con số thống kê cụ thể. Theo báo người lao động (13) thì riêng tỉnh Quảng Bình có 18 xã làm kinh tế biển, gồm 24.000 người lao động làm nghề biển. Nếu lấy con số này làm trung bình cho mỗi tỉnh thì có chừng 100.000 ngư dân bị thiệt hại trực tiếp từ thảm họa môi trường. Thu nhập hàng tháng của ngư dân không ổn định, lúc ít lúc nhiều. Như ở xã Triệu Vân (Quảng Trị), thu nhập của ngư dân một số thôn là 2-3 triệu đồng/tháng và những người làm dịch vụ hậu cần nghề cá thì thu nhập 8-9 triệu đồng/tháng (14). Ở xã Quỳnh Long (Nghệ An), thu nhập nghề cá tầm 8.5 triệu đồng/tháng (15).
Giả sử thời gian để khôi phục hoàn toàn tình hình đánh bắt cá như ban đầu (trước khi bị ô nhiễm) là 10 năm, tương đương 120 tháng, cần bồi thường thu nhập. Uớc tính mỗi ngư dân có thu nhập bình thường là 5 triệu đồng/tháng. Với thời gian, môi trường phục hồi dần nên số tiền đền bù giảm. Năm thứ nhất bồi thường 5 triệu/tháng, năm thứ hai 4,5 triệu/tháng và cứ như vậy cho đến năm thứ 10 là 0,5 triệu/tháng (Bảng 1). Với giả thuyết này, ước tính mức bồi thường thiệt hại kinh tế cho ngư dân đánh bắt cá trên biển ít nhất là 33 nghìn tỉ đồng tương đương 1.5 tỉ USD (tỉ giá 1 USD = 22000 đồng). Nếu số ngư dân bị thiệt hại là lớn hơn, ví dụ 1 triệu người thì số tiền cần đền bù đến 15 tỉ USD.
Trên thực tế, thời gian để phục hồi hoàn toàn năng suất đánh bắt cá của ngư dân có thể dài hơn. Đó là chưa tính đến niềm tin của người tiêu dùng đối với hải sản đánh bắt trong khu vực bị nhiễm độc. Dù ngư dân có đánh bắt được hải sản nhưng dân chúng không mua vì sợ bị nhiễm độc.
Ước tính bên trên là chưa tính đến các thiệt hại kinh tế cần đền bù cho các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản. Theo báo đăng (16), riêng tỉnh Thừa Thiên Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Trong tương lai gần, chắc chắn các hộ này sẽ khó có thể nuôi trồng lại hải sản vì môi trường vẫn còn bị nhiễm độc hoặc là niềm tin của người tiêu dùng đã bị giảm sút.
Nếu tính thêm tổng thiệt hại kinh tế cần đền bù cho các công ty du lịch biển dọc các tỉnh này cộng thêm chi phí phục hồi hệ sinh thái biển thì số tiền đền bù sẽ lớn hơn nhiều lần so với con số công bố (500 triệu USD).
Thiết nghĩ, các cơ quan nhà nước ở các tỉnh liên quan nên tính toán lại thiệt hại cẩn thận nhằm tránh gây tổn thất kinh tế cho người dân. Riêng về việc khôi phục hệ sinh thái, rất cần có sự tham gia ý kiến của các nhà khoa học để ước tính thiệt hại cần bồi thường. Vì chi phí khôi phục hệ sinh thái là lớn và cần nhiều thời gian và nguồn lực (17).
Giải pháp tốt nhất là các hộ dân, các công ty yêu cầu Formosa bồi thường. Nếu Formosa từ chối thì có thể khởi kiện ra tòa. Về việc chi trả bồi thường, Formosa có thể trả hết một lần hoặc theo lộ trình thời gian. Ví dụ công ty BP chi trả bồi thường trong sự cố nổ giàn khoang dầu ở vịnh Mexico theo lộ trình 18 năm.
Quốc Hội nên sửa luật môi trường, chỉ nêu con số tương đối (%) theo mức độ tổn hại. Tránh ghi số tiền phạt cụ thể trong luật.
Tham khảo