Tên của Phạm Tường Lan Thy được ghép từ tên của hai bác sĩ đã có công trong việc làm thụ tinh trong ống nghiệm. Chữ Thy được gia đình đặt theo sở thích thơ ca của mẹ.
- Lê Huyền- Đinh Tuấn/vietnamnet
Tên của Phạm Tường Lan Thy được ghép từ tên của hai bác sĩ đã có công trong việc làm thụ tinh trong ống nghiệm. Chữ Thy được gia đình đặt theo sở thích thơ ca của mẹ.
“Làm trưởng đại diện của một tập đoàn nước ngoài tôi không chỉ có mức lương tốt, 5.000 USD mỗi tháng mà còn học được nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như quản lý của họ. Dẫu vậy, ước mơ làm chủ, tìm hiểu và phát triển những điều mới mẻ luôn thôi thúc nên đến 2014 khi thấy được cơ hội tôi quyết định thử thách mình dù đã bước sang tuổi 43”, ông Giang nói.
![]() |
Than binchotan khi cháy sẽ không sản sinh khói bụi như những loại than củi thông thường. |
Ông Giang kể, đầu năm 2014, ông gặp một người bạn và được giới thiệu về than binchotan (than trắng), đồng thời, cho biết thị trường nước ngoài, nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc nhu cầu khá cao. Rất hào hứng, ông Giang dồn sức khảo sát thị trường và tìm hiểu nhiều hơn về công dụng của loại than này.
Không do dự sau khi nhận thấy thị trường rộng mở, nhất là thị trường xuất khẩu, giữa tháng 6/2014 ông Giang cùng 2 người bạn góp vốn xây dựng nhà máy chế biến than binchotan tại Quảng Bình với số tiền 2,5 tỷ đồng, cộng với vốn lưu động cũng lên tới hàng tỷ đồng. Để sản phẩm nhanh chóng có mặt trên thị trường, ông Giang bỏ tiền ra thuê chuyên gia của Việt Nam về để hướng dẫn quy trình sản xuất.
“Số tiền bỏ ra thuê chuyên gia khá lớn nhưng họ giấu nghề, giữ kỹ thuật công nghệ nên sản phẩm làm ra luôn kém chất lượng, không thể xuất đi nước ngoài. Lúc ấy, tôi quyết định dừng ký hợp đồng với họ và sang tận Nhật Bản tìm chuyên gia mới”, ông Giang nói và cho biết, sau một thời gian tìm kiếm, ông đã có được 2 chuyên gia Nhật giỏi. Mức lương phải trả cho 2 chuyên gia này mỗi tháng là 20.000 USD (hợp đồng 2 tháng), bù lại họ rất nhiệt tình, hướng dẫn tỉ mỉ toàn bộ bí quyết công nghệ cũng như quy trình sản xuất. Kết quả là sản phẩm sản xuất ra, lượng carbon trong than trắng đạt 94%, hầu như không còn tạp chất, khi đốt không khói và mùi.
“Lô than binchotan 20 feet (7-8 tấn) đầu tiên của tôi được thị trường Nhật đón nhận, tiếp đến là Hàn Quốc. Đa phần các quốc gia này dùng than binchotan làm than nướng tại các nhà hàng, quán ăn. Giá xuất là 1,2 USD một kg. Còn tại thị trường Việt, than được bán cho các nhà hàng Nhật và Hàn Quốc với giá 35.000 đồng một kg. Mỗi tháng tôi xuất 6-10 tấn sang nước ngoài. Còn thị trường trong nước chiếm khoảng 30%. Sau khi trừ tất cả chi phí nguyên liệu, nhân công…, tỷ lệ lợi nhuận thu được trên tổng doanh thu đối với mặt hàng này là trên 10%”, ông Giang nói.
Chia sẻ về sự khác biệt của than binchotan với than củi thông thường, ông Giang cho hay, than binchotan là loại than củi đốt cao cấp nhất do người Nhật phát minh, có đặc tính không khói, không mùi, không nổ, thời gian cháy từ 3 đến 4 giờ, có thể dùng trong phòng kín máy lạnh. Than được sản xuất bằng cách đốt các nhánh hoặc thân cây gỗ ở nhiệt độ cực cao trong vài ngày sau đó làm nguội nhanh. Chúng cứng hơn nhiều lần so với than củi thông thường, khi gõ 2 cây than vào nhau sẽ có âm thanh của kim loại.
![]() |
Túi khử mùi binchotan dùng để khử mùi trong tủ lạnh, tủ mát, tủ đông… . |
Hiện tại, ngoài sản xuất than binchotan dùng để nướng là chủ lực, ông Giang còn nghiên cứu và chế ra nhiều sản phẩm như bịch than cây để khử mùi hôi tủ lạnh, lọc nước; than bột để tẩy trắng răng, kem đắp da mặt; than hạt để trồng cây…
“Những sản phẩm cộng thêm này tôi đang tìm cách để phát triển mạnh hơn ở thị trường Việt Nam. Mặc dù chưa có lãi và vẫn sống nhờ lợi nhuận từ than nướng nhưng nếu được thị trường đón nhận, mức lợi nhuận thu được cao hơn nhiều so với than nướng”, ông Giang tiết lộ và cho biết đầu năm nay đã chính thức đặt mối quan hệ với các hệ thống siêu thị tại Việt Nam để đưa hàng vào đây. Đồng thời, ông đang có kế hoạch mở rộng danh mục sản phẩm để người dùng biết nhiều hơn đến công dụng của loại than này.
Thi Hà/VietnamExpress
Thực sự, để phát triển mạnh, Việt Nam rất cần một sự bừng tỉnh, cần một phong trào Tây học giống cuộc duy tân 150 năm trước đây của Nhật Bản.
Trong lịch sử Nhật Bản, sự kiện này là điểm khởi đầu của công cuộc duy tân tự cường theo chủ trương “thoát Á”, “Tây học” để hiện đại hoá nước Nhật.
4 chiếc tàu chiến Mỹ và loạt đại bác của chúng đã làm cho người Nhật bừng tỉnh, ngỡ ngàng trước mức độ phát triển của phương Tây và sự lạc hậu, hèn kém của nước Nhật sau 250 năm bài ngoại, gần như chỉ giao thương với người Trung Quốc. Sự ngỡ ngàng của người Nhật trước những thành tựu phát triển của Mỹ và châu Âu còn kéo dài hàng chục năm sau sự kiện đó.
Năm 25 tuổi, ở cảng Yakohama, nhà khai sáng Fukuzawa Yukichi lúc bấy giờ nhìn thấy những con tàu biển của Tây đồ sộ, chạy bằng máy hơi nước. Ông ngợp. Tiếp xúc với Tây, Fukuzawa thất vọng, vì: “Họ không hiểu. Nghe họ nói, tôi cũng không hiểu. Nhìn vào hàng chữ trên các bảng quảng cáo, các tờ cáo thị, tôi không đọc được”.
Không chịu được, người Nhật quyết Tây học. Trong cuốn sách “Nhật Bản duy tân 30 năm” xuất bản năm 1936 tại Sài Gòn, cụ Đào Trinh Nhất mô tả cuộc duy tân của người Nhật: “Từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, nào là chính trị, giáo dục, nào là văn hoá, võ bị, nào là công thương, lý tài [ngân hàng], nào là cơ khí, nghệ thuật, cho đến những chuyện y phục tầm thường, tập quán lặt vặt, chẳng sót một vấn đề nào hay phương diện nào mà không hoá xưa theo nay, đổi cũ ra mới”.
Người Nhật duy tân theo Tây mà rầm rộ cứ như đi trẩy hội, quyết xoá bỏ những thói hư tật xấu, văn hoá hủ bại có nguồn gốc nghìn năm mà không thèm tiếc nuối. Chỉ với 30 năm duy tân thời Minh Trị, Nhật Bản trở thành cường quốc, đuổi kịp, thậm chí còn vượt nhiều nước châu Âu và Mỹ trên một số lĩnh vực công nghiệp.
Rồi cụ Đào Trinh Nhất than: “Người [Việt] mình học theo đạo Nho chữ Hán, chỉ trừ ra đọc âm là khác một chút thôi, còn thì bao nhiêu chế độ văn vật của Tàu bày đặt thế nào, mình đều rước lấy và phỏng theo giống y như thế ấy. Từ áo mão phép tắc chốn triều đình, lễ nghĩa luật lệ giữa dân gian, cho đến mọi việc từ chương, khoa cử, tang lễ, phẩm hàm… nhất thiết chuyện gì mình cũng in khuôn, ráp kiểu của Tàu, không sai một mảy. Trải mấy ngàn năm, hễ Tàu vẽ vời thay đổi cái gì, ta đều bắt chước đúng y cái đó, làm như theo đuôi dính gót người Tàu, không khác gì hình với bóng. Khổ nhất là cúi đầu nhắm mắt mà bắt chước cả cái học vấn luân lý của bọn Tống Nho và rước lấy cái độc hại mê mộng khoa cử, khiến cho dân khí hèn yếu, quốc vận suy vi, rồi thì thầy sao trò vậy, dính chùm với nhau một lũ hư hèn chìm đắm như ngày nay. Cao Ly [Triều Tiên] cũng thế, vì họ cũng bắt chước Tàu một cách “chụp hình” như ta”. Cụ Đào kêu trời với các thói phong thuỷ, vàng mã, bói toán, cúng sao và các kiểu mê tín dị đoan của người Tàu du nhập vào Việt Nam, mà người Nhật quyết không theo.
Sự phát triển vượt trội của châu Âu và Mỹ là ở các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, thể hiện qua phát minh, sáng chế, sản xuất công nghiệp, khai khoáng và chế biến. “Tây học” của Nhật Bản thành công rực rỡ ở tất cả những lĩnh vực này.
Việt Nam cũng từng có nhiều cơ hội “Tây học” với người Pháp, người Mỹ, người Nga, nhưng không thu được nhiều kết quả. Đến hiện nay, tất cả những lĩnh vực vừa kể của Việt Nam đều rất yếu, chủ yếu mới ở trình độ lắp ráp, vận hành, sửa chữa máy móc của thiên hạ, chưa phát minh, chế tạo được mặt hàng công nghiệp gì đáng kể, trong khi Nhật Bản đã làm chủ công nghệ vũ khí, máy bay, tàu biển, máy móc công nghiệp và giao thông từ đầu thế kỷ 20, chỉ sau có mấy chục năm Tây học. Việt Nam chưa từng có cuộc duy tân Tây học nào đáng kể và cho đến tận bây giờ, xét trên nhiều phương diện, nước ta giống Tàu nhiều hơn là giống Tây, nhất là về văn hoá, hủ tục. Mà có giống Tàu thì theo tôi cũng chỉ giống được Tàu xưa, không giống được Trung Quốc với nền khoa học và sản xuất công nghiệp phát triển thời nay. Bởi vì sau khi Nhật Bản, Hàn Quốc Tây học thành công, chính Trung Quốc cũng đã Tây học mạnh mẽ và gặt được nhiều thành tựu. Người ta chú trọng nghệ tinh, thực nghiệp, còn Việt Nam thì vẫn nặng nề tư tưởng học để làm quan, “mê mộng khoa cử độc hại”.
Thực sự, để phát triển mạnh, Việt Nam rất cần một sự bừng tỉnh, cần một phong trào Tây học giống cuộc duy tân 150 năm trước đây của Nhật Bản. Theo tôi, có thể bắt đầu từ việc quy định tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc ở mọi cấp học từ phổ thông đến đại học, bởi tiếng Anh mà kém thì khó lòng “Tây học” cho tốt được.
LƯƠNG HOÀI NAM (VNEXPRESS)
Trà Mi / VOA
Một blogger được nhiều người biết tiếng, con trai một cựu Bộ trưởng, vừa bị tuyên án 5 năm tù giam vì các bài viết mà Hà Nội cho là ‘chống phá nhà nước.’
Blogger Anh Ba Sàm, tức nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Hữu Vinh (60 tuổi), cùng người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy (35 tuổi) bị cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Ông Vinh bị tuyên án 5 năm tù và bà Thúy bị kêu án 3 năm tù giam. Cả hai bị bắt giam từ tháng 5 năm 2014.
Cáo trạng nói các bài viết đăng tải trên trang Anh Ba Sàm có nội dung xuyên tạc, thể hiện quan điểm một chiều chống lại đảng cộng sản, gây ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân đối với lãnh đạo Việt Nam.
Kết thúc phiên xử, luật sư Trần Quốc Thuận, một trong những đại diện pháp lý của ông Vinh, nhận xét với VOA Việt ngữ phiên tòa hôm nay ‘rất bất bình thường’, khiến các luật sư ‘bất ngờ’. Luật sư Thuận nói:
“Các luật sư đều cho thấy rằng vụ án này vi phạm tố tụng đặc biệt nghiêm trọng, từ khâu bắt đến phê chuẩn điều tra. Như trường hợp Trung tướng Hoàng Kông Tư là Thủ trưởng cơ quan điều tra cũng là một trong những người có tên trong danh sách ‘người bị hại’ lại chủ trì cuộc điều tra này. Việc thu thập chứng cứ thì vi phạm trình tự theo các thông tư liên ngành của Tòa án, Viện Kiểm sát, Bộ Công an..v..v..đều vi phạm hết. Chứng cứ pháp lý buộc tội thì không hợp pháp, không có cơ sở để buộc tội. Tất cả việc này 7 luật sư đều trình bày, Viện Kiểm sát trình bày lại không được. Có một điều rất bất bình thường. Theo quy định, Tòa chỉ được xét xử những gì Viện Kiểm sát truy tố thôi, nhưng khi đọc bản án, các luật sư bất ngờ vì họ đưa ra một số chứng cứ buộc tội không có trong cáo trạng, không được trình bày ra trước phiên tòa. Theo quy định tố tụng, điều 222 khoản 3, việc luận án chỉ được căn cứ vào những gì trong cáo trạng và những gì đã được đưa ra tranh luận trước tòa. Ở đây, ông chủ tọa phiên tòa tự đưa ra một số ‘chứng cứ buộc tội’. Bản án được đặt trên những nền tảng như thế là không bình thường.”
Luật sư Thuận cho biết cả hai bị can Vinh và Thúy tại tòa rất bình thản, tỉnh táo, đối đáp rạch ròi, và đều tuyên bố rằng họ hoàn toàn không có tội.
Luật sư Thuận nói phiên tòa Anh Ba Sàm là một thông điệp nữa cho thế giới thấy rõ bộ mặt nhân quyền tại Việt Nam mâu thuẫn giữa lời nói và hành động như thế nào. Một điển hình cụ thể nhất, theo lời ông, nằm ở chỗ phiên tòa mà nhà nước gọi là ‘công khai’ lại có rất nhiều sự ‘ngăn chặn’. Luật sư Thuận nhận xét:
“Đây là một vụ có thể người ta dựng lên với âm mưu hại anh Nguyễn Hữu Vinh. Gọi là ‘xét xử công khai’ mà đưa vào một phòng xử rất chật, số người được vào rất ít, kể cả một số đại diện các tòa đại sứ đến xin vào dự cũng không được cho vào. Có một ông đại biểu Quốc hội của Đức từ bên đó bay sang đây xin vào dự phiên tòa cũng không được vào.”
Ông Vinh từng là một công an và là một đảng viên cộng sản, con trai của cựu Bộ trưởng Lao động Nguyễn Hữu Khiếu. Năm 1999 ông thôi việc và ra mở công ty thám tử tư.
Ông lập trang blog cá nhân Anh Ba Sàm năm 2007 trước khi mở thêm hai trang Dân quyền hồi năm 2013 và trang Chép Sử Việt vào đầu năm 2014.
Các trang blog của ông chuyên điểm tin và cung cấp đường dẫn tới các bài viết trên các trang báo ‘lề trái’ lẫn ‘lề phải’, tức báo chí chính thống của nhà nước lẫn các trang blog của các ngòi bút độc lập và các nhà hoạt động.
Nhiều người đã tập trung trước cổng tòa hôm nay hô khẩu hiệu và mang biểu ngữ bày tỏ sự ủng hộ đối với blogger Anh Ba Sàm và phản đối phiên xử mà họ cho là bất công.
Blogger Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động xã hội tích cực vận động xóa bỏ điều luật 258, có mặt trong số đó. Anh mô tả không khí xung quanh tòa án trong lúc phiên xử diễn ra:
“Phiên tòa hôm nay cũng giống như các phiên tòa xử người bất đồng chính kiến trước nay. Có tình trạng ‘ngăn chặn’, dù nói ‘công khai’ mà không cho dân tham dự. Các vòng an ninh chìm nổi cũng rất nhiều. Cũng có vài người bị bắt bớ, ngăn chặn. Không khí xung quanh tòa, mọi người rất bất bình với bản án vừa mới tuyên. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các quan chức và các nhà ngoại giao từ sứ quán Mỹ, EU, Đức tạo ra sự chú ý rất lớn của người dân xung quanh và người đi đường.”
Ông Felix Schwarz, phụ trách Chính trị và Nhân quyền của Đại sứ quán Đức và dân biểu Đức Martin Patzelt cầm biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho blogger Anh Ba Sàm và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bên ngoài tòa án.
Là một blogger phản ánh thực trạng xã hội và cổ xúy cho quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam, anh Thắng khẳng định bản án của Anh Ba Sàm và chị Thúy hôm nay sẽ có tác dụng ngược. Blogger Nguyễn Lân Thắng:
“Chúng tôi rất bất bình với cách hành xử của nhà nước Việt Nam. Họ coi chúng tôi là kẻ thù và đưa ra các hình thức trấn áp, đánh đập, và bỏ tù như bản án hôm nay. Bản án này là một trong những sự bất công mà chúng tôi đang gánh chịu và chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh nhiều hơn nữa.”
Trong thông cáo phát hành ngay sau phiên tòa kết thúc, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH nói: ‘Bản án này hết sức đáng quan ngại vì chứng tỏ một làn sóng đàn áp mới giữa lúc các tân lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam lên nắm quyền.’
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế nói điều luật 258 là một trong những quy định mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự của Việt Nam thường được dùng để trấn áp những tiếng nói bất đồng hay những ai chỉ trích nhà nước.
Trước phiên xử hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế đã đồng thanh kêu gọi Việt Nam phóng thích hai blogger này.
Các chính phủ phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, chỉ trích Việt Nam tống giam những người bất đồng chính kiến chỉ vì họ thể hiện quan điểm ôn hòa, một cáo giác mà Hà Nội nhất mực phủ nhận.
Việt Nam nói chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
@bbc
Đây là những ngày đen tối nhất của nước Bỉ kể từ Đại chiến Thế giới lần thứ hai tới nay, theo lời một chính trị gia Bỉ.
Các vụ tấn công, hiện do nhóm thánh chiến có tên Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm, đã giết chết nhiều người tại sân bay quốc tế Brussels và tại một ga tàu điện ngầm ở ngay trung tâm thủ đô nước Bỉ.
Các mục tiêu này thuộc dạng nhạy cảm nhất Âu châu.
Brussels là nơi đặt trụ sở chính của EU, Nato, các tổ chức và các công ty quốc tế, và cũng là nơi đặt đầu não chính trị của chính phủ Bỉ.
Không chỉ bởi Brussels là mục tiêu rất đáng quan tâm của những kẻ theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, mà còn bởi nơi này đã gặp nhiều khó khăn với các nhóm Hồi giáo cực đoan trong nhiều năm, và hàng trăm công dân nước này đã bị dụ dỗ đi theo phong trào IS ở Syria và Iraq.
Một số thành phố đã trở thành nơi đặt căn cứ của các chi bộ Hồi giáo cực đoan, nhưng những chi bộ hoạt động tích cực nhất đều ở Brussels và đặc biệt là ở khu ngoại vi Molenbeek ở phía tây nam, nơi tập trung đông dân cư là người gốc Morocco.
Một số kẻ đánh bom và các tay súng tấn công Paris hồi tháng Mười Một năm ngoái, làm chết 130 người, đã từng sống tại Molenbeek.
Nghi phạm chính không chết trong các cuộc tấn công Paris, Salah Abdeslam, đã trở về Bỉ ngay hôm sau và đã thoát được cho tới tận 8/3. Tên này và một đồng phạm đã bị bắt sống ở gần Molenbeek.
Nhiều người Bỉ đang trông đợi phản ứng từ những kẻ thánh chiến.
“Đương nhiên là tôi trông đợi sẽ có điều gì đó xảy ra, nhưng không phải là ở quy mô như thế này,” Pieter Van Ostaeyen, chuyên gia về chủ nghĩa thánh chiến nói.
Liệu có phải các cuộc đánh bom hôm thứ Ba là nhằm trả đũa cho vụ hai kẻ Hồi giáo cực đoan bị bắt sống hôm thứ Sáu không?
Các vụ bắt giữ này rõ ràng là một cú giáng mạnh vào IS và những kẻ thánh chiến ở Bỉ.
Abdeslam được mô tả là một chuyên gia tổ chức hậu cần trong các vụ tấn công Paris. Tên này thuê các căn hộ, lái xe chở các tay súng đi ngang châu Âu và mua các thiết bị chế bom.
Vài ngày trước khi tên này bị bắt, một đồng phạm cùng trốn là Mohamed Beilkaid đã bị cảnh sát bắn chết. Tên này đã được phủ cờ IS.
“Có vẻ như các vụ tấn công đã được lên kế hoạch, và do có các vụ bắt bớ nên kế hoạch tấn công đã được đẩy sớm lên, bởi những kẻ khủng bố biết rằng chúng đang bị săn lùng,” Giáo sư Dave Sinardet từ đại học Vrije Universiteit Brussel nói.
Thực ra Brussels đã nỗ lực đối phó với nguy cơ xảy ra các vụ tấn công hỗn hợp sau khi có một đe dọa rõ rệt 10 ngày sau các vụ tấn công Paris; Trong vài ngày, thành phố đã bị đặt trong tình trạng phong tỏa, rất giống với những gì xảy ra hôm thứ Ba, khi hệ thống giao thông công cộng đặt trong tình trạng tê liệt và người dân được khuyến cáo tránh đi lại.
Những kẻ vũ trang đầy đủ đã tiến được vào bên trong sân bay ở Zaventem, khai hỏa và cho tự nổ tung mình. Chừng một giờ sau, một người đàn ông khác đã vào được bên trong một tàu điện ngầm chỉ cách trụ sở chính của EU có một đoạn ngắn và tự làm nổ tung mình.
Các lực lượng an ninh đã có một lần triển khai lực lượng hồi tháng Mười Một, báo động khủng bố đã được đặt ở mức báo động cao thứ nhì và binh lính đã sẵn sàng triển khai trên đường phố ở một số thành phố.
Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát đã bị oằn lưng trước sức nặng của mối đe dọa không ngừng nghỉ từ những kẻ Hồi giáo cực đoan. Và họ cũng phải chịu cả những áp lực từ trong cơ cấu tổ chức của mình nữa.
Brussels là một thủ đô Âu châu tương đối nhỏ, nhưng vẫn có tới sáu khu vực cảnh sát. Hệ thống camera an ninh CCTV thì đơn giản sơ sài hơn nhiều so với London và Paris.
“Rõ ràng là có sự thiếu hiệu quả trong các lực lượng an ninh. Trong nhiều năm chúng ta đã không đầu tư đủ mức vào các vấn đề an ninh và các đe dọa khủng bố,” Giáo sư Sinardet nói.
Tuy nhiên, ông nói rằng kiểu tấn công khủng bố này là thứ rất khó có thể ngăn được.
Với người Bỉ, đây là câu hỏi khó xử nhất. Một số nghi phạm vẫn đang bị cảnh sát ráo riết truy lùng.
Một trong các nghi phạm tấn công sân bay (người đàn ông đội mũ ở bên phải bức hình) vẫn đang chạy trốn hôm thứ Ba, và cảnh sát đang tích cực săn lùng hai nghi phạm khác sau các vụ tấn công Paris, cùng là đồng phạm của Salah Abdeslam.
Một trong những nghi phạm vụ Paris là Najim Laachraoui, người có dấu vân tay được tìm thấy ở căn hộ tại Brussels nơi chế bom để đánh vụ Paris, và một người khác là Mohamed Abrini, công dân Bỉ và là một kẻ Hồi giáo cực đoan.
Sau các vụ tấn công Paris, chuyên gia chống khủng bố người Mỹ, Clint Watts, viết về “thuyết tảng băng trong các âm mưu khủng bố”: mỗi kẻ tấn công thường có một số kẻ hỗ trợ, nhưng những kẻ mà ta thấy được thì chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Ông Watts tin rằng các vụ đánh bom Brussels là “bụi phóng xạ” của các vụ tấn công Paris. Điều chưa rõ ở đây là liệu có còn kế hoạch khác nữa để gây đổ máu thêm hay không.
“Kính thưa quý vị,
Havana chỉ cách Florida có 90 dặm. Vậy mà để đến được đây chúng ta đã phải đi qua một chặng đường quá dài, phải vượt qua bao nhiêu rào cản của lịch-sử, của đau thương, và của ly-biệt…
Biết bao nhiêu trăm ngàn người di dân Cuban đã tìm cách vượt qua khoảng không-gian ngắn ngủi này–bằng phi-cơ hay trên những chiếc bè tự-chế, để đến được bến bờ của tự-do và cơ-hội, bỏ lại sau lưng bao nhiêu tài-sản cũng như bao nhiêu người thân…
Hôm nay tôi đến đây để chôn những di-vật cuối cùng của cuộc Chiến-Tranh Lạnh. Tôi đến đây để bắt tay và kết bạn với người dân Cuba…
Nhưng chúng ta không thể, và không nên, bỏ qua những dị-biệt giữa hai thể-chế, hai nền kinh-tế và hai xã-hội. Cuba là một chế-độ độc-đảng, Hoa-Kỳ là một nền dân-chủ đa-nguyên. Mô-hình kinh-tế của Cuba là xã-hội chủ-nghĩa, của Hoa-Kỳ là thị-trường mở. Cuba nhấn mạnh vai trò và quyền-lực của nhà nước, Hoa-Kỳ được xây-dựng trên tư-quyền của cá-nhân…
Tôi xác-minh rằng Hoa-Kỳ không đủ sức và cũng không muốn ép Cuba phải thay đổi. Cuba có thay đổi hay không, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của người dân Cuba…
Chúng tôi thừa hiểu rằng mỗi dân-tộc phải tự vẽ ra con đường cho chính mình. Nhưng vì chúng ta vừa thoát ra khỏi cái bóng đè của lịch-sử nên tôi xin phép được thẳng-thắn chia sẻ với quý vị những suy nghĩ của mình, cũng như của nhân-dân Hoa-kỳ nói chung….
Thi-sĩ Jose Marti của Cuba từng viết: “Tự-Do là quyền được sống thật, được suy nghĩ và phát-ngôn mà không cần phải ra vẻ đạo-đức giả.” Thế nên tôi cũng xin nói với các bạn những điều tôi hằng tin. Tôi không cần các bạn phải đồng-ý, nhưng các bạn cần biết tôi tin những gì.
Tôi tin rằng tất cả mọi người đều bình-đẳng trước pháp-luật. Tôi tin rằng nhân-phẩm của trẻ em phải được bảo-vệ bằng giáo-dục và y-tế, bằng cách cho chúng cơm ăn áo mặc và nhà cửa tử-tế. Tôi tin rằng mọi công-dân đều có quyền phát-biểu ý-kiến mà không sợ bị bắt-bớ. Ai cũng có quyền lập-hội, quyền chỉ-trích nhà nước, và quyền phản-đối trong ôn-hoà. Tôi tin rằng pháp-luật không được phép bỏ tù người dân khi họ sử-dụng những quyền căn-bản này. Tất cả mọi người đều phải có quyền tự-do tín-ngưỡng. Và dĩ-nhiên tôi cũng tin rằng mọi cử-tri phải được quyền chọn người đại-diện chính-phủ cho mình qua những cuộc bầu-cử tự-do và dân-chủ.
Không phải ai cũng đồng-ý với tôi hay với người dân Mỹ về những điểm này. Nhưng tôi tin rằng các nhân-quyền nói trên áp-dụng cho tất cả mọi người. Nó đúng cho dân Mỹ, cho dân Cuba, và cho tất cả mọi dân-tộc khác trên thế-giới…
Vì vậy, đây là thông-điệp tôi muốn nhắn gửi đến nhà nước cũng như nhân-dân Cuba:
Những lý-tưởng cách-mạng–của Hoa-Kỳ, của Cuba, của bao cuộc nổi dậy khác trên thế-giới, tôi tin rằng chỉ thật sự có ý-nghĩa khi chúng được đặt trên nền-tảng dân-chủ. Tôi tin như vậy không phải vì nền dân-chủ của nước Mỹ là toàn-hảo, mà bởi vì nó KHÔNG toàn-hảo. Đất nước chúng tôi, cũng như bao quốc-gia khác, cần không-gian rộng lớn của dân-chủ để tự điều-chỉnh. Bất cứ người dân nào cũng có thể là nhân-tố cho sự thay đổi, đưa ra những ý-tưởng mới, sáng-lập những mô-hình xã-hội tốt đẹp hơn. Ngay lúc này và ngay trong nước Cuba, một sự tiến-hoá cũng đang ngầm xảy ra; một thế-hệ người dân Cuban mới đang thành-hình…
Có người nghĩ rằng tôi đến đây để kêu gọi người dân đập đổ một cái gì đó. Nhưng sự thật là tôi muốn kêu gọi thanh-niên Cuba hãy kéo nhau đứng lên để xây-dựng một cái gì đó.
Tôi hết sức cảm tạ tấm thịnh-tình của tổng-thống Castro. Tôi tin rằng việc tôi đứng đây hôm nay chứng-tỏ ông không có gì để phải lo sợ từ phía Hoa-kỳ.
Với lòng quyết-tâm bảo-vệ chủ-quyền và sự tự-trị của Cuba, ông cũng không cần sợ tiếng nói đa-chiều của dân-chúng hay lo-lắng khi họ được quyền phát-ngôn, tụ tập hoặc bầu chọn người lãnh-đạo…
Tôi cũng có nhiều kỳ-vọng cho tương-lai bởi vì giữa người Cuban với nhau đang xảy ra một cuộc hoà-hợp hoà-giải. Tôi biết nhiều người Cuban trên đảo vẫn cho rằng những kẻ bỏ xứ ra đi năm xưa vẫn còn ủng-hộ chế-độ cũ. Tôi nghĩ họ cứ tin là những người di-dân kia đã không nhìn thấy những tệ-nạn xã-hội thời tiền-cách-mạng và không chấp-nhận cuộc đấu-tranh để xây dựng một tương-lai mới.
Nhưng tôi có thể xác-định với quý vị rằng những người di-dân kia đang cưu-mang bao nhiêu ký-ức đau thương của những cuộc cách-ly đầy máu và nước mắt. Họ yêu Cuba, và một phần của họ luôn luôn xem nơi đây là chốn quê nhà. Chính vì vậy mà nỗi đau của họ rất sâu, và không ít người đã trở nên quá khích. Riêng đối với cộng-đồng người Cuba mà tôi được dịp gặp-gỡ và tiếp-xúc, đây không phải chỉ là một vấn-đề chính-trị mà còn là chuyện gia-đình. Họ nhớ đến căn nhà cũ, họ mơ được quay về nối lại mối thâm-tình bị đổ vỡ. Họ mong được gầy dựng một ngày mai sáng sủa hơn. Họ đặt niềm tin vào sự kết-hợp và hoà-giải dân-tộc….
Những người Cuba đầu tiên tôi được biết là những người di-dân đầy nhiệt-huyết và tài-năng ở Mỹ. Ngoài sự đau khổ tinh-thần của kẻ biệt-xứ họ còn phải chịu đựng biết bao điều khốn-khó ở một đất nước xa lạ. Họ đã phải làm việc cật-lực để mưu-sinh và để cho con cái mình có cơ-hội vươn lên trong xã-hội Mỹ. Bởi thế cho nên việc hoà-hợp hoà-giải giữa các thế-hệ con cháu của những người cách-mạng và con cháu những thế-hệ di-dân sẽ là nền tảng cho tương-lai của Cuba.
Lịch-sử giữa Hoa-Kỳ và Cuba có cách-mạng, chiến-tranh, đấu-tranh, hy-sinh, ân-oán, và bây giờ là hoà-giải. Đã đến lúc chúng ta bỏ quá khứ lại sau lưng. Đã đến lúc chúng ta cùng quay hướng nhìn về tương-lai. Đây chắc chắn không phải là việc dễ và sẽ có lúc chúng ta gặp phải chướng-ngại. Công việc này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời-gian. Tuy nhiên, những ngày ở Cuba vừa qua cho phép tôi đặt niềm tin và hy-vọng vào nhân-dân Cuba. Chúng ta có thể đồng-hành như bạn, như láng giềng, và như người thân trong gia-đình.
Si se puede. Mucho gracias. Thank you.”
(transl. by ianbui)
___
Mời đọc thêm: Obama: Tôi đến Cuba để chôn sâu tàn dư cuối cùng của Chiến tranh Lạnh (DT). – Obama: Nhân dân Cuba định hình bối cảnh quan hệ song phương mới (TTXVN). – Obama nói ‘tương lai hy vọng’ cho Cuba (BBC). – TT Mỹ thăm Cuba: Khán phòng bật cười khi ông Obama phát biểu (TB).