12 mẹo làm sạch nhà bếp cực hữu ích và thú vị

Những bí quyết dưới đây sẽ giúp các nàng chủ bếp giữ làm sạch các vật dụng trong nhà bếp cực hiệu quả.

Bạn đang đau đầu với những vết ố trong lò nướng hay không biết làm thế nào để lau sạch gầm tủ lạnh?

Hãy để chúng tôi giải quyết các vấn đề này với 12 mẹo làm sạch nhà bếp cực hữu ích và thú vị. Chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian so với việc làm sạch bếp bằng các cách thông thường.

12 mẹo, làm sạch nhà bếp, vật dụng

(Theo Công luận)

Hiểu Nguyễn Bính hơn qua “Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội”

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính (1918-1966), là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông cũng được xem là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ dân dã, mộc mạc. Các tác phẩm nổi bật: Chân quê, Lỡ bước sang ngang, Những bóng người trên sân ga, Tương tư, Viếng hồn trinh nữ, Cô hái mơ, Cô lái đò, Tiểu đoàn 307, Đêm sao sáng…

Người ta biết nhiều đến vườn thơ của Nguyễn Bính nhưng ít ai biết ông cũng viết tiểu thuyết. Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội là một tiểu thuyết hiếm hoi của ông, được viết vào năm 1940. Khi ấy, Nguyễn Bính chỉ mới 22 tuổi.

Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội là câu chuyện của hai nhân vật Điệp và Tuấn. Điệp, mang nhiều hình ảnh của Nguyễn Bính, còn Tuấn, được hiểu là Nguyễn Tuấn Trình, tức Thâm Tâm. Ngoài đời thực, Nguyễn Bính và Thâm Tâm là hai người bạn rất thân. Bên cạnh đó còn có hai thi sĩ khác trong câu chuyện này là thi sĩ Trần – Trần Huyền Trân và thi sĩ Quang là Phạm Quang Hòa của bút nhóm Bắc Hà. Vì thế, dễ thấy tiểu thuyết mang nhiều tính tự sự của chính tác giả về tình bạn, tình yêu cũng như về thời đại mà ông đang sống.

Câu chuyện bắt đầu bằng một Chủ nhật dạo chơi của hai người bạn ở hai đầu Hà Nội, nay về cùng ở trên gác trọ tại Hàng Dầu. Họ chia sẻ với nhau nỗi thống khổ của kẻ thèm yêu nhưng thất tình vì không tìm được người con gái nào ưng ý, tình yêu nào sâu sắc, đẹp đẽ, trọn vẹn. Với Điệp, đó là sự thất hứa của một nữ sĩ trên sông Thương chỉ vì chàng nghèo, không biện đủ sính lễ cưới xin theo thách cưới của bên nhà gái.

Với Tuấn, đó là mối tình bất thành với người con gái yêu hoa ti-gôn. “Còn gì đáng khóc cho bằng ở giữa kinh thành Hà Nội hoa lệ này, con gái đẹp nhiều như rươi, mà có hai thằng thi sĩ phải đi yêu một cái mả lạnh!”, ai nghe chuyện này đều cho rằng họ điên. Nhưng chính “hai người điên” này lại luôn đi tìm một tình yêu đẹp đẽ nhất, thanh cao nhất.

Lần theo câu chuyện tình yêu của hai thi sĩ, người đọc tìm thấy con đường khởi đi từ truyện ngắn Hoa ti-gôncủa Thanh Châu, qua thơ T.T.KH., đến câu chuyện về người tình ngây thơ tên Khanh của Thâm Tâm để thành câu chuyện văn chương sôi nổi suốt một thời.

Không dừng lại ở đó, bỏ lửng cho người đọc một chỉ dấu trên hành trình giải mã thơ về loài hoa tim vỡ, khi Điệp và Tuấn mang hoa đến viếng mộ một trinh nữ chết trẻ ở nghĩa trang dưới mạn Bạch Mai, câu chuyện rẽ ngoặt sang ngả khác.

Đó là khi Điệp và Tuấn gây dựng tình yêu chung với người con gái yểu mệnh, nàng Vương Thị Hoàng Lan, tưởng tượng về nàng như một trang nữ nhi hồng nhan trinh liệt, lập hương án bài vị, lại còn sắp xếp chu tất lịch viếng mộ nàng. Gặp em gái Hoàng Diệp của nàng trong một lần viếng mộ, làm thân, rồi về ở trọ trong trại nhà nàng với mẹ và em nàng, tình yêu của họ dành cho nàng Hoàng Lan đã chết ngày càng sâu đậm, đến mức người em gái xứng là một trang giai nhân tuyệt sắc cũng không khiến họ động lòng. Cho đến một hôm Điệp phát hiện trong cái gối Hoàng Lan thêu hình bướm rất đẹp mà Điệp vẫn hay ôm ấp, cất giấu những hình ảnh và thư tình của nàng: Hoàng Lan cũng chẳng khác những thiếu nữ ngoài kia…

Nhà phê bình Đoàn Ánh Dương nhận định: “Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội mang nhiều dấu ấn của tự truyện, một tự truyện đắt khách khi chao chát về tình yêu và lẽ sống. Tác phẩm không đặc sắc về văn phong, không chú tâm vào câu chuyện được kể, mà chủ yếu bộc lộ thái độ của nhân vật chính”. Tuy nhiên, qua tiểu thuyết này, chúng ta thấy rõ hơn tại sao văn thơ Nguyễn Bính lại là sự khước từ thế giới hiện đại xô bồ ấy để trở về với làng quê yên bình.

“Chúng ta đã được biết nhiều về một Nguyễn Bính thi sĩ nhưng không nhiều về một Nguyễn Bính nhà báo gắn với tờ tuần báo tư nhân Trăm hoa (1955-1957) thời Nhân văn Giai phẩm. Tái bản tiểu thuyết, truyện dài Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội, bổ khuyết thêm tiểu thuyết, truyện dài Ngậm miệng và những truyện ngắn khác, chúng ta có thêm hiểu biết về một Nguyễn Bính văn sĩ. Tức là tìm đến một hiểu biết đầy đủ hơn về Nguyễn Bính và về một giai đoạn sôi động của văn học Việt Nam hiện đại”, nhà phê bình Đoàn Ánh Dương nhận xét.

TÔI THẤY BỊ XÚC PHẠM ĐẾN CHUA XÓT!

THẨM TRA LÝ LỊCH
Lê Văn Luân
FB Luân Lê
Chiều nay, Bố tôi ở quê đã gọi điện ra bảo sáng nay có Công an huyện về điều tra lý lịch của tôi ở xã. Đến chiều thì lại có người cũng ở Công an huyện về tận nhà để tìm hiểu trực tiếp và chụp cả ảnh căn nhà Bà và Bố tôi đang ở.
Họ còn hỏi rằng xem gia đình hay tôi có nhận tài trợ của nước ngoài không?

Tôi thấy bị xúc phạm đến chua xót và cảm thức thấy thật nực cười cho những tư duy, khi người ta ra ứng cử và làm theo quyền năng hiến định lại là điều bất thường trong mắt chính quyền?
Gia đình tôi ở quê, nhà nghèo thôi, thậm chí rất nghèo đến xác xơ, nhưng sống hoàn toàn trong sạch và đàng hoàng, đúng mực. Hơn nữa tôi cũng là một người khá có tiếng về học hành ở cả vùng quê đó, và mọi người thường lấy tôi ra làm tấm gương về việc vượt khó mà học rất giỏi để dạy con cái mình.
Tôi nghèo, nhưng thanh bạch. Đến giờ cũng chẳng nhờ vả hay phải đánh đổi điều gì. Thậm chí Mẹ tôi hồi ở quê còn làm ăn, chợ búa rất khá và còn mua được đến ba miếng đất lớn. Nhưng vì Bố tôi làm ăn thua lỗ, đổ vỡ, cộng với ba chị em chúng tôi lại phải ăn học nên đâm ra khó khăn mà phải bán hết đất cát đi để trang trải cuộc sống.
Trong những lúc cùng cực nhất, trắng tay nhất, nhà tôi còn chẳng bao giờ phải nghĩ đến việc gì thiếu đạo đức, không cậy xin, không lấy của ai một đồng nào.
Chúng tôi đi học, ăn rau lang luộc, nồi canh mồng tơi nhớt nhát, mỳ tôm ăn trừ, thịt nhạc bầy nhầy thỉnh thoảng đôi khi Mẹ mua được. Chúng tôi bứt ra thoát ly khỏi làng quê để mưu sinh và học tập một cách độc lập, tự lực. Và với tôi, các vị cứ hỏi và tìm hiểu đi, sẽ thấy rằng những người ở đó có suy nghĩ và nể trọng tôi như thế nào về con người, về trí tuệ và về cách sống nữa.
Tôi yêu gia đình, gánh vác mọi trách nhiệm của cuộc sống với Bố, Mẹ, Anh, Chị và các Cháu tôi. Và đến giờ, tôi thấy mình cần có trách nhiệm với nghề luật sư của mình, với đất nước sa lầy trong nợ nần, xuống cấp thảm hại và hủ bại về văn hóa, nhân cách con người. Nên tôi phải làm điều tôi thấy mình cần phải làm.
Tôi sống, với trách nhiệm của một con người, tình yêu thương quê hương, đồng loại, một cách vô điều kiện và hoàn toàn không thể mặc cả hay đánh đổi, chứ không phải với mớ suy nghĩ và tầm thức của nhiều người đang âm thầm ngẫm nghĩ mặc định cho tôi như đang hiện rõ trong dòng mang tính hệ thống của họ.
Ảnh tôi chụp ở trước căn nhà ngang cấp 4 ngày tết Bính Thân 2016.

Nguồn: FB Le Luan

Phút nói thật của nhà văn Nguyễn Khải sau một kì là ĐBQH.

https://i0.wp.com/tailieuvan.net/wp-content/uploads/image/28102014/mua%20lac%20nguyen%20khai.jpg
Nhà văn Nguyễn Khải
Vào mùa bầu cử QH.
Lục trong đống tư liệu xưa, gã nhón ra ghi chép của gã khi nhễu… chuyện với bác nhà văn Nguyễn Khải tác giả của “Đi tìm cái tôi đã mất”  mà tìm hoài chính bác Khải  đọc lại, giật mình tò te nói với gã rằng: Một khi cái tôi đã mất  thì may ra tìm ra vài mảnh xác mục ruỗng của nó chứ hồn của nó  biến tịt đâu rồi.
Đôi ba đối đáp lúc ngủn, lúc ngân giữa gã và bác nhà văn cháu quá trời đời của tướng quân Nguyễn Bặc, của các cụ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Thiện Thuật, như sau.
Gã: Sau mấy năm trọn gói thâm nhập thực tế ở QH bác thấy có cái gì có ích cho nghề văn của bác ?
Nguyễn Khải: Làm cái gì cũng phải say mê, chuyên nghiệp. Làm ĐBQH càng phải say mê và chuyên nghiệp. Nếu không say mê hoạt động chính trị, không say mê làm luật thì đừng làm ĐBQH.
Gã: Xét theo tiêu chí ấy thì…
Nguyễn Khải: Tớ đếch xứng đáng.
Gã: Vậy bác hãy tự kiểm trước em một thằng cử tri đi!
Nguyễn Khải: Tớ…lười biếng, làm ĐBQH lười biếng là điều cấm kị. Ví dụ, khi nhận đơn kiện của cử tri ĐBQH phải lăn xả làm đến nơi, đến chốn nhưng tớ thường lủi rồi  đùn đầy chỗ khác cho xong chuyện. Nhiều người hy vọng tớ là nhà văn sẽ luôn phản ánh trung thực cuộc sống vào Diễn đàn QH, nhưng sự thật tớ lại quá dè dặt…
Gã: Cảm giác của bác khi lần cuối cùng từ biệt Hội trường Ba Đình?
Nguyễn Khải: Ân hận. Năm năm qua đóng góp quá ít cho người dân và có cả sự ấm ức vì chưa dám đấu tranh để QH có quốc sách về Văn hóa, Giáo dục- nền tảng của một quốc gia.
Gã: Bác có lời khuyên nghiêm túc gì với các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, trí thức chuẩn bị ứng cử vào QH?
Nguyễn Khải: Hãy đấu tranh để QH ra được Luật Bảo vệ Văn hóa dân tộc.
Gã: Còn lời khuyên động… trời?
Nguyễn Khải: Sứ mệnh của nhà văn, nghệ sĩ, trí thức là sáng tạo vì vậy phải nồng nhiệt ủng hộ cái mới và dũng cảm căm giận những thứ cũ rích bảo thủ đang kìm hãm cái mới. Sứ mệnh của nhà văn, nghệ sĩ, trí thức là phục vụ con người, những luật lệ, chính sách gì đem  hạnh phúc cho  con người thì cương quyết không bỏ lỡ, những luật lệ, chính sách gì làm khổ con người, hành hạ con người thì bằng mọi giá chống lại.
Gã: Câu hỏi chót, bác có bao giờ nghĩ rằng thực ra các văn nghệ sĩ, trí thức được đề cử vào QH là để làm…cảnh không?
Nguyễn Khải bỗng chớp chớp mắt liên tục làm cái mụn ruồi to đùng trên mắt ông nhẩy tưng tưng: Tớ nhiều lúc cứ nghĩ không ra vì sao người ta lại giới thiệu mình làm ĐBQH nhể?
Gã: Bây giờ thì bác nghĩ ra chửa?
Nguyễn Khải độp ra điều kiện: Tớ chết rồi mới được kể nhá! Có lẽ tại người ta nắm thóp mình là thằng trí thức có tiếng, có tăm vậy thôi, có  mồm, có mép vậy thôi chứ thực ra rất nhát, rất hèn…
Lưu Trọng Văn
(FB Lưu Trọng Văn)

Đừng vội nghĩ cách chống “bom nước” Trung Quốc rơi vào đầu

Docbao.vn – Chỉ với hai đập Tiểu Loan và Nuozhadu (Trung Quốc) đã tạo nên hai hồ chứa nước khổng lồ lên tới hàng vài chục tỷ m3 nước; đặc biệt nguy hiểm hơn lại nằm ở độ cao lên tới 1000 mét, hai bờ cao hàng trăm mét, năng lượng này được dự đoán tương đương 4 tỷ quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima (Nhật Bản).
Trong trường hợp xảy ra vỡ đập thì lượng nước 30 tỷ m3 từ các hồ đập trên thượng nguồn sông Mekong sẽ đổ từ độ cao 1000m xuống tạo sóng thần cao tới hàng trăm mét. Với độ cao và tốc độ này sức quét của các sóng thần do nước tạo ra có một sức phá hủy dây chuyền khủng khiếp, và lúc đó bắt đầu từ khu vực tam giác vàng gồm các quốc gia Lào, Thái Lan, Myanmar, tiếp đến là Campuchia và cuối cùng là khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, tất cả sẽ bị cuốn phăng ra biển Đông, đưa những vùng đất nói trên trở về thời kỳ… đồ đá.

Chỉ với hai đập Tiểu Loan và Nuozhadu (Trung Quốc) tạo nên hai hồ chứa nước khổng lồ lên tới hàng vài chục tỷ m3 nước, đe dọa môi sinh cho khu vực.

Dĩ nhiên chẳng ai trong số chúng ta hi vọng cái kịch bản tồi tệ đó trở thành hiện thực, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta được phép quên hoặc loại nó ra khỏi đầu, bởi cuộc sống không gì là không thể xảy ra và tương lai thì không ai biết trước được cái gì sẽ tới.

Đó cũng là một trong những lý do khiến Liên minh cứu sông Mekong mở chiến dịch “Hãy cứu sông Mekong”, và chỉ trong khoảng 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 6.2009) chiến dịch này đã có 16.380 người ký vào thông điệp “Hãy cứu sông Mekong”. Trong số đó, có tới 11.757 chữ ký đến từ 6 nước có dòng sông Mekong chảy qua bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Chiến dịch này bắt đầu khi chính phủ các nước Thái Lan, Lào, Campuchia lên kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện trên dòng chảy chính của con sông chảy xuyên Đông Nam Á này.
Sẽ không hề điên rồ nếu ai đó nghĩ tới viễn cảnh 15 công trình thủy điện của Trung Quốc cùng 11 đập thủy điện trên địa phận Lào, Thái Lan, Campuchia trên thượng nguồn sông Mekong sẽ bị vỡ vào một ngày “xấu trời” nào đó. Bởi vì sẽ chẳng có ai dám khẳng định các con đập đó sẽ không vỡ trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng rõ nét, thời tiết ngày càng cực đoan, bão lũ ngày càng bất thường, kéo theo đó là sóng thần, động đất… Điều này cũng đúng thôi, bởi vì nếu 10 năm trước, những người có đầu óc mơ mộng nhất cũng không dám mơ tưởng tới hình ảnh thủ đô Hà Nội có băng tuyết rơi, thì giờ đây họ sẽ không cần phải mơ mộng nữa, vì điều đó đã trở thành hiện thực.
Tuy nhiên ngay lúc này đây chúng ta có cần vội nghĩ tới viễn cảnh hơn 30 tỷ m3 nước ở độ cao 1000m rơi vào đầu để tìm cách chống đỡ? Bởi lúc này khi 30 tỷ m3 nước đó còn đang lơ lửng trên thượng nguồn cũng đã khiến hơn 17 triệu dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nguy khốn.
 Lúc này khi 30 tỷ m3 nước đó còn đang lơ lửng trên thượng nguồn sông Mekong cũng đã khiến hơn 17 triệu dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đang lâm cảnh nguy khốn.
Sống trong nhà vẫn nguy hiểm cho sức khỏe? Đây là 7 cách loại bỏ!
Vntinnhanh.vn – Theo báo cáo mới đây của trường đại học Royal College of Physicians, ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân dẫn đến khoảng 40.000 ca tử vong tại Anh mỗi năm – một con số đáng giật mình. Ngoài ra đây cũng là một trong những báo cáo đầu tiên nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng không khí trong nhà đối với sức khỏe con người.
 Thực tế đó đã, đang xảy ra và 13 tỉnh thành ở ĐBSCL đang lay lắt bởi hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn. Một vị “tướng lĩnh” đầu ngành nông nghiệp, sau khi trở về từ chuyến đi công tác dài ngày ở các tỉnh phía Nam đã phải thốt lên rằng, hơn 100 năm qua chưa có trận khô hạn nào khốc liệt như thế, và chưa lần nào xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền gần 100 km. Cũng trong quãng thời gian đó, chưa lần nào mực nước sông Mekong thấp kỷ lục vậy. Hậu quả là hơn 140.000 ha cây trồng nặng thì chết khô, nhẹ thì suy giảm năng suất. Số người bị thiếu nước sinh hoạt lên tới hàng trăm ngàn người, và có tỉnh đã bị nước mặt bao vây cô lập hoàn toàn.
Vậy chúng ta chống như thế nào đây? Chúng ta sẽ bỏ ra khoảng 50 tỷ USD để tạo nên các con đập tại cửa sông trong quãng thời gian vài chục năm nhằm kiểm soát tình trạng xâm nhập mặn như gợi ý của nhóm chuyên gia Hà Lan chăng? Điều này có lẽ là bất khả thi trong thời điểm này.
Chứng kiến cảnh người dân, trong đó có nông dân vùng ĐBSCL phải chống chọi, chịu đựng trận hạn hán lịch sử, một chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp gắn bó nhiều năm với hạ lưu sông Mekong – Giáo sư Võ Tòng Xuân đã bức xúc mà thốt lên rằng: “Đây là lỗi của Bộ NNPTNT và chính quyền các tỉnh có bờ biển tiếp giáp, chỉ biết trồng lúa – lúa – lúa, bất chấp thiên nhiên không cho phép, họ tốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nhưng kết quả là nước ngọt vẫn không đủ cho ngọt hóa”.
Vị Giáo sư này cho rằng: “Đã đến lúc cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và các phương tiện truyền thông phải đổi mới tư duy làm kinh tế, chọn lựa hướng sản xuất và tìm đầu ra cho các hướng đó thế nào để có giá trị cao hơn mà không tiêu xài quá nhiều nước ngọt – tài nguyên thiên nhiên không tái tạo. Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua… một cách bền vững hài hòa thiên nhiên. Những vùng theo hệ thống lúa – tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa”.
Có lẽ việc đầu tiên là chúng ta phải thay đổi tư duy, đúng như vị Giáo sư đáng kính trên đã chia sẻ.
Theo Đình Thắng (Dân Việt)

Việt Nam ‘cầu cứu’ Trung Quốc

VOA

Tại vùng đồng bằng sông Cửu long, hạn hán gây ra tình trạng ngập mặn, gây thiệt hại cho mùa màng và làm tăng độ mặn của nguồn cung cấp nước sinh hoạt. Photo: AFP

Việt Nam “cầu viện” Trung Quốc xả nước giúp chống hạn hán nghiêm trọng ở miền Tây, trong khi có ý kiến cho rằng “bom nước từ hồ đập Trung Quốc có thể nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long”.

Chính quyền Hà Nội mới cho biết đã “đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam) xuống hạ lưu sông Mekong để khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam”.

Các nguồn tin ở Việt Nam cho biết tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Tây được coi là “nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua, và đang gây thiệt hại nặng nề”.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp gắn bó nhiều năm với hạ lưu sông Mekong, nói thêm với VOA Việt Ngữ:

“Do cái hạn nó quá gay gắt rồi cả hệ thống sông Cửu Long (Mekong) thiếu nước, từ mấy đập của Trung Quốc tới Thái Lan, cho nên nước mặn vào sâu hơn. Lúa dưới đó đã gần chết hết rồi. Cả nhiều năm nay chưa có cái hạn hán nào mà gay gắt như thế”.

Báo chí trong nước dẫn lời các quan chức cho biết hàng trăm nghìn hecta lúa đông xuân trong số 1,5 triệu hecta lúa của vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng, trong khi hàng chục nghìn hecta lúa đã chết.

Chính quyền được trích lời nói rằng việc chống hạn, mặn cho vùng này là “vấn đề sống còn” vì đây là “vựa lương thực”, được coi là “chiếm hơn 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây và hơn 60% thủy sản của cả nước”.

Về đề nghị “cứu hạn” của Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng hôm 14/3 cho hay rằng “Trung Quốc cho biết sẽ tích cực phối hợp, sớm triển khai kế hoạch xả nước khẩn cấp trong thời gian từ ngày 15/3 đến 4/4″.

Tuy nhiên hôm 15/3, chưa rõ là Bắc Kinh đã thực hiện lời hứa với Việt Nam hay chưa. Cả truyền thông Việt Nam lẫn Trung Quốc không thấy đề cập gì tới vấn đề này.

Về lời kêu gọi của Hà Nội tới Trung Quốc, giáo sư Võ Tòng Xuân nhận định thêm với VOA tiếng Việt:

“Không có ăn thua gì đâu. ‘Ông’ ở xa tít mù bên kia làm sao mà có ảnh hưởng gì dưới này. Với lại tôi nghĩ rằng trên mấy cái đập bên đó cũng đang thiếu nước. Năm 2005 cũng có nạn hạn hán rất nặng, rồi tới qua năm 2010 cũng thế. Năm 2015, năm ngoái cũng có hạn, và bây giờ gay gắt hơn. Trong những lúc như thế này, mình ở dưới này hạn thì trên kia cũng hạn luôn. Cái hạn năm nay là do từ năm ngoái kéo qua. Hiện tượng El Nino rất là gay gắt. Đương nhiên, thỉnh thoảng mình cũng có cái thiên tai này, thiên tai kia, rất là gay gắt. Bây giờ biến đổi khí hậu biến hóa vô chừng. Thiên tai do con người gây ra rất nhiều. Giờ mình phải chịu. Đâu có làm gì được”.

Theo tổ chức có tên gọi Sông ngòi Quốc tế (International Rivers), cho tới nay, Trung Quốc đã xây 7 đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, và dự kiến sẽ xây thêm 21 đập nữa trong tương lai.

Ngoài ra, tin cho hay, Trung Quốc cũng là nhà đầu tư trong nhiều công trình xây dựng đập thủy điện trên hạ lưu chảy qua một số nước Đông Nam Á.

Tiến sĩ Richard Cronin, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson ở thủ đô Washington, Mỹ, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng “vấn đề Mekong có thể gây bất ổn chính trị và căng thẳng khu vực”.

Học giả này cho rằng “Trung Quốc nhìn nhận Mekong như là dòng sông riêng của nước này, và họ có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn”.

Ông Cronin nói: “Vị thế ở thượng nguồn đã giúp nước này thu về các lợi ích cơ bản từ việc khai thác dòng sông Mekong, nhất là về thủy điện, trong khi hậu quả từ việc làm của Trung Quốc thì các nước ở hạ lưu lại phải gánh chịu”.

Trả lời về việc các quan chức Trung Quốc từng nói rằng tình trạng khô hạn và các vấn đề ở hạ lưu không phải do những con đập của Trung Quốc gây ra mà vì tình trạng biến đổi khí hậu, ông Cronin nói rằng khó có thể xác minh điều này vì “người Trung Quốc không cho các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong biết về hoạt động của các con đập cũng như hồ thủy điện của họ”.

Ông nói: “Họ không cho biết là họ có xả toàn bộ nước, hay vẫn còn lưu giữ nước ở các hồ chứa. Bắc Kinh cũng không công bố các kết quả nghiên cứu về thủy học hay lưu lượng nước. Nói chung, họ không cho thấy sự minh bạch về vấn đề này”.

Trong khi chính quyền Việt Nam kêu gọi Trung Quốc tăng cường xả nước để “cứu” đồng bằng sông Cửu Long, một số tờ báo trong nước trích lời chuyên gia nói rằng “bom nước từ hồ đập Trung Quốc có thể nhấn chìm” vựa lúa của Việt Nam này.

Tờ Dân Việt viết: “Nhiều chuyên gia lo ngại, những cái đập không khác gì những quả ‘bom nước’ khổng lồ lơ lửng trên đầu hàng triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long. Nếu xây hàng loạt đập thủy điện ở đầu nguồn sông Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ nếu vỡ đập”.

Tuy nhiên, Giáo sư Xuân phản bác lo ngại này, cho rằng “mấy cha này chỉ nói mò”.

Cập nhật lúc 10h30 phút tối (giờ Hà Nội) ngày 15/3: Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng Trung Quốc và các nước dọc sông Mekong là “các quốc gia láng giềng thân thiện”.

Ông Lục nói tiếp: “Người dân các nước này uống nước cùng một dòng sông, nên cảm thấy phải có nghĩa vụ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Chúng tôi đã nắm được thông tin về hạn hán tại các nước trên dòng sông này kể từ cuối năm 2015 vì hệ quả của hiện tượng El Nino, đặc biệt gần đây, khi tình hình hạn hán ngày càng tồi tệ, gây khó khăn lớn cho sản xuất và đời sống của người dân ở Đồng bằng sông Mekong”.

“Trong tình thế như vậy”, ông này nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”.