Lượm lặt tin 14-3-16

Hà Nội: 56 người tự ứng cử

Tại Hà Nội, đúng 5h chiều nay, bộ hồ sơ ứng cử ĐBQH cuối cùng của một ứng viên tự ứng cử đã chốt lại danh sách hồ sơ ứng cử ĐBQH khoá 14 và đại biểu HĐND.

Tổng tuyển cử, Bầu cử quốc hội 2016, tự ứng cử,  Ủy ban bầu cử TP Hà Nội
Ảnh: Hồng Nhì

Ghi nhận tại nơi tiếp nhận hồ sơ chiều nay, 5 hồ sơ cuối cùng được nộp đều là của những ứng viên tự ứng cử.

‎Tổng cộng từ ngày 17/2 đến 13/3, Ủy ban bầu cử TP Hà Nội đã nhận 87 hồ sơ ứng cử ĐBQH, trong đó có 40 hồ sơ được các cơ quan, tổ chức giới thiệu và 47 hồ sơ tự ứng cử.

Có 205 hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND, trong đó có 196 hồ sơ được các cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử và 9 hồ sơ tự ứng cử‎.

———————

Bạn đang lầm tưởng hoàn toàn về hạnh phúc?

Bạn có thể định nghĩa hạnh phúc theo cách riêng của mình. Nhưng, theo các nhà khoa học, hạnh phúc là sự tổng hòa của 3 yếu tố: hoàn cảnh (10%), các đặc điểm di truyền (khoảng 50%) và các suy nghĩ cũng như hành động của bạn (40%).

hạnh phúc, khoa học, sự thỏa mãn

Tuấn Anh/Vietnamnet

‘Xóm’ Trung Quốc ở Trà Vinh

Bước chân đến ấp Láng Cháo, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, người ta không nghĩ đây là Việt Nam vì những bảng hiệu tiếng Trung Quốc trước những quán ăn, cửa hàng tạp hóa, massage…

Nhiều bảng hiệu có tiếng Trung Quốc to, nổi bật, bên dưới là những hàng chữ tiếng Việt nhỏ. Quán nhậu, tiệm hớt tóc, massage, cửa hàng tạp hóa đều… ưu tiên ngôn ngữ Trung Quốc.

Buổi chiều tà, hết giờ làm việc, công nhân từ nhà máy nhiệt điện túa ra. Tiếng “xì xồ” bằng ngôn ngữ Trung Quốc, Việt Nam xen lẫn nhau, làm con đường nhỏ trở nên náo nhiệt. Những chiếc xe chở hàng quá tải trọng vẫn còn ra vào nhà máy, chạy ầm ầm, khói bụi mịt mù.

Các quán nhậu bắt đầu tấp nập. Từng tốp công nhân Trung Quốc í ới rủ nhau vào quán “làm vài ve” trước khi trở về khu nhà nghỉ. Các tiệm hớt tóc, massage bắt đầu chuẩn bị đón khách….

xóm Trung Quốc, Trà Vinh, nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc, chữ Trung Quốc, lao động Trung Quốc,

Ngôn ngữ Trung Quốc được ưu tiên tại “xóm Trung Quốc”.

Chàng trai trẻ Đỗ Xuân Dũng, chủ quán nhậu tiết canh vịt cho biết: “Người Trung Quốc chỉ uống khoảng 2 chai bia là nghỉ. Họ có thói quen đi nhậu chừng 2 người, nhiều nhất là 4 người. Không như công nhân Việt Nam, đi từng top từ 5 người trở lên và uống đến say quắc”.

Trước đây Xuân Dũng cũng là kỹ sư kiểm tra độ nhún cọc công trình ở nhà máy nhiệt điện. Dũng chán cảnh đi làm thuê, bỏ ra ngoài thuê mặt bằng, mở quán tiết canh vịt. Chàng trai trẻ gốc Biên Hòa này đang cố gắng bám trụ, làm giàu ở vùng đất ven biển miền Tây.

Từ ngày có nhà máy nhiệt điện do người Trung Quốc xây dựng, dân tứ xứ đổ về Láng Cháo, biến vùng đất hẻo lánh này không còn yên tĩnh. Lần đầu tiên có những tiệm massage, hớt tóc máy lạnh xuất hiện ở vùng đất ven biển hẻo lánh này. Người Việt tranh thủ mở nhiều hàng quán, treo bảng hiệu tiếng Trung Quốc, chủ yếu phục vụ cho các “thượng đế mắt một mí”.

xóm Trung Quốc, Trà Vinh, nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc, chữ Trung Quốc, lao động Trung Quốc,

Một góc “xóm Trung Quốc” trước nhà máy nhiệt điện tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Lai rai rượu đế ở một quán nhậu, phóng viên nghe kể chuyện công nhân Trung Quốc gây gổ với người dân tại chỗ. Mới đây nhất là một tốp người Trung Quốc đánh nhau với người Việt trong một vụ quẹt xe, họ liều lĩnh định đốt xe người Việt, may mắn công an đến can thiệp kịp thời. Những cuộc tình giữa thanh niên Trung Quốc và gái Việt Nam đẫm nước mắt. Chuyện những công nhân làm việc trên cao trong nhà máy nhiệt điện chẳng may bị phóng điện hoặc trời mưa trơn trợt, bị té ngã xuống đất chết tức tưởi, được mang xác đi âm thầm, không ai biết. Chuyện dân miền biển rủ nhau góp tiền chơi hụi, bị giật tiền tỷ…

Chiều tà nhộn nhạo, nắng tắt, những câu chuyện buồn làm lòng người nặng trĩu.

Những hình ảnh ở “xóm Trung Quốc” tại nhà máy nhiệt điện tại ấp Láng Cháo, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh:

xóm Trung Quốc, Trà Vinh, nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc, chữ Trung Quốc, lao động Trung Quốc,
Buổi chiều tà, “xóm Trung Quốc” trở nên nhộn nhịp. Thỉnh thoảng có những chiếc xe chở quá tải gầm gừ, khói bụi mịt mù con đường nhỏ.
xóm Trung Quốc, Trà Vinh, nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc, chữ Trung Quốc, lao động Trung Quốc,

Nhà máy nhiệt điện giờ tan tầm.

xóm Trung Quốc, Trà Vinh, nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc, chữ Trung Quốc, lao động Trung Quốc,

Buổi chiều tà, người đàn ông này bồng con ra đón khách Trung Quốc đến mua hàng tạp hóa.

xóm Trung Quốc, Trà Vinh, nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc, chữ Trung Quốc, lao động Trung Quốc,

Những bảng hiệu bằng chữ Trung Quốc nhan nhản trước nhà máy nhiệt điện.

xóm Trung Quốc, Trà Vinh, nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc, chữ Trung Quốc, lao động Trung Quốc,

Kỹ sư, công nhân Trung Quốc kết thúc một ngày làm việc, đạp xe về nhà.

xóm Trung Quốc, Trà Vinh, nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc, chữ Trung Quốc, lao động Trung Quốc,

Những hàng quán treo bảng hiệu chữ Trung Quốc chào đón những “thượng đế mắt một mí”.

xóm Trung Quốc, Trà Vinh, nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc, chữ Trung Quốc, lao động Trung Quốc,

Bảng hiệu của một công ty viết bằng hai ngôn ngữ Việt Nam-Trung Quốc.

xóm Trung Quốc, Trà Vinh, nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc, chữ Trung Quốc, lao động Trung Quốc,

Tiệm hớt tóc thanh lịch “Hồng Song Hỷ” toàn chữ Trung Quốc.

xóm Trung Quốc, Trà Vinh, nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc, chữ Trung Quốc, lao động Trung Quốc,
 Một góc “phố” ẩm thực ở “xóm Trung Quốc”.

(Theo Motthegioi)

Tin khó tin: Ổ chuột mới ở Sài Gòn, bác họ Ngân không xiết nợ chuyên cơ

Lao Động

Lam Chi tổng hợp

Biếm họa về tham nhũng

Một cán bộ cao cấp về hưu nói bây giờ tham nhũng trắng trợn hơn nhiều, nhưng họ đều nói tôi không tham nhũng, biệt thự xe sang đều của vợ con. Một bệnh viên tư nhân tố bị tiếp 7 đoàn thanh tra trong một tuần cùng các bệnh viện tư khác đã đồng loạt đứng lên đòi lợi quyền, công bằng. Nạn phân lô bán nền tràn lan sẽ biến hòn ngọc Sài Gòn thành những khu “ổ chuột mới”. Tin khó tin Hôm nay còn là chuyện bác họ Ngân xiết nợ đại gia bằng cổ phiếu, nhờ đó bàn dân thiên hạ biết rõ đằng sau thú chơi chuyên cơ là cả một đống nợ ngân hàng…

1 . Tôi không tham nhũng, của vợ con tôi đấy!

Phát biểu của tướng Minh ở thành phố Hồ Chí Minh cho đến tận hôm qua vẫn còn râm ran sướng nhĩ. Riêng vụ bóng dáng hải quan có quá bán trong các vụ buôn lậu hay không chắc còn nhiều chương hay sẽ diễn nay mai sau khi anh Cường phản pháo tướng Minh.

Về vụ ngăn kéo, gầm bàn, hôm qua ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng đã lên tiếng chia sẻ, đồng cảm với tướng Minh về chuyện kê khai tài sản chỉ để ngăn kéo, trong khi công cuộc phòng chống tham nhũng vẫn hình thức, bất lực. Ông Hùng nói tham nhũng bây giờ trắng trợn lắm và việc kê khai tài sản rất là hình thức là vì muốn dễ người để dễ mình, rồi nói người khác tham nhũng nhưng sờ lại sau ót mình thấy ngượng… Nhiều quan chức bây giờ nhà cao cửa rộng, xe đẹp xe sang nhưng đều khai là của vợ con cả.

H1Ông Vũ Quốc Hùng: “So với thời tôi làm việc, bây giờ tham nhũng trắng trợn hơn nhiều…” . Ảnh: Giáo dục Việt Nam.

Tôi nghĩ thế này, những phát ngôn như ông Vũ Quốc Hùng sao không để những người đương chức. Suốt ngày “bắt” các bác về hiu “nổ” toàn những vấn đề nhớn của quốc kế dân sinh, đặc biệt là hô hào chống tham nhũng, thấy thương các bác quá.
Xem tại đây

2.  Sài Gòn tầm nhìn 2035 – thành phố của những khu “ổ chuột mới”

Tinh trạng phân lô bán nền tạo nên những khu phố mới nham nhở, không có hệ thống hạ tầng thoát nước, đường sá, điện… vượt ngoài tầm kiểm soát của chính quyền sở tại đã xảy ra tại TPHCM từ trước năm 2002.

Nhưng, không những không dừng lại, tình trạng đó vẫn đang tiếp diễn trên diện rộng, với cường độ không coi pháp luật ra gì: Có những lô đất rộng cũng đã được hợp thức chia nhỏ rồi phân nền, bán tràn lan. Cơ quan công quyền còn tiếp tay cho đơn vị phân lô bán nền bằng thủ thuật xây nhà tạm bợ trên đất để được cấp sổ hồng, sau khi mua được nền thì đập đi.

H1Các thửa đất được UBND huyện Hóc Môn (TP.HCM) cho phân nền, tách thửa xây nhà tại xã Thới Tam Thông-Ảnh: Hữu Khoa 

Những khu “ổ chuột mới” đã, đang và sẽ tiếp tục hình thành giữa lòng Sài Gòn chỉ vì tầm nhìn và lòng tham của những người nắm quyền về đất đai. Tuổi Trẻ cho biết cứ mỗi vụ phân lô bán nền như thế, các ông chủ thu lợi nhiều tỉ đồng rồi chơi bài sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi. Vụ này đi phỏng vấn mấy bác cao cấp về hưu tôi tin là sẽ có ngay hai từ tham nhũng.

Xem tại đây

Và xem tại đây

3. 7 cuộc thanh tra/ tuần, 20 công văn/ ngày

Việt Nam hiện có 170 bệnh viện tư nhân, trong đó có những bệnh viện quy mô lớn từ 400 – 500 giường bệnh, được đầu tư mua sắm trang thiết bị y khoa hiện đại, tối tân. Tuy nhiên, hiện đang lãng phí tới 40 -50% công suất, nhiều bệnh viện trước nguy cơ đóng cửa.

H1Hội nghị y tế tư nhân đòi quyền lợi, công bằng. Ảnh: Lao Động

Có quá nhiều mẫu câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”. Nhưng, sâu xa nhất vẫn là sự phân biệt đối xử giữa công và tư. Khu vực y tế tư nhân chỉ mơ ước được ứng xử công bằng, trước hết là phân bổ khám bệnh có bảo hiểm y tế. Cách làm như hiện nay sẽ đẩy các bệnh viện tư nhân vào “con đường cùng”.

Có những bệnh viện tư ở TPHCM phải tiếp 7 đoàn thanh tra/ 1 tuần, phải nhận 20 công văn/ 1 ngày. “Chúng tôi là bác sĩ, là bệnh viện, hãy để cho chúng tôi khám chữa bệnh nữa chứ!” – một bác sĩ kêu cứu.

Hôm qua, laodong.com.vn đưa tin rằng Hiệp hội các bệnh viện tư nhân đã đứng lên đòi quyền lợi. Vâng, các bác hãy đứng lên đi, nhà em cam kết sẽ hóng để đưa tin nóng.

Xem tại đây

Và xem tại đây

4. Xiết nợ cổ phiếu, lòi chuyện nợ nần khủng

Hôm qua, An ninh tiền tệ đưa tin rằng “bầu” Đức đã cho vay tín chấp nội bộ lên đến hàng nghìn tỉ đồng, trong đó riêng một Cty bất động sản do chính em gái ruột “bầu” Đức làm giám đốc đã là 1.650 tỉ đồng. Vấn đề là, doanh nghiệp nhà “bầu” Đức đang vay nợ ngân hàng cả ngắn hạn lẫn dài hạn lên đến trên 30 nghìn tỉ đồng.

H1Doanh nghiệp nhà “bầu” Đức trong vòng vây nợ nần. Ảnh: Vietnamnet.

Chỉ một ngày trước, giới kinh doanh nóng lên vì thông tin ACB đã bán giải chấp cổ phiếu của công ty con nhà “bầu” Đức cầm cố để thu hồi nợ vay. Người ta sửng sốt vì từ đó đã lòi ra việc bị mất 14 triệu cổ phiếu do ‘bầu” Đức nắm giữ mà không hề biết lý do. Người ta càng sửng sốt hơn khi hay tin chỉ một công ty con của “bầu” Đức đã bốc hơi trên 18 nghìn tỉ đồng chỉ sau nửa năm lên sàn.

Trong khi đó, chiều muộn hôm qua, tờ Petro Times đưa bằng chứng tố cáo “bầu” Đức vay nợ chính tập đoàn do ông làm chủ 108,5 tỉ đồng để chơi chuyên cơ. Sao ngân hàng không xiết nợ chiếc phi cơ cho đỡ tốn xăng mà xiết cổ phiếu làm chi để cổ đông ầm ĩ?

Làm ăn chuyện lên xuống là bình thường, có điều các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng, bỏ hết trứng vào một giỏ là rất không nên. Lời khuyên kinh điển này, trong trường hợp này là dành cho các bác họ Ngân đấy.

Xem tại đây

Tại đây

Và tại đây

5. Ấn tượng trong ngày: Không xin lỗi người có thần kinh không bình thường. Bác sĩ mất 40% thời gian cho vở sạch chữ đẹp

Việt kiều Na Uy tên là Huỳnh Cường về quê một xã ở Hóc Môn – TPHCM dưỡng già. Một ngày nọ, Công an xã làm báo cáo ghi là “ông Cường có dấu hiệu thần kinh không bình thường”. Ông Cường khiếu nại, yêu cầu Công an xã phải xin lỗi. Ngày 11.3, theo kế hoạch sẽ diễn ra phiên xin lỗi.

Nhưng khi đến nơi, vì thấy có sự xuất hiện của luật sư và nhà báo, Công an xã bèn bảo để alô xin chỉ đạo cấp trên. Sau một giờ căng thẳng, họ tuyên bố là hoãn cuộc xin lỗi.

Trong khi nhiều nước trên thế giới hoặc các bệnh viện có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đã xuất hiện nghề thư ký y khoa, thì hiện nay bác sĩ tại các bệnh viện đang mất đến 40% thời gian để hoàn thành bệnh án, sổ sách, các ghi chép khác.

Phải nhìn vấn đề này từ góc độ lãng phí nguồn lực để có ngay giải pháp: Tuyển dụng thư ký y khoa. Hãy làm sao để bác sĩ dành 100% thời gian cho hoạt động khám chữa bệnh. Và đó cũng sẽ là một trong những yếu tố làm rút ngắn hố ngăn cách giữa bệnh nhân và bác sĩ, tăng thêm niềm tin của người bệnh đối với bác sĩ, đưa lại kết quả điều trị tốt hơn.

Xem tại đây

Và tại đây

H1

Tư duy mì ăn liền của người Việt

Blog VOA

Cao Huy Huân

Ảnh minh hoạ: Các loại mì ăn liền của Việt Nam. Ảnh: AP

Tham nhũng, nợ công cao so với GDP, số người chết vì ung thư và tai nạn giao thông cao ngất ngưởng và kinh ngạc thay, xếp thứ hai thế giới về tiêu thụ mì ăn liền. Đó là Việt Nam. Tôi xin nhắc lại, là Việt Nam. Và dám cá là đối với những ai luôn tự hào về ẩm thực và chỉ số hạnh phúc của mình trên bảng xếp hạng quốc tế có lẽ sẽ khó chấp nhận khi nghe điều này.

Tại sao một đất nước có nhiều món ăn ngon, rẻ và nổi tiếng từ bắc tới nam, và chỉ số hạnh phúc luôn đứng đầu thế giới lại có thể là nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều thứ hai thế giới cho được? Chúng ta đều biết mì ăn liền là thực phẩm rẻ tiền, nhanh và tiện lợi. Vậy phải chăng nó phán ảnh người dân Việt Nam là giống dân bận rộn và rất tiết kiệm. Chắc chắn là không. Nếu người Việt Nam bận rộn và tiết kiệm thì đã không có cái văn hoá ngồi và nhậu như bây giờ. Ngồi ở đây không chỉ là ngồi vỉa hè trà chanh, trà đá, hay quán cóc, quán ổi để nhấm nháp ly cà phê, mà nó còn thể hiện cái xu hướng hưởng thụ của người Việt.

Ăn mì ăn liền vì cơ bản đang sống trong một đất nước nghèo

Từng trò chuyện với những sinh viên sống xa nhà và những công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần, tôi thấy nguyên nhân đơn giản là do nguồn thu hạn hẹp nhưng nguồn chi thì nhiều nên làm cho hầu bao lúc nào cũng cạn kiệt mặc dù mới chỉ giữa tháng. Đối với sinh viên thì số tiền mà phụ huynh chu cấp làm sao đủ với bao nhiêu nhu cầu, bao nhiêu mối quan hệ. Đối với một công nhân thì số tiền lương tháng làm sao đủ cho những chi tiêu như tiền phòng, tiền điện, tiền xăng, tiền ăn… còn tiền góp nhặt gửi về quê phụ giúp gia đình.

Phải chăng là chúng ta chăm chỉ và chịu khó để làm giàu? Chăm chỉ và chịu khó thì có đó nhưng làm nhiều ngày trong tuần, nhiều giờ trong ngày không phải vì muốn giàu có mà đơn giản là thực trạng nền kinh tế chung của nước mình nó tệ quá, nếu không làm nhiều, không tăng ca, không cày ngày 12-14 tiếng thì không có đủ tiền để trang trải các sinh hoạt bình thường trong cuộc sống.

Với một quỹ thời gian làm việc liên tục và hiếm ngày nghỉ như vậy thì lấy đâu thời gian cho những bữa cơm đủ chất dinh dưỡng, nên mì ăn liền là lựa chọn tốt nhất cho quỹ thời gian đó.

Có sẵn, có liền, nhưng không bổ béo gì cả

Thực ra có một món mì ăn liền mà không được thống kê nhưng lại được rất nhiều người dân Việt Nam ưa dùng: mì ăn liền trí tuệ. Tôi dùng chữ trí tuệ vì bao gồm những tri thức và thông tin chúng ta tiếp nhận hàng ngày. Mì ăn liền có phải là thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng không? Đương nhiên là không. Phần lớn ăn mì chỉ vì nó giúp giải toả cơn đói và làm cho no bụng, còn về mặt dinh dưỡng thì nó chiếm rất ít. Ăn cho no bụng, ăn để không phải đói có vẻ rất giống cái cách người Việt đang nhồi nhét tri thức vào đầu. Học thật nhiều nhưng cũng chỉ là nhồi cho đầy bộ não những kiến thức không cần thiết, nhiều khi còn nguy hại đến khả năng nhận thức, chẳng hạn như môn “tư tưởng HCM và triết học Mac-Lenin”.

Bên cạnh tiếp nhận tri thức một cách thụ động và để khoe khoang thì cải cách truyền đạt tri thức của chúng ta giống như một món ăn liền. Tôi hình dung nền giáo dục Việt Nam bây giờ như bức tranh mì ăn liền. Giáo viên là cái tô đựng mì, kiến thức như sợi mì và học sinh, sinh viên là người ăn mì. Giáo viên đến truyền đạt tri thức như một tô mì nóng hối, còn học sinh, sinh viên không có cơ hội để lựa chọn, sàng lọc, phản biện tri thức được tiếp nhận, chỉ cần nhồi vào đầu mớ tri thức ăn liền đó. Và chính cách học cũng như cách dạy kiểu này đã sản sinh ra những con người lười suy tư. Và đây chính là nguồn gốc gây ra bệnh lười suy tư ở phần đông người Việt trong nước hôm nay.

Với nền giáo dục ăn liền chúng ta đã có được những thế hệ nhiều bằng cấp nhưng thiếu tính sáng tạo, và tệ hơn nữa là những con người ấy chỉ biết tìm kiếm những thông tin ăn liền, dễ nuốt, và cần ít suy tư. Hãy xem những vấn đề mà phần lớn thanh niên Việt Nam quan tâm và không quan tâm thì chúng ta biết được điều tôi nói sai đúng thế nào.

Trường học là nơi chúng ta đón nhận những tri thức nền tảng và khơi mở những khả năng tư duy sáng tạo, còn xã hội là nơi chúng ta tiếp nhận những tri thức mới mẻ nhưng phức tạp cần những kỹ năng tư duy phản biện độc lập, khả năng tự chọn lọc. Nhưng cái thứ nhất là trường học đã không dạy chúng ta những thứ cần thiết và giúp khai mở những kỹ năng tự tư duy để chúng ta có thể tự lập trong cuộc đời, mà ngược lại nó cướp đi của chúng ta những hành trang cần thiết để chúng ta tự trưởng thành, nên hầu như khi bước chân ra khỏi xã hội chúng ta trở nên thụ động và lười biếng. Chúng ta trốn tránh những vấn đề đáng lẽ là cần thế hệ trẻ quan tâm, nhưng lại chạy theo những vấn đề vô bổ, lố bịch chỉ làm phí phạm tuổi trẻ và tài năng của chúng ta. Âu cũng là hậu quả từ một nền giáo dục ăn liền nên chúng ta chỉ biết ỷ lại và trở nên ngu ngơ trước những vấn đề xã hội.

Tôi không hề chê trách bạn ăn mì ăn liền hay lên án việc tiêu thụ mì ăn liền, tôi viết về mì ăn liền là vì nó sao giống cái cách chúng ta đang thu nhận tri thức. Chúng ta trở nên lười biếng trong suy tư, lười biếng quan tâm các vấn đề của xã hội, thay vào đó chỉ biết tiếp thu và chạy theo các thông tin, sự kiện nhảm nhí và vô bổ. Tôi có thể khẳng định người Việt không chỉ giỏi tiêu thụ mì ăn liền mà họ còn rất khoái trá tiếp nhận tri thức và thông tin ăn liền. Bởi thế, chỉ cần đầu độc các gói mì và cho thêm thật nhiều tin tức, sự kiện khiến bộ não không cần tư duy, không cần phản biện thì cũng đủ để xoá sổ dân tộc Việt Nam khỏi bản đồ thế giới.

Người dân VN phải móc túi trả nợ cho thái độ vô trách nhiệm của lãnh đạo!

FB Trương Nhân Tuấn

Ở Việt Nam, phần lớn các xí nghiệp là “của nhà nước”, nhưng thực ra đó là sở hữu của “toàn dân Việt Nam”. Những món nợ đến từ các xí nghiệp này, theo kiểu Vinashin, Vinalines, không có “ông nhà nước” nào trả hết, mà hoàn toàn do người dân đóng tiền (thuế) trả.

Dân VN đã từng đóng nhiều món tiền, gọi là tiền “ngu”, cho tư nhân hay các công ty nước ngoài. Thí dụ Việt Nam Airlines hôm trước đã nhắc lại. Vụ này Hàng không VN phải trả tiền đền bồi (và phạt vạ) là 5 triệu đô la vì không thủ tín.

Hay là vụ VN kiện công ty Mỹ về “chất da cam”. VN thua thê thảm, vì vụ việc đã giao cho người tay mơ, không biết gì về luật, phụ trách. Mỹ đổ xuống ruộng đồng, rừng núi VN hàng triệu lít chất dioxine, phá hủy 3 triệu 3 hectares. Những người lính phụ trách việc rải thuốc (lính Mỹ và Đại Hàn), bị nhiễm độc, đều được bồi thường sau đi kiện. Vậy mà VN thua. Thua ở đây là vì “ngu”, chớ đâu phải là VN không có bằng chứng thiệt hại (người và đất đai)?

Trách nhiệm dĩ nhiên là do lãnh đạo (các xí nghiệp).

Tương tự những công chức cao cấp nhà nước, như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Đức Chung v.v… , người dân có quyền “giám sát” các công việc của họ. Ngay cả đảng viên cộng sản, người dân cũng có quyền giám sát. Hiến pháp có nói là đảng viên và tổ chức đảng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Riêng đảng thì chịu trách nhiệm trước nhân dân. Những người này làm sai, nếu thấy có nguy cơ gây thiệt hại, cho quốc gia hay cho dân chúng, mọi người đều có quyền lên tiếng chỉ trích mà việc này không phạm luật.

Vấn đề là ít thấy người dân sử dụng quyền này của mình. Có lẽ bộ Luật HS của VN qui định các điều (chung chung) theo kiểu “xúc phạm tới lãnh đạo”… Suy diễn ra, nói động đến lãnh đạo, đúng sai không biết, đều có thể đi tù.

Ngoài ra dân VN có thói quen “tình cảm”, nhận thức và giải quyết sự việc bằng tình cảm chớ không bằng lý trí. Dĩ nhiên chuyện gì cũng vậy, phải có tình và có lý.

Thí dụ vụ VTV chôm clip video của người khác trên You Tube. VTV là đài truyền hình quốc gia, là xí nghiệp nhà nước. Các bạn nên biết là, nếu VTV bị người ta kiện ra tòa, nếu thua kiện (chắc 99,99%), thì tiền bồi thường là do mọi người VN đóng góp, chớ không phải là tiền của mấy bà, mấy cô xướng ngôn viên đâu!

Vì vậy, việc lên tiếng chỉ trích ban lãnh đạo VTV, ngay cả việc lên án hành vi “ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của người khác” của VTV, đều thuộc phạm vi “quyền” của người làm chủ thực sự xí nghiệp.

Các bạn có biết rằng, trong sân chơi quốc tế, mức bồi thường (do phạm tội ăn cắp quyền sở hữu), tùy thuộc vào “mức lớn” của xí nghiệp chớ không phải mức độ phạm tội. Ăn cắp một clip video, cỡ xí nghiệp của Bill Gate hay Zuckerberg…, người ta đòi bồi thường hàng tỉ đô la. Đời là vậy, người ta nắm kẻ có tóc chớ không nắm kẻ trọc đầu.

VTV “ra biển lớn” với dàn thuyền trưởng vô trách nhiệm, một hàng ngũ thủy thủ vô đạo đức… gặp gió là chìm thôi. Vấn đề là mọi người dân VN phải móc túi trả nợ cho thái độ vô trách nhiệm và các hành vi vô đạo đức đó (của VTV).