Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài

Anh Tuấn-Minh Đức/Zing. vn

Những nhan sắc nức tiếng một thời của màn ảnh Việt như NSND Trà Giang, NSND Như Quỳnh, NSND Ngọc Lan, NSƯT Thanh Loan… lần đầu tiên làm người mẫu trên sân khấu Lễ hội Áo dài.

Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Lễ hội Áo dài 2016 diễn ra vào tối 4/3 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Lối vào sân khấu được trang trí cầu kỳ, đẹp mắt với những chiếc nón lá. Với chủ đề Áo dài của chúng ta, chương trình không chỉ đơn thuần là đêm trình diễn thời trang, mà còn kể với khán giả câu chuyện ý nghĩa về tà áo truyền thống – câu chuyện không bao giờ chấm dứt bởi những giá trị văn hóa, lịch sử nối dài từ xưa đến nay.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Sân khấu được xây dựng như một ngôi nhà truyền thống Việt Nam với các vật dụng làm từ gỗ Đồng Kỵ. Nền phía sau là mái ngói cổ kính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
19 nhà thiết kế, trong đó có Minh Hạnh, Lan Hương, Ngọc Hân, Hà Duy, mang đến những bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các loài hoa. Các giai nhân màn ảnh Việt một thời như NSND Trà Giang, NSND Minh Châu, NSND Như Quỳnh… lần đầu tiên trình diễn áo dài trên sân khấu lung linh.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
NSND Như Quỳnh trình diễn một mẫu thiết kế trong bộ sưu tập chủ đề hoa cúc của Quang Huy. “Cô Nết” của Đến hẹn lại lên phối hợp ăn ý với các người mẫu trẻ, gợi khán giả nhớ đến không khí rộn ràng của những ngày xuân.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Trong khoảng 2 năm gần đây, các bà, các chị, các mẹ, các cô có xu hướng mặc áo dài đi chơi Tết. Có lẽ chính điều này đã góp phần xây dựng nên một câu chuyện xuyên suốt chương trình.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
NSND Trà Giang hóa thân thành người bà trong câu chuyện áo dài của NTK Minh Hạnh. Điều đặc biệt là họa tiết hoa ly trên bộ trang phục NSND Trà Giang mặc chính là tranh vẽ của bà.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Sau khi từ giã sự nghiệp diễn xuất (cách đây khoảng 20 năm), “chị Tư Hậu” tìm đến hội họa, lấy nó làm niềm vui cuộc sống.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Nghệ sĩ Ngọc Lan rạng rỡ trên sân khấu. Ngay khi NSND vừa xuất hiện, khán giả nhanh chóng nhận ra bà nội “quyền lực” của phim Bánh đúc có xương. Trong buổi họp báo trước đó, bà hóm hỉnh chia sẻ: “Giá như cách đây 55 năm có những buổi trình diễn như thế này, tôi và Trà Giang là những người mẫu tuyệt vời! Lúc ấy xinh xắn lắm”.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
NSƯT Thanh Tú là người mẫu đặc biệt của nhà thiết kế Hà Duy. Bộ sưu tập với chủ đề hoa cát tường, biểu trưng cho vẻ đẹp ngọt ngào, đằm thắm.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Cùng một bối cảnh, một câu chuyện, song đạo diễn cũng đã khéo léo tạo ra nhiều hình ảnh khác nhau để không gây cảm giác nhàm chán cho khán giả. Trong ảnh là NSƯT Vũ Dậu bên chiếc xe đạp chở hoa – một hình ảnh rất quen thuộc của Hà Nội.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
NSƯT Kim Tiến, giọng đọc huyền thoại của VTV, trình diễn bên cạnh người mẫu trẻ. Kim Tiến chia sẻ ở tuổi này bà rất sợ trông bị mập khi mặc áo dài. Nhưng ý nghĩa nhân văn của chương trình đã thuyết phục được bà.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Ngọc Hân mang đến Lễ hội Áo dài bộ sưu tập lấy ý tưởng từ hoa phù dung. Đây cũng là màn trình diễn khiến khán giả xúc động nhất. Ngoài NSND Minh Châu, sự xuất hiện của những người mẫu khuyết tật để lại trong lòng người xem những suy nghĩ về tình yêu thương và nghị lực sống.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Ca khúc Để gió cuốn đi vang lên với phần đệm đàn piano của nghệ sĩ Phó An Mỹ khiến màn trình diễn càng sâu lắng.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Những mẫu thiết kế của Ngọc Hân mang hơi thở hiện đại với đường cắt gọn gàng, dễ ứng dụng ngoài đời thường.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Đúng với tinh thần “áo dài của chúng ta” và thông điệp giới thiệu vẻ đẹp trang phục truyền thống ra thế giới, chương trình còn có sự góp mặt của những “người mẫu” ngoại quốc. Đó là bà Đại sứ Italy tại Việt Nam – Cecilia Piccioni.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
BàPiccioni chia sẻ, bà là người đam mê thời trang và rất yêu tà áo dài Việt.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Bà Jovana Benoit – phu nhân Đại sứ Haiti – trình diễn bộ sưu tập chủ đề hoa mỹ nhân của NTK Duyên Hương.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Giám đốc Trung tâm văn hoá Nga – Zubtsova Elena Robertovna – rạng rỡ trên sân khấu Lễ hội Áo dài.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Chương trình khép lại sau hơn một giờ đồng hồ với 19 bộ sưu tập. Tuy các câu chuyện đôi khi còn rời rạc vì mỗi phần trình diễn chỉ vỏn vẹn vài phút, nhưng đây chính là dịp để mọi người nhìn ngắm lại trang phục truyền thống và càng trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc.
Biểu tượng sắc đẹp Việt rạng rỡ trình diễn áo dài
Nụ cười trên môi các nghệ sĩ, các người mẫu đặc biệt chính là hình ảnh đẹp nhất đêm diễn.

Gần 1 tuần qua, chất lượng không khí tại Hà Nội đều vượt giá trị giới hạn cho phép

d1

Bụi phủ mù mịt dọc tuyến đường Tùng Thiện, Trung Sơn Trầm (Sơn Tây, Hà Nội), tháng 5/2015. (Ảnh: baogiaothong.vn)

Trong vòng 5 ngày, chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội liên tục vượt ngưỡng an toàn ở mức cao. Chất lượng không khí Hà Nội bị ô nhiễm PM10 (ngày 29/2) và đặc biệt là ô nhiễm PM2,5 (các ngày từ 27/2 đến 2/3) vốn là các hạt bụi có khả năng đi sâu vào các phế nang phổi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp.

Thông tin trên mới được Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường đưa ra ngày 4/3. Số liệu quan trắc thu được tại Trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục của Tổng cục Môi trường (đặt tại khu vực 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội).

PM10 là các hạt bụi có đường kính động học ≤10µm (micrômét); PM2,5 là bụi có đường kính động học ≤2,5µm, có khả năng đi sâu vào phế nang phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Cụ thể, ngày 29/2, giá trị PM10 trung bình ngày (24h) cao nhất  là 160 µg/m3, vượt 10 µg/m3 so với quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT (150 µg/m3).

Giá trị PM2,5 trung bình ngày của các ngày từ 27/2 đến ngày 2/3 đều từ 59-89 µg/m3, vượt từ 9 µg/m3 đến 29 µg/m3 so với giới hạn cho phép tại quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT (50 µg/m3). Ngày 29/2 có giá trị bụi PM2,5 cao nhất là 89 µg/m3 (Hình 1), vượt 1,78 lần.Diễn biến nồng độ PM10 và PM2,5 trung bình 24h tại khu vực 556 Nguyễn Văn Cừ từ ngày 27/2 đến ngày 2/3/2016. (Nguồn: quantracmoitruong.gov.vn)

Diễn biến nồng độ PM10 và PM2,5 trung bình 24h tại khu vực 556 Nguyễn Văn Cừ từ ngày 27/2 đến ngày 2/3/2016. (Nguồn: quantracmoitruong.gov.vn)

Theo Trung tâm Quan trắc môi trường, các giá trị quan trắc liên tục cho thấy nồng độ trung bình giờ của các thông số này thường cao vào giờ cao điểm khi mật độ phương tiện giao thông cao. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm bụi cao tại các đô thị là do các hoạt động giao thông, hoặc từ các hoạt động sản xuất công nghiệp xung quanh. Điều kiện thời tiết tại Hà Nội hanh khô với độ ẩm không khí trung bình khoảng 74%, có thời điểm chỉ 62% cũng là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến nồng độ bụi PM2,5 tăng cao.

Để đánh giá chất lượng và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người do ô nhiễm môi trường không khí, ngoài so sánh với qui chuẩn QCVN, còn căn cứ theo chỉ số chất lượng không khí (AQI) tính từ các giá trị quan trắc liên tục đối với các thông số đặc trưng như PM10 và PM2,5, SO2, NOx, O3.

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) thông số PM2,5 tăng cao nhất tại ngày 29/2: 178, thấp nhất ngày 27/2: 115.

Giá trị AQI thông số PM2,5 từ 27/02 đến ngày 02/3/2016. (Nguồn: quantracmoitruong.gov.vn)
Giá trị AQI thông số PM2,5 từ 27/2 đến ngày 2/3/2016. (Nguồn: quantracmoitruong.gov.vn)

Mức độ ô nhiễm PM2,5 trên rơi vào cấp độ 3 trong cảnh báo về mức độ ảnh hưởng xét theo chỉ số chất lượng không khí (AQI) tới sức khỏe con người. Trong khoảng từ 101-200 của chỉ số AQI, nhóm nhạy cảm với ô nhiễm môi trường hạn chế ở bên ngoài.

Các mức AQI và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. (Nguồn: quantracmoitruong.gov.vn)
Các mức AQI và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mật độ PM2,5 khiến chất lượng không khí tại Hà Nội trong 5 ngày qua, xét theo thông số PM2,5, ở cuối của mức Kém. (Nguồn: quantracmoitruong.gov.vn)
Trên báo Dân Việt, theo TS Tô Thị Hiền, Trưởng khoa Môi trường – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, bụi PM2,5 là bụi mịn, rất dễ đi vào phổi. Nếu hít bụi này vào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bởi vì trong đó chứa những chất ô nhiễm. Ngoài những chất vô cơ, trong bụi PM2,5 còn có những chất hữu cơ độc hại gây ung thư.

Là vật chất dạng hạt bụi siêu nhỏ, có đường kính 2,5 micron, bụi PM2,5 có thể xâm nhập vào hệ hô hấp và gây ra một loạt bệnh, bao gồm cả bệnh tim mạch. Hạt bụi PM2,5 có thể mang theo Sulfur Dioxide, thậm chí cả virus gây bệnh vào trong phế nang, rồi nằm trong tế bào thực quản mãi mãi.

Ô nhiễm bụi mịn PM2.5 trong mù khô ở Sài Gòn. Ảnh chụp ngày 6/10/2015, với hàm lượng bụi là 120µg/m3, vượt ngưỡng an toàn 70 µg/m3. (Ảnh: danviet.vn)
Ô nhiễm bụi mịn PM2.5 trong mù khô ở Sài Gòn. Ảnh chụp ngày 6/10/2015, với hàm lượng bụi là 120µg/m3, vượt ngưỡng an toàn 70 µg/m3. (Ảnh: danviet.vn)

Phan A/daikynguyen

Cô dâu Việt đồng loạt trốn khỏi ngôi làng Trung Quốc

Hơn 10 phụ nữ Việt đã kết hôn cùng nhau bỏ trốn khỏi một ngôi làng ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc, sau 6 tháng hoặc thậm chí vài ngày sống với chồng tại xứ người.

Một người đàn ông cho phóng viên xem ảnh của cô vợ Việt. Ảnh: CEN
Một người đàn ông cho phóng viên xem ảnh của cô vợ Việt. Ảnh: CEN

Tờ Nhân dân Nhật báo cho hay, hầu hết trong số hơn 10 người phụ nữ Việt đã rời khỏi làng Nanan, tỉnh Phúc Kiến vào ngày 16/2. Hai cô dâu còn lại cũng biến mất chỉ vài ngày sau đó. Như vậy, cho tới nay tổng cộng 17 cô dâu Việt Nam trốn khỏi ngôi làng này.

Một số cô kết hôn được 6 tháng, trong khi những người khác chỉ ở làng này vài ngày. Hai người phụ nữ đang mang bầu.

Thông qua một nhóm môi giới hôn nhân, mỗi người đàn ông Trung Quốc phải trả 60.000 Nhân dân tệ (hơn 9.000 USD) để có vợ. Và không cặp nào đăng ký kết hôn.

Cô dâu Việt đồng loạt trốn khỏi ngôi làng Trung Quốc
Nhóm người đàn ông làng Nanan bàn bạc sau khi các cô vợ Việt Nam bỏ trốn đồng loạt. Ảnh: CEN

Aaron, 28 tuổi, là người đầu tiên kết hôn với một phụ nữ Việt. Anh cho biết, 6 tháng đầu của cuộc hôn nhân giống một giấc mơ. Người vợ của Aaron thích nghi nhanh với cuộc sống ở Trung Quốc và thậm chí tìm được việc trong một nhà máy. Tuy nhiên, vào một ngày, cô nói khát và muốn đi mua nước. Người phụ nữ rời khỏi nhà và không bao giờ trở lại.

Một người đàn ông khác họ Peng, cưới một trong những cô gái Việt đã bỏ trốn cho biết, anh rất ngạc nhiên vì hành động của vợ mình. Sau khi vợ bỏ đi, anh Peng rất tức giận và thề đốt tất cả những vật dụng của cô ấy.

Đây không phải lần đầu tiên sự việc các cô dâu Việt bỏ trốn khỏi tỉnh Phúc Kiến. Theo Epoch Times, ngày 18/2, nhiều đàn ông tại Zhongxin sốc khi biết tin những cô vợ Việt của họ biến mất. Nhiều người đã kết hôn được hơn một năm.

Đàn ông Trung Quốc đang ngày càng khó tìm vợ hơn do chênh lệch quá lớn tỷ lệ nam/nữ, đặc biệt tại các khu vực nông thôn. Theo Aaron, kể từ thế hệ bà anh trở đi, trong làng, đàn ông đã luôn nhiều hơn phụ nữ, với tỷ lệ cứ 12 nam giới, chỉ có 2 đến 3 nữ.

Rất nhiều nam giới nước này chọn cách kết hôn với phụ nữ Việt Nam hay Lào bởi họ sẽ phải chi số tiền ít hơn so với khi lấy một cô vợ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người dân Trung Quốc cho rằng các cuộc hôn nhân “ngoại” đang bị những kẻ mai mối lợi dụng lừa đảo.

@Zing.vn

VIỆC LÀM TÀN BẠO VÀ NGU XUẨN Ở SẦM SƠN

Nguyễn Đình Ấm

 Chợ cá sớm mai ở bãi biển Sầm Sơn. Nguồn ảnh: internet

“Đại gia, quan chức làm giàu trên xương máu chúng tôi”. Đó là lời ai oán thốt ra của một nông dân xã Phụng Công (Văn Giang) khi ứa nước mắt nhìn những xe ủi của DN Ecopark hất tung hoa màu, mồ mả nhà mình hôm xẩy ra vụ cưỡng chế.

Thời gian qua, tập đoàn FLC giàu lên nhanh chóng nhờ kinh doanh bất động sản và tai họa đã giáng xuống những người sống về đất đai ở nhiều nơi và nay FLC lại “sờ gáy” dân đánh cá Sầm Sơn khi họ thực hiện dự án nghỉ dưỡng sinh thái Sầm Sơn.Và cũng đúng theo “quy luật”, tai họa đang giáng xuống những ngư dân nghèo tại đây.

Ai đến những làng chài khu vực biển Sầm Sơn mới thấy cuộc sống bấp bênh của họ.Do quá nghèo, họ không thể có thuyền lớn đánh bắt xa nên chỉ chiều tối ra khơi kiếm con tôm, con mực…rạng sáng trở về bãi biển Sầm Sơn bán lại cho người buôn nhỏ, du khách kiếm cơm.Khi những người đàn ông đánh cá về nhà nghỉ lấy lại sức thì vợ, con đi bán cá, ra bãi biển nhặt vở ốc, bán kem, bán nước, ngô, khoai luộc, cho thuê ghế, lều…phục vụ khách du lịch, nghĩa là làm bất cứ việc gì để kiếm sống. Chẳng mấy nhà có của ăn, của để mà toàn “ăn bữa nay, lo bữa mai”. Những hôm biển động không đi biển được, khách du lịch tới ít là bị đói. Tỷ lệ trẻ em đi học với dân chài rất thấp.

Thế mà nay cái bãi biển nơi sinh sống duy nhất, những xóm làng chài nghèo đang bị thu hồi để giao cho đại gia FLC giống như những bãi biển ở Đà Nẵng bị chiếm, người dân không ở khách sạn, không tiền thì đừng bén mảng.

Không chỉ tàn bạo, việc đuổi nơi tập kết thuyền bè của ngư dân khỏi bãi biển gần khu du lịch theo tôi là một hành vi ngu xuẩn.Bởi vì, khi ngư dân hoạt động trong khu du lịch chính là một sản phẩm du lịch.Ai đã từng du lịch ở Sầm Sơn chắc không thể không tham gia vào những buổi trời hửng sáng, thủy triều xuống thấp, biển như mới tinh khôi, những đoàn thuyền của ngư dân lục tục trở về. Những chiếc thuyền chứa cá, tôm, cua, ghẹ được khách du lịch, người buôn xúm xít xem, mua. Có những hôm dậy sớm gặp ngư dân đang kéo lưới trên bãi biển mới thật thú vị. Khách du lịch cùng ngư dân kéo lưới thỏa sức trải nghiệm việc kéo lưới, bắt cá trên bãi biển như thế nào…Theo tôi, một trong những lý do khách du lịch đến Sầm Sơn đông hơn các nơi lân cận cũng nhờ một trong những sản phẩm độc đáo đó.

Ở các thành phố cũng có những sản phẩm du lich như thế. Ai đi du lịch đến Hà Nội mà không đến khu phố cổ, Hoàn Kiếm? Nếu đến Hà Nội mà không đến đó thì không gọi là đã đến Hà Nội.Bởi vì, các khu vực này còn lưu trữ những ngôi nhà, phố cổ, đặc biệt là nơi đây thể hiện mọi sinh hoạt, tập quán, văn hóa, sản phẩm…của người Hà Nội, Việt Nam còn các khu phố, khu trung cư, biệt thự hiện đại ở Cầu Giấy, Thanh Xuân, Xuân La…mênh mông, đường thênh thang xe lao vun vút kia thì có khác gì đầy rẫy các khu phố trên thế giới?

Khu du lịch Sầm Sơn thêm ấm cúng mang bản sắc, đặc điểm của đất nước, con người, dân chài Thanh Hóa là nhờ những hoạt động thường ngày của người dân, đó cũng chính là một sản phẩm du lịch chính của địa phương.Nay vì tiền của FLC nhà cầm quyền địa phương giải tán bến cá, đuổi người dân đi nơi khác ở thì Sầm Sơn chỉ chủ yếu dành cho người giàu có đến nghỉ ngơi, hưởng lạc còn nhiều dân nghèo thì hết kế sinh nhai và địa phương mất đi môi trường, sản phẩm du lịch dân dã, đại chúng.

Những ngày qua hàng nghìn người dân Sầm Sơn bao vây trụ sở chính quyền đòi thu hẹp, hủy dự án tàn bạo và ngu xuẩn này là đúng.

____

FB Mã Tiểu Linh

Đã có người chết trong vụ xung đột giữa dân với chính quyền ở Sầm Sơn


Hôm nay có 1 người phụ nữ ở Truờng Sơn thuộc núi Trường Lệ Sầm Sơn vào lúc 2h chiều ngày 05/03/16 khi cô Hải ở nhà 1 mình thì có 1 nhóm công an cùng với du côn đã đến ép bắt cô Hải phải ký giấy tờ nhận 50 triệu tiền đền bù để bỏ thuyền bỏ thúng và hứa dời đi nơi khác ở, để biển Sầm Sơn lại cho FLC (là một tập đoàn công ty của TQ và có con rể của Thủ Tuớng Nguyễn Tấn Dũng có cổ phần ở đây) để làm khu du lịch.

Dĩ nhiên cô Hải cũng như bao nhiêu người dân ở đây bất mãn đã không đồng ý ký, côn an đã dùng vũ lực cùng du côn đánh vào đầu cô Hải sinh năm 1972. Đầu cô Hải bị tụ máu nên phải đưa đi cấp cứu. Kém may mắn cô Hải đã tử vong ngay trên đường đi.

Cái chết bất ngờ của cô Hải đã để lại nỗi đau khổ bất hạnh cho 3 con nhỏ, đứa lớn nhất chỉ mới 9 tuổi. Mẹ chồng ôm xác cô Hải cùng 3 con đang ngồi khóc lóc kêu oan trước đồn công an địa phương, nhưng có lẽ tiếng khóc đó chẳng có ai nghe vì tiếng khóc đã khan dần, sức lực cạn dần, các con nhỏ thì lạnh và đói…!

Công an đã chận tất cả các chuyến xe bus, taxi hay xe hàng muốn đi lên tỉnh. Bà con phải đạp xe đạp 18km để lên tỉnh đi biểu tình. Một số người đã bị bắt vẫn chưa được thả ra.

Vì chuyện mới xảy ra còn quá bất ngờ tên tuổi đầy đủ của người chết còn chưa được kiểm chứng.

Nhưng bà con nơi đây tha thiết kêu gọi mọi người gần xa cùng ra tay ủng hộ, ai có gì góp nấy. Họ cần loa để nói cho mọi người cùng nghe, trẻ thơ cần nước, cần bánh mì lót dạ. Học sinh tại đây đã nghỉ học để cùng gia đình xuống đường chống lại bạo quyền và bất công. Sẵn sàng đổ máu đòi công lý.

Xin bà con khắp nơi hãy đoái thương cho những phận người lam lũ ở xứ Sầm Sơn..!

Xin chân thành cảm ơn!

Hãy chuyền thông tin đi xa để mọi người cùng quan tâm !

DK 03/05/16

____

Mời xem thêm: Nghi vấn súng nổ, người dân vây trụ sở thị xã Sầm Sơn (VNE).

Kỷ niệm 37 năm ‘cả nước chống TQ’

Nhân viên xưởng in Tiến Bộ tại Hà Nội phản đối Trung Quốc xâm lược ngày 19/2/1979

Truyền thông trong nước đăng bài đánh dấu sự kiện 37 năm ngày toàn quốc tổng động viên chống quân Trung Quốc xâm lược trong bối cảnh đang có quan ngại Bắc Kinh có thể áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Hôm 5/3, VnExpress tường thuật: “Ngày 5/3/1979, trong tình thế cấp bách chống lại hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến.”

“Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thời điểm đó tuyên bố “Phải dạy cho Việt Nam một bài học”. Cuộc chiến biên giới phía Bắc nổ ra giữa lúc các quân đoàn chủ lực của Việt Nam đang chiến đấu với quân Khmer Đỏ ở Campuchia.”

“Bài xã luận trên báo Nhân dân ra ngày 5/3/1979 nêu rõ “Lời kêu gọi của trung ương là lời hịch quyết chiến quyết thắng của tổ quốc. Tất cả con em đất nước Việt Nam đang đi vào cuộc chiến đấu mới: cả nước đánh giặc, toàn dân là lính”… 50 triệu người Việt Nam khi ấy đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình thế chuyển từ thời bình sang thời chiến,” báo này viết.

VnExpress còn dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, Chính ủy Sư đoàn 308: “Lệnh tổng động viên mới được ban ra, Trung Quốc rút quân nên lệnh tổng động viên chưa kịp thực hiện. Dù chúng ta không mong muốn, nhưng nếu quân Trung Quốc còn ở lại thì chắc chắn lệnh tổng động viên sẽ được thực hiện rất nhanh.”

Báo Tuổi Trẻ đăng lại bản tin phát thanh đặc biệt sáng 5/3/1979 của Đài tiếng nói Việt Nam “kêu gọi cả nước chống Trung Quốc”, trong đó có đoạn:

Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ… Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc.”

Các cuộc xuống đường tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc năm 1979 thường bị chính quyền ngăn cản

Theo chương trình tổng động viên, Việt Nam khi đó áp dụng chính sách quân sự hóa toàn dân và vũ trang toàn dân, theo đó nam giới từ 18 đến 45 tuổi và nữ giới từ 18 đến 35 tuổi “nếu đủ điều kiện” thì đều “gia nhập hàng ngũ du kích và tự vệ”, và các lực lượng này “phải làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu” một khi chiến sự xảy ra ở địa phương.

Cuộc chiến biên giới phía Bắc diễn ra từ ngày 17/2 đến ngày 5/3/1979 nhưng xung đột biên giới kéo dài dai dẳng đến năm 1988.

‘Chung số phận’

Chỉ trước ngày kỷ niệm ‘tổng động viên chống quân Trung Quốc xâm lược’ ít hôm, ngày 29/2 vừa qua ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Đặc phái viên của ông Nguyễn Phú Trọng, đã sang Bắc Kinh hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thông tấn xã Việt Nam nói ông đặc phái viên “trân trọng chuyển tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn ông Tập Cận Bình đã gửi thư mừng và cử Đặc phái viên sang chúc mừng thành công của Đại hội XII”.

Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập nói “Trung Quốc và Việt Nam cùng chung số phận, cũng như hai đảng cộng sản của hai nước”.

Ông cũng nhấn mạnh: “Phát triển quan hệ Trung-Việt là trách nhiệm lịch sử của chúng ta, phù hợp lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước.”

Bản tin của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc nói ông Tập khẳng định “Đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ Trung-Việt, nguyện kiên trì trước sau như một phát triển quan hệ lâu dài, bền vững với Việt Nam theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”, nhưng không đề cập tới các vấn đề cụ thể.

‘Phản đối gay gắt’

Tháng 2/2016, Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa tên lửa đến Hoàng Sa

Mới đây Việt Nam phản đối gay gắt việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Đang có quan ngại rằng Trung Quốc có thể áp đặt vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên Biển Đông, động thái chắc chắn sẽ làm quan hệ Việt-Trung thêm căng thẳng.

Hồi cuối năm 2015, phóng viên Reuters Greg Torode viết: “ Quân đội Việt Nam đang tăng cường vũ trang để chuẩn bị nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc sau một thập niên dài trên đường hiện đại hóa. Đây là đợt trang bị quân sự lớn nhất của Hà Nội kể từ đỉnh điểm cuộc chiến tranh Việt Nam.”

Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo phóng viên Reuters, là nhằm “đánh đuổi người hàng xóm khổng lồ khi căng thẳng lên cao vì xung đột ngoài Biển Đông. Nếu mục tiêu này không đạt được, thì Việt Nam vẫn có thể tự vệ trên mọi mặt trận khác”.

Cây viết Torode cũng dẫn lời Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, nói: “Nếu xung đột xảy ra, Hà Nội có thể nhắm vào các tàu container thương mại và tàu chở dầu có gắn cờ Trung Quốc trên biển Đông.”

Tuy nhiên, “mục tiêu không phải là đánh thắng lực lượng hùng mạnh của Trung Quốc mà là “gây ra những tổn thất thực sự và bất an tinh thần, khiến tỷ giá lãi suất của bảo hiểm Lloyd tăng phi mã và khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng loạn”, ông Carl Thayer nói.

@bbc