Xét xử lưu động: Để bị cáo phải đối mặt với cả đám đông có vi phạm quyền con người?

Phiên tòa xét xử lưu động tại Bình Dương vào ngày 17/12 vừa qua, với sự có mặt của hàng ngàn người dân và hàng trăm cảnh sát.

Phiên tòa xét xử lưu động tại Bình Dương vào ngày 17/12 vừa qua, với sự có mặt của hàng ngàn người dân và hàng trăm cảnh sát.

Ngày 17/12 diễn ra phiên tòa xét xử lưu động xử án 2 bị can giết người ở Bình Phước. Tại phiên tòa này bị cáo, thẩm phán cũng như các luật sư cứ miêu tả đi tả lại những cảnh rùng rợn về chém giết khiến nhiều người rùng mình.

Nhiều người kể lại, khi đi xem xét xử, tối về ngủ còn gặp ác mộng. Các thanh niên sau phiên tòa còn kể lại các tình tiết ấy, người này bổ sung cho người kia, ra vẻ hiểu biết tâm đắc, điều này cho thấy ý nghĩa giáo dục của phiên tòa lưu động này không hề có, thậm chí còn có thể gây ra hiệu ứng ngược trong giáo dục

Không chỉ vụ án tại Bình Phước, nhiều vụ án xử lưu động khác cũng diễn ra tương tự, điều này khiến các nhà lập pháp đặt ra vấn đề về việc có nên tiếp tục tiến hành các phiên xử lưu động như vậy hay không.

Chiều ngày 22/12, báo Pháp Luật TPHCM đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề: Có nên xử án lưu động trong nền tư pháp văn minh, hiện đại.

Buổi hội thảo này có sự tham gia đại diện của Viện kiểm sát, Thẩm phán, Tòa án, trường ĐH Luật, các luật sư.

hoi-thao
Quang cảnh buổi hội thảo. (Ảnh: phapluattp.vn)

Buổi hội thảo diễn ra với các ý kiến khác nhau, có những ý kiến muốn duy trì phiên tòa lưu động, nhiều ý kiến khác lại không muốn tiếp tục kiểu tòa lưu động như thế này.

Các ý kiến muốn duy trì phiên tòa lưu động đều lấy lý do rằng việc này giúp truyền tải pháp luật đến người dân. Các phiên tòa như thế này có tính răn đe và trừng phạt lớn.

Ý kiến muốn bỏ phiên tòa lưu động

Các phiên tòa lưu động là để người dân khi xem rút ra bài học cho mình, nhưng thực tế người dân xem cũng không rút được bài học gì, nghe xong rồi thôi. Mặt khác người dân khi nghe các ý kiến trái chiều sẽ cảm thấy hoang mang. Việc lan truyền pháp luật sẽ không đạt được hiệu quả từ những phiên tòa xét xử lưu động.

Việc phổ biến pháp luật là dành cho cơ quan chức năng chứ không nên ở những phiên tòa lưu động.

Các phiên xử lưu động có cả trẻ em cũng đi xem, những vụ án như giết người ở Bình Phước ảnh hưởng rất không tốt đến trẻ em.

Việt Nam là một nước hiếm hoi có hình thức tòa lưu động, trong khi hầu hết các nước trên thế giới không có hình thức xét xử này. Làm như thế sẽ gây áp lực lớn đối với bị cáo và không tôn trọng quyền con người.

Báo Pháp Luật TP dẫn lời của Luật sư Bùi Quốc Tuấn: “Tôi vẫn bảo lưu không nên xử án lưu động. Trong tất cả các bộ luật thì chỉ có án hình sự mới xử lưu động nhưng quy định pháp luật thì không thấy. 

TAND Tối cao có hướng dẫn các vụ án trọng điểm, nếu chọn án trọng điểm để xử, bản án chưa có hiệu lực nhưng sau đó oan thì làm sao đây? Cụ thể, báo Pháp Luật TP.HCM cũng đã có bài phản ánh một trường hợp ở Đồng Nai bị đưa ra xử lưu động nhưng sau đó VKSND huyện Tân Phú phải xin lỗi. 

Theo tôi, một người bị đưa ra xử lưu động, họ chịu cả hai án hình sự và dư luận xã hội”

Việc nói rằng các phiên tòa lưu động mag lại lợi ích đó chỉ là lý thuyết, chứ thực tế thì tác dụng rất ít. Nhiều vụ án dân đến xem chỉ là muốn biết mức án cuối cùng thế nào, còn những điều khác đọng lại rất ít.

Nhiều phiên tòa người dân đến xem chỉ để cho biết rồi thất vọng. Báo Pháp Luật TPHCM dẫn lời luật sư Nguyễn Minh Luận thuộc Đoàn luật sư Sài Gòn cho rằng: “Giới Luật sư chúng tôi không đồng tình xét xử lưu động. Bản thân người thực thi pháp luật cũng không muốn. Tòa tối cao cần cân nhắc xem lại dư luận, có đề án tiếp tục hoặc dừng lại thì như thế nào? Tôi nghĩ Tòa cần lắng nghe tâm huyết của luật sư vì chúng tôi sát với dân hơn”.

Áp lực của bị cáo khi phải xử lưu động

Có bị cáo khi bị đưa ra xử lưu động, trước đám đông người đã sợ hãi quá hỏi luật sư rằng: “‘có phải tôi sắp chết rồi không’, tâm lý lúc nào cũng nghĩ mình tội rất nặng mới bị xử lưu động. Khi phiên tòa xét xử người này không làm chủ mình và trả lời những câu hỏi của tòa rất lan man” – Luật sư Nguyễn Đức Chánh nói với báo Pháp Luật TP.HCM

Ngày 17/11 diễn ra phiên tòa lưu động tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Hội trường chỉ có 150 chỗ, nhưng người đến xem rất đông, áp lực từ bên ngoài lẫn bên trong hội trường là rất lớn.

Vừa bước xuống xe, chứng kiến cảnh tượng này, bị cáo Hồ Chí Bảo đã ngất xỉu ngay tại chỗ hơn 1 giờ đồng hồ, lực lượng y tế phải vào hồi sức. Khi tỉnh lại, bị cáo chỉ trả lời lí nhí vì sợ người khác nghe thấy.

Ở Bình Thuận từng có vụ án xử lưu động, người dân địa phương đến xem rất đông, sau một hồi đối đáp lộ ra chuyện cô B ngoại tình, nhưng tình tiết này không có chứng cứ nào cả.

Sau đó cô B bị chồng bỏ, bị áp lực đàm tếu của mọi người khiến cô đã uống thuốc tự tử.

Các bị cáo phải chịu áp lực rất lớn khi bị xét xử trong các phiên tòa lưu động có hàng ngàn người tới xem. (Ảnh: Internet)

Nhiều vụ án khi xét xử lưu động, những thủ đoạn tàn bạo của bị cáo in vào trong đầu người xem, nhiều người còn cảm thấy phấn khích khi xem, các phiên tòa này vô tình lại gieo mầm tội ác, những phương thức thủ đoạn của bị cáo có thể trở thành ‘hình mẫu’ để noi theo.

Anh Nguyễn Thanh K (thôn Đại An, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) dùng điện thoại nhắn tin cho một học sinh đe dọa lấy 3 triệu đồng, sự việc bị phát hiện và K bị bắt.

Tháng 12/2013, TAND huyện Phú Ninh quyết định đưa vụ án này ra xử lưu động, để làm gương “răn đe” những người khác. Trước ngày xét xử, UBND xã Tam Đại dùng loa phóng thanh thông báo mọi người đến xem phiên tòa lưu động.

Cảm thấy quá áp lực và lo lắng khi phải đối mặt với đông người, anh Nguyễn Thanh K đã uống thuốc độc tự tử.

Ông Đinh Văn Quế – nguyên chánh tòa hình sự TAND Tối cao có bài viết trên báo Vnexpress kể rằng: “Có vụ người nhà nạn nhân vì bức xúc cầm dao lao vào đâm bị cáo trước vành móng ngựa, có vụ gây náo loạn khiến nhà chức trách phải huy động cả một trung đoàn cơ động đến giải vây cho HĐXX… Bên cạnh đó, tính uy nghiêm của một phiên tòa bị giảm đi ít nhiều tại các phiên xử lưu động khi âm thanh, phông màn đều tạm bợ…”

Các nước văn minh không có xét xử lưu động

Các nước trên thế giới có sự phân chia rất rõ ràng, Tòa án là nơi xét xử chứ không phải là nơi hướng dẫn luật pháp cho người dân, việc phổ biến luật là có các các cơ quan chức năng khác làm, vì thế Tòa án không tổ chức các phiên xử lưu động nhằm phổ biến luật cho người dân.

Ở các nước tiến tiến châu Âu và châu Mỹ, việc xét xử tại tòa án là hết sức trang nghiêm thể hiện sự công bằng, vì thế không thể tổ chức lưu động được, mà chỉ có thể tổ chức tại tòa án.

Mặt khác ở các nước tiên tiến, tính nhân quyền và bình đẳng rất cao, việc tổ chức phiên tòa lưu động, phạm nhân phải đối mặt với cả đám đông là vi phạm quyền con người, đây là điều mà không một đất nước văn minh nào muốn làm.

Ngoài ra việc xử lưu động, phạm nhân phải trả lời chất vấn trong trạng thái hoảng loạn mất bình tĩnh do phải đối mặt với đám đông, vì thế không đảm bảo tính chuẩn xác của lời khai, không công bằng với phạm nhân, và bản chất phiên tòa không nghiêm túc.

Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng vào văn minh tiến bộ thế giới, thiết nghĩ nên bỏ hình thức xét xử lưu động này, còn việc phổ biến pháp luật nên để cho các cơ quan chuyên trách lo.

Mặt khác, việc xét xử phạm nhân có mục đích căn bản là “giáo dục” chứ không phải là “trừng phạt”. Việc xét xử lưu động trông giống như hình thức đấu tố thời cải cách ruộng đất trước đây, hoàn toàn không có tính văn minh giáo dục.

Ngọn Hải Đăng

 

 

Lục bát trào phúng Thanh Sơn Bành Thanh Bần

Đỗ Trường

Mới cuối năm 2014 đây thôi, khi đọc và nghiên cứu thơ Bành Thanh Bần, tôi đã viết một bài, được cho là khá dài và đầy đặn về chân dung người thi sĩ này. Tưởng rằng, sẽ tạm dừng ở đó, nhưng đọc tập bản thảo “Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ” gồm 180 bài, với lời tựa của nhà văn Phạm Thành (Bà Đầm Xòe), thì quả thật, tôi không thể không cầm bút. Bởi, tính thời sự nóng hổi đã thổi cháy vào lòng người của nó.

Với tôi, Bành Thanh Bần và Thái Bá Tân là hai thi sĩ đang sống ở trong nước, viết về mảng thế sự, xã hội, mang lại nhiều xúc cảm cho người đọc. Tuy bút pháp, cũng như thể loại thơ hoàn toàn khác biệt, nhưng không ai có thể phủ nhận dũng khí của hai thi sĩ Thái Bá Tân và Bành Thanh Bần. Có lẽ, đây là hai cây bút hàng đầu của thi ca đất Việt dám đi đến tận cùng những vấn đề gai góc, nhức nhối nhất của đất nước, con người trong thời gian gần đây. Nếu như Thái Bá Tân, một trí thức được đào tạo cơ bản từ trong đến ngoài nước, dùng “Ngũ ngôn thơ” chọc thẳng vào những ung nhọt của xã hội, thì Bành Thanh Bần, chỉ có vốn liếng của một gã thợ cày, với những câu lục bát dân dã, đã lật ngược bộ mặt thật của chế độ.

Có thể nói, từ thi tập Chung Tình đến Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ, Bành Thanh Bần đã có bước biến chuyển khá sâu sắc về tư tưởng, sự
can trường cũng như nghệ thuật con chữ. Nhìn chung, lục bát trào phúng Bành Thanh Bần, ta thấy đậm chất phóng sự, bởi hồn thơ ông dường như đã hòa vào nỗi đau của đất nước, vận mệnh dân tộc cùng nỗi thống khổ của con người. Nhưng khi đến với thi tập Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ, ông mới thực sự dấn thân, trực diện đối đầu với cường quyền, với cái ác, và sự nhiễu nhương, bất công của xã hội.

*Từ bộ mặt đê hèn của đám tham quan, đến sự thối nát của xã hội đương thời.

Nếu thi tập Chung Tình trước đây chỉ mới dừng ở mức dự báo “ Mai đây tòa án lương tri/ Sẽ kết tội lũ ngu si tham tàn” thì đến Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ, nhà thơ đã gọi tên, điểm mặt, kết án dứt khoát, rõ ràng. Dưới ngòi bút của ông, Lãnh đạo đài truyền hình VN đã hiện nguyên hình một kẻ
tay sai, dẫn sói vào nhà:

“Tiên sư bọn Trần Bình Minh.
Tri ân liệt sĩ, sao ‘rinh’ nhạc Tàu?
Nghe mà lộn cả phao câu
Mau mau phải chém rớt đầu bọn bay!

Nhục nào hơn cái nhục này
Ca ngợi giặc đã ra tay giết mình?
Bao nhiêu chiến sĩ hy sinh
Để cho đất nước hiển vinh…

Chúng mày:

Lợi dụng phương tiện trong tay
Phản dân hại nước trong ngày thiêng liêng!
Phát nhạc của lũ chó điên
Dã tâm cướp trọn giang biên Lạc Hồng!

Chúng mày còn trái tim không
Hay là chó đã đớp tong mất rồi?
Cam tâm khuyển mã cho người
Danh dự Tổ Quốc chôn vùi dưới chân…” (Cẩu Đầu Trảm)

Từ lòng tham ấy, dẫn đến bán biển, bán rừng là điều không thể tránh khỏi của những kẻ bán cả linh hồn. Và với Bành Thanh Bần sự bán mua đó không dừng ở Lãnh đạo đài truyền hình Việt Nam, mà chính Đảng mới là cơ nguyên của sự mất biển, mất rừng. “Máu xương thành ghế Đảng ngồi tót cao” một câu thơ đã được hình tượng hóa, đọc lên, ta cảm thấy quặn đắng trong lòng. Bởi, dải đất này, chiếc ghế đó, được đúc bằng xương máu và dòng nước mắt chảy dài mấy ngàn năm của cha ông, bị đánh đổi một cách nhục nhã, đớn đau: “Phồng mang bởi nuốt Dola/ Để họ sai khiến như là Khuyển Ưng”. Ta hãy đọc lại đoạn trích trong bài Ngài Ngự Ở Nơi Đâu để nhìn rõ bộ mặt thật đó:

“Ải Nam Quan giờ nơi đâu?
Lệ Nguyễn Trãi nhỏ địa đầu tiễn cha
Thác Bản Giốc, trước của ta
Giờ, thành của họ, xót xa lòng người
Rừng Vàng, biển Bạc đâu rồi?
Máu xương thành ghế Đảng ngồi tót cao
Đất Tây Nguyên thoả sức đào
Dự án Bau xít gây bao bất bình
Huỷ hoại sinh thái môi sinh
Coi rẻ sinh mạng dân mình thế a?
Phồng mang bởi nuốt Dola?
Để họ sai khiến như là Khuyển Ưng…”

Dường như, Bành Thanh Bần không chỉ chịu ảnh hưởng giọng điệu Tự trào từ các bậc tiền nhân như Nguyễn Khuyến, Tú Xương…mà ông còn mượn hay hóa thân vào nhân vật, để giãi bày, bộc lộ tâm trạng của mình. Với nghệ thuật sống này, gây cười là đấy, nhưng có tính tố cáo, phê phán vô cùng mạnh mẽ, và để lại nỗi buồn đau sâu sắc trong lòng người. “Đi Đi Mà Học Người Ta” là một bài thơ như vậy. Thi sĩ đã mượn lời người vợ Tổng Bí để vạch trần sự lưu manh, tráo trở của chế độ đương thời:

“…Đã cam kết với họ rồi
Ông đừng toan tính nước bài xù lơ?
Như hồi Vê kép tê ô (WTO)
Hứa rồi xù, để tiếng nhơ muôn đời!
Lần này không thể được rồi
Vẹm (1) mà vẹm nữa thì tôi nhảy lầu!
Tổng Bí chứ có đùa đâu?
Lại còn lũ lĩ một xâu tháp tùng
Trống giong cờ mở tưng bừng
Tiền hô hậu ủng lẫy lừng trời Tây…”

Không chỉ thơ tình, mà trong lục bát trào phúng, Bành Thanh Bần cũng hay sử dụng nghệ thuật so sánh, và ông đã sử dụng rất thành công. Với hình thức nghệ thuật này, hình ảnh ti tiện, rẻ tiền của ông Tổng Bí hiện lên một cách đậm nét thông qua tính cách cô gái làng chơi, trong bài Ông Là Ca Ve:

“Với ai ông cũng mỉm cười
Với ai ông cũng nghiêng người làm duyên…
Ca ve nhìn bỗng phát thèm
– Tổng Bí cũng bắt chước em cơ à?”

Nhà thơ Bành Thanh Bần

Tuy lời thơ dân dã, nhưng lại rất thâm cay, hình ảnh quan tham hiện lên một cách nhục nhã, thật đáng khinh bỉ từ phép so sánh của nhà thơ, với những “gái đĩ già mồm”. Từ những hình ảnh cụ thể này, ta có thể thấy sự thối nát tận cùng của chế độ xã hội đương thời. Và“Vá Mồm” là một trong những bài thơ đã làm được điều đó:

“Gái đĩ lại hay già mồm
Tạo màng giả, cãi “Em còn rất zin“
Quan tham muốn được dân tin
Không tham ăn, cũng đến xin vá… mồm!”

Có lẽ, không ai không biết đổi mới, khoán mười trong nông nghiệp, hay mở cửa cho doanh nghiệp tư nhân của Đảng là trở về cái cội nguồn, cái chính sách kinh tế, qui luật đúng đắn từ ngàn năm qua của cha ông ta. Tức là Đảng đang đổi về cái quan hệ sản xuất cũ. Cái mà Đảng đã tự tay bóp chết bằng cách, đánh tư sản và cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất, sau khi cướp được chính quyền. Cổ phần hóa doanh nghiệp, lại một lần nữa Đảng biến của công thành của riêng, cho những tên tư bản đỏ, một cách hợp pháp, nhưng rất bẩn thỉu. Cung cách trá hình, lưu manh ấy, đã được thi sĩ Bành Thanh Bần hóa giải trong bài “Cổ Phần”. Và tôi tin rằng, sự xúc động, phẫn uất không phải chỉ riêng tác giả, mà còn rất nhiều người, khi đọc bài thơ này:

“Năm trăm doanh nghiệp cổ phần?
Phen này “đầy tớ thằng bần” giàu to!
Tài sản to như con bò
Định giá bé tựa con mò li ti.
“Ông chủ” ngoài khố- còn gì?
Mà cổ với kiếc mơ chi thêm gầy!
“Đầy tớ” nhung nhúc từng bầy
Năm trăm doanh nghiệp phen này: Nuốt phăng!…”

Tuy viết về đề tài mang tính thời sự xã hội, nhưng lời thơ Bành Thanh Bần rất sáng và mượt mà. Có thể nói, đến bài Chúc Mừng Tướng Cướp Ca Ca, thơ lục bát Bành Thanh Bần đã đạt đến độ chín. Đây là một bài thơ hay. Ngoài từ ngữ đẹp, trong sáng, nó còn lột trần sự lưu manh hóa của bè lũ cầm quyền, điển hình là Tướng Đỗ Hữu Ca, trong vụ cướp đầm tôm Tiên Lãng, Hải Phòng, dưới ngòi bút khí phách, can đảm Bành Thanh Bần:

“Chúc mừng đại tá Ca Ca
Quân hàm Thiếu tướng “người ta” thăng rồi!
Chiến thuật lấy thịt đè người
Trận đánh Tiên Lãng ngời ngời chiến công…
Công an, Quân đội, Biên phòng
Và lũ chó “cắn” hội đồng nhà Vươn!
Quyết tâm phải cướp đầm tôm
Nhà thành binh địa, ruộng vườn tan hoang…
Bao người đã phải tù oan
Gia đình ly tán tiếng than dậy trời!…”

Trong nghiệp viết lách của mình, dường như nhà văn, nhà thơ nào cũng có dăm, ba bài thơ thế sự trào phúng, để vơi vợi đi những uất ức, hay những ngang trái, bất công trong đời sống, xã hội. Nhưng viết thẳng tưng, không run sợ trước thế lực cường quyền như Bành Thanh Bần: “Mấy thằng ngồi ghế cao cao/ Tai mắt đủ cả lẽ nào điếc, đui/ Dola tọng kín miệng rồi?/ Ú a ú ớ coi trời bằng vung?” thì quả thật không nhiều. Với chí khí của kẻ sĩ ấy, tôi tin thơ văn và con người ông sẽ in đậm mãi trong lòng người đọc.

*Thân phận và sự giải thoát con người.

Khi một xã hội, các đấng văn nhân chỉ còn biết cắm mặt xuống, rồi tụng lên lời ca lạc loài, thì có những thi nhân đứng hẳn về phía người dân, người cùng khổ để viết, quả thật may mắn, quí hiếm vô cùng. Và ta có thể thấy, nếu không có trái tim đa cảm sẻ chia với đời, với tha nhân, để cất lên tiếng nói của lương tri, thì
chắc chắn Bành Thanh Bần không thể viết được những trang thơ thẳng thắn, mãnh liệt và đầy lòng nhân ái đến vậy.

“Kiếp Người” là một trong những bài thơ hay trong thi tập này. Lời thơ dân dã, nhẹ nhàng, tuy nhịp điệu chậm rãi, nhưng dường như vẫn không kéo nổi sức nặng của kiếp người. Vâng! Đó là sức nặng của sự lạc đường, tịt lối, với bảy mươi năm giành chính quyền, bốn mươi năm thống nhất. Sự hình tượng hóa trâu người, người trâu bị đóng trong cái ách (cái cùm) vô án hạn… của Đảng, nó làm bật lên sự dã man trong cái đắng cay của kiếp người:

“Trâu ơi, chầm chậm thôi mày
Quần tao sắp tụt đây này, trâu ơi!
Bừa xong thửa ruộng này rồi
Mày tưởng đã được nghỉ ngơi đấy à?
Đời ông cho chí đời cha
Chúng mình mong cởi ách mà được đâu
Kiếp người theo đít kiếp trâu
“Một thế kỉ nữa…” (1) chắc đâu đổi đời…?”

Có thể nói, Bành Thanh Bần khá dụng công tìm tòi, sáng tạo làm mới thơ lục bát, và luôn luôn gây bất ngờ cho người đọc.“Tiếng Kêu Của Một Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng” là một bài thơ điển hình như vậy. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ngắt nhịp, xuống dòng một cách đột ngột trong câu kết. Nó đã gây bất ngờ, và làm một câu thơ bật ra hai nghĩa chuyển tải, cũng như thông điệp cái kết trắng tay của một kiếp người cho cả bài thơ, một cách rõ ràng:

“Ới chồng, con hãy về ngay…
Hết rồi!”

Đây là một bài thơ hay, không chỉ về mặt hình thức, nghệ thuật, mà nó còn lột trần bộ mặt thật một thứ Âm Binh mới, bấy lâu nay chính quyền đã sử dụng đánh người, cướp đất, phá nhà của người dân cùng khổ. Chúng ta hãy đọc lại đoạn trích dưới đây, để nghe rõ tiếng kêu cứu cuả một Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, người đã hy sinh cả chồng con để dựng nên chế độ này:

“…Cướp thì hãy cướp đàng hoàng
Một tờ quyết định là “sang” tên rồi!?
Làm chi giở thói cao bồi
Đầu trâu mặt ngựa như sôi, ào ào
Ninja bịt mặt xông vào
Bắt tôi nhốt chẳng khác nào phạm nhân!
Vì ai tôi mất người thân?
Vì ai tôi phải sa chân chốn này?
Ới trời cao, ới đất dày…
Ới chồng, con hãy về ngay…
Hết rồi!”

Trong cái kiếp cùm gông ấy, ở nơi đâu người thi sĩ cũng nghe thấy tiếng rên xiết của những linh hồn. Từ một bà mẹ Việt Nam bị cướp đất, phá nhà kêu cứu, đến một biểu tình viên bị đạp dập mặt, hay một nhạc sĩ già bị hành hung giữa phố… Và đến bài “Vợ Bọ Lập Dặn Công An” ta có thể thấy, cái ác và sự bóp nghẹt tư tưởng của chế độ đã lên đến đỉnh điểm, khi bắt bớ tống giam nhà văn Nguyễn Quang Lập. Nếu không có sự sẻ chia, cảm thông, chắc chắn người thi sĩ không thể rung động, viết được những câu thơ đau xé lòng đến vậy.

Thành thật mà nói, tôi chỉ là kẻ viết văn tép riu, thế mà ngày 7-3-2015 vừa rồi cũng bị an ninh bắt giữ mười tiếng và trục xuất ra khỏi Việt Nam, đã cảm thấy bị tổn thương nặng nề và nhục nhã thay cho một chế độ. Nên khi nhìn nhà văn Nguyễn Quang Lập tập tễnh bị dẫn giải vào nhà lao, tôi không kìm được những giọt nước mắt. Và điều này, có lẽ không chỉ riêng tôi.

Cảm ơn thi sĩ Bành Thanh Bần đã nói hộ thân phận rẻ mạt của văn nghệ sĩ, trí thức trong bài thơ này:

“Trí trá phòng cháy kiểm tra
Các anh đột nhập vô nhà chúng em!
Y như bọn Xã hội đen
Ới bà con, đến mà xem khám nhà:
“Bắt quả tang” Bọ Quê Choa
Đang viết văn…
Chết bỏ cha em rồi!
Chồng em đang liệt nửa người…”

Thi tập“Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ” có một số bài viết theo thể lục ngôn, không phải sở trường viết của Bành Thanh Bần, nhưng đọc thấy lạ, mạnh mẽ và khá hay. Nếu lời thơ lục bát trào phúng Bành Thanh Bần mượt mà bao nhiêu, thì lời thơ lục ngôn trào phúng của ông lại xù xì thô ráp, gần với những câu khẩu ngữ thường nhật bấy nhiêu. Và có thể nói, Bành Thanh Bần có tài láy, ghép từ, hay các cụm từ gây tiếng cười cho người đọc như, Đảng Chuột, Lão Đáng… “Để cho dân chúng cạn tình/ Gọi Đảng chúng mình: Đảng chuột, thì nguy…”. Đoạn trích trong bài “Thằng Cu Đái” dưới đây sẽ chứng
minh thêm những điều đó:

“Xứ tao lão Đáng trên đầu
Tam quyền nằm dưới chân Đáng
Lão Đáng chính là ánh sáng
Đỉnh cao trí tuệ loài người!
Đáng tao độc quyền trên đời
Vạch chim- Đáng độc quyền đái…
Đái lên văn minh thời đại
Đái lên đầu lũ dân đen
Đái lên Tự do Dân chủ
Đái lên Chủ quyền thiêng liêng!”

Nếu như được phép lựa chọn, xin nói thẳng: Có hai nhà thơ lục bát trào phúng Dương Quân (1926-1985) trước đây và Bành Thanh Bần hiện nay tôi yêu thích. Dương Quân quê Nghệ An với nhiều bút danh khác nhau như: Chính Tâm, Thanh Điển, Tùng Tiết… Ông viết nhiều (có tới 500 bài trào phúng) và là nhà thơ khí phách và ngang tàng. Thơ trào phúng Dương Quân như những cái tát thẳng vào mặt lũ quan tham. Nhưng vì bối cảnh xã hội lúc đó, thơ ông mới chỉ dừng ở mức độ vạch trần, phê phán. Và đến nay, Bành Thanh Bần là người dường như, không chỉ dừng lại sự nối tiếp khí phách Dương Quân, mà ông còn mở ra một con đường, một lối thoát cho xã hội, con người. Lời thơ cảnh báo ấy của Bành Thanh Bần ngoài tính giải thoát, còn mang ý nghĩa nhân đạo cao cả:

“Coi mạng dân chúng nhỏ nhoi
Vùi dưới bánh xích như thời chiến tranh…
Hờn căm lại giục hờn căm
Vùng lên giành lấy non sông, đất trời!” (Lưỡi Không Xương)

Hè vừa rồi, đại hội Hội Văn Học Nghệ Thuật Người Việt Thành Phố Leipzig, tôi là khách được mời. Lúc ăn uống, ngồi cạnh một bác già và một bà khoảng tầm tuổi tôi. Trong câu chuyện, tôi mới biết họ là hai thày trò. Bác già nguyên là giảng viên khoa văn trường Đại học tổng hợp, sang thăm con. Các bác bàn luận khá sôi nổi về thơ, và cho rằng: Thơ thế sự dường như sẽ đánh mất tính nghệ thuật. Tôi ngồi nghe và tôn trọng ý nghĩ đó. Tuy nhiên, tôi không đồng ý như vậy. Bởi, ta có thể thấy, tài năng đến như đại thi hào Nguyễn Du, nếu như ngòi bút của cụ không chọc thẳng vào chế độ thối nát đương thời và nỗi đau cũng như thân phận con người, thì Truyện Kiều không thể sống đến hôm nay.

Do vậy, tôi tin cùng với thi tập Rượu Trời, lục bát trào phúng “Những Bầy Sâu Cổ Đeo Cà Vạt Đỏ” là tập thơ sống. Và chính nó làm nên chân dung người thi
sĩ đích thực Bành Thanh Bần.

Leipzig ngày 25-12- 2015
Đỗ Trường

‘Phố’ Trung Quốc ở Đà Nẵng bao vây sân bay quân sự

Zing.vn

Gần 10 nhà cao tầng đã được xây dựng trong số hàng trăm lô đất nghi rơi vào tay người Trung Quốc ở Đà Nẵng, khiến khả năng phòng thủ và tấn công của sân bay Nước Mặn bị tê liệt.


Các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng đã khoanh vùng hàng trăm lô đất ở sát sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn) vào diện nghi vấn. Trong ảnh: Bản đồ phân lô các biệt thự gần sân bay Nước Mặn.


Trong hồ sơ, đây là những lô đất do các cá nhân Việt Nam đứng tên nhưng phía sau lại là người Trung Quốc. Trong ảnh: Bên phải là sân bay Nước Mặn còn phía đối diện là các khu biệt thự của người nước ngoài.


Trao đổi với Zing.vn, các tướng lĩnh quân đội về hưu đều tỏ ra lo lắng vì đây là vùng “nhạy cảm” liên quan đến an ninh quốc phòng.


Chỉ cách các lô đất một bức tường cao khoảng 3 m là sân bay Nước Mặn. Mặc dù nơi này đã được một đơn vị tư nhân thuê làm du lịch, nhưng trên thực tế nó vẫn là sân bay quân sự và thuộc quyền quản lý của Vùng 3 Hải quân.


Sau khi hợp thức hóa, chủ các lô đất đã xây dựng khách sạn, nhà nghỉ cao khoảng 18 – 20 tầng. Chỉ cần đứng ở tầng 7 các tòa nhà này, có thể thấy hết mọi hoạt động trong sân bay. “Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, vì sân bay này vẫn là nơi tác chiến phòng thủ của các đơn vị quân đội”, thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 lo lắng.


Còn đại tá Nguyễn Lành – nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 375 – Quân chủng Phòng không không quân, cho biết: “Tuyệt đối không được để cho bất cứ cá nhân, đơn vị nào xây dựng các tòa nhà cao hơn 12 m sát sân bay”.


Theo đại tá Lành, việc xây các khách sạn sát sân bay như thế này sẽ vô hiệu hóa sức tấn công, phòng thủ của tên lửa, pháo phòng không; việc cất hạ cánh các máy bay chiến đấu cũng không thực hiện được.


“Theo quan sát của tôi, ở ngay sát sân bay có nhiều tòa nhà cao khoảng 50 m thì xem như sân bay Nước Mặn đã bị tê liệt, không còn khả năng tấn công, phòng thủ tuyến đường ven biển Đà Nẵng”, ông Lành nói.


Nhiều chuyên gia quân sự khác cũng nói rằng, cách tốt nhất là chính quyền Đà Nẵng có giải pháp thu hồi lại các lô đất nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc. “Đất ở sát sân bay, không được bán cho bất cứ ai. Nếu rơi vào tay kẻ khác thì rất nguy hiểm. Tuyệt đối không để họ xây khách sạn, lấy vợ sinh con và thành lập phố Tàu ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng”, thiếu tướng Trần Minh Hùng nói.


Đây là một khách sạn 5 sao cao khoảng 30 tầng do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shores (có giám đốc là người Trung Quốc) thực hiện. Dự án này chỉ cách sân bay Nước Mặn khoảng 50 m.


5 năm trước, Công ty Silver Shores khánh thành, đưa vào hoạt động khu du lịch quốc tế với tổ hợp khách sạn 5 sao cùng khu vui chơi giải trí có thưởng (casino) chỉ dành cho người nước ngoài. Đây cũng là nơi tập trung nhiều người Trung Quốc làm việc.


Sau khi xây khách sạn ở sát sân bay, họ chỉ đón tiếp khách du lịch người Trung Quốc. Còn các cá nhân người Việt vào đây thì nhân viên đều đưa ra lý do hết phòng.


Biển hiệu của các nhà hàng, khách sạn ở đây đều có chữ Trung Quốc và các ký tự bằng số rất lạ. Nhiều người lo ngại nếu chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn thì trong tương lai không xa, ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng sẽ xuất hiện phố Trung Quốc.


Để kiểm chứng những hoài nghi trên, phóng viên đã ghé vào một quán massage thì ngay lập tức bị mời ra ngoài.


Cổng sân bay Nước Mặn.

Việt Hoàng: Cuối cùng thì Nguyễn Sinh Hùng mới là Tổng bí thư?

Thông Luận

Việt Hoàng

Cuộc thư hùng trong nội bộ ĐCSVN vẫn chưa ngã ngũ trong Hội nghị 13 vì vậy nó sẽ tiếp tục “thi đấu” ở Hội nghị 14, dự kiến sẽ nhóm họp vào đầu tháng 1/2016. Ai sẽ là người chiến thắng sau cùng?

Theo dư luận thì cuộc chiến trong đảng là sự đối đầu giữa đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tương quan lực lượng là 50-50. Trước đây vài tháng thì tương quan nghiêng về phía ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng vì ông Dũng có quá nhiều sai lầm và quá nhiều vết để các đối thủ khai thác và công kích.

Ông Dũng đã chống đỡ một cách lúng túng và thiếu mạnh mẽ qua một tài liệu được cho là thư gửi Bộ chính trị ĐCSVN mới được công bố trên trang Anh Ba Sàm.

Sỡ dĩ ông Dũng được ủng hộ vì ông đã có một chiến thắng ngoạn mục trong Hội nghị 6, khi đó ông đã lật ngược được thế cờ với chiến thắng mang tên “đồng chí X”. Đám quan chức theo ủng hộ ông vì cho rằng ông mạnh và sẽ chiến thắng chứ không phải vì ông là người có bản lĩnh hay tài giỏi gì.

Hội nghị 12 ông Dũng phải dùng đến con gái mình để phản công đối thủ chứng tỏ ông đã yếu đi. Thêm một chi tiết mà ít người chú ý đến là sự vắng mặt của một nhân vật rất quan trọng luôn đứng bên cạnh ông Dũng là Thượng tướng, Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.

Một chi tiết rất đặc biệt trong tài liệu được cho là thư của ông Dũng gửi Bộ chính trị là việc ông Dũng “xin rút lui”. Nếu trường hợp này xảy ra và tài liệu kia là thật thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đương nhiên ông Dũng không thể “về vườn” một mình được. Nếu ông Dũng “rút” thì ông phải ép ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trương Tấn Sang rút cùng. Chuyện này đã xảy ra không phải một lần trong nội bộ ĐCSVN.

Nếu ông Dũng, ông Trọng và ông Sang cùng rút lui thì ai sẽ lên làm Tổng bí thư?

Người đó chính là đương kim chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Sau khi Hội nghị 13 vừa kết thúc thì ông Nguyễn Sinh Hùng đã vội vã sang Trung Quốc để trình diện hoàng đế Tập Cận Bình và nhận chỉ thị của thiên triều.

Nội dung cuộc viếng thăm đột ngột của ông Nguyễn Sinh Hùng, chỉ sau một tháng khi ông Tập Cận Bình đến Hà Nội đã được Vietnamnet đưa tin (xin bấm vào hàng chữ xanh để đọc Vietnamnet):

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị hai nước thúc đẩy thực hiện nhận thức chung và các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước; thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các hình thức linh hoạt, đa dạng, gắn kết vững chắc hơn quan hệ chính trị, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Trên tinh thần quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác toàn diện và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục… đảm bảo cân bằng lợi ích, đôi bên cùng có lợi; cả trong quan hệ song phương cũng như hợp tác đa phương tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. 

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, sự ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế, diễn đàn quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nước”.

Nói ngắn gọn thì ông Nguyễn Sinh Hùng quyết tâm theo phò thiên triều đến cùng qua việc biến Việt Nam thành một vùng tự trị của Trung Quốc.

Nguyễn Sinh Hùng là người như thế nào?

Xin trích một số câu nói “bất hủ” của Tổng bí thư tương lai:

  • Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch. “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”. [1]
  • Trong công việc tôi làm thời gian qua còn nhiều khiếm khuyết, trong khi yêu cầu của cuộc sống, của sự phát triển ngày càng cao. Phiếu bầu cho tôi không cao thể hiện rõ điều này. Nếu những việc chưa tốt là non nửa, ứng với số phiếu không được bầu là non nửa thì đó là bình thường.(Khi được bầu làm Phó Thủ tướng với số phiếu chỉ đạt 58% năm 2006)[7]
  • Thị trường đã là đáy, anh nào bán thì thiệt, anh nào mua thì thắng. Chính phủ đảm bảo năm nay thị trường phải tăng trưởng.(3/2008, VN-index khoảng 500 điểm)[8]
  • Không thể không làm đường sắt cao tốc (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12-06-2010)[9]
  • Hôm nay thấy sai một chút chỗ này xử lý, “cách chức đi, kỷ luật đi”, ngày mai thấy sai chỗ kia, “cách chức đi, kỷ luật đi”, lấy ai mà làm việc các đồng chí ? (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12-06-2010)
  • Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp ? (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12-06-2010)[10]
  • Vấn đề các đại biểu đặt ra là tiền, tiền đâu để làm dự án, tôi không lo lắng lắm về vấn đề này, GDP của nước ta những năm qua cũng ổn và dự kiến đến năm 2050 GDP cũng khả quan.[11]
  • Hiện GDP của Việt Nam là 106 tỉ USD, năm 2020 sẽ gần 300 tỉ, năm 2030 sẽ là 700 tỉ và năm 2040 sẽ là 1.000 tỉ. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200, đến năm 2040 sẽ đạt 20.000 USD.(Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12-06-2010)[9]
  • Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm(Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12-06-2010)[12]
  • Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn”.[13]Trả lời than thở của Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23 tháng 4 năm 2008: “Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt”. Sau đó Vinashin được vay 10000 tỷ đồng từ các ngân hàng.[14]
  • “Tôi thì vẫn chưa lo”. Ngày 8 tháng 6 năm 2010, ông nói câu này khi được các phóng viên hỏi về những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội.
  • Dù ùn tắc, nhưng rất trật tự, rất lành mạnh, rất vui tươi (phát biểu trong đánh giá về đại lễ 1000 Thăng Long Hà Nội ngày 5 tháng 1 năm 2011).[15]
  • Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên[16]
  • “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai” [17]
  • “Vậy số nợ còn lại vẫn treo đó khi nào trả? Mấy năm vừa rồi cũng nợ nữa. Đã thế còn vay ngắn, vay ngắn sang năm phải trả. Chưa vay đã trả lấy gì mà cân đối được. Các Ủy ban, Bộ, ngành phải tính chứ tôi nói các đồng chí năm nay không có đồng nào tăng lương. Nói hay thế mà 1 đồng xu tăng lương không có là thế nào?” (Nói trước Quốc hội về tình trạng hụt thu ngân sách trong năm 2014-15) [18]

Theo (vi.wikipedia.org/wiki)

Mới đây nhất khi nói về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN (điều 88), Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho ý kiến: ” Tôi nói thật là ta phát biểu nhiều khi cũng vi phạm, bắt cũng được đấy. Nói như vậy để thấy là không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được“. Nói thế nhưng luật sư Nguyễn Văn Đài vẫn bị bắt.

Sân sau và các đại gia trong thân tộc của ông Nguyễn Sinh Hùng là như thế nào? Mời mọi người đọc thêm trêm vanews.org (xin bấm vào chữ vanews.org cso màu)

Tất cả mọi dự đoán sẽ sớm được rõ ràng trong một vài ngày tới.

Việt Hoàng

____

Phụlục:

Những tuyên bố ‘vô tiền khoáng hậu’ của ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Mỗi chính khách trong thời gian tại nhiệm ít nhiều đều để lại những dấu ấn nhất định thông qua những phát ngôn và hành động. Riêng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, không chỉ được biết đến như một vị chính trị gia quyền lực có nhiều tập đoàn kinh tế sân sau mà còn nổi tiếng với những phát ngôn bất hủ.

Nhân câu nói của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư”, tại phiên họp thường vụ Quốc hội ngày 9/10/2014, bàn về tình hình thu chi ngân sách năm 2014 và câu lập luận “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”, tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 11/4/2014. Có thể coi đây là những phát ngôn bất hủ nhất mọi thời đại khiến cho nhiều người nhớ tới những phát ngôn để đời của ông Nguyễn Sinh Hùng trước đây. Xin trích một số câu bất hủ khác của ông để chúng ta cùng suy ngẫm những ngày cuối tuần.

1- Khi làm Phó Thủ tướng, trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008, ông Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. Báo Quân đội nhân dân nhấn mạnh thêm ý của ngài: “Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng”. Tuy nhiên, ngay sau thời điểm Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói câu trên thì chỉ số giá chứng khoán đang đứng ở mức khoảng 600 điểm đã đi xuống một lèo tới đáy thực sự của TTCK là 238 điểm.

2- Trong lần đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 12/6/2010, nói về việc xử lý cán bộ, ông Nguyễn Sinh Hùng không ngần ngại nhấn mạnh: “Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là ‘chặt chém’ ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm… các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?” rồi ông đặt một hỏi câu bất hủ: “Kỷ luật hết thì lấy ai mà làm việc các đồng chí?”. Phát ngôn này của ông Nguyễn Sinh Hùng đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía dư luận. Bởi họ cho rằng phát biểu của ông như đang dung dưỡng cho những hành vi sai trái.

3- Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn trước Quốc hội: “Đồng chí Lợi hỏi tôi có yên tâm với đường sắt cao tốc không, tôi yên tâm, chúng ta không thể không làm đường sắt cao tốc”. Ngài Phó Thủ tướng còn nhấn mạnh: “Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm”. Sau đó như chúng ta đã biết thì Quốc Hội bác bỏ dự án này, và cũng bác luôn lời nói của ông.

4- Họp bàn tái cơ cấu Vinashin ngày 8-6-2010, ngài PTT Nguyễn Sinh Hùng khẳng định như đinh đóng cột: “Từ nay đến năm 2012 còn lỗ nhưng dự báo tới 2013-2014 sẽ bắt đầu có lãi và sau năm 2015 VNS sẽ phát triển ổn định”. Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra và thực tế đã cho thấy khả năng dự báo của ngài. Trả lời báo chí trước những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội, PTT Nguyễn Sinh Hùng vô tư nói: “Tôi thì vẫn chưa lo”.

5- Trả lời than thở của ông Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23/4/2008: “Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt”. PTT Nguyễn Sinh Hùng nói: “Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn”.

Và ông Nguyễn Sinh Hùng thể hiện quyết tâm bằng việc cho phép Vinashin được huy động 20.000 tỷ đồng, trong đó quan trọng nhất là đã chỉ định các ngân hàng phải cho Vinashin vay 10.000 tỷ trong thời điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa cực kỳ khó khăn vì thiếu vốn. Xin hỏi 10.000 tỷ này bây giờ đã bốc hơi đi đâu?

6- Khi Quốc hội bàn về làm đường sắt cao tốc, ngài Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giải thích về những lo ngại của các đại biểu Quốc hội là Việt Nam không đủ nguồn lực: “GDP năm nay của Việt Nam tuy chỉ có 106 tỷ USD, nhưng đến 2020 sẽ tăng lên 300 tỷ USD và năm 2030 là 700 tỷ, đến 2040 ước đoán cỡ 1,2 – 1,4 nghìn tỷ USD. Đến 2050, khi hoàn thành toàn tuyến, con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi”. …. “Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050”.

Với phát biểu trên của PTT Nguyễn Sinh Hùng, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, ông Nguyễn Sinh Hùng làm kinh tế bằng cách lấy số cũ nhân 2. Và dù cho đến 2050, thì Việt Nam cũng chỉ đạt GDP vào khoảng 5400 USD mà thôi, còn lâu mới đuổi kịp….Thái Lan.

Cùng chủ đề về đường sắt cao tốc, khi một số đại biểu băn khoăn hỏi lí do phải làm đường sắt cao tốc, thì ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng “vì không nước nào có diện tích dài như Việt Nam?”. Vậy Australia thì sao, nơi mà bay từ bang phía Nam sang bang phía Tây tốn cả 4 giờ bay, tức còn dài gấp mấy lần Việt Nam ta. Nhưng Australia không làm đường sắt cao tốc. Do đó, lý giải của ông Phó Thủ tướng xem ra …

7- Trước băn khoăn của một số đại biểu khi đây là con đường sắt cao tốc “dài nhất thế giới”, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giải thích, “dài nhưng làm từng đoạn, chả có mấy nước có chiều dài như nước ta đâu, các đồng chí ạ, đi lại từng đoạn thì ngắn, cộng lại thì dài”. (Báo VnEconomy)

8- Phát biểu trong đánh giá về đại lễ 1000 Thăng Long Hà Nội ngày 5/1/2011, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vui vẻ nói: “Dù ùn tắc, nhưng rất trật tự, rất lành mạnh, rất vui tươi”. Lần khác, theo Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, vào tối 10/10, mặc dù chịu cảnh tắc đường vào sân vận động Mỹ Đình song hàng vạn người dân đứng ngoài sân vẫn vui vẻ nói “Tôi ngồi trong xe nhìn ra cũng thấy yên tâm, thấy cuộc sống rất thanh bình”.

Nhiều người khi nghe câu này của ông liền tự hỏi: Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói đùa hay thật? ông có cả một đội quân để mở đường cho ông vào “thanh bình” mà.
Những tuyên bố trí tuệ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Khép lại thời làm Phó Thủ tướng với rất nhiều các phát ngôn để đời, bước vào vị trí mới, trọng trách lớn hơn đó là Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục để lại dấu ấn với các tuyên bố “để đời” của ngài Chủ tịch Quốc hội khóa 13:

9- Ngày 7/8/2011, khi được báo chí hỏi, từ Phó thủ tướng sang làm Chủ tịch Quốc hội, sự đổi vai này đem lại cho ông những thuận lợi và khó khăn nào, ông có sợ khi điều hành Quốc hội bị nhầm vai không? Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói một câu mà ít ai có thể hiểu nổi: “Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên”.

10- Ngày 11/04/2014, trong phiên họp Quốc hội về xử lý trách nhiệm liên quan đến đầu tư công ngày 11/4/2014, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã gây một cơn “địa chấn” trong dư luận khi phát biểu: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai!”. Cũng tại Hội nghị này ông Nguyễn Sinh Hùng còn nói: “Chủ tịch Quốc hội không phải là người đứng đầu Quốc hội”.

Tuyên bố này của ông Nguyễn Sinh Hùng đã làm bùng lên sự không hài lòng trong dân chúng. Quốc hội tức là dân, dân quyết… Dân nào quyết? Thật khó có lời lẽ nào bình luận về phát biểu này! Chủ tịch Quốc hội không phải là người đứng đầu Quốc hội? Vậy xin các nhà làm từ điển, các nhà làm Luật xem xét lại?

Chưa hết, với tư cách là người có trách nhiệm cao nhất trong Quốc hội, nhưng phát biểu của ông không chỉ cho thấy sự thiếu trách nhiệm mà còn thể hiện sự bao che cho cả cơ quan Quốc hội khi nói “Quốc hội sai thì chỉ nhận khuyết điểm chứ không thể kỷ luật”.

11- Và mới đây nhất, ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phán: “Ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư”, tại phiên họp thường vụ Quốc hội ngày 9/10/2014, bàn về tình hình thu chi ngân sách năm 2014. Như chúng ta đã biết, sau lưng ngài có hàng loạt các tập đoàn kinh tế sân sau đang ngày đêm “ăn hết” của cải của đất nước, thì lấy đâu tiền để đầu tư cho nhân dân?

Trên đây chỉ là vài tổng kết chưa đầy đủ về những câu nói bất hủ của ông Nguyễn Sinh Hùng, vẫn còn rất nhiều phát ngôn để đời khác của ông Nguyễn Sinh Hùng cần phải được tập hợp lại, in thành sách để nghiên cứu, học tập… Rất có thể sẽ là đề tài thú vị của nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ trong tương lai gần.

(Sưu tầm trên internet)

___

Mời xem thêm: Chủ tịch Quốc hội tiếp Chủ tịch Nhân đại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc (VOV). – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Bí thư, Chủ tịch Nhân đại tỉnh Hồ Nam (GDVN).

Cuộc chơi của Cả Trọng

Đôi lời: Dưới đây là bài viết của “Người Cấp Tiến” được gửi tới trang Ba Sàm, cùng một số tài liệu liên quan đến TT Nguyễn Tấn Dũng, mà chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng. Đăng bài viết và các tài liệu này chỉ nhằm mục đích bạch hóa thông tin, không nhằm mục đích ủng hộ hay đứng về bất kỳ phe nhóm nào trong cuộc chiến tranh giành quyền lực đang diễn ra ở cấp cao nhất.

___

Lời người gửi: Có thể tôi sẽ phải lùi thời gian cung cấp cho các bạn tài liệu vì những tài liệu này có nguy cơ bị đánh dấu cao. Khi đó, nếu tài liệu xuất hiện, việc tìm ra người sở hữu tài liệu không khó. Có những dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của cơ quan tình báo nước ngoài.

Tôi sẽ phải kiểm tra kỹ các tài liệu này để đảm bảo sự an tòan cho bản thân và những người bạn của tôi. Các bạn có thể tham khảo bài viết của tôi như một góc nhìn, dù tạm thời vì sao tôi lại có góc nhìn, do chưa thể chứng minh bằng những tài liệu tôi đang nắm giữ.

Vẫn như mọi khi.

Thân ái,

Người Cấp Tiến

___

Người Cấp Tiến

25-12-2015

Từ cuối năm 2014, trong các cuộc gặp gỡ với các cựu thần như Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh… Cả Trọng đã bày tỏ ý muốn ở lại với mong muốn “Giữ sự đoàn kết trong Đảng”. Cả Trọng sau quãng thời gian làm Tổng bí thư đã không thể giấu được sự bạc nhược trong ứng xử và sự thiếu vắng trí thông minh. Những gì Cả Trọng có chỉ đơn thuần là một chủ nghĩa cải lương dựa trên sự thương tâm của quần chúng, hào quang cũ nát của Đảng cộng cách tư duy bằng những định kiến giáo điều đã thành nếp hằn không thể thay đổi. Không chỉ tầng lớp trí thức mà tất cả các giai tầng trong xã hội, kể cả các Đảng viên và các Ủy viên Trung ương đều có một sự nghi ngờ lớn, nếu không nói là coi thường dành cho Cả Trọng.

Tổng kết cuộc thi Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng tiêu hết khoảng 4000 tỷ cho các tuyên truyền viên, in ấn tài liệu, ca nhi hát xướng… Số tiền này chưa kể đến số tiền xây các công trình như tượng đài, khu tưởng niệm… Vụ một loạt các địa phương xây dựng các tượng đài Nguyễn Sinh Cung với số tiền hàng trăm, hàng ngàn tỉ cũng chỉ là các hoạt động ăn theo cuộc vận động mà Đảng đề ra. Tất cả hiệu quả chỉ đơn thuần là một lớp sơn son thiếp vàng bong tróc. Vì vậy, những số liệu tổng kết cuộc thi này được đóng dấu Tuyệt mật. Khác với lĩnh vực kinh tế, báo chí đơn giản không bao giờ được đụng chạm đến lĩnh vực này.

Cả Trọng vốn vỗ ngực là người liêm khiết nhưng nguồn tài chính cho Cả Trọng được cất nhắc một cách chu đáo. Tiêu biểu như Nguyễn Đăng Tiến, Tổng giám đốc đài Tiếng nói Việt Nam vốn là giám đốc Nhà in Tạp chí Cộng sản. Nhân vật này chịu trách nhiệm thâu lãnh những nguồn tài chính quan trọng từ khi Cả Trọng là Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản để đầu tư cho các con đường chính trị. Vì thế dù Nguyễn Đăng Tiến không có chuyên môn về báo chí nhưng vẫn thăng tiến chóng mặt. Từ Giám đốc nhà in Tạp chí Cộng sản Nguyễn Đăng Tiến đã trở thành Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và giờ là Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Đây là điều chưa từng xảy ra trong giới báo chí vì chuyên môn in ấn khác với chuyên môn báo chí. Chính vì vậy khi Cả Trọng tiếp tục tham vọng cố gắng đưa Nguyễn Đăng Tiến làm Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo, giới báo chí đã phân biệt rõ ràng thực chất nên Nguyễn Đăng Tiến trượt một cách thảm hại.Thậm chí dù là Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến vẫn không thể vào nổi Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa X.

Với tất cả khả năng của mình, nếu mọi chuyện diễn biến như bình thường, Cả Trọng sẽ không có bất kỳ cơ hội nào để ở lại Tổng bí thư. Cả Trọng thua tất cả các thành viên trong Bộ Chính trị về trí thông minh và tinh thần chịu trách nhiệm. Sau nhiệm kỳ của mình trong và ngoài nước đều nhận ra điều này ở Cả Trọng.

Một câu hỏi lớn đặt ra với trình độ và tính cách đó nếu Cả Trọng còn làm Tổng bí thư thì quốc gia nào sẽ được lợi nhiều nhất?

Ba Dũng và Tư Sang cũng như mọi người đều nhìn thấy sự yếu kém thậm tệ của Cả Trọng nên đều đinh ninh Cả Trọng sẽ không thể ở lại. Về mặt lý thuyết chiếc ghế Tổng Bí thư sẽ dành cho một trong hai người trong trường hợp này.

Thế nhưng Cả Trọng không cô độc. Vươn tới chiếc ghế Tổng Bí thư đã trở thành một ván bài ngoạn mục được bày ra để đẩy Ba Dũng và Tư Sang vào thế phải chiến đấu.

Nếu nhìn phản ứng của Ba Dũng thì dường như Ba Dũng đã nhận ra và thấm đòn này. Chính vì thế trong thời gian qua dù phe Tư Sang tung nhiều đòn như những bài viết đánh trực diện Tư Liêm, đánh Trầm Bê hay tham nhũng và các vấn đề kinh tế, Ba Dũng vẫn im lặng. Một loạt các cụ lão thành, trong đó có cả những thầy giáo cũ của Tư Sang tung đơn kiện liên tiếp một cách ấu trĩ, Ba Dũng vẫn im lặng. Dù Nguyễn Công Khế, Trương Huy San và một số Tổng biên tập các báo chính thống âm thầm câu kết phục vụ Tư Sang nhưng Ba Dũng vẫn im lặng. Đây là một động thái khác thường bởi như bài trước đã phân tích, nếu đúng bài cũ của Ba Dũng thì Nguyễn Công Khế chắc chắn đã bị bắt.

Sau khi Ba Dũng im lặng trước những đòn đánh của phe Tư Sang thì một loạt blog công bố những thông tin nhạy cảm về Nguyễn Công Khế và Tư Sang ra đời. Dường như có người muốn đẩy cuộc chiến lên cao trào để Tư Sang tiếp tục tung ra những vũ khí chiến lược để Ba Dũng buộc phải lên tiếng và phản đòn. Khi đó chắc chắn cuộc chiến Sang – Dũng sẽ lên đến đỉnh điểm và không loại trừ cả hai tự diệt trừ lẫn nhau. Trong trường hợp đó Cả Trọng nghiễm nhiên làm Tổng Bí thư thêm một khóa nữa, bất chấp những hạn chế về trí óc và sự trốn tránh trách nhiệm trong điều hành.

Không có bất kỳ vụ bắt bớ nào, dù mọi chuyện đều trong tầm tay. Ba Dũng vẫn im lặng một cách khó hiểu.

Chiêu bài “Ở lại để giữ đoàn kết” của Cả Trọng vì thế không thành công như mong muốn.

Chỉ mình Cả Trọng không đủ bản lĩnh để làm bất kỳ chuyện gì, ngoài việc khóc lóc.

Ai đã tiếp thêm dũng khí cho Cả Trọng trong việc chiến đấu để ở lại? Ai là người sau khi Cả Trọng thất bại trong âm mưu “Ở lại để giữ đoàn kết trong Đảng” tiếp tục vạch ra những thay đổi quan trọng trong quy trình nhân sự để Đại hội Đảng chỉ giữ lại sự tập trung mà loại trừ hoàn toàn dân chủ, tạo thế độc quyền cho Cả Trọng tiếp tục giữ chức?

Tư Sang giờ đã nhận bài học cay đắng của mình, khi các đệ tử đều nằm dưới giá treo cổ mà chiếc ghế Tổng bí thư đã thực sự xa vời. Thậm chí những tài liệu về Tư Sang và con trai Trương Tấn Sơn cũng bị phơi bày trước dư luận. Nếu như đó không phải đòn của Ba Dũng mà chỉ là một đòn “ném đá giấu tay” của một người Tư Sang đã từng coi là đồng chí cùng chung chiến tuyến thì nỗi đau của Tư Sang càng nhân lên gấp bội.

Ba Dũng thì vẫn tiếp tục im lặng và không thấy những phản ứng như thường lệ. Phải chăng ý chí chiến đấu của Ba Dũng đã bị đánh gục?

Vận động ngầm nào đã, đang và sẽ diễn ra tại Hội nghị Trung ương 13 và 14? Ai là người đứng sau lưng Cả Trọng?

Một người không đủ khả năng về trí tuệ và nhân phẩm tiếp tục lãnh đạo dân tộc Việt Nam thì quốc gia nào sẽ có lợi nhất?

Những thông tin trên mạng về các quan chức và việc đẩy mạnh chiêu bài chống tham nhũng trong thời gian gần đây có điểm gì tương đồng với cuộc chiến dư luận tại Trung Quốc trước chiến dịch đả hổ diệt ruồi?

Nếu Cả Trọng lên làm Tổng Bí thư, để tạo nên vị thế độc tôn về quyền lực và xử lý những mầm mống nguy hiểm, liệu sẽ có một chiến dịch Đả hổ diệt ruồi tại Việt Nam?

Chỉ nhìn vào những tranh giành quyền lực trong nội bộ Việt Nam sẽ là không đủ để hiểu những vận động ngầm đang diễn ra.

Thực chất trong thời gian vừa qua Cả Trọng đã phần nào thành công trong việc biến những người khác thành quân cờ trong tay mình nhưng nếu nhìn cuộc chơi lớn hơn thì phải chăng Cả Trọng cũng chỉ là một quân cờ? Khi đó ai sẽ chịu những hậu quả nặng nề nhất?

____

Một số trang tài liệu của “Người Cấp Tiến” gửi tới:

H1

H2

H3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7