Lượm lặt tin 26-12-15

Học sinh ngồi thi giữa sân trường, bàn cách nhau 2m

Hàng trăm học sinh của một trường THPT tại TP HCM làm bài thi ngay giữa sân trường.

Hàng trăm học sinh làm bài ngay giữa sân trường thay vì ngồi trong lớp học như thường lệ. Mỗi học sinh được bố trí riêng một chiếc bàn và một chiếc ghế nhựa, ngồi tách biệt nhau. Bàn ghế kê cách nhau từ một đến 2m.

Đây là kỳ thi học kỳ I năm học 2015-2016 của trường THPT An Dương Vương (quận Tân Phú, TP HCM)
Bất ngờ với cảnh thi học kỳ có 1-0-2 ở trường THPT An Dương Vương Bất ngờ với cảnh thi học kỳ có 1-0-2 ở trường THPT An Dương Vương Bất ngờ với cảnh thi học kỳ có 1-0-2 ở trường THPT An Dương Vương

Bất ngờ với cảnh thi học kỳ có 1-0-2 ở trường THPT An Dương Vương Bất ngờ với cảnh thi học kỳ có 1-0-2 ở trường THPT An Dương Vương Bất ngờ với cảnh thi học kỳ có 1-0-2 ở trường THPT An Dương Vương Bất ngờ với cảnh thi học kỳ có 1-0-2 ở trường THPT An Dương Vương

———————————–

Tài sản chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng vượt một tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng giá mạnh giúp tổng tài sản chứng khoán của Chủ tịch Vingroup – Phạm Nhật Vượng vượt ngưỡng một tỷ USD.

Trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu VIC tăng 400 đồng lên 42.400 đồng, giúp tổng tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm 213 tỷ đồng, lên 22.574 tỷ. Với tỷ giá phổ biến trong ngày tại các ngân hàng thương mại là 22.547 đồng đổi một USD, ông Vượng một lần nữa trở lại với danh vị tỷ phú đôla đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Trước đó, hồi đầu năm 2011, vị doanh nhân họ Phạm từng một lần vượt ngưỡng “tỷ đô” khi có tài sản đạt khoảng 21.200 tỷ đồng (trong khi tỷ giá thời điểm đó là khoảng 20.000 đồng đổi một USD). Tuy nhiên, do biến động của tỷ giá và trồi sụt của giá cổ phiếu, ông Vượng đã không giữ được danh vị này đến kỳ công bố danh sách Người giàu trên sàn chứng khoán năm đó. Hồi đầu tháng 3 năm nay, tạp chí Forbes cũng ước tính tổng tài sản của doanh nhân này khoảng 1,7 tỷ USD.

Danh sách cập nhật 100 người giàu trên sàn chứng khoán 2015

Xếp sau ông chủ của Vingroup trong danh sách cập nhật đến hết hôm nay (25/12) là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát – Trần Đình Long với khối tài sản chứng khoán 5.437 tỷ đồng. Cổ phiếu tăng giá cũng giúp bà Phạm Thu Hương – vợ ông Phạm Nhật Vượng tăng tài sản sở hữu thêm 36 tỷ đồng lên 3.892 tỷ và thế chân ông Đoàn Nguyên Đức trở thành người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán. Trong khi đó, cổ phiếu HAG tiếp tục phá đáy khi giảm 200 đồng, khiến tài sản của Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai giảm thêm 70 tỷ đồng, còn 3.790 tỷ.

Cũng nhờ cổ phiếu tăng, tài sản của bà Phạm Thúy Hằng – em gái bà Phạm Thu Hương cũng tăng 24 tỷ đồng, bà Nguyễn Hoàng Yến – Ủy viên Hội đồng quản trị Masan tăng 118 tỷ đồng và lần lượt xếp ở vị trí số 5 và 6 trong danh sách người giàu trên sàn chứng khoán.

Top 20 hôm nay cũng ghi nhận nhiều biến động về tài sản. Ông Nguyễn Hồng Nam (PAN) đã lấy lại vị trí thứ 18 với tổng tài sản 717 tỷ đồng. Ngược lại, việc mất 17 tỷ đồng khiến ông Trần Trọng Thông xuống vị trí thứ 19.

tai-san-chung-khoan-cua-ong-pham-nhat-vuong-vuot-mot-ty-usd

Tài sản chứng khoán của các doanh nhân biến động mạnh trong những phiên giao dịch cuối năm. Ảnh: T.H

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT và ông Trần Lê Quân – Ủy viên Hội đồng quản trị Thế giới di động lần lượt tụt một bậc xuống vị trí 12 và 13, tương ứng tổng tài sản 1.354 và 1.252 tỷ đồng. Do hiệu ứng cổ phiếu tăng, tài sản của ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Chứng khoán Sài Gòn tăng 18 tỷ, lên 1.532 tỷ đồng và là người giàu thứ 9 trên sàn chứng khoán.

Ngoài ra, tài sản của một số đại gia có giảm nhẹ nhưng không làm ảnh hưởng đến vị trí như ông Trịnh Văn Quyết giảm 12 tỷ đồng, ông Dương Ngọc Minh mất 21 tỷ đồng, ông Nguyễn Đức Tài giảm 34 tỷ đồng…

Từ ngày 22/12, VnExpress đã bắt đầu quá trình công bố Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Đây là năm thứ 10 liên tiếp công bố danh sách Người giàu trên sàn chứng khoán cũng là năm thứ 6 VnExpress nhận được hợp tác, tổng hợp số liệu của Công ty CP chứng khoán VNDIRECT từ thông tin công bố của gần 700 doanh nghiệp đang niêm yết tại 2 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP HCM.

Để chuyển tải tới độc giả đầy đủ những diễn biến của các phiên giao dịch cũng như biến động tài sản của các cá nhân, danh sách Người giàu trên sàn chứng khoán 2015 sẽ được VnExpress cập nhật hằng ngày, sau mỗi phiên giao dịch. Bản danh sách cuối cùng của Top 100 được “chốt” ngay sau phiên 31/12, trước khi những danh sách tiếp theo như Top 50 phụ nữ, 30 gia đình và 500 cá nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán sẽ được công bố trong những ngày đầu năm mới 2016.

—————–

Những tỷ phú hào phóng nhất thế giới

Bill Gates đã cho đi 27 tỷ USD, còn Charles Francis Feeney thậm chí làm từ thiện gần hết tài sản khi chỉ giữ lại 1,5 triệu USD.

Nhà từ thiện nổi tiếng của Mỹ – Andrew Carnegie từng nói: “Không ai có thể giàu có mà không làm giàu cho người khác. Chết đi trong khối tài sản là cái chết đáng hổ thẹn”. Và từ nhiều năm nay, người giàu thế giới cũng đã chi hàng trăm tỷ USD cho những mục đích nhân văn.

Business Insider và hãng nghiên cứu tài sản Wealth-X vừa công bố danh sách những người hào phóng nhất thế giới. Họ cũng tính Chỉ số Hào phóng (Generosity Index) của mỗi người, bằng cách lấy số tiền đã làm từ thiện chia cho tài sản hiện tại. Một số người thậm chí có chỉ số này trên 100%, do số tiền họ cho đi quá lớn.

10. George Kaiser

Số tiền đã cho đi: 3,3 tỷ USD

Tổng tài sản hiện tại: 9,3 tỷ USD

Chỉ số hào phóng: 35%

George Kaiser là Chủ tịch BOK Financial Corporation, cũng là nhà sáng lập quỹ George Kaiser Family Foundation. Quỹ này chuyên đổ tiền cho các chương trình giáo dục, y tế, tôn giáo, xã hội và phát triển cộng đồng. Năm 2010, Kaiser đã tham gia Cam kết Cho đi – hứa đóng góp một nửa tài sản cho việc làm từ thiện.

9. Eli Broad

Số tiền đã cho đi: 3,3 tỷ USD

Tổng tài sản hiện tại: 7,3 tỷ USD

Chỉ số hào phóng: 45%

Thông qua The Broad Foundation, nhà sáng lập KB Home kiêm cựu CEO SunAmerica – Eli Broad đã đầu tư vào giáo dục công, khoa học và nghệ thuật. Quỹ của ông hoạt động với 2 thực thể – The Eli & Edythe Broad Foundation và The Broad Art Foundation. Cả hai đều tập trung cải thiện cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp.

Là cư dân California, Broad cũng đóng góp rất nhiều cho quê hương, thông qua việc quyên góp các tác phẩm nghệ thuật cho các bảo tàng tại đây.

8. Carlos Slim Helú

Số tiền đã cho đi: 4 tỷ USD

Tổng tài sản hiện tại: 27,3 tỷ USD

Chỉ số hào phóng: 15%

Là một trong những tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới, ông trùm viễn thông Mexico còn làm từ thiện thông qua quỹ của mình – Fundación Carlos Slim Helú.

Quỹ này đã đổ 100 triệu USD vào Quỹ bảo tồn Động vật Hoang dã (WWF) để bảo tồn môi trường tự nhiên tại Mexico. Năm 2012, họ chi 3 triệu USD để cung cấp Internet đến các gia đình gốc Latin sống tại Mỹ. Slim Helú còn là chủ tịch quỹ Telmex Foundation – tập trung cải thiện chất lượng sống tại Mexico.

7. Gordon Moore

Số tiền đã cho đi: 5 tỷ USD

Tổng tài sản hiện tại: 6,5 tỷ USD

Chỉ số hào phóng: 77%

Gordon Moore đồng sáng lập Intel năm 1968, nhưng hiện ông chỉ tập trung làm từ thiện. Ông rời công ty năm 2006 và hiện điều hành quỹ Gordon and Betty Moore Foundation cùng vợ. Quỹ này quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, chăm sóc bệnh nhân, khoa học và cộng đồng dân cư tại San Francisco.

6. Sulaiman bin Abdul Aziz Al Rajhi

Số tiền đã cho đi: 5,7 tỷ USD

Tổng tài sản hiện tại: 590 triệu USD

Chỉ số hào phóng: 966%

Năm 1957, Sulaiman bin Abdul Aziz Al Rajhi đồng sáng lập ngân hàng Al Rajhi cùng 3 người anh em. Hiện Al Rajhi là một trong những ngân hàng Hồi giáo lớn nhất thế giới.

Đến năm 2013, ông chuyển hướng sang làm từ thiện và đưa tài sản của mình trong ngân hàng sang Sulaiman bin Abdul Aziz Al Rajhi Endowments Holding Company. Công ty này hỗ trợ giáo dục, tôn giáo, y tế và các vấn đề xã hội, ngôn ngữ.

5. Charles Francis Feeney

Số tiền đã cho đi: 6,3 tỷ USD

Tổng tài sản hiện tại: 1,5 triệu USD

Chỉ số hào phóng: 420.000%

Được biết đến là “James Bond của lĩnh vực từ thiện”, ông trùm bán lẻ Chuck Feeney đang dần cho đi toàn bộ tài sản của mình. Quỹ của ông – Atlantic Philanthropies tài trợ cho các dự án giáo dục, khoa học, y tế và nhân đạo trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ, Việt Nam và Bermuda.

4. Azim Premji

Số tiền đã cho đi: 8 tỷ USD

Tổng tài sản hiện tại: 15,9 tỷ USD

Chỉ số hào phóng: 50%

Ngoài việc là Chủ tịch hãng tư vấn – công nghệ Ấn Độ – Wipro, Azim Premji còn là nhà sáng lập quỹ Azim Premji Foundation – giúp cải tổ hệ thống trường học và kiểm tra tại Ấn Độ.

Tổ chức này hoạt động nhờ số cổ phiếu tại Wipro của Premji. Họ đã có nhiều sáng kiến, như chương trình Hỗ trợ Học Máy tính – đào tạo tin học bằng 18 ngôn ngữ, và Azim Premji University – trường học phi lợi nhuận chuyên đào tạo giáo viên.

3. George Soros

Số tiền đã cho đi: 8 tỷ USD

Tổng tài sản hiện tại: 24,4 tỷ USD

Chỉ số hào phóng: 33%

Tỷ phú đầu tư George Soros là nhà sáng lập Soros Fund Management, hiện là Chủ tịch Open Society Foundations – mạng lưới các quỹ ông thành lập năm 1979. Quỹ này chủ yếu đổ tiền vào các vấn đề quốc tế, phát triển cộng đồng, dịch vụ xã hội, y tế và giáo dục.

2. Warren Buffett

Số tiền đã cho đi: 21,5 tỷ USD

Tổng tài sản hiện tại: 61 tỷ USD

Chỉ số hào phóng: 35%

Chủ tịch kiêm CEO công ty đầu tư Berkshire Hathaway không chỉ là một trong những người giàu có nhất thế giới, mà còn thuộc top hào phóng nhất. Năm 2006, ông cam kết đóng góp 85% tài sản cho quỹ Bill & Melinda Gates Foundation và các quỹ khác của gia đình. Đến năm 2011, nhà thông thái vùng Omaha cùng Bill Gates tạo ra Cam kết Cho đi – chương trình khuyến khích các cá nhân giàu có đóng góp phần lớn tài sản làm từ thiện.

1. Bill Gates

Số tiền đã cho đi: 27 tỷ USD

Tổng tài sản hiện tại: 84,2 tỷ USD

Chỉ số hào phóng: 32%

Nhà sáng lập đế chế phần mềm Microsoft giờ chỉ tập trung làm từ thiện thông qua quản lý quỹ Bill & Melinda Gates Foundation cùng vợ. Quỹ này tài trợ cho các dự án và sáng kiến trên toàn cầu về phát triển nông nghiệp, y tế, thư viện, giảm nghèo và giáo dục. Từ khi thành lập, quỹ đã đóng góp hàng triệu USD cho các tổ chức, như WHO, UNICEF, GAVI Alliance hay The Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis và Malaria.

Những bức thư tình mùa Noel

Thư gởi Ông Già Noel và thư gởi nàng Juliette của Roméo ở Ý

Santa-Claus-With-List-psd58330Noel đã bao lần qua nhưng những bức thư của trẻ con viết và gởi cho Ông Già Noel mỗi năm từ tháng 11 và tất cả đều lần lược được hồi âm cho tới đầu tháng giêng năm sau trong số đó có không ít những bức thư vẫn thật sự làm rung động lòng người . Vì những ý nghĩ ngây thơ, trong sáng của tuổi trẻ . Cho tới gần đây, riêng ở Pháp, số thư trẻ con mỗi năm viết tay gởi cho Ông Già Noel vẫn còn chiếm con số rất lớn . Dĩ nhiên có nhìều cô cậu được cha mẹ hướng dẫn viết bằng computer . Thời đại tin học mà !

Riêng bức thư của cô bé Virginia O’Hanlon, 8 tuổi, ở Manhattan, NY, viết năm 1897 gởi cho báo The New York Sun hỏi “Ông Già Noel có thật không?” bất ngờ trở thành nổi tiếng và vượt thời gian nhờ bức thư trả lời của báo . Giai thoại này từ hơn 100 năm qua được kể lại mỗi mùa Noel .

Mùa Noel năm nay, câu chuyện lại được nhắc lại trên mạng thông tin . Và bức thư trả lời của ký giả Francis Pharcellus lại thêm một lần nữa đánh động lòng người :

…. Virginia, ông già Noel có thật . Ông có thật cũng như tình yêu và lòng quảng đại luôn hiện diện quanh ta, nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta được vui tươi và hạnh phúc. Nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta ảm đạm biết bao. Nếu không có những em bé như cháu thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Khi đó cuộc sống sẽ chẳng có những tâm hồn trẻ thơ, chẳng có thi ca, chẳng có lãng mạn. Con người chỉ là những cỗ máy khô khan. Ánh sáng niềm tin và hy vọng của trẻ em trên khắp thế giới cũng sẽ tiêu tan.

…, Ông Già Noelvẫn sống và sẽ sống mãi. Hàng nghìn năm sau Virginia à, mà không phải, hàng trăm nghìn năm sau, ông vẫn sẽ tiếp tục mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những tâm hồn trẻ thơ trên khắp hành tinh này. Chúc cháu Giáng sinh hạnh phúc”.

Bức thư của biên tập viên Francis Pharcellus Church là hành trang theo suốt cuộc đời Virginia. Trọn đời bà đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục và trẻ em tật nguyền .

Bà mất năm 1971, ở tuổi 81 và đã mang lá thư phúc đáp của ông Church suốt cuộc đời mình.

Cỏ May nhắc lại chuyện Ông Già Noel nhân mùa Noel vì nó đã làm cho Cỏ May xúc động không ít hôm tối 24 vừa qua . Trẻ con vui chơi vì mới 10 giờ tối . Người lớn sửa soạn bữa ăn tối . Năm nay, ở Paris, trời không lạnh . Tây có câu “ Hễ Noel đứng được ở bao-lơn thì Phục-sinh phải ngồi trước lò sưởi ” . Tuy không lạnh nhưng cửa sổ vẫn đóng . Thằng bé 7 tuổi tên Lenny, học lớp 1, cứ đòi mở ít nhứt một cửa sổ . Để cho Ông Già Noel tới . Trước khi nghỉ học cuối năm, ở trường, cô giáo nói chuyện cho học sinh trong lớp nghe về Ông Già Noel. Và bảo học trò hãy viết thư cho Ông Già Noel xin quà . Học trò viết như một bài tập . Cậu bé Lenny chăm chỉ viết và gởi cả niềm tin vào trang giấy . Các bạn của nó phần đông không có đứa nào tin . Riêng nó tin có Ông Già Noel .

Tối hôm ấy, bất ngờ, cha của nó làm ngã cây thông . Nó òa lên khóc vừa đau khổ “ Ông Già Noel không tới …”. Nó hiểu như một điềm không lành .

Nó bỏ chạy vào phòng khóc tức tưởi . Và ngủ thiếp đi .

Sau đó, mẹ của nó lấy quà ra bày lên những đôi giày của trẻ con để sáng ra, chúng nó nhận quà .

Ngủ dậy, Lenny thấy có nhiều quà, reo lên mừng rở . Quên những chuyện buồn của tối hôm trước .

Đúng là cái đẹp vẫn ở niềm tin . Và niềm tin của trẻ con đẹp hơn cả !

Viết thư gởi Ông Già Noel

Trẻ con Pháp viết thư gởi Ông Già Noel hoàn toàn miễn phí . Ban thư ký của ông là Bưu điện và địa chỉ gởi thư là :

Ông Già Noel
14, đường sao xẹt trên Trời
33 500 Libourne – France (Miền Tây-Nam Pháp – Gần Bordeaux)

Theo tin mới nhứt, cập nhựt ngày 28 tháng 12 năm 2014, Ban Thư ký của Ông Gìà Noel đã được mở cửa làm việc trở lại. Đó là tin mừng cho tất cả trẻ con ngoan, học giỏi, vì có thể viết thư gởi miễn phí cho Ông Già Noel, xin ông quà . Ông sẽ mang tới đặt dưới chân cây thông vào ngày Noel năm tới .

Hằng năm, vào tháng 11, Bưu điện mở Văn phòng truyền thống tọa lạc ở Thành phố Libourne thuộc Tỉnh Gironde . Năm 2012, Văn phòng nhận được 1,7 triêu bức thư và ăn mừng năm thứ 52 . Năm rồi, Văn phòng nhận được 1, 2 triệu bức thư viết tay và cả 200 000 e-mails của trẻ con trong đó có những hình vẻ và sự mong ước nhận được những món quà và đồ chơi . Những bức thư này gởi tới từ 126 quốc gia trên thế giới . Năm 1962, Văn phòng mới thành lập chỉ nhận được có 5000 thư . Ngày nay, Văn phòng có 60 nhơn viên trả lời thư .

Ngày hằng năm, trẻ con bắt đầu viết thư gởi Ông Già Noel, là ngày 6 tháng 11 . Với danh sách kèm theo liệt kê những món quà mong đợi . Tất cả thư nhận được đều được Ban Thư ký đọc kỹ và trả lời liền . Điều đặc biệt là thư không đề địa chỉ đầy đủ, như chỉ ghi « Ông Già Noel », dán lại, bỏ vào thùng thư cũng tới tận Văn phòng của Ông Già Noel và được hồi âm kịp lúc .

Chánh Văn phòng của Ông Già Noel là Bà Teulières . Bà rất xúc động khi đọc qua những bức thư của tác giả từ 3 tới 9 tuổi vì đó là những dòng chữ, những hình vẻ ngoằn ngoèo bộc lộ đầy sự ngây ngô trong sáng, vô cùng dễ thương, gởi cho người sẽ đem tới những niềm vui vào ngày cuối năm .

Qua hơn năm mươi năm hoạt động, Ban Thư ký của Ông Già Noel đã có tên tuổi khắp thế giới .

Những bức thư tình

Chuyện tình ngang trái của Juliette và Roméo đã đi vào lịch sử tình yêu được nhà văn Anh Shakespeare đưa vào kịch nghệ nay trở thành bất hủ .

Juliette vẫn trả lời hằng năm 4000 bức thư gởi tới nhà ở Vérona, Ý, nay trở thành bảo tàng viện lịch sử .

Juliette và Roméo là hai người yêu nhau nhưng cả hai trở thành nạn nhân của sự xung đột của hai gia đình . Gia đình Capulet của Juliette và Montaigu của Roméo cùng ở thị trấn Vérona, miền Đông-Bắc Ý, vào thời Phục Hưng . Những bức thư tình từ trên khắp thế giới gởi tới để tâm sự với Juliette vì cũng đồng cảnh ngộ .

Phần nhiều người viết thư cho Juliette không biết rõ địa chỉ, chỉ ghi ngoài bao thư « Juliette, Vérona (Vérone), Italie » . Nhưng Bưu điện ý vẫn đưa thư tới vì biết thư gởi cho Juliette là những lời tâm sự .

Những bức thư gửi Juliette

Tại ngôi nhà xưa của Juliette nay là bảo tàng viện, có 10 phụ nữ làm việc tự nguyện để trả lời thư từ . Một bà cho biết những thư tâm sự đó phần lớn gởi từ Pháp, Đức và Huê kỳ. Tác giả những bức thư này là phụ nữ . Có cả những cô gái vị thành niên .

Họ viết thư để bày tỏ tâm sự trong tình yêu và hỏi Juliette cho những lời khuyên bảo để ứng xử. Nhiều người không biết làm thế nào để tỏ tình, để bảo vệ tình yêu, …kẻ khác tỏ bày niềm hạnh phúc, sự đau khổ, … Đôi khi thư kèm theo một bức tranh, tấm hình của hai người yêu nhau, hoặc một bài thơ tình .

Văn phòng của Juliette trả lời tất cả thư nhận được. Bằng tiếng pháp, tiếng ý, tiếng anh, tiếng nhựt, tiếng nga . Những thứ tiếng mà mười phụ nữ tự nguyện ở đây có khả năng .

Những bức thư trả lời được viết tay, sát theo từng trường hợp của người gởi . Không hề có thứ trả lời chung, một cách kiểu mẫu . Người trả lời viết theo cảm hứng của mình, theo nhịp tim của mình sau khi đọc thư .

Trong năm, có hai mùa, Văn phòng Juliette nhận nhiều thư hơn hết : mùa Lễ Tình Yêu và Noel .

Cỏ May ghi ra đây địa chỉ Văn phòng Juliette để bạn đọc (Các Bà trong các Hội Cao niên) có thể viết thư không lo thư bị thất lạc :

Via Galilée
37133 Verona – Italia

Bao-lơn lịch sử Juliette

Du khách tới Verona không thể không đưa mắt ngước nhìn bao-lơn nơi Juliette đứng nhận lời tỏ tình của Roméo . Verona là một thành phố nhỏ đầy chất lảng mạn nhứt của nước Ý . Nhờ chuyện tình bất diệt của cặp tình nhơn Roméo và Juliette . Thật ra chuyện tình này chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng thế kỷ thứ XIX, vào năm 1930, biến thành câu chuyện tình hấp dẩn du khách thế giới .

Từ đó, bao-lơn trước ngôi nhà của Juliette được mọi người tới Verona không thể bỏ qua . Nó trông ra cái sân nhỏ, hằng ngày đông đầy du khách tứ phương . Họ chụp hình nhau với « phong » là bao-lơn . Hoặc chụp với pho tượng Juliette trong vườn .

Theo truyền thuyết, mỗi ngưới tới đây, trước khi ra đi, phải gởi lại Juliette một cái gì . Vì vậy, ngôi nhà của Juliette như được gói bằng những tờ giấy lớn, nhỏ, ghi vội những lời yêu đương nồng nàng, hay những lời đầy nước mắt của những ngưòi yêu nhau trong cảnh ngang trái . Hoặc những món nữ trang nho nhỏ . Cả miếng chewing-gum nắn thành trái tim dán lên tường …

Nếu du khách muốn viếng bảo tàng tình yêu của Juliette, đứng trên bao-lơn, thì phải đóng góp 6e cho chi phí quản lý cơ sở lịch sử này .

Do ảnh hưởng lịch sử chuyện tình bao trùm ngôi nhà của Juliette mà những người tới đây, sau chốc lác nhìn ngắm khung cảnh xong, khó mà không ôm nhau hun người đi bên cạnh mình .

Cũng theo lời kể lại. Các bà, các cô vào đây, nên rờ vú mặt của pho tượng Juliette để lấy hên như giử tình yêu bền vững, có đông con .

Còn rờ cả hai vú thì sẽ gặp được người trong mộng. Các ông ế vợ mà rờ cả hai vú của Juliette sẽ có vợ sớm . Chẳng những có một vợ mà tới hai vợ .

Không biết thật sự chuyện này ứng nghìệm như thế nào . Chớ nhiều cặp yêu nhau và thường cãi nhau, tới đây, rờ vú Juliette, họ được cơm lành canh ngọt suốt ba năm !

Nếu không tin, xin mời bạn đọc nào, hai người thường cãi nhau, tới đây, rờ cả hai vú Juliette thử để biết chuyện sẽ ứng nghiệm tới đâu . Cả những anh chàng ế vợ …

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

Nguồn gốc của tập tục « trao quà » ngày lễ Giáng sinh

mediaQuà Giáng sinh.(Photobanque gratuite http://www.torange-fr.com)

Ngày lễ Noel ở các nước phương Tây là thời khắc quan trọng nhất và được trông đợi nhất trong năm. Trẻ con háo hức trông đợi ông già Noel mang đến các món đồ chơi ưa thích. Người lớn thì trao cho nhau những món quà bất ngờ. Le Monde (19/12/2015) đặt câu hỏi « Vì sao người ta phải tặng quà ngày lễ Noel ? » và « Tập tục đó có từ bao giờ ? ». Theo nghiên cứu của nhiều nhân chủng học, tục lệ trao quà chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ XIX, và bắt nguồn từ giới tư sản. Đây cũng là một hình thức thêu dệt mối liên hệ xã hội và gia đình.

Vào năm 1946, khi lần đầu tiên ca bản nhạc nổi tiếng « Petit Papa Noel », ca sĩ Tino Rossi hứa với các em nhỏ nhiều món đồ chơi đẹp (« beaux joujoux ») và hàng triệu món quà cho các gia đình. Ở thời kỳ hậu chiến đầy khó khăn, người ca sĩ ấy có lẽ đã không ngờ rằng có một ngày lời hứa đó sẽ được thực hiện trên cả mọi sự mong đợi.

Bởi vì, ngày nay, gần đến ngày lễ truyền thống, cơn sốt mua sắm tăng vọt khiến các chuyên gia nghiên cứu về tiêu thụ đôi khi cảm thấy phải chóng mặt. Bất chấp cuộc sống kinh tế khó khăn hơn những năm trước, thất nghiệp tăng cao, kinh tế trì trệ và nhất là cuộc khủng bố đánh vào Paris cách đây hơn một tháng, người dân Pháp vẫn dành ra một khoản ngân sách 350 euro để mua quà Noel cho năm 2015.

« Trao quà Giáng sinh » : một « sáng kiến » của giới tư sản thế kỷ XIX

Theo giải thích của nhà nghiên cứu nhân chủng – xã hội học, bà Martyne Perrot: « Cùng với bữa tiệc, trao đổi quà tặng đã trở thành một thời khắc quan trọng nhất trong tập tục lễ Giáng sinh. Nhưng trong quá khứ thì không có như vậy: quà Noel là một sáng kiến chỉ mới có từ thế kỷ XIX ».

Ngày lễ truyền thống Noel, được tổ chức hàng năm vào ngày 25/12, đã có từ xa xưa, từ thời Constantinus Đại đế thế kỷ I, mừng Chúa giáng sinh. Đấy cũng là thời điểm trong năm con người mừng sắp hết mùa đông, sự hồi sinh của thiên nhiên và sự trở về của ánh sáng. Những mùa lễ Noel quay cuồng của thời Trung Cổ chẳng có gì giống với những buổi dạ tiệc trang trọng thời Victoria, với thức uống và các màn vũ hội như mô tả của Charles Dickens. Vào thời ấy, người ta ăn uống và nhảy múa thâu đêm suốt sáng, những trò vui lễ hội mừng ngày đông chí có từ thời La Mã.

Vào thời kỳ Trung Cổ, quà Noel không hẳn là vắng bóng hoàn toàn. Bởi vì, ngay trong tháng 12 đó, con người vừa mừng lễ Giáng sinh vừa mừng kết thúc những ngày tối nhất trong năm. Họ trao nhau những hạt quả phỉ, các loại bánh và bánh mật. « Đây cũng là thời điểm sung túc nhất ngay giữa mùa đông » theo như nhận xét của nhà nghiên cứu Martyne Perrot.

Một bản thảo chép tay của nhà tế bần tại Strasbourg năm 1412 còn ghi rất rõ là: « Trong ngày lễ Noel, nên tặng cho mỗi người bị bệnh cùi một hay hai lát bánh mật lớn ». Còn theo mô tả của nhà nghiên cứu nhân chủng học Claude Lévi-Strauss :

« Vào thời Trung Cổ, không có chuyện trẻ em kiên nhẫn ngồi đợi đồ chơi rớt xuống từ ống khói. Mà trẻ nhỏ thường hóa trang và đi thành từng nhóm, đến gõ cửa từng nhà, hát một bài và có những lời chúc, đổi lại các em sẽ được nhận bánh hay trái cây ».

Theo Le Monde, phải đợi mãi đến tận thế kỷ XIX, người ta mới có được một « phát minh » thật sự về ngày lễ gia đình này, có ông già Noel, cây thông và những món quà được gói bằng những tờ giấy hoa có đính dải nơ. Bà Martyne Perrot, trong tác phẩm nghiên cứu « Dân tộc học về ngày lễ Noel, một ngày lễ nghịch lý » có kể như sau :

« Chính nhờ ở tại nước Anh, thời nữ hoàng Victoria, rồi đến Hoa Kỳ, thời Tổng thống Roosevelt, mà chúng ta có hình thức mừng lễ Noel cùng gia đình như ngày nay. Giới tư sản, rất tôn sùng các giá trị gia đình, đồng thời cũng bị thành công kinh tế và xã hội của họ lôi cuốn đã dùng đến hình thức lễ mới này để tôn vinh và tượng trưng những giá trị mới của họ. Giới tư sản đem đến cho ngày lễ này một vị trí đặc biệt trong chuỗi lễ hội hằng năm mà cho đến thời điểm ấy vẫn chưa được biết đến ».

Làm phước, yêu thương, độ lượng và chia sẻ cũng là những gì nhà văn người Anh Charles Dickens trong câu truyện cổ tích về Noel mang tên là Christmas Carol (tạm dịch là Ca khúc mùa Giáng sinh ) đã ca ngợi về một lễ Noel thắm đượm luân lý Kitô giáo và cũng từ đó người ta bắt đầu thực hiện cử chỉ trao đổi quà cho nhau.

Trao quà cũng phải có quy tắc

Đây cũng là thời khắc mạnh mẽ nhất trong dịp lễ Noel cùng gia đình. Nhưng Le Monde lưu ý là trao quà cũng phải đúng cách. Tập tục trao quà cũng có những quy tắc riêng của nó. Mà bằng chứng là cuốn cẩm nang cách sống của nữ nam tước Staff xuất bản vào năm 1891. Với tựa đề « Những tập tục của thế giới », tập sách đã trình bày kỹ những quy tắc lề lối của tập tục trao đổi quà.

Theo đó, khi tặng quà cho người nghèo, nên tặng « một món đồ hữu ích giúp họ tiết kiệm chi tiêu », cho người giàu là những món « vô ích hay, chí ít, một thứ gì đó mà họ có thể bỏ qua ». Chính vì thế mà, trong những năm 1860, các thương xá lớn như Le Bon Marché, BHV (Bazar de l’Hotel de Ville) hay như Printemps đã nắm bắt được trào lưu đó, đề xuất hàng núi quà cho những ông hoàng « nhí » mới của dịp lễ. Và cũng từ đó mà dần xuất hiện những tủ kính trang trí Noel đầu tiên, vào đầu thế kỷ XX.

Sở thích sắm quà vì vậy cũng đã lan rộng ra trong giai đoạn giữa hai cuộc đại chiến thế giới, và sau ngày giải phóng. Rồi sự xuất hiện của nhân vật Santa Claus đến từ Hoa Kỳ, sự đăng quang của của xã hội tiêu thụ, quà Noel trong suốt « 30 năm vàng son » đã ngự trị trong lòng lễ Noel truyền thống.

Cứ đến gần ngày 25/12, các món quà tràn ngập các gian hàng siêu thị, các trang báo dành cho nữ giới và trong tâm trí của bao đứa trẻ. Trong những năm 1950, tuần san Elle lần đầu tiên có đề cập đến « cơn thủy triều mua sắm Noel dâng cao mỗi ngày ». Ở cùng thời điểm đó, Robert Doisneau và Willy Ronis đã chụp được những đứa trẻ khuôn mặt sáng ngời trước những tủ kính trang trí Noel tại các thương xá lớn lúc bấy giờ.

Vì sao phải trao quà?

Nhìn về góc độ nhân chủng – xã hội học, các nhà nghiên cứu đều có chung nhận định cho rằng « trao đổi quà là một hiện tượng hoàn toàn mang tính xã hội », mà ở đó các yếu tố tôn giáo, luân lý, mầu nhiệm và xã hội hòa lẫn vào nhau. Cho để rồi được người khác cho lại đã tạo ra một mối liên hệ giữa người với người bền chặt.

Đối với nhà nhân chủng-xã hội học, Martyne Perrot, khi thực hiện hành vi trao đổi quà là ta thực hiện một « công việc thêu dệt và duy trì các mối liên hệ gia đình cực kỳ to lớn ». Bà giải thích:

« Lễ Giáng sinh Noel là một ngày lễ hồi phục lại các mối liên hệ: hằng năm, mỗi người ở vị trí của mình và món quà sẽ tượng trưng cho vị trí đó. Ông bà là người cho quà đầu tiên và trẻ nhỏ được ví như là những thiên thần bé nhỏ. Tập tục về sự qua lại này cho phép chúng ta gắn kết mối liên hệ gia đình.

Những món quà đó tái xác nhận giá trị mối liên kết đó kết hợp chúng ta với những người thân. Cùng với thời gian, mỗi người chúng ta sẽ phải luân chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, xoay vòng thực hiện, ban đầu là từ vị trí trẻ con, rồi là cha mẹ, sau đến ông bà ».

Với những tập quán bất di bất dịch đó và lịch trình được áp đặt, Noel trên thực tế giống như là một sân khấu kịch trong con mắt các nhà nghiên cứu nhân chủng học. Một sân khấu ở đó hằng năm đều dàn cảnh các mối liên kết gia đình, như lời giải thích của bà Anne Monjaret, chuyên nghiên cứu về sắc tộc học tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia CNRS.

Xung quanh Hội nghị 13: Những ai tung ra ‘tài liệu chính trị nội bộ’?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

H1Ảnh: AP

Hội nghị Trung ương 13 đảng Cộng sản Việt Nam kéo dài quá khổ đã để lại một chút gợn buồn. Cuộc tranh đấu còn lâu mới khoan hòa giữa các lực lượng chính trị trong đảng vẫn bế tắc đến mức giờ đây phương án tái nhiệm tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng lại có vẻ một chiều hơn cả.

Tuổi tác “không thành vấn đề”.

Dĩ nhiên phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lâu mới hài lòng.

‘Tài liệu chính trị nội bộ’

Càng khó hài lòng hơn khi ba ngày trước khi Hội nghị Trung ương 13 kết thúc, trên mạng xã hội bất thần hiện ra “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị”.

Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí à” – lời “hiệu triệu” trước đây về facebook của Thủ tướng Dũng rất có thể bị phản tác dụng vào lần này. Không gì khác hơn là facebook chính là phương tiện truyền dẫn “bức thư của Thủ tướng Dũng’’ với tốc độ kinh hoàng.

Cùng hoàn cảnh trên, trước và trong Hội nghị 13, một tổ chức chưa từng nghe tên tuổi là “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” đã nhờ một trang mạng xã hội, chứ không thể là báo chí nhà nước, đăng tải loạt bài viết tấn công dữ dội nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế. Song hai bài gần nhất trong loạt bài này lại tràn ngập ẩn ý về một trong những ứng cử viên cho chức tổng bí thư tại Đại hội 12: Trương Tấn Sang.

Có lẽ chỉ rất ít tổ chức và nhân vật nắm được “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị” là thật hay giả. Bức thư dài đến 9 trang đánh máy này được đóng dấu treo “Thủ tướng chính phủ”, và hơn nữa là dấu đỏ – một chỉ dấu cố ý làm cho người đọc hiểu đó là bản gốc, lấy thẳng từ nguồn trong nội bộ chứ không phải là tài liệu photo chuyền tay tam sao thất bản.

Tuy chưa biết độ tin cậy của bức thư trên đến mức nào, nhưng khá nhiều nội dung trong bức thư này lại không quá lạ lẫm với dư luận trong nội bộ và cả ngoài xã hội. Có chăng là chi tiết gia đình ông Dũng thông gia với ‘đại tá tình báo Mỹ Nguyễn Bá Bang” – được xem là “tài liệu nội bộ về lịch sử chính trị” – có thể gây tò mò đáng kể nơi những người hám chuyện.

“Chính trị nội bộ” lại là một đòn được một số quan chức Việt ưa dùng để thanh loại nhau. Cứ mỗi lần gần đến đại hội đảng, cơ quan Ban bảo vệ chính trị nội bộ của một số tỉnh thành lại có cơ hội để phô trương quyền lực ngầm. Những “đồng chí có vấn đề” như có thân nhân ở những nước “thù địch” như Mỹ, hoặc có “quá trình khai báo trong nhà tù Mỹ ngụy”, đều có thể bị đưa lên bàn mổ.

Tuy nhiên, đó là chuyện quá khứ, vào thời chưa có Internet. Vào thời đó, những đơn thư tố cáo về hoạt động khai báo chỉ được lan truyền dưới dạng giấy tờ thủ công trong phạm vi nội bộ các cơ quan nhà nước, cùng lắm thì đến những cán bộ về hưu.

Còn bây giờ thì quá nhiều chuyện được tung lên mạng. Nguyễn Công Khế là nạn nhân mới nhất khi bị “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” công bố một tài liệu thuộc độ “tuyệt mật”, vốn chỉ được lưu giữ trong hệ thống đảng và chính quyền, về nội dung khai báo của ông Khế trong “nhà tù Mỹ ngụy”.

Khỏi phải diễn tả là tài liệu của hiếm trên đã thu hút mối quan tâm lẫn tò mò của công luận đến thế nào. Nếu từ lâu dư luận đã thắc mắc về những chuyện cung đình của 70 năm lịch sử đảng Cộng sản vẫn chưa được bạch hóa, thì nay “tài liệu chính trị nội bộ” tự nhiên mọc cánh bay ra ngoài.

‘Tình đồng chí’

Sau 40 năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, vấn đề “lịch sử chính trị” vẫn tỏ ra phần nào hữu hiệu trong cuộc chiến quyền lực giữa các đồng chí không đồng lòng. Một trong những loại tài liệu “có giá” được sử dụng để moi móc tấn công nhau có nguồn gốc từ “Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngụy” – theo cách gọi của giới chính quyền và công an Việt Nam. Các bản khai báo cá nhân từ đây mà ra.

Hẳn nhiên cuộc đấu đá giữa các phe nhóm trong nội bộ đảng cũng đang dâng trào như thể “thế nước đang lên” – một luận điểm mà giới chuyên gia phản biện trung thành đang ra sức cổ vũ – trong không gian ngập ngụa nợ công, nợ xấu và mới nhất là nạn cạn kiệt ngân sách. Cùng với thủ đoạn moi móc “sân sau” của nhau ở những tổ hợp ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, vấn đề “lịch sử chính trị” hoặc cả “chính trị hiện nay” được khai thác tối đa để hạ uy tín đối thủ, khiến đối thủ không thể được giới thiệu vào “cấp ủy” và do đó có thể bị “loại từ vòng gửi xe”.

Khi chứng kiến cung cách tung tài liệu chính trị nội bộ lên mạng như thế, một cán bộ nhà nước phải nhận xét: “Gọi là đồng chí mà chơi nhau đến vậy là quá tàn mạt, không còn gì để nói!”.

Câu hỏi còn lại nhằm mục đích gì và từ ai đã khiến lộ ra những tài liệu đó trên mạng Internet?

Về nguyên tắc, “tài liệu chính trị nội bộ” nằm trong danh mục bảo vệ bí mật nhà nước, được lưu giữ bởi cơ quan công an một số cấp, cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ, cơ quan nội chính và một số quan chức có trách nhiệm liên quan. Nhưng nếu hiện thời mở một cuộc điều tra để tìm xem ai đã tiết lộ những tài liệu chính trị nội bộ lên mạng Internet, e rằng quá khó do phạm vi điều tra là quá rộng so với nguyên tắc. Ngay cả có thành lập một ban chuyên án an ninh cấp quốc gia để dò tìm nguồn gốc của “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị” cũng là một nhiệm vụ quá nan giải.

Chỉ biết rằng khi thủ đoạn đã trở nên công khai đến mức sẵn lòng dùng tài liệu chính trị nội bộ để đấu tố nhau, những người đang được coi là “đồng chí” đã thực sự biến thành kẻ thù của nhau, đẩy chế độ lao nhanh đến cuối đường tận diệt.

Cuộc bỏ phiếu sinh tử

“Tình đồng chí” biểu cảm đến thế và câu hỏi từ đâu xuất hiện những tài liệu thuộc độ “tuyệt mật” trên mạng xã hội là hoàn toàn xứng đáng được áp vào trường hợp “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị”. Nếu quả bức thư này là thật, xác suất tài liệu này được “vô tình” lộ ra từ nội bộ là rất nhỏ.

Trừ phi ai đó cố ý làm điều đó.

Tuy nhiên, nếu tạm gác lại nhiều nội dung giải trình của bức thư trên mà một số dư luận đã ít nhiều nghe đến, có lẽ chi tiết làm người ta ngạc nhiên và phải luận bàn nhiều nhất là một đoạn trong bức thư “Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ”.

Chưa cần biết nội dung trên là thật hay giả, nhưng một cựu quan chức nhà nước có nhiều kinh nghiệm về công tác tổ chức cán bộ đã khẳng định rằng nếu biết trước về ứng viên chủ động xin “rút”, ông sẽ không viết phiếu giới thiệu/bỏ phiếu thuận hoặc sẽ lưỡng lự khi viết phiếu/bỏ phiếu cho ứng viên đó.

Hội nghị Trung ương 13 vừa chìm xuống và Hội nghị Trung ương 14 đang ập đến lại là những cuộc chiến mang tính sinh tử về bỏ phiếu cho thành phần Bộ Chính trị, trong đó có các vai trò của “tứ trụ” và đặc biệt là cái ghế tổng bí thư. Hệ quả nào đã và sẽ xảy ra nếu một số ủy viên Trung ương đảng đinh ninh rằng Thủ tướng Dũng đã chính thức có thư xin “nghỉ”?

Không cần hồ nghi rằng khi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ diễn ra Đại hội 12 của đảng cầm quyền, những cú ra đòn độc đáo lẫn độc địa nhất sẽ không còn cần mai phục chờ thời nữa.

THAY ÁO QUẦN CHO MỘT XÁC CHẾT ĐÃ PHÂN HỦY SAU 24 NĂM?

Nhật ký mở lần thứ 161b

Tô Hải

19g00 một tối 25 tháng 12, cách đây 24 năm, CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN THỨ THIỆT ĐÃ TỰ KẾT LIỄU ĐỜI MINH TẠI CHÍNH NƠI NÓ ĐƯỢC SINH RA. Đó là một cái mốc mà cả nhân loại đều ghi nhớ: Sự sụp đổ tan tành của cả một khối cộng sản hùng mạnh và bạo tàn do Liên Xô bảo kê với trên 500 sư đoàn quân tinh nhuệ, trong đó có 200 sư đoàn cơ giới thiết giáp + lực lượng không quân, tên lửa vượt đại dương mang đầu đạn hạt nhân (cường quốc quân sự số 2). Mà chẳng ai đánh nó cả! Chẳng ai mất một viên đạn, một mạng người nào! Tất cả chỉ nhờ vào “những người cộng sản đã quá hiểu chủ nghĩa cộng sản” (Winston Churchill), nên đã quyết vứt bỏ nó, vứt bỏ mọi quyền lơi, uy danh hão, mà đập tan tành nó một lần cuối cùng!

Cụ thể là: tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Sô Viết M. Gorbachev đã tuyên bố, rất bi tráng, trước thế giới về quyết định “ngưng mọi chức vụ của mình để giao lại cho một tổng thống Liên bang Nga: Boris Yeltsin, chấm dứt vĩnh viễn một chế độ đảng cầm quyền, đồng thời giải tán luôn khối 16 nước của Liên bang Sô-Viết.

H1Gorbachev trong đêm tuyên án tử hình chế độ cộng sản toàn trị 72 năm tại Liên Xô…Ở VN không một kẻ nào dám bắt chước phản đảng như ông này

Trong bản tuyên bố, ông không ngần ngại hay sĩ diện gì khi lên án cái thể chế đảng cộng sản lãnh đạo mà ông là lãnh tụ tối cao thứ 7, đã làm đất nước Liên Xô bị kìm hãm không thể nào tiến lên được! Đáng chú ý là đoạn này:

Số phận đã quyết định rằng, khi tôi trở nên lãnh đạo đất nước, hiển nhiên đã có những sai trái trầm trọng trong quốc gia này. Chúng ta có đầy đủ mọi thứ, đất đai, dầu khí, tài nguyên thiên nhiên và Tạo Hóa đã ban cho chúng ta trí tuệ và tài năng – Tuy nhiên, mức sống của chúng ta tệ hại hơn nhiều so với các quốc gia kỹ nghệ khác và khoảng cách mỗi ngày rộng thêm. Lý do rõ ràng vì xã hội bị bóp ngẹt trong tay của một hệ thống quan quyền được tạo ra để phục vụ một ý thức hệ, và phải chịu gánh nặng chạy đua vũ trang, căng thẳng tột cùng. Tất cả cố gắng để thực hiện các cải cách nửa vời đều lần lượt dẫn đến thất bại. Đất nước không còn hy vọng gì nữa.”

Để rồi đi đến lời tuyên án cực kỳ đanh thép, không vương một tí chút ngại ngùng, e sợ: hệ thống toàn trị đã ngăn chận một quốc gia để trở nên giàu có và thịnh vượng, hệ thống đó phải bị giải thể”. (*)

Đáng chú ý là cái ông “phản đảng số 1” này (đánh giá của những kẻ CS cuồng tín thế giới trong đó hăng hái nhất là VN) là: ngay đêm mừng Chúa giáng sinh, nghĩa là trước khi khai tử Liên Bang Sô Viết một ngày, trong lúc lần đầu tiên người dân Moscow được đón Giáng Sinh theo kiểu phương Tây (trước đó Noel với người Nga phải là ngày 7/1 ), ông ta đã gửi đến kẻ “đối đầu số 1” trong chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang: Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush, bức điện sau:

George thân mến, chúc mừng Giáng Sinh đến anh và Barbara !

George, tôi muốn báo anh biết một tin quan trọng. Trước mặt tôi là diễn văn từ nhiệm. Tôi sẽ rời khỏi chức vụ tổng tư lịnh và chuyển giao quyền sử dụng vũ khí nguyên tử sang tổng thống Liên Bang Nga”.

Và liên tiếp sau đó, (trừ Ba Lan, công đoàn “Đoàn Kết” của Lech Walesa năm 1989, đã thắng lợi bằng một cuộc bầu cử tự do, loại bỏ chủ nghĩa cộng sản, nắm lấy chính quyền từ tay tướng Zaruzelsky), hàng loạt các nước cộng sản Đông Âu, đã như cỗ bài domino, sụp đổ theo, không kèn, không trống, không khúc ca tang lễ, mà chỉ có tiếng reo hò, vỗ tay, hoan hô… đến rung chuyển trái đất!

Tuy nhiên, trận “bạch thủy” này chỉ quét được đến một số nước Trung Á và bị chặn lại tại bức tường thành gần một tỷ người Trung Quốc Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân!

Núp bóng dò dẫm đi theo là mấy chú lãnh tụ Cộng sản Việt, đang tiếc nuối cái thể chế dù sao cũng đã giúp mình từ “sâu bọ trở thành người” và chí ít cũng đưa cái đám dân đen do họ chăn dắt tiến lên thời kỳ… “không chết đói”!

Để đối phó kịp thời, anh ba Tầu đã khôn khéo tạm cất hình hai anh Tây Mác Lê, đồng thời đưa ra những đường lối “cộng sản không giống Liên Xô”. Đó là:

– Xã hội chủ nghĩa mang mầu sắc Trung Hoa (?)

– Thể chế chính trị “ba đại diện” (?)

– Và gần đây là: xây dựng một xã hội khá giả toàn diện! (?)

– Đặc biệt quan trọng và lưu manh hơn hết là: để đoàn kết toàn dân “đòi lại những đất đai, biển trời Trung Hoa vĩ đại đã bị mất vào tay ngoại bang (trong đó có Việt Nam), các tân lãnh tụ cộng sản nhồi nhét cho toàn dân Trung Hoa cái tư tưởng Đại Hán Đế Bành Trướng, nhằm tập hợp quanh họ, cùng lấy mục tiêu trước mắt là phải đòi lại bằng được những vùng biển, vùng trời họ đã có từ… thời cổ đại “không thể chối cãi”!

Chẳng biết bấu víu vào đâu, mấy anh “vua- tư bản đỏ- việt cộng” đành bán thân cho bọn thầy Tầu, cắt đất, cắt biển đảo cho thầy Tầu “quản lý hộ”. Tuy nhiên, vẫn ra cái điều ta đây độc lập suy nghĩ, thậm chí còn có lập trường cộng sản Mác-Lê hơn cả ông anh 4 tốt, cũng bắt chước đề ra nào là “đổi mới” rồi… “đổi mới sâu rộng”, “đổi mới toàn diện”, nào là “kinh tế thị trường” nhưng định hướng phải là “xã hội chủ nghĩa”. Và gần đây là “dân chủ” nhưng cũng phải là “dân chủ xã hội chủ nghĩa” (?!) Cái đuôi mà mấy chú cố bịa ra để… “hết thế kỷ nầy chưa chắc đã có”!

Nói cho gọn là: Chưa có XHCN thì chưa có dân chủ được. Hiến pháp là Ta, Luật lệ là Ta, Của cải, tài nguyên kể cả mạng người trên mảnh đất hình chữ S này, tất cả là của Ta. Ta cho ai cái gì thì hưởng cái đó. Ta cho sống thì được sống, bắt chết thì phải chết… Không có ý kiến ý cỏ gì sất! Ta ở đây được dân chủ hóa nội bộ bằng chữ Đảng đứng trước: ĐẢNG TA nhưng sự thật chỉ là một dúm người… còn quan liêu, hống hách, bệ vệ, ngỗ ngược coi khinh thần dân còn hơn cả thời phong kiến đế quốc thực dân. Và đặc biệt là: Giầu có nứt đố đổ vách, tiền vàng, nhà cửa lâu đài, xe cộ thì chẳng có ông vua, ông toàn quyền, thống sứ nào có thể sánh kịp. Vậy thì, từ bỏ mọi quyền lợi đang nắm trong tay, từ bỏ mọi chức vụ để được tiếng như Gorbachev, như Thein Sein thì… có mà điên!

H1Những ngài tư bản đỏ có dám trở thành người “cộng sản chân chính”? Hay từ bỏ nó như Gorbachev? Nguồn ảnh: internet

H2Dám bỏ cung vua này hay không? Nguồn ảnh: internet

H1Dám từ bở cả lò dâu, rể đang sống vương giả ở đất Hoa Kỳ không? Vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc với đại gia Đặng Văn Thành. Nguồn: internet

Thôi thì cứ dán cái “mác Cộng Sản”, cứ đeo cái “lá bùa Mác-Lê”, cứ dùng các biện pháp “chuyên chính vô sản” của cộng sản Tây mà cai trị cái đất nước này càng lâu càng tốt!

Cái áo cà sa đâu làm nên người nhà Phật! Điều này ai chả biết! Cứ huy động toàn bộ lực lượng an ninh tư tưởng của anh Huynh vào cuộc “cả vú lấp miệng em” rằng: “Chúng ta đây là cộng sản chính cống”! Ai cãi nổi mà lo! Vả lại, dù có bị áp lực nào đó phải đổi tên kiểu trước 1976 thì: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Đảng Lao Động hay gì gì đi nữa thì TA VẪN MÃI MÃI LÀ TA vì ít nhất nguyện vọng ĐẢNG TỒN TẠI VẪN ĐANG CÒN TRONG TÂM TRÍ CỦA MỘT SỐ ĐẢNG VIÊN, TRÍ THỨC BIẾT ĐIỀU QUA ĐOẠN NÀY TRONG THƯ NGỎ:

“Đại hội XII là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có trách nhiệm, vừa có thẩm quyền đề xướng cuộc cải cách chính trị trong hòa bình, với tinh thần khép lại quá khứ, không hồi tố, phát huy dân chủ với tất cả sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Ý chí quyết tâm chuyển đổi thể chế chính trị của Đại hội XII cần được biểu thị bằng những hành động cụ thể như đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp. Đó là những việc có thể làm ngay, quy tụ được lòng người, khơi dậy niềm tin và khí thế đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với công cuộc đổi mới chính trị và kinh tế ở tầm cao hơn”

Kỷ niệm 24 năm, Tổng Bí thư thứ 7 của một đảng cộng sản đích thực, cha đẻ ra mọi đảng cộng sản khác trên thế giới, tuyên bố trước thế giới giải tán cái đảng tội lỗi của ông ta, làm mình chợt nẩy ra một ý kiến chưa nói được ở “nhật ký mở lần 161”. Đó là: CÓ CÒN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐÍCH THỰC NÀO TRÊN THẾ GIỚI NÀY ĐÂU MÀ GỢI Ý NÓ ĐỔI TÊN?! ĐÀO MỘT CÁI XÁC CHẾT ĐÃ THỐI RỮA TỪ 24 NĂM ĐỂ MẶC CHO NÓ BỘ ÁO QUẦN MỚI ĐỂ LÀM GÌ VẬY?

(Và đó cũng là nguyên nhân “nhật ký mở” lần này được đánh số là “161b”)

(*) trích bản dịch của Trần Trung đạo từ “Moscow december 1991, the last day of the soviet union của Conor O’Clery.

(**) Gorbachev sinh ngày 2 tháng 31931) từng là lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới 1991. Những nỗ lực thực hiện cải cách của ông giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh, nhưng cũng góp phần kết thúc quyền uy tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) và giải thể Liên bang Xô viết. Ông đã được trao Giải Nobel Hoà bình năm 1990 vì Ông là ngươi cải tổ thể chế toàn trị của nhà nước Liên Xo bằng Glasnost và Pêrestroika rất hiệu quả mà thế giới phương Tây gọi là “Cách mạng 1989” hoặc “Mùa thu của cộng sản”(Revolution1989,the fall of soviet empire”-Victor Sebestyen-2009)

Đặc biệt nổi tiếng là khi sang Đông Đúc lần cuối cùng ông đã trao cho E.Honnecker “nụ hôn tủ thần” bằng câu rỉ tai sau đây: “Wer zu spät kommt, den bestraft das Leben” (Ai đã là quá muộn sẽ bị chết). Tuy nhiên, Erich Honecker vẫn chống đối cải cách, với chế độ của ông thậm chí còn đi xa hơn như cấm lưu hành các ấn phẩm của Liên Xô mà được xem như là phá hoại… (trích dịch từ “Essais sur la décomposition de la sphère soviétique” và “La chute finale” của Emmanuel Todd và Hélène Carri ère d’Encausse (Wikipedia).