Hàng ngàn học sinh nghỉ học, mang cờ, trống đi biểu tình ở Ninh Hiệp
Khánh An
Hôm nay (23/12), hàng ngàn học sinh Trường tiểu học Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội, tiếp tục nghỉ học và mang cờ, trống đi biểu tình phản đối việc tịch thu bãi giữ xe để xây trung tâm thương mại ở xã Ninh Hiệp. Khánh An tìm hiểu chi tiết.
23/12 đã là ngày thứ 4 học sinh Trường tiểu học Ninh Hiệp nghỉ học để đi biểu tình.
Một đoạn trong video clip được người dân đưa lên mạng xã hội cho thấy nhiều học sinh mang cờ, trống đi đòi ‘trả đất cho dân’.
Đài Tiếng Nói Việt Nam dẫn lời hiệu trưởng Trường tiểu học Ninh Hiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Minh, cho biết học sinh đã bắt đầu nghỉ học rải rác kể từ ngày 18/12, và đỉnh điểm vào ngày 21/12 chỉ có 117 trong tổng số 1.646 học sinh đi học.
Một tiểu thương chợ Ninh Hiệp cho biết nguyên nhân sự việc:
“Thành phố Hà Nội ra quyết định thu hồi bãi xe của chợ truyền thống, chợ Nành – chợ truyền thống cũ, để xây trung tâm thương mại mới. Mà Ninh Hiệp đã có 2 trung tâm thương mại rất to và 2 chợ, một chợ truyền thống và chợ Baza bán dọc theo trục đường làng, tức là quy mô chợ Ninh Hiệp đã rất lớn và mạnh rồi, mà 2 trung tâm thương mại kia thì mới ngồi hết tầng 1, còn từ tầng 2 đến tầng 5 thì vẫn chưa ai sử dụng đến. Nó gây ra sự thừa thãi và bất hợp lý. Đã quá thừa trung tâm thương mại rồi mà lại xây thêm trung tâm thương mại nữa không biết để làm gì?!”
Sau khi sự việc được người dân Ninh Hiệp đưa lên các trang mạng xã hội, báo chí trong nước hôm nay bắt đầu đăng tải các bài viết về vụ việc này và cho rằng người dân ‘cho tiền’, ‘xúi giục’, ‘bắt con em nghỉ học’ để gây áp lực cho chính quyền.
“Trường học thì bộ giáo dục, sở giáo dục của huyện, giáo viên chủ nhiệm rất kêu gọi con em đi học, nhưng căn bản Ninh Hiệp là một làng quê, thành ra tất cả hầu như ai cũng biết ai, rồi móc xích nhau. Khi có sự bất công thì dân tự phát, chứ không phải là do phụ huynh hay do các cháu, nhưng kiểu như do tâm tưởng của người dân”.
Lực lượng công an đã được huy động đến để ‘giải tỏa’ vụ biểu tình của các em. Một số đoạn video trên mạng còn cho thấy cảnh công an xô xát với các em học sinh.
Tiểu thương chợ Ninh Hiệp cho biết người dân đã ‘quá mất lòng tin’ và ‘chẳng còn biện pháp nào khác’ nên mới phải biểu tình để bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình.
“Bà con đấu tranh mấy năm nay, gửi đơn kêu cứu lên lên hết các cơ quan đoàn thể rồi trung ương, bây giờ không ai giải quyết, trong khi đó bên nọ bên kia, bên đầu tư cũng tung tiền ra mua chuộc này khác, nói chung lằng nhằng lắm.”
Việc chính quyền tịch thu bãi giữ xe đã khiến cho tiểu thương, khách hàng không thể vào chợ thực hiện giao dịch. Tất cả tiểu thương đã đồng lòng đình công, đóng cửa để phản đối.
“Bà con bảo nhau là tất cả không ai đi chợ, hàng hóa để nguyên trong chợ, không động chạm gì hết.”
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, ông Dương Dũng, trả lời báo chí trong nước rằng dự án xây dựng hạ tầng ở xã Ninh Hiệp là ‘nằm trong quy hoạch sử dụng đất và đề án nông thôn mới của thành phố’.
Báo VNExpress cho biết UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý chủ trương dự án xây dựng các công trình hạ tầng và hạ tầng xã hội tại xã Ninh Hiệp với số tiền 180 tỷ đồng.
Trong khi đó, một số cư dân mạng truyền nhau văn bản Thông báo khởi công công trình và bình luận về số tiền ‘khủng’ có thể lọt vào túi các quan chức, nhà thầu và những người liên quan đến công trình.
Theo dự kiến, dự án bãi giữ sẽ được hoàn thành vào tháng 8/2016.
———————–
70 TỔ CHỨC XHDS, CHÍNH TRỊ, 900 CÁ NHÂN, 900 BÀN TAY NHÂN QUYỀN YÊU CẦU THẢ LS. NGUYỄN VĂN ĐÀI và LÊ THU HÀ
Sáng ngày 16/12/2015 khi vừa rời khỏi nhà để đi gặp phái đoàn EU, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài (sinh 1969) đã bị một lực lượng công an, an ninh bắt đưa trở lại nhà anh. Họ đọc lệnh bắt theo Điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước” và Lệnh khám xét nhà. Cùng lúc và cũng tại Hà Nội , Lê Thu Hà (sinh 1982) bị xét nơi ở, chị bị giải đi. Cả hai hiện đang bị giam tại Trại giam B14, Hà Nội.
Luật sư Nguyễn Văn Đài là một nhà đấu tranh dũng cảm, kiên cường cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Năm 2006 anh thành lập Ủy Ban Nhân Quyền VN kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền con người và thực thi dân chủ. Năm 2007 anh bị bắt và kết án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế theo Điều 88 BLHS.
Sau khi ra tù và hết quản chế, anh tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội đòi dân quyền ở Hà Nội và các tỉnh. Về mặt tổ chức, tháng 4/2013 anh là người sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ và là một trong số hội nhóm hoạt động tích cực đòi dân chủ nhân quyền. Tháng 2 năm 2014 anh giữ vai trò Điều phối viên thuộc khu vực Miền Bắc của Hội CTNLT, một tổ chức phi chính phủ mà các thành viên là những cựu TNLT trong và ngoài nước. Tháng 10/2015 nhằm phát huy sức mạnh vận động cho sự tôn trọng nhân quyền, anh tái phục hoạt Ủy Ban Nhân quyền đã có từ 2006 và đổi tên thành Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam.
Về hoạt động, Ls. Nguyễn Văn Đài không ngừng bày tỏ chính kiến về mọi mặt đời sống xã hội, đất nước từ những cái chết oan trong tay công an, biểu tình của dân oan, đến các chính sách, lãnh đạo nhà nước, và đặc biệt là tình hình biển Đông.
Ls Nguyễn Văn Đài thường xuyên gặp gỡ các quan chức ngoại giao đoàn của các nước, các nghị sĩ, dân biểu của nhiều quốc hội dân chủ, các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế nhằm vận động các nước áp lực chính quyền độc tài tôn trọng nhân quyền và thực thi các cam kết quốc tế.
Dù đã hết quản chế, nhưng nhà Ls. Đài vẫn thường xuyên bị canh giữ bởi một lực lượng an ninh thương phục, ngăn cấm không cho anh đi ra khỏi nhà để tham dự các cuộc gặp gỡ hay hoạt động. Thậm chí, an ninh cũng đã đặt máy nghe lén ở tường nhà bên cạnh, gắn camera theo dõi ở phía nhà đối diện. Anh đã bị nhiều lần an ninh giả dạng côn đồ hành hung, hai lần nghiêm trọng nhất là vào tháng 5/2014 và mới đây là 6/12/2015 tại Nghệ An.
Nữ hoạt động Lê Thu Hà (sinh 1982) bắt đầu xuất hiện với các bài thơ tự sáng tác về các vấn đề bất cập xã hội. Chị lần bước vào hẳn con đường chông gai của đấu tranh dân chủ nhân quyền cho VN. Sau khi Hội AEDC ra đời không lâu, chị đã tự nguyệt tham gia. Với khả năng Anh ngữ, chị phụ trách vị trí thư ký và phụ trách ngoại giao cho Hội AEDC. Trước đó, chị đã bị câu lưu nhiều giờ và bị tich thu phương tiện thông tin vì tham gia vào ê kíp Lương Tâm TV – một kinh truyền thông của giới bất đồng chính kiến trong nước.
Tất cả mọi hoạt động của Ls Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đều nằm trong phạm vi các quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền tự do lập hội, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp ôn hòa và quyền tự do đi lại. Trong các quyền cơ bản đó, các nhà hoạt động có quyền sử dụng các nguồn lực, từ cá nhân hay từ nhiều người khác, để cổ xúy và bảo vệ nhân quyền tại VN.
Chính quyền VN phải tôn trọng các cam kết quốc tế về thực thi các tiêu chuẩn nhân quyền, trong đó là cam kết tạo không gian cho truyền thông phi nhà nước, không gian cho XHDS và hoạt động của người bảo vệ nhân quyền. Việc bắt Ls Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà sáng ngày 16/12/2015 là một hành động hoàn toàn bất chính và bất xứng trong tư cách chính quyền VN đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Trên cơ sở đó, chúng tôi, bao gồm các tổ chức XHDS, các tổ chức chính trị, các cá nhân trong và ngoài nước, cùng ký tên yêu cầu chính quyền VN hãy trả tự do vô điều kiện cho Ls Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà.
Việt Nam, ngày 23 tháng 12 năm 2015.
——————–
Những nhà thờ Công giáo nổi tiếng Việt Nam
Từ cổ kính đến hiện đại, từ đất nung đến đá phiến, những nhà thờ nổi tiếng trên khắp Việt Nam hiện ra tuyệt đẹp dưới góc máy nhà báo Bùi Văn Nghiệp.
Nhà Thờ lớn Hà Nội. Có tên chính thức là NT Saint Joseph, xây dựng trong những năm 1884-1886, chủ yếu là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi, khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, NT lớn Hà Nội (Chánh toà) được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique, dài 64,5m, rộng 20,5m với hai tháp chuông cao 31,5m; trung tâm quảng trường phía trước NT có đài Đức Mẹ bằng kim loại; khu cung thánh trang trí theo nghệ thuật dân gian, chạm trổ, sơn son thiếp vàng rất độc đáo. |
Nhà thờ đá Phát Diệm – Ninh Bình. Quần thể NT Phát Diệm (Ninh Bình) được khởi công xây dựng từ năm 1875, trong đó NT Chánh toà xây dựng năm 1891, dài 80 mét, rộng 24 mét, được chống đỡ bởi những cây cột lim to lớn, mặt chính hướng ra phía hồ nước ở giữa có đảo nhỏ dựng tượng chúa Ki Tô. Năm 1889, xây dựng điện Trái tim Đức Mẹ dài 15 mét, rộng 9 mét, với vật liệu tất cả đều là đá (nên NT Phát Diệm còn được gọi là NT Đá). Nét độc đáo của quần thể NT này là mô phỏng theo lối kiến trúc đình, chùa Việt Nam và mặc dù xây dựng trên vùng đất bùn lầy, đã hàng trăm năm qua nhưng không hề bị lún. |
Nhà thờ Phú Nhai – Nam Định. Tiểu Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai ở huyện Xuân Trường (Nam Định), xây dựng năm 1886, ngay sau khi vua Tự Đức của triều Nguyễn ký sắc lệnh tha đạo. Sau nhiều biến cố lịch sử, NT này được xây dựng lại, hoàn thành và xức dầu cung hiến thánh đường vào tháng 12-1933, từng được xem là lớn nhất Đông Dương, sau này có một số lần trùng tu. |
Nhà thờ Phủ Cam – Thừa Thiên Huế. Khởi công từ đầu năm 1963 nhưng gần 40 năm sau, đến tháng 5 – 2000, trải qua ba đời giám mục, công trình xây dựng NT chánh tòa Phủ Cam (TP Huế) mới hoàn thành, phía trước có hai tượng thánh bổn mạng của giáo xứ là thánh Phêrô và thánh Phaolô. Lòng NT rộng, có thể chứa hàng nghìn người đến dự lễ, được cung cấp ánh sáng trời từ hai dãy cửa gương màu ở bên hông. |
Nhà thờ chính tòa Nha Trang. NT Chánh tòa Đà Lạt (thường gọi là NT Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà), được xây dựng từ năm 1931 đến 1942; mặt bằng NT theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m; phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc NT châu Âu thời trung cổ. Ngoài NT này, còn có NT Con Gà khác, là NT Chánh toà Đà Nẵng. |
Nhà thờ chánh tòa Đà Nẵng. Nằm trên đường Trần Phú, NT Chánh tòa Đà Lạt (thường gọi là NT Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà), được xây dựng từ năm 1931 đến 1942; mặt bằng NT theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m; phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc NT châu Âu thời trung cổ. Ngoài NT này, còn có NT Con Gà khác, là NT Chánh toà Đà Nẵng. |
Được khởi công xây dựng từ năm 1877 phỏng theo NT Đức Bà ở Paris, khánh thành năm 1880 rồi vào năm 1894, hai tháp trên hai gác chuông được xây thêm và chiều cao của nhà thờ lên đến 57m, Tiểu Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn nằm trong số những NT công giáo lớn nhất, xưa nhất ở Việt Nam, là một trong những NT đẹp nhất Việt Nam, cả về mặt kiến trúc và vị trí toạ lạc, đến năm 1959 được nâng lên hàng “Vương cung Thánh đường”. |
![]() |
Nhà thờ La Vang – Quảng Trị. |
Nhà thờ Sở Kiện – Hà Nam. |
Nhà thờ đá Sapa. Ngoài ra, những ngôi NT “nổi tiếng thiên hạ” như NT Domain de marie ở Đà Lạt (Lâm Đồng), NT Phanxico Xavie (Cha Tam – Q.5, TPHCM) và các Tiểu Vương cung Thánh đường Sở Kiện (Hà Nam), La Vang (Quảng Trị), Sa Pa (Lào Cai)… |
Nhà thờ Cao Mại ở Kiến Xương – Thái Bình. |
Nhà thờ Cam Ly – Đà Lạt. |
Nhà thờ Du Sinh – Đà Lạt. |
Nhà thờ Bến Đá – TP Vũng Tàu. |
Nhà thờ Đức Bà – TX Lagi, Bình Thuận. |
Nhà báo Bùi Văn Nghiệp – công tác tại Báo Công an TPHCM đã đặt chân đến đủ 63/63 tỉnh, TP của nước ta. Trong những chuyến đi ấy, anh đã chụp bộ ảnh đồ sộ với trên 1.000 nhà thờ (NT) Công giáo và đã được xác lập kỷ lục là người chụp ảnh nhiều NT Công giáo nhất Việt Nam.