Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị

@Basam

Đôi lời: Trang Ba Sàm nhận được một số tài liệu tuyệt mật nhưng không có điều kiện kiểm chứng. Trong thời buổi trong nước không có tự do thông tin, các trang tài liệu dưới đây không thể xuất hiện trên các trên các tờ báo “lề phải”, và do vậy chúng tôi xin được phổ biến 9 trang tài liệu này nhằm mục đích bạch hóa thông tin, để độc giả có cái nhìn rõ hơn về những gì đang diễn ra bên trong chế độ. Phổ biến những thông tin này trên trang Ba Sàm, không nhằm mục đích ủng hộ hay đứng về bất kỳ phe nhóm nào.

___

Lời người gửi: Tôi là một người cấp tiến. Tôi có một vài ý chí giống các bạn. Nếu các bạn viết và đăng những gì tôi gửi, tôi sẽ tiếp tục cộng tác và gửi tiếp các tài liệu. Tôi gửi tài liệu này duy nhất cho các bạn. Trong vòng 24 tiếng nữa, nếu các bạn không sử dụng, tôi sẽ gửi nhiều trang khác và ẽ không thể tiếp tục cung cấp thông tin độc quyền cho các bạn.

Chế độ này đã quá thối nát và nhân dân có quyền biết bộ mặt thật của nó.

Thân ái.

18-12-2015

H1

H1

H1

H1

H1

H1

H1

H2

H3

Một số thông tin phản hồi về loạt bài Nguyễn Công Khế

Đôi lời: Như đã nói trước đây về loạt bài liên quan đến vụ bê bối của ông Nguyễn Công Khế và Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên, trang Ba Sàm quyết định đăng loạt bài này sau khi kiểm chứng một số thông tin có liên quan, nhiều thông tin nêu ra trong loạt bài này là đúng sự thật, tuy nhiên cũng có một số thông tin sai lệch. Chẳng hạn như, thông tin trong bài này có nhắc đến nhà báo Đoàn Khắc Xuyên, được một số người quen xác nhận là không đúng. Xin được nhắc lại, cá nhân ông Nguyễn Công Khế hoặc những người được nêu tên trong loạt bài này, nếu thấy những thông tin đưa ra không đúng sự thật, hãy viết bài phản bác. Trang Ba Sàm sẽ đăng tất cả những bài phản bác có liên quan đến vụ việc này. Sau đây là một số thông tin phản hồi về loạt bài này.

____

FB Doan Khac Xuyen

18-12-2015

Hồ Văn Đắc, người mà tôi chưa hề biết nhưng cái gọi là “CLB nhà báo trẻ” của kẻ hoặc những kẻ giấu mặt bỉ ổi nào đó bịa đặt ra là bị tôi làm đơn tố cáo, đã lên tiếng. Ngoài việc bác bỏ những gì mà người hoặc nhóm người này nêu ra về quan hệ của Đắc với Nguyễn Công Khế, Đắc khẳng định không có chuyện bị ai làm đơn tố cáo. Điều này cho thấy những gì nhóm người giấu mặt này muốn chỉ là bịa đặt, bóp méo sự việc để bôi nhọ những người mà họ thù ghét và những ai có liên quan.

Tiếc là trang Basam lại đi góp tay phát tán những thông tin như vậy mà không hề bỏ công kiểm chứng.

____

FB Hồ Văn Đắc

18-12-2015

H1

TÌNH CẢM VÀ SỰ TIN CẬY ĐÃ GIỮ TÔI BÊN ANH KHẾ

Mấy ngày qua tôi được anh chị em và những người thân qua mail, qua tin nhắn đề cập những bài viết trên mạng nói về mối quan hệ giữa tôi và anh Nguyễn Công Khế trong 2 bài “Nguyễn Công Khế xử lý việc ra toà vì trốn nợ như thế nào?” và “Giọt nước mắt hận thù”. Tôi xin được nói rõ những điều sau:

A.VỀ BÀI VIẾT “NGUYỄN CÔNG KHẾ XỬ LÝ VIỆC RA TÒA VÌ TRỐN NỢ NHƯ THẾ NÀO?”

Tôi xin trình bày cụ thể:

Việc xử lý nợ Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát Triển Kỳ Hà- Chu Lai- Quảng Nam, tôi là người được anh Khế giao trực tiếp giải quyết, vì trước đây tôi phụ trách phòng kinh doanh trực thuộc Tập Đoàn (anh Nguyễn Quang Minh làm trưởng phòng , anh Nguyễn Chí Hiếu làm phó phòng).

Tôi và anh Nguyễn Chí Hiếu theo hướng dẫn của tòa đã làm báo cáo và phương án trả số tiền nợ gởi cho tòa án Tam Kỳ và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát Triển Kỳ Hà- Chu Lai- Quảng Nam.

Tòa án Nhân dân Thành phố Tam Kỳ ở phiên sơ thấm không đồng ý phương án do Tập Đoàn đề nghị và quyết định TN Corp phải thanh toán cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát Triển Kỳ Hà- Chu Lai- Quảng Nam số nợ gốc + lãi + án phí.

Sau khi có kết luận của tòa án, tôi và anh Hiếu trực tiếp gặp anh Cao Ngọc Tích (Giám đốc Kỳ Hà- Chu Lai) để bàn phương án trả nợ. Sau khi trao đối, anh Cao Ngọc Tích đã xin ý kiến của lãnh đạo Quảng Nam và đồng ý phương án trả nợ như sau:

-Không tính khoản lãi trả chậm.
-Lịch trả nợ bắt đầu từ tháng 10: trả 700.000.000 đồng.
-Từ tháng 11/2015 đến khi hết nợ: 200.000.000 đồng/tháng.
Hiện nay Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên đã thực hiện phương án trên.

B.VẾ BÀI ” GIỌT NƯỚC MẮT HẬN THÙ”

Bài viết đã nêu lên một số điều không đúng, đó là:

  1. Tôi khẳng định không có đơn thư tố cáo tôi, nếu có thì tôi là bí thư chi bộ, phải do ủy ban kiểm tra đảng cấp trên xử lý.
  2. Không có cuộc họp chi bộ nào “đấu tố” tôi, tôi là bí thư chi bộ chủ trì các cuộc họp, có thể kiểm tra toàn bộ các biên bản họp chi bộ hằng tháng và 9 đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ.
  3. Tất cả nội dung tôi giải trình với anh Khế đều là nội dung anh Khế trao đổi trực tiếp với tôi chứ không phải do thư tố cáo.
  4. Một số nội dung trong thư giải trình của tôi, bài viết nêu chưa đúng ví dụ như trong thư tôi không viết “Trong cuộc họp hôm trước, anh cho đọc nội dung lá đơn tố cáo em..” vì không có đơn tố cáo nào cả.
  5. Chuyển công tác về báo Thanh Niên là do tôi tự nguyện xin về.

Khi hết làm bí thư thành đoàn Đà Nẵng, tôi được phân công làm Phó chủ tịch Thường trực Mặt Trận rồi Phó Ban thường trực Ban Dân Vận. Cuối năm 2005, trong cuộc họp Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh Niên, anh Khế có gặp tôi và nói: “Ông Đắc, tôi thấy ông năng lực tốt mà sao Đà Nẵng cứ bố trí ông cà quanh, thôi ông về làm việc với tôi đi”. Tôi nói “Dạ”. Sau đó anh Khế có điện thoại nói chuyện với anh Bá Thanh bí thư.

Khi có giấy tiếp nhận của Trung Ương Đoàn, tôi về báo cáo anh Bá Thanh, anh Bá Thanh nói: “Thôi, ông đi làm chi, ông muốn việc gì ở đây tôi sẽ bố trí”. Tôi nói: “Dạ không, em muốn thay đổi môi trường công việc để tự đánh giá mình (thực ra trước đây, các anh có hỏi và tôi đã trả lời “Em phù hợp nhất với ngành văn hóa thông tin, không cần phải làm giám đốc hay phó giám đốc”, vì tôi đã tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Văn hóa)

Anh Bá Thanh nói: “Vậy thôi ông cứ đi đi, vào đó thấy sống không được thì về lại đây tôi bố trí”.

Trưng Ương Đoàn phân công tôi về báo Thanh Niên.

Ngày lên đường vào Sài Gòn nhận công tác, tôi mang theo 2 gói ớt xanh, 2 thẩu mắm cái (do mẹ làm), 2 gói rau húng, 2 lọ tương ớt (cũng mẹ làm), hai chục tré để tặng cho anh Khế và anh Tịnh (Đặng Thanh Tịnh, phó tổng biên tập), vì nghe anh em nói các anh thích những thứ này.

Việc chuyển công tác là do tôi tự nguyện và chấp nhận không đi theo con đường quan chức. Tôi biết ơn anh Khế đã nhận tôi về công tác tại cơ quan báo Thanh Niên.

Gần 10 năm làm việc với anh và mãi đến giờ tôi tin, hiểu và tự nhìn nhận về anh:

1.Anh là người con có hiếu: tôi đã chứng kiến việc khi mẹ anh mất anh đang công tác tại Nha Trang. Bay gấp về tới nhà là anh nhào vô ôm bác và khóc than cả tiếng đồng hồ, anh còn kể về bác cho tôi nghe những chuyện rất đời thường với rất nhiều thành kính.

2.Anh là người rất quan tâm đến nhân viên: Có thể nói tất cả những ngày vui, ngày buồn của nhân viên anh đều có mặt (ma chay hiếu hỉ). Tôi rất xúc động khi cha tôi mất dù ở xa anh vẫn về dự và ôm mẹ tôi như mẹ của mình.

3.Anh là người có uy lực có thể xoay trở, giúp Tập Đoàn tồn tại và phát triển những lúc Tập Đoàn gặp khó khăn.

4.Anh là người tâm huyết: Tôi thường được anh gọi cùng ngồi tiếp những chính khách, chuyên gia, nghe anh nói chuyện với họ trên nhiều lĩnh vực như: báo chí, giáo dục, y tế… Anh nói rất hay và tâm huyết.

5.Anh sống với những người từng làm việc với mình rất thân tình, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ khi họ cần, cả tinh thần lẫn vật chất

6.Về tính cách của anh, anh rất nóng, cả tin, dễ bị tác động, điều này là với tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng tôi.

-Một lần anh gọi tôi lên và nói những điều người khác nói không tốt về tôi…

Tôi trả lời: “Những điều người ta nói không đúng về em, em không quan tâm, lãnh đạo cấp quốc gia người ta còn nói xấu. Nếu cần, anh gọi người đã nói cùng em lên gặp anh để ba mặt một lời. Em chỉ quan tâm anh nghĩ về em thế nào, anh có tin em hay không. Nếu anh nói không tin thì ngay ngày mai em sẽ xin nghỉ việc…”.

Anh nói: “Sao tôi lại không tin ông, tôi tin ông còn hơn cả tin tôi nữa”.

-Một lần tôi đang ở sân bóng Ninh Thuận, chuẩn bị cho ngày hôm sau khai mạc giải U21, anh điện la rất nặng về việc đón đoàn lãnh đạo Cần thơ. Tôi nghe xong, trả lời: “Em đang rất bận, anh nói như vậy là không đúng đâu” xong tôi nói cúp máy. Hơn một tiếng sau anh gọi lại và nói: “Hồi nãy tôi la ông là không đúng, tôi xin lỗi ông”…

Anh biết tôi hay tránh tham gia tiếp khách, ăn uống, nên anh thường nhắc đi nhắc lại: “Trưa mai ông phải dự tiếp khách với tôi”. Tôi đến dự thì anh giới thiệu với mọi người: “Đây là anh Đắc phó tổng, ảnh làm rất tốt công việc tôi giao, hôm qua tôi có la ổng oan, nên tôi có xin lỗi ổng rồi”.

Trước đây khi còn phụ trách tổ chức hành chính, những vấn đề liên quan về nhân sự và hành chính tôi đều tham mưu một cách kiên quyết. Những điều tôi đề nghị, đôi lúc anh không đồng tình nhưng đều thực hiện.

Tôi xin cảm ơn những quan tâm, chia sẻ của mọi người, tôi có thể khẳng định mối quan hệ giữa tôi với anh Khế trước sau như một.

Tôi không quan tâm về chức tước quyền lực từ ngày quyết đinh vào Sài Gòn công tác. Tôi là người có ý thức chấp hành mọi phân công và làm hết mình để hoàn thành công việc được giao. Tôi không đòi hỏi quyền lợi gì cho mình. Tôi tự biết vị trí của mình tại Tập Đoàn nên cứ thế mà sống và làm việc. Cho nên nếu nói tôi đấu đá giành quyền lực là chuyện hoang tưởng. Vài lần anh Khế có nói với tôi: “Ông Đắc, ông lên làm tổng giám đốc thay tôi đi”. Tôi nói thật lòng với anh là với khả năng của mình, tôi không thể làm được. Anh lại hỏi nếu ông là tôi, ông sẽ làm gì? (thời kỳ này Tập Đoàn gặp khó khăn về tài chính). Tôi trả lời: “Em nói anh đừng la, nếu em là anh thì em nghỉ cho khỏe, em sẽ làm cố vấn và đi du lịch…”. Anh nói ông nói có lý, tôi sẽ suy nghĩ lại. Mấy ngày sau gặp tôi anh nói: “Tôi phải tiếp tục xây dựng Tập Đoàn Thanh Niên thành một Tập Đoàn Truyền Thông thật mạnh vì đây là tâm huyết của tôi”.

Tôi có thể khẳng định, tôi là người luôn có chính kiến và góp ý với anh một cách thẳng thắn, chân thành. Tôi nể anh chứ chưa bao giờ sợ anh. Không biết có phải tôi là người bị anh la nhiều nhất hay không? Có lần tôi nói với anh: “Em làm hết hơi mà sao anh cứ la miết rứa”. Anh trả lời: “Người tôi thương tôi mới la, chứ người tôi ghét tôi không quan tâm”. Tôi đùa: “Thôi, anh ghét đi cho em nhờ”.

10 năm rời quê Đà Nẵng vào Sài Gòn làm việc ở Tập Đoàn, tôi tự thấy bây giờ mình có chút thành đạt, con cái ngoan ngoãn, có môi trường tốt để các con rèn luyện, những ước mơ mình đã thực hiện được, đó là những event lớn như Duyên Dáng Việt Nam, U 21, Hoa Hậu Trái Đất, Hoa hậu Hoàn Vũ… mà anh tin tưởng giao cho tôi trực tiếp điều hành đều thành công và cho tôi rất nhiều kinh nghiệm.

Sự thành đạt đó là nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của anh Khế rất lớn ngoài nỗ lực của bản thân mình. Tôi là người chịu ơn anh, xin mọi người hãy tin điều này. Trong thâm tâm tôi chưa bao giờ oán trách gì anh và luôn tin tưởng quí trọng anh.

Từ cuối năm 2013 tôi được anh phân công phụ trách công ty Ami, làm công tác đảng, công tác công đoàn và ngoại giao nên tôi không tham gia những công việc khác. Còn việc xin nghỉ hưu trước tuổi vì tôi thương mẹ, muốn có thời gian chăm sóc mẹ nên tôi làm đơn chứ không phải chịu áp lực từ bất cứ đâu.

Khi tôi xin nghỉ, anh có nói: “Ông nghỉ thì lấy gì nuôi sống gia đình?”. Tôi trả lời: “Dạ em cảm ơn anh. Em có thể tự thu xếp được…”.

Chính những điều như thế đã khiến tôi tiếp tục làm việc bên anh đến tận bây giờ.

____

FB Nguyễn Thông

Nhà báo Nguyễn Công Khế, như tôi biết

18-12-2015

Hôm trước, có người hỏi mà cũng như trách tôi rằng sao với trường hợp phóng viên Nguyễn Hoài Nam bị báo Thanh Niên sa thải, tôi không có lấy một lời. Đúng là tôi từng làm ở báo Thanh Niên, từng biết Nguyễn Hoài Nam là phóng viên rất giỏi của báo, nhưng thực ra với vụ việc lùm xùm ấy, tôi lại không tường tận, nhất là chính tôi đã nghỉ việc ở đó gần cả năm nay rồi. Cùng cơ quan với nhau nhưng mỗi người mỗi phận, ở bộ phận khác nhau, ít có cơ hội tìm hiểu về nhau, chỉ ráng làm sao đối xử với nhau tốt cũng là mừng lắm. Tôi có nghe chuyện Nam bị trù dập, rất thương anh ấy, nhưng bảo rằng tôi phải lên tiếng thì hơi khó, bởi mình có nắm được mô tê thực chất gì đâu mà bày tỏ này nọ. Không biết làm sao nói. Nếu Nam đọc được những điều này, tôi nghĩ Nam hiểu tôi nói thực.

Vào báo Thanh Niên năm 1996, ra khỏi báo đầu năm 2015, tôi có gần 20 năm gắn bó với tờ báo này. Với khả năng, trình độ có hạn, lại cộng thêm bản tính “hung hăng chẳng chừa ai”, tôi suốt đời chỉ làm lính. Phận làm thuê cho nhà nước (báo Thanh Niên là tờ báo của nhà nước), làm được thì làm, không làm được thì nghỉ, ai đối xử thế nào mặc họ, tôi chả lăn tăn. Có lẽ cũng chính vì thế mà dù suốt 20 năm ấy tôi biết ơn báo Thanh Niên đã cho tôi công ăn việc làm, tay làm hàm nhai, có chút thu nhập nuôi sống gia đình, nhưng may mắn là không phải chịu ơn bất cứ cá nhân nào. Nếu được nâng đỡ thế này thế khác như người ta, bây giờ lại khó ăn khó nói. Thiên hạ vẫn nhắc nhở “chả ai cho không ai cái gì”.

Tháng 5.1996, sau khi trúng tuyển vào báo, tôi được nhận về Ban Văn nghệ, anh Phan Bá Chức làm trưởng ban. Giữa năm 1997, có lẽ ai đó nhận ra sự cẩn thận, chỉn chu của mình, tôi được về Ban Thư ký tòa soạn, do anh Nguyễn Khắc Nhượng đóng chức trưởng ban, anh Nguyễn Quang Thông làm Phó ban. Kể từ đó, tôi miệt mài như anh thợ cạo giấy, làm biên tập viên tới khi đủ tuổi và nhận quyết định nghỉ việc. Gần hai thập niên làm lính, qua hai trào Tổng biên tập là anh Nguyễn Công Khế và anh Nguyễn Quang Thông, chưa kể có một thời gian ngắn “không có vua” chỉ do anh Đặng Thanh Tịnh “Phó tổng biên tập phụ trách”, tôi là kẻ có cũng được mà không có cũng chẳng sao.

Những ngày qua, trên mạng internet xuất hiện nhiều thông tin về anh Nguyễn Công Khế. Nhiều ý kiến trái chiều, khen chê đủ cả. Dư luận đang đánh giá rất khác nhau về một con người. Điều nguy hiểm là có những thông tin không chính xác (theo như tôi biết) nhưng lại được phổ biến rộng rãi, gây đúng sai, trắng đen lẫn lộn. Và đáng nói nữa là rất nhiều người đã từng hiểu, từng nắm rõ thực chất vấn đề, kể cả từng “chịu ơn” Nguyễn Công Khế (những người dạng này ở báo Thanh Niên hiện nhiều lắm) lại nín thinh, không hề lên tiếng nói ra sự thực khách quan, ngoại trừ anh Nguyễn Quốc Phong, từng là Phó tổng biên tập phụ trách tòa soạn Hà Nội, người đã sát cánh với ông Nguyễn Công Khế nhiều năm trời. Tôi chả dám chê ai, biết đâu người ta có cái lý của riêng mình để ngậm miệng, nhưng thấy buồn cho nhân tình thế thái. Các cụ xưa chả nói rồi “Khi vui thì vỗ tay vào/Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai”, hình như khá đúng trong vụ này.

Như trên đã nói, tôi những năm làm công ăn lương ở Thanh Niên chả phải chịu ơn ai, kể cả anh Khế tổng biên tập. Giờ tôi có viết gì đi chăng nữa cũng chả phải để trả ơn bởi có ơn đâu mà trả. Với một người phận lính lác quá bình thường như tôi, anh Khế cũng không cần tôi phải này nọ. Người ta bảo “phù thịnh chứ không phù suy”, tôi không phù ai, chỉ nói ra những điều mình biết. Biết thế nào, nói thế ấy, không thêm thắt, bịa đặt.

Những bài “đánh” nhà báo Nguyễn Công Khế trên mạng, tôi có đọc, thậm chí đọc kỹ. Họ bảo rằng ông Nguyễn Công Khế làm giàu từ mồ hôi nước mắt cán bộ công nhân viên, phóng viên báo Thanh Niên, lừa “táng tận lương tâm” với đội ngũ của tờ báo này. Nghe rất kinh. Ai không biết, thì có thể tin đó là thật hoặc có thể hồ nghi. Là người ở báo Thanh Niên suốt thời ông Khế làm Tổng biên tập, tôi dám chắc đó là nói lấy được với ý đồ xấu. Nhân vô thập toàn, ông Khế không phải người toàn diện, được ai cũng yêu cũng quý. Có người ghét, thậm chí thù ông bởi ông đụng chạm đến quyền lợi của họ (tôi xin phép không kể tên ra đây), nhưng nếu nói ông cựu tổng biên tập ấy “táng tận lương tâm” với tập thể dưới quyền, có khó gì đâu mà không kiểm chứng được. Bây giờ ông Khế đối với những người đã và đang làm ở báo Thanh Niên không còn quyền hành gì nữa, họ đâu có ngại hoặc sợ nếu phải nói về ông ấy. Cũng như tôi, chẳng bị ràng buộc gì. Tôi tin một cách rất chủ quan nhưng có cơ sở rằng, nếu hỏi những con người “bị đối xử tàn tệ” ấy nghĩ về ông Khế thế nào, hầu hết đều sẽ nói biết ơn ông ấy. Chính tôi nữa, trong cái ơn chung này, cũng giống như mọi người, chịu ơn ông Khế. Chả có lý gì để ai đó nói xấu về con người đã từng tốt với mình, chăm lo cho mình bằng công ăn việc làm, chỉ trừ trường hợp mình là kẻ vô ơn.

Hồi tôi vào báo Thanh Niên, nhân sự lúc đó tất tần tật kể từ tổng biên tập đến chị Hồng, chị Nhụy lao công cũng chỉ vỏn vẹn hơn 50 người, tính luôn cả các văn phòng địa phương. Rồi cứ nhiều dần lên, tới lúc ông Khế rời báo là khoảng 450 người, gấp 9 lần. Lo chèo chống, nuôi cả bộ máy ngày càng đông đảo, chừng ấy con người (và tất nhiên còn bao nhiêu miệng ăn kèm theo ở gia đình họ nữa) chả phải chuyện thường. Tất nhiên không phải công lao chỉ mình ông Khế, nhưng tôi dám chắc mỗi người ở báo được như bây giờ có công rất lớn của ông. Những người viết bài đánh ông họ chả dại gì mà đi hỏi nhân chứng ở báo Thanh Niên.

Ngay cả vụ Dự án khu nhà ở của cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Thanh Niên do Ban biên tập mà đứng đầu là ông Khế chủ trương, những bài “đánh” kia có vẻ dựa vào điều này thứ nọ để bảo rằng ông Khế chiếm đoạt, cướp đoạt tiền của người đóng góp mua suất đất. Tôi lúc ấy không được xét mua đất bởi đã có nhà rồi, nhưng những người bạn tôi, chị Trương Nguyễn Mỹ Hạnh, chị Võ Thị Tạo chẳng hạn, có tên trong danh sách, đã đóng tiền mấy lần, từng rất bực bội, khó chịu do dự án kéo dài, nhưng rồi cuối cùng ai cũng được trả tiền và đền bù thỏa đáng. Chả ai hỏi những người ấy bị thiệt thòi gì, thiệt thòi bao nhiêu, dại gì mà hỏi bởi không ai thiệt cả.

Việc lập ra Công ty cổ phần Truyền thông Thanh Niên, lúc đầu sôi nổi thế nào, ai ở báo Thanh Niên cũng rõ. Sau do quá trình làm ăn, do quan hệ lỏng dần, báo Thanh Niên rút dần và mở công ty riêng khác. Đó là chuyện bình thường. Nhưng bảo ông Khế chiếm đoạt Công ty tập đoàn truyền thông Thanh Niên, chiếm đoạt vốn liếng của cổ đông, thì không dễ thế đâu. Ban Biên tập báo Thanh Niên bây giờ, cả những cán bộ phóng viên bây giờ, họ có nể ông Khế mấy đi chăng nữa, cũng dễ gì để ông ấy chiếm. Không làm ăn được với nhau thì thôi, chứ làm sao chiếm được của nhau. Ngay chính tôi, hồi công ty mới mở cũng hào hứng vay tiền mua cổ phần. Tôi nghỉ việc, giờ cổ phần của tôi vẫn còn đó, cổ phiếu vẫn của tôi, lãi hằng năm vẫn có, nếu tôi muốn bán cổ phần vẫn có người mua, chả ai chiếm đoạt cả.

Cách đối xử của ông Nguyễn Công Khế với cấp dưới, mỗi người mỗi kiểu. Ở báo Thanh Niên, nhiều, rất nhiều người được ông quan tâm, nâng đỡ, bồi dưỡng, sắp đặt vào vị trí này nọ. Tôi nói không ngoa, hầu hết bộ máy lãnh đạo báo Thanh Niên bây giờ phải chịu ơn ông Khế về chuyện đó. Tất nhiên không phải tất cả, thậm chí có người mai phục kiểu Câu Tiễn chờ ngày quật ông, có những người bị ông ấy trừng trị thì ghét ra mặt. Nhiều người trong số ấy bây giờ ăn nên làm ra, phú quý giàu sang, địa vị… nhưng họ quên ông Khế hoặc cố tình lờ đi.

Hồi ông còn đương chức, chắc khá nhiều cán bộ phóng viên của báo không đồng tình với việc ông quá trọng dụng anh Hoàng Hải Vân. Nói cho công bằng, anh Sánh (HHV) là nhà báo có tài, rất giỏi (theo tôi, báo Thanh Niên có 3 người giỏi nghề nhất, là anh Sánh, Đỗ Hùng, và ông Khế), nhưng ông Khế tin quá, giao cho quyền nhiều quá, mà cái gì thái quá cũng đều không hay, dẫn đến những tai hại. Tôi nghĩ có lẽ ông Khế ngẫm nghĩ nhiều về trường hợp này.

Hồi nhà báo Nguyễn Việt Chiến viết về vụ PMU 18, khi thấy nguy cơ Chiến có thể bị bắt, ông Khế rất thương Chiến nhưng biết không thể cứu được. Tôi nhớ hồi tháng 3.2008, Chiến vào Sài Gòn, tôi là người gặp đầu tiên. Hai đứa ngồi trò chuyện ngoài hành lang lầu 3, Chiến (hơn anh Khế mấy tuổi) bảo Khế nó biết thế nào tao cũng bị bắt nên nó mua vé máy bay cho tao vào, cho đi đây đi đó Đà Lạt, Phan Thiết thỏa thích cho đỡ buồn, kẻo mai vào tù chả biết khi nào ra. Chiến còn nói, đó là cách cư xử của tay hảo hán, tao chịu Khế chỗ đó, mày ạ (ai không tin cứ hỏi nhà thơ Nguyễn Việt Chiến).

Với tôi, ông Khế chỉ coi như mọi tên lính khác, tôi cũng chả hề muốn ông phải để ý gì cá nhân mình. Tính tôi thẳng, gặp cái gì không nên không phải là bộp luôn. Trong một buổi họp toàn cơ quan cuối năm 2006, giữa văn võ bá quan, tôi chê thẳng thừng báo cáo của Ban Biên tập là tô hồng, giáo điều, chưa đi vào thực chất, nói như thế thì ai chả nói được. Có người sầm mặt xuống, còn ông Khế đứng lên cảm ơn tôi, nói “chúng tôi chân thành cảm ơn anh Thông đã góp ý, chúng tôi sẽ sửa chữa, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn”. Giờ giải lao, ông còn ra hành lang bắt tay tôi và bảo “cơ quan rất cần những người thẳng thắn như ông”.

Tôi hay viết blog, đụng chạm này nọ. Cấp chủ quản (Trung ương Đoàn) phàn nàn, không ít vị lãnh đạo đe nẹt, thậm chí bực bội. Anh Đặng Thanh Tịnh chỉ cười “chúng nó bắt mày có ngày”. Riêng ông Khế lần nào gặp tôi cũng bảo “Tôi tôn trọng những suy nghĩ, quan điểm cá nhân của ông, tôi không cấm ông, ông cứ viết thế nào cho phải thì thôi. Cá nhân tôi sẽ bảo vệ ông”. Vì vậy tôi cứ viết. Khi ông Khế bị mất chức Tổng biên tập được một thời gian thì tôi cũng buộc phải đóng blog bởi chỉ có 2 lựa chọn: hoặc làm thì đừng viết, hoặc viết thì thôi làm. Không ai trong lãnh đạo cơ quan ra mặt cấm nhưng lệnh từ cấp trên là vậy. Không còn ai bảo vệ tôi nữa.

Một người như ông Khế, đương nhiên là lắm kẻ thù, ganh ghét. Nhưng những gì tôi biết, chiêm quan, tận mục, tôi cho rằng người yêu ông, biết ơn ông, nể trọng ông vẫn nhiều hơn.

____

Mời xem lại: Nguyễn Công Khế đã trung kiên với Cách mạng như thế nào khi bị địch bắt năm 1972?   –  Lá số tử vi của Đảng viên Nguyễn Công Khế  – Hồ Văn Đắc – Nguyễn Công Khế và “Giọt nước mắt hận thù”…  – Nguyễn Công Khế xử lý việc ra tòa vì trốn nợ như thế nào?   –  Cú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với cán bộ công nhân viên báo Thanh Niên   –  Nguyễn Công Khế và cú lừa 300 tỷ ngoạn mục!    – Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt tập đoàn Thanh Niên như thế nào?  –  Thủ đoạn cướp tiền doanh nghiệp của TNCorp và Nguyễn Công Khế thông qua chiêu bài truyền thông (CLB NBT/ BS).  –  ‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’ (BBC).  – CÓ “ĐẤU ĐÁ” Ở TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG THANH NIÊN VÀ BÁO THANH NIÊN? (BS).  – Phản hồi bài viết bịa đặt về nhà báo Nguyễn Công Khế (DL).

lượm lặt tin 18-12-15

Tranh cãi ung thư do gene hay lối sống

90% ung thư có thể phòng tránh được nếu có thói quen sống lành mạnh, theo tuyên bố mới nhất của các nhà khoa học.

Theo English News, sự tranh cãi ung thư phần lớn do gene hay lối sống đã dấy lên trong những năm qua. Nhiều nhà khoa học cho rằng ung thư phần lớn là do “kém may mắn” chứ không phải lối sống. Trong đó 2/3 trường hợp ung thư là do những sai lầm ngẫu nhiên trong gen hơn là bởi lối sống, chế độ ăn uống hay di truyền.

Tuy nhiên nghiên cứu mới nhất cho rằng hầu hết các trường hợp ung thư đến từ cuộc sống không lành mạnh, chứ không phải là gene xấu. Các yếu tố đến từ môi trường xung quanh như chế độ ăn uống, ánh sáng mặt trời, thuốc lá, một số virus, ô nhiễm và các bệnh tật đóng một vai trò lớn hơn nhiều trong việc thúc đẩy ung thư so với DNA.

Ảnh minh họa: genengnews

Ảnh minh họa: genengnews

Các nhà khoa học khẳng định tới 90% các trường hợp ung thư sẽ bị xóa sổ nếu tránh được những nguyên nhân gây bệnh từ môi trường. Tiến sĩ Smith, Viện nghiên cứu ung thư Anh cho biết “thói quen lành mạnh như không hút thuốc, giữ một trọng lượng khỏe mạnh, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cắt giảm tiêu thụ rượu bia làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư”.

Tiến sĩ Yusuf Hannun, Đại học Stony Brook của Mỹ cho rằng trong khi yếu tố “kém may mắn” chỉ đóng một vai trò nhỏ thì yếu tố môi trường xung quanh lại gây hại hơn rất hơn. Các gene chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ các trường hợp ung thư.

Giáo sư Kevin McConway chia sẻ, nghiên cứu mới này đặt ra mục tiêu để các tác giả tính toán tỷ lệ phần trăm của bệnh ung thư. Chính điều này được mong đợi là “cây đũa thần” giúp loại bỏ các yếu tố nguy cơ ung thư từ bên ngoài để phòng tránh ở mức cao nhất có thể.

———————————————-

Choáng trước “dàn bưng tráp dài nhất thế kỷ” gây xôn xao, đúng là đám hỏi khủng nhất vịnh Bắc Bộ

Một đám hỏi mà có tới 21 quả lễ cùng 42 nam thanh nữ tú mặc áo dài bưng tráp đội lễ. Được biết đám hỏi này diễn ra ngày 13/12 tại Hà Nội. Ngay sau khi bức ảnh này được công bố, nhiều người đã gọi đám hỏi này là đám hỏi khủng nhất vịnh Bắc Bộ. :p Những hình ảnh này đã phần nào chứng minh được độ chịu chơi và gia cảnh khá giả của cô dâu chú rể.

Choáng trước “dàn bưng tráp dài nhất thế kỷ” gây xôn xao, đúng là đám hỏi khủng nhất vịnh Bắc Bộ :))
Choáng trước “dàn bưng tráp dài nhất thế kỷ” gây xôn xao, đúng là đám hỏi khủng nhất vịnh Bắc Bộ :))
Choáng trước “dàn bưng tráp dài nhất thế kỷ” gây xôn xao, đúng là đám hỏi khủng nhất vịnh Bắc Bộ :)) Choáng trước “dàn bưng tráp dài nhất thế kỷ” gây xôn xao, đúng là đám hỏi khủng nhất vịnh Bắc Bộ :)) Choáng trước “dàn bưng tráp dài nhất thế kỷ” gây xôn xao, đúng là đám hỏi khủng nhất vịnh Bắc Bộ :))
Choáng trước “dàn bưng tráp dài nhất thế kỷ” gây xôn xao, đúng là đám hỏi khủng nhất vịnh Bắc Bộ :)) Choáng trước “dàn bưng tráp dài nhất thế kỷ” gây xôn xao, đúng là đám hỏi khủng nhất vịnh Bắc Bộ :)) Choáng trước “dàn bưng tráp dài nhất thế kỷ” gây xôn xao, đúng là đám hỏi khủng nhất vịnh Bắc Bộ :))

Nguyễn Công Khế đã trung kiên với Cách mạng như thế nào khi bị địch bắt năm 1972?

Nguyễn Công Khế

CLB Nhà Báo Trẻ

Nhìn lại những nhân vật của phong trào sinh viên học sinh miền Nam trước giải phóng, dễ dàng nhận thấy những tấm gương như Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm,… Sau khi nước nhà thống nhất, họ vẫn âm thầm cống hiến và hết sức khiêm nhường khi nhắc lại quá khứ hào hùng của một thời tuổi trẻ. Những con người ấy được ví như những đốm than hồng làm ấm áp cuộc đời vốn đầy dẫy bất công, lạnh lùng vô cảm. Ngược lại, có những kẻ nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo, miệng trơn như bôi mỡ, dùng chiếc lưỡi không xương uốn cong sự thật, chà đạp lên đồng chí đồng đội, lừa gạt cả lãnh đạo cấp trên để tiến thân, thì dù hôm nay có ở tột đỉnh vinh quang, sở hữu khối tài sản trăm tỷ, nghìn tỷ,… nhưng ngày mai rồi sẽ ra sao khi sự thật lịch sử được phơi bày?

Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ xin đưa ra bằng chứng không thể chối cãi về cái gọi là “khí tiết kiên cường”, “dũng khí hiên ngang”, “dù bị địch bắt, tra tấn dã man nhưng vẫn một lòng trung kiên với Cách mạng, quyết không khuất phục, đầu hàng”,… của Nguyễn Công Khế, vốn là những lời thường trực trên môi và ghi trong hàng loạt báo cáo thành tích, giúp y có tiền đồ rộng mở dẫn đến sự vinh quang với khối tài sản khổng lồ trước khi “hạ cánh an toàn”.

H1Nguyễn Công Khế bằng tài năng miệng lưỡi, chà đạp lên đồng chí, đồng đội để đạt được cả danh lẫn lợi hôm nay

Trên thực tế, quá trình hoạt động của Nguyễn Công Khế đến lúc bị bắt (15/5/1972) chỉ đúng 8 tháng rưỡi và không thật sự vĩ đại như y từng khoe mẽ là “Lãnh tụ của học sinh Đà Nẵng”. Cụ thể, tháng 3/1971, Khế từ quê ở Bình Nguyên, Thăng Bình, Quảng Tín ra Đà Nẵng, là học sinh trường Phan Châu Trinh. Tháng 8/1971, được đồng chí Đỗ Pháp (Phó Chủ tịch Nội vụ của Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng, là học sinh cùng lớp với Khế khi ấy) giới thiệu vào tổ chức cách mạng này.

H1Luật sư Đỗ Pháp, nguyên Phó Chủ tịch Nội vụ của Tổng đoàn HS Đà Nẵng (1970-1975), người đã giới thiệu Nguyễn Công Khế vào tổ chức

Đầu tháng 5/1972, Khế được kết nạp vào Đoàn Nhân dân Cách Mạng Đà Nẵng theo giới thiệu của đồng chí Đặng Thái. Ngày 12/5/1972, Khế được phân công làm Bí thư chi đoàn trường Phan Chu Trinh. Và chỉ 3 ngày sau (15/5/1972), khi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng được lệnh chính quyền cách mạng chỉ đạo tập hợp lực lượng để chuẩn bị nổi dậy. Kế hoạch bị lộ, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã trấn áp toàn bộ các sơ sở của Tổng đoàn. Khế bị bắt cùng 32 đồng chí khác (trong đó có cả các đồng chí cấp trên trực tiếp của Khế như Đặng Thanh Tịnh, Đặng Thái, Ngô Minh Hải, Phan Quý, Nguyễn Cam,…).

Trái ngược hoàn toàn với những cái gọi là “khí tiết”, “dũng khí”, “trung kiên” mà Khế tự tâng công cho mình sau này, khi thẩm vấn tại Bộ Chỉ huy Cảnh sát Quốc gia thị xã Đà Nẵng (thuộc Bộ Chỉ huy CSQG Khu I, Bộ Nội vụ, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa) vào ngày 7/6/1972, Khế đã khiếp nhược cung khai sạch sẽ toàn bộ quá trình hoạt động của mình tại Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng và Đoàn Nhân dân Cách mạng kể từ khi gia nhập. Kể cả chức danh, vai tròhoạt động của các đồng chí cấp trên như: Đặng Thanh Tịnh, Đỗ Pháp, Lê Thị Ngọc Lan, Đặng Thái:

  • Nguyễn Công Khế:Thưa, vào khoảng tháng 8/1971, tôi được tên Đỗ Pháp học sinh cùng lớp giới thiệu tôi gia nhập Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng mục đích làm những công tác xã hội…. Gần đây lại phối hợp với sinh viên Huế cứu trợ đồng bào Trị Thiên tỵ nạn Cộng sản. Đoàn này do tên Lê Thị Ngọc Lan là trưởng khối xã hội Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng làm đoàn trưởng đoàn lạc quyên hướng dẫn”.
  • Nguyễn Công Khế: Thưa, trong thời gian tôi gia nhập vào Tổng đoàn học sinh, qua các công tác cứu trợ, có tên Đặng Thanh Tịnh, chủ tịch Tổng đoàn Học sinhtên Đặng Thái có nói với tôi hiện tại Tổng đoàn cần có một số người nòng cốt để phát triển nhân lực hầu quấy rối chính quyền, khi có xảy ra việc bắt bớ sinh viên học sinh. Tôi cũng có tham dự ngày bãi khóa tại trường Phan Chi Trinh, mục đích chính tên Đặng Thanh Tịnh tuyên bố: Từ đây mỗi trường sẽ có một toán trưởng để kiểu kê, nắm vững nhân lực của mỗi trường và theo dõi hành động của mỗi người. Thêm vào đó tên Tịnh nói tiếp chính quyền đã bắt hầu hết sinh viên Huế, chúng ta cần phải hành động để bảo vệ cho chính Học sinh Đà Nẵng. Mục đích bãi khóa là đòi hỏi chính quyền thả tự do cho tất cả SVHS đã bị bắt”.
  • Nguyễn Công Khế: Thưa, đến ngày 8.5.1972, tên Đặng Thái còn nói với tôi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đã biến thành lực lượng lấy tên Đoàn Nhân dân Cách mạng Đà Nẵng, nhằm mục đích hỗ trợ cho Cách mạng. Đến ngày 9.5.1972 tên Thái kêu gọi nên tham gia vào lực lượng này, tôi đồng ý. Qua 2 hôm sau tôi và tên Hoa đến nhà tên Thái. Tại đây tên Thái lấy ra câu khẩu hiệu “quyết tâm đem hết khả năng phục vụ cho Cách mạng” dán trên tường, liền khi đó tên Thái tuyên bố thay mặt cho Đoàn thâu nhận 3 anh vào đoàn viên Nhân dân Cách mạng gồm có tôi (Nguyễn Công Khế), Huỳnh Văn HoaLê Đức Hùng; tôi và hai anh này được kết nạp chính thức và tuyên thệ vào Đoàn Nhân dân Cách mạng tại nhà Đặng Thái vào ngày 1.5.1972”.
  • Nguyễn Công Khế: Thưa, vào chiều ngày 12.5.1972, có cuộc hội thảo phê bình về công tác cứu trợ tại Tịnh xá Ngọc Cơ, tên Thái kéo tôi ra phía sau đưa cho tôi bức thư, vì chưa tiện xem tôi đem về nhà quả là bức thư của Ban chấp hành Trung ương gửi đồng bào toàn quốc, tôi thấy một lá cờ ở giữa có cái lưỡi liềm và một gạch ngang qua giống như chiếc búa, nội dung tuyên truyền về việc đòi Mỹ rút quân. Bức thư này tôi bỏ sau túi quần đến lúc lên nhà Tốt gặp phải lúc nhân viên Công lực đến, tôi quá hoảng hốt bèn lén ra ngã sau vất bức thư ấy vào phòng tắm của nhà tên Tốt”.

Nhục nhã thay khi một Đoàn viên Nhân dân Cách mạng khi đối thoại với kẻ thù lại dùng đại từ “tên” vốn chỉ dành cho tội phạm để chỉ điểm cấp trên, đồng đội của mình với giọng điệu xun xoe một “dạ” hai “thưa”. Thậm chí Khế còn hèn nhát khi cam kết với địch: “Thưa, tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu man trá hoặc dấu diếm tôi xin chịu tội trước pháp luật”. Nguyên văn nội dung lời khai của Khế được Đặng Văn Song, Phụ tá đặc biệt của Chỉ huy trưởng CSQG Đà Nẵng sao y chánh bản vào ngày 24/6/1972:

H1Biên bản hỏi cung Nguyễn Công Khế tại Bộ Chỉ huy CSQG thị xã Đà Nẵng ngày 7/6/1972 (trang 1)

H1Biên bản hỏi cung Nguyễn Công Khế tại Bộ Chỉ huy CSQG thị xã Đà Nẵng ngày 7/6/1972 (trang 2)

Kết quả khi Khế cùng nhiều đồng chí khác thuộc Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quân sự Mặt trận Quân khu 1 (Sơn Trà, Đà Nẵng), đồng chí Đặng Thanh Tịnh bị tuyên án 5 năm tù giam,  các đồng chí Đặng Thái, Ngô Minh Hải, Phan Quý bị 4 năm tù giam,… còn Khế thì được khoan hồng với mức án 30 tháng tù vì tội “quấy rối trật tự trị an”. Thời gian ở tù, về mặt công khai, Khế tỏ ra là người năng nổ, tích cực nhất, luôn dẫn đầu trong các phong trào đấu tranh, sát cánh cùng các bạn tù chính trị như Đặng Thanh Tịnh, Ngô Minh Hải, Phan Quý, Nguyễn Cam, Nguyễn Văn Hòe,… và cả Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi trong thời gian chuyển vào nhà lao Chí Hòa. Nhưng những người đồng chí, đồng đội ngày ấy không thể ngờ, mọi hoạt động, kế hoạch của họ đều bị địch nắm rõ như trong lòng bàn tay, các hành động quan trọng đều bị dập tắt từ trong trứng nước, tất cả đều do Khế làm tay trong, cung khai cho địch. Chưa hết, sau khi Đoàn Thanh niên Cách mạng Đà Nẵng bị trấn áp, nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị lộ, bị địch bắt giữ, thủ tiêu cũng do Khế khai thác được từ các đồng chí của mình trong thời gian ở tù, báo cáo cho địch.

Tháng 2/1975, trong khi Đặng Thanh Tịnh cùng nhiều đồng chí trung kiên bị địch đày ra Côn Đảo, vốn được xem là địa ngục trần gian của các chiến sĩ cách mạng thì Nguyễn Công Khế được chính quyền VNCH thả tự do tại Đà Nẵng. Với tài hùng biện, miệng lưỡi, Khế đã đánh lừa tất cả các đồng chí lãnh đạo địa phương như Nguyễn Thanh Năm (tức Năm Dừa, Thường vụ Đặc khu ủy), Phan Văn Nghệ (Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đà), Hồ Nghinh (Bí thư Tỉnh ủy, Thường vụ Khu ủy Khu 5) để tiếp tục được chính quyền cách mạng trọng dụng, lãnh đạo tín nhiệm, thương yêu, nâng đỡ để y có được sự nghiệp ngày nay…

H1Bức ảnh được Khế treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà tưởng niệm Nguyễn Công Khế tại khu Biệt thự Quế Mi của gia đình tại Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh để giới thiệu “quá khứ lẫy lừng” của mình khi có khách viếng thăm

Nguyễn Công Khế những tưởng đã ém nhẹm thành công sự phản bội Cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội năm xưa và tiếp tục lên mặt huênh hoang, khoác lác về một quá khứ hào hùng ảo tưởng, nay đã bị phơi bày ra ánh sáng và không thể phủ nhận. Chưa hết, thông qua các bằng chứng lịch sử, CLB Nhà báo trẻ sẽ tiếp tục phanh phui tội lỗi chất chồng của Nguyễn Công Khế với chính quyền cách mạng trong phóng sự tiếp theo, dẫn đến một nghi án mà đến nay vẫn chưa có kết luận về quá khứ đầu hàng địch của vị “minh chủ” mà Nguyễn Công Khế đang “y cẩm dạ hành”.

H1Phóng sự sau sẽ dẫn đến một nghi án mà đến nay vẫn chưa có kết luận về quá khứ đầu hàng địch của vị “minh chủ” mà Nguyễn Công Khế đang “y cẩm dạ hành”

Đón xem kỳ tiếp: Tài liệu MẬT | Nguyễn Công Khế – cây đinh của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo VNCH cắm vào tim Chính quyền Cách mạng

CLB Nhà báo trẻ

___

Mời xem lại: Lá số tử vi của Đảng viên Nguyễn Công Khế  – Hồ Văn Đắc – Nguyễn Công Khế và “Giọt nước mắt hận thù”…  – Nguyễn Công Khế xử lý việc ra tòa vì trốn nợ như thế nào?   –  Cú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với cán bộ công nhân viên báo Thanh Niên   –  Nguyễn Công Khế và cú lừa 300 tỷ ngoạn mục!    – Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt tập đoàn Thanh Niên như thế nào?  –  Thủ đoạn cướp tiền doanh nghiệp của TNCorp và Nguyễn Công Khế thông qua chiêu bài truyền thông (CLB NBT/ BS).  –  ‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’ (BBC).  – CÓ “ĐẤU ĐÁ” Ở TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG THANH NIÊN VÀ BÁO THANH NIÊN? (BS).  – Phản hồi bài viết bịa đặt về nhà báo Nguyễn Công Khế (DL).

Quốc tế tiếp tục lên tiếng về LS Đài

BBC tiếng Việt

Chính giới quốc tế tiếp tục lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ luật sư, nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài hôm 16/12.

Ông Đài bị bắt tạm giam và khởi tố tội Tuyên truyền chống Nhà nước, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Trước đó 10 ngày, ông cũng cáo buộc đã bị hành hung khi có buổi nói chuyện về nhân quyền tại Nghệ An.

Ngay sau khi ông Nguyễn Văn Đài bị bắt, một số tổ chức quốc tế đã lên tiếng yêu cầu trả tự do cho ông.

Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Andrus Ansip đã nêu vụ bắt giữ luật sư Đài trong phiên họp toàn thể của Nghị viện Châu Âu ngày 16/12 tại Strasbourg, Pháp.

EU cũng ra thông cáo cùng ngày “bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc bắt giữ ông Nguyễn Văn Đài” và nói việc này “đặc biệt gây lo ngại”.

Tiếp theo đó, một số dân biểu phương Tây gửi thư phản đối vụ bắt giữ theo Điều 88.

‘Trả tự do ngay lập tức’

Dân biểu Mỹ Alan Lowenthal hôm 17/12 vừa gửi thư lên Ngoại trưởng John Kerry để “bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của tôi đối với việc Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bắt giam ngày hôm qua tại Việt Nam với tội danh Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Ông Lowelthal, đại diện cho khu vực bầu cử 47, tiểu bang California, viết trong thư: “Tôi kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đòi hỏi chính quyền Việt Nam lập tức trả tự do Luật sư Đài và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông. Thêm vào đó, chính quyền Việt Nam cần phải dứt khoát chấm dứt mọi hành vi tấn công đối với các nhà hoạt động nhân quyền”.

Bức thư được sao gửi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cũng viết: “Trong lúc Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đang chờ đợi sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ, Việt Nam tiếp tục cho thấy không có dấu hiệu cải thiện nào trong việc tôn trọng các quyền căn bản của chính công dân của họ”.

“Một mối quan hệ vững chắc giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ có thể có được khi nhân quyền tại Việt Nam được hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ.”

Một dân biểu khác tại Úc châu, ông Bernie Ripoll, đã gửi hai lá thư đến Đại Sứ Việt Nam tại Úc và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ bắt LS Đài.

Ông Ripoll bình luận: “Nguyễn Văn Đài là người đấu tranh can đảm và đầy nhiệt huyết. Ông đã tạo sự quan tâm tại trong nước cũng như trên thế giới về những vi phạm nhân quyền tại một quốc gia vốn không chấp nhận những tiếng nói phản kháng”.

Vị dân biểu Úc kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Đài.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế như Amnesty International và Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo cũng đưa ra kêu gọi tương tự.

Giới đấu tranh trong nước tổ chức chiến dịch trên mạng đòi tự do cho ông Nguyễn Văn Đài.

 

Từ Myanmar: Trông đợi ‘Thein Sein’ nhưng hãy coi chừng ‘Putin’

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

Tổng thống Nga trong cuộc họp báo cuối năm thường niên tại Moscow, ngày 17/12/2015. Ảnh: Reuters

Làm gì có Thein Sein ở Việt Nam! Mấy ông lãnh đạo bây giờ mê nhất là mô hình kiểu Putin

Báo chí Việt làm cách mạng ở… Myanmar

Sau vài phong trào xã hội đột biến trong nửa đầu năm 2015 như phản đối chặn hạ cây xanh Hà Nội, người lao động phải được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần…, cuộc cách mạng dân chủ ở đất nước láng giềng Myanmar cuối năm nay đã tạo nên một không khí hưng phấn đáng được xem là hiện tượng trong xã hội và báo giới Việt Nam – một đồng điệu hiếm có giữa truyền thông “lề đảng” và “lề dân”.

Giáo dục Việt Nam, Đất Việt, Vietnamnet, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, … vẫn là những cái tên đi đầu trong hành trình cổ súy cho Aung San Suu Kyi và cả Thein Sein. Nếu cả những tờ báo đảng như Nhân DânQuân Đội Nhân Dân cũng không thể né tránh được nhiệm vụ chuyển tải những tin tức nóng hổi về chiến thắng ngoạn mục của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của Aung San Suu Kyi, Ban Tuyên giáo Trung ương dường như đành nhắm mắt làm ngơ cho những tờ báo ngày càng xa cách với “cơ quan ngôn luận của đảng” tuyên truyền cho dân chủ Myanmar.

Không quá khó để nhận ra ý tứ sâu xa của những tờ báo nhà nước có tính phản biện và mang tư tưởng cải cách trong hiện tình khốn khổ và bế tắc ở Việt Nam. Không chỉ thể hiện tình cảm ủng hộ Aung San Suu Kyi, khá nhiều bài báo đã tập trung phân tích vai trò của Thein Sein.

Không chỉ ca ngợi Aung San Suu Kyi và Thein Sein, tờ Giáo dục Việt Nam còn rút một cái tít rất đáng chú ý “Buông đao thành Phật” khi nói về thái độ của tướng Than Swe ủng hộ bà Aung San Suu Kyi. Bài viết khá dài này hầu như bỏ qua quá khứ đàn áp nhân dân đẫm máu của Than Swe, mà chỉ tập trung vào công tích của viên tướng này từ khi chọn Thein Sein làm người kế nhiệm, để cuối cùng Thein Sein chính là mắt xích tháo gỡ dân chủ cho Myanmar.

Thein Sein cũng là mấu chốt mà báo giới nhà nước – trong cơn vùng vẫy chỉ còn xao động đôi chút hy vọng – hướng đến như một kỳ vọng chẳng biết đâu là cơ sở cho trường hợp Việt Nam.

Một luồng ý kiến cho rằng không thể có Aung San Suu Kyi nếu không có Thein Sein. Sau tất cả, ẩn ý của luồng ý kiến này đang muốn hướng tới giới lãnh đạo đương thời của Việt Nam – chế độ “16 ông vua tập thể” vẫn chưa chịu động đậy để mang lại dân chủ cho nhân dân.

Vừa phản ứng với tình trạng mất dân chủ ở Việt Nam, những tờ báo nhà nước còn như muốn xoáy vào nguồn cơn chính yếu là thể chế độc tài đã khiến dân chủ bị suy kiệt đến thế nào.

Tuy nhiên, đó là tất cả những gì mà những tờ báo có độ phản biện cao nhất ở Việt Nam có thể biểu đạt. Bức tường tuyên giáo vẫn còn gần như nguyên vẹn mà không một tổng biên tập nào đủ can đảm để húc đổ nó.

Vẫn còn nguyên chế độ chỉ đạo hàng tuần và hàng tháng của Ban Tuyên giáo Trung ương cho các báo về từng chuyện “có thể đăng”, “thận trọng khi đăng” và “không được đăng”.

Tận dụng thời đại kỹ thuật số, cán bộ giới tuyên giáo còn siêng năng nhắn tin qua hệ thống SMS miễn phí tới điện thoại di động của các tổng biên tập như một cách cầm tay chỉ việc về những lĩnh vực và chủ đề “nhạy cảm chính trị”.

Myanmar đương nhiên là một vấn đề quá nhạy cảm như thế. Không quá cần thiết phải diễn tả chi tiết về chuyện 70 mùa xuân của đảng Cộng sản Việt Nam đang sợ hãi đến thế nào về Mùa xuân Ả rập năm 2011 và mới đây là Mùa thu Myanmar.

Tâm thế tự kỷ chính thể đã kéo theo thể trạng trầm cảm của đa số báo giới. Ngược dòng với không khí phấn khích của một số ít báo chí nhà nước, số đông còn lại đã tỏ ra bàng quan theo truyền thống vô cảm ngày càng ăn sâu vào não trạng và cả con tim. Rất ít hoặc không đề cập đến sự kiện Cách mạng dân chủ Myanmar, các báo này chỉ thuần túy đưa tin về Myanmar như một trong rất nhiều sự kiện trên thế giới. Tình trạng này thêm một lần nữa cho thấy quá trình chuyển đổi dân chủ hóa ở Việt Nam đang diễn ra khá chậm chạp, để nếu còn khá lâu nữa mới xuất hiện một Aung San Suu Kyi của Việt Nam, ngay cả “Thein Sein” cũng mờ mịt nốt.

Mê nhất Putin

Làm gì có Thein Sein ở Việt Nam! Mấy ông lãnh đạo bây giờ mê nhất là mô hình kiểu Putin” – một chuyên viên nghiên cứu kỳ cựu bật ra trước không khí phấn khích của báo giới về thắng lợi hầu như tuyệt đối của Phong trào Aung San Suu Kyi tại Myanmar cuối năm 2015.

Vài nhà báo nhổm lên định phản bác nhận định trên. Nhưng họ chợt im bặt khi nhớ ra vị chuyên viên này luôn có mối quan hệ tay chân với hàng ngũ cao cấp. Sự thật là khó có gì giữ kín mãi ở Hà Nội. Sự thật là mới vào năm 2014, vị chuyên viên này là một trong những người ủng hộ hầu như vô điều kiện bản thông điệp đầu năm đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và sự thật là trong tình cảnh trái khoáy của chính trị Việt Nam, nhiều lúc người ta cần phải biết chấp nhận những sự thật cực kỳ chua chát.

Cái sự thật đó đã được mổ xẻ về con người thật của Vladimir Putin: nhân vật KGB đã giữ an toàn tuyệt đối cho cựu tổng thống nát rượu Yeltsin và gia đình ông ta, cũng chính là nhân vật đã duy trì một cách bán công khai chính sách bảo vệ cho tầng lớp “thái tử đỏ” trong nền triều chính hậu Sa hoàng. Trong khi dân chúng được hít thở một ít oxy tự do ngôn luận so với thời Xô viết, gần hết báo chí lại cúm rúm nối đuôi nhau tiến vào con đường một chiều.

Rất ít hoặc không có ai chống lại Putin. Một hình ảnh Nga hoàng mới cũng vì thế đang lộ diện không cần che giấu.

Trong khi đó vào năm 2014, một chiến dịch truyền thông ở cấp độ vừa phải đã diễn ra ở khu vực báo chí nhà nước và cả trên vài trang mạng xã hội về “Lãnh đạo Việt Nam nào có thể làm được như Putin?”. Vài ba gương mặt quen thuộc được nêu ra. Nhưng cuối cùng, trong khi gạt bỏ phương án Trương Tấn Sang, những bài báo chủ động đặt ra vấn đề này cũng chủ động kết luận: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thậm chí, những bài báo trên còn so sánh quá khứ thứ trưởng Bộ công an của ông Dũng với dĩ vãng tình báo của Putin.

Song ở thì hiện tại, Thủ tướng Dũng với ba người con đậm sắc “thái tử đỏ” còn nổi tiếng hơn cả Putin.

Nhưng không chỉ ông Dũng, mà một tỷ lệ đáng nể trong giới quan chức cao cấp cũng đang tìm đường tiến bước theo ông: tầng lớp con cái “hót hay nhảy giỏi” đang được nâng đỡ tối đa về hậu vận và tài sản.

Tất cả vẫn chưa chạm đáy. Ngay cả sau khi lớp lãnh đạo đã thể nghiệm vượt trội vở kịch Dưới đáy của Maxim Gorki phải về hưu, vẫn chẳng nhiều nhặn hy vọng về một Thein Sein ở Việt Nam bằng vào tương lai “thế tử đang lên”.

Hy vọng khả dĩ trong 3 năm tới – hóa ra chỉ còn là một kẻ nào đó trong lớp thái tử đỏ ấy sẽ phải thúc thủ trước triết lý “Kiếm tiền là cả một nghệ thuật chính trị; giữ tiền là cả một nghệ thuật nhân văn”.

Việt Nam ‘chuẩn bị đương đầu với TQ’

BBC

Quân đội Việt Nam đang tăng cường vũ trang để phòng ngừa xung đột

Quân đội Việt Nam đang tăng cường vũ trang để chuẩn bị nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc sau một thập niên dài trên đường hiện đại hóa. Đây là đợt trang bị quân sự lớn nhất của Hà Nội kể từ đỉnh điểm cuộc chiến tranh Việt Nam.

Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là đánh đuổi người hàng xóm khổng lồ khi căng thẳng lên cao vì xung đột ngoài Biển Đông. Nếu mục tiêu này không đạt được, thì Việt Nam vẫn có thể tự vệ trên mọi mặt trận khác, các quan chức cao cấp và giới thạo tin nói với Reuters.

Chiến lược của Việt Nam đã vượt xa kế hoạch phòng ngự. Các đơn vị chủ chốt đã được đặt vào vị trí “sẵn sàng chiến đấu cao” – một tín hiệu cho thấy sẵn sàng cho việc bị tấn công bất ngờ. Cả Sư đoàn 308 tinh nhuệ trấn giữ vùng núi phía Bắc cũng được đặt vào tình trạng này.

Việt Nam và Trung Quốc từng có cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1979. Điểm bùng phát bây giờ có thể là Biển Đông, nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Chúng tôi không muốn có xung đột với Trung Quốc và chúng tôi phải đặt niềm tin vào chính sách ngoại giao của mình.” – Một quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam đề nghị giấu tên cho Reuters biết. “Nhưng chúng tôi biết mình cần phải sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất.”

Đáng chú ‎ ý hơn cả, Hà Nội đang xây dựng lực lượng phòng vệ hải quân rất lớn từ chỗ gần như không có gì, bằng việc mua sáu tàu ngầm lớp Kilo cao cấp từ Nga.

Trong vài tháng gần rồi, chiếc tàu ngầm đầu tiên đã bắt đầu tuần tra trên Biển Đông, các quan chức quân sự Việt Nam và nước ngoài cho biết, và đây là xác nhận đầu tiên về sự hiện diện của tàu ngầm Việt Nam trong vùng biển chiến lược.

Sư đoàn 308

Về mặt quân sự, có thể thấy phần nào không khí căng thẳng tại trụ sở Sư đoàn 308 phía tây bắc Hà Nội. Đây là đơn vị quân đội tinh nhuệ nhất của Việt Nam, nơi các tướng lãnh quân sự cao cấp liên tục nhắc đến việc “sẵn sàng chiến đấu cao”.

H1Sư đoàn 308 là lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội Việt Nam. Ảnh: Reuters

Cụm từ này được ghi trên bảng lớn bên dưới ảnh tên lửa và chân dung người sáng lập cách mạng Việt Nam, ông Hồ Chí Minh, cùng ảnh anh hùng quân đội huyền thoại, Tướng Võ Nguyên Giáp.

Nằm ở giữa vùng núi non hiểm trở phía bắc Việt Nam và những cánh đồng lúa cổ xưa của đồng bằng Sông Hồng, Sư đoàn 308 là đơn vị quân đội lâu đời nhất của Việt Nam và vẫn đang trấn giữ hiệu quả khu vực phía Bắc tiếp giáp Hà Nội.

Một quan chức cao cấp, Đại tá Lê Văn Hải [Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 308], nói ông không thể bình luận về Trung Quốc, cho thấy sự nhạy cảm của chủ đề này về mặt chính thống. Nhưng Việt Nam sẵn sàng đẩy lùi bất cứ lực lượng nước ngoài nào, ông nói với Reuters trong cuộc viếng thăm hiếm hoi của một phóng viên nước ngoài.

Ông Lê Văn Hải phát biểu: “Sẵn sàng chiến đấu là ưu tiên hàng đầu của sư đoàn, của Bộ Quốc phòng và của quốc gia. Chúng tôi có thể xử lý bất kỳ tình huống bất ngờ hoặc không mong đợi nào… Chúng tôi luôn sẵn sàng.”

“Sẵn sàng chiến đấu cao”, cùng với các đề cập về “tình hình mới”, đang được nhắc đến nhiều hơn trong các diễn văn của quan chức cao cấp khi đến thăm các căn cứ quân sự và trên nhiều ấn phẩm của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Giới chức ngoại giao nói cụm từ này cũng thường được nhắc đến trong các cuộc gặp với các phái đoàn quân sự nước ngoài.

Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, người đã nghiên cứu quân sự Việt Nam từ cuối thập niên 1960, cho biết: “Khi Việt Nam nhắc đến “tình hình mới” thì là họ đang sử dụng một cụm từ được mã hóa đề cập đến khả năng đối đầu hoặc xung đột quân sự ngày càng cao với Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông”.

H1Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Photo: Reuters

Trong khi chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, các tướng lĩnh một thời tách biệt với thế giới của Hà Nội nay đang vươn ra tìm đối tác chiến lược đa dạng. Nga và Ấn Độ là nguồn cung cấp vũ khí hiện đại, huấn luyện và hợp tác tình báo. Hà Nội xây dựng quan hệ chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh như Nhật, Úc, Philippines, cũng như Châu Âu và Israel.

Kết quả của việc vươn ra bên ngoài là các đợt mua bán vũ khí, các chuyến tàu đến thăm và hoạt động chia sẻ thông tin tình báo, tuy nhiên có giới hạn. Hà Nội không tham gia liên minh quân sự với các nước vì trung thành với chính sách ngoại giao độc lập.

Các nguồn tin nói với Reuters Việt Nam đang muốn mua thêm máy bay ném bom Nga và đang đàm phán với các nhà sản xuất vũ khí Châu Âu, Mỹ để mua thêm máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra biển, và trinh thám không người lái. Việt Nam mới đây cũng nâng cấp và mở rộng lực lượng phòng không, trang bị thêm radar giám sát cảnh báo sớm, và các hệ thống tên lửa đất đối không từ Nga.

Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính rằng chi tiêu quân sự của Việt Nam đã tăng vọt và bỏ xa những hàng xóm Đông Nam Á khác trong thập niên vừa rồi.

Ông Tim Huxley, một chuyên gia an ninh khu vực tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Singapore, nhận xét: “Họ không làm việc này chỉ để diễu binh… họ đang thực sự xây dựng sức mạnh quân đội”.

Điểm bùng phát giàn khoan

Mặc dù các đảng cộng sản đang lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ sự tương đồng về chính trị, hai quốc gia này đã từng có lịch sử xung đột vũ trang và một thời gian dài mất lòng tin vào nhau.

H1Khi giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc đưa vào vùng biển tranh chấp, căng thẳng đã bùng phát. Ảnh: AP

Một nghiên cứu mới tiết lộ cuộc chiến tranh Việt – Trung năm 1979 thực ra khốc liệt hơn người ta từng biết rất nhiều, kéo dài dai dẳng mãi đến giữa thập kỷ 1980. Cả hai bên đã đụng độ trên biển năm 1988, khi Trung Quốc lần đầu tiên chiếm đảo của Việt Nam ở Trường Sa. Sự kiện này vẫn là vết thương rỉ máu trong lòng Hà Nội.

Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn một quần đảo khác trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, sau một cuộc đối đầu với hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Hà Nội vẫn phản đối hành động này của Trung Quốc.

Gần đây hơn, khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp trong 10 tuần khoảng giữa năm ngoái, bạo động chống Trung Quốc đã xảy ra ở nhiều nơi tại Việt Nam.

Giàn khoan được đưa đến khu vực cách thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý. Sự việc này đã thay đổi thế trận, các quan chức Việt Nam nói riêng với Reuters, củng cố thêm nghi ngờ về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong giới lãnh đạo quân đội và chính trị Hà Nội.

Việt Nam điều hàng chục tàu dân sự ra đối đầu với 70 tàu chiến và tàu tuần dương Trung Quốc để bảo vệ giàn khoan vào khoảng giữa năm 2014.

Một sỹ quan hải quân Mỹ đã về hưu nói: “Đó là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta Biển Đông có thể trở nên nguy hiểm đến mức nào.”

Về phần mình, các chiến lược gia quân sự Trung Quốc nhiều lần bực tức trước các nhà giàn mà Hà Nội tăng cường trong vùng biển Trường Sa sau khi mất Hoàng Sa năm 1974. Trung Quốc đang xây dựng ba đường băng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, trong đó có khu vực chiếm từ Việt Nam năm 1988.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc gửi đến Reuters một thông cáo cho biết quân đội hai nước có quan hệ thân thiện, gần gũi và Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam xây dựng hòa bình trong khu vực.

Thông cáo cho biết: “Cả hai bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề Nam Hải [Biển Đông]… cả hai bên nên tìm kiếm một giải pháp cơ bản, bền vững mà cả hai bên đều có thể chấp nhận”.

Trong lịch sử, Trung Quốc từng khẳng định chủ quyền trên hầu hết khu vực Biển Đông, trên một bản đồ có đường chín đoạn, chồng lấn vào các khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trong khu vực.

Khoảng 5 nghìn tỷ USD hàng hóa qua lại trong vùng biển này mỗi năm, trong đó có phần lớn lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc.

“Bất an tinh thần”

Việc Trung Quốc chú trọng bảo vệ căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam – một căn cứ dự định cho hạm đội tàu ngầm nguyên tử của nước này – có thể là một điểm bùng phát xung đột khác. Trung Quốc trang bị máy bay chiến đấu và rất nhiều tàu chiến hiện đại nhất đậu xung quanh khu vực đảo Hải Nam. Hạm đội Nam Hải đóng gần bờ biển phía Bắc của Việt Nam, gần khu vực nước sâu quan trọng để đi vào Biển Đông và các vùng biển phía dưới.

H1Khả năng của quân đội Việt Nam vẫn là một dấu hỏi với nhiều chuyên gia quân sự. Ảnh: Reuters

Các tướng quân đội Việt Nam thừa nhận với khách nước ngoài là họ biết giới hạn của mình. Hai thập niên ngân sách quốc phòng tăng hai chữ số đã giúp Trung Quốc có một lực lượng hải quân, không quân và quân đội mạnh mẽ và hùng mạnh hơn nhiều.

Các phái viên quân sự nước ngoài nói họ vẫn chưa nắm được khả năng thực sự cũng như khả năng sử dụng vũ khí mới phức tạp của quân đội Việt Nam. Họ gần như không được ra ngoài các phòng họp ở Hà Nội.

Các chiến lược gia quân sự Việt Nam nói đang tạo ra “Khả năng phòng thủ chủ động tối ưu” – khiến chi phí của bất cứ động thái nào của Trung Quốc chống lại Việt Nam sẽ tăng vọt, cho dù có xảy ra đối đầu trên biển hay tấn công trên bộ dọc theo đường biên giới 1.400km giữa hai nước.

H1Việt Nam thường nhắc đến cụm từ “Sẵn sàng chiến đấu cao độ” trong thời gian gần đây. Ảnh: Reuters

Ông Carl Thayer nói nếu xung đột xảy ra, Hà Nội có thể nhắm vào các tàu container thương mại và tàu chở dầu có gắn cờ Trung Quốc trên Biển Đông. Ông nói thông tin này được các chiến lược gia Việt Nam cho biết.

Mục tiêu không phải là đánh thắng lực lượng hùng mạnh của Trung Quốc mà là “gây ra những tổn thất thực sự và bất an tinh thần, khiến tỷ giá lãi suất của bảo hiểm Lloyd tăng phi mã và khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng loạn” – Ông Carl Thayer trình bày trong một thuyết trình tại hội nghị ở Singapore tháng trước.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam không bình luận gì về bài báo này.