Giáo sư Nhật Bản nói về ưu và nhược điểm của người Việt

Giáo sư Sugitomo Reiji, đại học Hiroshima, Nhật bản đã có một số chia sẻ về cách nhìn của người Nhật với người Việt Nam.

Kết quả các cuộc khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew Research tại Mỹ năm 2014 cho thấy có đến 77% người Việt Nam thích Nhật trong khi chỉ có 16% người Việt Nam thích Trung Quốc. Nhiều người Việt Nam không khỏi tự hỏi vậy người Nhật nghĩ gì về người Việt Nam.Giáo sư Sugitomo Reiji, đại học Hiroshima, Nhật bản đã có một số chia sẻ về cách nhìn của người Nhật với người Việt Nam. Ông cho biết ông và những đội ngũ làm nghiên cứu cùng mình đã tiếp xúc với khá nhiều nhà quản lý tại các công ty Việt Nam và đặc biệt nhận thấy người Việt Nam làm việc chăm chỉ.Ngoài ra người Việt Nam cũng rất thông minh, theo ý kiến của nhiều người Nhật, sự thông minh đó giúp họ nắm vững lý thuyết và đưa vào ứng dụng các ý tưởng khá nhanh.

Ông cho biết các nhà quản lý Nhật tại Việt Nam và quản lý tại Nhật cũng cho rằng người Việt Nam đặc biệt khéo léo với thao tác của đôi bàn tay, từ việc đơn giản như dùng đũa người Việt cũng khéo hơn người Nhật. Trong các công việc gia công cần sự tinh hoa tỉ mỉ, người Việt Nam làm rất tốt.

Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh trên, ông Sugitomo Reiji cũng chỉ ra một số điểm yếu của người Việt Nam, mà theo ông là cần phải sớm cải thiện.

Trong công việc, khả năng làm việc nhóm của người Việt Nam còn kém. Người Việt Nam chỉ làm tốt công việc khi họ làm độc lập còn khi vào nhóm, khả năng phối hợp với người cùng nhóm chưa được tốt và dễ có xung đột với thành viên còn lại trong nhóm.

Khả năng lập kế hoạch riêng và tuân thủ kế hoạch của người Việt Nam trong công việc chưa được tốt. Nhiều khi đã nhận việc và đồng ý ký kết thỏa thuận nhưng sau đó làm được nửa chừng hoặc gần hết dự án thì lại bỏ ngang khiến đối tác Nhật rất khó ứng phó.

Người Việt Nam cũng chưa có khả năng tổ chức công việc tốt, có nghĩa là người Việt Nam có thể đảm nhiệm tốt vai trò của một nhân viên nhưng sẽ rất khó để kiếm trong những nhân viên đó một người có thể làm quản lý bởi khả năng bao quát và tổ chức công việc cho toàn đội không tốt.

Và một đặc điểm của người Việt Nam mà người Nhật không thích, đó là hay nhảy việc. Các doanh nghiệp Nhật thường đánh giá rất cao sự trung thành của nhân viên với công ty/tổ chức đó.

Tuy nhiên người Việt Nam thường ít chịu đi cùng với công ty trong một thời gian dài mà hay có tính thích chuyển đổi công việc ngay khi họ tìm thấy cơ hội tốt hơn. Theo nhiều giám đốc người Nhật, nếu làm việc trong công ty Nhật và muốn gặt hái được thành quả, người lao động phải biết kiên nhẫn bởi các công ty Nhật đánh giá cao thâm niên, kinh nghiệm và sự gắn bó của nhân viên với công ty.

Trong cuộc sống riêng tư, những nhà nghiên cứu tại đại học Hiroshima cũng đã đến Việt Nam nhiều lần và nhận thấy đàn ông Việt Nam tụ tập chè chén nhiều quá trong khi phụ nữ làm việc quá chăm chỉ và tất nhiên chăm hơn rất nhiều nếu so với đàn ông.

“Chúng tôi đã từng theo dõi cuộc sống của một số gia đình từ sáng đến tối khuya. Phụ nữ thức dậy từ sáng rất sớm, nấu ăn cho chồng con rồi tất tả đưa con đi học. Tối về lại đến lượt phụ nữ dọn dẹp cửa nhà và chăm sóc con cái trong khi đàn ông Việt Nam nhậu đầy phố đến khuya”, giáo sư Sugitomo Reiji nhấn mạnh.

Ông cũng cho rằng đàn ông Việt Nam cần phải học cách chia sẻ việc nhà với phụ nữ nhiều hơn để bớt gánh nặng cho phụ nữ. Theo quan sát của ông và những nhà nghiên cứu cùng cộng tác với ông, phần lớn các công việc trong gia đình Việt Nam đang dồn chủ yếu lên đôi vai người phụ nữ trong khi phụ nữ vẫn phải đảm bảo các nghĩa vụ tài chính đối với gia đình, và điều này, theo ông, rất không tốt đối với việc nuôi dậy con cái và sự bền vững của gia đình.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Lao động Việt Nam kém xa các nước trong khu vực

(Ảnh: laodong.com.vn)

(Ảnh: laodong.com.vn)

Những thông tin mới nhất từ báo cáo của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người Việt Nam đọc sách thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới, chỉ có 30% số người đọc sách; hơn nữa trong khi đó chỉ có 22% nguồn nhân lực được qua đào tạo. Đã quá muộn để gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng nguồn lao động Việt Nam khi tham gia AEC vào 31/12/2015.

Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người, lực lượng lao động dồi dào với khoảng 55 triệu người, độ tuổi trung bình thấp, người lao động thông minh, sáng tạo, rất cần cù, chăm chỉ, chấp nhận mức thu nhập thấp hơn nhiều so với các nước khu vực. Nhưng mặt trái là nguồn nhân lực Việt Nam lại có kỹ năng thấp, số đã qua đào tạo còn thấp.

Trong khi nhu cầu lao động cũng rất lớn, các DN đang hoạt động tại Việt Nam thường không tuyển đủ số lao động theo đúng yêu cầu chất lượng, thì lại có hiện tượng người lao động Việt Nam được đào tạo ra vẫn không có việc làm do thiếu kỹ năng, do ngành nghề đào tạo không phù hợp nhu cầu thực tiễn…

Vấn đề là chất lượng nguồn nhân lực đang là một nút thắt phát triển của Việt Nam, đã có nhiều chủ trương coi chất lượng nguồn nhân lực là quan trọng, nhân tố con người là quyết định của thành công. Mặc dù chủ trương, chính sách không thiếu, nhưng giữa chủ trương và thực hiện đang có khoảng cách, vì thế, cung cầu lao động vẫn chưa gặp nhau.

Vẫn còn nhiều câu chuyện sinh viên ra trường thất nghiệp, thiếu việc làm, nhiều người trong đó không đáp ứng được các kỹ năng việc làm, trong khi đó các doanh nghiệp đang thiếu nhâ lực, có những lao động từ nước ngoài gia nhập thị trường lao động Việt Nam

Chưa đồng bộ giữa các cấp đào tạo, còn xa rời thực tiễn

Ngân hàng Thế giới (WB) ghi nhận, 5 năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về nguồn lực con người. Một kết quả đáng khích lệ khác là việc học sinh Việt Nam luôn đạt thành tích cao trong các kỳ trắc nghiệm học sinh quốc tế (PISA). Cụ thể, kết quả kiểm tra PISA năm 2012 cho thấy, học sinh trong độ tuổi 15 của Việt Nam đạt thành tích trong môn toán và kỹ năng đọc cao hơn nhiều nước OECD.

Nhưng, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng: “Quan trọng là phải làm sao để hệ thống giáo dục giúp phát huy được những tài năng đó ở các bậc đào tạo dạy nghề và đại học. Phải đảm bảo được rằng, khi tài năng phát lộ ở lứa tuổi 15 thì sẽ không bị mai một vào thời điểm học xong đại học.”

Nhiều chuyên gia đưa ra ý kiến cho thấy nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa mới đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay. “Công tác chuẩn bị cho sinh viên và học sinh sẵn sàng đảm đương được các công việc được trả lương cao hơn, năng suất cao hơn vẫn chưa đạt yêu cầu” – Báo cáo Nâng cao kỹ năng của WB đánh giá.

Nguyên nhân có nhiều, song lớn nhất phải kể tới sự không ăn khớp giữa các cấp giáo dục. Trong đó, giáo dục trung học phổ thông được đánh giá là khâu yếu nhất trong hệ thống giáo dục hiện nay.

Hiện nay, tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông đã giảm mạnh từ 80% xuống còn 60% trong khi sớm muộn gì thì trung học phổ thông sẽ trở thành đòi hỏi tối thiểu của thị trường lao động (TTLĐ) bởi nhu cầu về kỹ năng cao ngày càng tăng và xã hội ngày càng đòi hỏi trình độ lao động cao hơn. Sự thiếu ăn khớp cũng thể hiện ở việc các ngành nghề đào tạo không khớp với nhu cầu trên thị trường, đặc biệt là nhu cầu từ các DN.

Hiện vẫn còn rất nhiều cơ sở đào tạo đang giảng dạy cho các học viên những ngành nghề không còn tồn tại hoặc không có triển vọng; xa rời giữa công việc, kỹ năng được đào tạo với thực tế…

Thiếu nhân sự kỹ năng cao

Thiếu nhân sự ở đội ngũ cấp trung và cấp cao của Việt Nam cũng đang là những thách thức, bởi hội nhập, việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập ngày 31/12 năm nay sẽ cho phép sự tự do luân chuyển lao động trong cả 10 nước ASEAN (trước mắt trong 8 ngành nghề), khi đó, sẽ gây áp lực lớn hơn cho Việt Nam.

Theo khảo sát của Công ty Navigos Search, khan hiếm nhân sự cấp trung và cấp cao là hiện hữu. Có tới 41% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết, trong vòng 12 tháng qua, họ không tìm được đủ nhân sự cấp trung và cấp cao người Việt cho DN mình. Thiếu kỹ năng lãnh đạo cũng đang là một vấn đề đáng quan tâm khi chỉ có 9% những người tham gia khảo sát hài lòng về kỹ năng lãnh đạo của nhân sự cấp trung, cấp cao người Việt trong các công ty nước ngoài.

“Thông điệp từ cuộc khảo sát này là, các DN cần tiếp tục xây dựng các chương trình liên quan đến “Thương hiệu nhà tuyển dụng” và “Gắn kết nhân viên”, trong đó bao gồm các giải pháp có liên quan đến con người – vốn là nguồn lực quý giá nhất trong việc xây dựng một DN thành công và phát triển lâu dài” – bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc điều hành Navigos Search cho biết.

Gần 42 triệu lao động chưa qua đào tạo nghề

Thực tế, thì chất lượng nguồn nhân lực của ta còn quá thấp so với các nước, theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động TBXH, thì 78% người lao động chưa hề được qua đào tạo nghề, cấp chứng chỉ. Đây là khâu yếu nhất mà nhà nước và xã hội cần phải nhận thức để có biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, không nên để tự phát, bỏ mặc, muốn đến đâu thì đến như hiện nay. Với trình độ như hiện nay, lao động Việt Nam khi tham gia thị trường lao động nước ngoài thì chỉ có thể làm những công việc tay chân không đòi hỏi kỹ năng nhiều

Người Việt Nam không đọc sách thì tri thức đến từ đâu?

Mới đây, báo cáo của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thê thao & Du lịch) đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người Việt Nam đọc sách thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới.

20211HDsach

Cụ thể, tỷ lệ người Việt Nam hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, tỷ lệ người thỉnh thoảng mới đọc sách chiếm 44%, người đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 – 10 % dân số.

Ông Nguyễn Quang Thạch, người đã có 19 năm nghiên cứu và thực hiện chương trình Sách hóa nông thôn cho biết, tỷ lệ người Việt Nam hoàn toàn không đọc sách có thể nhiều hơn 26% dân số. Phải giải thích rằng, những người hoàn toàn không đọc sách nói chung ở đây không phải là mù chữ mà đây là thói quen không đọc sách thường xuyên và không có sách phù hợp để đọc.

Làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để nguồn nhân lực phát triển thực chất, thì cần có những đột phát trong vấn đề giáo dục đào tạo, trên cơ sở một nền giáo dục bình đẳng và hướng tới chất lượng, hiệu quả.

Muốn vậy, cần thực hiện đầy đủ các cải cách giáo dục mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa. Theo các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, đây chính là nền tảng để tạo ra những con người tự do, sáng tạo và tự chủ – những tố chất cần thiết cho hội nhập toàn cầu.

Chính phủ thúc đẩy cải cách giáo dục theo hướng tăng tự chủ cho các cơ sở đào tạo (cả công lập và dân lập). Cho phép họ tự chủ về chương trình đạo tạo, tài chính, nhân sự, tuyển sinh, nghiên cứu khoa học… Có như vậy nền giáo dục mới nhanh chóng đáp ứng được đòi hỏi phát triển của đất nước.

Về cải cách giáo dục, mấy năm nay thường xuyên cải cách, nhưng hình như là “cải lùi”, đã có rất nhiều ý kiến về sách giáo khoa và cải cách giáo dục. Hãy thử nhìn xem Hàn Quốc, khi thay sách giáo khoa họ lấy nguyên sách của Nhật để áp dụng, trừ các môn lịch sử, địa lý, văn học và kết quả là rất thành công.

Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN cuối năm 2015 sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm, trước mắt, có 8 nghề mà lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương (gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên du lịch). Bên cạnh đó, nhân lực trình độ cao (chuyên gia, thợ lành nghề) thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, có cơ hội di chuyển tự do hơn. Đây chính là thách thức khi phải cạnh tranh ở chính thị trường Việt Nam với lao động đến từ các nước trong khu vực, trong khi lao động của ta lại chưa được đào tạo.

Con số 78% lao động chưa được đào tạo thực sự là hồi chuông cảnh báo về nguồn nhân lực Việt. Chúng ta cần khẩn trương có biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này càng sớm càng tốt, cần phải khai thác tốt nguồn nhân lực quí giá này cho phát triển bền vững, và cũng là cứu cánh để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, giúp họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Thành Tâm /daikynguyen

Việt Nam bắt, khởi tố luật sư Nguyễn Văn Đài

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị hàng chục người đánh đập sau khi tới Nghệ An nói chuyện về dân chủ và nhân quyền gần đây.

Bộ Công an Việt Nam thông báo đã thi hành lệnh bắt sau khi ra quyết định khởi tố bị can luật sư Nguyễn Văn Đài về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Trong khi đó, một tổ chức nhân quyền quốc tế nói ông Đài “thể hiện quyền tự do ngôn luận theo cách đáng tôn trọng”.

Thông báo được đăng trên trang web của bộ này vào hôm 16/12/2015.

“Ngày 15/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở đối với Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969 tại Hưng Yên; trú tại phòng 302, Z8, tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88 – Bộ luật hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định, lệnh của Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an.

“Ngày 16/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã thi hành Lệnh bắt, Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Văn Đài. Vụ án đang được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”, bản tin viết.

Hành hung trước lúc bị bắt

Vụ bắt giữ xảy ra sau khi một số tổ chức nhân quyền và Liên Hợp Quốc kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền và nêu tên cụ thể vụ luật sư Đài bị hàng chục người hành hung.

Luật sư Đài gần đây tới nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Cuộc nói chuyện là một trong hàng loạt sự kiện các nhà hoạt động Việt Nam tổ chức để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế.

Thông cáo ra ngày 11/12 của Văn phòng Cao ủy LHQ (OHCHR) về Nhân quyền nói vụ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang ở mức báo động và rằng LHQ quan ngại về việc nhà chức trách dường như làm ngơ và không truy tố những kẻ gây ra những vụ hành hung này.

“Chúng tôi thúc giục Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an ninh cho tất cả nhà hoạt động nhân quyền và tiến hành điều tra bất thiên vị, điều tra ngay và triệt để tất cả các vụ việc được thông báo liên quan tới những người bảo vệ nhân quyền,” Ravina Shamdasani, người phát ngôn của OHCHR nói tại cuộc họp báo ở Geneva vào tuần trước.

Vụ luật sư Đài bị hành hung cũng được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nêu lên vào Ngày Quốc tế Nhân quyền.

Luật sư Nguyễn Văn Đài (phải) và luật sư Lê Công Định trong lần gặp gỡ vào năm nay. (ảnh FB Le Cong Dinh)

Luật sư Lê Công Định đưa ảnh chụp cùng với luật sư Đài gần đây lên Facebook với bình luận:

“Không biết bao giờ đến lượt tôi bị bắt lại đây? Lần này là tuyên truyền chống nhà nước chăng? Lật đổ không được, đành tuyên truyền?”

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Phil Robertson – phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch – nói: “”Khá rõ ràng là Nguyễn Văn Đài chưa làm bất cứ điều gì đáng để bị bắt. Chúng tôi nghĩ ông là một luật sư bênh vực nhân quyền theo cách hoàn toàn ôn hòa, cũng như cách ông bày tỏ chính kiến, thể hiện quyền tự do ngôn luận theo cách đáng tôn trọng. ”

“Chúng tôi thấy có sự thay đổi trong chiến thuật của chính phủ Việt Nam. Khoảng hai, ba năm trước, họ bắt giữ nhiều người và đưa người ra tòa. Nhưng chính phủ Việt Nam đã bắt đầu bị phê phán là họ đã đưa quá nhiều người ra tòa, quá nhiều người đã trở thành tù chính trị.

“Họ đã đổi chiến thuật. Thay vì bắt người, đưa ra tòa, họ dùng đến côn đồ và sự hỗ trợ từ công an định phương để tấn công và đe dọa họ.

“Trong trường hợp này, Nguyễn Văn Đài đã phải đối mặt với cả hai. Bị bắt hôm nay nhưng đã bị đe dọa trước đó.”

Cuộc bắt giữ diễn ra một ngày chỉ sau sự kiện Đối thoại Nhân Quyền EU – Việt Nam diễn ra tại Hà Nội.

Ông Robertson bình luận: “Vấn đề là Việt Nam biết đối thoại nhân quyền diễn ra mỗi năm một lần. Họ có thể nói bất cứ gì họ muốn trong hội nghị, và ngay sau hội nghị họ quay trở lại với những chiến thuật hung hãn để đàn áp các sự việc như chúng ta thấy hôm nay.”

Luật sư Đài từng bị tù giam bốn năm và mãn hạn tù ngày 06/03/2011 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước.

Ông cũng bị quản chế bốn năm trong vụ án mà ông và một cộng sự, luật sư Lê Thị Công Nhân, bị bắt vào ngày 06/03/2007.

Phê phán Đảng Cộng sản

Sau khi ra tù, luật sư Đài tiếp tục lên tiếng kêu gọi dân chủ đa đảng tại Việt Nam.

Trong bài viết ‘ Đảng vẫn chưa trưởng thành‘ gửi BBC hồi tháng 1 năm 2014, ông Đài mô tả điều ông gọi là “Đảng Cộng sản Việt Nam chưa đủ bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, lương tâm và hệ tư tưởng dân chủ tiến bộ để lãnh đạo đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.”

“Cái mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang thiếu đó là văn hóa dân chủ, thiếu đạo đức chính trị để ứng xử với những công dân và tổ chức đối lập.

“Một đất nước, xã hội muốn có được dân chủ, công bằng, văn minh thì phải do một tổ chức, đảng chính trị có tư tưởng dân chủ tiến bộ, có trí tuệ và đạo đức lãnh đạo.

“Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lại có tư tưởng độc quyền, phi dân chủ, lạc hậu và tham nhũng thì làm sao lãnh đạo và dẫn dắt nhân dân và đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh được,” ông Đài viết.

Luật sư Nguyễn Văn Đài trong một cuộc gặp với ông John McCain

Ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân trước khi bị bắt là hai nhân vật đấu tranh dân chủ tích cực, thành viên chủ chốt của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, một đảng chính trị không được công nhận ở trong nước.

Họ cũng tham gia phong trào dân chủ có tên Khối 8406.

Ông Nguyễn Văn Đài là một trong số tám nhà đối kháng Việt Nam được một tổ chức nhân quyền của Hoa Kỳ trao tặng giải thưởng hồi tháng 2/2007.

Tuy nhiên sau đó ông bị khai trừ khỏi Đoàn luật sư Hà Nội và văn phòng luật Thiên Ân của ông cũng bị đóng cửa.

Luật sư Đài lúc đó bị cáo buộc đã ‘lợi dụng giấy phép hành nghề để hoạt động chống lại lợi ích quốc gia và vi phạm nghiêm trọng luật Việt Nam’.

Trong các hành vi bị coi là “chống phá” của luật sư Đài, cáo trạng của tòa khi đó có nhắc tới việc ông viết bài trên các trang mạng, và việc ông thu thập tài liệu về nhân quyền và dân chủ.

@bbc

Chủ tịch nước có buồn và xấu hổ thật không?

Phạm Nhật Bình

Kính gởi quý cơ quan truyền thông báo chí,

Mới đây, khi tiếp xúc với cử tri của mình, ông Trương Tấn Sang thú nhận rằng “Một trong những điều buồn nhất là coi người ta xếp Việt Nam đứng thứ mấy trong bản đồ chống tham nhũng. Thụy Sỹ đứng đầu, thứ nhì là Singapore. Nước mình được xếp hạng trên dưới 100. Buồn, xấu hổ lắm!”

Thực chất của “buồn, xấu hổ” ở đây là gì? Kính mời quý vị đọc bài viết “Chủ tịch nước có buồn và xấu hổ thật không?” của tác giả Phạm Nhật Bình và kính mong được tiếp tay phổ biến.

Trân trọng,
Mai Hương
Trưởng Ban Liên Lạc Truyền Thông Đảng Việt Tân

3CgGoSGM

Làm chủ tịch nước gần hết nhiệm kỳ, bỗng dưng ông Trương Tấn Sang lên giọng than thở giống như một kép chánh hết thời trên sân khấu về chiều: Buồn, xấu hổ lắm!

Nhưng chủ tịch nước buồn về chuyện gì và tại sao ông xấu hổ?

Mới đây, khi tiếp xúc với cử tri của mình, ông Trương Tấn Sang thú nhận rằng “Một trong những điều buồn nhất là coi người ta xếp Việt Nam đứng thứ mấy trong bản đồ chống tham nhũng. Thụy Sỹ đứng đầu, thứ nhì là Singapore. Nước mình được xếp hạng trên dưới 100. Buồn, xấu hổ lắm!”

Nỗi xấu hổ của người đứng đầu nhà nước đã chỉ ra vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam như con ngựa bất kham, không dừng lại ở một mức độ nào “coi được”. Tham nhũng còn được mô tả như quốc nạn đe dọa sự sống còn của đảng, nhưng trong suốt một thời gian dài tham nhũng vẫn hiên ngang tồn tại, bất chấp sự chống lại nó. Trước đây, Ủy ban Phòng chống Tham nhũng được ông Nguyễn Tấn Dũng rình rang lập ra từ trung ương đến địa phương với đầy đủ ban bệ. Nhưng cũng chính trong thời kỳ này, tham nhũng nở rộ như nấm gặp mưa.

Tình trạng tham nhũng trong các cấp chính quyền của đảng Cộng sản cứ gia tăng chóng mặt. Hối lộ, đút lót từ dưới lên trên, xà xẻo tiền đầu tư dự án, móc ngoặc ăn chia với nước ngoài, công khai rút ruột công trình. Từ PMU 18, đề án 112, vụ PCI Nhật hối lộ viên chức đường sắt Việt Nam, sụp đổ tài chánh của “quả đấm thép” Vinashin đến Vinalines lôi nhau ra tòa, vụ tiền Polymer…như bảng phong thần càng lúc càng dài ra. Đến nổi năm 2013, Tổng bí thư đảng phải ra tay giành lại Ủy ban này bằng cách lập ra Ban chỉ đạo để chỉ đạo việc phòng chống tham nhũng mà không có Nguyễn Tấn Dũng.

Việc giành giật qua lại thật ra không nhằm mục đích chống tham nhũng cho hiệu quả hơn mà chỉ thể hiện một cuộc đấu đá thường xuyên trong nội bộ đảng để ăn chia quyền lợi. Ngay sau khi đã thành lập Ủy ban chỉ đạo, tình trạng tham nhũng càng diễn ra phức tạp với hàng loạt vụ bắt giữ như bắt Bầu Kiên, Trần Xuân Giá và một số lãnh đạo ngành ngân hàng. Rồi chống tham nhũng xẹp xuống sau cái chết của Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh như một chiếc lốp xì hơi.

Thế nhưng điều đáng kinh ngạc và khó hiểu khi trong một buổi tọa đàm mang tên “Chung tay phòng, chống tham nhũng vì sự phát triển” diễn ra vào đầu tháng 12 năm 2014 vừa qua, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh phát biểu: “Trong 3 năm qua, chỉ số cảm nhận tham nhũng không tụt, không tăng có nghĩa là có tính ổn định.” Tham nhũng ổn định ngay lập tức trở thành một cơn bão chế nhạo trên các trang mạng xã hội và đi vào danh sách các câu nói khôi hài rẻ tiền nhất. Nó cũng cho thấy tình trạng bao che, lấp liếm trong việc chống lại các hành vi đục khoét của công, lãng phí ngân sách quốc gia ngay trong cơ quan thanh tra của chính phủ.

Cũng chính ông Tranh này hôm 9/12 nói về công tác phòng chống tham nhũng đã cho biết, Việt Nam “có công thức riêng của mình và được quốc tế đánh giá cao”. Công thức này có lẽ không ngoài cách phòng chống tham nhũng sao cho tham nhũng vững mạnh hơn và có tính ổn định lâu dài. Không hẹn mà ngành thanh tra của hai Tp. Hà Nội Tp. và HCM mới đây cùng lên tiếng không tìm thấy tham nhũng nữa. Vậy tham nhũng trốn nơi đâu mà làm cho chủ tịch nước buồn và xấu hổ?

Nhưng mãi đến nay chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới buồn và xấu hổ cũng đúng thôi. Vì trong suốt nhiệm kỳ, ông đã sống chung cùng tham nhũng, tích cực chia xẻ ngọt bùi với nó. Cho dù có lúc ông cũng than thở, ví von tham nhũng như bầy sâu “Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ’chết’ cái đất nước này”. Đất nước dù có chết, ông cũng chẳng làm được gì hơn là bất lực nhìn cái nồi canh đầy sâu ấy để thở than.

Nhưng Việt Nam ngày nay không chỉ có tham nhũng từ trung ương đến địa phương như bầy sâu hay lũ chuột bám quanh chiếc bình quý của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn là bài toán nợ nần.

Trong nhiều năm liền nợ công nợ tư chẳng những không giảm mà tiếp tục tăng cao. Trong tình hình đó, mới đây Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cố trấn an quốc hội “Nợ công năm 2016 sẽ tăng lên mức 62,3% GDP, con số này chưa vượt ngưỡng an toàn (65%)”. Cứ tạm tin lời ông thứ trưởng là “chưa vượt”, nhưng nợ đáo hạn trong nước lẫn ngoài nước vẫn phải thanh toán. Và các nhà hoạch định chính sách tài chính vẫn tin vào 3 tỷ trái phiếu hoặc số đô-la sắp đi vay còn nằm đâu đó trên bàn giấy.

Bên cạnh đó ngân sách quốc gia cạn kiệt ngay trong những tháng cuối năm càng làm bức tranh kinh tế đã ảm đạm càng thêm u ám. Tình trạng thu không đủ bù chi từ năm này qua năm khác đặt ra một bài toán nan giải cho các nhà điều hành kinh tế tỉnh lẻ vốn quen thói chi tiêu hoang phí. Những dự án tượng đài, khu hành chánh “hoành tráng” dành cho cán bộ đảng làm việc được tiếp tục vẽ vời với con số đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng làm người dân ngao ngán.

Họ giải quyết thế nào để có tiền chi cho các dự án hàng trăm triệu đô-la, thậm chí hàng tỷ đó? Đối với trung ương, biện pháp vay nợ để tiêu xài và chữa cháy trước mắt vẫn là biện pháp dễ dàng nhất.

Ngoài ra các địa phương ra sức tận thu, tha hồ đặt thêm thuế và vô số phí và lệ phí đánh vào túi tiền vốn đã trống rỗng của người nghèo. Cả hai cách bù đắp ấy tựu chung chỉ làm nghèo đất nước, nhưng làm giàu các quan tham.

Là chủ tịch nước, không phải ông Sang không biết vấn nạn tham nhũng do đảng ông chủ trương và dung dưỡng. Cũng không phải ông không biết tình trạng công nợ ngập đầu, ngân sách thâm hụt là do cán bộ đảng các cấp chi tiêu hoang phí, trục lợi cá nhân mà chính bản thân ông cũng có dự vào. Nhưng biết cũng chỉ để thỏa hiệp lẫn nhau, cùng nhau chia phần một miếng bánh ngon.

Theo thông lệ của các lãnh đạo cao cấp lúc biết mình sắp cầm sổ hưu vào… năm 2016, ông Sang cũng tỏ ra mủi lòng trước tình trạng đất nước đi vào con đường bế tắc. Phải nói đôi lời tỏ ra biết điều sau nhiều năm đóng góp làm đất nước tan hoang. Phải giả vờ biết buồn, biết xấu hổ cho mọi người thấy mình cũng còn chút sĩ diện sót lại lúc cuối đời.

Nhưng nếu ông biết hiện nay người dân Việt chẳng những buồn, xấu hổ mà còn nhục nhã vì sự hèn hạ của đảng CSVN trước giặc Tàu thì ông sẽ nghĩ sao?

Kiểm Toán Cuối Năm: Tám Nẻo Đường Cùng

Đinh Tấn Lực

“Phỉnh phờ đê tiện
Bả bẫy tù đày
Máu chảy đầu rơi ngày tháng
Ngót thế kỷ bạo quyền
Không dập tắt nổi nén nhang”
(Phùng Cung)

Đường Cùng của 1 nhà nước là khi nó bắt dân làm con tin.

Mỗi con tin được thả ra khỏi tù trước ngày mãn án là một chặng đường thoát hiểm giai đoạn của chế độ: Lê Quốc Quân (2007), Nguyễn Quốc Quân (2007 & 2012), Cù Huy Hà Vũ (2014), Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (2014), Đỗ Thị Minh Hạnh (2015), Tạ Phong Tần (2015).

Những người được “đặc xá”: Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu.

Những người mãn án khá đông, tạm liệt kê: Nguyễn Đan Quế, Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Thích Không Tánh, Nguyễn Khắc Toàn, Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Lê Công Định, Phạm Minh Hoàng, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Văn Túc, Phạm Bá Hải, Phạm Hồng Sơn, Vũ Văn Hùng, Trần Đức Thạch, Vi Đức Hồi, Phạm Văn Trội, Phạm Thanh Nghiên, Lê Nguyên Sang, Nguyễn Bắc Truyễn, Huỳnh Nguyên Đạo, Huỳnh Ngọc Tuấn, Lê Anh Hùng, Lê Thị Phương Anh, Nguyễn Phương Uyên, Trần Thị Hài, Nguyễn Xuân Nghĩa,  Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Hữu Tình, Nguyễn Kim Nhàn, Ngô Quỳnh, Đinh Nhật Uy, Cấn Thị Thêu, Chu Mạnh Sơn, Dương Kim Khải, Đặng Ngọc Minh, Đậu Văn Dương, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Xuân Anh, Paulus Lê Sơn, Trần Minh Nhật, Thái Văn Dung, Thích Thiện Minh, Thích Nhật Ban, Võ Văn Bửu, Nguyễn Trung Tôn, Thân Văn Trường, Trần Ngọc Anh, Trương Minh Đức, Võ Văn Thanh Liêm…

Những người còn đang bị giam cầm: Nguyễn Văn Lý, Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Ngọc Già, Bùi Thị Minh Hằng, Đinh Nguyên Kha, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương…

Gần nhất, người vừa mới bị kết án là công dân Nguyễn Viết Dũng, can tội mặc áo trận của VNCH đi biểu tình bảo vệ cây xanh Hà Nội. Phiên tòa tiêu biểu này không có nhân chứng, vật chứng, với bản án đã có sẵn trước giờ khai mạc; chủ tọa liên tục cắt lời luật sư, sau cùng, đuổi một luật sư ra ngoài, khiến cả ba luật sư cùng ra ngoài phản đối. Bên ngoài tòa án, hàng nghìn người biểu tình lên án phiên tòa áp án bất công.

Có mấy điểm đáng ghi nhận về bước đường cùng này của chế độ:

Một, án tù loại này được sử dụng để khiến người ta hãi, thì ngược lại chỉ khiến dân khinh.

Hai, tù nhân (chống chế độ) được trui rèn trong môi trường tập trung dễ quảng bá cho lý tưởng tự do dân chủ hơn cả thời ở ngoài.

Ba, mỗi người tù (chống chế độ) ra khỏi tù đều được đón chào như những anh hùng (vừa tốt nghiệp “đại học CS”, theo cách nói của các lão thành cách mạng).

Bốn, người ra tù và những người chuẩn bị vào tù gắn bó khắng khít hơn, trò chuyện thoải mái hơn, cả về những tổ chức/đảng phái mà họ từng giữ kín kẽ trước đây.

* * *Đường Cùng của 1 nhà nước là khi nó núp bóng côn đồ.

Án tù không làm dân sợ, nhà nước tập trung dồn sức vào việc ra đòn tay chân, tuýp sắt. Côn đồ vừa là giải pháp vừa là phương tiện. Cả côn đồ trong tù trị tội đồng sự “rửa bát bẩn”, lẫn côn đồ đường phố hành hung luật sư “lái xe tung bụi”. Hoặc, chuyên viên cưa đá, giật giải băng tang, đánh người đổ máu/gãy chân/bể sống mũi. Lại còn “ĐM nhà báo hả? Tẩn bỏ mẹ nó đi!”…

Rõ là côn đồ thì xứ nào cũng có ít nhiều. Song, nhà nước phải núp bóng côn đồ như một thứ chính sách chiến lược để cai trị nhân dân, và lập luận cực kỳ trẻ con để bao che cho côn đồ, thì thế giới chỉ có một.

Nó là chứng cứ “không thể chối cãi” về một nhà nước vô chính phủ, một đảng cầm quyền tự đánh đồng với băng đảng xã hội đen, đến mức LHQ kêu gọi chính phủ VN điều tra các vụ hành hung giới hoạt động vì nhân quyền, và Tổ chức Quan trắc Nhân Quyền (HRW) nói bạo lực kiểu này sẽ chỉ làm cho nhà nước “giống côn đồ”.

Nói thế không đúng. Nhà nước VN không hề giống côn đồ. Nhà nước VN chính là côn đồ!

* * *Đường Cùng của 1 nhà nước là khi nó ăn mày cả tiếng nói của nước ngoài.

Không chỉ ăn mày các thứ viện trợ phát triển và bỏ túi riêng. Chủ tịch nước xứ này ăn mày cả tếng nói của nước ngoài, thông qua “đề nghị QH Đức có tiếng nói mạnh mẽ về Biển Đông”, sau khi đã bắn 21 phát đại bác và trải thảm đỏ mời Tập Cận Bình ban huấn từ tại phòng họp Diên Hồng của QH Việt Nam chỉ già 2 tuần trước đó.

Còn thủ tướng xứ này thì quanh đi quẩn lại chỉ có thể tự đánh bóng bằng những bài cậy đăng trên báo rác nước ngoài. Cả báo rác của Đức, của Hàn trước đây, và mới đây là Boston Global Forum do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn được phân làm chủ nhiệm.

Lòe thiên hạ trong nước bằng các bài “báo nước ngoài” viết sai chính tả bét nhè trên trang web quả thật không phải là một cách nên làm, trong thời buổi thông tin như điện chớp này.

Quả thật, cũng chẳng ai ngờ lãnh đạo xứ ta bị dí vào đường cùng bởi các tay tổ truyền thông ở tận đẩu đâu mà cũng chẳng ân oán hận thù gì!

* * *Đường Cùng của 1 nhà nước là khi nó trấn áp dân để lấp cái hèn.

Tám năm trước khi ngư dân Trương Đình Bảy bị bắn chết trên ngư trường truyền thống Biển Đông, nhà nước ta đã phóng tay đàn áp các cuộc biểu tình chống Tam Sa 2007, chống rước đuốc Olympic 2008, chống Haiyang-981… Hàng chục, thậm chí, hàng trăm công dân VN bị bắt bớ, tù đày, triệu tập… vì đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối vừa kể.

Ba tuần trước khi ngư dân Trương Đình Bảy bị bắn chết, lãnh đạo Ba Đình đã xếp hàng trải thảm đỏ, rót sâm banh đón tiếp chủ tịch nước giặc bằng 21 phát đại bác, và mời giặc ban huấn dụ cho toàn thể đại biểu quốc hội VN, tức là cho toàn thể 90 triệu dân Việt!

Bốn ngày sau khi ngư dân Trương Đình Bảy bị bắn chết và chuyển thi thể ướp đá vào bờ, bộ quốc phòng đứng đón tại bờ và tuyên bố vào cuộc điều tra, với 2 kịch bản dạo đầu là (1) hung thủ người Philippines; và (2) “Không loại trừ khả năng vi phạm lãnh hải nước bạn”, ngay trên ngư trường truyền thống của ta. Đồng nghĩa với sự thừa nhận rằng Trường Sa là của TQ?

Hai tuần sau khi ngư dân Trương Đình Bảy bị bắn chết trên ngư trường truyền thống Biển Đông, bộ quốc phòng vẫn im tiếng.

Xem ra trấn áp dân dễ hơn là lấp cái hèn.

* * *Đường Cùng của 1 nhà nước là khi mỗi cá nhân của nó tự tìm đường rút.

Lãnh đạo Bảo Việt đồng loạt thôi chức. Lãnh đạo Mía đường Thành Thành Công đồng loạt thôi chức. Một loạt quan chức cấp đầu tỉnh đầu huyện xin thôi chức, nghỉ hưu sớm. Lãnh đạo Trầm Bê của Sacombank xin thôi chức. Lãnh đạo Eximbank dọa từ chức tập thể

Ngược lại là hiện tượng đồng bộ đưa thân nhân trẻ tuổi trong giòng tộc vào các vị trí lãnh đạo cấp tỉnh ủy, giám đốc sở…

Bên cạnh đó là khai thác “tình hình lớn mạnh của thế lực thù địch” để làm đòn bẫy sửa đổi cơ chế đặc biệt (thêm hạn tuổi) mà giải quyết nhân sự trong tiến trình sắp xếp đại hội XII.

Hiện tượng “vét cú chót” được phô diễn công khai. Cũng không hề có điều gì cấm kỵ để bàn về quy trình “hoàng hôn nhiệm kỳ” ở khúc cuối đường cùng.

* * *Đường Cùng của 1 nhà nước là khi nó chịu thua hệ truyền thông đại chúng.

Sức mạnh của độc tài phần lớn phải dựa vào tuyên truyền dối trá một chiều. Các bức màn sắt/màn tre là để ngăn chiều Sự Thật dội ngược. Nhà nước độc tài quen thói phỉnh dân và tự phỉnh nhau, cứ ngỡ Tuyên Giáo TW vẫn còn là guồng máy tạo ra lực cuốn.

Tuyên giáo ngủ quên trên xe bò, không hay thời nay truyền thông nó đi nhanh hơn máy bay phản lực siêu thanh. Báo in chỉ được dùng ở mỗi chức năng của giấy. Bài đăng trên báo mạng chỉ chực giờ gỡ xuống. Thậm chí, báo hình chiếu hình trẻ con cầm sách ngược mà vẫn đọc xuôi. Lời chạy tội còn ngô nghê hơn cả thằng bé cầm sách kia. Truyền thông cho quảng đại quần chúng thu gọn lại ở một phần nhỏ quần chúng đảng. Ngay chính Tuyên giáo cũng phủi tay với quần chúng dư luận viên nhất mực trung thành.

Nhà nước đe dân phải xài mạng xã hội nội hóa, không xong. Cả chính phủ cũng phải hòa mạng FB. Nhà báo có thẻ nghiện FB hơn mạng chính quy. Báo chính quy lại phải lấy tin từ FB.

Không ai kể hết được những bước lùi của nhà nước khi Facebookers lên tiếng. Thế nhưng vẫn còn lắm kẻ cứ ngỡ trị tội FBkers cũng không khác gì quân dưới trướng,  nên lãnh đạo thi đua nhau “thánh phán” phát ngôn xằng, sau đó là thỏ thẻ rút lệnh phạt, mà không ngờ mỗi lần phán xằng một việc cỏn con lại làm lộ ra hàng tá chuyện tối mật vĩ đại khác…

Đường cùng của độc tài là một sự chọn lựa không mấy dễ: Muốn đối đầu với nhân dân, phải đối đầu (và chiến thắng) các mạng xã hội đang thực sự là hệ truyền thông đại chúng.

* * *Đường Cùng của 1 nhà nước là khi nó hết tiền.

Nhà nước không cần giấu diếm gì tình trạng cạn kiệt ngân sách. Có lẽ cũng không thể giấu diếm điều gì vào thời buổi này. Bạc Liêu & Cà Mau đã báo cáo cạn ngân. Hải Phòng & Đắc Lắc hết tiền trả cho bác sĩ, y tá & công nhân viên các bệnh viện. Tình hình các địa phương kêu đòi cứu đói giáp hạt có thể tăng cao hơn các năm trước.

Tình hình là trung ương cũng khánh tận. Đi vay không dễ. Đi xin càng khó. Muối mặt đã xình như mắm. Giải pháp là mỗi địa phương “hồn ai nấy giữ”. Thuế tăng, phí tăng, xin khất lương công nhân viên chức… là điều tất yếu. Cũng là tất yếu khi mọi người chỉ tay vào nhau: Lỗi không ở tôi. Nó mới là thủ phạm!

Trung ương chạy vạy thế nào? Đâu là mốc điểm giới hạn việc gật nợ qua lại? Nghị quyết 11 TTCP đánh sập bao nhiêu vạn doanh nghiệp? Nợ xấu thủng trần bao lâu rồi? Nợ công thật sự tương đương với mấy lần GDP?

Liệu có là muối bỏ biển khi QH thông qua bổ sung Điều 216 bộ luật hình sự nhằm cứu nguy tài chính: Trốn đóng BHXH/BHYT/BHTN bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 – 7 năm?

Liệu là đảng & nhà nước sẽ cầm cự được khúc cuối đoạn đường cùng này cho tới lúc tuyên bố đại hội 12 thành công mỹ mãn?

* * *Đường Cùng của 1 nhà nước là khi nó sợ dân.

Dân ới tin cho nhau cực nhanh. Dân viết băng-rôn nhanh như chớp. Dân biết có quyền chụp ảnh, quay clips. Dân đoàn kết đòi người. Dân rành luật giao thông hơn cả CSGT. Dân có nghìn cách kháo chuyện, và có nghìn lẻ một cách bẻ lý côn an.

Nhà nước ngày càng giỏi trong việc sản xuất ra thêm thành phần chống đối, sau Dân Oan.

Dân Oan không chỉ đòi đất đòi nhà riêng. Dân Oan đòi cả lãnh thổ đã mất vào tay giặc. Dân Oan đòi cả công lý và quyền làm người cho mọi thành phần dân tộc.

Nhà nước hãi tuổi sinh viên (Nguyễn Viết Dũng/Nguyễn Phương Uyên).

Nhà nước sợ người làm việc thiện nguyện. Sợ “Ước Mơ Của Thủy” ở tầm thách thức chế độ. Sợ lời thơ “Hiên ngang sống và hiên ngang yêu nước – Chả khi nào thẹn với núi sông ơi”. Sợ cả “Tiếng Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người”. Sợ cả những nốt nhạc có dấu chấm hỏi “Việt Nam Tôi Đâu?”. Sợ cả lời nhạc có dấu chấm than “chống quân xâm lược! chống kẻ nhu nhược bán nước hại dân!”.

Nhà nước đang cần gấp tấm phao cứu đuối. Cả đuối hơi, đuối lý lẫn đuối lực.

Càng phô trương bạo lực, nhà nước càng chóng thu ngắn cái chết lâm sàng ở khúc cuối đường cùng!

15/12/2015 – Tròn 76 năm lần đầu công chiếu bộ phim Cuốn Theo Chiều Gió

Blogger Đinh Tấn Lực

Hồ Văn Đắc – Nguyễn Công Khế và “Giọt nước mắt hận thù”…

Nguyễn Công Khế

CLB Nhà Báo Trẻ

Hồ Văn Đắc sinh năm 1959 tại Quảng Nam, tham gia chiến trường Campuchia từ 1977-1981, sau khi xuất ngũ về làm công tác Đoàn với chức danh Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng (1996-2005) rồi chuyển qua một số cơ quan hoạt động quần chúng. Tháng 6/2007, Nguyễn Công Khế đã vẽ ra một tương lai sáng lạn để mời Đắc về cộng tác, anh đã bị thuyết phục, bỏ quê nhà khăn gói vào Tp. Hồ Chí Minh lập nghiệp. Thời gian đầu Đắc đảm nhận vị trí Phó giám đốc thường trực của hãng phim Thanh Niên. Đầu năm 2010, Khế đưa anh về văn phòng tập đoàn với chức danh Phó Tổng giám đốc TNCorp. Trên thực tế, dù đứng tên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, nhưng Khế chỉ tập trung vấn đề “ngoại giao” và xuất hiện trên các diễn đàn. Điều hành TNCorp và công tác hậu trường đều do một tay Hồ Văn Đắc đảm nhiệm. Từ đó, Đắc đã phạm phải điều đại kỵ là “công cao hơn chủ” nên bị đại họa lâm đầu.

Từ ngày tiếp quản TNCorp với chức danh Phó Tổng giám đốc, thực tế Đắc điều hành mọi hoạt động kinh doanh và toàn bộ các dự án truyền thông. Nếu không có sự lăn xả cật lực của Đắc thì những thương hiệu Duyên dáng Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Trái đất, Hoa khôi sinh viên, U21 báo Thanh niên,… sẽ không thể thành công và trở thành những mỏ vàng để Khế khai thác và làm giàu. Đã quen với công tác tổ chức và có thực tài nên Đắc dễ dàng quản trị tập đoàn và được tập thể cán bộ công nhân viên tin yêu. Từ khi Đắc về, đôi khi nhân viên công ty xem Khế là người trên trời, dù Đắc vẫn thực lòng kính trọng Khế. Đối với bụng dạ hẹp hòi của Khế thì đó là điều xúc phạm nặng nề, không thể bỏ qua. Từ cuối năm 2012, Khế giao nhiệm vụ cho thư ký riêng là Bùi Thị Đoan Thanh giám sát nhất cử nhất động của Đắc để vạch cỏ tìm sâu, bới lông tìm vết nhằm dằn mặt, hạ uy tín Đắc.

H1Phó Tổng giám đốc Hồ Văn Đắc và Chủ tịch Nguyễn Công Khế ngày còn cơm lành canh ngọt

Cơ hội đến khi đầu năm 2013, Khế chỉ đạo Hồ Văn Đắc xuất 300 triệu giao cho Đoan Thanh để phục vụ công tác “giao tế” cá nhân của Khế. Sau khi nhận tiền, Thanh nói “Tiền nhiều nên em giữ không an toàn vì phòng em nhiều người ra vào quá, em nhờ anh giữ hộ em!”, không nghi ngờ gì, Đắc nhận và bỏ vào ngăn tủ phòng làm việc rồi đi tiền trạm cho dự án ở Hải Phòng. Khi trở về, 6 cọc tiền mỗi cọc 50 triệu đã không cánh mà bay. Sợ ảnh hưởng đến uy tín cơ quan nên Đắc đành nuốt nước mắt trong, không dám gọi công an đến điều tra theo đề nghị của kế toán trưởng. Vì khoản tiền “bị mất” Đắc đã đền bù bằng khoản hoa hồng U21 nên Khế chưa có cớ xử lý, chỉ ghi nhận lại đó.

Cuộc đấu tố thứ nhất

Xảy ra vào trước tết 2014, Khế cho Bùi Thị Đoan Thanh viết đơn nặc danh tố cáo Hồ Văn Đắc tham nhũng, lợi dụng được giao nhiệm vụ phụ trách dự án truyền thông để trục lợi, bỏ túi riêng, làm việc thiếu trách nhiệm… và đưa ra trước cuộc họp kiểm điểm cuối năm tại chi bộ. Tại cuộc họp, Khế liên tục dùng những từ ngữ mạt hạng để hạ nhục Đắc. Quá uất ức, Đắc suốt đêm không ngủ ngồi gõ một bức “tâm thư” gửi đến Khế và ngỏ ý xin ngừng cộng tác. Chưa có người thay thế, Khế đành xuề xòa, xem như đây là đòn cảnh cáo đầu tiên.

H1Bức thư Hồ Văn Đắc ký gửi Nguyễn Công Khế vào cuối năm 2013 (trang 1)

H1Bức thư Hồ Văn Đắc ký gửi Nguyễn Công Khế vào cuối năm 2013 (trang 2)

H1Bức thư Hồ Văn Đắc ký gửi Nguyễn Công Khế vào cuối năm 2013 (trang 3)

Cho đến cuộc đấu tố thứ hai và giọt nước mắt hận thù…

Suốt giai đoạn 2014-2015, Hồ Văn Đắc lại cật lực cống hiến, ngoài việc điều hành nội bộ TNCorp, anh tiếp tục giữ vai trò quyết định cho sự thành công của tất cả các dự án truyền thông. Có thể nói, ở TNCorp, ai cũng xem Đắc là lãnh đạo, còn Nguyễn Công Khế như một vị lãnh tụ khá xa rời quần chúng. Cảm thấy quyền lực bị lung lay, ngay sau khi Đắc phục vụ thành công đại hội cổ đông thường niên 2014 (tổ chức ngày 25/9/2015), Khế lại áp dụng lại chiêu trò mà 3 thập kỷ trước đã từng thành công khi truất phế Huỳnh Tấn Mẫm, đó là việc cho đàn em gửi thư nặc danh để tố cáo Đắc, tiếp tục đưa ra cuộc họp kiểm điểm. Những tay chân cật ruột của Khế đóng góp nhiều nhất trong chuyện này là Phạm Lâm (Giám đốc chi nhánh TNCorp tại miền Trung, đang ngấp nghé về thay chân Hồ Văn Đắc) và Đoàn Khắc Xuyên (hiện công tác ở báo Một Thế Giới, đang thực hiện thuyết âm mưu thay thế Tổng Biên tập Lê Ngọc Thịnh), hàng loạt các “tội lỗi” mà Khế cho Lâm, Xuyên viết vào đơn nặc danh tố cáo Đắc và gửi đến văn phòng tập đoàn:

  • Nâng giá các hợp đồng kinh doanh, hợp đồng tài trợ để hưởng lợi.
  • Tố cáo việc “dư luận” đang bàn tán việc “Anh Khế đi kiếm tiền để ông Đắc và bà Minh chia nhau” (bà Minh tức chị Bùi Thị Hồng Minh, Kế toán trưởng Tập đoàn).
  • Tố cáo Hồ Văn Đắc có hành vi bè cánh, trù dập cấp dưới,…

Chưa hết, ngay tại cuộc họp kiểm điểm, Khế tiếp tục “mượn lời” người khác để tố cáo Đắc số tội “động trời” nữa, nào là “âm mưu cấu kết với TW Đoàn để lật đổ Khế(!?), nào là “Đắc đã lấy tiền cơ quan để mua đất ở Đà Nẵng”,…

H1Là nhà sản xuất phim “Giọt nước mắt hận thù”, anh không ngờ rằng đây lại chính là kết cục mà Nguyễn Công Khế dành cho anh

Giọt nước mắt hận thù đã chảy, Hồ Văn Đắc viết đơn xin nghỉ việc, không thèm thông qua Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Nguyễn Công Khế, mà nộp thẳng lên các “cơ quan chủ quản”  là Ban Bí thư TW Đoàn, Ban Tổ chức TW Đoàn và Ban Biên tập Báo Thanh Niên (trên thực tế thì TNCorp đâu còn cơ quan chủ quản nào ngoài Khế như độc giả đã rõ).

H1Không chịu nổi ấm ức, nuốt giọt nước mắt hận thù, Hồ Văn Đắc đã viết đơn xin nghỉ việc

Trước khi nộp đơn xin nghỉ việc, Hồ Văn Đắc tiếp tục ngây thơ khi viết lá tâm thư cuối cùng gửi Nguyễn Công Khế để “giải trình” lại toàn bộ sự việc mà Khế và những người thân cận đã tố cáo Đắc.

H1Bức tâm thư cuối cùng Hồ Văn Đắc gửi Nguyễn Công Khế (trang 1)

H1Bức tâm thư cuối cùng Hồ Văn Đắc gửi Nguyễn Công Khế (trang 2)

H1Bức tâm thư cuối cùng Hồ Văn Đắc gửi Nguyễn Công Khế (trang 3)

H1Bức tâm thư cuối cùng Hồ Văn Đắc gửi Nguyễn Công Khế (trang 4)

Mục đích đấu tố và truất phế kẻ dám phạm điều tối kỵ “công cao hơn chủ” đã thành công, nhưng tận đáy lòng Khế vẫn thấy Đắc là người có tài thật sự, nếu Đắc ra đi lúc này thì sẽ gây hàng loạt xáo trộn mà y không thể thu dọn toàn cục. Thế là, một mặt Khế thu hồi lại dần dần thực quyền, một mặt chế áp bằng việc Đắc phải chịu trách nhiệm về 02 hóa đơn bán hàng từ 4 năm về trước với công ty TNHH Kỳ Hà Chu Lai. Phủi hết cống hiến, thành quả mà Đắc đem lại suốt bao năm qua, Khế đã ép Hồ Văn Đắc phải gánh thay cho TNCorp khoản nợ 2 tỷ đồng như quý độc giả đã biết trong phóng sự trước. Cái gian manh của Khế là tỏ ra “độ lượng” khi cho Đắc một cửa thoát hiểm, đó là việc sẽ mở công ty TNHH Đào tạo Tài năng Nghệ thuật và Giải trí Thanh Niên (Talent Management Entertainment Co., Ltd), đưa Đắc về đây để “khắc phục hậu quả”. Thực chất không ngoài 02 mục đích: Vừa “cách ly” Đắc khỏi TNCorp đồng thời tiếp tục vắt kiệt tài năng của anh.

Trong khi Khế thì giàu lên từng ngày, nào là biệt thự, xe hơi, suốt ngày ăn chơi, phè phỡn, ngược lại cán bộ nhân viên tập đoàn nói chung, Phó Tổng giám đốc Hồ Văn Đắc nói riêng thì hưởng chế độ, mức lương theo tiêu chuẩn “công chức”.  Nhưng một mặt đã bị Khế đeo thòng lọng vào cổ, mặt khác lại liên tục đem những quan hệ, lãnh đạo ở cấp cao nhất ra đe dọa, Đắc đành tiếp tục cắn răng chịu đựng làm kiếp trâu ngựa cho Khế, bỏ mẹ già 90 tuổi ở quê nhà thiếu người phụng dưỡng.

H1Một góc khu biệt thự vườn Quế Mi tại Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh phục vụ nghỉ dưỡng cho gia đình Khế

H1Cô thư ký riêng Trúc Nhi và chiếc “Chairmain”

H1Luôn được người đẹp tháp tùng từ những sự kiện, bữa tiệc sang trọng…

H1….cho đến những chuyến du hí không hồi kết…

H1Và đây là bảng lương của TNCorp (tháng 9/2015 ) dành cho đội ngũ điều hành TNCorp: Cái mà Khế vẫn thường tự hào là “Lập công ty TNCorp để cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên Báo Thanh Niên” là thế này đây!

Tới đây, toàn bộ chân dung con linh cẩu khoác bộ cánh đỏm dáng trên ánh đèn sâu khấu đã hoàn toàn lộ diện, Khế đã tìm muôn phương nghìn kế để trục lợi, vắt kiệt sức và hạ gục tất cả những người từng là đồng chí, đồng đội.

Nhân đây, CLB Nhà báo trẻ  gửi lời xin lỗi anh Hồ Văn Đắc vì đã tiết lộ những thông tin liên quan, nhưng vì quá bức xúc nên hãy cho chúng tôi một lần lên tiếng thay anh. Chúng tôi biết anh đang khiếp đảm trước sức mạnh đen tối của loài quỷ, chỉ mong anh lấy lại sự dũng cảm mà anh đã từng có, như khi anh còn là một người lính, một người cán bộ đoàn năng nổ. Mong anh đừng tiếp tục bảo vệ, bao che cho Nguyễn Công Khế – một kẻ lừa thầy phản bạn, thượng đội hạ đạp thêm một lần nào nữa.

Đón xem kỳ tiếp: Lá số tử vi của Đảng viên Nguyễn Công Khế

CLB Nhà báo trẻ

___

Mời xem lại: CÓ “ĐẤU ĐÁ” Ở TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG THANH NIÊN VÀ BÁO THANH NIÊN? (BS).  – Phản hồi bài viết bịa đặt về nhà báo Nguyễn Công Khế (DL). – Nguyễn Công Khế xử lý việc ra tòa vì trốn nợ như thế nào? (CLB NBT/ BS). – Cú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với cán bộ công nhân viên báo Thanh Niên (CLB NBT/ BS). – Nguyễn Công Khế và cú lừa 300 tỷ ngoạn mục! (CLB NBT/ BS). – ‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’ (BBC). – Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt tập đoàn Thanh Niên như thế nào? (CLB NBT/ BS). – Thủ đoạn cướp tiền doanh nghiệp của TNCorp và Nguyễn Công Khế thông qua chiêu bài truyền thông