Singapore và Việt Nam

Lê Minh Nguyên

H1Hôm 7/12/2015 Singapore đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ Singapore để thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, từ ngày 7 đến 14 tháng 12, 2015. Trước đây các chiếc P8 thường xuất phát từ Nhật Bản và Philippines (www.rfi.my/1ITtjsk).

Hoa Kỳ và Singapore là hai nước có quan hệ quốc phòng lâu đời. Từ năm 1990, Sing đã đồng ý mở cửa một phần các căn cứ của mình để cho đồng minh Mỹ sử dụng, mà cụ thể là mở quân cảng Changi cho chiến hạm Mỹ, kể cả hàng không mẫu hạm. Để chiêu dụ Mỹ chôn chân ở Sing họ đã chấp nhận tốn kém, ra công xây dựng Changi thành quân cảng lý tưởng cho hải quân Mỹ. Trong toàn vùng Đông Nam Á, Changi là cảng duy nhất có khả năng đón tiếp tàu sân bay Hoa Kỳ (www.rfi.my/1ITugRg).

Với dân số 5.5 triệu, diện tích chỉ 697 km2, nhưng Sing có GDP $307 tỷ đôla (2014), gần gấp đôi GDP Việt Nam và một quân đội hùng mạnh đứng hàng 26 trên thế giới với 262 máy bay quân sự, 40 tàu chiến mà trong đó có 6 tàu ngầm, ngân sách quốc phòng khoảng gần $10 tỷ đôla/năm (bit.ly/1ITwbVY).

Việt Nam có sức mạnh quân sự đứng hàng 21 trên thế giới với 404 máy bay quân sự, 65 tàu chiến trong đó có 3 tàu ngầm, ngân sách quốc phòng cũng khoảng gần $10 tỷ đôla/năm. Tuy nhiên trang thiết bị của VN cũ kỹ hơn và phần lớn là mua của Nga (bit.ly/1NKZPy2)

Sing không có tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng có thể nói đảo quốc nhỏ bé này có sức mạnh không và hải quân vượt trội trong vùng. Các máy bay và tàu chiến đều đời mới và đều mua của tây phương.

Cũng như Do Thái, Qatar, Nam Hàn… Sing biết tận dụng sức mạnh quân sự và sự giàu thịnh của Mỹ để giữ an ninh và buôn bán làm ăn, tạo sự giàu thịnh cho đất nước mình. Sự khôn ngoan của Sing là trung kiên duy trì vững chắc mối quan hệ với siêu cường số một của thế giới, tạo mọi điều kiện dễ dàng và quyến rũ để siêu cường đến với mình và không thể bỏ rơi mình.

H1Hôm 8/12/2015 ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của CSVN nói rằng “…đa phương hóa, đa dạng hóa, chơi với tất cả nhưng giữ độc lập chủ quyền, không phụ thuộc vào ai…”, ông chủ trương VN có nhiều bạn nhưng không có ai là bạn chí thân để giúp mình khi sa cơ thất thế. Tục ngữ có câu “khi anh muốn làm hài lòng với tất cả mọi người thì cuối cùng anh sẽ không làm hài lòng ai cả”.

Trong thực tế, đảng CSVN gần 1/4 thế kỷ nay đã bị sập hầm Trung Quốc, do tin vào chủ nghĩa cộng sản, vào nghĩa vụ quốc tế mà coi nhẹ chủ quyền quốc gia. Họ tin vào đảng cộng sản đàn anh mà quên rằng TQ chỉ có hướng nam để phát triển cho nên VN phải yếu và thần phục họ, vì vậy sử dụng đảng cộng sản đàn em như một tay sai gọi dạ bảo vâng cho phong trào nam tiến của TQ.

Hãy phân tích những gì ông Trọng nói “Giữ được độc lập chủ quyền, đồng thời giữ môi trường hòa bình ổn định để đất nước phát triển. Nếu xảy ra rối loạn gì ở Biển Đông, thử hình dung ra liệu chúng ta có còn ngồi đây để chuẩn bị Đại hội Đảng được không?” (bit.ly/1NL0pM4)

Khi hai chủ trương đối nghịch với nhau như nước (giữ độc lập chủ quyền) với lửa (giữ hoà bình ổn định) mà lại trộn chung với nhau để nói tức là anh nói láo, nguỵ biện.

Khi anh cương quyết giữ độc lập chủ quyền thì anh phải bảo vệ khi nó bị ai đó xâm phạm, anh phải ngồi xuống giải quyết với họ, nếu không được thì anh phải thưa kiện họ ra toà án quốc tế như Philippines đã làm, hay anh phải bảo vệ bằng vũ lực. Anh PHẢI làm ít nhất là một trong ba cái đó, còn không làm gì cả tức là anh nói láo để gạt dân.

Khi anh cương quyết giữ hoà bình ổn định thì đương nhiên anh cứ phải liên tục nhường nhịn cho dù biển đảo đang ra đi về tay người khác ngay trước mắt anh. Vì anh đã bị sập hầm của kẻ xâm lăng sau Hội Nghị Thành Đô năm 1990, nên anh đã chấp nhận làm tay sai cho họ để duy trì quyền lực ở VN, anh sợ bị sụp đổ như ở Đông Âu, điều này được thấy qua cách thể hiện rất hốt hoảng của TBT Nguyễn Văn Linh lúc đó. Anh đã trở thành một thứ Lê Chiêu Thống cỗng rắn cắn gà nhà. Ông Trọng đã thú nhận hành động bán nước này qua câu “Nếu xảy ra rối loạn gì ở Biển Đông, thử hình dung ra liệu chúng ta có còn ngồi đây để chuẩn bị Đại hội Đảng được không?”

Ông Trọng cương quyết “…giữ cho được chế độ này, Đảng này, giữ cho được hòa bình ổn định…” thì có nghĩa là làm thinh nhịn nhục Trung Quốc, để họ muốn làm gì thì làm ở Biển Đông, việc mất biển đảo là việc của dân tộc Việt Nam chứ không phải là việc của đảng CSVN, việc nắm quyền là việc Đảng lo, việc biển đảo là việc của con cháu và các thế hệ tương lai lo, lo không được là lỗi của đám trẻ chưa sinh chứ không phải của Đảng. (bit.ly/1OhlVZD)

Ông Trọng thù ghét những tư tưởng tiến bộ trong Đảng, ông cho đó là “…sự hư hỏng, suy thoái của một bộ phận cán bộ. Không khéo là phá từ trong phá ra chứ không phải bên ngoài đâu”, ông cố tình gộp những người có tư tưởng tiến bộ vô chung với nhóm lợi ích, với tham nhũng và gọi đó là hiện tượng tự diễn biến. Ông còn lo rằng thế tay sai của Đảng đang bị đe doạ do “…bên ngoài âm mưu vẫn có, thường xuyên, ngày càng thâm độc, bằng nhiều cách, từ phía này, từ phía khác…”. Với ông, việc sập bẫy Trung Quốc là chuyện nhỏ, việc Đảng nắm quyền bằng mọi giá mới là chuyện phải lo.

Việt Nam có cảng Cam Ranh nước sâu và thoáng, lý tưởng cho chiến hạm hay mẫu hạm hơn cảng Changi rất nhiều, có vị trí địa chiến lược như Times Square của New York, có dân tộc thông minh dũng cảm, nhưng có đảng CSVN trù dập hãm tài. Xưa nay Philippines có biệt danh là “người bệnh ở Á Châu” và biệt danh này, sau vụ kiện Trung Quốc, hình như Phi đang trao lại cho Việt Nam.

So với Singapore thì thập niên 1965-1975 ta ngẫng mặt, nhưng hôm nay ta chỉ biết gục đầu!

Thủ đoạn cướp tiền doanh nghiệp của TNCorp và Nguyễn Công Khế thông qua chiêu bài truyền thông

CLB Nhà Báo Trẻ

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn của Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (TNCorp), hàng chục công ty con đều làm ăn thua lỗ mà theo phát ngôn của các nhân sự tài chính – kế toán của TNCorp là “không có lối ra”, áp lực doanh thu chung của tập đoàn đều đặt oằn vai trên công ty mẹ. Trớ trêu thay, từ ngày lấn sân sang thị trường bất động sản, nguồn thu chính của TNCorp vẫn đến từ lá bài “tài trợ” đều đặn hàng năm từ các doanh nghiệp cho các chương trình truyền thông…

Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ xin phân tích đại diện một trong những thương hiệu truyền thông của Nguyễn Công Khế và TNCorp, đó là giải đấu “U21 Quốc gia / Quốc tế báo Thanh Niên 2015” (10-11/2015) vừa diễn ra “thành công tốt đẹp” để độc giả và các doanh nghiệp nạn nhân có thể thấy Khế có biệt tài “hút máu” như thế nào.

H1Nguyễn Công Khế, Trưởng ban tổ chức giải U21 Quốc tế báo Thanh Niên

Tổng nguồn tiền tài trợ cho 2 giải đấu U21 Quốc gia / Quốc tế: Trên 16 tỷ đồng

Theo bảng Tổng hợp nguồn tiền tài trợ của bộ phận tài chính TNCorp thống kê cho thấy tổng nguồn tài trợ cho 2 giải đấu lên tới 15,23 tỷ đồng, trong đó, riêng công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tài trợ 11 tỷ đồng (tài trợ kim cương), công ty CP Tôn Đông Á tài trợ 2,1 tỷ đồng (tài trợ vàng) và hàng loạt doanh nghiệp khác. Và tất nhiên, khoản tài trợ này do TNCorp độc quyền quản lý và điều phối.

H1Bảng tổng hợp tài trợ giải U21 Quốc gia & Quốc tế năm 2015 với tổng ngân sách lên tới 15,23 tỷ đồng

H1Hóa đơn nộp tiền đợt 1 (5,5 tỷ đồng) của Unilever cho TNCorp

Nào đã hết, TNCorp còn đào thêm từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thêm 500 triệu nữa, nâng tổng ngân sách tài trợ lên trên 16 tỷ đồng cho 2 giải đấu. Chưa kể nguồn lợi nhuận khổng lồ đến từ bán vé, quảng cáo,… cũng “may” mà chỉ là giải quốc tế dạng “ao làng” nên Nguyễn Công Khế chưa tính đến thu phí bản quyền truyền hình, truyền thanh(!?).

H1Nguyễn Công Khế còn đào thêm được từ LĐBĐ Việt Nam thêm 500 triệu đồng với lý do “chi phí tổ chức” phát sinh tăng(!?)

Nếu TNCorp dùng toàn bộ nguồn tiền này với mục tiêu phát triển bóng đá nước nhà vốn đang được xem là “nỗi nhục quốc thể” đối với người hâm mộ thì chúng ta cũng không có gì để nói, nhưng hãy xem, thực tế chi phí cho giải đấu này là bao nhiêu? Các cầu thủ được hưởng bao nhiêu? phần “thặng dư” còn lại được Nguyễn Công Khế chia chác thế nào?

Chi phí thực tế chỉ bằng số lẻ của nguồn tiền tài trợ: 5.65 tỷ đồng

Nhìn bảng dự/quyết toán của phòng tài chính mà giật mình, tổng toàn bộ chi phí cho cả 2 giải đấu chỉ có 5,655,183,600 đồng (chưa tới con số lẻ của nguồn ngân sách tài trợ), cụ thể các khoản chi phí được thống kê:

  • Phải trả cho nhà cung cấp: 555,509,300 đồng (làm cờ, phướn, cúp, huy chương, băng rôn,  trang phục cho đội bóng,…)
  • Quyền lợi cho các nhà tài trợ: 322,500,000 đồng (quảng cáo, quay phim, sang băng đĩa,…
  • Chi phí văn phòng của giải đấu: 211,103,555 đồng (vé máy bay, tổ chức lễ khai mạc, bế mạc, tiêu vặt, giặt ủi, quà tặng,… cho cầu thủ quốc tế (các tuyển thủ U21 quốc gia không có khoản này)
  • Chi giải thưởng cho giải đấu: 1,301,990,000 đồng (U21 quốc gia: 624 triệu, U21 quốc tế 677.99 triệu)
  • Thù lao giám sát trọng tài: 528,150,000 đồng
  • Thù lao ban chỉ đạo, ban điều hành giải: 335,280,000 đồng
  • Chi phí phóng viên: 702,100,000 đồng
  • Chi phí khác: 405,000,000 đồng (tiếp khách, xin giấy phép, tiêu vặt cho ban chỉ đạo / điều hành,…)
  • Chi phí cổ động viên: 569,394,300 đồng (tiếp khách cổ động, banh đạp, áo thun, cờ, phướn, nước uống,…)

Dù có bị “ép” hay không thì các nhà “tài trợ kim cương”, “tài trợ vàng” khi bỏ ra các khoản ngân sách lớn để tài trợ cho giải đấu này, ngoài việc được đánh bóng thương hiệu thì cũng mong muốn được góp phần phát triển bóng đá nước nhà, nhưng có lẽ họ cũng không ngờ đến, nguồn ngân sách của họ chỉ có phần rất ít để thưởng cho cầu thủ, phần lớn còn lại chỉ nhằm “vỗ béo” cho TNCorp và Nguyễn Công Khế. Hãy xem định chế tài chính về giải thưởng cho các giải U21 Quốc gia / Quốc tế 2015 mà VEF thiết lập:

H1Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc gia 2015 của VEF (trang 1)

H1Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc gia 2015 của VEF (trang 2)

H1Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc tế 2015 của VEF (trang 1)

H1Quy định chế độ tài chính cho giải U21 Quốc tế 2015 của VEF (trang 2)

Gần 11 tỷ thặng dư từ nguồn ngân sách tài trợ đi đâu, về đâu?

Khấu trừ toàn bộ chi phí, qua giải đấu U21 vừa rồi, TNCorp nhiễm nhiên là chủ sở hữu của phần thặng dư từ nguồn ngân sách tài trợ lên đến gần 11 tỷ đồng. Ngoài khoản chung chi cho vài lãnh đạo VEF (chuyện bình thường ở huyện, xin miễn đề cập), một phần Khế phải dùng để “khóa mõm” đàn em, phần lớn còn lại thì được tính vào “doanh thu” của TNCorp, nói cách khác là vào túi riêng của Nguyễn Công Khế. Xem qua cuốn sổ bìa đen mang tên “hoa hồng” chúng tôi bỗng giật mình, thì ra có một luật bất thành văn mà Nguyễn Công Khế thiết lập tại TNCorp từ năm 2009 đến nay, đội ngũ săn “tài trợ” dùng mọi thủ đoạn, kể cả hăm dọa “đăng báo” để o ép doanh nghiệp phải “cúng hiến”, mỗi nhân sự đem tiền tài trợ về sẽ được hưởng 20%-30% “hoa hồng” từ nguồn tài trợ ấy (tính theo số thực thu).

H1Trích sổ bộ “hoa hồng” U21 của Nguyễn Công Khế

H1Văn hóa “hoa hồng” mà Nguyễn Công Khế thiếp lập khiến túi riêng ngày một đầy, tuy nhiên cũng dẫn đến cảnh “nhồi da xáo thịt” khiến TNCorp lâm vào cơn khủng hoảng…

Có thể nói, Nguyễn Công Khế đã rất thành công khi sáng tạo ra giải “U21 Quốc gia / Quốc tế báo Thanh Niên” hoạt động suốt từ 2007 đến nay, mỗi năm một kỳ theo đúng vòng đời của TNCorp đã đem lại những nguồn thu đáng kể. Bên cạnh đó, hàng loạt các thương hiệu truyền thông khác như “Hoa hậu Hoàn vũ”, “Hoa hậu trái đất”, “Duyên dáng Việt Nam”, “Hoa khôi sinh viên”,… cũng là những con gà đẻ trứng vàng đều đặn, góp phần vào khối tài sản khổng lồ của gia đình Nguyễn Công Khế, chúng tôi sẽ đề cập đến vào một dịp khác.

H1Ngoài tiền, Nguyễn Công Khế còn được hưởng nhiều “thứ khác” trên thân xác các người đẹp

Đến đây, độc giả đã thấy khuôn mặt con linh cẩu dần dần xuất hiện, mời đón đọc kỳ tiếp: Nguyễn Công Khế và cú lừa 300 tỷ ngoạn mục! 

Bị ném bom nguyên tử, vì sao người Nhật không hô hào tiêu diệt nước Mỹ?

Vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima. (Ảnh: Internet)

Vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima. (Ảnh: Internet)

Tướng quân MacArthur là danh tướng của Mỹ. Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật muốn xé xác ông, còn ông cũng hận người Nhật thấu xương.

Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng (Ảnh: Internet)
Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng (Ảnh: Internet)

Vào 2:5 chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước, mất nước, mất nước”.

Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn gây áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu họ là kẻ chiến thắng thì họ có làm được như thế không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.

Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.

Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận. Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.

Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang. Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng, tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.

Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.

Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch / daikynguyen

Vì sao không có đại duyệt binh ở Mỹ?

Vì sao ở Mỹ không có đại duyệt binh! Kỳ thực đều là có nguyên nhân. (Ảnh: Internet)

Vì sao ở Mỹ không có đại duyệt binh! Kỳ thực đều là có nguyên nhân. (Ảnh: Internet)

Mặc dù hiện tại Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới, có đội quân hùng mạnh nhất, nhưng lại không có lễ duyệt binh vào Ngày lễ Độc Lập (04/07).

Một nhà báo Mỹ từng viết: “Tôi đã nhiều lần xem lễ duyệt binh Ngày chiến thắng của Nga, và tự hỏi: Tại sao ở Mỹ lại không xuất hiện xe tăng trong dịp lễ vinh danh Cựu chiến binh?” Ông ấy cũng đặt câu hỏi đến những người bạn Hoa Kỳ của mình, và nhận một câu trả lời đáng tự hào: “Bởi vì Mỹ là một nước dân chủ.”

Tất nhiên, đây không phải thực sự là một lời giải thích trọn vẹn cho một hệ tư tưởng mạnh mẽ như thế.

1. Không tập trung quyền lực vào chính phủ

Hoa Kỳ chủ yếu chịu chi phối từ vai trò của truyền thống và lịch sử. Lịch sử non trẻ của Mỹ chưa từng phải hứng chịu bất cứ cuộc xâm lược nào. Sau bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, Hoa Kỳ đã không thành lập một chính phủ trung ương, thay vào đó là mỗi tiểu bang có quyền tự trị và độc lập. Vào thời điểm lập quốc, Hoa Kỳ không có lễ duyệt binh, mà chỉ có buổi lễ ăn mừng.

Đệ nhị thế chiến là thảm họa của rất nhiều quốc gia, thế nhưng Hoa Kỳ không chịu ảnh hưởng của cuộc chiến. Sau chiến tranh, các quốc gia từng bị xâm lược cùng lúc tiến hành duyệt binh nhằm phô diễn sức mạnh quân sự trước mặt nước khác và thúc đẩy nhuệ khí quốc dân, vốn nổi lên như một thế lực hùng mạnh nhất thế giới sau Đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ không cần thiết phải làm như vậy.

Một người Mỹ trẻ gốc Latinh nói với các phóng viên rằng cô rất thích xem các cuộc diễu quân của Nga và Pháp, thế nhưng người dân Mỹ thường nghĩ làm thế nào để có được cuộc sống hòa bình. Tất nhiên là họ cũng rất thích xem các buổi lễ diễu hành.

2. Giới hạn tối đa việc quân nhân tham gia chính trị

Hoa Kỳ là quốc gia mới được thành lập (được xây dựng lên trên một đại lục mới), đặc biệt chú trọng về nguyên tắc dân chủ và quyền phổ quát (nguyên tắc dân chủ với quyền làm chủ thuộc về nhân dân), cực kỳ xem trọng vai trò của quân đội trong việc bảo đảm an ninh quốc gia. Tuy sở hữu đội quân hùng mạnh nhất thế giới, thế nhưng Hoa Kỳ lại hạn chế quân đội tham gia và gây ảnh hưởng đến nội chính (hạn chế địa vị và ảnh hưởng của quân đội trong đời sống xã hội và chính trị trong nước).

Nói chung, vì lý do khác biệt về cơ sở sáng lập và lịch sử văn hóa truyền thống nên Hoa Kỳ không muốn một cuộc diễu hành lớn của quân đội ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia dân chủ. (Nhìn chung, với những quốc gia thường làm lễ duyệt binh, quân đội có sức ảnh hưởng đặc biệt đến quyết sách của quốc gia, đây là điều rất khác biệt với cơ sở lập quốc và truyền thống văn hóa lịch sử của nước Mỹ).

Hơn nữa, Mỹ muốn chứng tỏ thực lực quân sự trong thực chiến. Mỹ là một nước dựa vào sức mạnh và tin tưởng vào sức mạnh, lịch sử nước Mỹ là một lịch sử khuếch trương sức mạnh từ vùng đất của một nhóm kiều dân nhỏ (vùng đất ban đầu bị thực dân chiếm đóng), qua hơn 200 năm phát triển và trở thành siêu cường quốc trên thế giới.

3. Người Mỹ có một cách thức yêu nước độc đáo

Từ thập niên 70 (thế kỷ trước), Mỹ hiếm khi tổ chức các cuộc diễu binh quy mô lớn (trong ngày Quốc khánh, đây là điều hiếm thấy với quốc gia Âu – Mỹ). Điều này có nguyên nhân thực tế do việc quân đội Mỹ phái nhiều quân đóng ở nước ngoài, cũng liên quan đến đặc tính của dân tộc này.

Nói chung họ cho rằng quân số nên được giới hạn ở một mức hợp lí; nếu đi theo con đường của các nước quân chủ, sẽ ảnh hưởng đến cơ sở chính trị “tam quyền phân lập” và tinh thần tự do dân chủ của Mỹ.

Mặc dù có một số cuộc diễu binh quy mô lớn trong nước, nhưng riêng trong Ngày Độc Lập (04/07) chỉ có các cuộc diễu hành quy mô nhỏ tại từng bang (mang đặc sắc địa phương, đôi khi cũng có mời quân đội tham gia).

Các buổi lễ này trông giống một buổi gặp gỡ hơn là lễ duyệt binh, quân lính vẫn giữ giữ hàng ngũ ngay ngắn nhưng không quá nghiêm túc, cũng có người vẫy tay và mỉm cười với người dân bên đường làm không khí có phần nhẹ nhàng, thoải mái.

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng phát biểu:

Trong một cuộc khảo sát, ý thức về niềm tự hào quốc gia của người Mỹ thuộc hàng cao nhất trong số các nền dân chủ phương Tây.

Trước sự kiện 11/09, 90% người Mỹ cho rằng bản thân là công dân Mỹ (tuyên bố mình muốn làm công dân Mỹ chứ không phải là người của nước nào khác). Sau sự kiện này con số đã lên tới 97%.

Chưa tới một nửa số công dân của các nước Tây phương như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch và Hà Lan “rất tự hào” về quốc gia của mình. Đây là kết quả của nền giáo dục lòng yêu nước trong một thời gian dài, nhất là trong các lễ hội.

Các ngày lễ chính gồm có: Ngày Chiến sĩ trận vong, Ngày Độc lập, Ngày của Lá cờ Mỹ. Trong các lễ hội, lễ kỷ niệm và thậm chí trong các cuộc tụ họp, người dân thường treo cờ trên nóc xe hơi, cửa và cửa sổ.

Trong ngày Quốc khánh, mọi người đều thầm nhẩm câu: “Tôi yêu đất nước này, bảo vệ đất nước này”. Vào Ngày của Lá cờ Mỹ, tất cả mọi người đều đọc lời tuyên thệ trung thành trước cờ.

Đây chính là biểu hiện của nét độc đáo trong việc giáo dục lòng yêu nước của Mỹ: truyền cảm hứng lòng yêu nước nhiệt thành trong những dịp quan trọng.

Vào ngày 25/08, trước Ngày Chiến sĩ trận vong một ngày, hàng trăm ngàn cựu chiến binh Mỹ lái môtô trong cuộc diễu hành mang tên “Thunderball” để tưởng nhớ những chiến binh Mỹ hy sinh trong Đệ nhị thế chiến, nhắc nhở mọi người không được quên những người lính hiến thân cho quốc gia.

@daikynguyen

Phá bấy nhiêu đó đủ rồi anh Ba Dũng ơi!

FB Trương Nhân Tuấn

TT Nguyễn Tấn Dũng. Nguồn: internet

Hôm qua tôi viết sơ lược về ngày « quốc khánh », tức là ngày « quốc gia khánh tận », tức quốc gia bị phá sản. Hệ quả của việc quốc gia phá sản là của cải của quốc dân lần hồi trở thành của cải của người nước ngoài.

Bắt đầu là hệ thống đường cao tốc. Hệ thống đường cao tốc của VN được xây dựng do vốn từ các nguồn : 1/ đầu tư từ ngân sách nhà nước dưới hình thức Chính phủ vay hoặc bảo lãnh vay, phát hành trái phiếu công trình… 2/ nguồn vốn do các nhà đầu tư huy động để đầu tư xây dựng theo các hình thức BOT, BTO, BT, hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP) …

Ngân sách dành cho hệ thống đường cao tốc VN từ 2001 đến đến năm 2020 là 350.000 tỉ đồng.

Tức là, tính về thời gian, gói ngân sách này đã sử dụng đã hết (hay gần hết).

Toàn dân VN đã mang trên người một số nợ là 350.000 tỉ. Số nợ này được tính chung vào « gói nợ » của cả nước (tổng cộng là 65% GDP). Mỗi năm người dân VN nai lưng ra đóng thuế (và trăm lẻ một thứ lệ phí khác) để trả khoản nợ này. Tính chẵn là khoản 25% GDP của VN chỉ dùng để trả nợ.

Đổi lại toàn dân VN làm chủ một hệ thống đường cao tốc.

Hệ thống đường cao tốc này không hoàn chỉnh. Về « phẩm chất », nhiều đoạn ở các con đường này vừa « nghiệm thu » xong thì đã lún, sụp…, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Tức là, người dân VN, tuy không đến đỗi tiền mất tật mang, vì dầu sao các con đường cao tốc này cũng có chút hữu dụng cho việc giao thông.

Ngoài việc trả nợ, người dân VN còn phải bỏ tiền ra để sửa chữa và tu bổ cho các đường cao tốc này.

Bây giờ nhà nước (hay là chính sách của anh X ?) đang rao bán hệ thống đường cao tốc này cho người nước ngoài.

Nhờ tài kinh bang tế thế (hay tài phù thủy) của anh Ba, từ 8 năm qua VN phải bán của hồi môn mà sống, mà mọi người cứ tưởng đó là thành quả của nền « kinh tế phát triển ».

Của hồi môn đã hết, hay đã mất giá (dầu hỏa), tài « kinh bang tế thế » của anh Ba cũng lộ, thì ra đó là bản lãnh tráo bài ba lá xuất quĩ nhập thần.

Bây giờ VN không có tiền để trả nợ.

Anh Ba muốn bán hệ thống đường cao tốc để trả nợ.

Ý nghĩa việc này là sao ?

Đơn giản là của cải của quốc dân thì mất vào tay người nước ngoài nhưng cục nợ 350.000 tỉ đồng (để xây dựng hệ thống đường cao tốc) vẫn còn.

Tôi nghĩ phá bấy nhiêu đó đủ rồi anh Ba. Người dân chịu bấy nhiêu đó đã « ná thở rồi ». Anh làm thêm 8 năm ( ?) nữa thì người dân có nước chết.

Anh đã « gài » VN vào cái thế chết người, theo lối cái bẫy của nàng Kiều, không bán mình thì không thể chuộc cha.

Người ta đồn đải rậm rì hổm rày là chỉ có anh Ba mới cứu được đảng và chế độ.

Phải rồi, người tháo dây thì phải là người cột dây.

Âm mưu xem ra hết sức là thâm độc.

Nhiều phát triển nhỏ dẫn đến một đột phá lớn

Blog VOA

Bùi Tín

Photo: Reuters

Có những lúc tôi hoàn toàn tuyệt vọng, khi thấy Bộ Chính trị vẫn không mảy may động lòng về những lời góp ý tha thiết của cụ Nguyễn Khắc Mai, một loạt bài tâm huyết của nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, và những tuyên bố đanh thép của hàng nghìn trí thức dân tộc góp ý cho các dự thảo văn kiện Đại hội XII, chỉ ra con đường khôn ngoan sáng suốt để thực hiện nghiêm chỉnh Dân chủ hóa thật sự, thực hiện Pháp quyền minh bạch công khai, đồng thời thực hiện dần đường lối Thoát Trung, chấm dứt thái độ phụ thuộc Trung Quốc đã kéo dài một cách và nguy hiểm trong 25 năm qua, từ khi mật ước Thành Đô được ký kết. Nhưng tất cả những thuyết phục, khuyên răn đó chỉ như nước đổ đầu vịt.

Một anh bạn trong nước có khuyên tôi không nên tuyệt vọng, vì Bộ Chính trị, ủy viên TƯ đảng CS, thành viên Chính phủ đều là người VN, mang trong máu thịt truyền thống dân tộc, bất khuất,kiên cường, chẳng lẽ lại hư hỏng, mụ mỵ hết cả và hoàn toàn u mê vô cảm như gỗ đá? Chẳng lẽ không một ai động lòng, không còn chút tinh thần yêu nước, chút tấm lòng thương dân, chút tình thương đồng bào mình hay sao? Nếu như vậy thì đáng nản, đáng buồn quá.

Cũng có anh bạn trong nước cho rằng tình hình bức bách quá rồi, quá sức chịu đựng của quần chúng đông đảo, sức ép mọi phía bắt buộc Đại hội XII phải có cuộc đột phá hoành tráng, đổi mới thật sự, thay đổi hẳn hệ thống chính trị – kinh tế – ngoại giao cũ kỹ thành một hệ thống thật sự mới mẻ, mang tính cách mạng, dân chủ, hội nhập hoàn toàn với thế giới Dân chủ văn minh của Thời đại. Không thì sẽ loạn, chết cả nút!

Quả là không khó khi trong giới lãnh đạo có một người hay một nhóm người thức tỉnh, coi của cải vật chất cá nhân đã có là của phù du, không thể mang theo khi từ giã cuộc đời, chỉ có tiếng thơm để lại là quý giá, vĩnh cửu, để thức tỉnh lắng nghe lương tâm mách bảo, trí tuệ lóe sáng, nghe theo tiếng gọi tha thiết của nhân dân, dân tộc.

Gần đây đã có một số nét phát triển mới mẻ, khác thường trong xã hội, nên trao đổi, nhân lên gấp bội, để mà còn hy vọng ở tương lai đất nước.

Bộ Chính trị đã tuyên chiến với giới báo chí và giới văn học, khi ngăn cấm tự do báo chí, tự do thông tin, khi coi Hội nhà báo, Hội nhà văn, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật của đảng CS là duy nhất, xúc phạm giới báo chí đông đảo, vì không một nghề nào đòi hỏi tự do cá nhân,sáng tạo cá nhân, phong cách cá nhân như nghề làm báo.

Bất chấp quan điểm tòan trị ấy, hàng lọat báo mạng, blog cá nhân tự do đã ra đời, phát triển mạnh mẽ, lấn át cả báo lề phải vô hồn, nhạt nhẽo. Hội Nhà báo độc lập đã ra đời cùng Văn đoàn độc lập, mặc dù phần lớn các nhà báo dân chủ đang bị tù đầy.

Giới luật sư và luật gia thức tỉnh cũng ngày càng đông đảo; nhiều người đã lập công đầu trong nhiều vụ lật án, giải oan. Ông Nguyễn Thanh Chấn đã được trả tự do sau 1O năm tù oan trái, còn được các luật sư giúp đòi bồi thường 7,2 tỷ đồng. Các Luật sư Trần Vũ Hải, Phạm Hồng Hải, Bùi Đức Trường đã cùng các luật sư Trần Đình Triển, Nguyễn Bắc Truyền, Phạm Công Út , Trần Văn Đạt, Bùi Quang Nghiêm… tập trung sức 2 lần lật án, giải oan, giúp cho người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén được đình chỉ điều tra sau khi đã bị kết án tù chung thân vì tội giết người mà ông không hề phạm.

Ngoài ra, vụ 200 luật sư rủ nhau xuống đường đòi tôn trọng luật pháp, tôn trọng Luật tố tụng hình sự cũng là một nét đẹp mới.

Cũng cần nói thêm là ngoài giới báo chí, luật sư cũng là giới bị đảng CS ngược đãi, đày ải nhiều nhất. Các Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân… đều đã qua tù đày. Nét mới của vụ giải oan cho Ông Huỳnh Văn Nén là việc hai đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa và bà Lê Thị Nga đã lên tiếng ủng hộ các luật sư có công tâm, khuyến khích việc lật các án oan, và đòi bồi thường thích đáng cho người bị oan trái, thiệt hại. Họ nổi lên giữa 500 hình nhân vô cảm, mang danh đại diện cho nhân dân mà không hề biết hổ thẹn.

Thêm một nét son trên lĩnh vực tôn trọng chế độ pháp quyền là các luật sư bị hành hung trong tang lễ cháu Đỗ Đăng Dư bị chết oan, đã lên tiếng đòi công lý, cả xã hội và chính quyền lên án bọn côn đồ, buộc bọn chúng phải đến nhà Luật sư Trần Thu Nam để nhận lỗi và xin lỗi. Đây cũng là nét chưa từng có khi chính quyền luôn bênh vực ngành Công an kiêu binh và dùng bọn côn đồ để đe dọa, đàn áp những người dân đòi công lý.

Một sự kiện mới nữa làm mọi người lương thiện phấn chấn là vừa qua làng Dương Nội / Hà Đông đã công khai ra mắt Hội giữ đất Dương Nội. Người phát ngôn của Hội cho biết Dương Nội có 356 hộ, 1.700 nhân khẩu, mới đây đã cùng nhau mang lễ ra Chùa của làng làm lễ tuyên thệ «cùng nhau giữ đất, phúc cùng hưởng, họa cùng chịu, ai tham lợi phản bội thì Trời tru, Đất diệt». Hội tổ chức thành 10 nhóm, có 1 trưởng nhóm, 1 phó. Mỗi nhóm cử trưởng nhóm và 1 đại biểu nữa là 20 người đại diện cho Hội để làm việc với chính quyền các cấp. Các quyết định của Hội đều công khai, theo đa số. Người đứng đầu Hội là các ông Trịnh Bá Tư và Phạm Dương Đức Tùng. Hội sẽ thường xuyên rút kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh giữ đất. Hội có quỹ và thủ quỹ, để in ấn các đơn từ liên quan đến việc giữ đất do ông cha để lại, quỹ do hội viên và nhà hảo tâm đóng góp, may đồng phục cho hội viên, thăm hỏi hội viên ốm đau, chăm sóc hội viên bị tù, tổ chức các cuộc tuần hành để giữ đất.

Trước đây Dương Nội từng tổ chức một cuộc tuần hành quanh Hồ Gươm thủ đô, trước trụ sở tiếp dân ở phố Ngô Thì Nhậm / Hà Đông và đang liên kết với dân oan mất đất ở Thanh Oai, Hải Dương và các địa phương khác, để phối hợp đấu tranh và trao đổi kinh nghiệm.

Cũng không nên quên vụ em Nguyễn Mai Trung Tuấn mới 15 tuổi bị tuyên án tù 4 năm rưỡi chỉ vì bảo vệ đất đai và gia đình bị đàn áp đang được giới luật sư quyết tâm bảo vệ đến cùng.

Giới báo chí, văn học nghệ thuật mà tự do là điều kiện tồn tại đang cùng giới luật sư am hiểu giá trị của pháp luật, phát huy mạnh những thành quả trên đây để năm 2016 thu ngay thêm nhiều thắng lợi từ những ngày đầu năm.

Mới đây, giới sử học cũng nô nức tham chiến để lên án chủ trương tích hợp môn Sử, có nghĩa là thủ tiêu tận gốc mục tiêu cao quý của Sử học và toàn ngành giáo dục là đào tạo nên những công dân có đức có tài, dấn thân cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.

Sau khi Lao động Việt ra đời, Hội Chấn hưng giáo dục xuất hiện, tăng thêm tổ chức phi chính phủ đồng thời phi CS, vạch trần tất cả tổ chức phi chính phủ giả hiệu trong Mặt trận Tổ quốc chỉ là tổ chức tay sai đảng CS, do một ủy viên Bộ Chính trị chăn dắt một cách lộ liễu và thô bạo.

Tuyên chiến với giới báo chí, với giới văn học nghệ thuật, rồi tuyên chiến với giới luật sư và nhà luật học, nay lại tuyên chiến với ngành sử học rất sung sức và cả ngành giáo dục đông đảo của đất nước, xin hỏi Bộ Chính trị và lãnh đạo CS còn muốn chung sống hòa thuận với ai nữa trên dải đất Việt Nam thân yêu này?

Trí thức dân tộc cùng dân oan mất đất rộng khắp sẽ là 2 ngòi nổ đáng nể sợ cho chính quyền độc đảng toàn trị trong năm 2016. Trí thức đông đảo ở các thành thị sát cánh cũng dân oan bao gồm nông dân cả nước thức tỉnh xuống đường ôn hòa mà quyết liệt cùng một lúc ở khắp nơi sẽ đặt đảng CS trong tình thế vô phương đối phó .

Các hiện tượng mới mẻ, đáng mừng trên đây báo hiệu một bước phát triển mới của cuộc đấu tranh, đang được nhân rộng, tích lũy thêm để có thể dẫn đến một cuộc đột phá mạnh mẽ từ đầu năm 2016 đầy triển vọng, để xoay chuyển hẳn tình hình sang Kỷ nguyên Dân chủ và Thoát Trung, chấm dứt tình hình đảng trị trì trệ nặng nề ngạt thở trong gần một thế kỷ vừa qua.

Như thế, vẫn còn có nhiều lý do để không bi quan và thất vọng.

Nguyễn Công Khế đã chiếm đoạt tập đoàn Thanh Niên như thế nào?

Đôi lời: Đây là địa chỉ “trụ sở – nhà riêng” của ông Nguyễn Công Khế ở Bắc Cali: 3565 Seven Hills Rd Castro Valley, CA 94546. Được biết, căn nhà này mua hồi năm 2008 với giá $545.000, hiện có giá khoảng $688.000. Chắc có nhiều bà con gốc Việt của mình ở trên Bắc Cali là hàng xóm của ông Nguyễn Công Khế. Khi nào gặp ông Khế, bà con nhớ hỏi ông ta “bí quyết” làm giàu, để có dịp về VN giúp dân mình làm giàu nhé.

____

CLB Nhà Báo Trẻ

Thai nghén từ Báo Thanh Niên từ năm 2006 đến nay, “Tập đoàn” Truyền thông Thanh Niên (Thanh Nien Media Group Corporation – TNCorp) đang là một tập đoàn kinh tế “hùng mạnh” khoác trên mình bộ cánh đỏm dáng với hàng loạt các thương hiệu truyền thông như “Hoa hậu Hoàn vũ”, “Hoa hậu trái đất”, “Duyên dáng Việt Nam”, “Hoa khôi sinh viên”, “U21 Quốc gia”, “Quốc tế cúp báo Thanh Niên”, “Báo điện tử Một Thế Giới”,… ngoài ra, TNCorp còn lấn sân qua thị trường bất động sản với các dự án lớn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Ninh Thuận. Ít ai biết rằng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của Báo Thanh Niên (thuộc Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam) đến nay bị teo tóp chỉ còn 11,89% (từ 51% ban đầu), chủ sở hữu thật sự của TNCorp không ngoài ai khác là Nguyễn Công Khế và gia đình. Riêng Nguyễn Công Khế đang sở hữu tới 74,39% CP TNCorp và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Ngày 4/1/2006, Báo Thanh Niên đứng tên thành lập công ty Cổ phần kinh doanh dịch vụ tổng hợp Thanh Niên, tiền thân của Tập đoàn Thanh Niên ngày nay với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, Nguyễn Công Khế được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT. Cuối năm 2006, TNCorp nâng vốn lên 50 tỷ đồng và đổi tên thành Công ty Cổ phần Truyền thông Thanh Niên, hoạt động ban đầu của TNCorp khá thuận buồm xuôi gió nhờ mảnh đất màu mỡ mà Báo Thanh Niên mang lại, đó là mảng quảng cáo và in ấn.

H1

Năm 2009, Nguyễn Công Khế rút một chân ra khỏi báo Thanh Niên, đây là chiêu lùi một bước để tiến nhiều bước, bắt đầu giai đoạn làm giàu của Khế, chứ không phải vì “đấu tranh” rồi bị “phế truất” như người đời lầm tưởng. Tháng 6/2009, TNCorp đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên. Năm 2010, Nguyễn Công Khế nhậm chức Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT. Đến nay, TNCorp đã thành lập hàng chục công ty con và lấn sân kinh doanh ngoài ngành:

  • Năm 2008: Thành lập công ty cổ phần BĐS Thanh Niêncông ty cổ phần Cao ốc Thanh Niên – Detesco.
  • Năm 2009: Mở chi nhánh tại California, Mỹ. Cùng năm, TNCorp cũng thành lập công ty TNHH MTV Quảng cáo – Phát hành Thanh Niêncông ty TNHH MTV Giải trí Thanh Niên đồng thời đăng ký đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
  • Năm 2011: Thành lập công ty cổ phần Duyên dáng Việt Namcông ty cổ phần BĐS Long Phước.
  • Năm 2012: Thành lập công ty TNHH MTV BĐS Long Phước Garden.
  • Năm 2013: Thành lập công ty cổ phần truyền thông Một Thế Giới nhằm thực hiện những “dự án” truyền thông riêng của Nguyễn Công Khế mà báo Thanh Niên không thể đáp ứng.
  • Năm 2014: Thành lập công ty cổ phần truyền thông Thanh Niên Film, công ty cổ phần dịch vụ Thanh Niên, công ty TNHH Thanh Niên Investmentcông ty cổ phần truyền thông giải trí AMI Thanh Niên.
Giai đoạn 2012 đến cuối năm 2014, TNCorp có vốn điều lệ 103,4 tỷ đồng, báo Thanh Niên vẫn giữ quyền kiểm soát với 51%, phần còn lại thuộc cán bộ công nhân viên của Báo Thanh Niên là chủ yếu. Phần Nguyễn Công Khế cũng chỉ sở hữu vỏn vẹn 8.506 cổ phiếu, tương đương với 0,082% CP.
H1
H2
Tháng 4/2015, TNCorp thay đổi GPKD lần thứ 12, xuất hiện sự tăng đột biến về vốn điều lệ và thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần. Theo đó, vốn điều lệ của TNCorp đã tăng từ 103,4 tỷ lên đến 403,4 tỷ đồng. Phần vốn góp thêm 300 tỷ đồng là của nhà đầu tư chiến lược nào và mục đích làm gì?
H1Ngày 16/9/2014, TNCorp thông qua Biên bản tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm 30 triệu cổ phiếu (giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu) tương đương với 300 tỷ đồng nhằm xây dựng Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy (Ninh Thuận).
H1
H2Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 2)
H1Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 3)
H1Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 5)

H1

 

Ngày 20/9/2014, TNCorp thông qua nghị quyết tăng vốn điều lệ với danh sách nhà đầu tư chiến lược chỉ gồm 01 người duy nhất, không ai khác ngoài Nguyễn Công Khế.

Nghị quyết chọn đối tượng được chào bán cổ phiếu riêng lẻ của TNCorp

Ngày 27/10/2014, nhằm hợp thức hóa “theo luật định”, TNCorp gửi công văn 06/CV-HDQT/14 đến Ủy ban CKNN để đăng ký chào bán cổ phần. Ngày 31/10/2014, UBCKNN mới cập nhật thông tin “chào bán” ra cho công chúng tại website của UBCKNN. Công chúng chưa kịp trở tay thì “nhà đầu tư chiến lược” Nguyễn Công Khế đã sở hữu gần như toàn bộ TNCorp trước đó hơn 1 tháng (nguồn vốn góp theo chiêu bài “lấy mỡ cá rán cá” mà chúng tôi sẽ làm rõ trong một phóng sự khác).

Thông báo phát hành cổ phiếu TNCorp ra công chúng của UBCKNN(!?)

Như vậy, Nguyễn Công Khế gần như đã hoàn tất giai đoạn chuyển sở hữu TNCorp từ Báo Thanh Niên thành tài sản cá nhân khi sở hữu tới 74,39% CP và biến TNCorp thành tập đoàn kinh tế “gia đình trị”, trong đó, gia đình Khế gồm vợ, 2 con ruột, 2 em ruột đều đóng vai trò nhất định.
Vợ Nguyễn Công Khế là bà Đặng Thị Thanh Xuân (sinh năm1955), vốn chỉ là nhân viên văn phòng nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội được Khế đưa về TNCorp và phong cho chức danh “Phụ trách đối ngoại”, nay đã nghỉ hưu về làm “kinh tế gia đình” (Giám đốc công ty TNHH Quế Mi, thực ra đây là công ty “ma” có trụ sở tại nhà riêng Nguyễn Công Khế – 365 An Dương Vương, P3, Q5, TP HCM), doanh nghiệp “ma” Quế Mi hiện cũng đang sở hữu 500.000 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 1,24% CP) của TNCorp. Dù đã về hưu nhưng bà Xuân vẫn là vị “phu nhân chủ tịch” hét ra lửa tại tập đoàn này.
Em gái lớn của Khế là cô Nguyễn Ngọc Ánh (sinh năm 1973) được giao “trấn ải” báo Một Thế Giới với chức danh thủ quỹ còn cô em gái út Nguyễn Tú Anh (sinh năm 1975) được cắm lại báo Thanh Niên để giúp Khế “nắm tình hình” sau khi rút lui vào hậu trường truyền thông.
Cô con gái lớn là Nguyễn Quế Trà Mi (sinh năm 1981) và cậu con trai Nguyễn Sơn Trà (sinh năm 1986) đã được Nguyễn Công Khế gửi gắm ra nước ngoài dưới hình thức “công tác” tại chi nhánh TNCorp, Hoa Kỳ (địa chỉ 3565 Seven Hill Road, Castro Valley, CA 94546), chi nhánh này do chồng của Trà Mi là Nguyễn Tú (quốc tịch Mỹ) đứng tên trưởng đại diện. Trên thực tế, đây là căn biệt thự của gia đình Khế tại Mỹ.

Toàn thể gia đình Nguyễn Công Khế tại “trụ sở - nhà riêng” TNCorp, California, Hoa Kỳ

Hãy xem bản khai của Nguyễn Công Khế ngay trước thời điểm rút chân khỏi báo Thanh Niên để làm “kinh tế” (năm 2009):

H1Trích bản khai lý lịch Nguyễn Công Khế năm 2009

Theo bản lý lịch này, Nguyễn Công Khế đã khai báo về hoàn cảnh kinh tế gia đình vào thời điểm đó:
  • Về bất động sản: Gồm 01 căn nhà được nhà nước hóa giá tại số 365 An Dương Vương và mảnh đất 5.000m2 (đất nông nghiệp) tại Tăng Nhơn Phú, Quận 9 (mua 35 cây vàng) thuộc khu công nghiệp kỹ thuật cao.
  • Thu nhập gồm lương và lao động ngoài giờ: 10 triệu/tháng. Thu nhập của vợ: 2-3 triệu/tháng.
  • Tiền cho thuê mặt tiền nhà 365 An Dương Vương: 4 triệu/tháng.

Với khởi đầu như thế, dấu chấm hỏi to tướng đặt ra là “tiền ở đâu?” mà sau 07 năm, từ một viên chức Nhà nước mà Nguyễn Công Khế đã làm nên một sự nghiệp “vĩ đại” tại Việt Nam và cả một cơ ngơi vững chãi ở Mỹ, con cái đều định cư ở nước ngoài, quốc tịch Mỹ. Một gia đình như thế, có thể xem là viên mãn, đại thành công?! Chẳng vậy mà Nguyễn Công Khế từng tâm sự với Nguyễn Xuân Anh khi “hạt giống” này nhậm chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng “Bây giờ anh em mình có phải thiếu thốn gì ấy đâu mà phải tiêu cực, phải này nọ…”.

Đón xem kỳ tiếp: Thủ đoạn cướp tiền doanh nghiệp của TNCorp và Nguyễn Công Khế thông qua chiêu bài truyền thông như thế nào ?