Chuyện về phú hộ Sài Gòn giàu hơn vua Bảo Đại

Ngoài việc dành 1/7 tài sản xây nhà thờ, gia đình Huyện Sỹ còn cho cháu ngoại Nam Phương hoàng hậu của hồi môn 20.000 lượng vàng khi về làm vợ vua Bảo Đại.

Tại góc đường Tôn Thất Tùng – Nguyễn Trãi, quận 1, TP HCM, nhà thờ giáo họ Chợ Đũi mỗi ngày đón hàng trăm người đi lễ, tham quan. Trải qua hơn trăm năm, người Sài Gòn vẫn quen gọi đây là Nhà thờ Huyện Sỹ như để tưởng nhớ người đã bỏ 1/7 gia sản ra xây dựng. Huyện Sỹ cũng là người đứng đầu nhóm tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa với câu ví von “nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa“.

chuyen-ve-phu-ho-sai-gon-giau-hon-vua-bao-dai

Tượng bán thân Huyện Sỹ tại nhà thờ do chính ông bỏ tiền xây dựng. Ảnh: Đ.N

Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900), sinh tại Cầu Kho (Sài Gòn) nhưng gốc ở Tân An (Long An) trong một gia đình theo đạo Công giáo. Ngay lúc nhỏ, ông được các tu sĩ người Pháp đưa đi du học ở Malaysia. Tại đây, Huyện Sỹ được học ngôn ngữ Latinh Pháp, Hán và chữ quốc ngữ. Thời gian này, ông đổi tên thành Lê Phát Đạt, do tên cũ trùng với tên người thầy dạy.

Sau chuyến du học về nước, ông được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông ngôn. Từ năm 1880, ông làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau phong hàm lên cấp Huyện. Do người dân vẫn gọi ông bằng tên cúng cơm, vì vậy mà cái tên Huyện Sỹ xuất hiện từ lúc này.

Về con đường giàu có của Lê Phát Đạt, học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa cho rằng, sự “lên hương” của ông chẳng qua vì ăn may. “Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát mại ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đấu giá”.

“Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận sợ triều đình Huế khép tội theo Pháp. Vả lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội”, học giả Vương Hồng Sến giải thích thêm.

Người Pháp khi đó nài ép, Huyện Sỹ bất đắc dĩ phải chạy vạy mượn tiền khắp nơi mua đất. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền, ông trở nên giàu có, tiền vàng không biết để đâu cho hết.

Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như “cò bay mỏi cánh không hết”. Những vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia đều do ông nắm giữ. Tại miệt sông nước, phú hộ Đạt cũng xây ngôi biệt thự ven sông như cung điện án ngữ một vùng. Tương truyền, biệt thự này nằm trên thế đất hình rồng nên càng khiến cơ nghiệp của ông phát triển.

Tại Sài Gòn, gia đình Huyện Sỹ cũng sở hữu nhiều mảnh đất đắc địa ở trung tâm. Mảnh đất rộng hơn hecta dành xây nhà thờ Chợ Đũi là một trong số đó. Ngoài ra, ông có rất nhiều đất ở khu Gò Vấp, nơi con trai ông sau này dùng một phần xây nhà thờ Hạnh Thông Tây.

Bỗng chốc phất thành đại gia hạng nhất đất Việt đương thời nhưng vợ chồng Huyện Sỹ không tiêu xài hoang phí, gia đình có cuộc sống đơn giản. Toàn bộ gia sản được tập trung phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo Công giáo. Để nhắc nhở gia đình, trong nhà ông treo câu đối: “Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách. Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ”.

Con cháu Huyện Sỹ đều được giáo dục và học hành thành tài, không ăn chơi, tiêu xài như con cái những gia đình đại gia khác. Họ chuyên tâm học hành rồi phụ vợ chồng ông cai quản đất đai. Sau này, con Huyện Sỹ đều là đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và vùng Đồng Tháp Mười (nay thuộc vùng Long An).

Trong đó, trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Thời Nhà Nguyễn, Vương là tước vị cao nhất trong 20 bậc tôn tước phong cho hoàng tộc và chỉ dành cho người có công trạng, bình thường kể cả các Hoàng tử đều chỉ phong Công tước. Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ không “hoàng thân quốc thích” nhưng được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.

chuyen-ve-phu-ho-sai-gon-giau-hon-vua-bao-dai-1

Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại, cháu ngoại của phú hộ Huyện Sỹ.

Trong số con cháu của Huyện Sỹ, người nổi tiếng nhất phải kể đến Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 – 1963), tức Nam Phương hoàng hậu – vợ vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Tương truyền, khi gả cho vua, gia đình Huyện Sỹ đã hồi môn cho cháu ngoại hơn 20.000 lượng vàng. Vua Bảo Đại ngày trước cũng nổi tiếng tiêu xài hoang phí, ngân sách cạn đáy nên nhiều phen phải nhờ vả gia đình bên vợ.

Năm 1900, trong quá trình chuẩn bị xây dựng nhà thờ giáo họ Chợ Đũi, phú hộ Huyện Sỹ qua đời. Trong di chúc, ông dành 1/7 tài sản của mình để xây nhà thờ. Sau đó, các con tiếp tục di nguyện, nhà thờ được khởi công năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier. Ba năm sau, nhà thờ được khánh thành.

Nhà thờ dài 40 m, chia làm 4 gian, rộng 18 m. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 m. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng nên giới chức đã xin cắt bớt một gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Vì vậy, trước đây ở gần nhà thờ Chí Hòa (phường 7, quận Tân Bình) có một con đường mang tên Lê Phát Đạt. Khoảng năm 2000, con đường này đổi tên thành đường Đăng Lộ.

Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic (kiến trúc kiểu vòm nhọn). Năm 1920, vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất, con cháu đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ Huyện sỹ.

chuyen-ve-phu-ho-sai-gon-giau-hon-vua-bao-dai-2

Nhà thờ Huyện Sỹ tại quận 1. Ảnh: Wikipedia

Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày.

Ngoài nhà thờ Chợ Đũi, Chí Hòa, sau này kỹ sư Lê Phát Thanh (con Huyện Sỹ) cũng xây nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi tiếng ở quận Gò Vấp hiện nay.

Sơn Hòa/vnExpress

‘Nhân quyền, tị nạn và tranh của tôi’

Nhà văn Võ Thị Hảo

Nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng ‘chân trời’ hiện nay của Việt Nam đang bị ‘giới hạn’ ở một chủ nghĩa và thể chế ‘lạc hậu’.

Nhân ngày Quốc tế nhân quyền của Liên Hợp Quốc (10/12) năm nay, BBC có cuộc trao đổi với một nhà văn, nhà báo đang tị nạn chính trị ở nước Đức, người đồng thời đang có một triển lãm tranh sơn dầu tại Tây Berlin với chủ đề ‘Đường chân trời II’.

“Chân trời của Việt Nam chỉ giới hạn ở một thứ chủ nghĩa và thể chế lạc hậu cách đây cả trăm năm và thế giới đã phế bỏ, nên Việt Nam tụt hậu cả gần trăm năm so với những nước phát triển,” nhà văn Võ Thị Hảo, tác giả của triển lãm tranh đang được trưng bày ở Geleri 1892 ở thủ đô nước Đức, nói với BBC hôm 06/12/2015, khi được hỏi về sự khác biệt giữa ‘đường chân trời’ của Việt Nam và các nước ‘đã phát triển’.

Trước câu hỏi đầu tiên của BBC rằng vì sao triển lãm tranh này lại có tựa đề như vậy và liệu tựa đề này có liên hệ gì với hoàn cảnh mới của tác giả, một nhà văn tị nạn chính trị, cũng như tới thời sự Việt Nam và nước Đức hay không, bà Võ Thị Hảo đáp:

“Đường chân trời II” chỉ là nối tiếp cho triển lãm tranh “Đường chân trời I” (Hà Nội- năm 2008). Cuộc sống của tôi là cả một hành trình lận đận đi mở rộng những ‘đường chân trời’ cho chính mình. Càng đi càng thấy mình bé xíu. Vấn đề ấy luôn là thời sự.

BBC: Theo bà, chân trời của Việt Nam và những nước phát triển có gì khác nhau?

Võ Thị Hảo: Như chúng ta đã biết đấy, chân trời của Việt Nam chỉ giới hạn ở một thứ chủ nghĩa và thể chế lạc hậu cách đây cả trăm năm và thế giới đã phế bỏ, nên Việt Nam tụt hậu cả gần trăm năm so với những nước phát triển. Dân chúng tuyệt vọng, bị hướng dẫn đi vào con đường ‘vô đạo’.

Chân trời của những nước phát triển được nới rộng sau nền kỹ trị, sau kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc, phế bỏ chủ nghĩa Mác- Lê và mô hình theo chủ nghĩa cộng sản nên họ giàu có, dân chủ và bao dung, có thể cứu giúp hàng trăm triệu người khó khăn trên thế giới . Đó cũng là do cách nhìn về đường chân trời.

Duyên cớ

Triển lãm tranh của Võ Thị Hảo

BBC: Người đến xem ‘Đường chân trời II’ chủ yếu là người Việt Nam hay người Đức?

Võ Thị Hảo: Người Đức thôi. Và một số bạn bè của tôi – những người đã thành công trong hội nhập thực sự với người Đức cũng như nhiều kiến thức về mỹ thuật và văn hóa. Mọi thứ ở Đức đối với tôi đều lạ lẫm. Tôi học về nước Đức hàng ngày qua trải nghiệm và qua bạn bè.

BBC: Duyên cớ nào khiến Galeri 1892 quyết định triển lãm tranh của bà?

Võ Thị Hảo: Galeri 1892 tại Tây Berlin quyết định triển lãm tranh của tôi cũng chỉ do tình cờ. Tôi mới sang đây, ngơ như “gà đội nón”. Chỉ nhân một lần bà giáo dạy tiếng Đức cho tôi, tên là Christin Paradeil biết rằng tôi có vẽ tranh(bà xem trên mạng Internet, và một bức tranh tôi vẽ tặng cho trại tị nạn ở Al- Moabit – Berlin), liền nói với ông phụ trách Galeri 1892. Ông xem một vài bức tranh của tôi và quyết định triển lãm ngay trong 3 tháng, từ 2/10 đến 29/12/2015.

Tôi chỉ có một tuần để chuẩn bị. Tôi nghĩ mình rất may mắn vì đang ở một nơi mà những người làm văn hóa nghệ thuật có nhiều cơ hội đến như vậy. Người Đức họ coi văn hóa nghệ thuật là một thứ thần thánh để xây dựng nhân tính. Ngải Vị Vị – một họa sĩ phản kháng và tài năng của Trung quốc đã được mời triển lãm ở Berlin rất nhiều lần với một quy mô rộng lớn.

BBC: Những bức tranh về phụ nữ trong một thế giới bât ổn, những người nữ kiều diễm dáng hình đi vào ranh giới của bóng tối và ánh sáng, những con thuyền hoặc lộng lẫy trong bão tố, hoặc xác chết dật dờ… Phải chăng tranh của bà muốn tạo ra ám ảnh đối với những kẻ còn tiếp tục thờ ơ được về số phận con người?

Võ Thị Hảo: Vâng. Tôi biết mình yếu đuối. Tôi đang thể hiện những ám ảnh. Cuộc sống của tôi chỉ còn ý nghĩa nếu tôi còn biết đánh thức mình và mọi người.

Triển vọng

  Triển lãm tranh của Võ Thị Hảo
Hội họa vượt qua được những rào cản ngôn ngữ và giúp con người chia sẻ với nhau nhiều hơn, theo bà Võ Thị Hảo.

BBC: Ngày 10/12 này là ngày Quốc tế Nhân quyền của LHQ, nhân đây, bà đánh giá thế nào về tình hình và triển vọng dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, điều được nhiều giới trong và ngoài nước quan tâm, thậm chí có những quan ngại, có giải pháp nào khả dĩ và hứa hẹn cho vấn đề này hay không?

Võ Thị Hảo: Từ 2013 đến nay, chính quyền vốn bị cáo buộc nặng nề về tham nhũng Việt Nam ngày càng bị thân hữu hóa, bạo lực hóa, công an trị – thậm trí có hiện tượng được cho là ‘côn đồ hóa’ và thêm rất nhiều người dân bị cướp mất đất đai, thêm nhiều người chết trong đồn công an và sự tham lam vô độ của bộ máy chính quyền đã khiến cho ngân khố phá sản.

Đó cũng là tiến trình lao tới việc phải thay đổi thể chế chính trị. Mặt khác, đã có hơn 20 tổ chức xã hội dân sự được tự phát thành lập tại Việt Nam, là do người Việt Nam đã dũng cảm hơn trước bạo quyền. Dân chủ và nhân quyền ở VN đương nhiên là có cơ hội, sẽ tự động lớn mạnh dần, dù có lúc chúng ta không thể trông thấy, dù bộ máy đàn áp có tàn bạo đến đâu chăng nữa.

BBC: Ở nước Đức, người ta có quan tâm tới nhân quyền ở Việt Nam không, hay các nước phương Tây hiện đang bận rộn với các vấn đề kinh tế, việc làm, chống khủng bố, dòng người tị nạn, di cư v.v…, nên có thể đã giảm sút sự quan tâm hay chăng?

Võ Thị Hảo: Không. Người Đức và các nước phương Tây vẫn tiếp tục dạy và học về nhân quyền cho chính mình qua những trải nghiệm chống khủng bố, đón nhận và giúp đỡ dòng người tị nạn… Đó là tính người và ta không thể là một con người thực sự nếu không quan tâm đến quyền làm người của kẻ khác. Chỉ có con người trong thể chế minh bạch, dân chủ và tự do mới có thể làm điều đó và được bảo vệ để làm điều đó. Nước Đức và phương Tây đã luôn lên tiếng trong những vấn đề bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam, cũng là để bảo vệ cho chính họ nữa.

BBC: Bà viết văn, viết blog, viết báo về dân chủ và nhân quyền của Việt Nam lâu nay, liệu hội họa của bà có là một nhịp cầu giúp cho công chúng Đức hiểu rõ thêm về các vấn đề này?

Võ Thị Hảo: Hội họa vượt qua được rào cản khác biệt về ngôn ngữ. Ngoài đam mê riêng, được chia sẻ với người Đức qua những bức tranh là một hạnh phúc của tôi. Chẳng qua để bớt đau lòng vì khả năng hạn hẹp của chính mình chẳng cứu nổi nhiều người đang cần cứu giúp.

Nhà văn Võ Thị Hảo, tác giả truyện ngắn, tiểu thuyết, nhà báo và blogger, hiện đang cư trú chính trị tại Cộng hòa Liên bang Đức, bà đã có tuyên bố ra khỏi Hội nhà văn Việt Nam ngày 05/5/2015.

@bbc

XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CỦA LÀO THẤT BẠI, LẼ NÀO LẠI THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM

Nhật ký mở lần 159/Nhạc sỹ Tô Hải

Năm nay, kỷ niệm 40 năm chẵn sự ra đời của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Khác với mọi năm, Việt Nam chỉ cử có một đoàn khiêm tốn của Đảng do Lê Hồng Anh, nhân vật số 5, số 6 gì đó sang dự lễ quốc khánh, có cả duyệt binh lớn nhất “từ trước đến nay chưa từng có” của nước bạn “đoàn kết thủy chung đặc biệt”…

Báo chí cũng chẳng có gì rùm beng, kể lể dông dài chuyện “kề vai đánh Pháp, diệt Mỹ” như mọi khi ngoại trừ một việc khác lạ là “phóng” ông Phom Vihane lên “vĩ đại” ngang tầm cụ Hồ , 2 lãnh tụ đã “dầy công vun đắp….”, trong một bức điện mừng!

Thế là mình lại liên tưởng đến hàng loạt thứ chuyện mà mình đã chứng kiến, đã tham dự, đã mạnh dạn vạch trần những giai đoạn lịch sử cận đại Lào đã bị xuyên tạc, cắt xén bởi mấy ông cộng sản Việt Nam ra sao. Trên hàng loạt bài viết về chính phủ liên hiệp Souvana-Phuma, Souphanouvông, về cuộc đảo chính của Coong Le, về sự công nhận của chính phủ Phạm văn Đông tiếp đón, tiệc tùng đấy, nhưng sau thì… trở mặt cái roẹt như không biết ai là ai mà chỉ biết có một ông “từ trên trời rơi xuông”, một ông lãnh tụ bố Việt, mẹ Lào có tên Kaysone Phomvihane, tức Nguyễn Cái Song (khi học tại trường Bưởi) và Nguyễn Trí Mưu (khi đang học dở dang tại trường đại học luật Hà Nội thì đành chuyển về làm lãnh tụ cộng sản Pathet Lào)!

H1Lãnh tụ cộng sản Lào Kaysone Phomvihane, bố Việt, mẹ Lào, tức Nguyên Cai Song, (lúc học trường Bưởi), tức Nguyễn Trí Mưu (lúc đang học dở dang trường đại học Luật Hà Nội) thì phải về lãnh đạo cách mạng vì hoàng thân Souphanuvông đã hết thời! Ảnh: Wikipedia

Đặc biệt về cuộc “nội chiến” giữa Pathet Lào với chính phủ Hoàng Gia mà mình có dịp trực tiếp tham gia, cùng đạo diễn Phạm Kỳ Nam và một số anh em nói tiếng Pháp hoặc tiếng Lào “phịa” ra một bộ phim truyện để ngợi ca chiến công của Pathet Lào, cực kỳ anh dũng đã tiêu diệt địch, chiếm lại thủ đô Vientiane như thế nào. Bộ phim có tên: “Tiểu Đoàn 2”. Mọi nhân vật chính, phụ trong phim đều do người Lào thủ vai! Cảnh quay hoàn toàn trên đất Lào… Tất cả chỉ có một mục đích đề cao tinh thần chiến đấu và chiến thắng vinh quang của quân đội Pathet Lào, theo đúng ý đồ của Tuyên Giáo là: “Cuộc chiến chống xâm lăng này là cuộc chiến của người Lào cộng sản và bảo hoàng với nhau! Không phải như luận điệu của bọn thù địch phương Tây vu cáo rằng: Thực chất đây là cuộc chiến giữa một bên là cộng sản miền Bắc được Liên Xô, Trung Quốc yểm trợ và một bên là Việt Nam Cộng Hòa do Mỹ đứng sau giật dây!”!

Suốt gần năm trời lặn lội từ thượng tới hạ Lào, từ Cánh đồng Chum về Xiêng Khoảng, Kỳ Nam và tớ đã nhiệt tình, thành khẩn tiếp cận với các cán bộ chiến sỹ người Lào hiền như bụt và thật dễ thương, dễ…bảo! Phim hoàn thành sau 8 tháng (cả hậu kỳ làm tại Hà Nội). Nào ngờ! 4 thằng trong đoàn nói được tiếng Pháp mang sang để các vị đảng và nhà nước Lào anh em duyệt thì, xem xong chẳng vị nào phát biểu nửa câu, nghỉ vài phút hút thuốc uống nước rồi giải tán luôn? Hai hôm sau, để cho 4 thằng tớ mệt vì đi bộ quanh thủ đô xem những thứ đã xem rồi, thì có điện của  Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa Sísana cùng cục trưởng Cục Điện Ảnh Somchit mời đến chơi để góp ý!

Có cái lạ là: mấy ông có quyền, trừ Somchit có đi học về điện ảnh cùng Kỳ Nam ở Pháp về, ai cũng nói tiếng Việt như dân Hà Tĩnh, nhưng có lẽ vì “tế nhị” họ đều dùng tiếng Pháp . Tớ dịch ra thì nghe mất “ngoại giao” quá. Nhưng tóm tắt lại là “Không chấp nhận được! Không chấp nhận được! (inadmissible! inadmissible!’). Ở Lào không có chuyện nội chiến! Người Lào không có giết nhau như vậy!”(Au Laos, on ne s’entretue pas ainsi). Và cuối cùng là, cảm ơn, mong các đồng chí mang về “nghiên cứu” chứ không nên công chiếu, rất có hại cho dân tộc Lào yêu chuộng hòa bình chúng tôi đấy!

Thế là chẳng một anh đồng chí nào muốn viết lại lịch sử hiện đại Lào dám mở mồm vì anh nào, anh nấy đều thấy “đúng quá”, nhưng biết làm sao được? Văn nghệ theo lệnh Đảng mà! Bố thằng nào dám từ chối! Vả lại cũng có dịp đi chơi free đó đây, có dịp mang về vài chục đôi dép Lào làm quà cho bà con đang ưa thích!

Cho đến hôm nay, chẳng hiểu bộ “phim truyện-tài liệu-lịch sử Lào” có tên “Tiểu Đoàn 2” dài 90 phút do Việt Nam định áp đặt đó nằm ở  đâu, hay đã bị ai đó thấy sai, thấy nhục mà đã thiêu hủy?

H24 thằng “đồng chí” định đi xuyên tạc lịch sử nước bạn bằng nghệ thuật thú 7 nhưng, bất thành! H thằng đi giữa, tớ (đeo kính) và NSND Kỳ Nam. Ghi chú của cụ Tô Hải. Ảnh do tác giả cung cấp.

Về vấn đề nội chiến ở Lào thì Wikipedia viết:“Nội chiến Lào là cuộc chiến tranh thường được tính bắt đầu từ cuối năm 1953 và kết thúc tháng 12/1975, theo các tài liệu truyền thống tại phương Tây, tại Việt Nam cuộc chiến được tính thời gian từ 1954 sau Hội nghị Giơnevơ tới khi Pathet Lào giải phóng Viên chăn. Tuy nhiên cuộc chiến này không liên tục, có thời gian ngưng chiến, và chỉ liên tục từ năm 1964 đến 1973 là năm Hiệp định Viêng Chăn ký kết. Ngay khi chiến tranh thực sự bùng nổ (1958) Pathet Lào đã có được sự giúp đỡ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Càng về sau, sự giúp đỡ này ngày càng tăng. Chính vì thế từ năm 1962 đây là cuộc chiến giữa lực lượng Pathet Lào được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hỗ trợ[7] và chính phủ hoàng gia Lào được Mỹ bảo trợ.

Sự tham gia của các lực lượng quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMỹ và Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến này nhằm mục tiêu giành quyền kiểm soát dải đất hẹp trên lãnh thổ Lào mà quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng làm khu vực hành lang tiếp viện cho quân giải phóng miền Nam. Quân Pathet Lào đã chiến thắng năm 1975 cùng với chiến thắng của phe Cộng sản ở Đông Dương trong năm đó. Pathet Lào đã lập nên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Năm nay 40 năm kỷ niệm sự ra đời nhà nước CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO, nhân danh một kẻ tép riu nhưng đă hai lần “nhúng tay” vào việc định xuyên tạc lịch sử cận đại Lào (đi làm phim Tiểu Đoàn 2 cùng NSND Kỳ Nam, làm phim “Chiến thắng đường 9 Nam Lào cùng Phạm Lệnh và Ngô Đặng Tuất, nên có nhiệm vụ nghiên cứu và trao đổi chút ít về lịch sử nước Lào ngay từ những ngày ấy, mình có những nhận định rất cảm phục người Lào như sau:

1- Dù  hoàn toàn một thời lệ thuộc, thậm chí tất cả đều bị Việt Cộng áp đặt nhưng, suốt 40 năm, tên nước không hề đổi, y hệt nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa láng giềng!

2- Đảng NHÂN DÂN CÁCH MẠNG vẫn giữ nguyên tên đảng cùng tên nước, dù chế độ, trước rập khuôn của VN, đang thực sự đổi mới từ thể chế chính trị cũng như kinh tế đang quyết tâm bỏ hẳn chế độ kinh tế chỉ huy, kinh tế tập trung bằng kinh tế thị trường (nhưng không có đuôi xã nghĩa).

3- Tại các trường học, lịch sử Lào đang được trở về cả ngàn năm với những tên vua chúa, với các cuộc xâm lược của người Thái, người Miên, người Miến Điện và cả người… Đại Việt (!?), với những cái tên dù có công hay có tội với lịch sử. Từ thời Vương quốc Lan Xang, qua các đời vua Phutisath, Ăn nuvông, tới đời Vathana cuối cùng (chết trong trại cải tạo sau 75). Mọi nhân vật như Souvana Phuma, Soupha-Nuvông, Phoumi Nôsavẳn, Kaysone Phomvihane đều lại được có tên  trong lịch sử, trong đó có những người rất “có công” với Việt Cộng như hoàng thân Souphanuvông thì lại bị chính Việt cộng cho vào “tủ lạnh của quên lãng”! Vì tuy cộng sản nhưng lại là con cháu của hoàng tộc không thể hơn chức chủ tịch ủy ban hòa hợp dân tộc.

4- Chủ tịch nước, chủ tịch đảng là một (Choumaly Sayasone) y hệt bên nước bạn Tầu (Tập cân Bình).

5- Không những Lào vẫn tiếp tục xây đập Sayabouri mà còn có kế hoạch xây dựng đường sắt tiếp nối từ Trung Quốc vĩ đại, xuyên Lào, qua Thái Lan để rồi bung ra biển lớn cho rộng tầm mắt kẻo “con voi cứ bị trói mãi vì chủ nghĩa Mác-Lê” (ý và ảnh 3 của Le Monde 2/12/2015)

H1Nước triệu voi mà voi bị xích cả 4 chân bởi chủ nghĩa cộng sản thì còn cựa quậy vào đâu cơ chứ! Ảnh: Le Monde

6- Cuộc kỷ niệm 40 năm quốc khánh nước bạn thủy chung không phải là ngẫu nhiên chỉ có mặt một trong tứ trụ triều đình. Và nội dung chủ yếu là đề cao hai lãnh tụ HCM và Phomvihane. Đặc biệt là hình ảnh ông Vi-hẳn đâu không ai thấy, chỉ thấy có tượng Bóac Hồ chiếm lãnh một phần khá lớn như có ý nói rằng: Phom vi gì thì cũng do bác chúng tớ tạo nên, đừng có mà… diễn biến khi tưởng rằng đã vượt VN được vài ba mặt nhé!

H2Kỷ niệm quốc khánh nước bạn mà chỉ thấy tượng Cụ to đùng. Rõ ràng thật thà, trâng tráo, trắng trợn vô cùng kể. Ảnh: internet

Tóm lại, mình thấy: Cái thủ đoạn định xuyên tạc lịch sử nước Lào, cho đến nay càng ngày càng lộ rõ ra là: Thất bại! Nước Lào rồi đây sẽ vượt VN về nhiều mặt, mà cái mình thấy họ vượt hơn hẳn ngay trước mắt là: KHÔNG MUỐN BẺ QUEO SỰ THẬT! KHÔNG MUỐN PHẢN BỘI LỊCH SỬ!

Vậy thì, cái trò nhố nhăng định khoanh vùng lịch sử chỉ còn ở cái “thời rực rỡ nhất” là do Đảng họ lãnh đạo thôi, lại có thể nào phát tác được ở cái xứ ngày càng lắm người có tinh thần yêu nước ghét cộng “không biết sợ” này? Cụ thể là: Quốc Hội cũng đã phải thống nhất: Không tích, không hợp gì môn lịch sử cả”! Tuy nhiên, vẫn thỉnh thoảng có vài tên tiên-sư-giáo sỹ lại bơi lại cái lợi của tích hợp nếu….”. Xem cách trả lời của tay Phạm Vũ Luận lúng ta lúng túng khi bị quay “có tích hợp hay không” bèn viện cớ “phải chờ ý kiến ban BT, Bộ CT” thì  rõ ràng đây là một “chủ trương lớn” của  ai đó rồi! Rồi đây, nó sẽ được thực hiện bằng một một đường lối đầy chữ nghĩa vu vơ, vớ vẩn, vô cùng trừu tượng, qua những thủ đoạn ma giáo lươn lẹo mới. Để rồi mà coi!

Hà Nội cần người chấn chỉnh trị an?

BBC

Ông Nguyễn Đức Chung, Thiếu tướng, Giám đốc Công an Hà Nội được bầu làm Chủ tịch UBND TP. Hà Nội hôm 04/12/2015. Photo: dantri.com.vn

Cách Hà Nội thức mà Hà Nội ‘bầu ra’ tân Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố hôm 04/12/2015 không thể được gọi là ‘bầu’ mà chỉ là một sự ‘chỉ định’ khi chỉ có ‘duy nhất một cử ứng viên’ cho chức vụ này, theo ý kiến của khách mời tại tọa đàm tuần này của BBC Việt ngữ.

Trong khi đó ý kiến khác nêu giả thuyết Hà Nội có thể cần một tân lãnh đạo có nguồn gốc công an vì muốn ‘chấn chỉnh, trị an’ cho một khởi đầu mới.

Việc các tướng lĩnh quân đội, công an sang nắm các ghế lãnh đạo dân sự là hiện tượng đã có từ lâu, một ý kiến khác nữa nói với BBC.

Trước hết, hôm thứ Năm, nghệ sỹ điện ảnh Kim Chi, một nhà hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự từ Hà Nội, nêu quan điểm với Bàn tròn của BBC:

“Tôi thấy nói là bầu lại Chủ tịch mà lại chỉ có một ứng cử viên thôi, tôi nói một lời hơi nặng là đúng là trò hề, bởi vì đã là bầu thì phải có nhiều người để người ta so sánh. Còn chỉ định có một người thôi thì sao lại gọi là bầu. Mà đã là bầu, thì toàn dân phải được bỏ phiếu, chứ không thể là chỉ định cho nên tôi không tin tưởng chuyện này.”

Được hỏi liệu có xảy ra xác xuất khi chỉ có một ứng viên, nhưng Hà Nội lại có thể chọn trúng được ngay một nhà lãnh đạo ‘có đức, có tài, lãnh đạo hiệu quả, hợp lòng dân’ trên cương vị Chủ tịch Thành phố, nghệ sỹ Kim Chi đáp:

Nghệ sỹ điện ảnh Kim Chi tin rằng sẽ là 'phúc đức' cho nhân dân nếu chỉ cần một ứng cử viên mà lại trọn trúng được lãnh đạo 'có đức, có tài, hợp lòng dân.

“Thế thì phước đức cho dân chúng tôi quá, bởi vì chúng tôi cũng chỉ mong có một người như thế thôi, thế thì nếu mà có thì tuyệt vời, nhưng mà tôi được biết là người được chỉ định đó thì không phải là người như thế. Cho nên tôi rất trăn trở, rất tâm tư,” bà Kim Chi nói với Tọa đàm của BBC.

Vì sao cần ‘công an’?

Còn Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn, một chuyên gia phản biện chính sách xã hội từ Vusta (Liên hiệp các hội khoa học & kỹ thuật Việt Nam) nêu giả thuyết vì sao Hà Nội lúc này lại cần tới một lãnh đạo thành phố có gốc công an.

Ông nói: “Tôi thấy rằng tình hình bầu của chúng ta (Việt Nam) từ trước đến nay cũng không có gì thay đổi, nên tôi không có sự ngạc nhiên về những thông tin này.

“Nhưng tôi có nhận thấy rằng tình hình rõ ràng trong những năm vừa qua là trị an có vấn đề. Theo tôi nhìn nhận vấn đề xã hội là có xu hướng căng thẳng hơn và có tính chất xấu đi. Cho nên có thể một người mới đến từ ngành Công an phải chăng sẽ là cần đến vào lúc này để có thể chấn chỉnh cho… bắt đầu một giai đoạn mới?

“Tôi cũng chưa hình dung hết được sự phân tích để có thể (nói) tại sao lại đưa một vị trí trong lúc này lại là một người đến từ ngành an ninh. Thế nhưng về cơ bản tôi nghĩ là chờ đợi và xem xét tình hình chung.

“Còn về vấn đề việc bầu cử, tôi nghĩ rằng cũng không có gì thay đổi so với các tình huống trước đây,” TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Cộng đồng thuộc Vusta, nêu quan điểm.

Tạo ra tình huống mới?

Cũng từ Hà Nội, ông Vũ Huy, họa sỹ thiết kế thuộc Hãng phim Truyện Việt Nam bình luận với BBC về người mà từ ngày 04/12 chính thức thay thế cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.

Họa sỹ Vũ Huy nói:

Không nên gọi đây là 'bầu cử' mà gọi là 'chỉ định' thì đúng hơn, theo Tiến sỹ, blogger Nguyễn Xuân Diện.

“Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã hết nhiệm kỳ và trong nhiều ngày nay, Hà Nội đã tìm một người ứng cử khác.

“Theo tôi được biết thì ông (Nguyễn Đức) Chung đúng là một người như anh (Trần Tuấn) nói.

“Khi mà tình hình Hà Nội trong nhiều năm gần đây, vấn đề về an ninh, những vấn đề nổi cộm, thì bản thân ông Chung cũng có một vài cái mà làm cho một số lượng dân, và một số lượng đặc biệt những người làm chính trị ở Hà Nội quan tâm.

“Và cho rằng đây là một lực lượng mới mà có thể tạo ra được một tình huống mới cho Hà Nội trong thời điểm hiện nay,” họa sỹ Vũ Huy, con trai của nhà văn Vũ Tú Nam, nguyên Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nói với BBC.

Dư luận băn khoăn

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, blogger và nhà hoạt động xã hội, đưa ra bình luận với Tọa đàm về bầu tân Chủ tịch Hà Nội của BBC.

Ông nói: “Tôi thấy dư luận hiện nay rất băn khoăn về chuyện đó vì coi đây không phải là cuộc bầu cử. Và họ nghĩ rằng không nên gọi là bầu cử, gọi là chỉ định đúng hơn.

“Và qua tình hình an ninh, trật tự của Thành phố Hà Nội vừa rồi, một mặt người ta đánh giá như là Tiến sỹ Trần Tuấn nói, là người ta chờ đợi là người lãnh đạo của Hà Nội xuất thân từ ngành an ninh.

“Nhưng ngược lại người ta cũng nghĩ là an ninh trong những ngày vừa rồi, những tháng vừa rồi quá xấu.

“Thì điều đó người ta cũng không trông đợi điều gì lắm đâu,” Tiến sỹ Xuân Diện, người đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Hán – Nôm ở Hà Nội nói.

Khi được đề nghị dự đoán về nhiệm kỳ tới đây của vị tân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, một người xuất thân công an nay khoác áo dân sự, Tiến sỹ Diện nói:

“Tôi thấy rằng dự đoán rất là khó lường, bởi vì thành phố Hà Nội không giống những địa phương kia.

H1

“Và chúng ta chỉ có thể biết là chờ đợi từng ngày về sự trị an của thành phố mà thôi,” blogger, nhà hoạt động xã hội từ Hà Nội, nói.

Làm sao chọn đúng người?

Từ Đà Nẵng, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất bình luận:

“Câu chuyện của Tướng Chung làm Chủ tịch Hà Nội, tôi nghĩ vấn đề ở đây là làm sao chọn lựa, tiến cử được người thực tài. Thế còn việc bầu thì bây giờ Tướng Chung đã được giới thiệu, Trung ương duyệt hơn một tháng trước rồi, chứ không phải đợi đến hôm nay mới bầu. Chuyện ông Chung không chỉ đưa ra, nhưng mà Trung ương, quy định lâu nay của bộ máy này thì nó đã ấn định thế rồi, không chỉ hẳn là bí thư và chủ tịch Hà Nội, Hải Phòng đâu.

“Mà bí thư và chủ tịch của tất cả các tỉnh thành cũng phải được duyệt trước, chỉ định trước, chọn lựa trước rồi, cho nên việc đưa ra gần như chỉ là hình thức và cho xong thủ tục thôi. Cho nên đấy là một điều đáng nói, tức là làm sao để bầu chọn được thực sự người tài, nó có cơ hội để chọn đúng người tài.

“Còn bây giờ cụ thể Tướng Chung thì đẩy sang ngồi ghế lãnh đạo chính quyền…, thực ra xu thế lâu nay của Việt Nam mà đẩy các tướng lãnh quân đội và công an qua nắm chính quyền thì không chỉ trường hợp tướng Chung. Lâu nay rất nhiều rồi, mới hôm qua, hôm kia có ông Đại tá (quân đội) của một tỉnh trong kia, tỉnh Hậu Giang, cũng là Chủ tịch, thì việc đó rất nhiều rồi,” ông Trương Duy Nhất nói.

Trả lời câu hỏi làm thế nào chọn được người tài, đức làm lãnh đạo và đại diện đúng cho nguyện vọng của dân và ngồi vào một chiếc ghế như ghế Chủ tịch UBND Thành phố như ở Hà Nội, nghệ sỹ điện ảnh Kim Chi nêu quan điểm:

“Thì cái đó phải cho bầu cử tự do, phải lựa trong những người không chỉ trong đảng viên đảng cộng sản, tôi nghĩ thế, tức là nó phải đa nguyên, phải tôn trọng pháp luật, thì phải lựa từ trong quần chúng xuất sắc. Tôi nghĩ (họ) nhiều lắm,” bà Kim Chi nói với BBC.

Sáng thứ Sáu 4/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội của Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Đức Chung, Thiếu tướng, Giám đốc Công an Thành phố, Bí thư Thành ủy vào vị trí Chủ tịch UBND với 87 phiếu tán thành trên tổng số 89 đại biểu có mặt, đạt 94,56%, theo truyền thông nhà nước. Sau đó, 100% đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu ông Nguyễn Đức Chung giữ chức danh này, vẫn theo truyền thông Việt Nam.

“Thi đua yêu nước” kiểu gì mà đất nước ngày càng tang thương?

Trương Nhân Tuấn

H1

Hôm nay dự định viết về « đạo đức cách mạng » thì thiệt may, « đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9 » cũng được tổ chức. Đại hội này đã đem lại « nguồn hứng » dào dạt đến vô tận. Bởi vì, cũng như « đạo đức cách mạng », tác giả của cái gọi là « thi đua yêu nước » là ông Hồ Chí Minh.

Từ ngày khởi xướng phong trào « Thi đua yêu nước », năm 1948, đến nay thì đất nước đã xuống tận đáy khu vực Đông Nam Á.

Còn nhân dân ? Khỏi nói, đất nước xuống tới đâu thì nhân dân xuống tới đó. Đất nước ra sao thì người dân phải tương ứng như vậy.

Nhân dân VN bây giờ, trai thì đi làm đầy tớ khắp nơi, đến tận Thái Lan, Kampuchia, Lào… làm những việc cực khổ, dơ dáy mà dân bản xứ chê, không chịu làm. Còn gái thì mỗi năm khoảng hai vạn người tìm đường ra nước ngoài, (cũng để cứu nước như bác), bán trôn nuôi miệng. Đi ra các xứ Mã Lai, Thái Lan… thậm chí Lào, Kampuchia… những xứ mà trước kia dân miền Nam gọi là « mọi », vĩa hè bên đó đĩ Việt đầy đường. Còn vô các quán đèn đỏ, 10 « chiêu đãi viên » thì có đến 8 là dân Việt.

« Thi đua yêu nước » mà tại sao đất nước ngày càng te tua, càng ngày càng đi xuống? Hôm nay đã xuống tận đáy, đội sổ khu vực Á Châu.

Mấy ông, mấy bà Việt cộng (tức người Việt có thẻ đảng cộng sản) yêu nước cái kiểu gì ?

Yêu nước là làm cho đất nước ngày càng xinh đẹp hơn, người dân ngày càng giàu có, sung túc, hạnh phúc hơn.

Thử để ý, không ngoại lệ, bất kỳ chuyện gì, hễ có dính ông Hồ vô trong đó, trăm điều như một, từ chết tới bị thương.

Càng thi đua yêu nước thì đất nước càng sớm tiêu tán đường.

Thử nghe ông Hồ nói về giáo dục: « Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. »

Tình trạng giáo dục hôm nay ra sao mọi người đã biết. Lâu rồi tôi có viết là không chừng giải tán bộ giáo dục thì học sinh VN sẽ khá hơn.

Dân VN mình, không phải « nổ », đâu có ngu. Để ý, con cái người Việt nào sống ở nước ngoài cũng đều giỏi dang, phần nhiều đứng đầu lớp. Cũng vậy, sinh viên VN đứa nào được đào tạo ở nước ngoài phần lớn thành công, (theo lối Ngô Bảo Châu).

Tức là vấn đề là do giáo dục chớ không phải do con người.

Cũng như « thi đua yêu nước », giáo dục kiểu ông Hồ, ngoài kiến thức còn phải nhồi nhét « đạo đức cách mạng ». Con người tốt đến mấy, nhồi vô đó cái gọi là « đạo đức bác Hồ », rồi cũng trở thành hư hỏng.

Nhìn đâu cho xa. Ông Hồ nói là: « Đảng ta là đảng đạo đức ».

Thử nhìn tư cách của những đảng viên của cái đảng này thì ta biết cái bản chất « đạo đức » của ông Hồ nó ra sao.

« Đạo đức » của ông Hồ man mác trong đời sống, hiện diện ở mọi nơi trong xã hội.

Cấp thấp nhứt, như xã trưởng, hôm trước đọc báo thấy loan tin một vị ra lệnh tịch thu cả bốn tấm ván hòm của dân nghèo (chờ chết) để xiết nợ. Hôm rồi, đọc báo thấy huyện nào đó gần Hà Nội, ra lệnh không cho dân mượn dụng cụ làm đám ma, nguyên nhân vì người chết còn thiếu nợ 1 triệu 7.

Chết là hết, thói thường là vậy. Nhưng đối với đạo đức cộng sản, chết vẫn chưa hết.

Mồ mả, miếu mạo, di tích… của tiên tổ, tông đường… người cộng sản đi đến đâu là đào xới lên đến đó. Việc đầu tiên họ tiếp thu Sài Gòn là cho phá nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Biết bao nhiêu di tích lịch sử, văn hóa… tồn đọng ở trong đó, từ lúc Sài Gòn mới thành lập, bị phá nát tan.

Đạo đức của ông Hồ là đạo đức của con người duy vật. Tức cái gì có lợi cho cộng sản, cho cách mạng là đạo đức.

Thấm vào cái đạo đức duy vật, con người cộng sản đối xử với người (không cộng sản) như đối với thú vật. Khổ một cái, bọn cộng sản duy vật đó lại là tầng lớp lãnh đạo.

Người dân răng trắng cu đen, chỉ có chết với chết. Bởi vậy, từ thuở lập quốc đến nay, dân VN có bao giờ bỏ nước để sang (mấy xứ mọi kế bên) để làm đĩ, làm trâu bò hay không ?

Các thí dụ trên là « đạo đức thật ». Còn lên cấp trên một chút, thì toàn « đạo đức giả ». Tất cả noi theo đạo đức của bác.

Ông Hồ là người có trách nhiệm về cái công hàm bán nước 1958.

Bán nước, nếu nó có lợi cho cách mạng, thì vẫn cứ bán. Vì đó là đạo đức.

Cuộc đời ông Hồ là một « ẩn số X ». Phim X có nghĩa là phim xex. Có vợ không dám nhìn vợ, có con không dám nhìn con, có tổ tiên không dám nhìn tổ tiên. Lúc gần chết thì muốn nghe một bài nhạc Tàu. Đó là cuộc đời đạo đức (giả) của bác Hồ.

Nếp sống « đạo đức giả » bao trùm tầng lớp lãnh đạo cộng sản.

Anh là cộng sản, vậy anh là người vô sản.

Tại sao tên cộng sản nào cũng giàu nứt đố đổ vách ?

Cái áo không làm nên ông thầy tu. Cái áo cộng sản đã rách chỉ còn lại cái bâu, cái quần chỉ còn lại cái lưng. Tất cả đều ở truồng.

Hà Nội vừa « bầu » chủ tịch ủy ban nhân dân. Đảng chỉ định, đảng viên bỏ phiếu, không có người dân nào đi bầu. Vậy tại sao gọi là « ủy ban nhân dân » ?

Đó là sự tiếm danh « nhân dân » trắng trợn nhứt. Đó cũng là đỉnh cao của đạo đức cộng sản.