
Kỷ niệm 354 năm qua đời của linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ), Người đã khai sinh ra chữ Việt cho chúng ta đang sử dụng .
fb Joe Nguyen
Mark Zuckerberg và Priscilla Chan là đôi vợ chồng quyền lực mới của thung lũng Silicon.
Chồng là người sáng lập ra mạng xã hội quyền lực và lớn nhất hành tinh, trang mạng đã thay đổi cách hàng tỉ người trong chúng ta giao tiếp hàng ngày, thậm chí hàng giờ.
Vợ là bác sỹ tốt nghiệp đại học ở Harvard và San Francisco. Trái với mô tả trong phim về sự khởi đầu của Facebook, cô đã ở bên Mark hơn chín năm qua.
Ngày nay, Mark Zuckerberg và tiến sỹ Priscilla Chan là cặp đôi có ảnh hưởng nhiều nhất ở thung lũng Silicon.
Và đó là vì, trong năm qua, Mark Zuckerberg đã thay đổi.
Giờ đây anh là một người đàn ông mặc com-lê khi tiếp đón và được tiếp đón bởi những người đứng đầu chính phủ.
Anh là một người đã học tiếng Trung dường như chỉ trong vài tháng, sử dụng ngôn ngữ mới của mình để gây ấn tượng trong hội trường có sự góp mặt của các học sinh Trung Quốc, và đặc biệt là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Và đừng quên, giờ anh là cha của một bé gái
Trong lĩnh vực kinh doanh, anh đã có những quyết định mua lại khôn ngoan. Instagram, Whatsapp, và công ty thực tế ảo Oculus Rift – tất cả những vụ mua bán đó củng cố sức mạnh của Facebook, dẫu cho chính Facebook không còn được đám trẻ ưa chuộng.
Tất cả thể hiện một điều hiếm hoi xảy ra ở thung lũng Silicon – sự cân bằng giữa công việc và đời sống riêng.
Cùng với sự ra đời của con gái Max, Zuckerberg sẽ có một bước đi lạ thường, ít nhất là Mỹ, đó là nghỉ 2 tháng để chăm sóc con.
Tuy vậy, thông báo lớn hôm nay, ít nhất là đối với chúng ta, chỉ tập trung về Sáng kiến Chan Zuckerberg.
Theo chân Bill và Melinda Gates, Sáng kiến Chan Zuckerberg nói rằng họ hướng tới những chương trình nhằm phát triển “sự công bằng, giáo dục và nâng cao năng lực con người”.
Tất cả sẽ được tài trợ bằng cổ phần của Zuckerberg. Anh định cho đi 99% cổ phiếu, có giá trị hiện tại 1 tỉ đôla mỗi năm
Trong thông báo, Facebook nhấn mạnh những nỗ lực thiện nguyện trước đó của Zuckerberg bao gồm hàng triệu đôla quyên góp cho các
Rất nhiều người sẽ đặt câu hỏi về sự chân thành của Zuckerberg khi một mặt quyên góp cho các trường học, thì công ty của ông đóng một phần thuế rất nhỏ ở các thị trường lớn nhất thế giới. Lấy Anh Quốc làm ví dụ, năm ngoái, công ty chỉ đóng 4,327 bảng Anh thuế doanh nghiệp (tương đương 6,643 đôla Mỹ) cho chính phủ.
Những tranh cãi về chính sách.
Và từ đó xuất hiện những ảnh hưởng về chính trị
Trong những tuyên bố về Chan Zuckerberg, ông chủ Facebook đề cập đến việc số tiền sẽ được sử dụng để “quyên góp cho những tổ chức không lợi nhuận, tạo ra những khoản đầu tư cá nhân và tham gia vào những tranh luận về chính trị, với mục tiêu tạo ra ảnh hưởng tích cực với những nhu cầu cấp thiết”.
Và chúng ta có thể không bao giờ biết những khoản “đầu tư cá nhân” kia là gì.
Câu chuyện về cặp đôi Mark Zuckerberg , 31 tuổi và Priscilla Chan, 30 tuổi, vẫn còn cả những thập niên sắp tới để kể về.
Một số người sẽ bi quan nhìn về một công ty thu thập dữ liệu mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đến những lĩnh vực mới, mang nặng tính chính trị.
Còn một số khác sẽ tán thưởng một cặp đôi rất giàu có, trẻ tuổi, khi cho đi một phần trong hàng tỉ lợi nhuận ra khỏi thung lũng, đến với người nghèo.
Gốc thuyền nhân từ Nam Việt Nam
Cha mẹ cô Priscilla Chan đến Mỹ hồi cuối thập niên 1970 sau thời gian ở trong trại tị nạn.
Priscilla là chị cả trong gia đình có ba con gái.
Các báo Anh và Mỹ nói người bố Dennis Chan sau đó mở một nhà hàng Hoa, làm việc kham khổ 18 tiếng một ngày cùng vợ.
Trang CNN nói ông Dennis là ‘cựu thuyền nhân’ còn một báo khác ở Mỹ viết ông là ‘Chinese – Vietnamese’.
Trang Daily Mail ở Anh viết ông Dennis Chan ‘từng sống tại Việt Nam’ và đây là lý do Priscilla ‘giới thiệu với Mark về nguồn gốc châu Á của mình’ rồi ‘hai người đi du lịch về thăm Việt Nam và Trung Quốc’.
Ai ‘đẻ ra’ những ông sư hổ mang?
Tôi trả lời ngay nhé: Chúng ta – những người Việt đang sống trên đất nước này. Chính chúng ta, những người thành kính đi vào chùa rón rén như đi trên thảm thủy tinh. Chúng ta đã là người tạo ra họ.
Tôi chưa sống đủ lâu để so sánh thói quen kính Phật trọng sư của các thời, nhưng nghe các cụ cao niên kể thì chùa ngày xưa đơn sơ thanh tịnh, sư hiền lành giản dị, phật tử cúng dường cũng như chia sẻ đồ ăn thức dùng cho nhà chùa, có gì cúng nấy: nải chuối, bó rau, túi gạo… Không có thì khi rảnh vào chùa làm công quả, lấy phước cho mình.
Sư và phật tử gần gũi như hàng xóm láng giềng, như ông nội ông ngoại, hiền từ, hiểu biết, tự thân làm gương nên khuyên răn điều phải con cháu đều nghe.
Cách đây mấy chục năm, ngôi chùa gần nhà tôi mái ngói nâu thâm rêu, những bức cửa gỗ che mờ mờ không gian thờ cúng bên trong. Sân rất rộng, vài cây bồ đề cổ thụ tỏa mát rượi.
Trẻ con xung quanh vào đó tha hồ chạy nhảy, học bài cả mùa hè. Các bà ni rất hiền, thỉnh thoảng gọi bọn trẻ con lại cho trái cây ăn.
Ngôi chùa in trong tâm trí tôi một vùng an lành suốt thời thơ bé.
Mấy chục năm sau, về nhà, tôi hết hồn. Ngôi chùa cổ kính xưa đâu còn? Một công trường rộn rực đang tới tấp phá bỏ, dựng lên một cung điện vàng son.
Màu sắc tưng bừng phồn thực, tượng Phật ánh vàng lấp lóa, chung quanh đèn led tỏa ra muôn ngọn hào quang. Cổ thụ bị đốn sạch, thay vào những chậu hoa đỏ xanh đủ cỡ.
Sư Thích Thanh Mão ở chùa Phú Thị xã Mễ Sở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên khoe dàn karaoke 450 triệu đồng “có cả bộ trộn nhạc sàn”, khoe uống rượu “nửa lít một bữa nếu ngon ngon miệng và có anh em đông vui”, “uống rượu thì sai thật nhưng thanh niên mà không uống rượu thì chán lắm”.
Sư Thích Thanh Cường ở Hải Dương khoe điện thoại Vertu, “đập hộp” Iphone 6, mặc quần áo rằn ri cầm súng, hoặc cười phớ lớ bên bàn thức ăn mặn ngồn ngộn…
Tôi không tin họ ngớ ngẩn đến mức không biết đã vi phạm giới răn của Phật. Vậy lý do nào cho họ tự tin, thoải mái làm điều đó trên công luận và mạng xã hội?
Niềm tin vô lối
Theo tôi chính là do niềm tin vô lối và sự lạm dụng niềm tin tâm linh đến mức cuồng ngạo của không ít người Việt.
Dán tiền đầy thân Phật, khiêng hàng gánh lễ lạt lên chùa trong đó phải có heo quay vàng ươm, tiền mặt cúng dường hàng bó, phóng sinh thì để nguyên con cá trong túi nilon vứt véo xuống sông hay đánh bẫy những con chim con đang sống tự do về thả ra mong cầu phước.
Ở cấp thấp hơn thì gặp cục đá kỳ lạ cũng khấn vái, thấy con rắn cũng khấn vái, nhìn cái cây cũng khấn vái…
Nhiều người lừa lọc trúng quả, nghĩ đi nghĩ lại cũng run run trong bụng, bèn trích một ít mang vào chùa dập đầu lạy Phật, cúng dường hàng cục tiền, xin sư cầu kinh thắp hương muốn cháy cả cái chùa, xem như đã dàn xếp với lương tâm.
Như thế là hối lộ Phật, cố tìm cách “bịt miệng” Phật, chứ thành tâm nỗi gì?
Mà Phật thì vô sắc tướng, chỉ có những con người bằng xương bằng thịt mặc áo nâu sồng ở chùa là hiển hiện.
Chưa kể đến những kẻ khôn ngoan, tinh vi hơn, chủ động dựng chùa để thu hút bá tánh cúng dường. Chùa với họ chỉ là một phương tiện làm ăn, một “Công ty trách nhiệm hữu hạn” vốn ít mà lời lãi nứt cả tường. Việc ít, đơn giản. Học thuộc vài bài kinh, tập gõ mõ tụng niệm, bịa ra ít truyền thuyết về sự linh thiêng, thế là ung dung ngồi chùa hái tiền.
Một cô bạn tôi kể: Ở làng hồi ấy có anh mang biệt danh Ba Búa. Nghe nickname biết anh không phải hiền lành gì rồi. Ảnh bỏ làng đi ít lâu, ngày nọ về tự dựng nên cái chùa.
Thiên hạ đồn linh thiêng lắm, cúng dường rầm rập. Có chị làng trên thường xuyên đến làm công quả. Rồi một hôm tự dưng thấy sư Ba Búa lại bỏ đi. Chị nọ đến chùa la làng quá trời đất. Té ra đã ôm cái bụng bầu mấy tháng.
Dân Việt Nam mình dễ tin lắm. Cứ thấy chùa là cúng vái bất kể chùa thật hay chùa giả. Ở những nơi xa xôi hẻo lánh có khi càng dễ nữa. Cứ dựng lên một mái chùa, ê a niệm phật, thế nào cũng có người lặn lội mang của đến nuôi.
Những “chùa” này nhiều phần được dựng lên tự phát, không do Giáo hội Phật giáo cấp phép và quản lý.
Vô số chùa giả ở Việt Nam đã từng bị truyền thông phát hiện.
Nhưng bây giờ nhiều người cúng dường nặng tay lắm. Tôi có người bạn từng tu hành ở chùa nọ trước khi đi nước ngoài. Bạn kể có người cúng cả một mảnh đất lớn trên đường đi Đà Lạt: “Có rừng, có suối. Thầy làm am đẹp lắm”. Cúng xe hơi là chuyện thường.
Trong câu chuyện với báo Lao động, sư Thích Thanh Mão cũng nhắc đến món cúng dường 10 tỉ mà “anh H. nào đó, Cục phó, hứa cho để xây lại chùa”. Chi tiết này không kiểm chứng được, nhưng so với những câu chuyện thực tế tôi biết, nó cũng không khó tin.
Nhưng Phật dạy, việc ác hay lành, gặp điều cầu được hay không là do nhân quả của chính mình. Do những việc chính mình đã làm, gieo lành gặt lành, gieo ác thì gặt ác.
Phật không cân đong vật phẩm người đời mang đi hối lộ, vì với Phật sắc cũng là không. Thích Ca đã từ bỏ cả hoàng cung để đi tìm sự an lạc trong thân tâm thì sá gì mấy con heo quay, mà đem nó lấy lòng ngài cho được?
Lý do nào giải thích cho hiện trạng cuồng tín của nhiều người Việt Nam bây giờ?
“Lung lay niềm tin vào xã hội” có vẻ là một câu trả lời chưa hoàn toàn thấu đáo.
Tôi cho rằng chùa, sư ở Việt Nam bây giờ (trong phạm vi những hiện tượng đang đề cập), cũng như những hiện tượng tương tự trong các lĩnh vực khác, chỉ là phản ánh bình thường của một xã hội hỗn độn, quá nhiều dối trá, lừa lọc, vị kỷ và tham lam.
Tách riêng chúng ra thì không thể lý giải và tìm ra nguyên nhân chính xác được.
Chọn thái độ nào với chúng?
Khác với thời vượt biên để tìm sự sống trong cái chết, bây giờ nhiều người Việt Nam có công ăn việc làm ổn định, có nhiều tiền, đang sống rất “tầng lớp trên” tại Việt Nam, lại đã và đang ráo riết tìm cách đi định cư ở những nước khác-những nước có nền luật pháp đáng tin cậy hơn, có xã hội trong lành hơn.
“Đi để con mình được sống tử tế”, đấy là mục đích và mơ ước của họ.
Với những người ở lại, nhiều khi cách duy nhất để đỡ bị bức xúc, đứt gân máu mà chết, là bưng tai bịt mắt. Mặc kệ sự đời.
Bài thể hiện quan điểm riêng của Hoàng Xuân, một blogger tại Sài Gòn.
FACEBOOK’S ZUKERBERG HIẾN TẶNG 99% CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CHO QUỸ TỪ THIỆN.
Thứ ba tuần vừa rồi vợ chồng ông chủ Face book trong lá thư gửi cho con gái đầu lòng đã hứa sẽ ủng hộ 99 % cổ phiếu của Facebook Inc cho quỹ từ thiện.
Giá trị cổ phiếu
Max yêu quý,
Mẹ con và bố thật không có đủ từ ngữ để miêu tả niềm hy vọng mà con đã mang đến cho bố mẹ. Rồi đây cuộc sống mới của con sẽ đầy ắp những hứa hẹn, và bố mẹ hy vọng con sẽ luôn hạnh phúc và khỏe mạnh để khám phá nó được trọn vẹn nhất. Con đã cho bố mẹ một lý do để suy ngẫm về thế giới mà chúng ta muốn con sống trong đó.
Như các bậc làm cha mẹ khác, chúng ta mong con sẽ được lớn lên trong thế giới tốt đẹp hơn ngày hôm nay.
Ngay cả khi tin tức báo chí luôn chỉ tập trung vào những điều tệ hại, thì theo rất nhiều cách khác nhau thế giới này vẫn đang trở nên tốt đẹp hơn. Sức khỏe đang được cải thiện. Đói nghèo bị đẩy lùi. Tri thức được phát triển. Mọi người kết nối với nhau. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực sẽ khiến cuộc sống của con tốt đẹp hơn nhiều so với cuộc sống của bố mẹ ngày hôm nay.
Bố mẹ tham gia vào công cuộc đó, không chỉ bởi vì bố mẹ yêu con, mà vì bố mẹ thấy bố mẹ phải có trách nhiệm với các thế hệ sau.
Bố mẹ tin rằng cuộc sống này có giá trị công bằng, và nó bao gồm rất nhiều người ở thế hệ tiếp theo. Xã hội của chúng ta có nghĩa vụ phải đầu tư ngay từ bây giờ để nâng cao đời sống của cả những thế hệ sau, chứ không phải chỉ riêng thế hệ bây giờ.
Nhưng ngay lúc này, chúng ta thường không hướng nguồn lực vào những cơ hội và thách thức lớn nhất mà thế hệ của con sẽ phải đối mặt.
Ví dụ như bệnh tật chẳng hạn. Ngày nay chúng ta tiêu số tiền để chữa bệnh cho mọi người nhiều gấp 50 lần số tiền đầu tư để nghiên cứu nên vì vậy con sẽ không bị ốm nữa.
Y học chỉ được coi là một ngành khoa học thực sự trong vòng 100 năm trở lại đây, và chúng ta đã hoàn thiện các phương pháp trị một số bệnh và một số tiến triển cho các bệnh khác. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta sẽ thực sự phòng chống, chữa trị và kiểm soát được gần như tất cả bệnh tật trong vòng 100 năm nữa.
Ngày nay, phần lớn mọi người chết vì năm loại bệnh – đau tim, ung thư, đột quỵ, suy nhược thần kinh và các bệnh truyền nhiễm – và chúng ta có thể đạt được những tiến bộ nhanh hơn trong việc chữa trị những loại bệnh này và các bệnh khác nữa.
Một khi bố mẹ nhận ra rằng thế hệ của con và thế hệ các con của con sẽ không còn phải chịu đựng bệnh tật, thì bố mẹ có chung một trách nhiệm là tập trung đầu tư nhiều hơn cho tương lai để biến điều này thành hiện thực. Mẹ con và bố muốn thực hiện bổn phận của mình.
Việc chữa bệnh sẽ tốn thời gian lắm đây. Trong khoảng 5 đến 10 năm nữa, sẽ có rất ít sự thay đổi. Nhưng trong dài hạn, hạn giống gieo trồng ngày hôm nay sẽ lớn lên, và một ngày nào đó, con và các con của con sẽ thấy những điều mà bố mẹ chỉ có thể tưởng tượng: một thế giới không còn bệnh tật.
Có rất nhiều cơ hội như vậy đang chờ đón. Nếu cả xã hội đều tập trung năng lực vào những thách thức này, chúng ta sẽ mang lại cho thế hệ của con một thế giới tươi đẹp hơn.
* * *Những hy vọng của bố mẹ về thế hệ của con tập trung vào hai ý tưởng chính: thúc đẩy tiềm năng con người và đẩy mạnh sự bình đẳng.
Thúc đẩy tiềm năng con người nghĩa là đẩy xa giới hạn cuộc sống của một người có thể tuyệt vời đến mức nào.
Liệu con có thể học hỏi và trải nghiệm nhiều gấp 100 lần so với bố mẹ không?
Liệu thế hệ của bố mẹ có thể chữa mọi loại bệnh để con được sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
Chúng ta có thể kết nối thế giới này để con có thể tiếp xúc với mọi ý tưởng, con người và cơ hội?
Chúng ta có thể khai thác sản xuất năng lượng sạch để con có thể tạo ra những thứ mà bố mẹ không thể tưởng tượng nổi?
Liệu bố mẹ có thể dung dưỡng tinh thần khởi nghiệp để sau này con có thể gây dựng nên bất cứ doanh nghiệp nào và giải quyết bất vấn đề để mang lại hòa bình và thịnh vượng?
Đẩy mạnh bình đẳng là đảm bảo mọi người có thể chạm đến mọi cơ hội – bất kể quốc gia, gia cảnh hay tình thế mà họ sinh ra.
Xã hội phải làm điều này không chỉ vì công lý hay lòng nhân ái, mà vì sự vĩ đại của nhân loại tiến bộ.
Hiện tại bố mẹ đã bị đánh cắp mất các tiềm năng. Cách duy nhất để đạt được nó là tập trung vào tài năng, các ý tưởng và sự đóng góp của tất cả mọi người trên thế giới.
Liệu thế hệ của bố mẹ có thể đẩy lùi nạn đói nghèo không?
Chúng ta có thể mang đến cho mọi người dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản không?
Chúng ta có thể xây dựng các cộng đồng bao dung và cởi mở không?
Chúng ta có thể nuôi dưỡng những mối quan hệ hòa bình và thấu hiểu giữa người với người không?
Liệu chúng ta có thể trao lại quyền cho tất cả mọi người – bao gồm phụ nữ, trẻ em, các dân tộc thiểu số, người nhập cư và những người chưa hội nhập không?
Nếu thế hệ của chúng ta đầu tư vào những thứ thích đáng, câu trả lời cho mỗi câu hỏi trên là có.
* * *Sứ mệnh này – sứ mệnh thúc đẩy tiềm năng con người và đẩy mạnh sự bình đẳng – sẽ cần một cách thức mới cho tất cả mọi người hành động vì các mục tiêu này.
Chúng ta phải đầu tư dài hạn cho 25, 50 và thậm chí là 100 năm nữa. Những thách thức này đòi hỏi thời gian rất lâu và không thể giải quyết bằng kiểu tư duy ngắn hạn.
Chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với những ngươi chúng ta phục vụ. Chúng ta không thể trao quyền cho những người mà chúng ta không hề hiểu nhu cầu và nguyện vọng của họ.
Chúng ta phải cải tiến công nghệ để thay đổi. Rất nhiều viện nghiên cứu đầu tư tiền của vào những khó khăn này, nhưng phần lớn các tiến bộ đều đến từ năng xuất thông qua đột phá.
Chúng ta phải tham gia các buổi tranh luận về chính sách và vận động. Rất nhiều tổ chức không sẵn sàng làm điều này, nhưng sự tiến bộ phải được hỗ trợ bởi những phong trào bền vững.
Chúng ta phải ủng hộ những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất và độc lập nhất trong mọi lĩnh vực. Họp tác với các chuyên gia sẽ hiệu quả hơn và cố làm một mình.
Chúng ta phải mạo hiểm ngày hôm này để học được bài học cho ngày mai. Chúng ta mới chỉ bắt đầu thôi và sẽ còn rất nhiều thất bại ở phía trước, nhưng chúng ta sẽ lắng nghe, học hỏi và tiến về phía trước.
* * *Những kinh nghiệm về cá nhân hóa việc học, truy cập Internet, giáo dục và sức khỏe cộng đồng đã hình thành nên triết lý của bố mẹ.
Thế hệ của bố mẹ đã lớn lên trong các lớp học nơi bố mẹ được dạy những thứ giống nhau tại với những tiến độ như nhau bất kể sở thích và nguyện vọng của bố mẹ là gì.
Thế hệ của các con sẽ đặt mục tiêu cho những gì con muốn trở thành – ví dụ như kỹ sư, bác sĩ, nhà văn hoặc nhà lãnh đạo. Con sẽ có thứ công nghệ thấu hiểu được cách học nào là tốt nhất cho con và con cần tập trung vào đâu. Con sẽ tiến bộ mau chóng trong những môn học con thích nhất, và nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất ở những môn con gặp khó khăn. Con sẽ khám phá những chủ đề không có trong trường học ngày nay. Các giáo viên của con cũng sẽ có các công cụ và tư liệu tốt hơn để giúp con đạt được mục tiêu.
Thậm chí, các học sinh trên thế giới sẽ được sử dụng những công cụ học tập được cá nhân hóa trên Internet ngay cả khi các bạn ấy không sống gần trường học. Tất nhiên sẽ cần nhiều công nghệ tiên tiến hơn để mang lại cho mọi người một sự khởi đầu công bằng trong cuộc sống, nhưng cá nhân hóa việc học có thể sẽ mang lại cho tất cả trẻ em một nền giáo dục tốt và cơ hội bình đẳng hơn.
Bố mẹ đang bắt đầu xây dựng công nghệ ngay từ bây giờ, và những kết quả rất đáng hứa hẹn. Không chỉ có học sinh sẽ đạt kết quả cao hơn, và họ còn có được nhiều kỹ năng và sự tự tin để học bất cứ thứ gi họ muốn. Và hành trình này mới chỉ bắt đầu. Công nghệ và việc dạy học sẽ nhanh chóng cải thiện qua từng năm con đi học.
Mẹ con và bố đều đã từng dạy trẻ em học và bố mẹ đều hiểu cần phải làm gì. Chúng ta cần phải hợp tác với những nhà lãnh đạo giỏi nhất về giáo dục để giúp các trường học trên toàn thế giới tiếp cận được với phương pháp cá nhân hóa việc học. Chúng ta cần phải gặp gỡ các cộng đồng, đó là lý do vì sao bố mẹ đã bắt đầu ở khu vực Vịnh San Francisco của chúng ta. Chúng ta cần xây dựng nên những công nghệ mới và thử nghiệm những ý tưởng mới. Và tất nhiên nó sẽ mang lại những sai sót nhưng chúng ta sẽ học được những bài học trước khi đạt được mục đích.
Nhưng một khi bố mẹ hiểu được thế giới bố mẹ có thể tạo ra cho con, bố mẹ có trách nhiệm như xã hội phải tập trung đầu tư vào tương lai để biến nó thành sự thực.
Cùng với nhau, bố mẹ có thể làm được điều đó, cá nhân hóa việc học không chỉ giúp học sinh ở những trường tốt, mà còn mang lại cơ hội bình đẳng hơn đến với mọi người chỉ bằng kết nối Internet.
* * *Rất nhiều những cơ hội tuyệt vời cho thế hệ của các con sẽ đến từ việc để mọi người được truy cập Internet.
Mọi người thường nghĩ rằng Internet chỉ dùng để giải trí hoặc liên lạc. Nhưng đối với phần lớn mọi người trên thế giới, Internet có thể là huyết mạch.
Nó mang lại giáo dục nếu con không sống ở gần trường. Nó mang lại các thông tin liên quan đến sức khỏe về phòng tránh bệnh hoặc cách nuôi con khỏe mạnh nếu con không sống gần bác sỹ. Nó mang lại các dịch vụ về tài chính nếu con không ở gần ngân hàng. Nó mang lại việc làm và các cơ hội nếu con không sống trong một nền kinh tế vững mạnh.
Internet quan trọng đến mức cứ 10 người sử dụng nó, thì có 1 người thoát khỏi đói nghèo và một công việc mới được tạo ra.
Tất nhiên vẫn còn hơn một nửa dân số thế giới – hơn 4 tỉ người – chưa được truy cập Internet.
Nếu thế hệ bố mẹ kết nối với họ, bố mẹ có thể giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Bố mẹ có thể giúp hàng triệu trẻ em đến trường và cứu hàng triệu người thoát khỏi bệnh tật.
Sự cố gắng trong dài hạn này chỉ có thể được hoàn thiện bằng công nghệ và quan hệ đối tác. Cần phải chế tạo ra công nghệ mới để giúp việc truy cập Internet rẻ hơn và cả những vùng sâu vùng xa cũng có thể truy cập được. Cần phải hợp tác với các chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và các công ty. Cần phải tiếp xúc với các cộng đồng để hiểu họ cần gì. Những người giỏi sẽ có những cách nhìn khác về con đường tốt nhất, và chúng ta phải cố gắng rất nhiều trước khi có thể thành công.
Nhưng cùng với nhau chúng ta có thể thành công và tạo ra một thế giới bình đẳng hơn.
* * *Công nghệ không thể tự nó giải quyết vấn đề. Việc xây dựng một thế giới mới phải được bắt đầu bằng việc xây dựng các cộng đồng vững chắc và khỏe mạnh.
Trẻ em sẽ có được các cơ hội tốt nhất khi chúng được học. Và chúng chỉ học tốt nhất khi chúng khỏe mạnh.
Sức khỏe đi kèm với tình yêu thương gia đình, dinh dưỡng tốt và một môi trường sống an toàn, ổn định.
Những đứa trẻ phải đối mặt với những trải nghiệm đau thương từ bé thường không phát triển trí óc và thể chất khỏe mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thay đổi vật lý trong phát triển trí não dẫn đến khả năng nhận thức kém hơn.
Mẹ con là một bác sĩ và một nhà giáo dục, và mẹ đã tận mắt thấy điều này.
Nếu tuổi thơ của con không khỏe mạnh, sẽ rất khó để con chạm đến tiềm năng của con một cách đầy đủ.
Nếu con phải lo lắng về chuyện cơm áo gạo tiền, hoặc lo lắng về việc lạm dụng và tội phạm, thì sẽ rất khó để con đạt được đầy đủ tiềm năng của con.
Nếu con lo sợ con sẽ phải đi tù chứ không phải học đại học chỉ vì màu da của con, hoặc gia đình con sẽ bị trục xuất, hay con có thể là nạn nhân của của các vụ bạo lực chỉ vì tôn giáo, xu hướng tính dục và giới tính của con, thì sẽ rất khó để con đạt được tiềm năng của mình.
Bố mẹ cần các thể chế hiểu rằng các vấn đề này đều liên quan đến nhau. Đó chính là triết lý của trường học kiểu mới mà mẹ con đang tạo dựng nên.
Bằng việc hợp tác với các trường học, trung tâm y tế, hội phụ huynh và chính quyền địa phương, và bằng việc đảm bảo tất cả trẻ em đều được ăn uống và quan tâm ngay từ nhỏ, bố mẹ có thể bắt đầu hóa giải sự bất bình đẳng. Chỉ khi đó bố mẹ mới bắt đầu mang lại một cơ hội bình đẳng cho mọi người.
Sẽ cần rất nhiều năm để hoàn thiện mô hình này. Nhưng đó là một ví dụ khác về sự liên quan giữa việc thúc đẩy tiềm năng con người và đẩy mạnh bình đẳng. Nếu bố mẹ muốn làm cả hai việc đó, thì đầu tiên bố mẹ phải xây dựng được các cộng đồng đoàn kết và khỏe mạnh.
* * *Để thế hệ của con có thể sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, có rất nhiều điều mà thế hệ của bố mẹ có sẽ phải làm.
Ngày hôm nay, mẹ con và bố cam kết sẽ dành cả cuộc đời để góp một phần nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề trên. Bố sẽ tiếp tục cương vị CEO của Facebook trong nhiều năm tới, nhưng những vấn đề này quá quan trọng đến mức khhoong thể đợi cho đến khi con hoặc bố mẹ trưởng thành hơn. Bằng việc bắt đầu từ lúc còn trẻ, bố mẹ hy vọng thấy những lợi ích trong suốt cuộc đời.
Vì con đã bắt đầu thế hệ tiếp theo của gia đình Chan – Zuckerberg, bố mẹ cũng bắt đầu dự án Chan Zuckerberg Initiative hòa cùng với mọi người trên thế giới để thúc đẩy tiềm năng con người và đẩy mạnh sự bình đẳng cho tất cả trẻ em. Lĩnh vực đầu tiên bố mẹ hướng tới chính là cá nhân hóa việc học, điều trị bệnh, kết nối mọi người và xây dựng các cộng đồng vững mạnh.
Bố mẹ sẽ cho đi 99% số cổ phiếu bố mẹ có ở Facebook – ước tính khoảng 45 tỉ USD – trong suốt cuộc đời bố mẹ để hoàn thành sứ mệnh này. Bố mẹ biết đây chỉ là một chút đóng góp nhỏ bé so với những nguồn lực và tài năng của những người khác. Nhưng bố mẹ muốn làm điều bố mẹ có thể, để sát cánh với những người khác.
Chúng ta sẽ chia sẻ thông tin này chi tiết hơn vào tháng sau khi đã ổn định cuộc sống mới. Bố mẹ hiểu con và rất nhiều người khác sẽ có nhiều câu hỏi về việc tại sao bố mẹ làm điều đó và làm như thế nào.
Vì khi chúng ta được lên chức bố mẹ và bước sang trang mới của cuộc đời, bố mẹ muốn chia sẻ sự cảm kích sâu sắc này đến những người đã việc này trở thành hiện thực.
Bố mẹ chỉ có thể làm điều này khi bố mẹ có một cộng đồng toàn cầu cực kỳ vững chắc hậu thuẫn. Việc xây dựng nên Facebook đã tạo ra rất nhiều nguồn lực nhằm cải thiện thế hệ sau. Mỗi thành viên của Facebook đều đang đóng một vai trò nhất định trong công cuộc này.
Bố mẹ chỉ có thể đạt được điều này bằng cách đứng trên vai những người khổng lồ — những cố vấn, đối tác và những người tuyệt vời đã đóng góp trong lĩnh vực này.
Và bố mẹ cũng chỉ có thể tập trung vào mục tiêu phục vụ cộng đồng vì bố mẹ được sống trong tình yêu thương gia đình, sự ủng hộ của bạn bè và các đồng nghiệp tuyệt vời. Bố mẹ hy vọng rồi đây con cũng sẽ có những mối quan hệ sâu sắc và đầy cảm hứng như vậy.
Max, bố mẹ yêu con rất nhiều và bố mẹ nhận thấy rõ trách nhiệm phải để lại cho con và các trẻ em khác một thế giới tốt đẹp hơn. Bố mẹ mong con sẽ có một cuộc sống chan chứa tình yêu thương, niềm hy vọng và niềm hạnh phúc con mang đến cho bố mẹ. Bố mẹ rất mong được chiêm ngưỡng những điều con mang đến cho thế giới này.
Yêu con,
Mẹ và Bố của con