Hồ sơ nguyên chủ tịch mới bị bắt của OceanBank
42 tuổi, với 15 năm hoạt động trong ngành tài chính, bà Nguyễn Minh Thu là sự lựa chọn của HĐQT OceanBank cho vị trí chủ tịch ngay sau khi ông Hà Văn Thắm vướng vòng lao lý.
Bà Nguyễn Minh Thu (sinh năm 1973) tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Bà từng đảm nhận vị trí cán bộ kinh doanh tài chính tiền tệ tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam trong 8 năm, từ 2000 đến 2008. Năm 2007, bà đầu quân về Ocean Bank với vị trí phó giám đốc chi nhánh Hà Nội.
Năm 2008, bà Thu được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc OceanBank. 3 năm sau, vào tháng 1/2011, bà Thu trở thành CEO của nhà băng này. Ngày 24/10, bà Nguyễn Minh Thu được bầu làm chủ tịch HĐQT thay ông Hà Văn Thắm sau khi ông này bị bắt tạm giam.
![]() |
Bà Thu bị bắt sau khi đã có 8 năm gắn bó với OceanBank trên nhiều vị trí. Ảnh: Tri Thức trẻ. |
Ngay thời điểm ông Hà Văn Thắm bị bắt và bà Thu được bầu ngồi ghế chủ tịch HĐQT, một lãnh đạo cấp cao trong giới ngân hàng cho biết rất tin tưởng và kỳ vọng vào nữ doanh nhân 42 tuổi này bởi trình độ chuyên môn và sự nhiệt huyết.
Tuy nhiên, nữ chủ tịch này chỉ tại vị vỏn vẹn 2 tháng, trước khi nhường lại vị trí lãnh đạo cao nhất cho bà Đào Thị Thúy vào ngày 28/12/2014. Ngày 28/1, tức chỉ một tháng sau khi rời ghế chủ tịch, bà Thu bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra vì bị tình nghi liên quan đến hành vi vi phạm của bị can Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank.
Nắm giữ vị trí lãnh đạo trong ngân hàng từ năm 2007, nguyên chủ tịch OceanBank từng cho rằng việc bà đến với nghề là một “cơ duyên”, bởi bà vốn học ngành tự nhiên, làm trong lĩnh vực kỹ thuật rồi mới chuyển sang ngân hàng, tài chính. “Mình không chọn nghề, mà nghề đã chọn mình… Mình gắn bó với công việc trước hết vì sự yêu thích, niềm đam mê và đó cũng là trách nhiệm”, bà Thu từng chia sẻ.
Thời điểm vừa trở thành chủ tịch OceanBank, bà Thu từng nhận xét rằng việc chủ tịch Hà Văn Thắm bị bắt giam được xem là biến cố lớn nhất trong lịch sử của ngân hàng. Tuy nhiên, “ngân hàng sẽ kiên định thực hiện các mục tiêu hoạt động bền vững, an toàn, tập trung xử lý nợ xấu, đảm bảo tăng trưởng”.
————————-
5 điều người ta thường hối tiếc khi về già
Eric Barker, tác giả cuốn sách nổi tiếng Barking Up the Wrong Tree, tạm dịch là “đừng sủa nhầm cây”, có bài phân tích về sự hối hận trong đời mỗi người, với những số liệu và dẫn chứng cụ thể.
![]() |
“Ước gì tôi đã sống theo cách mà tôi muốn, không chạy theo cách mà người ta muốn tôi.” (Hình: Getty Images) |
Theo khảo sát, nhìn chung, người ta thường hối tiếc về những việc mình chưa làm (75%), hơn là hối tiếc về những sai lầm mình đã phạm (25%). Bên cạnh đó, người ta cũng tiếc cho các chi phí để mua sắm đồ đạc, vật dụng, thay vì dùng số tiền đó để “mua” các kinh nghiệm sống, mà những chuyến du lịch là một ví dụ.
Tác giả lên danh sách năm điều mà người ta thường hối tiếc khi về già, theo hai mục, một là những việc làm cụ thể, và một là những vấn đề trong cuộc sống.
Về những việc làm cụ thể mà người ta thường hối tiếc, sau đây là năm điều mà nhiều người có cùng chia sẻ nhất:
1. Ước gì tôi đã sống theo cách mà tôi muốn, không chạy theo cách mà người ta muốn tôi.
2. Ước gì tôi đã không đặt công việc là quan trọng trên hết, tôi làm việc quá nhiều.
3. Ước gì tôi đã nói ra những gì thực sự trong lòng mình.
4. Ước gì tôi đã dành nhiều thời gian hơn cho người thân.
5. Ước gì tôi cho phép bản thân mình hạnh phúc hơn.
Về những vấn đề trong cuộc sống mà người ta thường hối tiếc, sau đây là năm điều mà nhiều người có cùng chia sẻ nhất:
1. Học vấn. Phần lớn người ta tiếc về những quyết định về việc học hành. Người thì tiếc chưa kiên trì để tốt nghiệp, người thì ước đã học lên, người lại thấy mình bỏ ra quá nhiều thì giờ vào bằng cấp… Việc học gì và học như thế nào có vẻ là điều khiến nhiều người ưu tư và tiếc nuối nhất.
2. Sự nghiệp.
3. Tình cảm.
4. Cách dạy dỗ con cái.
5. Cách thức và thời gian thưởng thức cuộc sống.
Theo tác giả Barker, để sống một cuộc sống không phải nuối tiếc, bạn nên thư giãn, bớt lo lắng, quyết đoán, tập trung, và cố gắng giữ sự lạc quan